You are on page 1of 17

ĐIỀU TRA CƠ BẢN SỨC KHOẺ

RĂNG MIỆNG
TS. BS. Nguyễn Thị Nhật Vy
Mục tiêu
• Liệt kê được các bước điều tra sức khoẻ răng miệng
• Hiểu các thiết kế nghiên cứu cơ bản
• Phương pháp cơ bản điều tra sức khoẻ răng miệng: WHO
(2013)
Điều tra sức khoẻ để làm gì?
àTheo dõi liên tục tình trạng sức khoẻ răng miệng của
cộng đồng
àĐánh giá tình trạng SK CĐ
àXác định vấn đề ưu tiên (vấn đề ở đâu? Ảnh hưởng
ai? Hoạt động dự phòng hướng tới đâu?)
àĐánh giá các chương trình và tiến hành nghiên cứu
Phương pháp điều tra tiêu chuẩn?
• Có thể so sánh được giữa các địa phương, khu vực, và quốc gia.
• Các thông số đánh giá phải thống nhất và tiêu chuẩn.
CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG
1. Thiết lập mục tiêu nghiên cứu.
2. Thiết kế nghiên cứu.
3. Chọn mẫu.
4. Tiến hành điều tra/ khám/ thu thập số liệu.
5. Phân tích số liệu.
6. Rút ra kết luận.
7. Công bố kết quả/ viết báo cáo.
1. Thiết lập mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng.
• Nghiên cứu được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu.
• Mục tiêu có thể là kiểm định một giả thuyết hoặc mô tả những gì đã
đo lường.
Nghiên cứu dịch tễ học
1. Tần suất của bệnh: Đo lường bệnh

2. Phân bố bệnh:
Thời gian: bệnh tăng/ giảm theo thời gian?
Địa lý: xuất hiện ở đâu?
Đối tượng: ai là người mắc bệnh trong quần thể

3. Yếu tố quyết định sức khoẻ: sự khác nhau của các đặc
điểm cá nhân giữa người mắc và người không mắc bệnh.
2. Thiết kế nghiên cứu
Loại nghiên cứu

Nghiên cứu dọc và cắt ngang:

Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu:

Nghiên cứu quan sát và can thiệp:


3. Chọn mẫu
Quần thể
¹
Mẫu

• Xác định quần thể nghiên cứu: vùng địa lý, tuổi, giới, hay đặc điểm
đặc biệt nào đó… dựa trên mục tiêu và tính thực tiễn của nghiên cứu
của bạn.
• Nếu quần thể nghiên cứu lớn, phân tán về mặt địa lý à khó tiếp cận
3. Chọn mẫu
• Khung mẫu: là danh sách thực tế của các cá nhân mà mẫu sẽ được
lấy ra. Lý tưởng nhất là bao gồm toàn bộ quần thể mục tiêu
Ví dụ: Điều tra tỉ lệ sâu răng của sinh viên trường đại học Y- Dược
Huế (6,937 sinh viên) à Khung mẫu gồm tên và địa chỉ liên lạc của
6,937 sinh viên.
• Tính cỡ mẫu: Tính số lượng cá thể đưa vào mẫu nghiên cứu.
Có nhiều công thức tính cỡ mẫu khác nhau, tuỳ thuộc
vào kết quả mong đợi với phương pháp phân tích thống kê.
3. Chọn mẫu
• Kĩ thuật chọn mẫu xác suất:
- Ngẫu nhiên đơn
- Ngẫu nhiên hệ thống
- Phân tầng
- Mẫu chùm (cụm)
Mẫu nhiều giai đoạn
3. Chọn mẫu
• Kĩ thuật chọn mẫu không
xác suất:
- Thuận tiện
- Có mục đích
- Quả bóng tuyết
- Chỉ tiêu
4. Tiến hành điều tra
• Phương pháp điều tra/ thu thập: chuẩn hoá phương pháp để có thể so
sánh kết quả giữa các nghiên cứu khác nhau.
• Phương tiện hỗ trợ chẩn đoán: tối thiểu là ghế ngồi, nguồn sáng, và dụng
cụ làm sạch mảng bám răng.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán: cần đơn giản để có thể tái sử dụng và chuẩn hoá.
Validity: độ chuẩn xác
Reliability: độ ổn định
• Ghi dữ liệu
• Đào tạo và hiệu chuẩn người khám: Intra-examiner và inter-examiner
• Đồng thuận
5. Phân tích số liệu
• Phương pháp phân tích số liệu cần được quyết ngay từ giai đoạn đầu
của nghiên cứu.
• Nghiên cứu dịch tễ:
Thống kê mô tả
Thống kê phân tích
6. Rút ra kết luận
• Cần thận trọng.
• Không thể ngoại suy cho toàn bộ quần thể trừ khi cuộc điều tra được
thiết kế phù hợp.

Correlation – Association – Relationship – Causation


7. Công bố kết quả / viết báo cáo
• Rõ ràng, đơn giản à dễ hiểu
• Cấu trúc thường dùng:
Mở đầu: lý do tiến hành, khái quát các tài liệu, mục tiêu nghiên
cứu, giả thuyết nghiên cứu.
Vật liệu và phương pháp: chọn và mô tả mẫu ng/c, phương
pháp chẩn đoán, tiêu chuẩn chẩn đoán, kĩ thuật.
Kết quả: bảng, đồ thị…
Bàn luận và kết luận.
WHO - Điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng:
Phương pháp cơ bản (2013)

You might also like