You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CHƯƠNG TRÌNH TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TƯ DUY BIỆN LUẬN ĐỂ NHẬN


DIỆN, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG CÁC LUẬN CỨ QUY NẠP, PHÂN TÍCH
LÀM RÕ VẤN ĐỀ TƯ DUY BIỆN LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP

NHÓM (TÊN NHÓM)


1. Họ tên sinh viên:
2. Họ tên sinh viên:
3. Họ tên sinh viên:
(nhóm nhiều hơn 3 sinh viên thì tách làm 2 nhóm, nộp 2 file mềm lên
elearning)
KHOA: SƯ PHẠM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CT: TƯ DUY BIỆN LUẬN ỨNG DỤNG Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 06 tháng 01 năm 2023

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN


(Dùng cho cán bộ chấm 1 và cán bộ chấm 2)

1. Họ và tên CB chấm 1: ThS. Đỗ Thị Quỳnh Ngọc


2. Họ và tên CB chấm 2: ThS. Hoàng Thị Thắm
3. Họ tên sinh viên: ……………………………. Mã số SV:
……………………………………………
3. Lớp: ………….. Tên học phần: Tư duy biện luận ứng dụng

Các cấp độ đánh giá Điểm


Tiêu đánh
TRUNG Điểm
chí Điểm TỐT KHÁ KÉM giá Điểm
STT BÌNH đánh giá
đánh tối đa của thống
85% - 50% - của cán
giá 70% - 84% Dưới 50% cán nhất
100% 69% bộ 2
bộ 1
Tiêu Cấu 0.5 Cấu trúc Cấu trúc Cấu trúc Cấu trúc
chí 1: trúc hợp lí, bố hợp lý, bố chưa hợp chưa hợp
Hình cục chặt cục một số lí; bố cục lí, bố cục
thức chẽ, đúng chỗ không chưa chặt không,
quy định chặt chẽ, chẽ, đúng không
đúng quy quy định đúng quy
định định

2
Trích dẫn
Trích dẫn
Trích dẫn, đúng quy Trích dẫn
và trình
Trích sắp xếp tài định; sắp và trình
bày tài
dẫn; tài liệu tham xếp tài liệu bày tài
liệu tham
liệu tk; khảo đúng tham khảo liệu tham
khảo
hình 1.0 quy định; đúng quy khảo đúng
không
thức hình vẽ, định; hình quy định
đúng quy
trình bảng, vẽ, bảng, nhưng
định,
bày biểu; phụ biểu; phụ không rõ
không rõ
lục hợp lý. lục chưa ràng.
ràng.
hợp lý.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Ngôn ngữ
trong sáng, Ngôn ngữ
trong mạch lạc,
không có lỗi không
sáng, nhưng
chính tả, mạch lạc,
chính xác, nhiều chỗ
không có lỗi chính xác,
Ngôn văn phong không
1.0 in ấn nhưng không rõ
ngữ mạch lạc, chính xác,
còn một số ràng, có
không có có lỗi
chỗ sử dụng lỗi chính
lỗi chính chính tả,
từ, ngữ tả, có lỗi
tả, lỗi in có lỗi in
không chính in ấn
ấn ấn .
xác.
Tiêu Nêu được
chí 2: tính cấp Không nêu
Nêu được
Nội Nêu được thiết của được tính
tính cấp
dung tính cấp đề tài; cấp thiết
thiết của
thiết của đề không xác của đề tài;
đề tài; xác
Đặt vấn tài; xác định định được không xác
định mục
đề, tổng mục mục định được
tiêu/mục
quan tiêu/mục tiêu/mục mục tiêu /
đích,
tình 1.0 đích, nhiệm đích, mục đích,
nhiệm vụ
hình vụ nghiên nhiệm vụ nhiệm vụ
nghiên
nghiên cứu chưa nghiên nghiên
cứu; tổng
cứu. hợp lí; tổng cứu, tổng cứu; tổng
quan tình
quan tình quan tình quan tình
hình
hình nghiên hình hình
nghiên
cứu tốt nghiên nghiên
cứu tốt
cứu chưa cứu sơ sài.
tốt
Phương 1.0 Xác định Xác định Xác định Không xác
pháp được được được định được
nghiên phương phương phương phương
cứu pháp pháp nghiên pháp pháp
nghiên cứu; vận nghiên nghiên

3
cứu; vận cứu;
dụng các Phương
phương dụng các pháp
pháp phương nghiên
nghiên pháp nghiên cứu phù
cứu phù cứu chỉ phù hợp một cứu
hợp với hợp với một phần với
nội dung số nội dung nội dung
nghiên nghiên cứu. nghiên
cứu của đề cứu của đề
tài. tài
Đúng yêu
Đúng yêu
cầu của đề
cầu của đề
tài; phù
tài; phù hợp
hợp mục Không
mục đích Đúng yêu
đích đúng yêu
Nội nghiên cứu, cầu của đề
nghiên cầu của đề
dung nhận xét tài; Không
3.5 cứu, nhận tài; không
nghiên xác đáng, có phân
xét xác có phân
cứu khả năng tích, tổng
đáng, khả tích, tổng
suy luận, hợp
năng suy hợp
phân tích,
luận, phân
tổng hợp
tích, tổng
khá
hợp tốt
Đáp ứng Đáp ứng
Đáp ứng
chuẩn đầu chuẩn đầu chuẩn đầu
ra; Chính ra; Chính
ra; Chính
xác, phát xác, phát
xác, phát
Kết quả hiện vấn hiện vấn đềhiện vấn Không đáp
nghiên 1.0 đề và giải và giải
đề và giải ứng chuẩn
cứu quyết vấn quyết vấn quyết vấn đầu ra.
đề, có giá đề khá, có đề, ít có
trị thực giá trị thực
giá trị thực
tiễn, khoa tiễn, khoa tiễn, khoa
học cao học khá. học
Tiêu Đề tài ít
Không có
chí 3: Tính Đề tài có Đề tài có có cái
cái mới;
Tính mới và cái mới và cái mới, ít mới;
0.5 không có
ứng tính mang tính mang tính không có
tính thời
dụng thời sự thời sự thời sự. tính thời
sự
và sự
triển Đề tài
Tính Đề tài mang Đề tài có Không
vọng mang tính
ứng 0.5 tính ứng mang tính mang tính
của ứng dụng
dụng dụng khá ứng dụng ứng dụng
đề tài cao
4
Tổng số điểm 10.0

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ


CHẤM 2
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ
tên)

5
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU............................................................................................................... 7
1.Lý do chọn đề tài:...............................................................................................7
2.Mục đích nghiên cứu:.........................................................................................8
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:..................................................8
4.Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................9
B.NỘI DUNG:...........................................................................................................9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN.............................................................................9
1.1 Khái niệm tư duy biện luận:......................................................................9
1.2 Ý nghĩa của tư duy biện luận.....................................................................10
1.3 Kỹ năng tư duy biện luận..........................................................................11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ VẤN ĐỀ VỀ LUẬN CỨ QUY NẠP
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP................................12
2.1 Thế nào là luận cứ quy nạp cho ví dụ?......................................................12
2.2 Thế nào là luận cứ quy nạp tốt cho ví dụ?.................................................12
2.3 Thế nào là kỹ năng giao tiếp?....................................................................13
2.4 Vai trò của kỹ năng giao tiếp?...................................................................14
2.5 Vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp.................15
2.6 Lợi ích vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp?...16
2.7 Hạn chế vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp?..17
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN...................................................................................19
C.DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU KHAM KHẢO...................................................20

6
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại thông tin hiện nay, chúng ta phải tiếp xúc với vô số
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều thông tin sai lệch và đa
dạng. Tư duy biện luận sẽ giúp chúng ta phân biệt thông tin đúng và sai.
Tư duy biện luận không chỉ là một kỹ năng giao tiếp thông thường, mà
nó còn là nền tảng quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Kỹ năng này giúp chúng ta lọc, đánh giá và xử lý thông tin một cách
hiệu quả, có độ logic cao và cơ sở vững chắc. Từ đó chúng ta có thể
truyền đạt thông tin chính xác hơn và có ý nghĩa cho người khác. Nó
không những giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề mà còn kết nối với khả năng
lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.
Chúng ta cần tư duy biện luận để tạo ra những ý tưởng mới mẻ, hợp
lý và có sức thuyết phục. Nhưng nếu thiếu kỹ năng giao tiếp, chúng ta sẽ
không thể truyền đạt được ý tưởng của mình một cách hiệu quả và thu
hút người nghe. Ngược lại, kỹ năng giao tiếp giúp chúng ta có khả năng
trình bày, lắng nghe và thảo luận. Nhưng nếu không có tư duy biện luận,
chúng ta sẽ không có những lập luận logic, không có cơ sở vững chắc và
không có tính thuyết phục.
Kết luận, tư duy biện luận không chỉ là một kỹ năng thông thường,
mà còn là cách tiếp cận và giao tiếp với môi trường làm việc một cách
tích cực và làm cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Và để tìm hiểu mối
quan hệ giữa tư duy biện luận và kỹ năng giao tiếp, nhóm ngôn ngữ
Trung Quốc 1 quyết định chọn đề tài “Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư
duy biện luận để nhận diện, đánh giá và xây dựng các luận cứ quy nạp,
phân tích làm rõ vấn đề tư duy biện luận và vai trò của nó trong việc phát
triển kỹ năng giao tiếp” để làm đề tài tiểu luận.

7
2. Mục đích nghiên cứu:
-Nghiên cứu vai trò của tư duy biện luận trong giao tiếp: Nghiên cứu
khảo sát cách tư duy biện luận ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và xác
lập các yếu tố cụ thể của tư duy biện luận, như phân tích, đánh giá, luận
điểm và lập luận.
-Đánh giá tác động của tư duy biện luận đối với giao tiếp: Nghiên cứu
nghiên cứu cách tư duy biện luận tác động đến các khía cạnh quan trọng
của giao tiếp, như lắng nghe, diễn đạt, thuyết phục và xử lý xung đột.
Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu cách tư duy biện luận nâng cao chất
lượng và hiệu quả giao tiếp.
-Học hỏi cách phát triển tư duy biện luận và kỹ năng giao tiếp:
Nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp, kỹ thuật và công cụ huấn luyện
để phát triển tư duy biện luận và kỹ năng giao tiếp. Nghiên cứu cung cấp
gợi ý và hướng dẫn để cải thiện giao tiếp qua luyện tập tư duy biện luận.
-Ứng dụng vào thực tế: Nghiên cứu ứng dụng kiến thức và kết quả
nghiên cứu vào thực tế. Nghiên cứu góp phần cải thiện chất lượng giao
tiếp và hiệu quả làm việc của cá nhân và tổ chức.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện luận để nhận diện, đánh
giá và xây dựng các luận cứ quy nạp, phân tích làm rõ vấn đề tư duy biện
luận và vai trò của nó trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp
-Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi không gian: Sinh viên đại học Thủ Dầu Một
-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến
tháng 1 năm 2024
-Phạm vi nội dung: đề tài tập trung vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy
biện luận để phân tích làm rõ vấn đề tư duy biện luận và vai trò của
nó trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp.

8
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thu thập dữ liệu: làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ
chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra, làm nền
tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra thuận lợi.
-Phương pháp luận
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp điều tra
-Phương pháp thực nghiệm
-Phương pháp phân loại và hệ thống

B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1Khái niệm tư duy biện luận:

Tư duy biện luận có nhiều cách hiểu khác nhau.

Tư duy biện luận, hay tư duy phản biện (critical thinking), là kỹ năng
đánh giá đúng đắn những luận cứ do người khác nêu ra và xây dựng luận cứ của
chính mình một cách vững chắc. Tích cực rèn luyện khả năng tư duy biện luận,
ta có thể cải thiện năng lực đọc - viết các văn bản học thuật, biết cách sử dụng
các công cụ tư duy khác nhau để trau dồi năng lực, nhận diện được các loại luận
cứ để đánh giá đúng đắn sức mạnh của chúng, và biết cách áp dụng tư duy biện
luận vào các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Có thể xem tư
duy biện luận là kỹ năng đánh giá đúng đắn những luận cứ do người khác nêu ra
và xây dựng luận cứ của chính mình một cách vững chắc.

Theo John Dewey định nghĩa về tư duy biện luận được ông xác định qua
các yếu tố cấu thành nên tư duy phản tư: “Sự duy xét chủ động, kiên trì và cẩn
trọng một niềm tin hay cái gọi là một dạng tri thức nào đó bằng cách xem xét
những cơ sở nâng đỡ cho niềm tin ấy và những kết luận nào đó nữa mà nó nhắm
đến” (John Dewey, How to think, 1909, tr.9).

9
Theo Robert Ennis “Tư duy biện luận là tư duy hợp lý và có tính chất
phản tư, chú trọng đến việc quyết định tin điều gì hay làm điều gì” (Norris và
Ennis, 1989).

Theo Richard Paul “Tư duy biện luận là phương pháp tư duy – về bất cứ
chủ đề, nội dung hay vấn đề nào – trong đó người tư duy cải thiện chất lượng tư
duy của mình bằng cách điều hành khéo léo các cấu trúc cố hữu trong tư duy và
áp đặt cho chúng các tiêu chuẩn của trí tuệ” (Richard Paul và Linda Elder, 1993,
tr.4).

1.2 Ý nghĩa của tư duy biện luận


Ý nghĩa tư duy biện luận:
1. Giúp xác định thông tin chính xác: Tư duy biện luận giúp chúng ta
phân tích và đánh giá thông tin một cách logic và khách quan. Thông qua quá
trình này, chúng ta có thể xác định được thông tin chính xác và loại bỏ những
thông tin sai lầm hoặc mơ hồ, hiểu rõ mối liên hệ hợp lý giữa các khái niệm, sự
kiện và tình huống, nó là một quá trình tư duy phức tạp. Trong đó chúng ta sử
dụng các kỹ năng như phân tích, suy luận, đánh giá và đưa ra quyết định.
2. Đánh giá logic và lập luận: Tư duy biện luận giúp chúng ta nhìn nhận
các luận điểm khác nhau và đánh giá chúng dựa trên logic và dẫn chứng cụ thể.
Nhờ đó, chúng ta có thể xây dựng các lập luận mạch lạc và thuyết phục hơn.
3. Phát triển khả năng phân tích: Tư duy biện luận giúp chúng ta phân tích
các vấn đề phức tạp thành những phần nhỏ hơn và hiểu rõ hơn cách mối quan hệ
giữa các yếu tố khác nhau. Điều này giúp chúng ta tìm ra các phương pháp giải
quyết hiệu quả cho từng phần, từ đó giải quyết vấn đề tổng thể.
4. Tăng cường sự sáng tạo và sự phát triển cá nhân: Tư duy biện luận
khuyến khích chúng ta suy nghĩ sáng tạo, tìm ra những giải pháp mới và theo
đuổi những ý tưởng khác biệt. Nó cũng giúp chúng ta tự phát triển và nâng cao
kiến thức của mình thông qua việc đặt câu hỏi và tìm kiếm cách giải đáp.
5. Hỗ trợ quyết định: Tư duy biện luận giúp chúng ta hiểu và phân tích
các khía cạnh của một vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Điều này giúp chúng

10
ta đưa ra quyết định có chất lượng hơn và giảm thiểu sai lầm và hậu quả không
ngờ. Tư duy biện luận là một kỹ năng sống quan trọng không chỉ giúp chúng ta
trở thành những người tự tin và sáng tạo mà còn giúp chúng ta phát triển thành
công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.3 Kỹ năng tư duy biện luận
Kỹ năng tư duy biện luận là khả năng xử lý, đánh giá và tạo ra lập luận logic
dựa trên dữ liệu và thông tin có sẵn. Nó liên quan đến cách chúng ta nghĩ, lập
luận và quyết định. Kỹ năng này yêu cầu khả năng xem xét, phân loại thông tin,
đánh giá tính chính xác và logic của các luận điểm và rút ra những suy luận hợp
lý. Dưới đây là một số khía cạnh cơ bản của kỹ năng tư duy biện luận:
- Phân tích: Khả năng phân tích là khả năng chia nhỏ một vấn đề, tình
huống hoặc thông tin thành các phần nhỏ để hiểu rõ hơn về chúng. Đây là
quá trình phân tách và nghiên cứu các yếu tố khác nhau của một vấn đề để
có cái nhìn toàn diện và chi tiết.
- Đánh giá: Kỹ năng đánh giá là khả năng nhận xét, định giá tính năng, giá
trị và độ tin cậy của thông tin, luận điểm hoặc quan điểm. Nó yêu cầu khả
năng phân biệt thông tin hợp lệ và không hợp lệ, nhận diện các rủi ro và
hạn chế của các quan điểm khác nhau.
- Luận điểm: Luận điểm là quan điểm cá nhân được đưa ra dựa trên các
quan sát, bằng chứng và lập luận. Kỹ năng xây dựng luận điểm yêu cầu
khả năng biểu đạt quan điểm một cách rõ ràng và logic, bổ trợ nó bằng
dẫn chứng và lập luận hợp lý.
- Lập luận: Lập luận là quá trình tạo ra một chuỗi các quan điểm và dẫn
chứng để hỗ trợ một quan điểm chung hoặc kết luận. Kỹ năng lập luận
yêu cầu khả năng xử lý thông tin, tìm kiếm dẫn chứng hợp lý và tạo ra các
bước lập luận logic từ dữ liệu.
- Suy luận: Suy luận là quá trình rút ra kết luận mới từ thông tin hiện có.
Kỹ năng suy luận yêu cầu khả năng áp dụng logic và kiến thức có sẵn để
rút ra những suy luận hợp lý và có căn cứ.

11
Kỹ năng tư duy biện luận là khả năng áp dụng logic, phân tích và đánh giá để
tạo ra lập luận hợp lý và quyết định thông minh. Nó là một kỹ năng thiết yếu
trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, bao gồm cả giao tiếp, học tập, làm việc và ra
quyết định.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ VẤN ĐỀ VỀ LUẬN CỨ
QUY NẠP VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG KỸ NĂNG GIAO TIẾP
2.1 Thế nào là luận cứ quy nạp cho ví dụ?
-Luận cứ quy nạp là cách suy luận trong đó người lập luận căn cứ trên
những tiền đề nào đó mà đưa ra kết luận có thể chấp nhận được, nghĩa là trong
cấu trúc logic của luận cứ quy nạp, nếu tiền đề nào được cho là đúng thì kết luận
có khả năng đúng.
Vd: Tấm bia mộ ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington viết rằng John F.
Kennedy được an táng nơi đây. Vì thế, chắc chắn Kennedy được an táng trong
nghĩa trang này là sự thật.
(1) Tấm bia mộ ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington viết rằng John F.
Kennedy được an táng nơi đây
(2) chắc chắn Kennedy được an táng trong nghĩa trang này là sự
thật.
- Chân lý của kết luận quy nạp là phán đoán vượt qua ngoài những gì
được chứa trong tiền đề, vì vậy nó mang tính xác xuất.
- Có ba loại luận cứ phổ biến nhất sử dụng lập luận quy nạp là: luận cứ
loại suy, luận cứ khái quát hoá và luận cứ nhân quả.
2.2 Thế nào là luận cứ quy nạp tốt cho ví dụ?
Một luận cứ tốt là luận cứ thỏa mãn được hai tiêu chí: luận cứ có tiền đề
đúng và cấu trúc của nó hợp quy tắc logic; ngược lại nếu một luận cứ nào đó
không thỏa mãn được một trong hai, hoặc cả hai, tiêu chí này thì đấy sẽ là một
luận cứ tồi. Luận cứ tồi còn được gọi là ngụy biện.
Để kiểm tra xem các tiền đề của một luận cứ nào đó có đúng hay không,
ta quy chiếu nội dung phát biểu của chúng vào trong thực tế có thể kiểm chứng

12
được, nếu tiền đề nào có nội dung phản ánh đúng với thực tế ấy thì tiền đề ấy
đúng; ngược lại thì nó là tiền đề sai. Đây là ví dụ về luận cứ có tiền đề đúng:
(1) Hoa hồng là thực vật.
(2) Hoa hồng có mùi thơm.
(3) Mùi thơm của hoa hồng là mùi thơm của thực vật.
2.3 Thế nào là kỹ năng giao tiếp?
Theo trang PAGE HUB(2016) cho biết là: “Kỹ năng giao tiếp là khả năng
của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ
ràng, dễ hiểu đến người khác. Bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp như
ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo ra sự hiểu biết,
tương tác và truyền đạt thông điệp, bên cạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để
đạt mục tiêu trong giao tiếp. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ xã hội, làm
việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường công việc.”

Có nhiều yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp: “

 Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ, cụm từ, ngữ điệu và ngữ khí phù hợp để
truyền đạt ý kiến một cách dễ hiểu và lôi cuốn.

 Lắng nghe: Không chỉ là biết nói, kỹ năng giao tiếp còn liên quan đến
khả năng lắng nghe đồng cảm và tôn trọng người khác. Việc lắng nghe tốt
giúp tăng cường sự hiểu biết và tạo sự đồng thuận.

 Góc nhìn: Biết cách đưa ra quan điểm và lập luận một cách logic, thuyết
phục để người khác có thể chấp nhận hoặc hiểu và chia sẻ quan điểm đó.

 Giao tiếp phi ngôn ngữ: Bao gồm cử chỉ, diễn cảm, ngôn ngữ cơ thể, và
biết đọc dấu hiệu phi ngôn ngữ của người khác.

 Giải quyết xung đột: Khả năng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột
trong giao tiếp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

13
 Tự tin: Tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng, không sợ trình bày
quan điểm mình và nói chuyện trước đám đông.

 Kiên nhẫn: Kỹ năng giao tiếp còn bao gồm kiên nhẫn và sự thấu hiểu khi
người khác có thể không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức.

 Tương tác xã hội: Khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác trong
cộng đồng xung quanh, đồng nghiệp và bạn bè.

Và với sự phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay đã góp phần mang
lại đa dạng các hình thức giao tiếp, ví dụ như Email, điện thoại, Mạng xã hội,...
Điều này tác động tích cực tới đời sống vì mang lại nhiều cơ hội việc làm cho
nhiều người. Một số ngành nghề tiềm năng yêu cầu kỹ năng giao tiếp xuất sắc
hiện nay như tư vấn viên, chăm sóc khách hàng, phiên dịch, bán hàng,...”

2.4 Vai trò của kỹ năng giao tiếp?


Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin, ý
tưởng và cảm xúc một cách hiệu quả và thuyết phục. Nó có ảnh hưởng đáng kể
trong cả cuộc sống cá nhân và công việc vì những lợi ích sau:
- Diễn đạt ý kiến, quan điểm và thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu. Điều
này bao gồm việc tổ chức thông tin, sử dụng ngôn ngữ phù hợp và truyền
đạt ý nghĩa một cách rõ ràng và mạch lạc.
- Thể hiện và bảo vệ quan điểm một cách thuyết phục. Bằng cách sử dụng
lời nói, ngôn ngữ cơ thể và cấu trúc lập luận logic, cá nhân có thể tạo
niềm tin và thuyết phục người nghe về quan điểm của mình.
- Tương tác và giao tiếp một cách hiệu quả giữa con người trong các tình
huống xã hội. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, thấu hiểu và phản
hồi một cách tương thích, đồng thời sử dụng ngôn ngữ cơ thể và kỹ thuật
giao tiếp phi ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp một cách chính xác.

14
- Tạo ra ấn tượng tích cực với người nghe. Bằng cách sử dụng kỹ thuật giao
tiếp như giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng diễn đạt và sự tự tin, bạn có
thể thu hút sự chú ý và tạo sự ấn tượng tốt cho người nghe.
- Kỹ năng giao tiếp trình bày đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành
một người lãnh đạo hiệu quả. Bằng cách sử dụng kỹ thuật giao tiếp tốt,
bạn có thể truyền đạt mục tiêu, thúc đẩy sự đồng lòng và tạo sự ủng hộ
trong nhóm làm việc.

Kỹ năng giao tiếp không chỉ giúp mỗi cá nhân truyền đạt thông tin một cách
hiệu quả, mà còn mang lại những lợi ích quan trọng như thuyết phục, tương tác
xã hội, tạo ấn tượng và lãnh đạo.
2.5 Vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp.
Vai trò của tư duy biện luận rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng
giao tiếp. Không chỉ quan trọng trong giao tiếp tư duy biện luận còn ảnh hương
đến góc nhìn, quan điểm của một chủ thể khi đánh giá sự vật, sự việc, vấn đề
nào đó. Và được chia thành nhiều vai trò khác nhau như:
Phân tích và đánh giá thông tin: Tư duy biện luận giúp chúng ta phân tích
và đánh giá thông tin một cách logic và khách quan. Khi giao tiếp, chúng ta cần
đánh giá thông tin một cách chính xác để đưa ra những ý kiến, và quan điểm có
cơ sở, những góc nhìn khác nhau, xác định được mấu chốt của vấn đề, tìm ra
được điểm đúng sai. Giúp chúng ta nhìn nhận thông tin từ nhiều góc độ khác
nhau và đưa ra nhận định có cơ sở. Từ đó có thể đưa ra quyết định và lựa chọn
hợp lý. Tránh sử dụng những thông tin sai lệch có thể làm ảnh hưởng tới quá
trình giao tiếp cùng như tranh luận.
Xác định và xử lí tình huống: Tư duy biện luận giúp chúng ta nhận ra và
hiểu các quan điểm khác nhau. Tự đặt câu hỏi và phân tích vấn đề trước khi đưa
ra quyết định. Từ đó, tránh mắc phải những sai lầm trong giao tiếp có thể làm
anh hương tới học tập và quá trình đi làm về sau.
Xây dựng lập luận logic: Tư duy biện luận ngoài giúp chúng ta xây dựng
lập luận logic và có cấu trúc, rèn luyện khả năng tư duy mà còn tăng khả năng

15
lập luận của chúng ta . Khi giao tiếp, việc có một lập luận logic giúp chúng ta
truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục. Tư duy biện luận
giúp chúng ta sắp xếp ý kiến và tư duy một cách có hệ thống. Từ đó tăng sự
thuyết phục cho luận điểm cá nhân, tạo nên một cuộc trao đổi thông tin hiệu quả.
Phản biện và tranh luận: Tư duy biện luận giúp chúng ta phản biện và
tranh luận một cách có cơ sở. Khi giao tiếp, chúng ta có thể đưa ra các lập luận
và tuyên bố, và tư duy biện luận giúp chúng ta đưa ra những lập luận phản biện
và tranh luận một cách logic và thuyết phục. Điều này giúp chúng ta tham gia
vào các cuộc tranh luận xây dựng và tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực.
Hiểu và đánh giá quan điểm khác nhau: Tư duy biện luận giúp chúng ta
hiểu và đánh giá các quan điểm khác nhau. Khi giao tiếp, chúng ta thường phải
đối mặt với các quan điểm và ý kiến khác nhau. Tư duy biện luận giúp chúng ta
nhìn nhận và đánh giá các quan điểm này một cách khách quan và phản biện, từ
đó tạo ra một cuộc trao đổi xây dựng và tôn trọng ý kiến của nhau.
Đưa ra quyết định thông minh: Tư duy biện luận giúp chúng ta đưa ra
quyết định thông minh và có cơ sở. Khi giao tiếp, chúng ta thường phải đưa ra
quyết định và đưa ra các ý kiến và đề xuất. Tư duy biện luận giúp chúng ta suy
nghĩ một cách logic và đưa ra quyết định dựa trên các thông tin và lập luận có cơ
sở.
Hơn hết, tư duy biện luận là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kỹ
năng giao tiếp, giúp xây dựng lập luận mạch lạc và chứng minh quan điểm
thuyết phục.
2.6 Lợi ích vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp?
Tư duy biện luận và kỹ năng giao tiếp là hai khía cạnh liên quan chặt chẽ và
tương hỗ lẫn nhau trong quá trình nâng cao kỹ năng giao tiếp. Nó dùng các công
cụ ngôn ngữ để thể hiện ý kiến, quan điểm, cảm xúc với người khác.
- Thể hiện lập luận logic của bản thân: Tư duy biện luận giúp chúng ta xây
dựng lập luận logic và có lý do để ủng hộ quan điểm của mình. Khi giao

16
tiếp, khả năng xây dựng lập luận logic giúp bạn trình bày ý kiến một cách
rõ ràng và thuyết phục, tránh gây ra các ý không rõ ràng và nhầm lẫn.
- Phân tích và đánh giá thông tin: Tư duy biện luận đi sâu vào việc phân
tích và đánh giá các thông tin. Kỹ năng này giúp cá nhân nhận biết và
hiểu rõ các yếu tố quan trọng trong một vấn đề và đánh giá tính hợp lý và
độ tin cậy của thông tin có chính xác hay không? Cá nhân có thể truyền
đạt thông tin một cách chính xác và đáng tin cậy.
- Kiềm chế và điều khiển lời nói của mình: Tư duy biện luận giúp chúng ta
kiểm soát lời nói và sử dụng từ ngữ, điều chỉnh ngôn từ cho phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện của mình. Khả năng chọn lựa từ ngữ chính xác và
hiểu được ý chính muốn diễn đạt, tác động của lời nói lên người nghe. Hỗ
trợ trong việc truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, tránh hiểu lầm và xung
đột.
- Là công cụ để phản biện và đối đáp: Tư duy biện luận là công cụ để cá
nhân phản biện một cách lý thuyết và có căn cứ, và đồng thời cũng giúp ta
đối đáp một cách hiệu quả đối với các quan điểm khác nhau. Bạn có khả
năng lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, và đưa ra lập luận
phản biện một cách có cơ sở . Điều này tạo ra một môi trường giao tiếp
chất lượng cao và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
- Tăng cường sự tự tin trong giao tiếp: Tư duy biện luận giúp chúng ta phát
triển tự tin trong việc giao tiếp. Khi cá nhân có khả năng xây dựng lập
luận logic và thuyết phục, Bản thân có thể cảm thấy tự tin hơn khi trình
bày ý kiến và chia sẻ thông tin với người khác. Luôn tạo dựng một hình
ảnh mạnh mẽ và tạo ấn tượng tích cực của mình đối với đối tượng nghe.
Tư duy biện luận có vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao
tiếp. Thể hiện suy nghĩ của cá nhân xây dựng lập luận một cách logic, phân
tích thông tin , kiểm soát ngôn từ, phản biện và đối đáp một cách hiệu quả,
đồng thời tăng cường tự tin trong việc giao tiếp. Tất cả những yếu tố này
cùng hỗ chúng ta truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng, thuyết phục và tạo ấn
tượng tích cực.
17
2.7 Hạn chế vai trò của tư duy biện luận trong phát triễn kỹ năng giao tiếp?
Tư duy biện luận có vai trò quan trọng trong phát triển kỹ năng giao tiếp,
tuy nhiên, cũng có những hạn chế cần được nhận biết. Tư duy biện luận giúp
xây dựng quy trình logic và cấu trúc rõ ràng trong quá trình trình bày, nhưng
cũng có thể gây thiếu logic và hạn chế trong giao tiếp. Việc quan sát, phân tích,
và giải quyết vấn đề cũng đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo, không chỉ dựa vào tư
duy biện luận.
-Thiếu logic: Tư duy biện luận giúp xây dựng cho mỗi cá nhân một quy
trình có logic và cấu trúc rõ rằng trong quá trình trình bày ý kiến và lập luận.
Giúp cho việc lập luận trở nên sắc bén hơn và có tính chính xác hơn. Thiểu tư
duy biện luận trong giao tiếp có thể dẫn đến việc trình bày thiếu logic, sự mạch
lạc, không có sự thuyết phục.
-Thiếu sự hiểu biết: Tư duy biện luận giúp chúng ta phân tích, đánh giá
các lập luận, ý kiến của người khác một cách khách quan nhất có thể. Được nhìn
ở nhiều góc nhìn khác nhau vào từng khía cạnh của một vấn đề. Từ đó, chấp
nhận được những tư duy khác biệt, góc nhìn, quan điểm khác về một sự vật hiện
tượng. Vì vậy, nếu không sử dụng tư duy biện luận thì chúng ta sẽ có những
đánh giá chủ quan, thiếu chính xác về một vẫn đề hay sự vật hiện tượng. Và có
thể khó chấp nhận những quan điểm khác nhau từ người khác
- Thiểu khả năng phản biện: Đây được xem là hạn chế lớn nhất nếu chúng
ta không sử dụng tư duy phản biện trong giao tiếp. Vi tư duy biện luận được coi
là quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học giúp phân tích, đánh giả, giải thích,...
Nếu trong giao tiếp không sử dụng tư duy biện luận thì sẽ tăng rủi ro, thiều logic
và lập luận trong quả trình giải quyết, thuyết phục hoặc bảo vệ lập luận của
mình.
- Thiếu sự thuyết phục: Tư duy phân biện giúp xây dựng cơ sở để thuyết
phục người khác, giúp cho người nghe có thể hiểu được và chấp nhận được
những gì mình muôn truyền tải. Việc không sử dụng tư duy phản biện trong giao
tiếp có thể sẽ khó thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm cá nhân của
mình hoặc nhận được sự ủng hộ. Điều này cũng thể ảnh hưởng tới quá trình làm
18
việc khi không thể thuyết phục được những cá nhân chấp nhận quan điểm của
mình. Thi sẽ không đạt được mục tiêu đã để ra và sẽ gây ra những khó khăn
trong công việc.
-Thiếu khả năng phân tích hoặc đánh giá một vấn để hoặc đánh giá nhưng
kết quả sẽ thiếu độ tin cậy và tỉnh khách quan. Sự hiểu biết về một vấn đề cũng
từ đó giảm dần, giảm đi sự nhạy bén trong quá trình giao tiếp lâu dài có thể làm
ảnh hưởng đến khả năng lập luận việc thiếu chính xác trong quan điểm của
chính mình. Và quan trọng nhất mất đi khả năng học hỏi, thay đôi quan điểm sai
thành đúng gây ra những sự cô hạn chế việc phát triển trong quá trình giao tiếp,
học tập, làm việc,...
Kỹ năng giao tiếp không chỉ đòi hỏi khả năng phân tích và suy luận mà
còn cần sự linh hoạt, sáng tạo, và khả năng tương tác với người khác. Việc tham
gia tranh luận với người khác có thể giúp mở rộng tầm nhìn và hiểu rõ hơn về
các khía cạnh đa dạng của vấn đề, từ đó cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Tóm lại, tư duy biện luận có vai trò quan trọng trong phát triển kỹ năng
giao tiếp, nhưng cũng cần nhận biết và vượt qua những hạn chế của nó để phát
triển một cách toàn diện hơn.
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN
- Khái quát lại những kết quả đề tài đã thực hiện
Tóm lại, tư duy biện luận không chỉ là một kỹ năng thông thường, mà còn là
cách tiếp cận và giao tiếp với môi trường làm việc một cách tích cực và làm cho
cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn. Kỹ năng tư duy biện luận là khả năng áp dụng
logic, phân tích và đánh giá để tạo ra lập luận hợp lý và quyết định thông minh.
Nó là một kỹ năng thiết yếu trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, bao gồm cả giao
tiếp, học tập, làm việc và ra quyết định. Và với sự phát triển bùng nổ của công
nghệ như hiện nay đã góp phần mang lại đa dạng các hình thức giao tiếp, ví dụ
như Email, điện thoại, Mạng xã hội,... Điều này tác động tích cực tới đời sống vì
mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người. Kỹ năng giao tiếp không chỉ
giúp mỗi cá nhân truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, mà còn mang lại
những lợi ích quan trọng như thuyết phục, tương tác xã hội, tạo ấn tượng và lãnh
19
đạo. Hơn hết, tư duy biện luận là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển kỹ
năng giao tiếp, giúp xây dựng lập luận mạch lạc và chứng minh quan điểm
thuyết phục.
- Đề xuất hướng mở rộng cho đề tài?
Trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ và phương tiện kỹ thuật số
ngày càng phát triển và đa dạng, giao tiếp thông qua các kênh kỹ thuật số trở
nên phổ biến và tiện lợi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, giao tiếp kỹ thuật số cũng
đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu cho người giao tiếp, đòi hỏi họ phải có tư duy
biện luận tốt hơn để đảm bảo sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
Giao tiếp kỹ thuật số đặt ra những thách thức độc đáo mà chúng ta phải
đối mặt. Sự vắng mặt của ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ, cùng với việc truyền tải
thông điệp chỉ qua văn bản hoặc âm thanh, có thể gây hiểu lầm và mất thông tin
quan trọng. Đây là lúc tư duy biện luận trở nên cần thiết để xử lý những thách
thức này. Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của tư duy biện luận trong kỹ năng giao
tiếp kỹ thuật số là rất quan trọng.

C.DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU KHAM KHẢO


1. ĐINH HỒNG PHÚC. (2021). TƯ DUY BIỆN LUẬN- CẨM MANG
THỰC HÀNH.

2. KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ? CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG


GIAO TIẾP HIỆU QUẢ. (2016). KỸ NĂNG GIAO TIẾP LÀ GÌ?
CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ. Được truy lục
từ HỌC VIỆN QUẢN LÝ PACE: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-
tri-thuc/ky-nang-giao-tiep

3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


(2022/2023). CHƯƠNG 3 Thế nào là một luận cứ tốt? Được truy lục
từ studocu: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-

20
cong-nghe-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc-mac-le-nin/c3-the-nao-la-
mot-luan-cu-tot/28519014

4. Phan Thị Tố Oanh. (2017). Giáo trình kỹ năng giao tiếp. Được truy lục
từ vietbooks.info: https://vietbooks.info/threads/giao-trinh-ky-nang-
giao-tiep-nxb-dai-hoc-cong-nghiep-2017-phan-thi-to-oanh-283-
trang.102070/

5. Thuận, Thắng, Minh, Kiệt, Hương. (2023). Phân tích vai trò của tư
duy biện luận đối với kỹ năng giao tiếp giữa người với người.

6. Trương Trọng Tài. (2023). Vận dụng kiến thức, kỹ năng tư duy biện
luận, phân tích rõ vấn đề Tư duy biện luận và vai trò của nó trong việc
phát triển kỹ năng giao tiếp.

7. Zoe Mckey. (2018). Tư duy phản biện.

21

You might also like