You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN
--------------

------

BÀI THUYẾT TRÌNH


Chủ đề: Kiểm toán nợ tiềm tàng

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Ngọc Bích


Học phần: Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
Học phần: Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo
Mã học phần: 23C1ACC50712405
Nhóm: 5

TP.Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC
PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NỢ TIỀM TÀNG
1. Định nghĩa
2. Nguyên tắc ghi nhận
3. Đánh giá
4. Trình bày BCTC
5. Công bố (thuyết minh)
6. Bảng so sánh Nợ tiềm tàng và Dự phòng nợ phải trả
PHẦN B: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ
TIỀM TÀNG
PHẦN C: TRÁCH NHIỆM CỦA KTV VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN
1. Trách nhiệm của KTV
2. Thủ tục kiểm toán
PHẦN D: Ý KIẾN CỦA KTV
1. Minh họa 1
2. Minh họa 2
3. Minh họa 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc với một số
lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh công ty nước ngoài
xuất hiện. Điều này đồng nghĩa, thị trường Việt Nam đang được thế giới công nhận trong
bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội được tạo ra,
đó là sự biến động ngày càng phức tạp và những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát. Lúc này,
kế toán với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra các quyết định
kinh tế và kiểm toán với vai trò cung cấp đảm bảo về chất lượng của thông tin tài chính trở
thành một phần tử hạt nhân gắn liền với hệ thống quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt
động kinh tế của doanh nghiệp.

Đối với các đối tượng bên ngoài, thông tin tài chính giúp họ đưa ra các quyết định
kinh tế quan trọng như: đầu tư, bán chịu… Ngược lại đối với các nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp, những thông tin tài chính này thể hiện niềm tin, sự uy tính để thu hút các
nhà đầu tư hay chủ nợ hợp tác với doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện chính sách hạch
toán như thế nào được nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền nhất định đặc biệt quan tâm
để đảm bảo lợi ích của các bên, suy rộng ra là bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh
tế.

Trước những trở ngại mà nền kinh tế mang lại, doanh nghiệp phải đối mặt với các
rủi ro có thể xảy ra hoặc không ở hiện tại hoặc tương lai, dẫn đến gây khó khăn cho công
việc của kế toán. Với những rủi ro mang giá trị lớn đi kèm những ảnh hưởng quan trọng
đến tính hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng lại không thể xác định chắc chắn cả về
định lượng và định tính. Chính vì lý do này nên chúng tôi quyết định trình bày chủ đề “Nợ
tiềm tàng” với những nội dung được đề cập dưới đây.

Ở tiểu luận này, chúng tôi bàn về các quy định kế toán và kiểm toán về nợ tiềm tàng
trên cơ sở các chuẩn mực Việt Nam. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các quy định theo
chuẩn mực quốc tế được trình bày trên cơ sở khác biệt. Đồng thời, chúng tôi cũng cung
cấp cho đọc giả những minh họa cụ thể trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để
làm rõ, giúp đọc giả có cái nhìn dễ hiểu và trực quan hơn về chủ đề “Nợ tiềm tàng”.

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Kí Hiệu Nguyên Nghĩa

1 BCTC Báo cáo tài chính


2 TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính
3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
4 VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

5 HĐQT Hội đồng quản trị


6 KTV Kiểm toán viên
7 CTCP Công ty cổ phần
8 CTy TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
9 CTNY Công ty niêm yết
10 UBND Uỷ ban nhân dân

NỘI DUNG

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NỢ TIỀM TÀNG

1. Định nghĩa:

Trên thực tế, trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cho đến khi kết thúc niên độ
và công bố BCTC, có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến sự giảm sút
lợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở thời điểm khóa sổ doanh
nghiệp vẫn không thể xác định chắc chắn khả năng xảy ra hay định lượng cụ thể giá trị
giảm súc. Chẳng hạn như doanh nghiệp đang bị khách hàng khởi kiện và yêu cầu bồi
thường cho họ một số tiền lớn, nhưng đến thời điểm doanh nghiệp khóa sổ thì vụ kiến vẫn
chưa kết thúc. Vì vậy, tại thời điểm này không ai có thể chắc chắn rằng doanh nghiệp có
phải bồi thường hay không và cũng không thể xác định giá trị bồi thường là bao nhiêu.

Những nghĩa vụ với sự không chắc chắn về khả năng xảy ra như trên được gọi là nợ
tiềm tàng. Theo VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” đoạn 07 có định
nghĩa cụ thể như sau:

“a) Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của
nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của
một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm
soát được; hoặc

b) Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi
nhận vì:

(i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa
vụ nợ; hoặc
(ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.”

Thông thường nợ tiềm tàng thường phát sinh từ các nguyên nhân sau:

- Các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,
trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, về vi phạm hợp đồng, về môi trường…
- Những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế.
- Các cam kết về bảo lãnh. Trường hợp này xảy ra đối với đơn vị được kiểm
toán có cam kết bảo lãnh trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi họ không có khả năng chi
trả, điển hình như cam kết bảo lãnh cho một đơn vị khác vay vốn của ngân hàng. Ở ví dụ
này, cam kết bảo lãnh ràng buộc bên bảo lãnh phải trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng nếu
như bên được bảo lãnh không thể thanh toán. Do vậy, ta có thể hiểu rằng khoản nợ do cam
kết bảo lãnh gây ra cho bên bảo lãnh trở thành một khoản nợ tiềm tàng bởi không xác định
được khả năng xảy ra hay không và giá trị số nợ là bao nhiêu. Tuy nhiên, sự hiện diện của
khoản nợ này trên BCTC ở phần thuyết minh cũng đem lại cái nhìn khách quan hơn cho
bên thứ ba.

2. Nguyên tắc ghi nhận:

Khác với các khoản mục khác như dự phòng phải trả hay nợ phải trả, bản chất nợ
tiềm tàng là một khoản nợ không chắc chắn về khả năng xảy ra hay sự giảm sút lợi ích
kinh tế từ khoản nợ đó và giá trị cụ thể; vì vậy, nợ tiềm tàng không được ghi nhận như một
khoản mục trên bảng cân đối kế toán (nội bảng) của doanh nghiệp mà thông tin nợ tiềm
tàng trở thành một mục nhỏ trên TMBCTC của doanh nghiệp đó (ngoại bảng). Vấn đề ghi
nhận nợ tiềm tàng này được trình bày trong VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ
tiềm tàng” đoạn 23 như sau: “23. Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm
tàng.”

Ngoài ra, đoạn 25 VAS 18 cũng đề cập đến sự khác biệt cơ bản khi ghi nhận nợ
tiềm tàng và dự phòng phải trả của doanh nghiệp. “Khi doanh nghiệp chịu nghĩa vụ pháp
lý chung hoặc riêng rẽ đối với một khoản nợ, thì phần nghĩa vụ dự tính thuộc về các chủ
thể khác được xem như một khoản nợ tiềm tàng. Doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự
phòng cho phần nghĩa vụ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, trừ khi không đưa ra
được cách ước tính đáng tin cậy.”

3. Đánh giá:

Mặc dù, doanh nghiệp không được ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng như một khoản
mục trên BCTC nhưng thông tin về nợ tiềm tàng vẫn phải được đánh giá thường xuyên để
xác định liệu có xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế hay không. Bởi nếu xảy ra giảm sút về lợi
ích kinh tế thì doanh nghiệp phải ghi nhận nợ tiềm tàng lên bảng cân đối kế toán với tên
gọi là dự phòng hoặc nợ phải trả. Điều này được chuẩn mực kế toán quy định cụ thể tại
đoạn 26 VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”. Cụ thể,

“Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu. Do đó chúng
cần được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra
hay không. Trong trường hợp, sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có
liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận
khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ
trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.”.

4. Trình bày:

Để trình bày thông tin về nợ tiềm tàng trên BCTC, doanh nghiệp phải tiến hành theo
quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ
tiềm tàng” như sau:

Đầu tiên, đoạn 24 VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp trình bày nợ tiềm tàng khi chưa
xảy ra giảm sút về lợi ích kinh tế (“Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày theo quy định
tại đoạn 81, trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp”).

Tiếp đến đoạn 81 VAS 18 liệt kê những thông tin cần thiết để doanh nghiệp trình
bày nợ tiềm tàng lên TMBCTC.
“Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản
chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:
a) Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này theo quy định ở các
đoạn 32 - 48;
b) Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản
chi trả có thể xảy ra; và
c) Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.”
Đoạn 82 VAS 18, chuẩn mực đưa ra cách thức, điều kiện nhóm các thông tin về nợ
tiềm tàng và dự phòng phải trả trên TMBCTC. “ Khi xác định các khoản dự phòng hoặc
các khoản nợ tiềm tàng có thể tập hợp thành một loại để trình bày báo cáo tài chính thì
cần phải cân nhắc xem liệu bản chất của các khoản mục đó có tương đồng với nhau đủ để
trình bày chung trong một khoản mục trên báo cáo mà vẫn thỏa mãn quy định ở các đoạn
80 (a), (b) và 81 (a), (b). Ví dụ, hoàn toàn có thể nhóm chung các khoản dự phòng liên
quan đến việc bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng lại không thể nhóm chung dự
phòng bảo hành thông thường và các khoản phải trả liên quan đến vụ kiện.”
Đoạn 83 VAS 18: “Khi một khoản dự phòng và một khoản nợ tiềm tàng phát sinh
từ cùng một tình huống thì doanh nghiệp phải trình bày theo quy định ở đoạn 79 - 81 đồng
thời chỉ rõ mối liên hệ giữa khoản dự phòng và nợ tiềm tàng đó.” Trong đoạn 83 VAS 18,
chuẩn mực cung cấp cái thông tin để doanh nghiệp xử lý các sự kiện cùng phát sinh ra dự
phòng phải trả và nợ tiềm tàng, còn cách thức trình bày nợ tiềm tàng trên TMBCTC như
thế nào chủ yếu được đề cập đến ở đoạn 81 của chuẩn mực.

5. Công bố:

Doanh nghiệp không được ghi nhận nợ tiềm tàng trong các BCTC nhưng phải
thuyết minh thông tin. Mục đích thuyết minh nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người
sử dụng báo cáo tài chính vì các khoản nợ này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của
họ.
Hình thức công bố có thể như sau (Trang 196 - Sách Kiểm Toán):
“Vào ngày 30/11/20X0, một khách hàng đã kiện chúng tôi yêu cầu bồi thường một
khoản thiệt hại do mua hàng hóa kém phẩm chất của đơn vị. Tổng số thiệt hại vượt khỏi
mức bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của đơn vị là 500 triệu đồng. Thế nhưng, các nhà
quản lý và tư vấn pháp lý của chúng tôi cho rằng trách nhiệm mà chúng tôi có thể phải
gánh chịu cho số vượt mức này, nếu có sẽ không phải là một số tiền trọng yếu”

4. So sánh Nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trả:


Việc xác định nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trả là điều cần thiết để
có thể ghi nhận chính xác các khoản mục này. Phân biệt các khoản trên với nợ phải trả khá
đơn giản song rất dễ nhầm lẫn giữa nợ tiềm tàng và dự phòng phải trả.

6.1. So sánh Nợ tiềm tàng và Dự phòng phải trả:


Nợ tiềm tàng và Dự phòng phải trả có các điểm giống và khác như sau:

Tiêu chí Nợ tiềm tàng Dự phòng phải trả


Giống nhau - Chúng đều là nợ tiềm tàng (thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các
khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông
thường)
- Không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Định nghĩa Nợ tiềm tàng có thể là:
Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả
- Nghĩa vụ nợ có khả năng phát không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
sinh từ các sự kiện đã xảy ta và sự tồn Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận
tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác khi thỏa mãn các điều kiện sau:
nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc - Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện
không hay xảy ra của một hoặc nhiều tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên
sự kiện không chắc chắn trong tương lai đới) do kể quả từ một sự kiện đã xảy ra;
mà doanh nghiệp không kiểm soát - Sự giảm sút về những lợi ích kinh
được; tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ thanh toán nghĩa vụ nợ;
các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được - Đưa ra được một ước tính đáng tin
ghi nhận vì: cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
+ Không chắc chắn có sự giảm sút
về lợi ích kinh tế do việc phải thanh
toán nghĩa vụ nợ; hoặc
+ Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không
được xác định một cách đáng tin cậy.
Ghi nhận Không được ghi nhận Được ghi nhận và giá trị ghi nhận là giá trị
được ước tính một cách đáng tin cậy
Trình bày Trình bày trong Thuyết minh BCTC Khoản mục trên BCĐKT
& công bố
Xem xét lại Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra Các khoản dự phòng cần phải được xem
và điều chỉnh
không theo dự kiến ban đầu. Do đó xét lại vào mỗi ngày lập bảng tổng kết tài
chúng phải được ước tính thường xuyên sản và được điều chỉnh để phản ánh cách
để xác định xem liệu sự giảm sút kinh đánh giá tốt nhất theo giá trị hiện tại
tế có xảy ra hay không
Ước tính Không thể ước tính nghĩa vụ nợ một Có thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách
cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại đáng tin cậy thì lập dự phòng
không được ghi nhận và trình bày như
một khoản nợ tiềm tàng

Nợ tiềm tàng Dự phòng phải trả Nợ phải trả


Xử lý Thuyết minh Phản ánh như một ước Ghi nhận vào nợ
tính kế toán vào nợ phải phải trả
trả
Điều kiện - Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền Chắc chắn xảy ra, số tiền Đã xảy ra, số tiền
chưa xác định một cách đáng tin xác định một cách đáng xác định một cách
cậy tin cậy chính xác
- Có thể xảy ra (xác nhận bởi khả
năng xảy ra hay không xảy ra của
một hoặc nhiều sự kiện không chắc
chắn trong tương lai)

6.3. Bảng so sánh Nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trảMức độ
chắc chắn và độ tin cậy của số tiền tăng dần theo thứ tự: Nợ tiềm tàng, Dự phòng phải trả,
Nợ phải trả.

Lưu ý 1: Khi một vụ kiện tụng, tranh chấp xảy ra, có thể hình thành nợ tiềm tàng, có
thể hình thành dự phòng phải trả và cũng có thể là nợ phải trả.

Ví dụ: Công ty Rito Gamez bị đội tuyển KT Rerstol kiện vì dàn xếp sẵn trong việc
tổ chức bốc thăm, cố tình gây bất lợi cho đội tuyển trong giải đấu Chung Kết Hành Tinh
20x3. Số tiền đội tuyển KT đòi bồi thường lên đến $10m:
- Trường hợp công ty bị khởi kiện vào tháng 10/20x3 và sẽ xử vào 8/20x4. Lúc này
công ty không nắm chắc phần thắng, Rito có thể thắng/thua kiện, chưa có kết luận xác
nhận nghĩa vụ nợ của công ty, còn phụ thuộc vào quyết định của tòa án trong tương lai.
Vậy thì sự kiện này sẽ được phản ánh trên BCTC của Rito Gamez ngày 31/12/20x3 là một
khoản nợ tiềm tàng.

- Trường hợp bằng chứng chỉ ra rằng Rito Gamez cố tình gian lận đã quá rõ ràng,
chuyện công ty thua kiện là điều chắc chắn xảy ra, số tiền đền bù được xác định một cách
đáng tin cậy dựa trên khung hình phạt thì đơn vị sẽ lập khoản dự phòng phải trả.

- Trường hợp tòa đã ra quyết định xử đơn vị phải bồi thường $10m, nghĩa vụ nợ đã
được xác định một cách chính xác thì $10m được ghi nhận là một khoản nợ phải trả.

Lưu ý 2: Chúng ta có thể bị nhầm lẫn và bị rối khi xác định cách xử lý về mặt kế
toán đối với nợ tiềm tàng diễn ra sau ngày khóa sổ. Các sự kiện sau ngày khóa sổ có 2
nhóm chính là sự kiện cần điều chỉnh (adjusting event) và Sự kiện không cần điều chỉnh
(non-adjusting event). Sự kiện cần điều chỉnh thì phải điều chỉnh BCTC trước khi phát
hành trong khi sự kiện không cần điều chỉnh thì không cần điều chỉnh BCTC nhưng nếu
trọng yếu thì phải thuyết minh. Một khi đã được xác định là nợ tiềm tàng thì cách xử lý về
mặt kế toán chỉ có thể là thuyết minh.

PHẦN B: SỰ KHÁC BIỆT CHUẨN MỰC VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ NỢ


TIỀM TÀNG.

Theo chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 37

1. Định nghĩa:

Theo Đoạn 10, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng”,
một khoản nợ tiềm tàng là:

“ (a) Nghĩa vụ có thể phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ và sự tồn tại của
chúng sẽ chỉ được xác nhận bằng việc xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự
kiện không chắc chắn trong tương lai mà đơn vị không hoàn toàn kiểm soát được; hoặc là

(b) Nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ nhưng chưa được ghi
nhận vì:
i. Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc thực hiện nghĩa vụ nợ;
hoặc là

ii. Giá trị của nghĩa vụ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.”

2. Nguyên tắc ghi nhận:

Vì Nợ tiềm tàng là một khoản không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do
việc thực hiện nghĩa vụ nợ hoặc giá trị của nghĩa vụ đó không được xác định một cách
đáng tin cậy nên theo Đoạn 27 IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm
tàng”:

“27. Đơn vị không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.”

Theo Đoạn 29, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng”:

“29. Khi một đơn vị chịu trách nhiệm chung và bình đẳng đối với một nghĩa vụ,
phần nghĩa vụ nợ dự kiến thuộc về các chủ thể khác được coi như một khoản nợ tiềm tàng.
Đơn vị phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho phần nghĩa vụ nợ có thể xảy ra làm
giảm sút lợi ích kinh tế, ngoại trừ một số ít trường hợp không thể đưa ra ước tính đáng tin
cậy.”

3. Đánh giá:

Theo Đoạn 30, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng”:

“30. Các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không như dự kiến ban đầu. Do đó,
chúng phải được đánh giá liên tục để xác định liệu có sự giảm sút lợi ích kinh tế hay
không. Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến một khoản mục trước
đây là khoản nợ tiềm tàng, thì khoản dự phòng phải trả sẽ cần được ghi nhận trong báo
cáo tài chính của kỳ mà sự thay đổi gần như chắc chắn xảy ra (ngoại trừ một số ít trường
hợp không thể đưa ra ước tính đáng tin cậy).”

4. Trình bày:

Theo Đoạn 28, 86, 87, 88, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản
tiềm tàng”:

“28. Một khoản nợ tiềm tàng phải được thuyết minh trừ khi khả năng có sự giảm
sút lợi ích kinh tế là khó có thể xảy ra, theo yêu cầu tại đoạn 86”

“86. Trừ khi khó có thể xảy ra khả năng phải thanh toán nghĩa vụ, đơn vị phải
thuyết minh tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng theo từng nhóm nợ tại thời điểm kết
thúc kỳ kế toán và các thông tin sau nếu phù hợp:
(a) Một ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng, giá trị xác định theo đoạn 36-
52;

(b) Dấu hiệu về tính không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các
khoản chi trả; và

(c) Khả năng của bất kỳ khoản bồi hoàn nào.”

“87. Khi xác định các khoản dự phòng phải trả hay nợ tiềm tàng có thể tập hợp
được theo nhóm, cần phải xem xét liệu bản chất của các khoản này có tương tự với nhau
đủ để trình bày chung thành một nhóm đáp ứng yêu cầu của đoạn 85(a) và (b) và 86(a) và
(b). Mặc dù vậy, có thể nhóm chung thành một nhóm các khoản dự phòng phải trả liên
quan đến bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng không phù hợp để nhóm thành một
nhóm liên quan đến các khoản bảo hành thông thường và giá trị liên quan đến vụ kiện.”

“88. Khi dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng phát sinh từ cùng một tình huống, đơn
vị cần thuyết minh theo yêu cầu tại đoạn 84-86 để chỉ ra mối liên hệ giữa dự phòng phải
trả và nợ tiềm tàng đó.”

Nhìn chung, do được xây dựng dựa trên IAS 37 nên VAS 18 về căn bản thì đều
thống nhất với IAS 37 về Nợ tiềm tàng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trình bày nội dung
Chuẩn mực quốc tế IAS 37 với nội dung cơ bản từ chuẩn mực và không giải thích gì
thêm để cung cấp cho đọc giả cái nhìn khách quan về hai bộ chuẩn mực này.

PHẦN C: TRÁCH NHIỆM CỦA KTV VÀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN

1. Trách nhiệm kiểm toán viên

Nhu cầu kiểm toán xuất phát từ việc các chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông) bởi họ
không thể và cũng không cần thiết tự kiểm tra mọi thông tin tài chính của doanh nghiệp do
giám đốc doanh nghiệp chịu trách nhiệm lập và báo cáo cho họ, do vậy họ đã bổ nhiệm các
kiểm toán viên thay thế họ kiểm tra một cách độc lập và báo cáo lại theo ý kiến của mình
về tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính.Trách nhiệm của kiểm toán viên là
đảm bảo rằng trong báo cáo tài chính đó không có các sai sót trọng yếu, và nếu có các sai
sót trọng yếu, kiểm toán viên phải hành động theo hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm
toán và pháp luật.
“Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả
của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo
đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý
về việc liệu báo cáo tài chính của Công ty có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng
kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được
lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng
yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro
này, kiểm toán viên xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan đến việc lập và trình
bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với
tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát
nội bộ của Công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các
chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám
đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được
là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần về tình hình
tài chính và ý kiến kiểm toán ngoại trừ về kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền
tệ của chúng tôi.”

(Trách nhiệm của kiểm toán viên trong một số báo cáo kiểm toán)

2. Thủ tục kiểm toán

Thủ tục kiểm toán là các bước trong quy trình kiểm toán, là việc kiểm tra và xác
nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các
tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là
đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này. Theo Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam VSA 501 các thủ tục mà kiểm toán viên cần phải thiết kế và thực hiện gồm:

“09. Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán để xác định
các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót
trọng yếu, bao gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A17 - A19 Chuẩn mực này):
(a) Phỏng vấn Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và những người khác trong
đơn vị, kể cả chuyên gia tư vấn pháp luật trong đơn vị (nếu có thể)” Tuy nhiên cần lưu ý,
thủ tục này chỉ hữu ích nếu người quản lý không có chủ định giấu những khoản này. KTV
cần trình bày rõ cho họ biết về các khoản nợ tiềm tàng cần phải thuyết minh trên BCTC.
KTV cũng cần yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản giải trình cam kết đã thuyết minh đầy đủ
các khoản nợ tiềm tàng mà đơn vị đã biết.
“(b) Xem xét các biên bản họp Ban quản trị và thư từ trao đổi giữa đơn vị và
chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị. (Biên bản họp HĐQT, các hợp đồng vay nợ,
chứng từ pháp lý xác nhận, bảo lãnh…)
(c) Kiểm tra các khoản phí tư vấn pháp luật (xem hướng dẫn tại đoạn A20 Chuẩn
mực này).” Ví dụ như hóa đơn về phí tư vấn pháp luật được đề cập ở đoạn A20 VSA 510
và nhiều trường hợp khác.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp đánh giá tình đầy đủ của các vụ
kiện tụng và tranh chấp đã được nhắc đến ở đoạn 09 VSA 510. Cụ thể,

“A17. Các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị được kiểm toán có thể
có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và vì vậy, có thể cần phải được ghi nhận
hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính.

A18. Ngoài các thủ tục theo quy định tại đoạn 09 Chuẩn mực này, các thủ tục liên
quan khác có thể bao gồm việc sử dụng thông tin thu thập được từ các thủ tục đánh giá rủi
ro được thực hiện nhằm tìm hiểu về đơn vị và môi trường của đơn vị để giúp kiểm toán
viên biết được về các vụ kiện tụng và tranh chấp liên quan đến đơn vị.

A19. Bằng chứng kiểm toán thu thập được cho mục đích xác định các vụ kiện tụng
và tranh chấp mà có thể làm phát sinh rủi ro có sai sót trọng yếu cũng có thể cung cấp
bằng chứng kiểm toán về các vấn đề khác có liên quan đến các vụ kiện tụng và tranh chấp,
như việc định giá và đo lường. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 quy định và hướng
dẫn việc kiểm toán viên xem xét các vụ kiện tụng và tranh chấp cần phải đưa ra các ước
tính kế toán hoặc thuyết minh liên quan trong báo cáo tài chính.”
Tiếp nối đoạn 09 VSA 510, sau khi KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán đã thiết
kế, từ đó đánh giá được rủi ro có sai sót trọng yếu hoặc sự hiện hữu của các vụ kiện tụng
và tranh chấp mang tính trọng yếu khác. KTV tiếp tục tiến hành các thủ tục kiểm toán theo
đoạn 10, A21 - A25 VSA 510 quy định dưới đây.
“ 10. Nếu kiểm toán viên đánh giá một rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến các
vụ kiện tụng và tranh chấp đã được xác định, hoặc khi các thủ tục kiểm toán được thực
hiện cho thấy sự hiện hữu của các vụ kiện tụng và tranh chấp mang tính trọng yếu khác,
thì ngoài các thủ tục mà các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam khác yêu cầu, kiểm toán viên
phải trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị. Kiểm toán viên sẽ
thực hiện bằng cách gửi thư yêu cầu cho chuyên gia tư vấn pháp luật yêu cầu liên hệ trực
tiếp với kiểm toán viên. Thư yêu cầu này phải do Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán ký
và do kiểm toán viên gửi đi. Nếu pháp luật và các quy định hoặc tổ chức nghề nghiệp
tương ứng không cho phép chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị trao đổi trực tiếp với
kiểm toán viên, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế (xem hướng
dẫn tại đoạn A21 - A25 Chuẩn mực này).
A21. Việc trao đổi trực tiếp với chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị giúp kiểm
toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu kiểm toán viên có
được biết về các vụ kiện tụng và tranh chấp trọng yếu hay không và các ước tính của Ban
Giám đốc đơn vị được kiểm toán về các ảnh hưởng tài chính, kể cả các chi phí, có hợp lý
hay không.
A22. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể tìm cách trao đổi trực tiếp với
chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị bằng cách gửi thư yêu cầu chung. Vì mục đích
này, thư yêu cầu chung đề nghị chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị thông báo cho
kiểm toán viên về bất kỳ vụ kiện tụng và tranh chấp nào mà chuyên gia tư vấn pháp luật
biết, cùng với một bản đánh giá về hậu quả của các vụ kiện tụng và tranh chấp, và ước
tính các ảnh hưởng tài chính, kể cả các chi phí có liên quan.
A23. Nếu kiểm toán viên xét thấy chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị có thể sẽ
không phúc đáp lại thư yêu cầu chung một cách thích hợp (ví dụ, nếu tổ chức nghề nghiệp
mà chuyên gia tư vấn pháp luật là thành viên nghiêm cấm việc trả lời thư yêu cầu đó) thì
kiểm toán viên có thể tìm cách trao đổi trực tiếp thông qua việc gửi thư yêu cầu cụ thể. Vì
mục đích này, thư yêu cầu cụ thể bao gồm:
(a) Danh sách các vụ kiện tụng và tranh chấp;
(b) Đánh giá của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về hậu quả của từng vụ kiện
tụng và tranh chấp đã được xác định và ước tính các ảnh hưởng tài chính của vụ việc đó,
kể cả các chi phí có liên quan;
(c) Yêu cầu chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị xác nhận tính hợp lý trong
các đánh giá của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và cung cấp cho kiểm toán viên
các thông tin bổ sung, nếu danh sách các vụ kiện tụng và tranh chấp được chuyên gia tư
vấn pháp luật ngoài đơn vị cho là không đầy đủ hoặc không chính xác.
A24. Trong một số trường hợp nhất định, kiểm toán viên cũng có thể xét thấy cần
phải gặp chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị để trao đổi về hậu quả có thể của các
vụ kiện tụng và tranh chấp. Trường hợp này có thể xảy ra nếu:

(1) Kiểm toán viên xác định rằng các vụ kiện tụng và tranh chấp là rủi ro đáng kể;
(2) Các vụ kiện tụng và tranh chấp có tính chất phức tạp;
(3) Có sự bất đồng giữa Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và chuyên gia tư vấn
pháp luật ngoài đơn vị.
A25. Theo quy định tại đoạn 41 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700, ngày lập
báo cáo kiểm toán không được trước ngày mà kiểm toán viên thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính.
Kiểm toán viên có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về tình trạng của các vụ kiện tụng
và tranh chấp cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán bằng cách phỏng vấn Ban Giám đốc
đơn vị được kiểm toán, chuyên gia tư vấn pháp luật trong đơn vị chịu trách nhiệm giải
quyết các vấn đề có liên quan. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể cần phải
được cập nhật thông tin từ chuyên gia tư vấn pháp luật ngoài đơn vị.”
Như vậy, để đánh giá được tầm quan trọng của các khoản nợ tiềm tàng và nội dung
cần thuyết minh trên BCTC của doanh nghiệp. KTV cần thực hiện các thủ tục cần thiết để
xác định tính hiện hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác và đánh giá, cuối cùng là phân loại
và dễ hiểu; để đưa ra ý kiến kiểm toán là BCTC trình bày trung thực và hợp lý. Tuy nhiên,
ở phần trình bày thủ tục kiểm toán của KTV về nợ tiềm tàng chúng tôi tập trung chủ yếu
vào tính hiện hữu và tính đầy đủ được trình bày tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA
510.

PHẦN D: Ý KIẾN CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Minh họa 1: KTV đưa ra ý kiến ngoại trừ về BCTC của Tổng CTCP Xây lắp
Dầu khí Việt Nam năm 2019.

1. Thuyết minh về nợ tiềm tàng trên BCTC:


Trong TMBCTC, mục Nợ tiềm tàng, công ty có nêu rõ:
“d) Công nợ tiềm tàng khác
Tại ngày lập báo cáo tài chính riêng này, Tổng Công ty và các công ty con
đang có một số vụ kiện có liên quan đến các khoản phải thu, phải trả và công nợ
tiềm tàng về thuế giá trị gia tăng, lãi phạt chậm nộp tương ứng với doanh thu đã ghi
nhận nhưng chưa xuất hóa đơn. Kết quả của các vụ kiện và các công nợ tiềm tàng
khác này là chưa xác định được.”

2. Ý kiến của KTV về nợ tiềm tàng:


KTV đưa nợ tiềm tàng khác vào vấn đề cần nhấn mạnh như sau:
“Như trình bày tại Thuyết minh số 37 phần Thuyết minh báo cáo tài chính riêng, tại
ngày 31 tháng 12 năm 2019, Tổng Công ty có một số khoản công nợ tiềm tàng và chưa có
kết quả cuối cùng về các nghĩa vụ liên quan của Tổng Công ty.”
3. Nhận xét:
➢ Cơ sở và nguyên nhân ghi nhận nợ tiềm tàng:
Dựa trên lý thuyết về định nghĩa nợ tiềm tàng, chúng tôi nhận thấy được ba cơ sở để
doanh nghiệp đánh giá rằng đây là nợ tiềm tàng. Cụ thể:
- Nợ tiềm tàng theo thông tin tài chính trên TMBCTC mà đơn vị cung cấp phát sinh từ
tranh chấp, kiện tụng liên quan đến các khoản phải thu, phải trả và công nợ tiềm tàng
về thuế giá trị gia tăng, lãi phạt chậm nộp tương ứng với doanh thu ghi nhận nhưng
chưa xuất hóa đơn.
- Đến thời điểm lập BCTC này, vụ kiện vẫn chưa có kết quả, không thể xác định sự
tồn tại của việc giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Giá trị của các khoản phải thu, phải trả,... trên chưa có cơ sở để xác định một cách
đáng tin cậy.
➢ Ảnh hưởng của nợ tiềm tàng đến ý kiến của KTV:

Bằng những thông tin tài chính mà đơn vị đã cung cấp, chúng tôi nhận thấy rằng việc
KTV đưa “công nợ tiềm tàng khác” vào vấn đề cần nhấn mạnh là hợp lý bởi tới thời điểm
BCTC được lập vẫn chưa có bất kỳ cơ sở nào chứng minh sự giảm sút kinh tế trong tương
lai của “công nợ tiềm tàng khác”.

Minh họa 2: KTV đưa ra ý kiến từ chối cho BCTC của CTCP Du lịch Quốc tế
Vũng Tàu năm 2022.
1. Thuyết minh về nợ tiềm tàng trên TMBCTC:
Trong TMBCTC, mục Nợ tiềm tàng, công ty có nêu rõ:
“Theo kết luận thanh tra số 261/KL-TTr ngày 17/9/2018, quyết định số 175/QĐ-
TTr, quyết định số 180/QĐ-TTr ngày 05/10/2018 của Thanh tra Tỉnh (tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu), Công ty bị truy thu tiền thuê đất còn phải nộp từ ngày 01/01/2006 đến ngày
31/12/2017 là 34.490.774.319 VND và truy thu tiền thuê các hạng mục hạ tầng kỹ thuật
tại Bãi tắm Thùy Vân do ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư mà Công ty đang sử
dụng là 3.979.010.000 VND. Ngày 21/02/2022, Thanh tra Tỉnh đã ban hành văn bản số
203/Ttr-NV2, đề nghị Công ty nộp số tiền còn nợ vào ngân sách Nhà nước theo kết luận,
quyết định thanh tra trên đây, số tiền là 38.469.784.319 VND. Ngày 07/3/2022, Công ty đã
nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thuê cơ sở hạ tầng theo quyết định 180/QĐ-TTr ngày
05/10/2018 của Thanh tra Tỉnh, số tiền là 3.979.010.000 VND.
Như được trình bày tại thuyết minh số 15, cho đến thời điểm lập báo cáo này, Công
ty chưa được cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký kết các hợp đồng thuê
đất, thuê cơ sở hạ tầng liên quan đến diện tích đất tại khu Bãi tắm Thùy Vân mà Công ty
quản lý, sử dụng. Công ty đã có đơn khiếu nại (ngày 17/8/2022) gửi Chủ tịch UBND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có nội dung chưa thống nhất về việc thu hồi tiền thuê đất, cơ
sở hạ tầng như đã nêu trên. Ngày 03/02/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã
ban hành quyết định số 164/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của Công ty (lần đầu)
nhưng chưa giải quyết nội dung khiếu nại liên quan đến tiền thuê đất, cơ sở hạ tầng bị
truy thu.
Trong kỳ báo cáo tài chính năm 2022, do chưa nhận được thông báo của cơ quan
Thuế, Công ty đã trích lập dự phòng tiền thuê đất, số tiền là 9.191.284.356 VND, bằng với
số tiền thuê đất (bao gồm dự phòng) của năm 2021 (dự phòng tiền thuê đất của năm 2021
đã trích lập là 3.829.701.815 VND). Ngoài ra, Công ty đã trích lập dự phòng tiền thuê đất
cho các năm 2016, 2017 với tổng số tiền là 5.425.225.922 VND (thuyết minh 18) mà chưa
tính đến khoản tiền thuê đất bị truy thu trên đây. Như vậy, BCTC cho năm tài chính kết
thúc tại 31/12/2022 của Công ty chưa có bất kỳ khoản dự phòng bổ sung nào khác được
lập liên quan đến việc Công ty sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về số tiền thuê
đất tại khu vực Bãi tắm Thủy Vân bị truy thu (nếu phải thực hiện) trong tương lai.”
2. Ý kiến của KTV về nợ tiềm tàng:
KTV từ chối đưa ra ý kiến cho BCTC của CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu vì
không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý
kiến kiểm toán.
3. Nhận xét:
➢ Cơ sở và nguyên nhân phát sinh nợ tiềm tàng trên TMBCTC:
Theo nội dung TMBCTC mà CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu cung cấp, Công ty
bị Thanh tra Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu truy thu tiền thuê đất còn phải nộp từ ngày
01/01/2006 đến ngày 31/12/2017 là 34.490.774.319 VND và truy thu tiền thuê các hạng
mục hạ tầng kỹ thuật tại Bãi tắm Thùy Vân do ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tư
mà Công ty đang sử dụng là 3.979.010.000 VND.
Tuy nhiên, Công ty không đồng ý việc thu hồi hai khoản tiền trên và đã gửi văn bản
khiếu nại, yêu cầu UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xem xét lại. Bởi, về mặt pháp lý, Công
ty chưa có văn bản ký kết các hợp đồng thuê đất, thuê cơ sở hạ tầng liên quan đến diện tích
đất tại khu Bãi tắm Thùy Vân mà Công ty quản lý, sử dụng. Đồng thời, UBND tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu vẫn chưa đưa ra được phương án thống nhất về số tiền thuê đất và cơ sở hạ
tầng bị truy thu. Bên cạnh đó, Công ty cho rằng số tiền truy thu lên đến hơn 38 tỷ VND,
vượt quá khả năng tài chính của Công ty.
Do đó, Công ty đã tiến hành trình bày thông tin về số tiền bị truy thu này dưới hình
thức nợ tiềm tàng trên cơ sở:
- Khả năng truy thu tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng chưa được xác định một cách
chắc chắn rằng sẽ xảy ra trong tương lai (hay không chắc chắn xảy ra giảm sút kinh tế
trong tương lai).
- Giá trị của số tiền truy thu chưa xác định một cách đáng tin cậy.

➢ Ảnh hưởng đến ý kiến của KTV


Đối với thông tin về nợ tiềm tàng của CTCP Du lịch Quốc tế Vũng Tàu, chúng tôi
đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến ý kiến của KTV dựa trên thông tin tài chính mà Công ty
đã cung cấp. Cụ thể, tổng tài sản tính đến cuối năm 2022 là 100.287.988.821 VND và lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 7.592.590.529 VND. Như vậy, số tiền thuê đất và
cơ sở hạ tầng bị truy thu là 38.469.784.319 VND, chiếm 38,4% tổng tài sản và gấp 5,1 lần
lợi nhuận thuần năm 2022. Như vậy, chúng tôi đánh giá rằng sự lan tỏa của thông tin về nợ
tiềm tàng là không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, số tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng bị truy thu nếu đủ điều kiện ghi nhận
như một khoản mục trên BCĐKT của doanh nghiệp(tức là xảy ra sai sót về tính hiện hữu
của nợ tiềm tàng); trong trường hợp đó, số tiền 38.469.784.319 VND sẽ phải được trích lập
như một khoản dự phòng hoặc nợ phải trả. Dựa trên khả năng này chúng tôi bắt đầu đưa ra
các giả thuyết nếu xảy ra sai sót thì số tiền bị truy thu này có trọng yếu không?
Để phân tích và làm rõ tính trọng yếu của thông tin trên, chúng tôi cũng tiến hàng so
sánh giữa số tiền thuê đất và cơ sở hạ tầng với mức trọng yếu tổng thể trên BCTC nằm
trong khoản 0.5-2% tiêu chí tổng tài sản. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa 38.469.784.319
VND (số tiền bị truy thu) với 2.005.759.776 VND (2% tiêu chí tổng tài sản) là quá lớn,
gấp hơn 19 lần (như vậy việc đánh giá tỷ lệ mức trọng yếu dưới 2% là không cần thiết).
Điều này giúp chúng tôi khẳng định một cách chắc chắn số tiền bị truy thu của CTCP Du
lịch Quốc tế Vũng Tàu là trọng yếu trên BCTC của đơn vị.
Mặc dù, nợ tiềm tàng không phải một khoản mục trên BCTC nhưng ảnh hướng mà
nó gây ra nếu xảy ra sai sót trên BCTC là trọng yếu và lan tỏa trong trường hợp nợ tiềm
tàng xảy ra chắc chắn, làm giảm sút lợi ích kinh tế.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV lại không thể thu thập đủ
bằng chứng để đưa ra ý kiến rằng BCTC của đơn vị là trung thực và hợp lý về thông tin nợ
tiềm tàng và dự phòng phải trả tương ứng của cùng thông tin là số tiền thuê đất và cơ sở hạ
tầng bị truy thu. Điều này tác động trực tiếp đến việc KTV phải đưa ra ý kiến từ chối.

Minh họa 3: KTV đưa ra ý kiến Từ chối cho BCTC của Công ty Cổ phần Thủy điện
Vĩnh Sơn-Sông Hinh năm 2018
1. Thuyết minh về nợ tiềm tàng trên TMBCTC
Trong TMBCTC, mục 27 Nợ tiềm tàng, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh
Sơn-Sông Hinh có nêu:
“Vào ngày 4 tháng 9 năm 2014, Công ty đã nhận được Thông báo số 526/
VIAC của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (“VIAC”) về vụ kiện số 24/14 liên
quan tới Hợp đồng số 885/2010/HD-VSH-TH về việc Thiết kế và Thi công tuyến
năng lượng giai đoạn 2 dự án Thượng Kon Tum ("Hợp đồng"). Trong thông báo
này, Tổ hợp nhà thầu Huadong-CR18G gồm Tổng Công ty Công trình HydroChina
Huadong và Công ty TNHH Cục Đường sắt số 18 Trung Quốc là nguyên đơn yêu
cầu Công ty bồi thường về việc vi phạm Hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty đã gửi đến
VIAC hồ sơ tự bảo vệ. Ngoài ra, Công ty cũng đưa ra phản tố và yêu cầu bồi thường
ngược lại vào ngày 20 tháng 11 năm 2014. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất
này, Công ty chưa trích lập dự phòng cho khoản nợ liên quan đến vụ án này trên báo
cáo tài chính hợp nhất do kết quả sau cùng của vụ kiện chưa được xác định.”
2. Ý kiến KTV
KTV đưa nợ tiềm tàng và đoạn Vấn đề cần nhấn mạnh:
“Chúng tôi xin lưu ý đến Thuyết minh số 27 của báo cáo tài chính hợp nhất,
mô tả sự không chắc chắn liên quan đến kết quả của vụ kiện mà Công ty bị Tổ hợp
nhà thầu Huadong – CR18G gồm Tổng Công ty Công trình HydroChina Huadong và
Công ty TNHH Cục Đường sắt số 18 Trung Quốc kiện.”
3. Nhận xét
➢ Cơ sở và nguyên nhân phát sinh nợ tiềm tàng
Tại ngày 4/9/2014, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh bị Tổ
hợp nhà thầu Huadong-CR18G gồm Tổng Công ty Công trình HydroChina
Huadong và Cty TNHH Cục Đường sắt số 18 Trung Quốc kiện về việc Thiết kế và
Thi công tuyến năng lượng giai đoạn 2 dự án Thượng Kon Tum (Hợp đồng) và bị
yêu cầu bồi thường về việc vi phạm hợp đồng. Ngày 30/11/2014, Công ty Cổ phần
Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh đã gửi hồ sơ tự bảo vệ đến VIAC, đồng thời đưa ra
phản tố và yêu cầu bồi thường ngược lại. Đây là những sự kiện xảy ra trong quá
khứ.
Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này, kết quả sau cùng của vụ kiện
vẫn chưa được xác định. Do đó, trong tương lai, chưa biết được Công ty Cổ phần
Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh có phải đền cho Tổ hợp nhà thầu Huadong-CR18G
không.
Vì vậy, khoản này được xem là một khoản nợ tiềm tàng của CTCP Thủy điện
Vĩnh Sơn-Sông Hinh.
➢ Ảnh hưởng đến Ý kiến của KTV
Vì đến thời điểm lập BCTC, kết quả sau cùng của vụ kiện vẫn chưa được xác
định nên KTV chỉ lưu ý đến Thuyết minh nợ tiềm tàng trên TMBCTC trong
đoạn Vấn đề cần nhấn mạnh.

KẾT LUẬN

Nợ tiềm tàng là khoản nợ đến thời điểm khóa sổ kế toán, các CTNY không thể xác định
chắc chắn nghĩa vụ và giá trị của khoản nợ. Các khoản công nợ tiềm tàng như nghĩa vụ
bảo hành sản phẩm cho khách hàng, bảo lãnh thanh toán,… Các CTNY phải công bố
các khoản nợ tiềm tàng trong TMBCTC. Tuy nhiên, các CTNY cố tình giấu thông tin
của nợ tiềm tàng vì các thông tin này được công bố ảnh hưởng tới danh tiếng, tình hình
tài chính của công ty. Vì thế, xác định và quản lý nợ tiềm tàng đòi hỏi sự công khai,
minh bạch và tính trung thực. Nếu không được xử lý đúng cách, nợ tiềm tàng có thể gây
ra những tác động tiêu cực đối với các bên liên quan và thị trường tài chính như tạo ra
rủi ro không cần thiết và làm mất lòng tin của nhà đầu tư.

Các công ty nên tuân thủ các quy định, dựng quy trình và hệ thống báo cáo tài chính
minh bạch và đáng tin cậy. Trách nhiệm của kiểm toán viên là đánh giá được tầm quan
trọng của các khoản nợ tiềm tàng và nội dung cần thuyết minh trên BCTC của doanh
nghiệp, đảm bảo báo cáo tài chính không chứa các lỗi nghiêm trọng và nếu có lỗi
nghiêm trọng, phải tuân theo các tiêu chuẩn kiểm toán và quy định pháp luật.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan trong hệ
thống tài chính cũng là một yếu tố quan trọng. Điều này giúp tạo nên một môi trường
lành mạnh và minh bạch, nơi mà tất cả mọi người có thể nắm bắt và đánh giá rõ ràng về
tình hình nợ tiềm tàng

Tóm lại, nợ tiềm tàng là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Việc đảm bảo
tính minh bạch và công bố thông tin đầy đủ, các bên liên quan mới có thể đưa ra những
quyết định thông minh và đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. PGS.TS. Trần Thị Giang Tân (2021). Kiểm toán. NXB Lao động
2. IAS 37 Các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng
3. VSA 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
4. VSA 501 Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt
5. VSA 510 Kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu kỳ
6. BCTC riêng 2019 đã được kiểm toán - Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam -
BCTC riêng năm 2019 (kreston.vn)
7. BCTC đã được kiểm toán 2022 - CTCP du lịch quốc tế Vũng Tàu.
https://static2.vietstock.vn/data/UPCOM/2022/BCTC/VN/NAM/VIR_Baocaotai
chinh_2022_Kiemtoan.pdf
8. BCTC hợp nhất đã được kiểm toán 2018 - Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh
Sơn – Sông Hinh - Báo cáo tài chính hợp nhất

You might also like