You are on page 1of 43

Điều tra cơ bản

sức khỏe răng miệng


Nguyễn Thị Hoàng Yến
Khoa Răng Hàm Mặt
Mục tiêu học tập: sau bài học bày, sinh viên có thể trình bày
được:
1. Mục tiêu của điều tra cơ bản SKRM
2. Khái niệm điều tra định hướng
3. Thiết kế điều tra
4. Các bước tiến hành điều tra
5. Cách viết báo cáo kết quả điều tra SKRM
Giới thiệu chung về mục đích của điều tra cơ bản SKRM

• Điều tra cơ bản SKRM (Oral Health Surveys): thu thập các thông
tin cơ bản về SKRM
• Tổ chức y tế thế giới WHO đã có lịch sử lâu dài về điều tra dịch tễ
học sức khỏe răng miệng. Ngân hàng dữ liệu sức khỏe răng
miệng toàn cầu (Global Oral Health Data Bank)- được thiết lập
năm 1967, bắt đầu từ tình hình sâu răng ở trẻ em của các nước
công nghiệp, nhu cầu về việc lập kế hoạch cho các dịch vụ chăm
sóc SKRM và các chương trình can thiệp cộng đồng.
• Theo thời gian, WHO khuyến khích các quốc gia khác báo cáo
thông tin về bệnh tật để có sự so sánh bằng cách sử dụng
phương pháp điều tra chuẩn, với các nhóm tuổi: 5-6, 12, 15, 35-
44, ≥ 65.
• Để đảm bảo số liệu có tính giá trị và tin cậy, WHO đã thiết kế các
dụng cụ cũng như phiếu ghi nhận kết quả trong quá trình thu
thập số liệu.
• Mục tiêu nhằm thu thập thông tin cơ bản về:
+ Tình trạng răng miệng: tình trạng răng, sự phát triển
bất thường của răng, tình trạng nha chu, các tổn thương mô
mềm và tiền ung thư,…
+ Nhu cầu điều trị

• Điều tra cơ bản KHÔNG nhằm mục tiêu:


+ Thu thập thông tin về các yếu tố nguyên nhân gây
bệnh/làm trầm trọng bệnh
+ Hiệu quả lâm sàng các biện pháp phòng ngừa và điều trị
bệnh trong cộng đồng.

→ Cung cấp dữ liệu về SKRM và kinh nghiệm của các chương


trình cho các chuyên gia SKRM, các nhà hoạch định chính sách,
các nhà nghiên cứu và công chúng nói chung với mục đích
nâng cao sức khỏe răng miệng cho cộng đồng.
Điều tra định hướng
(Pathfinder surveys)
• Sử dụng phương pháp chọn mẫu thực tế, ít tốn kém: mẫu cụm –
phân tầng, bao gồm các phân nhóm dân số quan trọng nhất có
mức độ bệnh khác nhau.
• Điều tra cũng bao gồm một số lượng thích hợp các cá thể thuộc
các nhóm tuổi chỉ số đặc biệt ở bất kỳ một địa điểm nào.
• Cung cấp thông tin:
+ Tỷ lệ toàn bộ các bệnh lý và tình trạng RM phổ biến trong quần
thể
+ Sự khác nhau về mức độ bệnh, độ trầm trọng và nhu cầu điều
trị của các phân nhóm trong dân số.
→ Xác định nhu cầu chăm sóc cho các độ tuổi khác nhau.
• Điều tra định hướng có thể là:
+ Điều tra thăm dò (pilot study) : gồm những phân nhóm
quan trọng nhất trong cộng đồng, chỉ cần 1 hay 2 tuổi chỉ số
→ cung cấp lượng thông tin tối thiểu cho việc lập kế hoạch

+ Điều tra định hướng quốc gia: đầy đủ các địa điểm, đủ các
phân nhóm quan trọng trong dân số (có mức độ bệnh và
nhu cầu điều trị khác nhau), ít nhất 3 nhóm tuổi hay tuổi chỉ
số.
Thiết kế điều tra
Độ tuổi điều tra

5 tuổi: bộ răng sữa

12 tuổi: Trẻ vào cấp 2, đây là lứa tuổi thuận lợi để tiến hành
điều tra. Độ tuổi này, trẻ đã mọc hoàn toàn răng vĩnh viễn,
ngoại trừ răng số 8.

15 tuổi: So sánh tự tiến triển của sâu răng so với trẻ 12 tuổi.
Đánh giá tình trạng viêm nha chu thanh thiếu niên
35-44 tuổi: Độ tuổi người trưởng thành
Đánh giá toàn diện tình trạng sâu răng, nha chu và tình hình
chăm sóc răng miệng

65-74 tuổi: Chiến lược chăm sóc răng miệng phù hợp cho
người già
- Giám sát ảnh hưởng chung của các dịch vụ CSRM trong cộng
đồng
- Dễ thu thập mẫu vì người già thường ở quanh khu vực sinh
sống, không như các nhóm đối tượng khác.
Địa điểm điều tra

• Các địa điểm được chọn trong điều tra:


+ Tùy mục tiêu nghiên cứu
+ Thường dựa vào phân vùng hành chính của quốc gia: thủ
đô, thành phố lớn, thị xã, thị trấn, và vùng nông thôn. Quốc
gia có nhiều vùng địa dư: chọn ít nhất 1 điểm cho mỗi vùng
địa dư.
+ Thường 10-15 địa điểm chọn là đủ.
Số lượng mẫu
• Điều tra thăm dò – pilot study
- Cần ước lượng trước khi điều tra chính thức nếu mức độ bệnh
trong quần thể chưa biết.
- Để nhanh chóng và hiệu quả thì phân nhóm cá thể thành 2
nhóm: có và không có bệnh
- Cỡ mẫu nên tối thiểu để không lãng phí.
Ví dụ: khám 2 hoặc 3 lớp trẻ 12 tuổi ở 2 hay 3 trường có điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau.
Nếu: 20% trẻ trong một lớp không sâu  tỷ lệ sâu răng thấp
5-20% không sâu  trung bình
<5% không sâu  cao
Điều tra chính thức
- Tùy vào tỷ lệ ước tính và mức độ trầm trọng của bệnh, số lượng
cá thể ít nhất trong mỗi nhóm tuổi từ 25-50.

- Mẫu 25 đối tượng (cân bằng giữa nam và vữ): dành cho những
vùng mà ước tính tình trạng sâu răng thấp.
Khu vực có tình trạng sâu trung bình hoặc cao: mẫu tối thiểu 50.
Ví dụ: nguy cơ sâu răng <20% (mức độ thấp), chọn 25 cá thể cho
mỗi điểm.

• Thành thị:
4 điểm ở thủ đô/vùng trung tâm
25 cá thể x 4 điểm = 100 cá thể
2 thành phố lớn: 2 điểm cho mỗi thành phố
25 cá thể x 2 điểm x 2 thành phố =100 cá thể
• Nông thôn: 4 làng: mỗi làng 1 điểm
25 cá thể x 4 làng = 100 cá thể

Tổng cộng : 25 cá thể x 12 địa điểm = 300 cá thể


Khám cho 5 nhóm tuổi chỉ số thì tổng cỡ mẫu sẽ là
300 cá thể x 5 nhóm tuổi = 1.500 cá thể
Công thức tính cở mẫu trong nghiên cứu cắt ngang

n= Z21- α/2 P(1-P)/d2

• Z: hệ số tin cậy Z1- α/2 =1.96


• α: mức ý nghĩa thống kê (0.05)
• P: tỷ lệ ước tính
• d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn

p < 0.1 d= p/2


0.1 < p < 0.3 d=0.05
0.3 ≤ p ≤ 0.7 d=0.1
0.7 < p < 0.9 d=0.05
p > 0.9 d=(1-p)/2

http://www.iph.org.vn/(Viện y tế công cộng TPHCM)


Các loại mẫu nghiên cứu

• Mẫu ngẫu nhiên có xác suất


- Ngẫu nhiên đơn
- Ngẫu nhiên hệ thống
- Phân tầng
- Mẫu chùm (cụm)
- Mẫu nhiều giai đoạn
-Mẫu ngẫu nhiên đơn giản - Simple random sample

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật
tự nào đó : lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa
chỉ…, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút
thăm, quay số, dùng bảng số ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để
chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu.
Thường vận dụng khi các đơn vị của tổng thể chung không phân bố
quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về đặc điểm
đang nghiên cứu.
Mẫu ngẫu nhiên có hệ thống - Systematic random sample

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một
trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong
danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ;
sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như
thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.
Ví dụ : điều tra SKRM của trẻ 12 tuổi tại tỉnh A. Tổng số trẻ 12 tuổi
là 500.000 trẻ. Cỡ mẫu là 7000 trẻ. Như vậy, khoảng cách mẫu là
k= 500.000/7000 =71,4  k=71. chọn một trẻ ngẫu nhiên có số
thứ tự nhỏ hơn 71, được số 30, trẻ tiếp theo sẽ là 101,…
Mẫu ngẫu nhiên phân tầng - Stratified random sample

Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo cách thức có liên quan đến
mục đích nghiên cứu (theo giới, nhóm tuổi, nơi cư trú,..). Sau đó trong từng
tẩng, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để
chọn ra các đơn vị của mẫu.
Có 2 loại:
+ Mẫu tầng không cân xứng: mỗi tầng chọn ra số cá thể nhất định mà không
cấn biết số cá thể trong tầng
+ Mẫu tầng cân xứng: số cá thể chọn ra tương ứng với số cá thể trong tầng.
• Chọn mẫu chùm (cụm) - Cluster sampling
Điều này hữu ích khi:
- Toàn bộ dân số không rõ
- Không có khung mẫu thỏa
đáng tồn tại

• Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như
làng, xã, phường, lớp học,…). Sau đó, ta chọn ngẫu nhiên một
số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn. Thường
dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ của
các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu.
• Ví dụ : Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học, khi
đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh
viên, sau đó chọn ra các lớp để điều tra.
• Mẫu nhiều tầng – Multi-stage sample

• Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có
quy mô quá lớn và địa bàn nghiên cứu quá rộng.
• Là cách chọn mẫu tổng hợp của 4 loại mẫu trên. Mỗi tầng có
thể là một trong những cách chọn trên.
• Ví dụ: điều tra SKRM toàn quốc có thể dùng dạng mẫu này:
- Tầng 1: chia toàn quốc thành 6 vùng sinh thái và chọn vùng cần
thiết
- Tầng 2: số lượng tỉnh trong vùng
- Tầng 3: chọn huyện trong tỉnh
- Tầng 4: chọn xã trong huyện
- Tầng 5: chọn đối tượng trong xã
Tổ chức tiến hành cuộc điều tra
1. Chuẩn bị lược đồ điều tra - Preparing a Survey Protocol
• Mục tiêu điều tra
• Thông tin nào cần thu thập và phương pháp thu thập
(chuẩn bị bộ câu hỏi, phiếu khám,…)
• Mô tả phương pháp chọn mẫu
• Chuẩn bị nhân lực
• Phương pháp thống kê số liệu
2. Đồng ý từ chính quyền, hội đồng y đức
3. Kinh phí
4. Lịch trình nghiên cứu
5. Lên dach sách các cơ sở cần được giới thiệu khi có tình
trạng khẩn cấp
6. Báo cáo cho chính quyền địa phương
• Chuẩn bị nhân lực:
- Thư ký điều hành công việc chung
- Thư ký ghi dữ liệu:
• Cần tập huấn cho người ghi dữ liệu thu thập.
• Người ghi dữ liệu nên học thuộc các mã nghiên cứu để giúp quá
trình khám và ghi nhận diễn ra nhanh, đảm bảo chính xác.
• Người ghi dữ liệu nên cố định với người khám.

• Điều tra viên:


- Bao nhiêu người?
- Hiệu chuẩn như thế nào?
Hiệu chuẩn điều tra viên - Calibrating Examiners

• Chỉ số Kappa: được sử dụng để đánh giá mức độ kiên định của một
điều tra viên (internal reliability) và độ nhất trí giữa các điều tra viên
(external reliability).

• Hai lý do chính của sự khác biệt các chỉ số đánh giá:


- Sâu răng và nha chu có các mức độ bệnh khác nhau, dễ chẩn đoán
nhầm nếu không được huấn luyện về cách khám và chẩn đoán
- Yếu tố chủ quan của người điều tra dẫn đến kết quả có thể thay đổi

Mục tiêu của chuẩn hóa là:


- Để đảm bảo tất cả điều tra viên hiểu và thống nhất áp dụng các tiêu
chí đánh giá và mã nghiên cứu.
- Để đảm bảo rằng mỗi giám khảo có thể kiểm tra một cách nhất
quán.
• Huấn luyện người khám: Examiner Training

1. Xem lại tiêu chuẩn đánh giá và lược đồ nghiên cứu


Review of criteria and protocol
2. Xem lại các slide mô tả về các tiêu chuẩn chẩn đoán (ví dụ sâu
răng, bệnh nha chu)
Review of slides (PowerPoint) depicting the criteria
3. Đánh giá kiến thức về tiêu chuẩn đánh giá của người khám
Evaluation of trainees’ knowledge of the criteria
4. Khám minh họa
Demonstration Examinations
5. Thực hành khám
Practice Examinations
Cách thức hiệu chuẩn
• Nên chọn 20 đối tượng/ mỗi nhóm tuổi, có các mức độ bệnh
lý khác nhau.
• Nếu có 1 điều tra viên: khám lần lượt 20 người và lặp lại 2
lần/ngày. Thời gian lý tưởng là cách nhau 30 phút. Sau đó so
sánh kết quả giữa 2 lần khám.
• Nếu có nhiều điều tra viên: từng điều ra viên sẽ khám một
cách độc lập 20 người và so sánh kết quả.
• Chỉ số Kappa nên lớn hơn 60%.
Điều tra viên (ĐTV) ĐTV 1
ĐTV2 Lành mạnh Sâu Tổng

Lành mạnh a c a+c


Sâu b d b+d
Tổng a+b c +d a+b+c+d

• Ví dụ: chỉ đánh giá 2 mức độ: răng lành mạnh, răng sâu

• Hệ số Kappa K= Po – Pe/1- Pe
Trong đó : Po: tỷ lệ nhất trí quan sát= a+b/n(số đối tượng)
Pe = (a+c) x (a+b) + (b+d) x (c+d)/ (a+b+c+d)2
với: (a+c) x (a+b) là tỷ lệ quan sát lý thuyết cho răng lành mạnh
(b+d) x (c+d) là tỷ lệ quan sát lý thuyết cho răng sâu
Tính hệ số Kappa bằng SPSS
• Ý nghĩa hệ số Kappa:

Giá trị Độ nhất trí

1 Nhất trí hoàn toàn

0,89 - 0,99 Nhất trí cao

0,61 - 0,8 Nhất trí khá cao

0,41 - 0,6 Nhất trí trung bình

0,21 - 0,4 Nhất trí tương đối thấp

0,0001 - 0,2 Nhất trí thấp

< 0,000 Nhất trí quá thấp

0 Không nhất trí


2. Đồng ý từ chính quyền, hội đồng y đức

Phiếu đồng thuận


Phiếu đồng thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu cần được viết
bằng ngôn ngữ phổ thông đại chúng, dễ hiểu đối với người tham
gia không có trình độ chuyên môn. Phiếu đồng thuận cần đề cập
đến những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của cơ quan chủ trì nghiên cứu
- Tên đề tài, mã số đề tài, số giấy phép được hội đồng đạo đức
thông qua
- Mục đích của nghiên cứu
- Qui trình nghiên cứu mô tả ngắn gọn và rõ ràng: vì sao đối tượng
được mời tham dự: cách thức tuyển mộ, những ai được mời tham
dự, tuyển mộ như thế nào, tiêu chí tham gia và loại trừ; loại thông
tin và phương pháp thu thập sẽ được thu thập; cách thức bảo mật
và lưu trữ thông tin; hình thức công bố thông tin
- Quyền lợi khi tham gia
- Nguy cơ tiềm tàng đối với người tham gia nghiên cứu (trực tiếp và
gián tiếp). Cách thức giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ người tham gia.
- Tính chất tình nguyện của việc tham gia
- Họ tên/chữ kí của người tham gia (và người làm chứng nếu cần
thiết)
- Địa chỉ/họ tên của nghiên cứu viên
- Địa chỉ liên lạc khi cần giải đáp thắc mắc/khiếu nại (của Hội đồng
đạo đức)
- Địa chỉ người/cơ quan tư vấn (chăm sóc) y tế (nếu cần)
3. Kinh phí

Gồm:
- Hiệu chuẩn điều tra viên
- Điều tra thăm dò (nếu chưa có)
- Điều tra chính thức
- Lấy mẫu, xử lý số liệu

Trong quá trình tiến hành:


- Kinh phí ăn ở, đi lại của điều tra viên, thư ký ghi chép
- Quà cho đối tượng tham gia, người hỗ trợ,…
- In ấn, tờ truyền thông,…
4. Lịch trình điều tra

Tính toán:
- Thời gian di chuyển đến chỗ khám
- Thời gian set up chỗ khám
- Thời gian dự kiến khám cho mỗi đối tượng
- Mỗi buổi khám được bao nhiêu
- Báo cáo ngắn gọn với người phụ trách địa điểm tới khám
- Tính xem một địa điểm khám mất hết thời gian bao nhiêu
-…
Timetable
2021 2022
Hoạt động
nghiên cứu 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9
đọc tài liệu
viết đề cương
thông qua đề cương
điều tra thăm dò
phân tích số liệu
điều tra chính thức
nhập số liệu
phân tích số liệu
viết bài
nộp bài
bảo vệ tốt nghiệp
• Phiếu điều tra
Mã chuẩn (Standard Codes) được sử dụng cho tất cả các phần
của phiếu nghiên cứu.
- Phiếu điều tra sức khỏe răng miệng
Các nội dung chi tiết về các chỉ số điều tra cũng như mã số
tương ứng: tham khảo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng
của WHO, bản lần thứ 5, 2013.
https://www.who.int/oral_health/publications/97892415486
49/en/
Nhập và phân tích số liệu

• Test thống kê phải được đặt ra trước khi bắt đầu nghiên cứu.
• Trước khi có bộ số liệu nghiên cứu, cần nhập và kiểm tra độ
chính xác của số liệu.
Trình bày kết quả

Phải cẩn thận rằng kết luận có liên quan cụ thể cho cuộc điều
tra đã được thực hiện.
Kết luận không được hướng đến toàn bộ dân chúng trừ khi
điều tra được thiết kế phù hợp, mang tính đại diện cho cộng
đồng.
Viết kết quả điều tra
Phương pháp trình bày kết quả thông thường bao gồm:
a. Đặt vấn đề
- Lý do thực hiện khảo sát
- Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan.
- Tài liệu liên quan
- Mục tiêu điều tra: rõ ràng, súc tích các vấn đề cần giải quyết. Mục tiêu
phải đo lường được và thực thi được trong điều kiện hiện có của người
nghiên cứu.
b. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng:
+ lý do chọn đối tượng
+ cỡ mẫu
+ tiêu chuẩn chọn mẫu
+ cách chọn mẫu
- Phương pháp nghiên cứu
- Thời gian, không gian nghiên cứu: trường học, nhà máy,
trạm y tế,…
- Các bước tiến hành, biến số nghiên cứu.
- Test thống kê được sử dụng
c. Các kết quả
- Lập bảng và minh họa phù hợp, nhận xét kết quả
- Chú ý: tên bảng đặt ở trên, tên các loại minh họa khác (biểu
đồ, hình ảnh, sơ đồ,…) đặt ở đưới.
d. Thảo luận và kết luận
e. Kiến nghị: nếu có
• Tài liệu tham khảo bắt buộc:
Giáo trình Nha cộng đồng – Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược
Huế.
• Tài liệu tham khảo thêm:
1. CM Marya (2011), “A Textbook of Public Health Dentistry”, Jaypee
Brothers Medical Publishers
2. Gansky, Stuart, University of California, San Francisco. 2014,
“Protocol for the Training and Calibration of Dental Examiners”,

You might also like