You are on page 1of 9

Bài 5

PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG


Câu 1: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục
vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội là nội dung của khái niệm
A. lao động. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. cung cầu.
Câu 2: Trong hoạt động sản xuất, lao động có vai trò như là một yếu tố
A. đầu vào. B. đầu ra. C. thứ yếu. D. độc lập.
Câu 3: Là sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động về tiền
công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm
A. thị trường lao động. B. thị trường tài chính.
C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ
Câu 4: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức
lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây?
A. Tiền công, tiền lương. B. Điều kiện đi nước ngoài.
C. Điều kiện xuất khẩu lao động. D. Tiền môi giới lao động.
Câu 5: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức
lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây?
A. Bằng văn bản. B. Bằng tiền đặt cọc.
C. Bằng tài sản cá nhân. D. Bằng quyền lực.
Câu 6: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức
lao động có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận nào dưới đây?
A. Bằng miệng. B. Bằng tiền. C. Bằng tài sản. D. Bằng quyền lực.
Câu 7: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động
giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc
nào dưới đây?
A. Tự nguyện. B. Cưỡng chế. C. Cưỡng bức. D. Tự giác.
Câu 8: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động
giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc
nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Quyền uy. C. Phục tùng. D. Cưỡng chế.
Câu 9: Khi tham gia vào thị trường lao động, việc ký kết hợp đồng mua bán sức lao động
giữa người bán sức lao động và người mua sức lao động được thực hiện theo nguyên tắc
nào dưới đây?
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. C. Ủy quyền. D. Đại diện.
Câu 10: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 11: Khi tham gia vào thị trường lao động, người mua sức lao động còn có thể gọi là
A. cung về sức lao động. B. cầu về sức lao động.
C. giá cả sức lao động. D. tiền tệ sức lao động.
Câu 12: Khi tham gia vào thị trường lao động, cung về sức lao động gắn liền với chủ thể
nào dưới đây ?
A. Người bán sức lao động. B. Người mua sức lao động.
C. Người môi giới lao động. D. Người phân phối lao động.

Trang 1/9 - Mã đề thi DT


Câu 13: Khi tham gia vào thị trường lao động, cầu về sức lao động gắn liền với chủ thể
nào dưới đây ?
A. Người bán sức lao động. B. Người mua sức lao động.
C. Người môi giới lao động. D. Người phân phối lao động.
Câu 14: Một trong những yếu tố cấu thành thị trường lao động là
A. người bán sức lao động. B. nhà quản lý lao động.
C. Tổ chức công đoàn. D. Bộ trưởng bộ lao động.
Câu 15: Một trong những yếu tố cấu thành thị trường lao động là
A. người mua sức lao động. B. nhà đầu tư chứng khoán.
C. nhân viên ngân hàng. D. người giới thiệu việc làm.
Câu 16: Một trong những yếu tố cấu thành thị trường lao động là
A. giá cả sức lao động. B. tỷ giá hối đoái tiền tệ.
C. thị trường tiền tệ. D. thị trường chứng khoán.
Câu 17: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động, khi khả năng
cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã hội
gia tăng?
A. Lạm phát. B. Thất nghiệp. C. Cạnh tranh. D. Khủng hoảng.
Câu 18: Trong mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động thi khi khả
năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến hiện tượng nào trong xã
hội gia tăng?
A. Thất nghiệp. B. Thiếu lao động. C. Thiếu việc làm. D. Lạm phát.
Câu 19: Khi thị trường việc làm ngày càng tăng sẽ làm cho thị trường lao động có xu
hướng
A. tăng. B. giảm. C. giữ nguyên. D. cân bằng.
Câu 20: Khi thị trường lao động ngày càng phong phú và đa dạng sẽ thúc đẩy thị trường
việc làm có xu hướng
A. tăng. B. giảm. C. giữ nguyên. D. cân bằng.
Câu 21: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động sẽ
góp phần gia tăng việc làm, giảm
A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. đầu cơ. D. khủng hoảng.
Câu 22: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động sẽ
góp phần giảm thất nghiệp và gia tăng nhiều
A. việc làm. B. thất nghiệp. C. lạm phát. D. khủng hoảng.
Câu 23: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động trong
đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng
A. giảm. B. tăng. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 24: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động trong
đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp có xu hướng
A. giảm. B. tăng. C. giữ nguyên. D. không đổi.
Câu 25: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động trong
đó lao động trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng
A. giảm. B. tăng. C. giữ nguyên. D. không đổi.

Trang 2/9 - Mã đề thi DT


Câu 26: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, trong đó lao động có đặc trưng nào dưới đây chiếm
ưu thế trong tuyển dụng?
A. Lao động được đào tạo. B. Lao động không qua đào tạo.
C. Lao động giản đơn. D. lao động có trình độ thấp.
Câu 27: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, tốc độ tăng lao động trong khu vực
dịch vụ có xu hướng như thế nào đối với tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất
vật chất?
A. Tăng nhanh hơn. B. Tăng chậm hơn. C. Giảm sâu hơn. D. Luôn cân bằng.
Câu 28: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng
tuyển dụng lao động
A. chất lượng cao. B. chất lượng thấp. C. không đào tạo. D. không trình độ.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào dưới đây đóng vai trò là người lao động
A. Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thoả thuận.
B. Người nông dân làm việc trồng trọt trong trang trại của mình.
C. Người làm thuê theo từng vụ việc hằng ngày và được trả tiền ngay theo công việc.
D. Anh em trong gia đình giúp nhau thu hoạch mùa.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, chủ thể nào dưới đây là người sử dụng lao động theo
đúng pháp luật?
A. Bất kì cá nhân nào có sử dụng người lao động làm việc cho mình.
B. Doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng người lao động theo thoả thuận.
C. Bất kì người sản xuất kinh doanh nào có người lao động làm việc.
D. Bất kì hộ gia đình nào có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Câu 13: Theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động không bao gồm nội dung nào
dưới đây? Vì sao?
A. Mức lương của người lao động. B. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
C. Sở thích của người lao động. D. Bảo hiểm xã hội và thất nghiệp.
Câu 14: Xu hướng tuyển dụng những người đã được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu
thế so với người chưa qua đào tạo là xu hướng của thị trường nào dưới đây?
A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Việc làm. D. Sản xuất.
Câu 15: Hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường lao động trong nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ diễn ra theo hướng
A. lao động trong dịch vụ giảm so với lao động trong nông nghiệp.
B. lao động trong công nghiệp giảm so với lao động trong nông nghiệp.
C. lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.
D. lao động trong nông nghiệp tăng so với lao động trong công nghiệp và dịch vụ.
Câu 16: Thị trường lao động là nơi diễn ra thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động được thể hiện cụ thể trong
A. hợp đồng lao động. B. Hiến pháp.
C. Luật lao động. D. Điều lệ công ty
Câu 29: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ
nổi tiếng trong vùng. Được sự đồng ý của gia đình và hướng dẫn của bố mẹ H, sau giờ học
H cùng các bạn trong lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ
cho việc học tập. Xét về mặt kinh tế, H và các bạn trong lớp đã tiến hành là hoạt động nào
dưới đây?
A. Tiêu dùng. B. Kinh doanh. C. Lao động. D. Phân phối.
Trang 3/9 - Mã đề thi DT
Câu 30: Doanh nghiệp H không ngừng mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh, góp phần
giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giảm tỉ lệ người thất nghiệp. Xét trong mối
quan hệ giữa các bộ phận của thị trường việc làm thì doanh nghiệp H là chủ thể nào dưới
đây?
A. Người lao động. B. Người sử dụng lao động.
C. Nhà quản lý lao động. D. Cơ quan quản ký lao động
Câu 31: Doanh nghiệp A được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phục vụ cho các công trình
xây dựng tại địa phương X. Ngoài ra doanh nghiệp còn được giao nhiệm vụ thi công các
công trình trọng điểm tại địa phương. Để thực hiện nhiệm vụ này, doanh nghiệp A đã
tuyển dụng và sắp xếp việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương có thu nhập ổn
định. Trên thị trường lao động, thì doanh nghiệp A đóng vai trò là chủ thể nào dưới đây?
A. Người sử dụng lao động. B. Người lao động.
C. Nhà kinh doanh. D. Nhà doanh nghiệp
Câu 32: Gia đình ông N thuộc hộ nghèo cư trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, được
nhà nước cho vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Sau khi nhận tiền ông N đã
cùng các thành viên trong gia đình tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như
học hỏi các hộ gia đình sản xuất giỏi trong vùng. Ba năm sau, gia đình ông N đã hoàn trả
được số vốn đã vay và từng bước vươn lên thoát nghèo. Hoạt động kinh tế của gia đình
ông N được gọi là hoạt động nào dưới đây?
A. Tiêu dùng. B. Phân phối. C. Lao động. D. Du lịch.
Câu 33: Bài hát “ Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích : Và bàn tay xưa cấy trong gió
bấc, chân lội bùn sâu dưới trời mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu … Cho đến
hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy…. Hoạt
động của các chủ thể được nhắc tới trong bài hát trên là hoạt động nào dưới đây?
A. Tiêu dùng. B. Phân phối. C. Lao động. D. Đối ngoại.
Câu 34: Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Sau 1 tháng
anh bị đuổi việc không rõ lí do. Anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm
của chồng mình, chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê anh X đánh trọng thương giám
đốc. Trong trường hợp này những ai không phải là chủ thể tham gia vào thị trường lao
động?
A. Ông M và anh T. B. Ông M và anh X.
C. Anh T và anh X. D. Anh X và chị L.
Câu 35: Sau khi tốt nghiệp đại học, H làm hồ sơ và tham gia buổi tư vấn giới thiệu việc
làm do trung tâm X tổ chức. Tại đây, H được công ty Z ký hợp đồng thử việc ba tháng.
Trong trường hợp này H đã tham gia vào thị trường lao động với tư cách là chủ thể nào
dưới đây?
A. Người lao động. B. Người sử dụng lao động.
C. Trung tâm môi giới. D. Người môi giới.
Câu 36: Ông K là giám đốc công ty, chị Q là trưởng phòng, chị H và chị T cùng là nhân
viên. Do biết ông K và chị H ngoại tình với nhau nên chị T đã gây áp lực yêu cầu ông K
phải bổ nhiệm mình vào vị trí trưởng phòng thay cho chị Q và được ông K đồng ý. Biết
chuyện, chị Q thuê anh M một lao động tự do người chặn đường đánh chị T bị thương phải
nằm viện điều trị, sau đó thông tin chuyện này cho bà N là vợ ông K. Bức xúc, bà N đề
nghị chồng đuổi việc chị H và chị T nên ông K đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với
hai người. Trong trường hợp này, những ai dưới đây không phải là chủ thể tham gia vào
thị trường lao động?
Trang 4/9 - Mã đề thi DT
A. Ông K và chị Q. B. Chị H và chị T.
C. Bà N và anh M. D. Chị T và bà N.
Câu 37: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh T và anh H cùng nộp hồ sơ tới trung tâm giới
thiệu việc làm X để xin việc. Sau đó hai anh đều được tuyển dụng vào làm việc cho công
ty Z do ông M làm giám đốc. Khi sắp xếp công việc, do anh T có bằng tốt nghiệp loại Khá
nên được anh M bố trí làm việc ở Phòng nghiên cứu thị trường. Còn anh H chỉ có bằng tốt
nghiệp loại trung bình nên được Giám đốc sắp xếp về tổ bán hàng. Biết chuyện chị P là chị
gái của anh H đồng thời là một phóng viên tự do đã viết bài xuyên tạc công ty Z vi phạm
về nộp thuế khiến uy tín của công ty bị giảm sút. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới
đây không tham gia vào thị trường lao động?
A. Anh T. B. Anh H. C. Ông M. D. Chị P.
PHẦN 2: THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM
Câu 1: Những hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm là nội dung
của khái niệm
A. thất nghiệp. B. lao động. C. việc làm. D. sức lao động.
Câu 2: Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật
A. bắt buộc. B. cấm. C. không cấm. D. quy định.
Câu 3: Trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân có thể tham gia vào nhiều việc làm
A. khác nhau. B. bị cấm. C. bắt buộc. D. miễn phí.
Câu 4: Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành toàn bộ thời gian vào làm một
công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động đó
được gọi là
A. việc làm phi lợi nhuận. B. có việc làm chính thức.
C. việc làm bán thời gian. D. việc làm không ổn định.
Câu 5: Trong đời sống xã hội, việc người lao động dành những thời gian rảnh để vào làm
một công việc mà pháp luật không cấm và mang lại thu nhập cho bản thân thì hoạt động
đó được gọi là
A. việc làm phi lợi nhuận. B. có việc làm chính thức.
C. việc làm bán thời gian. D. việc làm không ổn định.
Câu 6: Sự thoả thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa người lao động và người sử dụng
lao động về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc được gọi là
A. thị trường tài chính. B. thị trường kinh doanh.
C. thị trường việc làm. D. thị trường thất nghiệp.
Câu 7: Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động thỏa thuận những nội dung
về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc với
A. người lao động. B. người sử dụng lao động.
C. các tổ chức đoàn thể. D. đại diện công đoàn.
Câu 8: Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động thỏa thuận với người sử dụng
lao động về nội dung nào dưới đây?
A. tiền lương hưu. B. trợ cấp thất nghiệp.
C. tiền công. D. trợ cấp thai sản.
Câu 9: Khi tham gia vào thị trường việc làm người lao động không được thỏa thuận với
người sử dụng lao động về nội dung nào dưới đây?
A. Tiền công. B. Việc làm. C. Lương hưu. D. Tiền thưởng.

Trang 5/9 - Mã đề thi DT


Câu 10: Đối với người lao động, khi tham gia vào thị trường việc làm nhằm mục đích nào
dưới đây?
A. Tăng thu nhập cá nhân. B. Tìm kiếm việc làm cho mình.
C. Tuyển được nhiều lao động mới. D. Hưởng phí trung gian môi giới.
Câu 11: Đối với người sử dụng lao động, khi tham gia vào thị trường việc làm sẽ góp
phần giúp cho họ có thể
A. tuyển được nhiều lao động mới. B. tăng thu nhập cho bản thân.
C. tăng lượng hàng hóa xuất khẩu. D. gia tăng việc khấu hao hàng hóa.
Câu 12: Nhà nước không ngừng mở rộng và phát triển thị trường việc làm ngày càng đa
dạng và thực chất nhằm
A. hạn chế tình trạng thất nghiệp. B. đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa.
C. tăng thu ngân sách nhà nước D. kiềm chế tỷ lệ lạm phát cao.
Câu 13: Một trong những mục tiêu cơ bản mà nhà nước ta cần hướng tới khi phát triển thị
trường việc làm là nhằm góp phần
A. mở rộng thị trường lao động. B. bằng biện pháp cưỡng chế.
C. đề xuất mức lương khởi điểm. D. lao động và công vụ
Câu 14: Một trong những nhiệm vụ của việc xây dựng và phát triển thị trường việc làm ở
nước ta là nhằm
A. giảm tỷ lệ thất nghiệp. B. chia đều của cải xã hội.
C. san bằng thu nhập cá nhân. D. chia đều lợi nhuận thường niên.
Câu 15: Việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động là góp phần trực tiếp vào việc phát triển thị
trường nào dưới đây?
A. Thị trường xuất khẩu hàng hóa. B. Thị trường tư liệu sản xuất.
C. Thị trường việc làm. D. Thị trường cạnh tranh.
Câu 16: Việc mở rộng quy mô và chất lượng các trường dạy nghề là sẽ góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra nguồn lao động dồi dào để phát triển
A. thị trường việc làm. B. xuất khẩu hàng hóa.
C. tăng thu ngân sách. D. du lịch giá rẻ.
Câu 17: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. phát triển sản xuất và dịch vụ. B. xóa bỏ định kiến về giới.
C. chia đều lợi nhuận khu vực. D. hưởng chế độ phụ cấp khu vực.
Câu 18: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. xuất khẩu lao động. B. miễn các loại thuế.
C. bảo trợ tài sản. D. chia đều nguồn thu nhập.
Câu 19: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. khuyến khích làm giàu hợp pháp. B. bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. có mức sống đầy đủ về vật chất. D. chủ động xử lí công tác truyền thông.
Câu 20: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. vay vốn ưu đãi để sản xuất. B. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
C. chăm sóc sức khỏe khi ốm. D. chiếm hữu tài nguyên.

Trang 6/9 - Mã đề thi DT


Câu 21: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. B. khuyến khích để phát triển tài năng
C. sử dụng nguồn quỹ bảo trợ xã hội. D. tận dụng tối đa mọi nguồn nhân lực.
Câu 22: Để phát triển thị trường lao động và thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích
và tạo điều kiện để mọi người dân nếu đủ điều kiện đều được
A. phát triển kinh tế gia đình. B. thỏa thuận lao động tập thể.
C. san bằng thu nhập cá nhân. D. chia đều của cải xã hội.
Câu 23: Học sinh tham gia ngày hội tư vấn hướng nghiệp là góp phần nâng cao nhận thức
về vấn đề nào dưới đây?
A. Việc làm. B. Dân số. C. Thu nhập. D. Văn hóa.
Câu 24: Để phát triển thị trường việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp
A. bảo vệ người lao động. B. tạo ra nhiều sản phẩm.
C. tăng thu nhập cho người lao động. D. tạo ra nhiều việc làm mới.
Câu 25: Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vận dụng để phát triển thị trường việc
làm cho người lao động trong giai đoạn này ?
A. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên
B. Có chính sách sản xuất kinh doạnh tự do tuyệt đối
C. Không ngừng tăng thuế thu nhập cá nhân
D. Kéo dài tuổi nghỉ hưu của người lao động
Câu 17: Hoạt động nào dưới đây được coi là việc làm?
A. Mọi hoạt động mang lại thu nhập cho con người.
B. Mọi hoạt động tạo ra của cải vật chất cho cá nhân.
C. Hoạt động lao động tạo ra thu nhập hợp pháp
D. Mọi hoạt động của người từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 18: Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị
A. tịch thu. B. pháp luật cấm. C. bố mẹ cấm. D. Kê biên.
Câu 19: Khi cung lao động cao hơn số lượng việc làm thì sẽ dẫn đến tình trạng nào dưới
đây?
A. Thiếu việc làm cho người cần tìm việc. B. Thiếu sản phẩm vật chất cho xã hội.
C. Thiếu nguồn lực lao động. D. Mất cân đối trong sản xuất.
Câu 20: Những người nào dưới đây góp phần tạo ra thị trường việc làm?
A. Người tạo ra việc làm và người đáp ứng yêu cầu của việc làm.
B. Người lao động và người chủ doanh nghiệp bất kì.
C. Giám đốc doanh nghiệp và người có khả năng lao động.
D. Tập thể người lao động và lãnh đạo công ty.
Câu 21: Một trong những vai trò của thông tin về việc làm trên thị trường là giúp người lao
động
A. chú ý đến việc làm trên thị trường. B. tìm việc làm trên thị trường.
C. theo dõi việc làm trên thị trường. D. xử lí các quan hệ trên thị trường.
Câu 22: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò là cầu nối trong việc
gắn kết thị trường lao động với
A. Thị trường lao động. B. Thị trường việc làm.
C. Thị trường hàng hóa. D. Thị trường tiêu dùng.

Trang 7/9 - Mã đề thi DT


Câu 26: Chị A nộp hồ sơ xin làm việc ở công ti S do anh M làm giám đốc và được nhận
vào làm việc. Chị được bố trí làm ở bộ phận hành chính, do yêu cầu của công việc chị
được điều động vào làm việc bộ phận chăm sóc khách hàng cùng với anh P. Sau đó anh M
đã kí thêm hợp đồng thỏa thuận trả mức lương cao hơn với chị. Sau một thời gian làm việc
nhưng chị A vẫn không nhận được mức lương tăng thêm. Bức xức, chị A đã tự ý nghỉ việc
sau đó thuê anh K một lao động tự do chặn xe của anh M rồi có những lời lẽ lăng mạ xúc
phạm anh. Do thiếu kiềm chế anh M đã đánh anh K phải nhập viện điều trị. Trong trường
hợp này những đã tham gia vào thị trường việc làm?
A. Chị A và anh K. B. Chị K và anh P.
C. Chị A, anh P và anh M. D. Chị A, anh M và anh K.
Câu 27: Vì vợ bị vô sinh, ông K giám đốc công ty X đã cặp bồ với cô T để có con nối dõi
tông đường. Khi biết mình có thai, cô T ép giám đốc sa thải chị M trợ lí đương nhiệm và
kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc là bà N ghen tuông đã thuê
anh B một lao động tự do chặn đường đánh đập, xúc phạm còn bà gây sức ép buộc chồng
phải cho cô T thôi việc. Trong trường hợp này, những ai dưới đây không phải là chủ thể
tham gia vào thị trường việc làm?
A. Ông K và cô T. B. Chị M và bà N. C. Bà N và anh B. D. Cô T và chị M.
Câu 28: Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài
nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động là góp
phần thúc đẩy thị trường nào dưới đây không ngừng phát triển
A. Việc làm. B. Cạnh tranh. C. Cung cầu. D. Tài chính.
Câu 29: Hết hạn đi lao động ở nước ngoài, anh N rủ anh H trốn ở lại thêm vài năm để lao
động tiếp. Nghĩ là làm N và H bỏ ra ngoài làm ăn bất hợp pháp, bất chấp sự vận động của
gia đình và cơ quan chức năng. Hành vi của anh N và H đã ảnh hưởng xấu đến chính sách
nào dưới đây của Đảng và nhà nước?
A. Giải quyết việc làm. B. Khoa học – công nghệ.
C. Giáo dục và đào tạo. D. Tài chính – chứng khoán.
Câu 30: Vì học lực trung bình nên sau khi tốt nghiệp THPT, N ở nhà để mở rộng nghề
truyền thống của gia đình. Bố mẹ N thấy vậy đã phản đối vì đó không phải là nghề có vị trí
cao trong xã hội và buộc N phải học đại học. Bố mẹ N đã hiểu chưa đúng về nội dung nào
dưới đây
A. Vấn đề giáo dục B. Vấn đề việc làm C. Vấn đề lao động D. Vấn đề dân số
Câu 31: Được đoàn thanh niên hỗ trợ cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vay vốn ưu đãi. Anh
A đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Sau 5 năm vay vốn để sản xuất, A đã vươn lên làm
giàu. Anh A đã thực hiện tốt vấn đề nào dưới đây?
A. Xuất khẩu lao động. B. Tham gia công tác xã hội.
C. Giải quyết việc làm. D. Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
Câu 32: Nhà nước khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh phong
trào lập nghiệp của thanh niên là một trong những giải pháp để thực hiện có hiệu quả vấn
đề nào dưới đây?
A. Giải quyết việc làm. B. Định canh, định cư.
C. Chăm sóc sức khỏe. D. Công tác dân số.
Câu 33: Tại cuộc họp thôn X để bình xét các lao động đủ điều kiện được nhà nước hỗ trợ
đi học nghề. Do đã nhận tiền của anh D từ trước nên ông B trưởng thôn đã đưa D và H vào
danh sách được tham gia đợt này. Thấy D dù không đủ điều kiện vẫn được tham gia các
lớp học nghề miễn phí. Anh T đã làm đơn khiếu nại lên UBND huyện. Sau khi xem xét,
Trang 8/9 - Mã đề thi DT
ông Q cán bộ phòng lao động thương binh xã hội đã chấp nhận để T được tham gia lớp
đào tạo với điều kiện T rút đơn khiếu nại về nhưng anh không đồng ý. Những ai dưới đây
đã thực hiện chưa đúng chính sách giải quyết việc làm của nhà nước ta?
A. Anh D và ông B. b. Anh D và anh H.
C. Anh D, ông B và ông T. D. Anh D, anh H và ông T
Câu 34: Sau khi vay được 100 triệu đồng từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo của hội phụ
nữ xã, anh D đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Sau 3 năm phát triển kinh tế, gia đình anh
D đã từng bước vươn lên làm ăn hiệu quả, trả được cả vốn và lãi, kinh tế gia đình dần ổn
đinh, Anh D đã thực hiện tốt chính sách nào dưới đây
A. Giải quyết việc làm. B. Định canh, định cư.
C. Chăm sóc sức khỏe. D. Công tác dân số.
Câu 35: Vợ chồng anh D và chị T sinh được bốn người con, sau 10 năm chung sống cuộc
sống của hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn. Được sự giúp đỡ của hội phụ nữ xã, gia
đình anh D đã vay được 50 triệu đồng để phát triển nghề trồng nấm nhờ vậy mà đời sống
gia đình anh đã từng bước ổn định. Gia đình anh D đã thực hiện tốt chính sách nào dưới
đây của nhà nước ta?
A. Giải quyết việc làm. B. Định canh, định cư.
C. Chăm sóc sức khỏe. D. Công tác dân số.
Câu 36: Sau khi được Đoàn thanh niên xã bảo lãnh để gia đình được vay 30 triệu đồng
đầu tư sản xuất kinh doanh nhằm thoát nghèo. Anh H và chị T bàn bạc với nhau cùng mua
sắm ti vi để tiếp cận tin tức trong nước và mua cho con trai một chiếc xe máy để học cấp 3
dưới phố huyện. Vì vậy sau ba năm vay vốn, gia đình anh chị vẫn không thoát được
nghèo. Trong trường hợp này gia đình anh H và chị T thực hiện chưa hiệu quả chính sách
nào dưới đây của nhà nước ta?
A. Giải quyết việc làm. B. Định canh, định cư.
C. Chăm sóc sức khỏe. D. Công tác dân số.
Câu 37: Huyện X tổ chức nghiệm thu bốn đề án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện. Một là đề án đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Hai là nâng cao
hiệu quả xử lý môi trường trong các làng nghề. Ba là bảo vệ môi trường trong các làng
nghề. Bốn là khôi phục và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Trong các đề án
trên, đề án nào sẽ góp phần thúc đẩy thị trường lao động và việc làm của địa phương phát
triển?
A. Đề án số hai B. Đề án số một C. Đề án số bốn. D. Đề án số ba
----------- HẾT ----------

Trang 9/9 - Mã đề thi DT

You might also like