You are on page 1of 13

TRNG I HC KINH T - I HC À NNG

BÁN 5 CONTAINER CHÈ ĐẾN


PAKISTAN VỚI CÔNG TY REHMAN
INTERNATIONAL, DOANH NGHIỆP VIỆT
CÓ NGUY CƠ MẤT TRẮNG 140.000
USD

GIẢNG VIÊN: HỒ THỊ HẢI LY


TÊN HỌC PHẦN: BAN3006_46K07.2
HỌ VÀ TÊN: LÊ PHAN PHỤNG ĐỨC
LỚP: 46K07.2
MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG VỤ BÁN 5 CONTAINER CHÈ ĐẾN PAKISTAN VỚI
CÔNG TY REHMAN INTERNATIONAL...........................................................................3
II. TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ SỰ KIỆN THƯƠNG VỤ BÁN 5
CONTAINER CHÈ ĐẾN PAKISTAN VỚI CÔNG TY REHMAN INTERNATIONAL. 3
1. Trình bày sự kiện:....................................................................................................................3
2. Phân tích sự kiện:....................................................................................................................4
a. Doanh nghiệp kêu cứu vì bị thất hứa thanh toán..............................................................4
b. Tình trạng chung của 5 container chè bị “bỏ boom”........................................................5
c. Sự chủ quan của doanh nghiệp Việt trong thanh toán quốc tế.........................................5
d. “Tin anh em để trong lòng/Buôn bán quốc tế em phục tùng Incoterms”............................6
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SỰ KIỆN:..............................................................................7
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Quy trình thanh toán theo phương thức T/T trả trước.............................................................9
Hình 2: Quy trình thanh toán theo phương thức D/P..........................................................................10
Hình 3: Quy trình thanh toán theo phương thức L/C..........................................................................10

BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt Ý nghĩa
T/T Telegraphic Transfer
D/P Documents against Payment
L/C Letter of Credit
ISO International Organization for Standardization
GMP Good manufacturing practice
D/A Documents against Acceptance
BIR Business Information Report
I. GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG VỤ BÁN 5 CONTAINER CHÈ ĐẾN PAKISTAN
VỚI CÔNG TY REHMAN INTERNATIONAL.

Sau thời gian 1 năm phải đóng cửa khẩu nhập và xuất khẩu vì dịch covid 19 hàng
hóa ở Việt Nam thì mọi giao thương ở Việt Nam và thế giới đều bị đình trệ, thậm chí
là mất khách hàng, nên khi có những đơn hàng mới thì đó như là một tin vui đối với
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt đối tác là những thị trường đã có uy tín cao trên thị
trường quốc tế.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, ngày 15/12/2020, một doanh nghiệp của
Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu chè sang Pakistan với công ty REHMAN
INTERNATIONAL (Pakistan). Cụ thể, từ ngày 7/1-5/2/2021, doanh nghiệp Việt
Nam đã giao 5 container chè đến cảng Karachi (Pakistan) với tổng trị giá 138.289,5
USD. Nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã không tuân thủ các điều kiện buôn bán
quốc tế, không yêu cầu khách mở L/C hoặc đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng
và xử lý tình huống khách vi phạm hợp đồng
II. TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ SỰ KIỆN THƯƠNG VỤ BÁN 5
CONTAINER CHÈ ĐẾN PAKISTAN VỚI CÔNG TY REHMAN
INTERNATIONAL.
1. Trình bày sự kiện:

Sau khi hàng cập cảng Karachi, ông Ibad Ur Rehman, Giám đốc công ty REHMAN

INTERNATIONAL đã hứa hẹn nhiều lần với doanh nghiệp Việt Nam nhưng vẫn không

thanh toán. Nguyên nhân của tình trạng này là do doanh nghiệp Việt Nam chưa tuân thủ các

điều kiện mua bán quốc tế, không yêu cầu khách hàng mở L/C hoặc đặt cọc nhằm đảm bảo

thực hiện hợp đồng và xử lý vi phạm hợp đồng.

Sau nhiều lần thất hứa, ngày 3/7/2021, doanh nghiệp đã gửi thư kêu cứu đến Đại sứ quán Việt

Nam tại Pakistan. Ngày 5/7, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan, bên Thương vụ đã ngay

lập tức làm việc với lãnh đạo Hải quan cảng Karachi để báo cáo vụ việc và yêu cầu xử lý theo
quy định của pháp luật Pakistan nhằm ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây thiệt hại đến

lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhờ đối tác là Thương vụ hỗ trợ, gây

áp lực buộc ông Ibad Ur Rehman phải thực hiện việc thanh toán. Thương vụ cũng tư vấn cho

doanh nghiệp chuẩn bị phương án bán 5 container chè cho các khách hàng khác và giới thiệu

đối tác để các công ty Việt Nam đàm phán bán chè.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục tin vào lời hứa thanh toán của công ty đối

tác, không tích cực tìm cách khác để xử lý vụ việc. Như vậy, tính đến hết tháng 8/2021, chi

phí phát sinh do hàng tồn đọng tại cảng Karachi đã lên tới hơn 100.000 USD, gần như tương

đương với giá trị của cả lô hàng.

Theo tính toán sơ bộ của một đại lý hải quan tại Karachi, nếu để lô hàng tại cảng Karachi đến

ngày 15/9/2021, chi phí phát sinh sẽ lên tới khoảng 140.000 USD và doanh nghiệp có nguy

cơ thua lỗ toàn bộ lô hàng. Ngoài ra, công ty còn có thể bị hai hãng tàu là OOCL và

WANHAI kiện đòi bồi thường thiệt hại đã gây ra cho hai hãng tàu này.

2. Phân tích sự kiện:


a. Doanh nghiệp kêu cứu vì bị thất hứa thanh toán.

Ngày 3/7/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Pakistan nhận được đơn kêu cứu của một doanh

nghiệp Việt Nam về vấn đề thất hứa thanh toán 5 container chè của REHMAN

INTERNATIONAL.

Cụ thể, doanh nghiệp xuất khẩu chè sang Rehman International nhưng không yêu cầu khách

hàng mở L/C hay ký quỹ đảm bảo và đang có rủi ro mất trắng hàng.

“Mặc dù bên Thương vụ đã nỗ lực làm việc với tất cả các đối tác để tìm người mua cho 5

container chè nhưng hầu hết các đối tác đều từ chối vì số hàng này đã tồn đọng tại cảng quá

lâu. Hải quan Pakistan cũng đã đưa 4 container vào danh sách đấu giá. Vì vậy, đối tác lo ngại

việc mua lô hàng sẽ phải làm thủ tục rất phức tạp, phát sinh nhiều loại thuế, chi phí và nhiều

vấn đề phức tạp khác từ người mua ban đầu”, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết.
Trước tình hình đó, Thương vụ khẩn trương đề nghị doanh nghiệp xem xét lập hồ sơ trình

báo vụ việc với cơ quan công an Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề nghị Cục Quản lý xuất nhập

cảnh Việt Nam xem xét thực hiện biện pháp cấm xuất cảnh, hạn chế đi lại đối với ông Khalil

Ur Rehman là cộng sự và anh trai của ông Ibad Ur Rehman đang ở Việt Nam và báo cáo Đại

sứ quán Việt Nam tại Pakistan đề nghị đưa ông Ibad Ur Rehman vào danh sách công dân

Pakistan có tranh chấp với doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, tất cả các đối tác Pakistan đều khuyến cáo làm thủ

tục tái xuất ngay lô hàng này về Việt Nam để hạn chế thiệt hại thêm. Tuy nhiên, doanh

nghiệp Việt Nam đã liên hệ với tổ chức có tên là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa quốc tế

để yêu cầu hỗ trợ, mong muốn tổ chức này chi trả toàn bộ chi phí giải cứu lô hàng, sau đó

doanh nghiệp sẽ hoàn trả chi phí cho lô hàng. thanh toán tiền bán hàng ký gửi. Ngược lại, tổ

chức nói trên yêu cầu công ty phải làm mọi thủ tục và chịu mọi chi phí giải cứu lô hàng, sau

đó tổ chức này sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và đàm phán mua hàng. Vụ án lại đi vào bế

tắc.

b. Tình trạng chung của 5 container chè bị “bỏ boom”

Theo bà Nguyễn Thị Điệp Hà, mặc dù Thương vụ đã nỗ lực làm việc với tất cả các đối tác để

tìm người mua cho 5 container chè nhưng hầu hết các đối tác đều từ chối vì số hàng này đã

tồn đọng ở cảng quá lâu. Hải quan Pakistan đã đưa 4 container vào danh sách đấu giá.

Vì vậy, đối tác lo lắng khi mua lô hàng sẽ phải làm thủ tục rất phức tạp, chịu nhiều loại thuế,

phí và nhiều vấn đề phức tạp khác từ người mua ban đầu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã liên hệ với tổ chức có tên là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và

vừa quốc tế để yêu cầu hỗ trợ, mong muốn tổ chức này chi trả toàn bộ chi phí giải cứu lô

hàng, sau đó công ty sẽ hoàn trả chi phí. thanh toán tiền bán hàng ký gửi.
Ngược lại, tổ chức nói trên yêu cầu công ty phải làm mọi thủ tục và chịu mọi chi phí giải cứu

lô hàng, sau đó tổ chức này sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng và đàm phán mua hàng. Kết quả

là vụ án rơi vào bế tắc.

c. Sự chủ quan của doanh nghiệp Việt trong thanh toán quốc tế.

Theo Bộ Công Thương, đây không phải là trường hợp đầu tiên doanh nghiệp Việt
Nam rơi vào tình cảnh hàng đã cập cảng, nhưng tiền thì chưa thanh toán được, dẫn
đến thiệt hại nặng.

Trước đó, Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã nhiều lần khuyến cáo các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi giao dịch kinh doanh với đối tác cần tìm hiểu
kỹ, hoặc nếu có nghi ngờ về tính xác thực cần liên hệ ngay với Thương vụ Việt Nam
tại nước ngoài để được hỗ trợ và cung cấp thông tin cần thiết.

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần hết sức cảnh giác giao dịch với những
công ty mới quen biết, lấy địa chỉ trên internet hoặc chưa có giao dịch làm ăn với
nhau; mà nên tìm kiếm đối tác qua các kênh như tham gia chương trình xúc tiến
thương mại, dự hội chợ, triển lãm quốc tế, các diễn đàn doanh nghiệp, các cuộc giao
thương trực tiếp, qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại.

Đáng lưu ý, để tránh bị lừa đảo, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng
khuyến nghị doanh nghiệp trong nước cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên
môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật của nguồn nhân lực làm ngoại
thương, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình.

Mặt khác, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ hồ sơ giấy tờ, yêu cầu đối tác cung cấp
thông tin chi tiết về nhà máy, giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giấy chứng
nhận màng lọc đạt chuẩn, giấy chứng nhận ISO, GMP...

Đặc biệt, doanh nghiệp phải hạn chế thanh toán đặt cọc trước cho đối tác, không
chấp nhận các điều khoản thanh toán bất lợi như D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ);
D/P (giao tiền thì giao chứng từ) trả chậm, hoặc cho khách hàng nợ tiền hàng, nên áp
dụng hình thức thanh toán an toàn hơn như tín dụng thư không hủy ngang, bảo lãnh
ngân hàng.
d. “Tin anh em để trong lòng/Buôn bán quốc tế em phục tùng Incoterms”

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu cần ghi nhớ, Incoterms là từ viết tắt của
cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương
mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa và được nhiều quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các
điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng gồm Trách nhiệm của bên mua, bên bán
đến đâu và điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua.

Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương
mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì
sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.

Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông
dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong
quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có
cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có
cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.

Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC)


phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là
Tiếng Anh. Thương nhân và doanh nghiệp quan tâm cũng có thể tham khảo Incoterms
tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000 và 2010.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SỰ KIỆN:

Sau khi sự việc xảy ra, thì nhiều người cho rằng, việc xuất khẩu 5 chè nói trên rủi ro
là vì không yêu cầu khách hàng mở L/C hay đặt cọc trước.
Từ thương vụ trên, câu hỏi nhiều người đặt ra rằng: Chúng ta có nên dùng lòng tin
để giao dịch quốc tế không? Có phương thức thanh toán quốc tế nào an toàn hơn
không? Nếu có vì sao doanh nghiệp không sử dụng?
Theo em tìm hiểu được hiện tại, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có thể
chọn một trong ba phương thức thanh toán quốc tế.
Thứ nhất, điện chuyển tiền (T/T). Theo hình thức này, ngân hàng sẽ chuyển một số
tiền cho người thụ hưởng (hay bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện
Swift/telex dựa trên chỉ định của người trả tiền (bên nhập khẩu). Tức ngân hàng
người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán khi được người mua yêu cầu. Hiểu
đơn giản, thương vụ giống việc hai cá nhân chuyển tiền cho nhau.
Ưu điểm là thủ tục tương đối đơn giản, dễ dàng, thời gian chuyển tiền nhanh nên
thuận tiện cho cả người mua và người bán. Đồng thời, người mua không phải ký
quỹ, nhờ vậy không bị đọng vốn.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này nằm ở thời điểm chuyển tiền. Nếu
chuyển tiền trước khi nhận được hàng thì rủi ro sẽ nằm ở người mua vì có thể hàng
hóa không đủ số lượng, không đạt chất lượng yêu cầu. Trái lại, nếu để người mua
nhận được hàng rồi mới chuyển tiền thì rủi ro chuyển sang người bán vì việc thanh
toán lúc đó phụ thuộc thiện chí của người mua.
Hình 1: Quy trình thanh toán theo phương thức T/T trả trước

Thứ hai, trả tiền nhận chứng từ (D/P). Trong đó, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ
thực hiện dịch vụ thu hộ khoản tiền bán hàng dựa trên cơ sở bộ chứng từ giao hàng.
Với phương thức này, khả năng rủi ro của người bán sẽ thấp hơn vì nếu người mua
không trả tiền thì sẽ không thể lấy được hàng. Trong trường hợp đó, người bán
không mất hàng, nhưng sẽ mất chi phí để đưa hàng quay trở về hoặc tìm khách hàng
khác để bán lại lô hàng đó.

Hình 2: Quy trình thanh toán theo phương thức D/P

Thứ ba, thư tín dụng (L/C - Letter of Credit). Nói dễ hiểu, L/C là thư cam kết của
ngân hàng về việc trả tiền người bán. Khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ do
người bán gửi đến và kiểm tra bộ chứng từ đó phù hợp với quy định trong L/C thì
ngân hàng sẽ trả tiền.
Để đảm bảo việc thanh toán thì ngân hàng thường yêu cầu người mua phải ký quỹ
trước một số tiền nào đó, thậm chí là 100% giá trị của hợp đồng. Do vậy, người mua
trong trường hợp này sẽ bị chôn vốn ở ngân hàng.

Hình 3: Quy trình thanh toán theo phương thức L/C

Như vậy, L/C được xem là phương thức thanh toán ít rủi ro nhất cho người bán. Tuy
nhiên, trong thực tế thì ai cũng muốn mình là người được lợi. L/C bảo đảm nhất cho
người bán nhưng cũng gây bất lợi nhất cho người mua nên phương thức này là ít
được áp dụng nhất. Do đó, theo thông lệ quốc tế trong kinh doanh, các phương thức
chuyển tiền T/T hay D/P lại được sử dụng nhiều hơn cả.
Theo ý kiến cá nhân của em, thì không thể nói vì phương thức D/P mà dẫn đến rủi ro
như cộng động mạng hay nói, nhiều người nói tại sao không dùng phương thức
thanh toán L/C (tín dụng chứng từ)? Kinh doanh buôn bán là hoạt động linh hoạt và
nó phải phù hợp với thực tế. Nếu chỉ bán những container giá trị chỉ vài tỷ đồng mà
yêu cầu mở L/C liệu có bao nhiêu khách hàng muốn làm việc phương thức giao
chứng từ trả tiền ngay. L/C là một phương thức thanh toán ít rủi ro nhất, nhưng đây
không phải là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại nông sản. thời
gian để nhận được L/C của ngân hàng người mua cũng khá dài. Nhưng đã mua bán
thì bên nào cũng muốn kết thúc thương vụ nhanh.
Trong tương lai thì phương pháp nào phổ biến thì chúng ta hãy tích cực tìm cách
khắc phục nhược điểm của phương thức thanh toán đó .Và còn một yếu tố nữa đó là
các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng nội bộ của công ty mình phải bảo mật được
thông tin của doanh nghiệp, hay phải thường xuyên kiểm tra để chắc chắn nhân viên
hay quản lí cấp cao nào của mình là gián điệp của một tổ chức lừa đảo chuyên
nghiệp như vụ 100 container hạt điều đã nêu ở trên.
Cuối cùng, điều quan trọng là đối tác phải có uy tín từ trước, không vướng vào bất kì
một vụ lùm xùm nào. Khi đó, ngay cả trường hợp bán chịu thì doanh nghiệp cũng
đồng ý bán. Còn khi gặp đối tác không có uy tín kể cả có dùng L/C doanh nghiệp
cũng bị quỵt tiền hàng bình thường. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu nếu thấy
những thương vụ mua bán của mình chưa chắc chắn cần liên hệ trực tiếp với các
thương vụ tại nước sở tại để thẩm tra, thẩm định thông tin để giảm thiểu rủi ro nhất
có thể.

 Phòng ngừa rủi ro bằng cách tìm hiểu thông tin DN qua các báo cáo thông tin
của CRIF D&B – một trong những công ty hàng đầu về cung cấp dữ liệu
thương mại, phân tích chuyên sâu và xếp hạng mức độ tín nhiệm doanh nghiệp
tại Việt Nam.

CRIF D&B sở hữu 300 triệu dữ liệu DN trên toàn thế giới; bao phủ trên 222 quốc
gia với 99 ngôn ngữ báo cáo.

Tính đến tháng 4/2021, CRIF D&B có hơn 1 triệu dữ liệu DN Việt Nam đang hoạt
động, hơn 500 ngàn dữ liệu DN có thông tin BCTC2019 và hơn 520 ngàn dữ liệu
DN có thông tin cổ đông.

Để tránh gặp phải những trường hợp rủi ro như trên, DN có thể tìm hiểu trước thông
tin của đối tác qua báo cáo thông tin Doanh nghiệp (BIR) với những nội dung được
cung cấp về:

 Thông tin chi tiết về đăng ký doanh nghiệp

 Giám đốc doanh nghiệp, cổ đông và các công ty liên quan


 Hành vi thanh toán

 Hoạt động kinh doanh

 Báo cáo tài chính

 Kiện tụng, tranh chấp (nếu có)

 Đánh giá rủi ro D&B

-HẾT-

You might also like