You are on page 1of 37

Chủ đề 13: Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

STT Họ và tên Mã sinh viên Đóng góp

1 Trần Nhật Quân 21100399 Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

2 Đỗ Thị Thảo 21100403 Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

3 Lê Thuỳ Dương 21100374 Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

4 Nguyễn Tuấn Dũng 21100373 Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

5 Nguyễn Minh Tâm 21100402 Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết

6 Đỗ Thị Nguyệt 21100394 Dấu ấn ung thư

7 Cao Duy Nhiên 21100395 Dấu ấn ung thư

8 Lương Minh Quyền 21100400 Dấu ấn ung thư

Chủ đề 13: Các xét nghiệm bệnh lý nội tiết


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT (50 câu)
Câu 1. Aldosteron là hormone điều hòa nồng độ các ion

A. Ion Kali và ion Natri

B. Ion Calci và ion Phosphate

C. Ion Clo và ion Phosphate

D. Ion Phosphat và ion sulfat

Câu 2. Hormone nào sau đây có liên quan đến lợi tiểu

A. Oxytoxin
B. Vasopressin
C. Prolactin
D. Estrogen

Câu 3. Các hoocmon của tuyến yên trước là?

A. PRL, ADH, ACTH, GH, FSH, LH


B. PRL, TSH, ACTH, GH, FSH, LH
C. PRL, GH, CRH, ACTH, T3, T4
D. ADH, ACTH, TSH, T3. T4, GH

Câu 4. Các xét nghiệm có ý nghĩa nhất trong việc đánh giá chức năng tuyến giáp hiện
nay là?

A. TSH và FT4
B. T4 và T3
C. T4 và FT4
D. T3 và FT3

Câu 5. Hormon nào kích thích sản xuất progesteron do thể vàng (corpus luteum)

A. FSH (Follicle Stimulating Hormone)

B. LH (Luteinizing Hormone)

C. Prolactin (PRL)

D. TSH (thyroid stimulating Hormone)

Câu 6. Hormon thùy sau tuyến yên đó là:

A. Oxytocin
B. Epinephrine
C. PTH
D. TSH

Câu 7. Hormon gây phóng noãn và rụng trứng là

A. Luteinizing hormone (LH)


B. Follicle stimulating hormone (FSH)
C. Estrogen
D. Progesterone

Câu 8. Hormon nào sau đây không được tổng hợp từ tuyến yên?

A. ACTH C. GH

B. ADH D. FSH

Câu 9. Dạng hoạt động của hormon tuyến giáp trong máu?

A. T3, T4
B. FT3, FT4

C. T3, FT3

D. T4, FT4

Câu 10. Hormone GH được tiết ra ở đâu?

A. Tuyến yên sau


B. Tuyến giáp
C. Tuyến tùng
D. Tuyến yên trước

Câu 11. Hoocmon nào sau đây có tác dụng trực tiếp lên sự sản sinh tinh trùng?

A. GnRH
B. FSH
C. LH
D. Inhibin

Câu 12. Hormon nào tham gia và điều hoà nồng độ Calci trong máu ?

A. TSH
B. PTH
C. LH
D. FSH

Câu 13. Vai trò của hormon ADH, trừ:

A. Tăng tái hấp thu nước


B. Tăng huyết áp
C. Co mạch

D. Giãn mạch

Câu 14. Điều nào sau đây không đúng trong suy giáp thứ phát:

A. T4, FT4 giảm


B. TSH giảm
C. T3, FT3 giảm

D. TSH tăng
Câu 15. Trong bệnh cường vỏ thượng thận:

A. Nồng độ Cortisol và Aldosteron máu tăng


B. Nồng độ Cortisol giảm và Aldosteron tăng
C. Nồng độ Cortisol tăng và Aldosteron giảm
D. Nồng độ Cortisol và Aldosteron máu giảm

Câu 16. Đâu là xét nghiệm có giá trị nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp:

A. TR – Ab
B. TPO – Ab
C. Tg
D. Tg – Ab

Câu 17. Chất nào sau đây tăng trong máu khi suy giáp?

A. Cholesterol
B. Glucose
C. Protid
D. Vitamin

Câu 18. Các nội tiết tố adrenalin, glucagon, ACTH, TSH làm tăng đường huyết do cơ
chế?

A. Tăng sử dụng glucose ở tế bào


B. Hoạt hoá men glucokinase
C. Giảm quá trình tân sinh đường
D. Tăng quá trình phân giải glycogen thành glucose

Câu 19. Cơ chế nào xuất hiện trong hội chứng Cushing (bệnh lý ở vỏ thượng thận)?

A. Tăng sản xuất epinephrin


B. Giảm sản xuất corticoid
C. Tăng sản xuất corticoid
D. Tăng sản xuất nor-epinephrin

Câu 20. Ở phụ nữ, trong thời điểm rụng trứng tất cả những điều sau đây xảy ra, ngoại
trừ?

A. Vỡ nang De Graff
B. Sản xuất estrogen là rất thấp
C. FSH và LH sản xuất trở nên rất cao
D. Hoàng thể được hình thành

Câu 21. Xét nghiệm hoá sinh trong cường giáp thứ phát?

A. TSH tăng; T4, T3 tăng


B. TSH giảm; T4, T3 tăng
C. TSH tăng; T4, T3 giảm
D. TSH giảm; T4, T3 giảm

Câu 22. Xét nghiệm hoá sinh trong suy tuyến yên?

A. TSH giảm; LH, FSH tăng


B. TSH giảm; LH, FSH giảm
C. TSH tăng; LH, FSH tăng

D. TSH tăng; LH, FSH giảm

Câu 23. Kết quả XN hóa sinh máu trong hội chứng cường cận giáp trạng tiên phát

A. XN máu: TSH↓; T3↑; FT4 ↑


B. XN máu: ↑PTH: ↑Ca; ↑Mg; ↓Phospho
C. XN máu: ↓TSH; ↑T3; ↑FT4
D. B và C đúng

Câu 24. Kết quả XN hóa sinh máu trong hội chứng cường. cần giáp trạng thứ phát:

A. XN máu: TSH giảm: T3 và T4 tăng


B. XN máu: ↑PTH; ↑ca; ↑Mg; ↓Phospho
C. XN máu: ↓TSH; ↑T3; ↑FT4
D. XN máu: ↑PTH; ↓Ca; ↓Mg; ↑Phospho

Câu 25. Vai trò của Calcitonin của tuyến giáp:

A. Ức chế sự tái hấp thu canxi ở thận


B. Ức chế quá trình tiêu xương
C. Kích thích quá trình tạo xương
D. Kích thích quá trình tái hấp thu Mg ở thận

Câu 26. Khi PTH, Mg, & Vitamin D thiếu hụt lâu ngày sẽ gây giảm:
1. Canxi
2. Phospho
3. Kali
4. Aldosteron

Câu 27. Hormon tuyến cận giáp (PTH) có tác dụng:

1. Giảm tái hấp thu canxi trong ống thận


2. Tăng nồng độ canxi trong huyết tương
3. Tăng hấp thu 1,25-(OH)2 vitamin D
4. Tăng huyết áp
5. Tất cả đều sai

Câu 28. Chọn câu đúng khi nói về Calcitonin:

1. Được tổng hợp từ da, từ 7-dehydrocholesterol dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
2. Calcitonin cùng với vitamin D và PTH là ba chất chính trong điều hòa canxi máu và
chuyển hóa xương.
3. Calcitonin là một maker sinh học trong chẩn đoán nhiễm khuẩn đặc biệt.
4. Calcitonin do tế bào C cận nang của tuyến giáp bình thường tiết ra đáp ứng với giảm
nồng độ Canxi.

Câu 29. Cường vỏ thượng thận sẽ biểu hiện

1. Trong bệnh Addison


2. Nồng độ Cortisol và Aldosteron máu tăng
3. T3 và T4 tăng
4. hGH ( Human Growth Hormon) tăng

Câu 30. Cường cận giáp thứ phát có biểu hiện:

1. Nồng độ canxi máu cao, phospho máu cao


2. Nồng độ PTH máu tăng
3. Nguyên nhân là tăng canxi máu do giảm hấp thu canxi ở ruột vào máu; Suy thận mạn;
Giảm vitamin D trong máu
4. A và B đúng

Câu 31. Các nguyên nhân gây cường giáp, trừ:

1. Bệnh Graves
2. Bứu giáp đa nhận nhiễm độc
3. Suy giảm TRH
4. Nhiễm độc T3

Câu 32. Parathyroid hormone (PTH) hoạt động có tác dụng:

1. Giảm hấp thu canxi trong ruột


2. Giảm tái hấp thu canxi trong ống thận
3. Tăng nồng độ canxi huyết tương
4. Tăng hoạt động của tạo cốt bào

Câu 33. Ý nghĩa lâm sàng của trị số b hCG có thể giúp chẩn đoán:

1. Phụ nữ có thai
2. Ung thư tế bào nuôi ( Choriocarcinoma)
3. Ung thư tinh hoàn
4. Tất cả đều đúng

Câu 34. Iod hóa muối ăn nhằm mục đích :

A. Giảm tỷ lệ bướu cổ
B. Đem lại sự thông minh cho trẻ, phát triển trí tuệ
C. Cung cấp muối cho vùng cao
D. Làm cho trẻ cao lớn

Câu 35. Hormon nào sau đây ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng :

A. GH
B. Testosterone
C. T4
D. Insulin

Câu 36. Bệnh to viễn cực ( Acromégalie ) do :

A. Thừa GH sau tuổi dậy thì


B. Thừa GH trước tuổi dậy thì
C. Thừa ACTH sau tuổi dậy thì
D. Thiếu GH sau tuổi dậy thì

Câu 37. Chất nào không phải là hormon steroid :

A. Aldosteron.
B. Testosteron.
C. Progesteron.
D. Vasopressin

Câu 38. Hormon nào sau có tác dụng trên tính thấm của màng tế bào đối với nước

A. Corticoid
B. Oxytocin
C. Vasopressin
D. Aldosteron

Câu 39. Các hormon giải phóng của vùng dưới đồi.

1. ACTH, ADH, oxytocin, GH.


2. CRH, GnRH, TRH, PRH, MRH, GRH.
3. FRH, CRH, ADH, GH, GRH.
4. ADH, oxytocin, PRL, CRH.

Câu 40. Các hormon ức chế của vùng dưới đồi.

1. CRH, TRH, PRH.


2. GRH, PIH, MIH.
3. GIH, PIH, MIH.
4. MIH, TRH, PRH.

Câu 41. Hormon tuyến cận giáp có tác dụng.

1. Tăng Ca ++ máu, Ca ++ nước tiểu, phosphat nước tiểu và làm giảm phosphat máu.
2. Tăng Ca ++ máu, phosphat máu, tăng Ca ++ nước tiểu, phosphat nước tiểu.
3. Giảm Ca ++ , phosphat máu; tăng Ca ++ , phosphat nước tiểu.
4. Giảm Ca ++ , phosphat máu; Giảm Ca ++ , phosphat nước tiểu.

Câu 42. Cơ chế tác dụng của hormon.

1. Tăng tính thấm màng tế bào, tăng tổng hợp protein.


2. Thông qua chất truyền tin thứ hai, gắn vào receptor đặc hiệu màng tế bào.
3. Thông qua chất truyền tin thứ hai, thông qua hoạt hoá hệ gen.
4. Thông qua hoạt hoá hệ gen, gắn vào receptor đặc hiệu trong bào tương

Câu 43. Các hormon hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên.

1. PRL, FSH, LH.


2. FSH, ACTH, TSH.
3. ACTH, FSH, GH.
4. PRL, ACTH, TSH.

Câu 44. Điều hoà hệ thống nội tiết theo cơ chế thể dịch.

1. Theo cơ chế điều hoà ngược vòng dài, ngắn và cực ngắn.
2. Theo cơ chế điều hoà ngược ấm tính và dương tính.
3. Theo cơ chế thần kinh và thần kinh thể dịch.
4. Theo cơ chế điều hoà ngược vòng dài, ngắn và cực ngắn. Theo cơ chế điều hoà
ngược âm tính và dương tính.

Câu 45. Hormone mà tất cả các tế bào trong cơ thể là mô đích:

1. T3-T4
2. GH
3. Somastostatin
4. ACTH

Câu 46. Các hormone sau có mô đích là tất cả hoặc hầu như tất cả tế bào trong cơ thể:

1. GH và T3-T4
2. TSH và ACTH
3. ADH và oxytocin
4. Calcitonin và PTH

Câu 47. Hormone tan trong nước có đặc điểm, ngoại trừ:

1. Receptor trên màng


2. Di chuyển tự do trong máu
3. Tác động theo cơ chế chất truyền tin thứ hai
4. Gây đáp ứng sinh lý chậm

Câu 48. Hormone catecholamin :

1. Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh


2. Tổng hợp sẵn, bài tiết chậm
3. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết nhanh
4. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết chậm

Câu 49. Hormone T3-T4 :

1. Tổng hợp sẵn, bài tiết chậm


2. Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh
3. Tổng hợp và dự trữ dạng tiền chất , bài tiết chậm
4. Tổng hợp và dự trữ dạng tiền chất, bài tiết nhanh

Câu 50. Tìm câu sai trong các cơ chế tác động lên chuyển hoá canxi của parathyroid
hormon (PTH)?

A. Kích thích huỷ cốt bào


B. Tăng nồng độ canxi máu
C. Tăng hấp thu đường ruột
D. Tăng thải trừ qua đường thận.

PHẦN II: CASE LÂM SÀNG (8 cases)


Case 1: Một người nam 57 tuổi đến phòng cấp cứu vì đau thượng vị dữ dội, buồn nôn và nôn
ói. Đau tăng lên lan ra sau lưng. Bệnh nhân kích động, không thể nằm yên để thăm khám và
nôn liên tục. Tiền sử uống rượu 0,6l/ngày trong vòng 16 năm.
Khám: huyết áp: 150/82 mmHg, mạch: 120 lần/phút, nhịp thở 21 lần/phút
Khám tim, phổi: không ghi nhận bất thường
Khám bụng: không chướng, nhu động ruột bình thường, ấn đau, đề kháng vùng thượng vị,
Khám hậu môn: chưa phát hiện gì lạ.
Xét nghiệm:

Xét nghiệm máu kết quả Khoảng tham chiếu

Huyết học

Hb 130 120-160 g/L

MCV 106 80-100 fL

Bạch cầu 13.3 5-10 G/L

Tiểu cầu 310 150-400 G/L

Hóa sinh máu

Na+ 132 135 - 145 mmol/L

K+ 4.2 3.4 - 4.9 mmol/L

Urea 5.0 2.5-8.0 mmol/L

Creatinin 72 40-130 μmol/L

Amylase 1672 25-100 U/L


Lipase 787 13-60 U/L

AST 30 ≤ 37 U/L
GGT 212 Nam: 11-50 U/L

Albumin 25 35-50 g/L

Glucose 5.0 3.9-6.4 mmol/L

Canxi 2.35 2.20 - 2.60mmol/L

Câu 51. Chẩn đoán phù hợp nhất cho bệnh nhân là gì?

A. Suy gan
B. Thiếu máu
C. Viêm tụy cấp
D. Loãng xương

Câu 52. Xét nghiệm nào đặc hiệu hơn Amylase?

A. Creatinin
B. Urea
C. Albumin
D. Lipase

Case 2: Bệnh nhân nữ, 14 tuổi. Vào viện khám vì bị đau mỏi, run, tê bì tay chân nhiều, tê bì
dị cảm, có xuất hiện cơn ngất khoảng 5 phút, tự hết, trong cơn mất ý thức, sau cơn tỉnh táo.
Tiền sử không phẫu thuật tuyến giáp hay vùng cổ. Mẹ bệnh nhân cũng hay bị co quắp, có cơn
ngất, tê bì. Đi viện khám trẻ tỉnh, không sốt. Tim đều, mạch rõ, không có loạn nhịp. Thỉnh
thoảng có tê bì dị cảm toàn thân, đặc biệt vùng tay và chân. Trương lực cơ bình thường.
Xét nghiệm hóa sinh máu:

Tên xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu Đơn vị

Protein toàn phần 73.6 57 - 80 g/L

Ca++ 29 2.2 - 2.7 mmol/L

Mg++ 0.64 0.6 - 0.95 mmol/L

Photpho 2.9 0.95 - 1.75 mmol/L

ALP 103 50 - 162 IU/L

PTH 3.6 11 - 79 ng/L


25-OH Vitamin D 41.6 50 - 250 mmol/L

Câu 53. Chẩn đoán phù hợp cho bệnh nhân?

A. Suy tuyến cận giáp


B. Cường cận giáp tiên phát
C. Cường cận giáp thứ phát
D. Ưng thư tuyến cận giáp

Câu 54. Nguyên nhân và cơ chế gây tê bì tay chân, run ở bệnh nhân?

A. Hạ calci máu
B. Tăng Magie máu
C. ALP tăng
D. Tăng Calci máu

Case 3: Bệnh nhân nữ 16 tuổi vào viện với lý do: vùng cổ to kèm theo mệt mỏi, sụt cân. Cách
đây 3 tháng bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi nhiều, mất ngủ, hay hồi hộp, tim đập nhanh. Bệnh
nhân ăn uống ngon miệng nhưng sụt 3kg/ tuần, ra nhiều mồ hôi tay. Qua thăm khám: thể
trạng gầy, da, niêm mạc hồng nhạt, không phù, tuyến giáp to, di động theo nhịp nuốt. Mạch
100/ phút, HA 110/70 mmHg.
Kết quả xét nghiệm:

Xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu

RBC 4.01 T/L 4.0 - 5.4

WBC 4.41 G/L 4.0 - 10

PLT 176 G/L 150 - 400

FT3 39.2 pmol/L 3.59 - 6.8

FT4 99.3 pmol/L 12 - 22

TSH 0.005 IU/mL 0.5 - 5

Câu 55. Các chỉ số có xu hướng tăng bất thường?

A. RBC
B. PLT
C. TSH
D. FT4
Câu 56. Chẩn đoán phù hợp với bệnh nhân?

A. Suy giáp
B. Cường giáp
C. Viêm tuyến giáp
D. Bướu giáp
Câu 57. Các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp?

A. T3, T4
B. AMS, LPS
C. Na+, K+
D. Glucose

Case 4: Bệnh nhân nữ 40 tuổi vào viện với lý do mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, run tay chân.
Bệnh sử: khởi phát cách đây 3 tuần, khó ngủ vào ban đêm, thường xuyên đau đầu mệt mỏi,
run tay chân khi vận động, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân có cảm giác chóng mặt, lo lắng,
bồn chồn, kinh nguyệt không đều, tự mua thuốc để điều trị nhưng không đỡ. Bệnh nhân tăng
4kg trong vòng 1 tuần trước khi vào viện.
Khám: thể trạng béo BMI = 26.8. Da mỏng đỏ, nhiều vết rạn tím, khuôn mặt tròn, sụp mí.
Mạch 100 lần/ phút, huyết áp 150/90 mmHg.
Kết quả xét nghiệm:

Xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu

Glucose 8.9 mmol/L 4.1 - 5.9

Albumin 37.5 g/L 35 - 52

Protein toàn phần 70 g/L 60 - 80

Triglyceride toàn phần 4.1 mmol/L < 2.3

LDL-C 2.39 mmol/L 0.87 - 1.45

HDL-C 1.02 mmol/L > 0.9

Cholesterol toàn phần 7.1 mmol/L < 5.2

Calci toàn phần 2.8 mmol/L 2.1 - 2.6

Phospho 1 mmol/L 0.81 - 1.45

Cortisol (lúc 8h sáng) 1231 nmol/L Sáng: 133 - 537


Tối: 68.2 - 327
Câu 58. Cortisol tăng cao nhất vào khoảng thời gian nào?

A. Đêm
B. Tối
C. Trưa
D. Sáng

Câu 59. Chẩn đoán phù hợp với bệnh nhân?

A. Suy giáp
B. Cushing
C. Suy tuyến thượng thận
D. Cường tuyến thượng thận

Câu 60. Bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm gì?

A. PLT
B. TSH
C. LPS
D. ACTH

Case 5: Bệnh nhân nữ 37 tuổi nhập viện vì xuất hiện cổ to lên kèm theo mệt mỏi nhiều, hay
xuất hiện cơn hồi hộp đánh trống ngực, run hai tay, gầy sút 11kg/3 tháng. Khi vào viện bệnh
nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, khó thở khi gắng sức, run hai tay, đánh trống ngực. Mạch: 95 lần/phút,
Huyết áp: 130/70 mmHg

Xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu

RBC 4,74 T/L 4.0 - 5.4

WBC 5,29 G/L 4.0 - 10

Hb 137 g/L 120 - 155

PLT 146 G/L 150 - 400

NEU 1,88 G/L 3,9 - 5,3

Ure 5,4 mmol/l 2,5 - 7,5

Creatinin 75 µmol/l 62 - 120

GOT 20 U/L ≤ 37

GPT 17 U/L ≤ 34
FT3 23,75 pmol/l 3.59 - 6.8

FT4 74,8 pmol/l 12 - 22

TSH 0,005 µU/mL 0.5 - 5

Câu 61. Chẩn đoán nào phù hợp với bệnh nhân này?

A. Suy giáp
B. Cường giáp do Basedow
C. Hội chứng Cushing
D. Suy tuyến yên
Câu 62. Tự kháng thể nào đặc hiệu trong bệnh trên?

A. TRab
B. TPOab
C. Anti Tg
D. Kháng thể kháng hormon giáp
Câu 63. Xét nghiệm nào được cho là nhạy nhất, đặc hiệu nhất và đáng tin cậy đánh giá
chức năng tuyến giáp?

A. FT3
B. FT4
C. TSH
D. TRAb

Case 6: Bệnh nhân nữ 40 tuổi vào viện với lý do: lo lắng, tim đập nhanh, đánh trống lồng
ngực, thèm ăn nhưng gầy sút không rõ nguyên nhân 5kg/1 tuần. Bệnh nhân thường cảm thấy
nóng bức, mất ngủ và mệt mỏi. Khám thấy co cơ mi trên, mí mắt và thấy bướu giáp. Mạch
125 lần/phút; huyết áp 160/100 mmHg.

Xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu

T3 (nmol/L) 8.65 1,3 – 3,1

T4 (nmol/L) 226,3 66 - 181

FT4 (pmol/L) 112,5 12 - 22

TSH (µIU/mL) <0,05 0,5 - 5


TRAb (IU/L) 15.03 <1,75

Anti-TPO (IU) 18 <34

T3 (nmol/L) 8.65 1,3 – 3,1

Câu 64. Chẩn đoán nào phù hợp với bệnh nhân này?

A. Suy giáp
B. Cường giáp do Basedow
C. Viêm tuyến giáp
D. Bướu giáp
Câu 65. Nguyên nhân nào thường gặp trong bệnh cường giáp?

A. Dư thừa hormon T4
B. Viêm tuyến giáp
C. Do bướu đơn nhân nhiễm độc
D. Bài tiết quá mức TSH

Case 7: Một phụ nữ 48 tuổi đến gặp bác sĩ vì mệt mỏi và suy nhược trong vài tháng gần đây.
Bệnh nhân thường cảm thấy lâng lâng khi mới ra khỏi giường vào buổi sáng hoặc đột ngột
đứng dậy. Ngoài ra còn đau đầu thường xuyên, buồn nôn và nôn. Khám thực thể cho thấy
một số mảng tăng sắc tố trên da. Huyết áp 125/75 mmHg khi ngồi và 105/60 mmHg khi
đứng.
Kết quả xét nghiệm như sau:

Xét nghiệm Kết quả Khoảng tham chiếu

Natri 126 mEq/L ↓ 135-145 mEq/L

Bicarbonat 19 mEq/L ↓ 22-26 mEq/L

Kali 5,2 mEq/L ↑ 3.5-5 mEq/L

Cortisol ( 8h sáng) 4,3 mcg/dL ↓ Sáng: 5-23 mcg/dL


Tối: 3-13 mcg/dL

Clorua 97 mEq/L 96-110 mEq/L


ACTH 32 pg/dl 1,6 - 13,9 pg/dl

Câu 66. Chẩn đoán phù hợp nhất với bệnh nhân này là?

A. Hội chứng Cushing


B. Cường aldosteron
C. Cường androgen
D. Hội chứng Addison’s
Câu 67. Nghiệm pháp nào sau đây được dùng để chẩn đoán thiểu năng tuyến thượng
thận?

A. Nghiệm pháp kích thích cosyntropin


B. Nghiệm pháp captopril
C. Nghiệm pháp kích thích CRH
D. A và B
Câu 68. Nguyên nhân làm tăng ACTH trong bệnh này là gì?

A. Giảm glucocorticoid
B. Bất thường vùng dưới đồi - tuyến yên
C. Tuyến vỏ thượng thận bị phá hủy
D. Nồng độ cortisol giảm đột ngột

Case 8: Một người phụ nữ 35 tuổi đến khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân mặt tròn với vẻ bề
ngoài, thân hình béo điển hình là vòng bụng nhưng tay chân và ngón tay rất thon thả. Da
mỏng và có vết rạn da màu tím. Mặt nhiều mụn trứng cá, nhiều lông và kinh nguyệt rất ít lúc
có, lúc không. Bệnh nhân cho biết gần đây cảm xúc không được ổn định, đôi lúc căng thẳng
mệt mỏi. Huyết áp 150/110mmHg.

Câu 69. Chẩn đoán phù hợp nhất cho bệnh nhân này là?

A. Hội chứng Cushing


B. Cường giáp
C. Cường Androgen
D. Cường aldosteron

Câu 70. Chất nào sau đây có thể ức chế bài tiết ACTH?

A. TSH
B. GH
C. Glucocortisol
D. Corticotropin
Câu 71. Nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng Cushing là?

A. Sản xuất dư thừa ACTH ngoài tuyến yên


B. U tuyến yên tiết ACTH
C. Suy tuyến thượng thận giảm tiết cortisol
D. Sử dụng steroid ngoại sinh

PHẦN III: TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG SAI (20 câu)

Câu 72. Progesteron được sản xuất bởi hoàng thể

A. Đúng B. Sai

Câu 73. Tất cả các steroid tuyến thượng thận đều có nguồn gốc từ cholesterol

A. Đúng B. Sai

Câu 74. Tăng aldosteron nguyên phát sẽ có mức renin tăng cao và aldosteron tăng cao

A. Đúng B. Sai

Câu 75. Nồng độ ACTH và cortisol cao nhất vào ban đêm và thấp nhất vào sáng sớm

A. Đúng B. Sai

Câu 76. Testosterone là hormone chỉ do tinh hoàn tiết ra

A. Đúng B. Sai

Câu 77. Testosteron tăng mức cao nhất vào khoảng 12 giờ đêm và mức thấp nhất vào khoảng
6 giờ sáng

A. Đúng B. Sai

Câu 78. Aldosteron là hormon tủy thượng thận có chức năng tái hấp thu Na+ và bài tiết K+

A. Đúng B. Sai

Câu 79. Trong máu, nồng độ T3 thấp hơn nồng độ T4

A. Đúng B. Sai
Câu 80. Hormon tuyến giáp chỉ hoạt động khi kết hợp với TBG

A. Đúng B. Sai

Câu 81. Ăn quá nhiều cam thảo dẫn đến giảm aldosteron và giảm renin

A. Đúng B. Sai

Câu 82. Nguyên liệu chính để sinh tổng hợp nên các androgen và estrogen là cholesterol

A. Đúng B. Sai

Câu 83. Cortisol và aldosterone được tổng hợp lần lượt ở vùng G và vùng R của vỏ thượng
thận

A. Đúng B. Sai

Câu 84. Estrogen là hormone chi phối kiểm soát giai đoạn tăng sinh nội mạc tử cung

A. Đúng B. Sai

Câu 85. Norepinephrine và Epinephrine chỉ được sản xuất ở tuỷ thượng thận

A. Đúng B. Sai

Câu 86. Tuyến yên sau sản xuất 2 hormone ADH và oxytocin

A. Đúng B. Sai

Câu 87. Hormone tuyến giáp được vận chuyển bởi thyroxin - binding globulin (TBG) và
albumin

A. Đúng B. Sai

Câu 88. Nồng độ Kali ngoại bào được điều tiết chính bởi Aldosterone

A. Đúng B. Sai

Câu 89. Suy giáp thứ phát là do bệnh lý của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên làm suy giảm
TSH hoặc TRH hoặc cả hai

A. Đúng B. Sai
Câu 90. TSH là hormon chính của tuyến giáp

A. Đúng B. Sai

Câu 91. Khi ADH giảm tiết có thể dẫn đến thông số tỷ trọng niệu giảm

A. Đúng B. Sai

CHỦ ĐỀ 14: DẤU ẤN UNG THƯ


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN ĐÚNG NHẤT (40 câu)

Câu 1. AFP (Alpha fetoprotein) là chất chỉ điểm chọn lọc để chẩn đoán:

A. Ung thư dạ dày

B. Ung thư phổi

C. Ung thư gan nguyên phát

D.Ung thư đường tiêu hoá

Câu 2. Chẩn đoán ung thư gan khi hàm lượng AFP:

A. < 10 ng/ml

B. > 10 ng/ml

C. < 5 ng/ml

D. > 5 ng/ml

Câu 3. Ý nào sau đây là sai trong tiêu chuẩn của dấu ấn ung thư (Tumor marker):

A. Đặc hiệu tổ chức, khác với phân tử do tế bào lành (bình thường) tổng hợp ra

B. Đặc hiệu cơ quan, chỉ điểm được cơ quan bị ung thư

C. Có độ nhạy cao và phản ánh được tiến triển của khối u

D. Khó đo lường trong máu

Câu 4. Beta-hCG tăng trong trường hợp:

A. Có thai

B. Ung thư tiền liệt tuyến


C. Ung thư tinh hoàn

D. Có thai, ung thư tinh hoàn

Câu 5. Chất chỉ điểm đặc hiệu cho ung thư buồng trứng là:

A. CA 15-3

B. CA 19-9

C. CA 125

D. CEA

Câu 6. Các chất chỉ điểm ung thư vú là:

A. CA 15-3, CEA.

B. AFP, PIVKA II

C. CA 19 - 9. CEA

D. CA 125, HE4

Câu 7. CA 19-9 là chất chỉ điểm đặc hiệu để chẩn đoán:

A. Ung thư tụy

B. Ung thư buồng trứng

C. Ung thư vú

D. Ung thư tinh hoàn

Câu 8. Chất chỉ điểm đặc hiệu cho ung thư đại trực tràng là:

A. CA 15-3

B. CA 19-9, CEA

C. CEA

D. CA 19-9, CEA.

Câu 9. Calcitonin là chất chỉ điểm đặc hiệu để chẩn đoán:

A. Ung thư tinh hoàn


B. Ung thư đường tiêu hoá

C. Ung thư vú

D. Ung thư tuyến giáp

Câu 10. PSA là chất chỉ điểm giúp chẩn đoán:

A. Ung thư tinh hoàn

B. Ung thư gan

C. Ung thư buồng trứng

D. Ung thư tiền liệt tuyến

Câu 11. Chất chỉ điểm đặc hiệu cho ung thư tuỵ và đường mật là:

A. CA 15-3

B. CA 19-9

C. CA 125

D. CEA

Câu 12. Các nguyên nhân gây ung thư có thể là:

A.Vi khuẩn, virus

B. Virus, thuốc

C. Nhiễm trùng, miễn dịch

D. Hoá chất, nhiễm trùng

Câu 13. Đặc điểm của tế bào ung thư là:

A. Sinh sản và phát triển một cách có tổ chức

B. Là những tế bào non, chuyển hoá chậm, lấn át những tổ chức xung quanh

C. Chịu sự kiểm soát của những cơ chế điều hoà tự động có trong tế bào

D. Tổ chức ung thư sản sinh ra các kháng nguyên ung thư

Câu 14. Chọn ý đúng nhất: CEA dương tính cao trong:

A. Ung thư gan


B. Ung thư tụy

C. Ung thư đường tiêu hóa

D. Ung thư đại tràng

Câu 15. Chỉ dấu ung thư nào sau đây tăng cao trong ung thư tụy

A. AFP

B. CA 15-3

C. CA 19-9

D. CA 125

Câu 16. Chọn xét nghiệm hóa sinh phù hợp cho bệnh nhân nam, >50 tuổi bị phì đại
tuyến tiền liệt

A. PSA toàn phần, PSA tự do, tỷ lệ PAS (f)/PSA (tt)

B. PSA tự do, Phosphatase kiềm

C. Phosphatase acid, LDH

D. Cholesterol, GOT, GPT, Tổng PT nước tiểu

Câu 17. Dấu ấn ung thư nào sau đây có bản chất là enzym

A. HCG

B.CEA

C. AFP (sai)

D. PR

Câu 18. Xét nghiệm máu sau đây có thể tăng trong ung thư biểu mô nhầy (khối u nhầy
ác tính của buồng trứng)

A. Vitamin B12, acid folic

B. Ferritin, sắt, transferrin

C. CA 125, CEA, CA 19-9, Inhibin A và B

D. Tất cả đều đúng


Câu 19. Ung thư buồng trứng

A. CEA (+) và CA 19-9 (+++)

B. CEA (+) và SCC (+)

C. CA 19-9 (+++)

D. CA 72-4 (++) và CA 125(+++)

Câu 20. Ung thư thực quản

A. CEA (+) và CA 19-9 (+++)

B. CEA (+) và SCC (+)

C. CA 19-9 (+++)

D. CA 72-4 (++) và CA 125(+++)

Câu 21. CEA là kháng nguyên

A. Không đặc hiệu

B. Không nhiều lợi ích

C. Biểu mô phôi

D.

Câu 22. Chất chỉ điểm đặc hiệu ung thư phổi không tế bào nhỏ là:

A. Calcitonin

B. βhCG

C. CA 15-3

D. CYFRA 21-1

Câu 23. PSA-total và PSA-free là các chất chỉ điểm chọn lọc trong chuẩn đoán ung thư

A. Tinh hoàn

B. Gan
C. Buồng trứng

D. Tuyến tiền liệt

Câu 24. Dấu ấn ung thư có nguồn gốc từ kháng nguyên bào thai là:

A. ACTH

B. VMA

C. EGFR

D. CEA

Câu 25. Trong bệnh ung thư tuyến giáp khi nồng độ Anti-TG (anti-thyroglobulin) tăng
cao có thể ảnh hưởng đến nồng độ của TG theo hướng.

A. Làm tăng

B. Làm giảm

C. Không thay đổi (sai)

D. Tất cả đều sai

Câu 26. Tumor marker CA 19-9 có thể dùng theo dõi bệnh

A. Ung thư máu

B. Ung thư gan

C. Ung thư phổi

D. Ung thư tụy

Câu 27. Các tumor marker KHÔNG dùng trong chẩn đoán ung thư phổi

A. CEA

B. Cyfra 21-1

C. NSE (Neuron specific enolase)


D. CA 72-4

Câu 28. Các tumor marker có thể dùng trong chẩn đoán và theo dõi ung thư tinh hoàn
là:

A. PSA; testosterone; LDH.

B. CEA; PSA; LDH; ALP

C. AFP; βhCG; testosterone; LDH

D. GOT; GGT; glucose; amylase

Câu 29. Các tumor marker có thể dùng trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ.

A. Cyfra 21-1

B. NSE (Neuron specific enolase)

C. ProGRP (Progastrin-releasing peptide)

D. Cả B và C đúng.

Câu 30. Tìm câu đúng:

A. SCC là đấu ấn của ung thư phổi tế bào nhỏ

B. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ (SCLC) hướng điều trị chủ yếu là hóa trị liệu và xạ trị
liệu.

C. Pro GRP Là dấu ấn của ung thư phổi tế bào nhỏ.

D. B và C đúng

Câu 31. Xét nghiệm nào sau đây có thể tăng trong ung thư biểu mô nhầy ( khối u ác
tính) của buồng trứng?

A. Vitamin B12 và acid folic

B. Ferritin, sắt, transferrin.

C. CA125; CEA; CA19-9; InhibinA và B


D. IgG; IgA; EPO

Câu 32. CA 19-9 có tác dụng gì trong ung thư dạ dày

A. Chẩn đoán

B. Chẩn đoán giai đoạn

C. Cho biết tình trạng tái phát

D. Cho biết tình trạng di căn

Câu 33. CA 72-1 là marker chẩn đoán ung thư:

A. Ung thư phổi phổi tế bào nhỏ

B. Ung thư dạ dày

C. Ung thư tụy

D. Ung thư đường mật

Câu 34. Xét nghiệm nào có giá trị trong chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng tái phát?

A. HCG

B. AFP

C. Serotonin

D. CEA

Câu 35. Marker nào có giá trị trong theo dõi di căn ung thư vú

A. MSA

B. βhCG

C. MCA

D. Cả A và C

Câu 36. CEA có giá trị để chẩn đoán……ung thư đại trực tràng.

A. Sớm
B. Biến chứng

C. Tái phát sau điều trị

D. Phân biệt

Câu 37. Dấu ấn ung thư chỉ điểm ung thư gan

A. CA 19-9

B. ALP

C. CA125

D. AFP

Câu 38. Ý nào sau đây là sai khi nói về nguyên tắc cơ bản khi sử dụng maker ung thư

A.Theo dõi động học kết hợp với lâm sàng

B. Loại trừ các nguyên nhân tăng không phải do ung thư

C. Nồng độ maker huyết thanh tăng

D. Không cần sự phối hợp của các maker

Câu 39. Đâu không phải là chất chỉ điểm ung thư phổi:

A. Cyfra 21-1

B. CEA

C. SCC

D. HE4

Câu 40. Dấu ấn ung thư nào có bản chất là hormon

A. HCG

B. ER
C. AFP

D. CA125

PHẦN II: CASE LÂM SÀNG (5 case)

Case 1:

Bệnh nhân L.T.U, nam, năm sinh: 1960. BN bị viêm gan B phát hiên cách 10 năm, điều trị
thường xuyên Tenofovir 300mg x 1 viên/ ngày, không hút thuốc lá, không uống rượu. Cách
ngày vào viện 1 tháng bệnh nhân xuất hiện vàng da, vàng mắt tăng dần, vàng sậm toàn thân,
nước tiểu vàng đậm, phân nhạt màu, kèm ngứa nhiều toàn thân. Bệnh nhân có kèm đau tức
âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, đau không liên quan tới bữa ăn, gầy sút
5kg/1 tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt. Các chỉ định xét nghiệm

Chỉ số Kết quả

Bilirubin toàn phần 298/253,7 mmol/l

AST/ALT 69/29 U/l

Ure 5 mmol/l

Creatinin 60 mmol/l

HBsAg +

AFP 9656.0 ng/ml


Câu 41. Chẩn đoán có khả năng phù hợp nhất với bệnh nhân này

A. Tắc mật

B. Ung thư biểu mô tế bào gan

C. Ung thư đường mật

D. Tắc mật chưa loại trừ ung thư biểu mô tế bào gan

Câu 42. Cần làm thêm xét nghiệm gì:

A. CA 19-9

B. CEA

C. CA 125

D. SCC

Câu 43. Xét nghiệm nào là tiêu chuẩn vàng kết hợp với các xét nghiệm trên để chẩn
đoán?

A. GGT

B. PIVKA II

C. Albumin

D. Sinh thiết gan

Case 2:

BN Nguyễn. X.A là nam, 15 tuổi, bệnh nhân xuất hiện đau bụng vùng quanh rốn, hố chậu
trái, thành cơn, tăng dần, kèm bí trung đại tiện, bụng chướng dần, nôn buồn nôn ít, không sốt.
Không có phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc. Thăm trực tràng không thấy u bất
thường.

Cận lâm sàng: Cắt lớp vi tính ổ bụng: Các quai ruột non và khung đại tràng giãn lớn, đường
kính lớn nhất 57mm, trong có mức dịch khí, vị trí chuyển tiếp là đoạn đại tràng trái, tại vị trí
này, thành đại tràng dày nhẹ.
Các chỉ số xét nghiệm như sau:

Chỉ số Kết quả Khoảng tham chiếu

ALT 37 U/L <40 U/L

AST 42 U/L <40 U/L

GGT 30 U/L <55 U/L

AFP 95 ng/mL <10 ng/mL

CA 19-9 44 U/mL ≤ 37 U/mL

Câu 44. Chẩn đoán khả năng nhất với bệnh nhân?

A. Tắc ruột

B. Ung thư đại tràng

C. Ung thư đại tràng trái

D. Xơ gan

Câu 45. Xét nghiệm gì cần được ưu tiên làm tiếp theo cho bệnh nhân?

A. CA 125

B. CEA

C. CA 15-3
D. CYFRA 21-1

Câu 46. Các chỉ số bất thường của bệnh nhân?

A. AFP và CA 19-9

B. AFP

C. GGT, AST và AFP

D. AFP, CA 19-9 và AST

Case 3:

BN nam 49 tuổi vào viện lý do: Đau hạ sườn phải, mệt mỏi, ăn kém. Bệnh khởi phát
cách đây 1 tháng, BN thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, hạ sườn phải đau tức âm ỉ. Gầy sút
5kg/2 tuần.

Khám:

– Thể trạng gầy BMI =17.


– Da vàng, củng mạc mắt vàng, không phù, nhiệt độ bằng 37,8 độ C - Mạch: 68
lần/ph. Huyết áp: 120/75 mmHg
– Siêu âm: Gan to toàn bộ, bờ không đều, không có huyết khối tĩnh mạch cửa, nhiều
cấu trúc echo lan tỏa cả 2 thùy gan, túi mật không to.

Tên thông số Kết quả Khoảng tham chiếu

AST (U/L) 256 < 40

ALT (U/L) 185 < 40

GGT (U/L) 156 < 55

Albumin (g/l) 28 35-52


Protein (g/l) 46 60-80

Bilirubin toàn phần (µmol/L) 48 3,4-17,1

Bilirubin trực tiếp (µmol/L) 25 <7

CA 19-9 (IU/mL). 33 0-37

CEA (ng/mL) 2,54 0-5

AFP (ng/mL) 1210 < 10

Câu 47. AST, ALT tăng cao, AST/ALT > 1 gợi ý điều gì:

A. Hội chứng hủy hoại tế bào gan

B. Hội chứng tắc mật

C. Ung thư biểu mô tế bào gan

D. Viêm gan virus

Câu 48. Albumin giảm, AFP tăng cao gợi ý điều gì?

A. Hội chứng hủy hoại tế bào gan


B. Hội chứng tắc mật
C. Ung thư biểu mô tế bào gan
D. Viêm gan cấp tính

Câu 49. Xét nghiệm nào ít giá trị hơn các phương pháp còn lại?
A. Siêu âm gan

B. Sinh thiết gan

C. Chụp cắt lớp

D. Đo chỉ số ure trong máu

Case 4

Một người đàn ông 70 tuổi đến gặp bác sĩ chăm sóc chính của mình phàn nàn về những cơn
đau bụng liên tục và ngày càng tăng trong tháng qua. Anh ấy đã ghi nhận sự suy nhược gần
đây và sụt cân, mà anh ấy cho là giảm cảm giác thèm ăn. Cha anh được chẩn đoán mắc bệnh
ung thư đại trực tràng ở tuổi cuối năm mươi. Bệnh nhân thừa nhận chưa từng nội soi và ăn
chế độ nhiều chất béo, ít chất xơ. Khám trực tràng cho thấy một khối có thể sờ thấy được và
có máu.

Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hematocrit của bệnh nhân là 28%. Bệnh
nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng.

Câu 50. Các dấu hiệu và triệu chứng cho CrC:

A. Gồm đau bụng, thiếu máu hồng cầu nhỏ, chảy máu/chất nhầy trực tràng, giảm cân và
tiêu chảy lẫn máu.

B. Gồm đau bụng, thiếu máu hồng cầu trung bình, chảy máu/chất nhầy trực
tràng, thay đổi thói quen đi tiêu, giảm cân và mót rặn.

C. Gồm đau bụng, thiếu máu hồng cầu nhỏ, chảy máu/chất nhầy trực tràng, thay đổi
thói quen đi tiêu, giảm cân và mót rặn.

D. Gồm trướng bụng, thiếu máu hồng cầu trung bình, chảy máu/chất nhầy trực tràng,
thay đổi thói quen đi tiêu, tăng cân.

Câu 51. Phương pháp chẩn đoán CrC chính xác nhất?

A. Nội soi đại trực tràng

B. Xét nghiệm máu


C. Xét nghiệm phân

D. Sinh thiết đại trực tràng

Câu 52. Xét nghiệm nào có giá trị trong chẩn đoán theo dõi ung thư đại tràng tái phát?

A. HCG

B. AFP

C. Serotonin

D. CEA

Case 5

Một người đàn ông 56 tuổi đến khoa cấp cứu với tiền sử buồn nôn và nôn trong ngày, sụt cân
bất thường: giảm 13,6 kg trong vài tháng qua. Anh ấy nhìn thấy những đốm đen trong bãi nôn
của mình, trông khá giống bã cà phê. Anh ấy cho biết có cảm giác đầy bụng và không thèm
ăn, đặc biệt là đối với thịt. Anh ta không bị tiêu chảy, táo bón, nhưng gần đây ghi nhận tình
trạng sốt và ớn lạnh kèm theo đổ mồ hôi ban đêm.

Kiểm tra cho thấy bệnh nhân không chướng, bụng mềm, có khối vùng thượng vị săn chắc.
Các phát hiện liên quan trong phòng thí nghiệm như sau:

- Hematocrit: 28%
- Hemoglobin: 9 g / dL
- Số lượng bạch cầu: 9000 / mm3
- Xét nghiệm phân: Guaiac dương tính, Âm tính với buồng trứng và ký sinh trùng.

Câu 53. Chẩn đoán có khả năng xảy ra nhất là?

A. Ung thư tuyến tiền liệt B. Ung thư dạ dày

C. Ung thư vòm họng D. Ung thư tử cung

Câu 54. Xét nghiệm nào phối hợp tốt hơn với CA 72-4 để phát hiện sớm nguy cơ K dạ
dày?

A. CA 19-9
B. CEA

C. CA 125

D. Pepsinogen

Câu 55. Cần làm thêm xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân?

A. Nội soi đại tràng và xét nghiệm phân. B. Sinh thiết tế bào.

C. Test Lẩy da. D. Nội soi thực quản và sinh thiết tế


bào.

PHẦN III: TRẮC NGHIỆM LỰA CHỌN ĐÚNG SAI (10 câu)

Câu 56. Dấu ấn ung thư chỉ đặc hiệu cho những loại ung thư nhất định

A. Đúng B. Sai

Câu 57. Nồng độ dấu ấn ung thư trong máu chỉ phản ánh thể tích khối u mà không
phản ánh mức độ hoạt động

A. Đúng B. Sai

Câu 58. Một dấu ấn ung thư lý tưởng trên lâm sàng phải là dấu ấn đặc hiệu cho nhiều
loại ung thư, đồng thời dấu ấn này phải phải có độ nhạy đủ để phát hiện những khối u
nhỏ giúp cho việc chẩn đoán sớm hoặc sàng lọc

A. Đúng B. Sai

Câu 59. Dấu ấn ung thư đặc hiệu là tiêu chuẩn chẩn đoán vàng cho ung thư

A. Đúng B. Sai

Câu 60. Sự sản xuất hormon ở bệnh nhân ung thư liên quan đến 2 con đường riêng
biệt: (1) nội tiết sản xuất một lượng dư thừa hormone; (2) hormon được sản xuất bởi
mô không phải tuyến nội tiết

A. Đúng B. Sai

Câu 61. Calcitonin là polypeptide có 32 acid amin, trong lượng phân tử khoảng 3400
được sản xuất bởi tế bào C của tuyến giáp trạng.
A. Đúng B. Sai

Câu 62. Các dấu ấn ung thư có bẩn chất là carbohydrate là: (1) kháng nguyên bề mặt
tế bào hoặc bề mặt khối u; (2) sản phẩm bài tiết bởi các khối u.

A. Đúng B. Sai

Câu 63. Dấu ấn ung thư có bản chất là enzym thường đặc hiệu hơn các dấu ấn có bản
chất là carbohydrate.

A. Đúng B. Sai

Câu 64. Sàng lọc ung thư bằng marker ung thư có ý nghĩa quan trọng lâm sàng.

A. Đúng B. Sai

Câu 65. Dấu ấn ung thư có vai trò quan trọng trong theo dõi hiệu quả của điều trị ung
thư.

A. Đúng B. Sai

You might also like