You are on page 1of 9

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI AEON Ở

VIỆT NAM

2.1. Khái niệm


Khái niệm về trung tâm thương mại và siêu thị nói chung :
- Trung tâm thương mại :
+ Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh hiện đại, đa dạng,
bao gồm các loại cửa hàng, hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng
…được bố trí tập trung trong một hoặc một số công trình liền kề; đáp ứng các tiêu
chuẩn nhất định về diện tích, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý, tổ chức kinh
doanh; có cách thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát
triển hoạt động mua bán, kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về
hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.
+ Trung tâm thương mại thường được xây dựng trên mảnh đất thỏa mãn
một số điều kiện như: có diện tích lớn, tọa lạc tại trung tâm hoặc vị trí gần trung
tâm đô thị, nằm kế các con đường lớn để thuận lợi cho việc di chuyển của khách
hàng và đảm bảo doanh thu.
- Siêu thị :
+ Quy mô của Siêu thị nhỏ hơn Trung tâm thương mại.
+ Siêu thị chỉ gồm các cửa hàng, không có các cơ sở hoạt động dịch vụ
như: hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...
+ Siêu thị có thể là kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh (chỉ có ở siêu
thị mà không có ở trung tâm thương mại).
- Điểm chung: hàng hóa được bán ở đây rất đa dạng, được chọn lọc kĩ
lưỡng nên sẽ đảm bảo về mặt chất lượng nhưng giá thành sẽ cao hơn ở chợ.
Khái niệm về AEON :
- AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất thế
giới, với 179 liên doanh tại Nhật Bản và nước ngoài. Với nguyên tắc “khách
hàng là trên hết”, hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa bình thông
qua bán lẻ. Từ đó, tập đoàn AEON đã đạt được niềm tin của khách hàng gáp
phần thúc đẩy sự phát triển mở rộng thị trường tại Nhật Bản và các nước Châu Á
trong một thời gian dài.
- AEON tập đoàn thương mại Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam, hoạt dộng
trên nhiều lĩnh vực :
+ Trung tâm mua sắm
+ Bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON
+ Các cửa hàng chuyên doanh
+ Siêu thị AEON MAXVALU
+ Thương mại điện tử
Hình ảnh minh họa các lĩnh vực kinh doanh của AEON Việt Nam

Nguồn : website của AEON

2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển


Trên thế giới
- Tập đoàn AEON được thành lập vào năm 1758, trãi qua hơn 250 năm
hoạt động và phát triển thì AEON đã trở thành một trong những nhà bán lẻ lâu
đời nhất của Nhật Bản.
-Tóm tắt lịch sử AEON từ khi hình thành tới qua hình ảnh sau:
Hình ảnh tóm tắt lịch sử tập đoàn AEON

Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON


- Có mặt tại 14 quốc qia : Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,...
và Việt Nam. Ngoài ra, AEON còn sở hữu trang trại ở Tasmania, Australia.
Hình ảnh : Tập đoàn AEON đã có mặt tại hơn 14 quốc gia của Châu Á

Nguồn : website của AEON


Tại Việt Nam
- (01/12/2009 – 10/07/2012) AEON chính thức hoạt động tại Việt Nam
dưới hình thức Văn phòng Đại diện .
- Ngày 07/10/2011: Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức thành lập,
đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý, kinh doanh các Trung tâm
thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại.
- Tính tới hiện tại, AEON đã có 6 trung tâm thương mại lớn :
+ AEON Tân Phú Celadon (TP HCM), khai trương vào 11/1/2014
+ AEON Bình Dương Canary, chính thức hoạt động vào 1/11/2014
+ AEON Long Biên (Hà Nội), chính thức hoạt động vào 28/10/2015
+ AEON Bình Tân (TP HCM), chính thức hoạt động vào 1/7/2016
+ AEON Hà Đông (Hà Nội), chính thức hoạt động vào 5/12/2019
+ AEON Hải Phòng, chính thức hoạt động vào 11/12/2020

Hình ảnh hệ thống trung tâm thương mại lớn của AEON Việt Nam

Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON


Cùng với Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị tinh gọn mới AEON
The Nine, chính thức hoạt động vào 1/5/2022 và hàng loạt siêu thị vừa và nhỏ
khác.
Hình ảnh :

Nguồn: facebook AEON Hà Nội Tuyển dụng, AEON Maxvalu Việt Nam, app
Cooky

2.3. Tình hình phát triển của siêu thị Aeon tại Việt Nam
2.3.1. Hoạt động kinh doanh của AEON Việt Nam
Kể từ khi AEON tham gia hoạt động tại thị trường Việt Nam dưới hình thức
văn phòng đại diện (2012) tới nay đã 10 năm. Trải qua thời gian dài một thập kỉ
của giai đoạn đầu và tìm hiểu thị trường, với nhiều khó khăn làm cho kế hoạch ban
đầu của AEON ( tới năm 2020 sẽ mở 20 trung tâm thương mại lớn) bị chậm trễ
(kết quả sau một thập kỉ hoạt động tại Việt Nam là một mạng lưới gồm : 6 trung
tâm thương mại lớn, nhiều Trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị AEON, chuỗi
siêu thị vừa và nhỏ, có một lượng lớn cửa hàng chuyên doanh, cùng 1 trang
thương mại điện tử )
Hình ảnh mạng lưới kinh doanh của AEON Việt Nam

Nguồn : website của AEON


Dù chỉ mới xây dựng hệ thống kinh doanh ở các thành phố lớn của miền
Nam và miền Bắc nhưng tính đến năm 2022, AEON đã thu hút một lượng lớn (hơn
180 triệu lượt) khách hàng, trong đó có hơn 2 triệu khách hàng thành viên. Cho
thấy AEON là thương hiệu được người dân tin tưởng và yêu mến hàng đầu tại Việt
Nam
Hình ảnh thể hiện lượng khách trung bình mỗi tháng của AEON

Nguồn : website THONG TIN CONG TY AEON


2.3.2. AEON trên sàn chứng khoán
Hình ảnh cổ phiếu của Aeon Co. Ltd - AEON từ 2010 đến nay
(10/02/2023)

Nguồn : sàn chứng khoán IFC MARKETS


Hình ảnh tỷ lệ trao đổi tiền tệ từ JPY sang VND

Nguồn : website msn


Nhận xét:
- Giá cổ phiếu của AEON biến động liên tục, có chiều hướng tăng lên
- Giá cổ phiếu của AEON đạt cao nhất vào ngày 15/02/2021 với mức cao
nhất là 3,673.5 (JPY) tương đương 805341.405 (VND) lúc đấy.

2.3.3. Aeon Mall tăng tốc đầu tư ở Việt Nam


Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến
cuối tháng 10/2021, Nhật Bản đứng thứ 2 số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với 4.765 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký
63,94 tỷ USD. Quy mô dự án bình quân của Nhật Bản là 13,4 triệu USD/dự án,
cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án.
Bên cạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực bất động sản cũng
là một trong những ngành nhận được lượng lớn vốn đầu tư Nhật Bản. Trong đó
phải kể đến hệ thống TTTM Aeon Mall được phát triển và vận hành bởi Công ty
TNHH AeonMall Việt Nam.
Tính đến hết tháng 11/2021, AeonMall Việt Nam đã phát triển và vận hành
tổng cộng 6 TTTM tại TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ
dừng lại ở các thành phố lớn, AeonMall Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh đầu tư
về các địa phương. Mới đây, báo VIETSTOCK đã cập nhật thêm 2 dự án mới của
AEON, gồm :
- Phê duyệt quy hoạch dự án trung tâm thương mại Aeon Mall Hoàng Mai
Giáp Bát (Hà Nội) vào ngày 10/02/2023.
- Tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án trung tâm thương mại Aeon Mall
Huế vào ngày 11/02/2023, đánh dấu bước đi đầu tiên của AEON trên dải đất miền
Trung.
Hình ảnh 2 tin mới nhất của Vietstock khi nhập tìm kiếm Aeon

Nguồn : website vietstock


Không chỉ riêng hai tỉnh trên, từ cuối năm 2020, trong bối cảnh nhiều dự án
bị đình trệ bởi ảnh hưởng của Covid-19, AeonMall Việt Nam tiếp tục thể hiện
quyết tâm không đổi của mình trong lộ trình đầu tư tại Việt Nam bằng việc liên tục
ký các Biên bản ghi nhớ đầu tư với nhiều tỉnh thành của Việt Nam.
Bài toán kinh doanh gắn liền với giá trị cuộc sống
- Thực tế, chiến lược đầu tư đẩy mạnh về các địa phương dường như không
phải là một chiến lược mới của Aeon Mall. Được biết, tại thị trường chính của
mình là Nhật Bản, ở mỗi địa phương đều có một hoặc vài TTTM Aeon Mall, góp
phần thu hẹp khoảng cách về sự khác biệt giữa thành phố và địa phương, nâng cao
chất lượng cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho người dân.
- Tất nhiên, khi đặt chân đến các quốc gia Châu Á khác, trong đó có Việt
Nam, Aeon Mall vẫn giữ nguyên mô hình và triết lý kinh doanh này.
- “Nhiều địa phương tại Việt Nam đã và đang được trang bị hệ thống hạ
tầng tốt với mạng lưới giao thông thuận lợi, mức thu nhập bình quân đầu người
ngày càng tăng cao. Ngoài bài toán về kinh doanh, chúng tôi cũng mong muốn góp
phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa
phương”, đại diện của AeonMall Việt Nam chia sẻ.

2.4. Kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của siêu thị Aeon
2.4.1. Các tiêu chí đánh giá một siêu thị phát triển
Một siêu thị phát triển được thể hiện qua các tiêu chí :
- Về mặt lượng :
+ Số lượng, cơ cấu siêu thị được qui hoạch, xây dựng.
+ Vốn đầu tư của siêu thị.
+ Số lượng, chủng loại hàng hóa kinh doanh trong siêu thị.
+ Doanh thu của siêu thị.
+ Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa của siêu thị.
+ Lượng khách đến siêu thị.
- Về mặt chất :
+ Khả năng phục vụ của nhân viên
+ Cách thức trưng bày trong siêu thị
+ Thủ tục thanh toán nhanh gọn
+ Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng
+ Đảm bảo về mặt an ninh
+ Gia tăng thị phần của siêu thị.
+ Gia tăng tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
+ Gia tăng đóng góp của siêu thị vào ngân sách.
+ Giải quyết việc làm cho lao động.
+ Góp phần thực hiện mục tiêu bình ổn thị trường.
+ Góp phần thay đổi thói quen, tập quán tiêu dùng.
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa
phương theo hướng CNH - HĐH.
- Gia tăng sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm hàng hóa sản xuất tại địa
phương qua siêu thị.
2.4.2. Kiến nghị
Qua các tiêu chí trên nhóm chúng em có một số kiến nghị góp phần thúc
đẩy sự phát triển của siêu thị AEON
- Về quy mô:
+ Tăng thêm số lượng trung tâm thương mại lớn ở các trung tâm thành phố
lớn
+ Xây dựng, hợp tác, thu mua cổ phần các siêu thị vừa và nhỏ ở vùng ngoại
ô và thị trấn.
- Về hàng hóa:
+ Thứ nhất là về các mặt hàng nông, thủy, hải sản: với hiện trạng chênh
lệch giá cả khiến người dân thường không muốn vào siêu thị để mua rau củ, thịt
cá,....
Giải pháp: hợp tác với các hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh lân cận để cung
cấp lượng lớn nông sản sạch. Từ đó giảm giá thành các loại sản phẩm nông sản
giúp thu hút khách hàng nhiều hơn.
+ Thứ hai là về số lượng mặt hàng: cần tăng thêm các loại mặt hàng đa
dạng hơn.
- Về hoạt động:
+ Thực hiện thêm nhiều hoạt động marketing, sale, hoạt động chủ đề vào
những ngày đặc biệt, nhất là các dịp lễ.
- Cần phát triển mạnh hơn việc bán hàng online bởi vì kể từ khi dịch covid xảy ra
thì người dân đã hình thành thói quen mua hàng online nhiều hơn. Kèm theo đó là
phát triển đội ngũ shipper giao hàng riêng.

You might also like