You are on page 1of 12

Chương 1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP


CỦA LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT
KINH TẾ
Kết cấu chương 1:

1. Đối tượng nghiên cứu của Lịch sử các học thuyết kinh tế
2. Phạm vi và cơ cấu
3. Phương pháp
4. Ý nghĩa của Lịch sử các học thuyết kinh tế
1.Đối tượng nghiên cứu của LSCHTKT
• Đối tượng nghiên cứu của LSCHTKT là sự phát triển của các HTKT
• HTKT là hệ thống các tư tưởng kinh tế có mối quan hệ logic với nhau,
phản ánh một khuynh hướng, một xu hướng hay một giai đoạn phát
triển nhất định của lịch sử
• Sự phát triển của các HTKT nghĩa là nghiên cứu sự vận động, bao
gồm: sự phát sinh, phát triển và chuyển hóa, và sự kế thừa và đổi mới
của các HTKT
• Tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế được biểu hiện rõ nét ở các văn
tự kinh tế. Cho nên đối tượng khảo cứu trực tiếp là các văn tự kinh tế
Đặc điểm của HTKT:
• HTKT là sự phản ánh quá trình vận động và phát triển của nền SXXH
vào trong ý thức của con người, nó phụ thuộc vào trình độ phát triển
của nền kinh tế.
• HTKT luôn mang bản chất giai cấp, mang đậm vị thế và lợi ích của giai
cấp sản sinh ra nó.
• HTKT là sản phẩm của quá trình nhận thức, vì vậy, nó tuân theo quy
luật nhận thức của con người: chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết
nhiều, từ hiện tượng bề ngoài tiến tới cái bản chất…. Vì vậy, LSCHTKT
là lịch sử của quá trình nhận thức những quan hệ kinh tế của loài
người
2. Phạm vi và cơ cấu
• Tư tưởng kinh tế là sự phản ánh quan hệ kinh tế vào trong ý thức của con
người, hình thành những quan điểm, tư tưởng của con người về đời sống
kinh tế
• Học thuyết kinh tế là hệ thống các tư tưởng kinh tế có mối quan hệ logic
với nhau, đại biểu cho một xu hướng, một khuynh hướng hay một giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử
• Khoa học kinh tế là một hệ thống quy luật và phạm trù kinh tế, nó tìm ra,
chứng minh và kiểm nghiệm các quy luật kinh tế
• Tư tưởng kinh tế, học thuyết kinh tế, khoa học kinh tế là những nấc thang,
những hình thức khác nhau của quá trình nhận thức kinh tế của con người
song chúng không thay thế nhau mà cùng tồn tại và có mối liên hệ mật
thiết với nhau
Xét theo trình độ nhận thức Xét theo phạm vi kiến thức
Trình độ tư
duy kinh tế

Khoa học
Khoa
kinh tế Học
Tưthuyết
tưởng
học
kinh
Học thuyết kinh tế kinh
kinh tế
tế tế

Tư tưởng kinh tế
Tư tưởng kinh tế
cổ đại
Tư tưởng kinh tế
Phong kiến
LƯỢC
HTKT trọng thương
ĐỒ CỦA
HTKT cổ điển
LỊCH SỬ
CNXH KTCT KTCT
CÁC không tưởng Tiểu tư sản Tầm thường

HỌC Tân cổ điển


HTKT của Marx, Engels
THUYẾT
CNXH
V.I. Lênin Keynes
KINH TẾ Dân chủ

Chủ nghĩa
KTCT về CNXH
tự do mới
3. Phương pháp
• Thế giới quan nghiên cứu LSCHTKT là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử
• Áp dụng phương pháp của CNDVBC và CNDVLS trong nghiên cứu LSCHTKT
được thể hiện bằng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh… trong đó phương pháp lịch sử
kết hợp với phương pháp logic là đặc trưng hơn cả
• Phương pháp lịch sử mô tả lại các HTKT sinh động, muôn màu muôn vẻ
như vốn có của nó
• Phương pháp logic đi sâu nghiên cứu cái bản chất, cái tất yếu bên trong các
HTKT, vạch ra khuynh hướng vận động, phát triển của các HTKT
• Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic nhằm vẽ lại trung thực
bức tranh sinh động của sự phát triển các HTKT, đồng thời vạch ra khuynh
hướng, quy luật vận động của các HTKT
Mục đích:
1. Vẽ lại trung thực bức tranh sinh
động về sự phát triển các học
thuyết kinh tế
2. Vạch ra xu hướng và quy luật vận
động của các học thuyết kinh tế

Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:


phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh..

Thế giới quan nghiên cứu LSCHTKT là CNDV biện chứng và CNDV lịch sủ
Đánh giá vị trí của các HTKT trong lịch sử
• Yêu cầu: Đánh giá khách quan vị trí, ý nghĩa của các HTKT để vẽ lại trung
thực bức tranh sinh động của sự phát triển các HTKT
• Tiêu chuẩn để đánh giá nội dung một HTKT: học thuyết kinh tế hiện đại
• Quan điểm đánh giá: Các HTKT đã có trong lịch sử là mầm mống của những
nguyên lý kinh tế hiện đại, tri thức kinh tế hiện đại; tri thức kinh tế hiện đại
đã chứa đựng những tinh hoa của những nguyên lý trước đây trong lịch sử
• Phương pháp đánh giá:
• Để thấy rõ điểm tiến bộ hay khiếm khuyết của 1 HTKT nào đó, phải so sánh với HTKT
gần nhất, trước nó và cho đến nó.
• Để thấy được mầm mống của nó trong HTKT tiếp theo, phải so sánh nó với các HTKT
sau đó cho đến các HTKT hiện đại
Ý nghĩa của Lịch sử các học thuyết kinh tế
• Nghiên cứu LSCHTKT là nghiên cứu một phần khoa học kinh tế hiện
đại
• Nghiên cứu LSCHTKT là nghiên cứu kho tàng tri thức kinh tế của nhân
loại
• Nghiên cứu LSCHTKT sẽ góp phần hiểu biết đầy đủ hơn, toàn diện
hơn các tư tưởng kinh tế của nhân loại
• Nghiên cứu LSCHTKT nâng cao trình độ tư duy, phân tích, nghiên cứu
độc lập về các quan hệ kinh tế đương đại
• Nghiên cứu LSCHTKT là nghiên cứu một phần chính sách kinh tế của
các nhà nước hiện nay
Kết thúc chương 1

You might also like