You are on page 1of 3

BÀI 9: NHẬT BẢN

TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. Tự nhiên:
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- Là quần đảo nằm ở Đông Á
- Tiếp giáp: Phía Bắc giáp biển Ô- Khốt, phía Đông giáp TBD, phía Tây giáp biển Nhật Bản và
phía Nam giáp biển Đông Trung Hoa.
- Gồm 4 đảo lớn: Hô – cai- đô, Hôn – xu, xi – cô – cư, kiu – xiu và hàng nghìn đảo nhỏ có hình
cánh cung dài 3800km.
Ý nghĩa:
- Xa trung tân lớn nên trong lịch sử chưa bị đô hộ, ít bị cạnh tranh
- Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước bằng đường biển
2. Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: đồi núi > 80% điện tích, nhiều núi lửa đang hoạt động.
- Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, đất tốt, chiếm 13% diện tích, lớn nhất là Can tô (49.140 km2 )
- Khí hậu: có sự phân hóa đa dạng
+ Theo chiều Bắc – Nam: Phía bắc lạnh giá, tuyết phủ, phía Nam có khí hậu cận nhiệt.
+ Theo mùa: có 4 mùa rõ rệt
+ Theo độ cao.
+ Gió mùa hoạt động mạnh mang lại lượng mưa phong phú ( 1000 – 3000 mm)
- Sông ngòi: Ngắn, dốc trữ lượng thuỷ năng khoảng 20 triệu kw.
- Khoáng sản: Nghèo gặp khó khăn trong việc phát triển công nghiệp.
II. Dân cư
1. Dân số đông, cơ cấu dân số già:
- Dân số đông: 127,6 triệu người (thứ 10 thế giới 2009)
- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ > 65 tuổi cao, tăng nhanh; là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế
giới
- Nguyên nhân: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm dần 0,1%
- Hậu quả: tăng tỉ lệ người già, chi phí lớn cho các phúc lợi xã hội, suy giảm số dân trong tương
lai.
- Giải pháp: Nhập khẩu lao động, khuyến khích sinh đẻ…
2. Phân bố dân cư:
- Mật độ dân số cao (338 người/km2), 90% dân số sống ở đồng bằng ven biển và thành phố.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 79%
3. Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi:
- Giờ giấc, tác phong công nghiệp cao, tự giác, kỷ luật nghiêm, thông minh, giàu tính quyết đoán
- Giáo dục phát triển
III. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nền kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II đến 1950
- Do là nước bại trận trong chiến tranh thế giới thứ 2 nên nền kinh tế lâm vào suy sụp nghiêm
trọng: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy…
2. Từ 1951- 1973:
- Thành tựu: Là thời kì phát triển “ thần kì” với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP phát triển
nhanh, đứng thứ 2 thế giới, nhiều sản phẩm đứng vị trí cao: vô tuyến, máy ảnh…
- Nguyên nhân:
+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới.
+ Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.
+ Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng, vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì những cơ sở sản
xuất nhỏ, thủ công.
3. Từ 1973 đến nay:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại
- Nguyên nhân: Khủng hoảng năng lượng, Chính phủ thực hiện chiến lược kinh tế mới, kết quả
làm cho nền kinh tế tăng trưởng cao nhưng không ổn định
- Từ 2000 đến nay, GDP vẫn đứng thứ 2 thế giới (sau HK)

BÀI 9: NHẬT BẢN

TIẾT 2: CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ

I. các ngành kinh tế:


1. Công nghiệp.
- Vai trò: Chiếm 30% tổng thu nhập quốc dân, thu hút gần 30% dân số hoạt động
- Cơ cấu ngành: có đầy đủ các ngành CN kể cả những ngành không có lợi thế về tài nguyên do
dựa vào các ưu thế về lao động và trình độ khoa học ky thuật cao
- Tình hình phát triển và phân bố:
+ Giảm phát triển CN truyền thống, tốn năng lượng, chú trọng phát triển CN hiện đại với các
ngành mũi nhọn( xây dựng công trình công cộng, dệt..)
+ CN tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo trang bị máy móc cần thiết cho các ngành trong
nền kinh tế NB, cung cấp mặt hàng xuất khẩu quan trọng
- Phân bố: các TTCN tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam lãnh thổ do có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, đông dân, có nhiều cảng lớn…..
2. Dịch vụ:
- Là người khổng lồ trong lĩnh vực thương mại và tài chính quốc tế
* Thương mại:
- Cường quốc thương mại thứ 4 thế giới
- Xuất siêu, xuất khẩu chiếm > 70% mức tăng GDP
- Khách hàng: Hoa Kì, Tây Au, Trung Quốc, Đông Nam Á
- Có đội tàu buôn lớn nhất thế giới.
- Có các cảng biển lớn: Cô bê, lôcôhama, Tôkiô, Ôxaca…
* Tài chính:
- Có dự trữ ngoại tệ kỉ lục ( 837,88 tỉ USD)
II. Nông nghiệp
1. Đặc điểm:
- Là ngành đóng vai trò thứ yếu trong GDP (1%)
- Nguyê nhân: Điều kiện phát triển nông ngiệp khó khăn, đất nông nghiệp quá ít, các ngành công
nghiệp, dịch vụ rất phát triển.
- Vẫn phải nhập khẩu lương thực, sản xuất chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu
2. Ngành trông trọt:
- Cây lương thực: lúa gạo chiếm 50% diện tích đất canh tác, được trồng ở tất cả các đảo. Lúa mì
trồng ở Hô-cai-đô và Kiu-xiu
- Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm
- Rau quả cận nhiệt, ôn đới
3. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản
- Đánh bắt cá: Sản lượng đứng đầu thế giới (13%), kĩ thuật đánh bắt hiện đại
- Nuôi trồng được chú trọng

You might also like