You are on page 1of 35

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN

ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH

CÁC LOẠI ĐƠN TỪ


1
Thành viên nhóm
Lê Nguyễn Diểm Huỳnh Đỗ Tấn Quang

Tô Võ Trúc Ly Phạm Đăng Khương

Nguyễn Phương Quỳnh Nguyễn Phát

Nguyễn Thị Bích Ngọc


2
Nội dung
Đơn khiếu nại Đơn kiến nghị

Đơn tố cáo Đơn đề nghị

Đơn khởi kiện Đơn xin việc

3
Đơn khiếu nại:
Đơn khiếu nại là đơn của công dân, cơ quan, tổ chức theo Luật khiếu nại gửi để
đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó
là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: Khiếu nại quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện hay là đơn
khiếu nại gây ô nhiễm tiếng ồn.

4
Mẫu đơn chung

5
Đơn tố cáo:

Đơn tố cáo là đơn công dân theo thủ tục do Luật này quy định gửi đơn báo
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật
của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt
hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức.

Ví dụ: Tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


6
Mẫu đơn chung

7
Đơn khởi kiện:
Đơn khởi kiện là loại đơn mà trong đó
đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
hại.

Ví dụ: Khởi kiện để đòi nợ.

8
Mẫu đơn chung

9
Đơn kiến nghị
Đơn kiến nghị là loại đơn công dân dùng để đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và
hình thức quản lý, điều hành giải quyết một vấn đề nào đó thuộc trách nhiệm
của cá nhân, cơ quan, tổ chức này.

Ví dụ: Viết đơn kiến nghị gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu
xem xét giải quyết việc triển khai thực hiện dự án thủy điện ở huyện A làm ảnh
hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình.
10
Mẫu đơn chung

11
Đơn đề nghị:
Mẫu đơn đề nghị là biểu mẫu dành cho cá
nhân, tập thể hoặc tổ chức gửi tới các cá
nhân, tập thể, tổ chức, các cơ quan, lãnh đạo
cấp trên để xem xét và giải quyết các đề
nghị cần được thông qua, giải quyết công
việc chung hay một vấn đề cụ thể nào đó.

Ví dụ: Đơn đề nghị đổi cấp lại giấy phép lái


xe.
12
Mẫu đơn chung

13
Đơn xin việc:
Đơn xin việc là một loại giấy tờ
thường được đính kèm trong bộ hồ
sơ xin việc dành cho những người
đang tìm việc làm, có nhu cầu
tham gia ứng tuyển vào một vị trí
nào đó.

14
Mẫu đơn xin việc

15
Mẫu thư ứng tuyển

16
Mẫu thư ứng tuyển

17
Thư ứng tuyển với đơn xin việc
có khác nhau không?

17
Mẫu CV xin việc
đơn giản

19
Mẫu CV xin việc
ấn tượng, sáng tạo

20
Mẫu CV xin việc ấn
tượng, sáng tạo

21
CV là gì ?

22
CV là gì ?
-Lý lịch kiểu quốc tế (CV): CV là văn bản chi tiết hơn Resumé bao gồm quá
trình học tập và làm việc của ứng viên được trình bày chi tiết có thể dài hơn
vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục,
các ấn bản, các giải thưởng đạt được, … nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các
công trình khoa học được thực hiện bởi ứng viên.

-Khi gửi CV, ứng viên nhất thiết phải gửi kèm theo một thư ứng tuyển.
23
SO SÁNH
ĐƠN XIN VIỆC VÀ CV

24
Giống nhau:
Mục đích:
Xin việc làm.
Thể hiện mong muốn của bản thân muốn ứng tuyển vào vị trí mà công ty
đang tuyển dụng.

Hình thức trình bày:


Trình bày các yếu tố liên quan đến thông tin cá nhân của người tìm việc phù
hợp với công việc đang hướng tới.
Trình bày ngắn gọn, súc tích và đảm bảo đầy đủ thông tin cung cấp cho nhà
tuyển dụng cái nhìn toàn diện về bạn cũng như mong muốn xin việc của
bạn.
25
Khác nhau:
Đơn xin việc
Khái niệm:
-Có thể hình dung như một bức thư gửi tới nhà tuyển dụng với nội dung bày tỏ
những mong muốn, nguyện vọng được làm việc tại công ty.
-Thể hiện ít nhất một thiện chí để nhà tuyển dụng nhìn nhận rằng bạn đã tìm
hiểu rất kỹ về công ty họ.
-Chỉ ra những khả năng, kỹ năng, kinh nghiệm hay kiến thức để thuyết phục nhà
tuyển dụng rằng bạn chính là người phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của họ.

26
Khác nhau:
Đơn xin việc
Nội dung:
-Viết về những điều mong muốn, gần như một lời “thủ thỉ”.
-Ngắn gọn, chủ yếu nhấn mạnh vào trong phần kinh nghiệm việc làm hoặc phần
kỹ năng.
Cách trình bày:
-Đơn giản, ngắn gọn.
-Độ dài: thường chỉ gói gọn trong một mặt giấy khổ A4.
27
Khác nhau:
CV (Curriculum Vitae)
Khái niệm:
-Cụm từ này trong tiếng Latin còn có nghĩa là “course of life” (tạm dịch: từng
đường đi nước bước trong cuộc đời).
-Được hiểu là một bản Sơ yếu lý lịch của ứng viên.
-Trình bày đầy đủ các yếu tố của bản thân ứng viên liên qua mật thiết tới công
việc ứng tuyển như: thông tin liên lạc, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ
học vấn, kinh nghiệm việc làm,…
28
Khác nhau:
CV (Curriculum Vitae)
Nội dung:
-Thể hiện với vai trò là bản tóm tắt cả một quá trình học tập, kỹ năng, trình độ bằng
cấp, kiến thức, KN nghề nghiệp,…
-Đầy đủ các nội dung liên qua đến cá nhân ứng viên.
Cách trình bày:
-Đa dạng hơn Đơn xin việc.
-Không thể ngắn gọn như đơn xin việc, mỗi mục phải chứa đựng đầy đủ nội dung,
thông tin của ứng viên nhưng vẫn đảm bảo súc tích.
-Độ dài: 1-2 mặt giấy khổ A4.
29
RESUMÉ là gì ?

30
Khái niệm Resumé

-Lý lịch kiểu Mỹ (Resumé): Là văn bản ngắn gọn từ một đến hai trang (thường
gói gọn trong một trang), thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường.
-Resumé mô tả ngắn gọn, cô đọng và nhấn mạnh về thành tích đạt được của
ứng viên.
-Khi gửi Resumé thì không cần gửi kèm thư ứng tuyển (Cover Leter).

31
SO SÁNH
CV VÀ RESUMÉ

32
Khác nhau:

33
Nguồn tài liệu tham khảo

2.glints.com
1. work247.vn 3.luatminhkhue.vn

34
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
35

You might also like