You are on page 1of 4

Phân tích, cảm nhận về nhân vật chính trong tác

phẩm "Ném bút chì"

I. MỞ BÀI
Trong quá trình sáng tác của mình, mỗi người nghệ sĩ lại lựa chọn không
gian nghệ thuật riêng, những đề tài riêng, những góc nhìn riêng để đi về.
Cũng bởi điều này đã tạo nên sự đa dạng trong những tác phẩm của nền
văn học hiện đại Việt Nam. Đến với Nguyễn Tuân là đến với những
trang văn khác biệt độc đáo bởi lối viết, cách xây dựng cốt truyện, tình
huống, nhân vật mà không một nhà văn nào trùng lặp. Nét độc đáo ấy đã
được Nhà văn Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Nguyễn Tuân là nhà văn suốt
đời đi tìm cái đẹp và cái thật”. Có thể nói trong suốt cuộc đời, ông đã
làm cho cái đẹp thăng hoa. Vang bóng một thời – tập truyện ngắn đặc sắc
của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chính là một chặng quan
trọng trong hành trình đi tìm cái đẹp của nhà văn.Và “Ném bút chì”là
một tác phẩm xuất sắc trong tập truyện ngắn ấy.Trong đó nhân vật để lại
dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả là Lý Văn một tên cầm đầu băng đảng
cướp.
II. THÂN BÀI :
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta mới cảm thấy đúng
với lời nhận xét của Tố Hữu dành cho ông đó là:"Chuyên viên cao cấp
Tiếng Việt, người thợ kim hoàn của chữ". Ông mang cái tôi ngông
nghênh, kiêu bạc với khát vọng cuồng nhiệt, muốn biến những trang văn
bình thường thành những trang hoa lộng lẫy. Nguyễn Tuân đã dành cả
cuộc đời mình để theo đuổi chủ nghĩa xê dịch, đi một lối đi hoàn toàn
khác biệt trong văn chương. Và ông đã cho ta thấy tài hoa và sự uyên
bác của mình qua nhân vật Lý Văn trong" Ném bút chì" một nhân vật
mang thân phận là trùm của một đảng cướp, là tay ném bút chì giỏi nhất
nhì. Tác phẩm lúc đầu được đăng trong mục" Vang bóng một thời" trên
tạp chí Tao Đàn vào năm 1939. "Ném bút chì" là truyện thứ tám trong số
mười hai truyện được in trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời.
Ông Lý Văn hiện lên với hình ảnh hết sức ngang tàng, ông được biết
đến là trùm của một băng đảng cướp. Với tài ném bút chì xuất thần mà
ông có thể phóng cây mai cắt đứt hai chân con gà nhưng còn chừa lại
một làn da y như chém treo ngành vậy. Về hoàn cảnh xuất thân của ông
thì không rõ ràng chỉ biết rằng tác giả lấy cảm hứng từ những câu
chuyện được cha ông kể lại tại những vùng miền Thanh Hóa, nơi ông đã
theo giá đình sinh sống tại miền Trung.
Lý Văn là một tay chơi khét tiếng trong làng. Tính cách của ông
buồn bực “hiện ra mặt” , đã bỏ nhà ra đi vài ba hôm. Trong lúc thời gian
bỏ nhà, có một vài vị khách đến nhưng vì không gặp được Lí Văn nên
giận dỗi, tỏ vẻ khinh thường. Sau hai ba ngày, Lý Văn về nhà. Ông
không kịp bỏ khăn áo đã nằm ềnh ra. Ông từ chối hết cả những lời mọc
ân cần của vợ hỏi ăn cơn hay là ăn cháo hay là dọn rượu, ông chỉ nằm
ngửa nhìn thượng lương nhà, tay trái vắt lên trán, có chiều tư lự không
cùng. Những điều đó cho thấy, Lý Văn là một người chơi bời, tính tình
nóng nảy, khó gần, luôn khước từ những yêu cầu, mời gọi của vợ con.
Nhưng sau đó, khi thấy bà vợ đưa cho cái mai có tiện một nấc ở đầu
cán, ông liền suy nghĩ, tự nói: “Mình đang tìm Phó Kình. thôi được rồi,
có cây “bút chì” giúp sức, ta không lo gì nữa. Những điều đó cho thấy
mặc dầu ông là người ham chơi, khó gần nhưng cũng có giây phút bình
tĩnh, xử lí vấn đề. Sau khi nói xong, ông đã tức tốc “truyền cho vợi đi
lấy độ chục chai rược ngon và quát tháo người nhà bắc ngay nước sôi để
làm lợn”. Không biết từ đâu mà Lý Văn đã trở thành người rất quyền
lực, đến nỗi mỗi một lời nói to của ông là một mệnh lệnh. Những điều
đó cho thấy rằng Lý văn rất nghiêm khắc, tự cho mình cái quyền quyền
hành người khác, tự cho mình luôn luôn là số một.
Sau đó, Lý Văn chạy tới tấp như một kẻ chức sắc gặp ngày phải
đương cai. Ông phải chuẩn bị các vật dụng để chuẩn bị cho buổi tiệc
rượt cho những người bạn của ông. Điều đó cho thấy ông có tính cẩn
thận, chú trọng đến từng chi tiết. Vậy nên qua những chi tiết miêu tả Lý
Văn, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn tuân trong
cách viết văn là tốt đến nhường nào. Ông đã xây dựng nên một câu
chuyện trong đó bao hàm cả những sự kịch tính và thu hút đến với độc
giả.
Lý Văn là nhân vật chính mà tác giả Nguyễn Tuân đã gửi gắm biết
bao tâm huyết vào từng cử chỉ, hành động trong tác phẩm, đồng thời
nhân vật này đã góp phần thể hiện phần nào quan niệm cũng như sự
uyên bác thâm sâu của tác giả. Qua các chi tiết về việc “ném bút chì” -
môn võ cổ xưa của các tay giang hồ thời ấy hay từng cử chỉ mang đậm
chất “bụi đời” của những nhân vật trong chuyện đã bộc lộ sự hiểu biết
sâu rộng của Nguyễn Tuân về xã hội thời ấy. Bên cạnh đó, nhân vật Lý
Văn cũng là nhân vật quan trọng đối với nội dung của tác phẩm, góp
phần làm cho tác phẩm thêm sinh động, hẫn dẫn. Ngoài ra còn thể hiện
niềm say mê trước cái đẹp, có tầm nhìn sâu sắc về thế giới cùng lối viết
tỉ mỉ, phóng túng, lãng mạn và tài nghệ sử dụng ngôn ngữ thượng thừa,
khả năng quan sát đầy tinh tế của Nguyễn Tuân
Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật đã được tác giả viết rất sắc sảo qua
tình huống xuất hiện từ đầu cho đến cuối bài.Lý Văn với nhiều đặc điểm
về tính cách nhưng được thể hiện rõ dần về phần cuối khi ông vắt tay lên
trán suy nghĩ hay biểu cảm bất ngờ và vui mừng nhận ra các đồ vật của
Phó Kình và Cai Xanh để lại.Không thể không kể đến ở tác phẩm này đó
là ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú bởi nhiều từ ngữ mới hay ho
về nhân vật ông Lý đem đến cho độc giả nhiều cảm giác mới lạ mà chưa
bắt gặp ở bất kì tác phẩm nào và có thể kể đến như tư lự,đường gân dăn
dúm....Nhưng không thể thiếu là các từ giản dị chân thực lúc cuối bài khi
Lý Văn trò truyện cùng anh em và phi lưỡi mai để thị phạm cho mọi
người.Riêng về giọng điệu với những khúc nhấn nhá của từng dấu câu
như chấm than hay hai chấm hay là từng lời thoại độc đáo với nhiều ngữ
điệu đã như lột tả từng tính cách mạnh mẽ oai hùng của ông Lý.Bên
cạnh đó ấn tượng nhất là từng âm điệu lúc mà nhân vật chính phi lưỡi
mai cho mọi người xem đến từng hành động kĩ chỉ ra các cách tập đánh
cái lối đòn bơi chèo bằng gỗ cau.
III. KẾT BÀI:
Như vậy, qua hình tượng nhân vật Lý Văn khiến cho người đọc hiểu
thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm
đam mê cái đẹp. Ngoài ra, nó còn là sự hy sinh cho cái đẹp và cái tâm
thế luôn luôn bảo vệ cái đẹp. Nhà văn đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy
kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu
tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn. Có thể nói "Ném bút chì " với bút
pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có
và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của Lý Văn, tác phẩm xứng đáng là
một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong
bạn đọc nhiều thời.

You might also like