You are on page 1of 90

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


HOÀNG THU HÀ * TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA CÔNG TY CON * 2022

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI


CỦA CÔNG TY CON

Ngành: Luật Kinh tế

HOÀNG THU HÀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI


CỦA CÔNG TY CON

Ngành: Luật Kinh tế


Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Hoàng Thu Hà

Người hướng dẫn: PGS., TS. Ngô Quốc Chiến

Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con” này là
công trình nghiên cứu của bản thân tôi trên cơ sở tham khảo và học hỏi từ nhiều nguồn
tư liệu khác nhau. Tôi xin cam đoan đã trích dẫn đầy đủ tất cả những nội dung nghiên
cứu, ý tưởng, quan điểm của người khác mà tôi sử dụng trong đề tài nghiên cứu của
mình.
Nếu có bất kỳ sự khiếu nại, khiếu kiện của tổ chức, cá nhân nào về việc nội dung
trong đề tài này là sản phẩm của sự sao chép không trung thực và vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ của người khác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước tổ chức, cá nhân
đó cũng như trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2022
Tác giả

Hoàng Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Quá trình theo học chương trình Cao học Luật Kinh tế của Trường Đại học Ngoại
thương trong hơn một năm qua đã mang đến cho tôi thực sự nhiều kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho nghề nghiệp của bản thân. Cũng trong hơn một năm này, tôi đã
rất may mắn được gặp những giảng viên có hiểu biết sâu rộng, giàu kinh nghiệm
giảng dạy, lại vô cùng tận tụy và tâm huyết. Họ đã cho tôi một nguồn cảm hứng lớn
lao đối với việc học và thực hành những kiến thức pháp luật trong đời sống cá nhân
cũng như trong công việc. Tôi xin cảm ơn duyên lành đã cho tôi biết đến chương trình
Cao học này của Trường Đại học Ngoại thương.
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài luận này, tôi vô cùng cảm kích sự hướng
dẫn, động viên và khích lệ của những thầy, cô phụ trách lớp Cao học Luật Kinh tế 4A
gồm cô Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Khoa Sau Đại học và thầy Nguyễn Ngọc Hà,
người bạn đồng môn Khối E K40 Kinh tế đối ngoại và cũng là người thầy của tôi đến
từ Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại Thương. Tôi cũng cảm ơn những người bạn
đồng hành là những học viên trong lớp Cao học Luật Kinh tế 4A đã sát cánh, chia sẻ
với tôi ở những giai đoạn khó khăn trong quá trình nghiên cứu, động viên tôi cố gắng
mỗi ngày đặc biệt là khi vào giai đoạn cuối để hoàn thành nhiệm vụ, dù đáng lẽ với
vai trò là lớp trưởng tôi mới phải là người động viên các bạn mình.
Trên tất cả, tôi dành sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Ngô Quốc
Chiến, người đã khơi nguồn cảm hứng cho tôi, đã hướng dẫn tôi trong quá trình
nghiên cứu, đã nghiêm khắc với tôi từ nội dung đến hình thức của bài luận và đặc biệt
thấm thía là về tính cam kết trong thời hạn hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng của chặng
đường cao học này. Mặc dù vậy, tôi tự thấy rằng mình đã không hoàn thành được
nhiệm vụ như sự mong đợi của thầy, và tôi biết ơn thầy thêm nữa về sự bao dung,
rộng lượng thầy đã dành cho tôi.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn không thể thiếu cho gia đình và đồng nghiệp
tại nơi công tác của tôi đã tạo điều kiện về mặt thời gian cũng như hỗ trợ về mặt tinh
thần cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn vì tất cả.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2
2.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 2
2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 7
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 9
6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 10
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CÔNG TY MẸ ................................................................................................................... 11
1.1. Lý thuyết về công ty và sự xuất hiện của nhóm công ty .......................................... 11
1.1.1. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn .............................................................. 11
1.1.2. Trách nhiệm hữu hạn và ý nghĩa của trách nhiệm hữu hạn ....................................... 12
1.2. Nhóm công ty............................................................................................................... 15
1.2.1. Sự xuất hiện của nhóm công ty .................................................................................. 15
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của nhóm công ty ................................................................. 16
1.2.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số quốc gia .......... 19
1.3. Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi của công ty ........................................... 22
1.3.1. Khái niệm “trách nhiệm” và “trách nhiệm pháp lý” .................................................. 22
1.3.2. Trách nhiệm dân sự.................................................................................................... 23
1.3.3. Trách nhiệm hành chính ............................................................................................ 25
1.3.4. Trách nhiệm hình sự .................................................................................................. 26
1.4. Các quan điểm lý luận về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty
con… ................................................................................................................................... 30
1.4.1. Quan điểm ủng hộ cơ chế “vén màn công ty” ........................................................... 31
1.4.2. Quan điểm phản đối cơ chế “vén màn công ty” ........................................................ 33
1.5. Tính chất và cơ sở trách nhiệm của công ty mẹ ....................................................... 34
1.5.1. Tính chất trách nhiệm của công ty mẹ ....................................................................... 34
1.5.2. Cơ sở trách nhiệm của công ty mẹ ............................................................................. 36
1.6. Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2 – BẤT CẬP TỪ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON VÀ QUY
ĐỊNH CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ................ 39
2.1. Mô hình công ty mẹ - công ty con bị lợi dụng để doanh nghiệp trốn tránh trách
nhiệm... ................................................................................................................................ 39
2.1.1. Chuyển giá để trốn thuế ............................................................................................. 39
2.1.2. Sử dụng các “công ty bình phong” ............................................................................ 42
2.2. Quy định pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm của công ty mẹ ............. 47
2.1.1. Pháp luật về công ty và học thuyết “vén màn công ty” ............................................. 47
2.1.2. Pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (tort law) và lý thuyết về trách nhiệm
cẩn trọng (duty of care) ........................................................................................................ 54
2.1.3. Trách nhiệm của công ty mẹ theo một số luật riêng .................................................. 57
2.3. Quy định pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm của công ty mẹ........................ 58
2.3.1. Pháp luật về công ty ................................................................................................... 58
2.3.2. Pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng ...................................................... 59
2.4. Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA CÔNG TY CON VÀ NHỮNG
LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÓM CÔNG TY VÀ CÁC CHỦ THỂ LIÊN QUAN ................... 62
3.1. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về trách nhiệm của công
ty mẹ đối với hành vi của công ty con .............................................................................. 62
3.1.1. Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con ................ 62
3.1.2. Cần cụ thể hóa các nguyên tắc áp dụng những ngoại lệ trong cơ chế trách nhiệm hữu
hạn… .................................................................................................................................... 64
3.1.3. Cần một án lệ về “vén màn công ty” ......................................................................... 66
3.2. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm ngăn ngừa các
hành vi lợi dụng vỏ bọc công ty, lợi dụng mô hình công ty mẹ - công ty con để thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật .......................................................................................... 67
3.3. Khuyến nghị với các doanh nghiệp thuộc các nhóm công ty .................................. 67
3.3.1. Thực hiện đúng và đủ các quy định về quản lý, điều hành công ty ........................... 68
3.3.2. Hạn chế sự không tách bạch trong hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con ......... 69
3.3.3. Thực hiện đúng cam kết góp vốn ............................................................................... 70
3.4. Khuyến nghị với các tổ chức, cá nhân khi giao dịch với các thành viên trong một
nhóm công ty ...................................................................................................................... 71
3.5. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 73
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự ra đời và phát triển của các loại hình công ty trong nền kinh tế,
khoa học pháp lý về công ty cũng đã ra đời và trải qua một quá trình phát triển lâu
dài để định hình nên những nguyên lý cơ bản. Trong đó, “tư cách pháp nhân” của
công ty và “trách nhiệm hữu hạn” của nhà đầu tư là hai nguyên lý nền tảng và cũng
được coi là những đặc quyền mà các nhà làm luật trao cho các công ty và những
người đầu tư vào chúng. Các nhóm công ty cũng hình thành từ đó bởi các nhà đầu tư
ngày càng biết cách “tận dụng” cơ chế trách nhiệm hữu hạn để tối đa hóa lợi nhuận
thu về nhưng lại khoanh vùng được rủi ro của mình.
Tuy nhiên, cũng như mọi sự vật hiện tượng của cuộc sống, tư cách pháp nhân
và trách nhiệm hữu hạn cũng có hai mặt của một vấn đề. Một mặt, nó tạo ra một “bức
màn công ty”, bảo vệ những người góp vốn trước những rủi ro từ hoạt động kinh
doanh của công ty, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc thu hút nguồn vốn
nhàn rỗi của xã hội. Mặt khác, nó lại dễ dàng bị lợi dụng vào những mục đích phi
pháp, gây thiệt hại cho nhiều bên và tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho trật tự xã hội.
Người ta gọi những trường hợp này là lợi dụng vỏ bọc công ty hay lợi dụng bức màn
công ty. Pháp luật đã có những quy định buộc những người chủ thực sự của công ty
phải chịu trách nhiệm cá nhân trong một số trường hợp nhân danh công ty thực hiện
những hành vi trái với pháp luật. Tuy vậy, nếu chủ sở hữu của một công ty lại là một
công ty khác thì pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của công ty này? Dù
đã có những quy định về trách nhiệm của pháp nhân song trên quan điểm các pháp
nhân là độc lập với nhau về mặt địa vị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật hiện
nay của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu pháp nhân tự chịu trách nhiệm
về hành vi của mình mà chưa hề đề cập trực tiếp và rõ ràng về trách nhiệm của pháp
nhân trong vai trò là công ty mẹ của công ty khác. Đây cũng là vấn đề chung của nền
pháp luật nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại một số nước mà pháp luật về công ty đã hình
thành từ lâu, giới nghiên cứu đã phát triển một học thuyết để giải quyết vấn đề này,
gọi tên là học thuyết hay cơ chế “vén màn công ty”, được áp dụng chủ yếu ở các nước
theo hệ thống thông luật (Common law) mà tiêu biểu là Anh và Hoa Kỳ. Vấn đề đặt
2

ra là, cơ chế này có thực sự giải quyết được câu hỏi công ty mẹ có trách nhiệm với
hành vi của công ty con hay không, trách nhiệm trong trường hợp nào, trách nhiệm
đến mức độ nào và khi nào thì có thể áp dụng cơ chế này?
Những câu hỏi đặt ra trên đây khiến cho đề tài nghiên cứu về “Trách nhiệm của
công ty mẹ đối với hành vi của công ty con” trở thành một chủ đề cấp thiết cần được
nghiên cứu để đóng góp vào việc hoàn thiện các định chế pháp lý về công ty ở Việt
Nam. Với niềm tin đó, tôi đã quyết định lựa chọn “Trách nhiệm của công ty mẹ đối
với hành vi của công ty con” làm đề tài luận văn thạc sỹ Luật Kinh tế của bản thân.
Đề tài này phù hợp với chuyên ngành đào tạo thạc sỹ Luật Kinh tế của cơ sở đào tạo,
cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân tôi.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về tính trách nhiệm hữu hạn của công ty, việc bức màn công ty bị
lạm dụng và các biện pháp xác định trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của
công ty con đã được rất nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Nhiều tác giả
ủng hộ việc buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm về hành vi của công ty con trong
một số hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm phản đối. Dưới đây
là những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mà tác giả đã khảo cứu nhằm
phục vụ cho đề tài này.
2.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
(1) Phan Vũ (2020), “Những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của
chủ sở hữu công ty đối vốn – kinh nghiệm Hoa Kỳ và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí
Luật học số 7/2020. Bài viết giới thiệu về những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm
hữu hạn và thực tiễn áp dụng học thuyết “vén màn công ty” tại Hoa Kỳ thông qua
một số án lệ, từ đó liên hệ với pháp luật của Việt Nam để đưa ra một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm tài sản của pháp nhân, chế độ
trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu công ty đối vốn. Điểm hạn chế của bài viết này là
chưa nêu được xuất phát điểm hay lý do của việc nghiên cứu, chẳng hạn như vì sao
lại phải có những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn.
(2) Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che
công ty” đối với nhóm công ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt
3

Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2021. Bài viết có sự dẫn dắt từ những
vấn đề lý luận cơ bản về công ty và nhóm công ty, về ngoại lệ của trách nhiệm hữu
hạn đối với nhóm công ty đến các nội dung kiến nghị cho pháp luật Việt Nam. Trong
bài viết, tác giả nhận định: “việc áp dụng cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong
các trường hợp liên quan đến nhóm công ty thực sự là một thách thức đối với các tòa
án”. Tuy nhiên, trong số ba kiến nghị mà tác giả đưa ra, kiến nghị về áp dụng cơ chế
“xuyên qua màn che công ty” vẫn là nội dung được chú trọng hơn cả.
Ngoài các công trình nêu trên, cũng còn một số bài viết của các luật sư, các nhà
nghiên cứu được đăng tải trên một số tạp chí khoa học. Tuy nhiên, nhìn chung thì vấn
đề trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con còn khá mới mẻ và
chưa được nghiên cứu thấu đáo tại Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con là một chủ đề được
nghiên cứu rất nhiều ở nước ngoài. Nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài này, tác giả đã
khảo sát các công trình tiêu biểu sau:
(1) I. Maurice Wormser (1912), “Piercing the veil of corporate entity”,
Columbia Law review, Vol. 12, No. 6. Với mục tiêu chỉ ra những trường hợp một
công ty sẽ không được coi là một chủ thể độc lập, giáo sư I. Maurice Wormser của
Đại học Illinois đã xem xét và phân tích phán quyết của các tòa án tại Hoa Kỳ trong
một số vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm pháp lý của những cổ đông hay chủ
sở hữu của một công ty, từ đó rút ra một nguyên tắc chung là: Khi khái niệm “pháp
nhân” hay “doanh nghiệp” được lợi dụng để lừa gạt các chủ nợ, trốn tránh nghĩa vụ
của cổ đông, hay để lách luật, để tạo dựng vị thế độc quyền, che giấu tội phạm…, tòa
án sẽ bỏ qua bức màn công ty và coi công ty như một hiệp hội của các cổ đông và sẽ
thực thi công lý đối với cá nhân từng chủ sở hữu. Mặc dù vậy, tác giả cũng bày tỏ
quan điểm thống nhất với nhiều nhà nghiên cứu khác rằng trong một phạm vi nhất
định, các công ty vẫn phải được coi là những thực thể độc lập với những chủ sở hữu
hay cổ đông của chúng. Bài viết được đăng tải vào những năm đầu của thế kỷ XX và
có lẽ là một trong những bài phân tích sớm nhất về cái gọi là “bức màn công ty” và
những bất cập khi khái niệm này bị lạm dụng. Tuy nhiên, bài viết chưa xem xét đến
4

vấn đề lợi dụng bức màn công ty ở các nhóm công ty và chỉ tổng hợp các phán quyết
của tòa án để đưa ra kết luận chung chứ chưa phát triển thành học thuyết “vén màn
công ty” như các học giả sau này. Dù sao đi nữa, những nghiên cứu của Giáo sư I.
Maurice Wormser cũng mang ý nghĩa đặt nền móng cho những nghiên cứu sau này
về vấn đề trách nhiệm của cổ đông hay chủ sở hữu đối với hoạt động của công ty.
(2) Sam Elson (1930), “Legal Liability of Holding Companies for Acts of
Subsidiary Companies”, Washington University Law Review, Vol. 15, Issue 4.
Thông qua việc tổng hợp và phân tích các án lệ, tác giả Sam Elson đã đưa ra nhận
định của mình trong vấn đề gây bối rối cho nền tư pháp Hoa Kỳ đó là trách nhiệm
của các công ty Holdings1 đối với hành vi của các công ty con. Ông ủng hộ quan điểm
tòa án không nên coi các công ty là những thực thể độc lập bằng mọi giá mà trong
một số trường hợp cụ thể các công ty Holdings phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của
các công ty con. Giá trị của nghiên cứu này nằm ở chỗ dường như nó là bài phân tích
sớm nhất và trực tiếp nhất đến vấn đề trách nhiệm của một công ty đối với hành vi
của một công ty khác. Bên cạnh đó, nó cũng đã chỉ ra được những yếu tố mà khi có
sự xuất hiện của chúng trong mối quan hệ giữa công ty Holdings và công ty con thì
trách nhiệm của công ty Holdings cần phải được xem xét. Tuy nhiên, hạn chế của bài
nghiên cứu cũng đã được chính tác giả Sam Elson nhận định, đó là nó chỉ đề cập đến
trách nhiệm trong trường hợp các công ty mẹ và công ty con có mối quan hệ về sản
xuất mà chưa giải quyết được vấn đề trách nhiệm trong trường hợp của các công ty
Holdings thuần túy, nghĩa là chỉ nắm giữ về vốn (kể cả là 100% vốn của công ty con)
mà không thực sự tham gia vào điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
con thì như thế nào. Mặc dù vậy, đây vẫn là tác phẩm rất có giá trị về mặt cơ sở lý
luận để buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm với hành vi của công ty con.
(3) Richard H. Burgess (1963), “Liability of Parent Corporation for Tort of
Subsidiary”, Cleveland State Law review, Vol. 12, Issue 1. Trong bài viết này, tác
giả cho rằng pháp luật không có quy định cụ thể về trách nhiệm của các công ty mẹ

1
Công ty Holdings là một công ty làm chủ cổ phần hoặc phần vốn góp của các công ty khác. Bản thân công
ty holdings không sản xuất hàng hóa hay cung cấp các dịch vụ. Mục đích của nó là nắm giữ cổ phần hoặc phần
vốn góp tại nhiều công ty để kiểm soát nhiều công ty khác nhau, hưởng lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của các công ty đó đồng thời làm giảm rủi ro cho những người giữ cổ phần.
5

và do đó ông thảo luận về khái niệm “vén màn công ty” trong trường hợp một công
ty riêng lẻ (không thuộc nhóm công ty). Ông cũng đề cập trong bài viết của mình rằng
vì pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý của các công ty mẹ nên việc một
công ty sở hữu cổ phần của một công ty khác không làm mất đi tính độc lập về mặt
chủ thể của công ty bị sở hữu đó. Việc buộc các công ty mẹ có trách nhiệm pháp lý
gián tiếp đối với các hành vi của công ty con sẽ khiến cho nguyên lý độc lập về mặt
chủ thể (hay là pháp nhân riêng biệt – separate legal entities) giữa các công ty bị lung
lay. Tuy nhiên, tại phần sau của bài viết, tác giả cũng nêu lên các ngoại lệ liên quan
đến trách nhiệm của công ty mẹ, từ đó phát triển thành trách nhiệm pháp lý theo nhóm
của các nhóm công ty. Hạn chế của bài viết này thể hiện ngay trong chính tiêu đề của
nó, đó là phạm vi mà nó đề cập chỉ là trách nhiệm trong những trường hợp sai phạm
của công ty con (“torts”), nghĩa là nó đã bỏ sót các trường hợp không có sự sai phạm
của công ty con, ví dụ như khi công ty con mất khả năng thanh toán và các chủ nợ
khởi kiện công ty mẹ để thanh toán các khoản nợ thay công ty con vì công ty mẹ đã
có những hành vi chi phối không phù hợp khiến công ty con mất thanh khoản (ví dụ
việc công ty mẹ buộc công ty con chia lợi nhuận trong khi công ty con chưa hoàn
thành các nghĩa vụ tài sản với các bên thứ ba).
(4) Meriem Ouassini Sahli (2014), La responsabilité de la société mère du fait
de ses filiales, luận án tiến sỹ luật học được bảo vệ năm 2014 tại Đại học Paris
Dauphine - Pháp. Đây là một công trình nghiên cứu khá đồ sộ nhưng có phần giới
hạn về phạm vi là trong khuôn khổ pháp luật của Pháp. Công trình này đã đi vào chi
tiết các khía cạnh trách nhiệm của công ty, như: trách nhiệm dân sự và trách nhiệm
hình sự theo luật chung và trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ trong một số luật riêng
của Pháp. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến một khía cạnh mà khá ít bài nghiên cứu
nói đến, đó là trách nhiệm của công ty mẹ ở cấp độ quốc tế (trường hợp của các nhóm
công ty hay các tập đoàn đa quốc gia) khi mà công ty mẹ và công ty con không thuộc
cùng một khu vực pháp lý. Công trình này cũng có một điểm đáng chú ý là đã đề cập
đến một căn cứ quan trọng để buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với hành vi
của công ty con đó chính là dựa trên những thỏa thuận của chính công ty mẹ về việc
bảo đảm, bảo lãnh cho công ty con trước một bên thứ ba.
6

(5) Tetiana Kravtsova & Gana Kalinichenko (2016), “The vicarious liability of
parent compay liability for its subsidiary”, Corporate Ownership & Control, Vol. 14.
Đây là một bài phân tích thuần túy về mặt lý thuyết xoay quanh vấn đề trách nhiệm
của công ty mẹ đối với công ty con. Các tác giả của bài viết đã đưa ra hai căn cứ cho
trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ, đó là: trách nhiệm trực tiếp (khi chính công ty
mẹ vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng) và trách nhiệm gián tiếp (khi công ty con vi phạm
nghĩa vụ cẩn trọng và tòa án áp dụng biện pháp “vén màn công ty” đối với công ty
mẹ). Trong đó, các tác giả tập trung phân tích các quan điểm khác nhau về trách
nhiệm gián tiếp của công ty mẹ, đồng thời nêu lên những cơ sở lý luận về việc cần
phải buộc công ty mẹ có trách nhiệm đối với các vấn đề của công ty con. Điểm hạn
chế lớn nhất của bài viết này là các tác giả đã không đề cập gì đến những cơ sở thực
tiễn mà từ đó có thể tổng kết thành lý thuyết nêu trên cũng như không nêu lên được
tình hình áp dụng những lý thuyết trên trong thực tiễn xây dựng và hoàn thiện các
quy định pháp luật có liên quan.
(6) Martin Petrin & Barnali Choudhury (2018), “Group Company Liability”,
European Business Organization Law Review, Vol. 19. Trong bài viết này, các tác
giả đã đưa ra một tập hợp các đề xuất về phương pháp tiếp cận để định hình lại trách
nhiệm của các công ty trong một nhóm công ty như: (i) làm rõ các căn cứ cho phép
áp dụng cơ chế “xuyên màn công ty”; (ii) bổ sung những quy định về trách nhiệm
cẩn trọng của công ty mẹ và những điều kiện để có thể ràng buộc trách nhiệm này
với công ty mẹ; (iii) yêu cầu các công ty mẹ tự chứng minh mình không có trách
nhiệm đối với nạn nhân của công ty con; (iv) đưa ra khái niệm trách nhiệm nhóm
(thay vì chỉ là trách nhiệm của công ty mẹ). Bên cạnh đó, các tác giả cũng nêu lên
vấn đề trách nhiệm nhóm cần được áp dụng không chỉ cho các nhóm công ty truyền
thống (nghĩa là các nhóm công ty mà các công ty quan hệ với nhau trên cơ sở nắm
giữ cổ phần hoặc sở hữu vốn góp của nhau) mà cho cả các nhóm công ty không truyền
thống (là các nhóm công ty mà quan hệ giữa các công ty trong nhóm được thiết lập
trên cơ sở các hợp đồng mật thiết như hợp đồng độc quyền cung cấp và phân phối).
7

Đánh giá về tình hình nghiên cứu


Từ các công trình nghiên cứu về đề tài trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành
vi của công ty con trên đây, chúng ta có thể thấy rằng chưa có một công trình nào ở
Việt Nam và về pháp luật Việt Nam thực sự đủ lớn và bao quát về tất cả các nội dung
từ lịch sử hình thành những lý luận về công ty, trách nhiệm của công ty, về nhóm
công ty và trách nhiệm của các công ty mẹ đến những bất cập của chế định trách
nhiệm hữu hạn, những hậu quả hay rủi ro có thể phát sinh từ những bất cập đó và
cách thức khắc phục. Đa số các bài nghiên cứu tập trung vào phân tích học thuyết
“vén màn công ty”, là học thuyết chung về những trường hợp ngoại lệ mà cơ chế
trách nhiệm hữu hạn cần được bỏ qua và cũng chỉ số ít trong các bài nghiên cứu là
dành riêng để nói về việc áp dụng học thuyết này để xác định trách nhiệm của công
ty mẹ đối với hành vi của công ty con. Bên cạnh đó, hầu hết các tác phẩm đều chưa
đưa ra được những khuyến nghị với các bên có liên quan mà chỉ kiến nghị chung
chung về việc hoàn thiện hoặc cải cách các quy định luật pháp về trách nhiệm của
công ty.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận, cũng như các quy định của pháp
luật Việt Nam về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con, để đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và các vấn đề cần lưu ý đối với các chủ thể
có liên quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận văn sẽ có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, khái quát hóa những vấn đề lý luận về: tư cách pháp nhân và trách
nhiệm hữu hạn, công ty và nhóm công ty, trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành
vi của công ty con;
Thứ hai, phân tích những bất cập của cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong pháp
luật về công ty, những hình thức lợi dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong
thực tiễn và những phương pháp tiếp cận của thế giới trên con đường tìm kiếm một
8

biện pháp để áp dụng những ngoại lệ của cơ chế trách nhiệm hữu hạn đối với nhóm
công ty.
Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trên cơ sở
tiếp thu những kinh nghiệm và bài học thực tiễn từ các nước đi trước.
Thứ tư, đưa ra khuyến nghị đối với các doanh nghiệp từ cả góc độ nhóm công
ty và góc độ đối tác của nhóm công ty vì một mục tiêu chung là sự minh bạch, lành
mạnh và công bằng của hoạt động kinh doanh thương mại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các cơ sở lý luận của khoa học pháp lý về
công ty và trách nhiệm của công ty; các quy định của pháp luật thực định về trách
nhiệm của pháp nhân nói chung và trách nhiệm của công ty mẹ nói riêng; học thuyết
“vén màn công ty” và thực tiễn áp dụng pháp luật cũng như học thuyết này.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này có một số điểm giới hạn mà tác
giả muốn nhấn mạnh như sau:
Thứ nhất, các loại hình công ty trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
bao gồm cả các công ty có tư cách pháp nhân và công ty không có tư cách pháp nhân
(như các doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh khi mà các chủ sở hữu không
có chế độ trách nhiệm hữu hạn). Do đề tài muốn khai thác vấn đề trách nhiệm của
công ty mẹ đối với hành vi của công ty con trong bối cảnh chế độ trách nhiệm hữu
hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở các công ty có tư cách pháp
nhân (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), tức là các công ty mà chủ sở
hữu được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi
số vốn góp hoặc số cổ phần mà mình sở hữu.
Thứ hai, mặc dù nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng cơ chế “vén màn công
ty” trong thực tiễn cũng như chuyển tải một số nội dung cơ bản của cơ chế này vào
các văn bản luật song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn tại hai
quốc gia là Anh và Hoa Kỳ bởi đây gần như là hai cái nôi hình thành và phát triển
nền khoa học pháp lý về công ty nhờ vào sự sôi động của nền kinh tế tại hai quốc gia
này.
9

Thứ ba, việc bức màn công ty bị lợi dụng hiện đang diễn ra trên rất nhiều lĩnh
vực, trước hết là do điểm bất cập của cơ chế trách nhiệm hữu hạn nhưng ngoài ra
cũng còn do những kẽ hở của pháp luật ở các lĩnh vực khác. Mặc dù có đề cập đến
hiện tượng lợi dụng bức màn công ty trong các lĩnh vực như quản lý thuế, kinh doanh
bất động sản, phòng và chống tham nhũng, rửa tiền… nhưng đề tài sẽ không đi vào
chi tiết các vấn đề bất cập trong các chế định pháp luật khác này mà chỉ dừng lại ở
việc khai thác những quy định của pháp luật doanh nghiệp về chế độ trách nhiệm của
chủ sở hữu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu truyền thống, bao gồm:
Phương pháp tổng hợp và phân tích: được sử dụng để thu thập tư liệu từ các
nguồn sách, báo, tạp chí, văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, đề tài nghiên
cứu… từ đó xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp này
cũng được áp dụng chủ yếu trong Chương 1 nhằm làm rõ những vấn đề mang tính lý
luận.
Phương pháp so sánh luật học: được sử dụng chủ yếu ở Chương 1 và Chương
2 khi đề cập đến các quy định của pháp luật thực định về trách nhiệm của pháp nhân
nói chung và trách nhiệm của công ty mẹ trong nhóm công ty nói riêng.
Phương pháp kết hợp lý thuyết và thực tế: được sử dụng trong Chương 2 và
Chương 3 khi phân tích về các nội dung: (i) những bất cập của các chế định pháp lý
dẫn đến thực trạng lạm dụng cơ chế trách nhiệm hữu hạn và những rủi ro cho xã hội;
(ii) sự ra đời của học thuyết “vén màn công ty”, thực tiễn áp dụng cơ chế này và liên
hệ với Việt Nam.
Phương pháp bình luận án lệ: được sử dụng trong Chương 2 khi bàn về các
trường hợp công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với hành vi của công ty con.
Phương pháp lịch sử: được sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 khi nghiên
cứu quá trình hình thành và phát triển của các học thuyết và các quy định pháp luật
của các quốc gia (trong đó có Việt Nam) về vấn đề công ty và trách nhiệm của công
ty.
10

6. Kết cấu của đề tài


Đề tài này cũng được kết cấu thành ba phần chính, gồm có: phần mở đầu, phần
nội dung và phần kết luận. Trong đó, nội dung chính của đề tài được chia làm 03
chương, lần lượt là:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công ty và trách nhiệm của công ty mẹ.
- Chương 2: Những bất cập từ mô hình công ty mẹ - công ty con và quy định
của các quốc gia về trách nhiệm của công ty mẹ.
- Chương 3: Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của công
ty mẹ đối với hành vi của công ty con và những lưu ý đối với nhóm công ty và các
chủ thể liên quan.
11

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY VÀ
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ
1.1. Lý thuyết về công ty và sự xuất hiện của nhóm công ty
1.1.1. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn
Bàn về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con, cần phải
hiểu được hai nguyên tắc cơ bản trong lý thuyết về công ty là “tư cách pháp nhân” và
“trách nhiệm hữu hạn”. Đây có lẽ là những lý thuyết nền tảng về công ty mà pháp
luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đều công nhận và lịch sử của pháp
luật doanh nghiệp hay pháp luật công ty của mọi quốc gia đều gắn liền với hai nguyên
tắc cơ bản này.
Thuở sơ khai của lịch sử công ty, những người có cùng nhu cầu làm ăn kinh
doanh cùng nhau tập hợp lại, cùng nhau tổ chức kinh doanh và cùng chia sẻ lợi ích
cũng như rủi ro từ hoạt động kinh doanh chung. Công ty mà họ lập ra lúc này giống
như một cơ chế giúp cho việc hoạt động và phân chia lợi nhuận giữa những người
góp vốn được dễ dàng và thuận tiện. Những cá nhân tham gia thành lập công ty vẫn
phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ của công ty do không có sự tách
bạch về mặt chủ thể giữa công ty và bản thân người thành lập công ty. Cùng với sự
phát triển của kinh tế, việc kinh doanh dần trở nên phức tạp và rủi ro hơn khiến những
người chủ công ty dần có tâm lý e ngại và thận trọng hơn khi quyết định lập công ty
và đầu tư vốn vào kinh doanh. Nhằm thúc đẩy đầu tư để tăng trưởng kinh tế, các nhà
làm luật đã nghĩ ra một phương án tháo gỡ tâm lý e ngại này của những nhà đầu tư,
đó là tạo ra một cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải
trong những giao dịch của công ty mà họ góp vốn. Cơ chế đó chính là việc cho phép
nhà đầu tư không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của công ty.
Theo đó, giới hạn trách nhiệm của nhà đầu tư đối với những khoản nợ của công ty
chỉ nằm trong phạm vi số vốn đã góp, khi đã góp đủ vốn thì nhà đầu tư không phải
chịu thêm bất cứ trách nhiệm nào về hoạt động của công ty. Để đảm bảo được tính
trách nhiệm hữu hạn này, công ty đã được các nhà lập pháp coi là một chủ thể độc
lập với người góp vốn thành lập ra nó mà trong khoa học pháp lý được gọi là “tư cách
12

pháp nhân”, một tấm màn che của công ty nhằm bảo vệ những người đứng đằng sau
công ty đó.
Trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, án lệ Salomon v. Salomon & Co. Ltd năm
1897 tại Anh được coi là một dấu mốc mở ra một thời kỳ vận dụng linh hoạt và triệt
để nguyên tắc thực thể pháp lý độc lập đối với công ty. Công ty Salomon & Co. Ltd
được thành lập bởi ông chủ tiệm giày da Salomon bằng phần lớn tài sản của mình và
. . . .

hoạt động kinh doanh của công ty cũng được thực hiện bởi chính ông Salomon. Tuy
.

nhiên, tòa án đã khẳng định công ty Salomon là một thực thể tồn tại độc lập, tách biệt
. . . . . .

với chính người thành lập ra nó. Do đó, công ty là chủ thể duy nhất phải chịu trách .

nhiệm đối với chủ nợ của công ty còn ông Salomon không phải chịu trách nhiệm. Án
.

lệ này khẳng định hai nội dung cơ bản mà sau này được các tòa án theo hệ thống .

thông luật cũng như pháp luật các quốc gia theo hệ thống dân luật kế thừa và vận
. . .

dụng: Một là, công ty là một chủ thể pháp lý tồn tại độc lập và tách biệt với những
người thành lập công ty, do đó, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý riêng của nó (chính
là tư cách pháp nhân); Hai là, trách nhiệm của người chủ công ty chỉ gói gọn trong
.

phạm vi số vốn mà người đó đã đầu tư vào công ty (tính trách nhiệm hữu hạn).
Để hiểu rõ hơn về “tư cách pháp nhân” và “trách nhiệm hữu hạn” trước khi đi
vào những vấn đề chính, bài luận sẽ dành một phần nội dung dưới đây để tìm hiểu
nguồn gốc pháp lý của hai khái niệm này.
1.1.2. Trách nhiệm hữu hạn và ý nghĩa của trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn chính là cơ chế đặc quyền mà luật pháp đã trao cho những
nhà đầu tư để gạt đi tâm lý e ngại của họ khi quyết định góp vốn vào công ty và tiến
hành các hoạt động kinh doanh. Trách nhiệm hữu hạn ở đây là trách nhiệm của người
đứng đằng sau công ty chứ không phải trách nhiệm của công ty. Công ty đương nhiên
phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các rủi ro trong kinh
doanh, còn người góp vốn thì chỉ mất số tiền mà họ đã đầu tư vào công ty nếu công
ty kinh doanh thua lỗ.
Cho đến nay, trách nhiệm hữu hạn dường như đã trở thành lý thuyết căn bản
trong khoa học pháp lý và được thừa nhận rộng rãi ở Việt Nam. Thực vậy, ngay từ
trong Luật Công ty năm 1990, rồi sau này là đến các thế hệ Luật Doanh nghiệp về
13

sau đều tiếp tục khẳng định nguyên tắc này. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đề
cập đến nguyên tắc này như sau:
- Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên “chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn đã góp vào doanh nghiệp”2
- Thành viên hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn “chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty”3
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên “chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty”4
- Cổ đông công ty cổ phần “chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”5
- Đối với công ty hợp danh, “thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
công ty”6 và thành viên góp vốn có nghĩa vụ “Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp”7.
Những quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn
chắc chắn đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ các nền lập pháp tiên tiến trên thế
giới. Mặc dù vậy, việc xác định nguồn gốc hình thành của cơ chế trách nhiệm hữu
hạn chưa bao giờ là dễ dàng với các nhà nghiên cứu. Theo các tác giả J.Mickletwait
và A.Woolridge của cuốn sách “The Company – A short History of a revolutionary
idea” (tạm dịch: “Công ty – Lịch sử ngắn của một ý tưởng có tính chất cách mạng”)
do nhà xuất bản The modern library của New York phát hành năm 2003, dấu hiệu về
sự hình thành công ty được ghi nhận từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, từ

2
Khoản 1 Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020
3
Khoản 1 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020
4
Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
5
Điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
6
Điểm c Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020
7
Điểm a Khoản 2 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020
14

người Ass yria, Phoenicia rồi người Hy Lạp8. Nhưng mãi đến thời La Mã cổ đại, tính
. . . . .

trách nhiệm hữu hạn mới được nhen nhóm hình thành trong các corpora hay collegia
. . . . . .

(“công ty” theo tiếng Latin). Sự phát triển của tính trách nhiệm hữu hạn sau đó song
hành cùng với sự ra đời và bánh trướng mạnh mẽ của công ty cổ phần ở Mỹ và khắp
châu Âu9. Tuy nhiên, ở Anh, ban đầu tính trách nhiệm hữu hạn chỉ được áp dụng cho
lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Phải đến năm 1441, cơ chế trách nhiệm hữu hạn mới
được trao một cách đầy đủ hơn cho một vài trường hợp ở quốc gia này. Trong khi đó,
tại Hoa Kỳ, cơ chế trách nhiệm hữu hạn được áp dụng rộng rãi và giúp cho các Bang
của Hoa Kỳ thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Trước sự phát triển
của nền kinh tế Hoa Kỳ, Anh đã không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc chơi nên đã ban
hành đạo luật về trách nhiệm hữu hạn (“Limited Liability Act”) vào năm 1855 để áp
dụng rộng rãi cơ chế trách nhiệm hữu hạn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Ở một số
nước châu Âu khác như Pháp, quy định về trách nhiệm hữu hạn đi sau Mỹ và Anh
khi mà đến năm 1863 luật công ty trách nhiệm hữu hạn mới được ra đời.
Tuy nhiên, ngay cả khi các quốc gia đã có những định chế pháp lý về trách
nhiệm hữu hạn thì thực tế ý niệm trọn vẹn của nguyên tắc này vẫn còn được tranh cãi
nhiều. Như tại phần dẫn nhập về tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn mà bài
luận đã nêu, chỉ đến khi vụ kiện Salomon v. Salomon & Co. năm 1897 được Thượng
Nghị viện Anh đưa ra phán quyết, các ý niệm về nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn mới
được củng cố. Vụ kiện này sau đó đã được xem như là một án lệ mang tính dấu mốc
và là nền tảng của pháp luật về công ty hiện đại.
Về mặt kinh tế, cơ chế trách nhiệm hữu hạn là một cơ chế hữu hiệu để khuyến
khích đầu tư và thúc đẩy kinh tế. Ngoài khả năng thu hút nguồn lực của xã hội vào
hoạt động kinh tế, cơ chế trách nhiệm hữu hạn đã tạo ra một sự chuyển dịch rủi ro về
tài chính từ nhà đầu tư sang cho chủ nợ của công ty. Khi nhà đầu tư góp vốn vào công
ty là họ đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với số tiền đó, còn các đối tác hay chính các
chủ nợ khi giao dịch với công ty thì xác định rõ ràng công ty mới là con nợ của mình

8
Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri thức, Hồ
Chí Minh, trang 32 đến trang 37
9
Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và thương nhân, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, trang 157
15

và từ đó có động cơ để giám sát hoạt động của công ty một cách chặt chẽ hơn. Hiệu
quả của hoạt động kinh doanh cũng vì thế mà được đảm bảo hơn.
Trên một khía cạnh khác, khi hàng chục, hàng trăm người có thể cùng góp vốn
vào một công ty nhưng lại chỉ có một số ít trong số họ thực sự tham gia vào vận hành
và quản lý công ty nên có những nhà đầu tư sẽ ở vào tình thế đặt tài sản của mình vào
. . . .

sự quản lý và sử dụng của người khác. Cơ chế trách nhiệm hữu hạn lúc này có ý
. . . . . .

nghĩa như một sự đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư, để những người không
được hoặc không thể tham gia trực tiếp vào điều hành công ty sẽ chỉ phải chịu rủi ro
đối với các quyết định của công ty trong phạm vi số tiền mà họ đã bỏ vào đó. Đó
chính là khi công ty trở nên tách biệt với người bỏ vốn và trở thành một màn che bảo
vệ những người góp vốn đứng đằng sau nó.
1.2. Nhóm công ty
1.2.1. Sự xuất hiện của nhóm công ty
Lịch sử kinh tế thế giới đã cho thấy chính hai nguyên lý cơ bản về tư cách pháp
nhân và trách nhiệm hữu hạn trong khoa học pháp lý về công ty đã giúp cho nền kinh
tế toàn thế giới có một bước phát triển vượt bậc. Cũng chính hai nguyên lý này đã
góp phần thúc đẩy các nhóm công ty xuất hiện và dần trở nên phổ biến trên thế giới.
Bởi lẽ, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh để tối đa hóa
lợi ích mà vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro trong phạm vi những gì mà mình đã bỏ
ra là điều mà nhà đầu tư nào cũng mong muốn.
Về logic, khi là một chủ thể độc lập và có đầy đủ năng lực tham gia vào các
quan hệ kinh tế, bản thân các công ty cũng có thể trở thành những nhà đầu tư. Chính
vì thế, pháp luật của các quốc gia đã cho phép các công ty được phép sử dụng tài sản
của chính mình để thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần của công ty khác. Tại Hoa
Kỳ, bang New Jersey là bang đầu tiên trao quyền này cho các công ty vào năm 188910.
Sau đó, các bang khác cũng lần lượt bổ sung quy định này vào pháp luật công ty của
mình. Từ đó, các nhà đầu tư đã tận dụng tối đa cơ chế trách nhiệm hữu hạn để mở
rộng kinh doanh. Họ dùng chính những công ty mà mình thành lập ra để thành lập

10
Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che công ty” đối với nhóm công
ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1/2021, trang
46.
16

những công ty khác và các nhóm công ty bắt đầu được hình thành. Lúc này nguyên
lý trách nhiệm hữu hạn thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết ý nghĩa pháp lý của nó. Trách
nhiệm hữu hạn không chỉ áp dụng cho những nhà đầu tư cá nhân mà được áp dụng
cho cả các công ty với tư cách là các thành viên, cổ đông hay chủ sở hữu vốn của các
công ty khác trong nhóm công ty.
Có thể nói, nhóm công ty là sự vận dụng triệt để, linh hoạt và nhuần nhuyễn
nhất các lý thuyết về tư cách pháp nhân và trách nhiệm hữu hạn. Chính trách nhiệm
hữu hạn và tư cách pháp nhân cùng với nhu cầu tích tụ sản xuất đã tạo nên xu hướng
hình thành và phát triển các nhóm công ty, biến nó thành “hiện tượng của thế kỷ
XX”11. Bước vào thế kỷ XXI, những nhóm công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ
hơn với việc đầu tư, mua cổ phần xuyên biên giới. Nhiều công ty mẹ, công ty con,
công ty thành viên ở khắp nơi trên thế giới tạo thành những nhóm công ty đa quốc
gia. Trong đó, những công ty sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc quyền chi phối đối
với công ty khác trở thành các “công ty mẹ” còn các công ty bị chi phối trở thành các
“công ty con”.
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của nhóm công ty
1.2.2.1. Khái niệm
Trước sự ra đời của mô hình nhóm công ty và vai trò của mô hình này đối với
sự phát triển của các nền kinh tế thế giới, rất nhiều quốc gia đã xây dựng những định
chế pháp lý để khái quát hóa mô hình nhóm công ty cũng như để điều chỉnh mối quan
hệ giữa các thành viên trong nhóm công ty, đặc biệt là mối quan hệ giữa công ty mẹ
và công ty con.
Khái niệm “nhóm công ty” thường được các quốc gia nhắc đến nhất trong các
đạo luật về công ty hoặc các đạo luật về thuế. Một số quốc gia định nghĩa “nhóm
công ty” một cách vô cùng đơn giản. Ví dụ như: Luật Công ty năm 2014 của Ai-len
định nghĩa “nhóm công ty là một công ty mẹ và một hoặc các công ty con của nó”12.
Hay theo Luật Công ty của Phần Lan thì “nhóm công ty hình thành khi có một công

11
Ho, Virginia Harper (2012), Theories of corporate groups: corporate identity reconceived, Seton Hall
L. Rev. 42: page 879.
12
Khoản 3 Điều 8 Phần 1 của Luật Công ty năm 2014 của Ai-len. Bản điện tử xem tại website:
https://www.irishstatutebook.ie/eli/2014/act/38/section/8/enacted/en/html, ngày truy cập: 15/11/2021
17

ty trách nhiệm hữu hạn có ảnh hưởng chi phối đối với một tổ chức trong nước hoặc
nước ngoài khác”13
Tại Cộng hòa Nam Phi, Luật Công ty sửa đổi năm 2011 thì gọi “nhóm công ty
là một công ty mẹ và tất cả các công ty con của nó”14, kèm theo đó là định nghĩa các
khái niệm “công ty mẹ” và “công ty con”. Trong khi đó, Luật Thuế thu nhập năm
1962 cũng của quốc gia này lại có một định nghĩa đầy đủ hơn về nhóm công ty. Theo
đó, nhóm công ty có nghĩa là tập hợp của hai hay nhiều công ty trong đó một công ty
(“công ty kiểm soát”) trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ cổ phần của ít nhất một công
ty khác (“công ty bị kiểm soát”); đồng thời tỷ lệ nắm giữ cổ phần kiểm soát được luật
này quy định là 70% tổng số cổ phần của công ty bị kiểm soát15.
Tại Việt Nam, khái niệm nhóm công ty xuất hiện lần đầu tiên trong Luật Doanh
nghiệp năm 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 146 Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa
“Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác”. Tuy nhiên định
nghĩa này còn thiếu sót rất lớn khi chưa đề cập đến bản chất mối quan hệ giữa các
công ty trong nhóm công ty trước hết phải là mối quan hệ về sở hữu vốn và tài sản
của nhau. Từ đó mới có mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng như các mối quan hệ
khác trong nội bộ nhóm công ty.
Khi Luật Doanh nghiệp năm 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005, các nhà
làm luật của Việt Nam đã khắc phục được thiếu sót này bằng việc gọi các Tập đoàn
kinh tế và các Tổng công ty là “nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở
hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác”16. Khái niệm này đã phản ánh đúng
hơn về bản chất cũng như cơ sở hình thành các nhóm công ty và vì vậy đến nay vẫn
tiếp tục có giá trị, do đó tiếp tục được giữ lại trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.

13
Seppo Penttilä (2009), Tax Aspects of Groups of Companies – Finnish Experiences, Stockholm Institute
for Scandianvian Law, trang 4
14
Luật Công ty năm 2008, sửa đổi năm 2011 của Cộng hòa Nam Phi (bản điện tử xem tại website:
https://www.justice.gov.za/legislation/acts/2008-071amended.pdf, ngày truy cập: 15/11/2021)
15
Sở thuế vụ Nam Phi (South African Revenue Service), 2020, Chú giải số 75 cho Luật thuế thu nhập số
58 năm 1962 (Bản điện tử xem tại website: https://www.sars.gov.za/wp-content/uploads/Legal/Notes/LAPD-
IntR-IN-2013-08-IN75-Exclusion-of-Certain-Companies-and-Shares-from-Group-of-Companies-s41.pdf,
ngày truy cập: 15/11/2021)
16
Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
18

Như vậy, xét về góc độ lý luận, có thể khái quát hóa khái niệm nhóm công ty
trong khoa học pháp lý như sau: nhóm công ty là sự tập hợp của các pháp nhân độc
. . . .

lập về mặt địa vị pháp lý, gồm ít nhất một công ty mẹ và một công ty con. Trong đó,
. . . .

công ty mẹ là công ty có khả năng tác động hoặc chi phối hoạt động của công ty con
hay còn gọi là khả năng kiểm soát đối với công ty con.
1.2.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, nhóm công ty không phải một pháp nhân và không phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật hay phải có nghĩa vụ với bất cứ bên nào khác với tư cách nhó m.
. . . . . .

Thay vào đó, mỗi thành viên trong nhóm công ty sẽ là một pháp nhân độc lập, có tài
sản riêng, chịu trách nhiệm riêng về hoạt động kinh doanh của mình. Các công ty
nắm giữ vốn góp tại công ty khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp
vào công ty đó.
Thứ hai, các công ty trong nhóm công ty có mối quan hệ cơ hữu về vốn. Cụ thể,
công ty mẹ nắm giữ toàn bộ hoặc một phần vốn góp đủ để chi phối công ty con. Tỷ
lệ mà công ty mẹ nắm giữ vốn góp để có quyền chi phối công ty con do pháp luật
từng quốc gia quy định nhưng thông thường là trên 50% vốn góp của công ty con.
Trong nhóm công ty cũng tồn tại các công ty không có mối quan hệ trực tiếp về vốn
với nhau. Đó có thể là các công ty con của cùng một công ty mẹ hoặc trường hợp
công ty mẹ và công ty con của công ty con (công ty cháu).
Thứ ba, ngoài mối quan hệ về vốn, để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các
công ty trong nhóm công ty luôn có mối liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đó có thể là mối liên kết theo chiều dọc nếu đầu ra của công ty này là đầu vào của
công ty khác, hoặc là mối liên kết theo chiều ngang nếu các công ty sản xuất kinh
doanh cùng một loại mặt hàng (trong trường hợp này, thường là các công ty sẽ hoạt
động ở những thị trường khác nhau) hoặc như trong nền kinh tế hiện đại thì có thể là
mối liên kết cả theo chiều dọc và theo chiều ngang khi mà sản phẩm dịch vụ của các
công ty trong nhóm công ty tạo thành một hệ sinh thái hoàn chỉnh trong một lĩnh vực
nhất định.
19

1.2.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số
quốc gia
Từ những phân tích về các vấn đề cơ bản trong lý thuyết công ty và vì đối tượng
nghiên cứu chính của đề tài luận văn này là công ty mẹ, công ty con và mối quan hệ
giữa chúng nên phần tiếp theo đây của luận văn sẽ là những nội dung tìm hiểu về khái
niệm công ty mẹ và công ty con và mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con theo
quan niệm của một số quốc gia trên thế giới.
Như đã đề cập, pháp luật của một số quốc gia không định nghĩa cụ thể về nhóm
công ty mà thay vào đó đưa ra những quy định để nhận diện công ty mẹ, công ty con
trong một nhóm công ty. Hầu hết các quốc gia đều coi công t y mẹ và công ty con là
.

các công ty có quan hệ với nhau trong đó công ty này có khả năng kiểm soát đối với
công ty kia thông qua việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp hay quyền biểu quyết tại
công ty đó. Tỷ lệ sở hữu của một công ty đối với một công ty khác để có thể trở thành
công ty mẹ - công ty con tùy thuộc vào quy định pháp luật của từng quốc gia nhưng
nhìn chung đều giống nhau ở một điểm là phải đảm bảo khả năng chi phối hay khả
năng kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con theo quy định của pháp luật quốc
gia đó.
Ở Anh, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác (công ty con) khi
đáp ứng một trong các điều kiện:
- Nắm giữ phần lớn quyền biểu quyết tại công ty con;
- Là một thành viên hay cổ đông của công ty con và có quyền chỉ định hay bãi
miễn đa số thành viên hội đồng quản trị của công ty con;
- Có quyền chi phối công ty con theo quy định tại điều lệ công ty con hoặc theo
một thỏa thuận kiểm soát giữa 2 công ty với nhau;
- Là một thành viên hay cổ đông của công ty con nhưng là thành viên (cổ đông)
duy nhất có quyền kiểm soát công ty con đó theo thỏa thuận với các thành viên (cổ
đông) khác.17

17
Luật Công ty năm 2006 của Anh (UK Companies Act 2006), phần 38 (Part 38), điều 1162 khoản 2
(section 1162)
20

Quy định này dựa trên quan điểm thống nhất của Ủy ban Kinh tế Châu Âu về
mối quan hệ mẹ - con giữa các công ty, được đề cập tại khoản 1 Điều 1 của Chỉ thị
số 83/349/EEC về Hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty trách nhiệm hữu hạn18.
Ở Nhật Bản, khái niệm công ty mẹ có thể được tìm thấy ở không dưới hai văn
bản quy phạm pháp luật. Nếu theo Luật Công ty của nước này, sự chi phối của công
ty mẹ được quy định tại Điều 2 là xuất phát từ việc công ty mẹ sở hữu đa số cổ phần
có quyền biểu quyết của công ty con hoặc từ việc công ty mẹ có quyền chi phối hoạt
động điều hành của công ty con19. Còn theo Luật Thương mại của Nhật Bản thì quan
hệ công ty mẹ - công ty con được xác lập giữa hai công ty khi một công ty nắm trên
50% cổ phần của công ty còn lại.
Tại Úc, khái niệm công ty mẹ và công ty con cũng được quy định tại Luật Công
ty. Theo đó, công ty mẹ là công ty thỏa mãn một trong những điều kiện sau: (i) một
là, nắm giữ phần lớn số cổ phần của công ty con; (ii) hai là, kiểm soát đa số phiếu
biểu quyết thông qua việc sở hữu phần lớn cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty con;
hoặc (iii) ba là, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số chức danh quản lý trong
công ty con.
Tương tự như vậy, tại Hoa Kỳ, pháp luật của hầu hết các bang đều cho rằng
quyền chi phối của công ty mẹ biểu hiện ở việc công ty mẹ có thể tác động, kiểm soát
công việc kinh doanh của công ty con thông qua quyền biểu quyết chi phối của công
ty mẹ tại công ty con. Nếu không có khả năng chi phối này thì việc một công ty sở
hữu cổ phần của công ty khác chỉ là quan hệ đầu tư thông thường, và giữa các công
ty lúc này không có mối quan hệ mẹ - con.
Ở Việt Nam, khái niệm công ty mẹ đã xuất hiện từ khi có Luật Doanh nghiệp
năm 2005 và tiếp tục được nhắc lại trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh
nghiệp năm 2020. Theo đó, công ty mẹ phải là công ty (i) hoặc là sở hữu trên 50%
vốn hoặc cổ phần của công ty con, (ii) hoặc có quyền chi phối việc bổ nhiệm phần

18
Directive 83/349/EEC (Bản điện tử xem tại website: https://lexparency.org/eu/31983L0349/ART_1/,
ngày truy cập: 15/11/2021)
19
Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số quốc gia và những nội dung
tham khảo cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu lập pháp – UBTV Quốc hội (Bản điện tử xem tại website:
http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210349, ngày truy cập: 16/11/2021)
21

lớn nhân sự trong bộ máy quản lý của công ty con, (iii) hoặc có quyền quyết định nội
dung Điều lệ công ty con20.
Từ quy định của các quốc gia trên đây, có thể thấy khoa học pháp lý nói chung
có sự thống nhất trong cách nhìn nhận về quan hệ công ty mẹ - công ty con. Đó là
mối quan hệ chi phối của một công ty đối với một công ty khác dựa trên cơ sở sự sở
hữu về vốn hoặc trên khả năng tác động của công ty mẹ đến những quyết định quan
trọng của công ty con trong lĩnh vực nhân sự hay trong vấn đề tổ chức quản lý công
ty con.
Như vậy, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trên góc độ pháp lý là mối
quan hệ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp, giữa chủ sở hữu và đối tượng sở hữu nhưng
ở một mức độ mật thiết và khăng khít nhất định đủ để nhà đầu tư có thể tác động đáng
kể đến các hoạt động trọng yếu của công ty mà mình góp vốn. Mặc dù vậy, nếu công
ty con là một pháp nhân độc lập (nghĩa là có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình bằng chính tài sản của mình, tách bạch với tài sản của công ty
mẹ) thì theo chế độ trách nhiệm hữu hạn, công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm đối với các
nghĩa vụ tài sản của công ty con trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của mình.
Ngoài góc độ pháp lý, trên thực tế mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
còn cần được xem xét trên góc độ kinh tế bởi lẽ chính từ nhu cầu về kinh tế mới khiến
các công ty mẹ và công ty con ra đời. Như đã nêu, việc hình thành nhóm công ty xuất
phát từ nhu cầu của những nhà đầu tư về mở rộng sản xuất kinh doanh và tối đa hóa
lợi nhuận trong khi lại khoanh vùng được rủi ro. Do đó, mối quan hệ giữa công ty mẹ
và công ty con không dừng lại ở việc công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, thay thế nhân
sự quản lý hay quyết định nội dung điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty con. Đó
chỉ là cơ sở hình thành và là nền tảng để công ty mẹ thực hiện quyền chi phối của
mình đối với công ty con trong các hoạt động kinh tế, từ tầm vĩ mô như quyết định
chiến lược phát triển của công ty con đến những hoạt động sản xuất kinh doanh
thường xuyên như việc công ty con là nguồn bảo đảm đầu ra cho sản phẩm của công
ty mẹ hoặc ngược lại. Chính vì tồn tại sự liên quan về mặt lợi ích kinh tế giữa công
.

ty mẹ và công ty con như vậy nên không thể phủ nhận rằng công ty mẹ có vai trò nhất

20
Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
22

định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty con và về logic thì phải chịu .

trách nhiệm liên đới về những ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công t y con.
. . . . . . . . .

1.3. Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hành vi của công ty


1.3.1. Khái niệm “trách nhiệm” và “trách nhiệm pháp lý”
Sau khi thành lập và có tư cách pháp nhân, công ty trở thành một chủ thể trong
đời sống xã hội và cũng có các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm như các chủ thể khác.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “trách nhiệm” có thể được hiểu theo hai nghĩa: Một là
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

“phần việc được giao cho hoặc coi như được giao ch o, phải bảo đảm làm tròn, nếu
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”, hai là “sự ràng buộc đối với lời
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

quả” (Theo Từ điển tiếng Việt năm 2003 của nhà xuất bản Đà Nẵng). Theo hai cách
. . . . . .

định nghĩa như trên thì trách nhiệm có nhiều điểm tương đồng với nghĩa vụ, nhưng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nó cũng hàm chứa một điểm khác biệt quan tr ọng, đó là yếu tố “hậu quả”. Với trách
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nhiệm pháp lý, tức là trách nhiệm đã được điều chỉnh và bảo vệ bởi các qu y phạ m
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .v

pháp luật do Nhà nước ban hành, các “hậu quả” này sẽ là “hậu quả bất lợi” đư ợc áp
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

đặt lên những người phải chịu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệ m pháp lý luôn là
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

một chế định quan trọ ng đối vớ i mọi hệ thống luật, vì nó chính là bảo đảm cho sự
. . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

tuân thủ pháp luật của các thành viên trong xã hội. Trách nhiệm pháp lý xuất hiện
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

khi có sự vi phạm pháp luật, là hậu quả của hành vi vi phạm và thể hiện sự răn đe
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

của Nh à nước đối với những hành vi vi phạm.


. . . .. . . . . . . . . . . . . . . .

Theo giáo trình lý luận Nhà nư ớc và pháp luật năm 2006 của trường Đại học
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Luật Hà Nội, trách nhiệm pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi (s ự trừng phạt) đối
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .v . . . . . . .

với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữ a Nhà nư ớc với
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

các chủ thể vi phạm pháp luật, được các qu y phạm pháp luật xác lập và điề u chỉnh,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . .

trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

pháp cưỡng chế được qu y định ở chế tài các qu y phạm pháp luật.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Nhìn vào khái niệm trên có thể thấ y, trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

bản sau:. .

Đầu tiên, như đã trình bà y, yếu tố quan trọng nhất của trách nhiệm pháp lý là
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

“hậu quả bất lợi” hay chính là các chế tài được áp dụng. Thái độ của Nhà nước đối
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
23

với các hành vi vi phạm pháp luật được thể hiện qua việc áp dụng các chế tài và các
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

chế tài nà y được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của Nhà nước.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Đặ c điểm thứ hai là tính đền bù, bởi m ụ c đích của trách nhiệm pháp lý không
. .. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . .

chỉ là trừng trị hành vi vi phạm mà bên cạnh đó còn là sự khôi phục lại tình trạng
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

tương ứng với phần hậu quả mà người vi phạm đã gâ y ra do không thực hiện nghĩa
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

vụ của mình.
. . . . .

Đặc điểm về hình thức của trách nhiệm pháp lý thể hiện trách nhiệ m pháp lý
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

chỉ tồn tại khi được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm qu yền
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

của Nhà nước ban hành, nghĩa là chỉ Nhà nư ớc có qu yền xác định hành vi nào là vi
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

phạm pháp luật và các chế tài tương ứng với mỗi vi phạm đó.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Trong phạm vi bài luận này, những nghiên cứu dưới đây về các loại trách nhiệm
pháp lý chỉ giới hạn trong khuôn khổ trách nhiệm của các công ty hay các pháp nhân.
1.3.2. Trách nhiệm dân sự
Theo khoản 1 điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam thì “pháp nhân
phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại
diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Như vậy, một công ty cũng có trách
nhiệm dân sự của mình như các chủ thể khác trong xã hội. Tuy nhiên, để hiểu cho
đúng về trách nhiệm dân sự thì cần nắm được khái niệm và bản chất của trách nhiệm
dân sự.
Theo Từ điển giải thích thu ật ngữ luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

thì “Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài s ả n được áp dụng đối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . . . .

với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp tổn thất về vật chất, tinh thần cho
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

người bị thiệt hại”21. Nếu hiểu theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự là loại trách
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nhiệm pháp lý được đặt ra khi và chỉ khi có sự vi phạm pháp luật dân sự.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Từ khái niệm chung trên đây, trách nhiệm dân sự của một công ty được hiểu là
trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với công ty khi công ty có
hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Hiểu một cách đơn giản nhất thì trách nhiệm dân

21
Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia
đình, Luật Tố tụng Dân sự, Nxb. Công an nhân dân, trang 42.
24

sự là trách nhiệm bù đắp những thiệt hại về vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại do . . . . . . . . . . . . . . .

lỗi của công ty gây ra.


Trách nhiệm dân sự của công ty có thể phát sinh từ các quan hệ hợp đồng mà
công ty xác lập hoặc cũng có thể là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Pháp luật . . . . .

một vài quốc gia không có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệ m dân sự trong hợp
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

đồng ha y ngoài hợp đồng. Như trong pháp luật dân sự của Nhật Bản, trách nhiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

dân sự trong hợp đồng không được qu y định cụ thể mà pháp luật chỉ chia ra hai
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

trường hợp chịu trách nhiệm là trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ và trách
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

nhiệm do vi phạm nghĩa vụ22.


. . . . . . . . . . . .

Trong khi đó, quy định về trách nhiệm dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 1804
của Pháp vốn có sự phân biệt cơ bản giữa trách nhiệm hợp đồng (điều chỉnh các thiệt
hại phát sinh trong khuôn khổ của mối quan hệ hợp đồng) và trách nhiệm dân sự
ngoài hợp đồng (điều chỉnh tất cả các thiệt hại khác). Hai chế định này hoàn toàn loại
trừ lẫn nhau: ngay khi có quan hệ hợp đồng giữa các bên thì chế định trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng sẽ không được áp dụng. Tuy nhiên, kể từ cuối thế kỷ XIX, nhiều
chế độ trách nhiệm dân sự trong các luật riêng (ví dụ trong vấn đề tai nạn giao thông,
vấn đề sản phẩm tiêu dùng bị lỗi, vấn đề tai nạn lao động…) đã không còn thống nhất
với chế định trong luật chung. Các quy định của luật chuyên ngành đã bỏ qua sự phân
biệt giữa trách nhiệm pháp lý theo hợp đồng và trách nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng.
Theo đó, chế độ trách nhiệm dân sự của bên vi phạm là giống nhau cho dù có hoặc
không có hợp đồng giữa các bên. Vì vậy, tại pháp lệnh số 2016-131 ngày 10/02/2016
sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 1804, chế định trách nhiệm dân sự đã được điều chỉnh
theo hướng không phân biệt trách nhiệm trong hay ngoài hợp đồng.
Tại Việt Nam, trong Bộ luật Dân sự hiện hành, qu y định về trách nhiệm dân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

sự do vi phạm hợp đồng được xâ y dựng nên bởi các qu y phạm điều chỉnh chế định
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

hợp đồng. Nói cách khác, qu y định về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng có thể coi
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

là một phần của chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự. Theo đó, trách nhiệm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

dân sự do vi phạm hợp đồng chỉ tồn tại khi một hợp đồng tồn tại, trách nhiệm nà y
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

22
Xaca VacaxumTori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc
gia, trang 43.
25

chỉ phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

hợp đồng. Trong khi đó, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là các loại trách nhiệ m
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc v ào hợp đồng, mà chỉ cần tồn tại một
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý ha y vô ý, gâ y thiệt hại cho người khác và
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

hành vi nà y cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

gâ y thiệt hại và người bị thiệt hại.


. . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Cũng cần phải nói thêm: về mức trách nhiệm dân sự đối với một công ty, vấn
đề này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng mà công ty tham gia
với tư cách chủ thể và theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá giới hạn là
tổng giá trị tài sản của công ty. Đây chính là nguyên lý trách nhiệm hữu hạn, là quan
điểm xuyên suốt trong khoa học pháp lý về công ty tại hầu khắp các quốc gia trên thế
giới.
1.3.3. Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý của tổ chức, cá nhân vi phạm
trước Nhà nước và chỉ Nhà nước mới có quyền áp dụng chế tài đối với các chủ thể
đó. Đây là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước
theo quy định của luật hành chính. Đó là việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế
hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm
hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
hành chính. Do đó trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của Nhà
nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể đó phải
chịu các hình thức xử phạt hành chính, tức là phải gánh chịu những hậu quả bất lợi,
bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.
Có nhiều hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau như: Cảnh cáo; Phạt
tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính; Trục xuất. Trong đó, hình thức cảnh cáo, phạt tiền chỉ
được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể
được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc hình thức phạt chính. Ngoài các biện
26

pháp xử phạt vi phạm hành chính, chủ thể vi phạm còn có thể phải áp dụng các biện
pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
Một công ty có thể phải chịu trách nhiệm hành chính trong rất nhiều lĩnh vực
như: lao động, thuế, môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đầu tư, đất đai, sở
hữu trí tuệ, cạnh tranh, quảng cáo khuyến mại... Trong một số lĩnh vực, tùy vào mức
độ và phạm vi của việc vi phạm mà trách nhiệm pháp lý của công ty có sự chuyển
dịch từ trách nhiệm hành chính sang trách nhiệm hình sự.
1.3.4. Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự của công ty cũng là một dạng trách nhiệ m pháp lý. Đây là
. . . . . . . . . . .

hậu quả pháp lý bất lợi mà công ty phải gánh chịu trước nhà nước, do công ty đó
. . . . . . . . . . . .

thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà những hành vi này đư ợc qu y định là
. . . . . . . . . . .

tội phạm trong pháp luật hình sự. Đối với các nước phát triển trên thế giới vấn đề
. . . . . .

trách nhiệm hình sự của một công ty phạm tội đã được quy định trong các Bộ luật
Hình sự hoặc các văn bản pháp luật khác từ những năm cuối thế kỷ XX, tuy nhiên
đối với Việt Nam, vấn đề pháp nhân thư ơng mại phạm tội, trách nhiệm hình sự của . . . . . . . . . . . . .

pháp nhân thương mại phạm tội, đường lối x ử lý… là những vấn đề mới được quy
. . . . . . . . .

định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Nguyên do của
. . . . .

việc luật pháp trước kia không coi công ty hay pháp nhân thương mại là một chủ thể
phạm tội có lẽ xuất phát từ quan niệm truyền thống: phạm tội, xét về mặt khách quan,
là hành vi của con người có mức độ ngu y hiểm đáng kể cho xã hội; xét về mặt chủ
. . . . . . . . . . . . .

quan, là nhận thức, ý thức và thái độ chủ quan (yếu tố lỗi) của ngư ời phạm tội đối
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

với hành vi của mình. Chính vì vậy, pháp luật hình sự Việt Nam trước đây tuân thủ
. . . . . .

ngu yên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và chỉ tru y tố trách nhiệ m hình sự đối với
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

cá nhân (hay tự nhiên nhân). Pháp nhân do con người lập ra và hoạt động của pháp
. . . .

nhân cũng do những con người cụ thể quyết định, do vậy, pháp nhân theo nghĩa chung
không thể và không bao giờ có lỗi. Song, đó chỉ là quan niệm truyền thống, vấn đề
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại lần đầu tiên được nhắc đến tại Anh
. . . . . . . . . . . . .
27

vào năm 191523 và tại M ỹ vào năm 198324. Hiện nay, việc xử lý hình sự pháp nhân
. . . . . .

thương mại đã được hệ thống pháp luật của 119 quốc gia trên thế giới quy định và áp
dụng, như: Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Hà Lan, Bồ
Đào Nha, Phần Lan, Vương quốc Bỉ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Slovakia, Hungari, Lavia,
Estonia, Croatia, … và 06 quốc gia thuộc khối ASEAN, gồm: Singapore, Malaysia,
Thái Lan, Philippine, Indonesia và Campuchia. Đặc biệt, Trung Quốc là quốc gia có
nhiều nét tương đồng về truyền thống lập pháp với Việt Nam cũng đã có quy định
trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.
Trong một báo cáo của hãng luật Linklaters của Anh25 về vấn đề trách nhiệm
hình sự của công ty theo pháp luật của 24 quốc gia trên thế giới, chỉ có một số quốc
gia như Đức, Ý, Ba Lan, Nga, Thụy Điển là không thừa nhận ý niệm về trách nhiệm
hình sự của các công ty. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn có những quy định về biện
pháp trừng phạt đối với các công ty trong trường hợp việc vi phạm pháp luật có tính
chất hình sự được thực hiện bởi các cá nhân có liên quan đến công ty. Ở hầu hết các
quốc gia trong nhóm quốc gia được nghiên cứu, nhóm cá nhân có hành vi và thiếu
sót mà một công ty có thể phải chịu trách nhiệm không chỉ giới hạn ở những người
đại diện theo pháp luật và những người có chức năng quản lý, mà có thể mở rộng đến
những nhân viên bình thường hoặc thậm chí là các bên thứ ba, ví dụ như theo Đạo
luật hối lộ của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, không phải mọi cơ quan tài phán đều
yêu cầu xác định một cá nhân để tìm ra một công ty phải chịu trách nhiệm về hành vi
sai trái.
Không có gì ngạc nhiên khi phạt tiền là hình thức xử phạt chính đối với các
công ty khi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia cũng quy định
các hình thức xử phạt khác, chẳng hạn như yêu cầu nộp lại lợi nhuận, cấm tham gia

23
Năm 1915: trong vụ tranh chấp Lennard’s Carrying Co., Ltd., Thượng Nghị viện Anh đưa ra nguyên tắc
“the directing mind principle”. Theo nguyên tắc này, hành vi và trạng thái tâm lý của một số lãnh đạo cao cấp
của một công ty (directing minds) được coi là hành vi và trạng thái tâm lý của một công ty.
24
Năm 1983, trong vụ tranh chấp U.S. v Basic Construction Co., Tòa án Khu vực 4 tại Mỹ lập luận: “công
ty có thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì những vi phạm chống độc quyền do nhân viên của mình gây ra nếu
họ đang hành động trong phạm vi quyền hạn của mình, hoặc vì lợi ích của công ty, kể cả … khi các hành động
đó trái với chính sách công ty”.
25
“Corporate criminal liability: A review of law and practice across the globe”, Linklaters, 2016 (Bản điện
tử xem tại: https://data.allens.com.au/pubs/pdf/ibo/CorporateCriminalLiabilityPublication_2016.pdf, ngày
truy cập: 22/11/2021)
28

đấu thầu, cấm hoạt động tạm thời, thu hồi giấy phép hoặc giải thể công ty. Và mặc
dù phạt tiền là hình thức xử phạt phổ biến nhất, các quốc gia lại không hề có quy định
thống nhất về số tiền được áp dụng. Trong khi một số quốc gia có quy định mức phạt
tối đa theo luật, chẳng hạn như Ba Lan và Thụy Điển, ở những quốc gia khác, chẳng
hạn như Trung Quốc và Anh lại không có giới hạn tối đa. Ở những nước khác, chẳng
hạn như Brazil, việc tính toán tiền phạt có thể gắn với doanh thu hàng năm của công
ty.
Tại Việt Nam, trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện Bộ luật hình sự năm 1999 . . . . . . . . . .

(sửa đổi bổ sung năm 2009), có nghiên cứu và tính đến các quan hệ xã hội mới phát
. . . . . . . . . . . . . . .

sinh và sẽ phát sinh trong tương lai gần cần phải điều chỉnh bằng pháp luật hình sự
. . .

cũng như tiếp thu có chọn lọc các qu y định của các công ước quốc tế mà Việt Nam
. . . . . . . . . . . . . . . .

đã ký kết hoặc tham gia và kinh nghiệm lập pháp của một số nước phát triển trên thế
. . . . .

giới, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã bổ sung một số điều luật mới
nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự trong đó có bổ sung những quy
định đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm 33 điều luật quy định về các tội
phạm cụ thể mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện
hành vi phạm tội tại các chương như Chương XVIII - Các tội xâm phạm trật tự quản
lý kinh tế, Chương XIX - Các tội phạm về môi trường, Chương XXI - các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Các lý do thực tiễn cho việc quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại có thể kể đến, bao gồm:
Thứ nhất, nhằm khắc phục những bất cập trong thực tiễn xử lý vi phạm của . . . . .

pháp nhân thương mại hiện nay, nhất là các vi phạm gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế, môi trường và sức khỏe cộng đồng như vụ Công ty TNHH
. . . . . . . . . .

Gang thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh-FHS xả thải có chứa độc tố làm hải sản
và sinh vật biển chết hàng loạt hay vụ công ty VN Pharma nhập khẩu thuốc trị ung . . .

thư giả, đe dọa tới tính mạng của người dân sử dụng thuốc.
. . . . . . . . . .

Thứ hai, cơ chế xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với pháp nhân thương . . . . . . . . . . . . .

mại tỏ ra bất cập, kém hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế tài xử phạt hành
. . . . . . . . . . . .

chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính vừa thiếu tính răn đe lại vừa không đầy đủ. . . . . . . . . .
29

Theo đó, Luật xử lý vi phạm hành chính cho phép các cơ quan chức năng áp dụng . . . . . . . . . .

phạt tối đa đối với pháp nhân có hành vi vi phạm nặng nhất không vượt quá hai t ỷ . . . . . . . . . . . . . . . .

đồng, trong khi đó hậu quả do hành vi vi phạm của pháp nhân gây ra trong nhiều
. . . . .

trường hợp là đặc biệt nghiêm trọng. Với mức phạt hiện hành, theo ý kiến của một . . . . . . . .

số chu yên gia, nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn như các
. . . . . . . .

tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia có thể chấp nhận nộp phạt để tiếp tục vi . . . . . . .

phạm. Hơn thế, mặc dù trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính nhanh và
. . . . . . . . .

kịp thời song vẫn có hạn chế là thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạc h trong việc xác
. . . . . . . . .

minh hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm của pháp nhân thương
. . . . .

mại gây ra và mức xử phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại. . . . . . .

Thứ ba, cơ chế bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự vẫn tồn tại bất cập khi . . . . . .

qu y định người bị thiệt hại phải tự chứng minh mức độ thiệt hại và nếu khởi kiện đòi
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

bồi thường, người bị thiệt hại ban đầu cũng cần phải nộp một mức án phí dân sự rất
. . . . . . . . . .

lớn. Điều này gây nhiều cản trở cho người dân trong việc đòi bồi thường thiệt hại bởi
.

trước hành vi vi phạm của pháp nhân, người dân vừa là người bị thiệt hại lại vừa phải
tự chứng minh thiệt hại trước khi đòi bồi thường. Trong khi đó, nếu coi pháp nhân là . . . . .

chủ thể của tội phạm thì việc chứng minh tội phạm và mức độ thiệt hại do hành vi
. . . . . . . . . . . . . . . . .

vi phạm gâ y ra thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước, với một quy trình tố tụng
. . . . . . . . . . . . .

chặt chẽ và công bằng. . . . .

Thứ tư, thay đổi chính sách xử lý hình sự đối với pháp nhân thươn g mại là yêu
. . . . . . . . . . . . .

cầu thiết yếu đặt ra theo xu thế hội nhập quốc tế. Việc bổ sung trách nhiệm hình sự
. . . . . . . . . . . . . . . . . .

của pháp nhân thương mại thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các
. . . . . . . . .

cam kết quốc tế trong các Công ước mà Việt Nam là thành viên.
. . . .

Các hình thức xử phạt hình sự chính đối với công ty theo Bộ luật Hình sự năm . . .

2015 của Việt Nam gồm có: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt
động vĩnh viễn. Ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung khác như: cấm kinh . . . . . . . . .

doanh, cấm hoạt động trên một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn và phạt tiền . . . . . . .

(nếu như hình phạt chính không phải là phạt tiền). Những hình thức xử phạt này chỉ .

áp dụng đối với các hành vi phạm tội trong một số lĩnh vực, hay nói cách khác là
. . . . . . . . . . .

phạm vi trách nhiệm hình sự của công ty chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực mà Bộ
. . . . . . . . . . . . . . . . .
30

luật Hình sự có quy định. Cụ thể, đến hiện tại thì các công ty tại Việt Nam có thể phải
chịu trách nhiệm hình sự khi có hành vi phạm tội thuộc một trong 33 hành vi được
quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và sửa đổi năm 2017.
1.4. Các quan điểm lý luận về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi
của công ty con
Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đến nay không còn là điều quá mới mẻ
trong khoa học pháp lý. Mặc dù vậy, các quy định trên thế giới về trách nhiệm pháp
lý của các công ty hầu như mới chỉ dừng lại ở trách nhiệm trực tiếp trong khi trên
thực tế mối quan hệ giữa các công ty lại vô cùng phức tạp khiến cho đôi khi một sự
kiện hay hành vi cấu thành trách nhiệm pháp lý của công ty không phải chỉ xuất phát
từ hành động của chính công ty đó mà còn có mối liên hệ với các công ty khác. Điều
này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm liên đới của các công ty khác đối với trách nhiệm
pháp lý của một công ty, đặc biệt là trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty con.
Vụ tranh chấp Salomon nổi tiếng tại Anh được coi là án lệ đặt nền móng cho cơ
chế trách nhiệm hữu hạn mà theo đó một công ty được coi là một thực thể độc lập, có
tài sản riêng, tách bạch với tài sản của những người sáng lập ra nó và chịu trách nhiệm
độc lập bằng tài sản của mình đối với các chủ nợ của công ty. Người sáng lập chỉ chịu
rủi ro đối với các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty mà
hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro nào bằng những tài sản khác
của mình. Mặc dù có ý nghĩa vô cùng to lớn trong khoa học pháp lý về công ty cũng
như trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới, song phán quyết của tòa án tối cao
của Anh cũng khơi nguồn những tranh luận về trách nhiệm của các cổ đông hay
những người góp vốn mà sau này được phát triển thành vấn đề trách nhiệm của công
ty mẹ đối với hành vi của các công ty con khi mà các cổ đông chi phối hay công ty
mẹ mới thực chất là những chủ thể điều khiển hoạt động của công ty con. Rất nhiều
học giả ủng hộ quan điểm công ty mẹ ít nhiều phải có trách nhiệm về các hành vi của
công ty con và hậu quả của những hành vi đó bởi nó đảm bảo sự công bằng với các
chủ nợ của công ty, tránh việc các công ty mẹ lợi dụng công ty con để chuyển rủi ro
. . . .

từ mình sang các đối tác, bạn hàng của công ty. Đó chính là xuất phát điểm để các
. . . . . . . .

nhà nghiên cứu phát triển học thuyết hay cơ chế “vén màn công ty” hay “xuyên màn
31

công ty” (piercing the corporate veil) sau này được vận dụng rộng rãi tại hệ thống tòa
án của Anh và Mỹ. Tuy nhiên, cũng có không ít nhà kinh tế học cũng như luật gia
phản đối cơ chế này bởi nó đi ngược lại với tư cách pháp nhân và cơ chế trách nhiệm
hữu hạn, hai nguyên tắc nền tảng của lý thuyết công ty cũng như pháp luật về công
ty của tất cả các quốc gia.
1.4.1. Quan điểm ủng hộ cơ chế “vén màn công ty”
Các quan điểm thẳng thắn ủng hộ sự tồn tại của cơ chế “vén màn công ty” là
tương đối ít so với các quan điểm phản đối. Có những học giả đã chỉ rõ những khiếm . . . . .

khuyết, hạn chế vốn có của chế định trách nhiệm hữu hạn, song cũng chỉ dừng lại ở
. . . . . . . . .

việc chỉ trích mà chưa đưa ra được một giải pháp hợp lý. Hoặc có người vừa nêu lên
. . . . . . . . . . . . . . .

những hạn chế của chế định trách nhiệm hữ u hạn đồng thời có đề cập đến cơ chế
. . . . . . . . . . . . . . . .

“vén màn công ty” nhưng cũng chưa đưa ra được những cơ sở khoa học cho sự tồn . . . . . . . . . . . . .

tại cơ chế này.


. . . .

Thậm chí, ngay cả các thẩm phán ở các toà án đã từng vận dụng cơ chế “vén . . . .

màn công ty” trong một số vụ việc thực tiễn cũng dường như luôn phát biểu một cách . . . . .

thận trọng, đại ý rằng, dù thế nào thì cũng phải tuân thủ trước hết ngu yên tắc trách
. . . . . . . . . . .

nhiệm hữu hạn, việc áp dụng cơ chế “vén màn công ty” để buộc các cổ đông/thành
viên của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công t y cần hết sức cẩn . . . . . . . . . . . .

trọng. Việc bỏ qua nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn chỉ là ngoại lệ khi có các hành vi
. . . . . . . . . .

sau: (1) lợi dụng pháp nhân để xâm phạm lợi ích công; (2) lợi dụng pháp nhân để
. . . . . . . . . . . .

biện minh, che đậ y việc làm sai trái; (3) sử dụng pháp nhân để gian lận; hoặc (4) sử
. . . . . . . . . . . .

dụng pháp nhân để bảo vệ tội phạ m.


. . . . . . .

Trong số những người ủng hộ mạnh mẽ cơ chế này, có lẽ cho đến nay, Giáo sư
người Mỹ I. Maurice Wormser và những lập luận của ông là vẫn giữ nguyên giá trị.
Theo ông, hầu hết các chuyên gia về pháp luật công ty đều đồng ý rằng trong một
phạm vi nhất định, một công ty phải được coi là một thực thể hoàn toàn riêng biệt và . . . . . . .

độc lập với các cổ đông. Tu y nhiên, trên thực tế, họ cũng đồng ý rằng trong một số
. . . . . . . .

trường hợp, lý thu yết về thực thể độc lập này phải được bỏ qua. Vấn đề đặt ra là khi
. . . . . . . . . .

nào khái niệ m về thực thể công ty được tôn trọng, khi nào cần bỏ qua? Sau khi tiến
. . . . . . . .

hành nghiên cứu, tổng hợp từ nhiều vụ việc thực tiễn, ông khẳng định: “Từ nhiều án .
32

lệ thực tiễn cho thấy, việc bỏ qua thực thể công ty và đặt bức màn công ty sang một
. . . . . . . . . . . . .

bên là vấn đề cần phải được xem xét”. Ông đã đưa ra một quan điểm khá toàn diện
. . . . . . . . . . . . . .

về cơ chế “vén màn công ty” như sau: “Khi khái niệm về thực thể công ty được sử
. . . . . . . .

dụng để lừa đảo, trốn tránh nghĩa vụ đã hiện hữu, vi phạm pháp luật, để đạt đến hoặc
. . . . . . .

duy trì độc quyền, hoặc để bảo vệ sự bất lương hay che giấu tội phạm… thì khi đó,
toà án sẽ kéo bức rèm che công ty sang một bên, sẽ đối xử với thực thể công ty chỉ
như là một nhóm những cổ đông, cả nam và nữ, đang sống và làm việc, và sẽ truy
cứu tới những con người thật ấy”26. Ông cho rằng, khi mà các hành vi lạm dụng “vỏ
bọc công ty” xuất hiện thì “toà án, hoặc về mặt pháp luật, hoặc về luật công bình,
hoặc về luật phá sản, nên xem xét “xuyên qua vỏ bọc mỏng manh” của thực thể doanh
nghiệp và không nên ngần ngại bỏ qua một bên khái niệm về thực thể doanh nghiệp
nhằm đạt mục tiêu công lý”27. Tuy nhiên, khi đề cập đến khả năng pháp điển hoá cơ
chế “vén màn công ty” thì chính Wormser cũng đã cho rằng, việc pháp điển hoá cơ
chế này là không thể và sẽ là sai lầm. Ông nói: “Theo quan điểm của tôi, điều này là
không chỉ là không thể mà còn lố bịch. Cuộc sống con người và mối quan hệ liên
quan đến sự phát triển của các doanh nghiệp là quá phức tạp cho việc hình thành
những quy tắc như vậy. Pháp luật là một sự phát triển và không bị xiềng xích. Luật
doanh nghiệp đặc biệt phát triển rất nhanh chóng mà việc hình thành như vậy (việc
pháp điển hoá cơ chế “vén màn công ty”) sẽ bị lỗi thời ngay cả trước ngày công bố
nó”28.
Sau I. Maurice Wormser, Frederick J. Powell đã tiếp tục ủng hộ sự tồn tại của
cơ chế “vén màn công ty” nhằm trừng trị những kẻ núp danh công ty, lạm dụng công
ty vào những mục đích sai trái. Ông đã phát triển những lập luận của Wormser thành
một phương pháp tương đối có tính hệ thống gồm các bước với nhiều câu hỏi nhằm
giúp toà án trong quá trình thụ lý, xem xét, phân tích các yếu tố để đi đến kết luận
một công ty có bị lạm dụng hay không. Tuy nhiên, các bước thử nghiệm cùng các

26
I. Maurice Wormser (1912), Piercing the veil of corporate entity, Columbia Law Review, Vol. 12, No.
6, trang 497, 518.
27
Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Nhà xuất bản Thomson Reuters, Lược trích
Chương 1, Nxb. Thomson Reuters, trang 39.
28
Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Nhà xuất bản Thomson Reuters, Lược trích
Chương 1, Nxb. Thomson Reuters, trang 38.
33

tiêu chí mà Powell đã đưa ra cũng không hoàn toàn nhận được sự ủng hộ. Stephen B.
Presser đã phê phán: “xem xét sơ qua, độ chính xác của các tiêu chí mà Powell đưa
ra có vẻ như cũng chỉ là một sự cải thiện đối với luận cứ lỏng lẻo của Wormser mà
thôi”.
1.4.2. Quan điểm phản đối cơ chế “vén màn công ty”
Đa số những người phản đối sự tồn tại của cơ chế “vén màn công ty” lo ngại
rằng cơ chế này nếu được thừa nhận và trở thành một nguyên tắc pháp lý thì sẽ ảnh
hưởng đến sự tồn tại vững chắc của một nguyên tắc vốn đã được thừa nhận rộng rãi
và thực sự đã trở thành nền tảng cho hầu hết các hệ thống pháp luật doanh nghiệp
trên thế giới ngày nay, đó là nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.
Với những học giả còn băn khoăn thì dừng lại ở việc phát biểu mang tính nhận
xét với tính chất tương đối nhẹ nhàng như năm 1986, luật gia Robert Charles Clark,
Hiệu trưởng Trường Luật Harvard nhận xét rằng: “Phải chăng còn nhiều vấn đề đáng
lo ngại trong việc xây dựng các tiêu chuẩn để “vén màn công ty”? Thật vậy, thực sự
là việc này còn rất mơ hồ, nó hầu như không mang lại bất kỳ một ý tưởng cụ thể nào
về việc có thể hay không thể áp dụng cơ chế này - không một ý niệm đầy đủ nào, ít
nhất là để bạn có thể tư vấn cho khách hàng của mình”29. Hoặc “nhiều học giả đã
nghiên cứu về học thuyết này gần như tuyệt vọng, họ cho rằng những lý do cơ bản để
vượt qua bức rèm công ty là “mơ hồ và ảo tưởng” và rằng khoa học pháp lý về vấn
đề này là một “vũng lầy pháp luật”30.
Bên cạnh đó, ở một mức độ nghiêm trọng hơn, có những ý kiến chỉ trích nặng
nề rằng việc “vén màn công ty” dường như là một việc làm kỳ quái, có tính chất
nghiêm trọng, vô nguyên tắc và là một trong những quy định khó hiểu nhất của hệ
thống pháp luật doanh nghiệp hiện nay.
Một người cũng theo khuynh hướng phản đối cơ chế này khá nổi tiếng là Giáo
sư Stephen M. Bainbridge, Đại học Iowa. Ông cho rằng, sự tồn tại của cơ chế này sẽ
phá vỡ chế độ trách nhiệm hữu hạn, vốn đã trở thành nền tảng quan trọng trong mọi

29
John H. Matheson (2003), “Limitations of limited liability: Lesson for entrepreneurs (and their
attorneys)”, The Minnesota Journal of Business Law and Entrepreneurship, No.1, Vol. 2, trang 2.
30
Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Lược trích Chương 1, Nhà xuất bản Thomson
Reuters, trang 8.
34

hệ thống pháp luật về công ty nói chung. Với ông, cơ chế “xuyên màn công ty” như
là một cái bẫy, nó không những khó hiểu, khó áp dụng mà dường như không làm lợi
cho nền kinh tế, nó khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng và ngăn cản tăng trưởng
kinh tế và rằng cơ chế này nên được bãi bỏ. Làm như vậy sẽ giúp cho tòa án và các
luật sư thoát khỏi những phân tích lúng túng và khó khăn hiện nay”31. Ông cho rằng,
các vụ việc được viện dẫn cơ chế “xuyên màn công ty” chủ yếu dựa vào các phán
quyết của các thẩm phán, mà theo ông thì “cũng giống như tất cả mọi người, các thẩm
phán vốn dĩ đã có trí nhớ, kỹ năng và tinh thần hạn chế”. Vì vậy, ông cương quyết đề
nghị xóa bỏ cơ chế “xuyên màn công ty” và cho rằng việc này là một bước cần thiết
để đưa ra những giải pháp pháp lý đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề32. Tuy nhiên,
trong bài luận của mình có tựa đề Abolishing veil piercing, Bainbridge cũng đã không
có những biện luận mang tính thực tiễn mà chủ yếu dựa vào lý thuyết của nguyên tắc
trách nhiệm hữu hạn để bác bỏ, phản đối cơ chế này.
Mặc dù có nhiều quan điểm trái chiều về cơ chế “vén màn công ty” như nêu
trên song thực tiễn xét xử và giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm
của công ty mẹ đối với các vấn đề do công ty con gây ra cho thấy phe ủng hộ cơ chế
này ngày càng thắng thế. Thực tiễn này chứng tỏ rằng sự ra đời, tồn tại của cơ chế
“vén màn công ty” là một tất yếu khách quan, nghĩa là sự ra đời, tồn tại của nó nhằm
đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con
người nói chung.
1.5. Tính chất và cơ sở trách nhiệm của công ty mẹ
1.5.1. Tính chất trách nhiệm của công ty mẹ
Thực tế, trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ đối với hành vi của các công ty
con là loại trách nhiệm pháp lý gián tiếp hay trách nhiệm liên đới (vicarious liability).
Khái niệm trách nhiệm liên đới lần đầu tiên được nhắc tới có lẽ là trong luật cổ về
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (Tort law) của các quốc gia từ hơn 3000 năm
trước, khởi nguồn từ câu chuyện “con bò ngổ ngáo”. Luật cổ này quy định chủ sở

31
Stephen M. Bainbridge (2001), “Abolishing veil piercing” (tạm dịch: “xóa bỏ việc xuyên màn công
ty”), Tạp chí Pháp luật Công ty, Đại học Iowa, trang 4.
32
Stephen M. Bainbridge (2001), “Abolishing veil piercing” (tạm dịch: “xóa bỏ việc xuyên màn công
ty”), Tạp chí Pháp luật Công ty, Đại học Iowa, trang 43.
35

hữu phải chịu trách nhiệm về thương tích do con bò ngổ ngáo của anh ta gây ra cho
người khác, mặc dù người chủ đó không hề liên quan hoặc không có ý định dùng con
bò đó để gây ra thương tích cho người khác. Luật pháp cổ đại của Đức cũng gắn trách
nhiệm gián tiếp cho chủ nhân đối với tất cả những tổn hại do một nô lệ gây ra. Cụ thể:
theo Luật bất cẩn thời trung cổ của Đức, người chủ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối
với các sai phạm của người làm của mình, bao gồm cả những người giúp việc gia
đình của anh ta, và những người mà anh ta thuê để thực hiện các công việc theo hợp
đồng như nông dân, công nhân đóng gói, v…v. Tương tự như vậy, người chủ của một
gia đình cũng có trách nhiệm liên đới về hành vi của các thành viên trong gia đình và
những người khác sống trong ngôi nhà của anh ta.
Có thể khái quát hóa lại khái niệm trách nhiệm liên đới từ các quy định trên như
sau: Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm do một người (A) phải chịu liên quan đến
hành vi sai trái do người khác (B) thực hiện trong các tình huống mà A không có liên
quan hoặc không trực tiếp thực hiện hành vi sai trái nào. Trong trường hợp này, trách
nhiệm liên đới được chứng minh bởi mối quan hệ giữa hai chủ thể. Các yếu tố cấu
thành trách nhiệm liên đới gồm có: thứ nhất một hành động sai trái hoặc thiếu sót của
người khác; thứ hai là mối quan hệ nào đó giữa người có hành động sai trái và người
phải chịu trách nhiệm liên đới; và thứ ba là có mối liên hệ nào đó giữa hành vi sai trái
và mối quan hệ giữa hai chủ thể này.
Theo nguyên tắc này, yếu tố đầu tiên cấu thành trách nhiệm pháp lý của công ty
mẹ đối với hành vi của công ty con là một hành động sai trái hoặc thiếu sót của công
ty con. Ví dụ: công ty con vi phạm pháp luật về môi trường, pháp luật cạnh tranh hay
pháp luật lao động. Yếu tố thứ hai cần có là mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty
con. Theo nguyên tắc chung của luật bất cẩn thì không ai phải chịu trách nhiệm thay
cho người khác hay vì hành vi của người khác. Tuy nhiên, trách nhiệm liên đới nói
chung và trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con nói riêng lại là
một ngoại lệ và yếu tố thứ hai nêu trên đóng vai trò rất quan trọng trong việc áp đặt
trách nhiệm pháp lý đối với công ty mẹ. Và trong mối quan hệ công ty mẹ - công ty
con thì rõ ràng yếu tố thứ hai này đã và luôn tồn tại. Yếu tố thứ ba thường là yếu tố
khó chứng minh nhất đó là việc công ty mẹ đã dùng mối quan hệ chi phối của mình
36

để tác động đến công ty con như thế nào dẫn đến hành động sai trái của công ty con.
Thường thì khi chứng minh sự tồn tại của yếu tố thứ ba này, các tòa án sẽ xem xét
đến thẩm quyền của cổ đông (hay công ty mẹ) theo pháp luật cũng như theo điều lệ
của công ty con và liệu có sự vượt quá thẩm quyền quy định này hay không.
1.5.2. Cơ sở trách nhiệm của công ty mẹ
Tỷ lệ sở hữu đóng vai trò quan trọng quyết định sự kiểm soát và chi phối của
công ty mẹ đối với công ty con. Đây cũng là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất khi
phân tích về trách nhiệm liên đới của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con. Sự
kiểm soát của công ty mẹ phản ánh mối quan hệ giữa hai chủ thể chịu trách nhiệm,
chính là yếu tố cấu thành thứ hai trong trách nhiệm liên đới của công ty mẹ đã trình
bày ở phần 3.1 trên đây. Chính vì lẽ đó, để có thể quy trách nhiệm cho công ty mẹ, tỷ
lệ sở hữu vốn ở mức kiểm soát sẽ là cơ sở đầu tiên và không thể thiếu.
Cơ sở lý luận thứ hai về trách nhiệm của công ty mẹ chính là quan điểm công
ty mẹ luôn có khả năng thanh toán tốt hơn công ty con. Điểm này được lý giải rằng:
nếu một công ty là thành viên của một nhóm công ty, theo thông lệ chung, “người
chơi” chính trong nhóm công ty này là công ty mẹ sẽ thực hiện tích lũy tư bản, làm
giàu các nguồn lực cho mình thông qua việc thu cổ tức từ các công ty con và đương
nhiên là các công ty con buộc phải thực hiện điều này mặc dù nó có thể có ảnh hưởng
tiêu cực đến điều kiện tài chính của công ty con. Trong khi đó, công ty mẹ lại có thể
cố tình cấp ít vốn cho công ty con để giới hạn phạm vi chịu trách nhiệm pháp lý của
công ty con ở một mức thấp, nhưng lại vẫn tác động để công ty con tham gia vào các
hoạt động kinh doanh rủi ro cao nhằm mang về lợi nhuận tối đa cho công ty mẹ33.
Tương tự, công ty mẹ có thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với công ty con
để chuyển tài sản cho chính mình bằng cách chia cổ tức quá mức, giảm vốn, bán hàng
giá cao cho công ty con hoặc mua hàng của công ty con với giá thấp... Kết quả là tình
hình tài chính của công ty con luôn kém hơn công ty mẹ, công ty mẹ luôn luôn có
khả năng thanh toán cao hơn công ty con. Việc công ty con mất khả năng thanh toán
do đó có một phần trách nhiệm từ công ty mẹ và vì vậy, mối tương quan về khả năng

33
Anderson H. (2011), Parent Company Liability for Asbestos Claims: Some International Insights, Legal
Studies, Vol. 31 No.4, trang 547 đến trang 551
37

thanh toán này cũng là một cơ sở để yêu cầu công ty mẹ có trách nhiệm một phần đối
với những khoản nợ mà công ty con không thể chi trả.
Ở một góc độ khác, công ty con trong nhóm công ty được thành lập ra để phối
hợp cùng công ty mẹ trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì một mục tiêu chung là
lợi ích của cả nhóm công ty. Do vậy, mặc dù là các pháp nhân độc lập về địa vị pháp
lý song thực tế công ty con luôn phụ thuộc vào công ty mẹ ở một mức độ nào đó.
Công ty mẹ, với tư cách là một cổ đông, có quyền quyết định hoặc chi phối quyết
định bổ nhiệm hay miễn nhiệm người quản lý của công ty con. Điều đó có nghĩa là
người đứng đầu công ty con trong đa phần các trường hợp sẽ là người của công ty
mẹ, hành động theo sự chỉ đạo và vì lợi ích của công ty mẹ. Đây chính là cách mà
công ty mẹ thực hiện quyền và khả năng kiểm soát của mình lên các hoạt động của
công ty con. Vì vậy, chắc chắn là một hành vi nào đó của công ty con luôn luôn có ít
nhiều yếu tố tác động từ công ty mẹ và đó là cơ sở giải thích cho việc công ty mẹ phải
có trách nhiệm liên đới với các hành vi của công ty con.
Cuối cùng, lý thuyết về sự có đi có lại giữa lợi ích và trách nhiệm34 cũng là một
cách lập luận về trách nhiệm liên đới của công ty mẹ khi các luật gia tìm kiếm cơ cơ
sở cho việc buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với hành vi của công ty con.
Theo lý thuyết này, mục tiêu chính của công ty là để mang lại lợi nhuận cho các cổ
đông. Cổ tức hay lợi nhuận mà công ty mẹ được chia từ công ty con có thể được coi
là lợi ích. Đổi lại, gánh nặng đặt lên vai công ty mẹ chính là trách nhiệm liên đới của
công ty mẹ đối với hành vi của công ty con.
1.6. Tiểu kết Chương 1
Tổng kết lại những vấn đề lý luận đã được phân tích trong Chương 1 này, có thể
thấy rằng pháp luật công ty đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển khá dài,
đủ để có một sự hoàn thiện tương đối, góp phần thúc đẩy nền kinh tế bên cạnh việc
thực hiện chức năng quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Các nhà
đầu tư khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua một công ty sẽ
không phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những nghĩa vụ tài sản của công ty đó.

34
Keating G.C. (1997), The Idea of Fairness in the Law of Enterprise Liability, Michigan Law Review,
Vol.95 No.2, trang 1266 - 1360.
38

Rủi ro cũng vì thế mà được giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ đầu tư vào công ty.
Đó chính là những ưu điểm của nguyên lý trách nhiệm hữu hạn, giúp cho nhà đầu tư
mạnh dạn tham gia vào nền kinh tế, góp phần gia tăng của cải và việc làm cho xã hội.
Cũng chính từ đó mà các nhóm công ty được hình thành và dần trở thành một mô
hình hữu ích để tối đa hóa lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, thực tiễn luôn đi trước và đặt ra những vấn đề cần phải được phản
ánh, tiếp thu và cải tiến trong các quy định của pháp luật, cụ thể là trong vấn đề trách
nhiệm của pháp nhân nói chung và trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của
công ty con nói riêng. Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân đã được pháp luật của các
quốc gia quy định, trong hầu hết các trường hợp là trách nhiệm tài sản của pháp nhân
đối với tổ chức, cá nhân khác hay đối với nhà nước khi vi phạm các quy định của
pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân cũng như trách nhiệm pháp lý của thể
nhân, bao gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và cả trách nhiệm hình
sự. Ngoài việc giới thiệu về trách nhiệm pháp lý của pháp nhân, Chương 1 cũng đã
đề cập đến các quan điểm lý luận về trách nhiệm của pháp nhân với tư cách là công
ty mẹ của một công ty con, để từ đó đi vào nghiên cứu pháp luật cũng như thực tiễn
về vấn đề này tại Chương 2. Từ những quan điểm lý luận của những nhà nghiên cứu
trên thế giới, có thể thấy rằng các quan điểm trái ngược nhau vẫn đang cùng tồn tại,
bên thì ủng hộ còn bên thì phản đối việc suy xét trách nhiệm của công ty mẹ đối với
hành vi của công ty con. Mặc dù tiếp cận từ góc độ nào, những quan điểm lý luận này
cũng đã cho thấy sự quan tâm của giới nghiên cứu đối với việc nên hay không nên và
làm thế nào để buộc một công ty mẹ phải có trách nhiệm khi nó gián tiếp gây ra những
thiệt hại cho bên thứ ba thông qua công ty con của mình.
39

CHƯƠNG 2 – BẤT CẬP TỪ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON VÀ


QUY ĐỊNH CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ

2.1. Mô hình công ty mẹ - công ty con bị lợi dụng để doanh nghiệp trốn
tránh trách nhiệm
Lịch sử hình thành nhóm công ty cho thấy đây là con đường hữu hiệu để các
nhà đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa hoạt động, tối đa hóa
lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Cơ chế trách nhiệm hữu hạn đã thúc đẩy sự hình thành
các nhóm công ty và góp phần to lớn vào việc tạo nên một nền kinh tế sôi động cho
các quốc gia. Tuy nhiên, cũng chính từ những ưu điểm to lớn mà cơ chế trách nhiệm
hữu hạn hay bức màn công ty mang lại cho các nhà đầu tư mà những đầu óc tư bản
ngày càng nảy sinh tư tưởng lợi dụng cơ chế này để làm giàu, bất chấp những rủi ro
hay thiệt hại có thể xảy ra đối với các bên liên quan như những đối tác, bạn hàng của
các công ty, cơ quan quản lý nhà nước hay cả những người tiêu dùng. Nhiều công ty
thành lập mà không có vốn, hoạt động thiếu minh bạch, chủ sở hữu can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động của công ty, dễ dàng chuyển dịch tài sản của công ty thành tài
sản của mình, rút vốn trực tiếp khỏi công ty, mua bán hóa đơn lòng vòng, trốn thuế,
chuyển giá… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ nợ của công ty
hoặc đến trật tự xã hội. Phần viết sau đây sẽ chỉ ra và phân tích cách thức thực hiện
cũng như những thiệt hại hay rủi ro từ một số hình thức phổ biến về lợi dụng mô hình
công ty mẹ - công ty con.
2.1.1. Chuyển giá để trốn thuế
Thường thấy nhất trong các hình thức lợi dụng mối quan hệ công ty mẹ - công
ty con là việc chuyển giá nhằm trốn thuế. Có thể hiểu đơn giản chuyển giá là việc các
công ty trong một nhóm công ty có giao dịch với nhau trong đó áp dụng các biện
pháp về chính sách giá hàng hóa, dịch vụ không theo mức giá thông thường trên thị
trường để tìm cách giảm thiểu số lợi nhuận phải nộp thuế của cả nhóm công ty. Có
02 trường hợp chuyển giá thường thấy: một là chuyển giá từ một công ty làm ăn có
lãi sang một công ty làm ăn thua lỗ hoặc hai là chuyển giá từ công ty không có hoặc
có ít ưu đãi về thuế sang một công ty có ưu đãi nhiều hơn về thuế. Các hình thức
40

chuyển giá phổ biến gồm có: Chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình hoặc
vô hình giữa các công ty trong cùng một nhóm công ty; chuyển giá thông qua cung
cấp dịch vụ nội bộ nhóm công ty; chuyển giá thông qua chi trả lãi vay. Cách thức mà
các công ty này thường làm là: công ty làm ăn có lãi hoặc công ty không được ưu đãi
về thuế (công ty A) sẽ ký những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với công ty
làm ăn thua lỗ hay có ưu đãi về thuế (công ty B) để có thể thanh toán tiền cho B nhằm
chuyển bớt lợi nhuận từ A sang B (thực chất là làm tăng chi phí của A dẫn đến giảm
lợi nhuận). Khi đó, tổng số thuế phải nộp của cả A và B sẽ giảm xuống so với nếu
không thực hiện chuyển giá. A và B có thể là một công ty mẹ và một công ty con
hoặc cũng có thể là các công ty con của cùng một công ty mẹ. Các hợp đồng giao
dịch trong trường hợp này có thể là những hợp đồng, giao dịch khống tức là thực chất
không có sự chuyển dịch hàng hóa hay dịch vụ giữa các công ty mà chỉ có sự chuyển
dịch về tiền; hoặc nếu không phải các hợp đồng khống thì sẽ là những hợp đồng mua
bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá không tương đương với giá trị thị trường của
những hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, để hành vi chuyển giá khó bị phát hiện, các
công ty thường lựa chọn những loại hàng hóa, dịch vụ khó có thể so sánh với giá trị
thông thường trên thị trường để mua bán với nhau nhằm làm khó cho cơ quan quản
lý. Về phạm vi, chuyển giá có thể được thực hiện giữa các công ty trong cùng một
nước hoặc cũng có thể giữa các công ty thành lập ở các quốc gia khác nhau (trong
trường hợp các Tập đoàn xuyên quốc gia hay đa quốc gia) nhưng đều gây thất thu
thuế cho nhà nước dù là ở quốc gia nào. Và mặc dù chuyển giá thường xuất hiện ở
các công ty có hoạt động sản xuất, thông qua các hợp đồng mua nguyên vật liệu đầu
vào, nhưng nhìn chung thì có thể được các công ty ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề
hay mọi khâu khác nhau trong chuỗi cung ứng áp dụng. Hành vi chuyển giá được coi
là một hành vi vi phạm pháp luật về thuế và chủ yếu là vi phạm hành chính; một số
hành vi có mức độ vi phạm nghiêm trọng có thể coi là vi phạm hình sự và vấn đề này
phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia.
Một ví dụ điển hình ở Việt Nam về hành vi chuyển giá là trường hợp của công
ty Coca-Cola Việt Nam. Công ty này vào Việt Nam từ năm 1992 và liên tục báo lỗ
trong hơn 20 năm đầu hoạt động với tổng số lỗ lên đến 3.768 tỷ đồng, nhiều hơn cả
41

số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng35. Như vậy, về mặt kỹ thuật, lẽ ra Coca-Cola
Việt Nam đã phải phá sản. Trong khi đó, sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng
khoảng 20% mỗi năm và công ty không ngừng mở rộng nhà máy sản xuất. Thay vì
đóng cửa hay thu hẹp quy mô hoạt động, năm 2014 Coca-Cola tiếp tục đầu tư thêm
210 triệu đô la Mỹ để mở rộng kinh doanh ở Việt Nam. Việc doanh nghiệp báo lỗ
tương ứng với việc không phải đóng các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này
đã khiến Công ty Coca-Cola Việt Nam từng bị Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh xếp vào
vị trí số 1 trong danh sách các doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên
tục kê khai lỗ trong nhiều năm. Theo cơ quan thuế, “bí quyết” để doanh nghiệp này
có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu
được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao. Trung bình chi phí nguyên phụ liệu
chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006 - 2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80
- 85% giá vốn. Bằng tư duy kinh tế hết sức thông thường, ai cũng có thể hiểu đây là
cách mà Coca-Cola sử dụng các công ty trong cùng Tập đoàn để chuyển được lợi
nhuận ra nước ngoài và tránh phải nộp thuế ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chứng minh
Coca-Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá
nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu đặc biệt là
hương liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Cũng
không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề
để so sánh vì Coca-Cola thuyết minh rằng hương liệu của hãng là loại nguyên liệu
đặc thù, bí mật kinh doanh của hãng.
Sau nhiều nỗ lực đấu tranh của phía Việt Nam, đến năm 2013 Coca-Cola Việt
Nam đã bắt đầu báo lãi và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Chính phủ Việt Nam.
Cụ thể năm 2013, công ty này lãi 150 tỷ đồng và tiếp tục lãi 350 tỷ đồng trong năm
2014. Nếu tính trung bình mỗi năm Coca-Cola Việt Nam lãi khoảng 200 tỷ đồng và
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình là 20%/năm thì trong 20 năm, Việt
Nam có thể đã thất thu 800 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp từ Coca-Cola,
một khoản tiền không hề nhỏ.

35
“Dấu hiệu bất thường ở Coca – Cola Việt Nam”, Tuổi trẻ Online ngày 08/12/2012, https://tuoitre.vn/dau-
hieu-bat-thuong-o-coca-cola-vn-523967.htm, truy cập ngày 12/12/2021
42

Ngoài Coca-Cola, nhiều doanh nghiệp FDI khác và có cả các doanh nghiệp
thuần túy Việt Nam cũng có hành vi chuyển giá để tránh các khoản thuế phải nộp cho
nhà nước nhưng số vi phạm được phát hiện hàng năm có thể chỉ bằng một phần ba,
một phần tư số vi phạm thực tế36.
2.1.2. Sử dụng các “công ty bình phong”
2.1.2.1. Sử dụng “công ty bình phong” để trốn thuế
Các “công ty bình phong” hay còn được gọi là các “công ty vỏ bọc” (shell
company) thường là những công ty được lập nên không phải vì mục đích đầu tư kinh
doanh mà chỉ dùng để làm vỏ bọc cho các hoạt động phi pháp. Đặc điểm quan trọng
của công ty bình phong là không có hoạt động kinh doanh thật sự, nhân sự hầu như
không có, người đại diện thường được thuê hoặc ủy thác. Các công ty bình phong
kiểu này thường được các nhà đầu tư đăng ký thành lập ở các “thiên đường thuế”37
như British Virgin Island, Panama hoặc Bahamas để tận dụng chính sách không thuế
hoặc thuế suất rất thấp ở những quốc gia hay vùng lãnh thổ này, tránh phải nộp thuế
ở quốc gia mà nhà đầu tư thực sự sinh sống hay làm ăn. Theo nhiều nghiên cứu trên
thế giới, chủ nhân thực sự của những công ty bình phong tại các thiên đường thuế
chủ yếu là các cá nhân, tổ chức đến từ Trung Quốc và Nga38. Trong quá trình công
tác thực tế tại một công ty sản xuất thiết bị điện tử của Việt Nam phải nhập khẩu vật
tư linh kiện từ nước ngoài, bản thân người nghiên cứu cũng đã gặp rất nhiều trường
hợp các công ty Trung Quốc thành lập các công ty con ở Hongkong với cái tên tương
tự như công ty mẹ nhưng với mức vốn rất thấp, nhiều khi chỉ là tượng trưng. Đây
thực chất là các công ty bình phong của các công ty Trung Quốc, đứng ra thay mặt
công ty mẹ Trung Quốc ký kết các hợp đồng thương mại quốc tế và nhận tiền về tài
khoản ở Hongkong để hưởng chế độ thuế ưu đãi hơn so với tại Trung Quốc trong khi

36
“Bóc mẽ chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI, Báo điện tử Vietnamnet ngày 29/4/2020
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/boc-me-chieu-tro-tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-
637344.html,
truy cập ngày: 12/12/2021
37
Những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không đánh thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc có thuế nhưng rất
thấp.
38
“Công ty bình phong phục vụ cho mục đích gì?”, Tạp chí Kinh tế - RFI Việt Nam (2016), bản điện tử
xem tại: https://www.rfi.fr/vi/kinh-te/20160419-cong-ty-binh-phong-phuc-vu-cho-muc-dich-gi, truy cập ngày:
22/12/2021)
43

hàng hóa do các công ty này cung cấp thực chất là của các công ty mẹ. Các công ty
bình phong tại Hongkong gần như không có cơ cấu tổ chức, không có hoạt động độc
lập với hoạt động của công ty mẹ. Việc sử dụng các công ty bình phong như các
doanh nghiệp Trung Quốc một mặt vừa gây thất thu thuế cho chính phủ Trung Quốc,
một mặt cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với các đối tác, khách hàng nếu công ty bình phong
tại Hongkong không thể giao hàng trong khi đã nhận tiền của khách hàng bởi thực tế
các công ty này hầu như không có tài sản nên không có khả năng thanh toán.
2.1.2.2. Sử dụng “công ty bình phong” để rửa tiền
Các công ty bình phong được lập ra ngoài mục đích để tránh phải nộp thuế thì
còn phục vụ nhiều mục đích khác mà đáng kể trong đó là hành vi rửa tiền. Đây là một
trong những loại tội phạm nguy hiểm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của
các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Rửa tiền là hành vi hợp pháp hóa
tiền, tài sản do phạm tội mà có. Bằng những thủ đoạn tinh vi, tội phạm tìm cách biến
hóa tiền, tài sản bất hợp pháp có được từ các hành vi phạm tội (tiền bẩn) thành những
đồng tiền hợp pháp có nguồn gốc sạch sẽ. Cách thức sử dụng các công ty mẹ, công
ty con để rửa tiền thường thấy là: tội phạm rửa tiền thành lập một công ty ở nước
ngoài, tạm gọi là công ty mẹ, sau đó công ty mẹ lại thành lập nhiều công ty con ở
quốc gia khác nhau, chủ yếu là ở các quốc gia có chính sách bảo mật hoặc không
công khai thông tin những người chủ thực sự của doanh nghiệp. Sau đó, chúng tìm
cách chuyển tiền “bẩn” có được ở trong nước vào tài khoản của các công ty nước
ngoài nói trên để tách số tiền đó ra khỏi nguồn gốc ban đầu của nó. Tiếp theo, chúng
thực hiện chuyển tiền qua lại giữa các công ty mẹ con nói trên thông qua các hợp
đồng khác nhau giữa các công ty đó. Việc này được thực hiện nhiều lần để làm nhiễu
thông tin về nguồn gốc của số tiền và gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức phòng,
chống rửa tiền trong việc truy ra nguồn gốc thật sự của số tiền đó. Cuối cùng, chúng
lại dùng một trong chính các công ty đã thành lập ở nước ngoài đó để đầu tư vào trong
nước. Số tiền bất hợp pháp sau khi đã qua nhiều tầng lớp vỏ bọc sẽ được chuyển
ngược về đầu tư vào một công ty bình phong tại quốc gia ban đầu, trở thành một số
tiền hợp pháp.
44

Tại Việt Nam, mới đây nhất trong vụ án công ty Nhật Cường, các cơ quan điều
tra cũng đã phát hiện ra hành vi rửa tiền được thực hiện bởi công ty TNHH thương
mại và dịch vụ Nhật Cường. Mặc dù không sử dụng các công ty ở nước ngoài để thực
hiện hành vi rửa tiền một cách tinh vi như trên, song Công ty TNHH thương mại và
dịch vụ Nhật Cường cũng đã dùng công ty con là Công ty Nhật Cường software để
hô biến các khoản tiền bất chính từ các hoạt động buôn lậu của công ty mẹ vào đầu
tư cho hoạt động công nghệ, phát triển phần mềm, từ đó có được các hợp đồng cung
cấp phần mềm cho nhiều cơ quan Nhà nước, mang lại nguồn thu không nhỏ và hợp
pháp cho ông chủ của Nhật Cường.
2.1.2.3. Sử dụng “công ty bình phong” để che giấu tài sản
Hành vi che giấu tài sản thông qua “công ty bình phong” có thể hiểu theo hai
hướng:
Một là, các cá nhân thành lập các công ty bình phong tại các khu vực tài phán
có chính sách bảo mật cao về nhân thân của chủ đầu tư và dùng các công ty bình
phong đó để mua và sở hữu các tài sản có giá trị như bất động sản, du thuyền… nhằm
mục đích không cho các chủ nợ biết được số lượng tài sản thực tế của mình từ đó hạn
chế được khả năng phải sử dụng đến những tài sản đó để thanh toán các khoản nợ.
Đây là hình thức che giấu tài sản thường thấy ở những chính trị gia có thu nhập bất
chính do tham nhũng, nhận hối lộ hoặc nhưng cá nhân làm ăn phi pháp.
Hai là, các tập đoàn lớn thành lập các công ty con để phân nhỏ hoạt động đầu
tư và kinh doanh, phân tán tài sản và khoanh vùng rủi ro đối với từng dự án kinh
doanh. Ví dụ khá điển hình cho trường hợp này là ở các tập đoàn kinh doanh bất động
sản. Mỗi khi có một dự án mới, các tập đoàn thường giao cho một hoặc một vài công
ty con trong hệ thống của mình đứng ra làm chủ đầu tư. Các công ty con này hoạt
động như một công ty bình phong bởi trong nhiều trường hợp, chúng sử dụng bộ máy
của công ty mẹ và nhân sự của công ty mẹ cho hoạt động của mình. Ngoài ra, mỗi
công ty như vậy thường chỉ có 1-2 dự án đầu tư kinh doanh mà không mở rộng hoạt
động. Bằng cách để cho các công ty con đứng tên chủ đầu tư các dự án, nếu dự án
không thể huy động vốn thành công hoặc do vướng mắc các thủ tục pháp lý dẫn đến
không thể được nghiệm thu và bàn giao bất động sản cho người mua thì khách hàng
45

chỉ có thể đòi tiền từ công ty con. Toàn bộ tài sản khác (ví dụ: từ các dự án đầu tư
khác) của công ty mẹ sẽ không phải gánh cho khoản nợ của dự án thua lỗ mặc dù
thực chất chủ đầu tư của tất cả các dự án là một và tổng tài sản của chủ đầu tư có thể
là rất lớn. Đây chính là cách mà các ông lớn bất động sản che giấu tài sản thực tế của
mình, dùng các công ty con làm bình phong để tách bạch tài sản theo từng pháp nhân
và phân nhỏ rủi ro trong hoạt động đầu tư. Tại Việt Nam, có thể kể đến một vài ví dụ
như Novaland Group, hiện nay đang thực hiện khoảng hàng chục dự án lớn nhỏ với
nhiều phân khúc, phủ khắp nhiều địa phương. Để thực hiện loạt dự án đồ sộ và quy
mô, Novaland cũng đã thành lập hàng chục công ty con, công ty liên kết. Nhìn vào
báo cáo tài chính, doanh nghiệp này đang có 39 công ty con và 3 công ty liên kết.
Tương tự, tại Đất Xanh Group, tính đến ngày 30/6/2017, doanh nghiệp này cũng đang
sở hữu 18 công ty con trong lĩnh vực xây dựng-bất động sản39.
Về lý thuyết, hành vi thành lập các công ty con để chia nhỏ tài sản của các tập
đoàn này là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên trên thực tế nó thường tiềm ẩn rủi ro với
những người mua hàng bởi khi quảng cáo giới thiệu về dự án, các chủ đầu tư thường
dùng tên tuổi của công ty mẹ để lấy lòng tin của khách hàng, làm cho khách hàng lầm
tưởng dự án là của công ty mẹ và được bảo đảm bởi công ty mẹ nếu có vấn đề gì xảy
ra trong khi thực tế lại không hề như vậy. Chỉ những người am hiểu về pháp lý mới
nhận thức được rủi ro này trong khi đa số người mua lại chỉ quan tâm hoặc bị làm lu
mờ bởi những thông tin do chủ đầu tư cung cấp nhằm đánh lạc hướng. Ngay cả khi
ký các hợp đồng mua bán bất động sản, người mua mặc dù nhìn thấy rõ tên người
bán trong hợp đồng không phải tập đoàn bất động sản lớn nào đó nhưng vẫn không ý
thức được những rủi ro đối với mình.
2.1.3. Những hình thức lợi dụng khác
Ngoài những hình thức lợi dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trên đây,
thực tiễn vô cùng sôi động của nền kinh tế ngày nay còn ghi nhận rất nhiều hình thức
khác về lợi dụng bức màn công ty để phục vụ các mục đích bất chính. Đó có thể là

39
“Tại sao các công lớn bất động sản thích lập nhiều công ty con”, https://cafeland.vn/tin-tuc/tai-sao-cac-
ong-lon-bat-dong-san-thich-lap-nhieu-cong-ty-con-69241.html, ngày truy cập: 22/12/2021
46

việc lập ra các công ty con để thay mặt công ty mẹ thực hiện một số hành vi phi pháp
như hối lộ quan chức hay lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.
Cách thức mà các công ty mẹ sử dụng công ty con để thực hiện hối lộ có thể
như sau: Công ty mẹ yêu cầu công ty con thực hiện các hợp đồng mua tài sản hoặc
hàng hóa với giá trị cao hơn giá trị thực tế, sau đó nhận tiền “lại quả” của nhà cung
cấp để đưa hối lộ thay cho công ty mẹ. Thông thường, các công ty mẹ trong trường
hợp này là công ty có yếu tố nhà nước mà việc mua sắm phải tuân thủ các quy định
chặt chẽ về đấu thầu nên khó có thể ký các hợp đồng mà giá cả không minh bạch. Do
đó, các công ty này phải thông qua công ty con để có được những khoản tiền “lại quả”
và dùng đó làm nguồn chi cho việc hối lộ, nhằm bôi trơn cho các dự án, các vấn đề
khó khăn, khúc mắc của công ty mẹ tại các cơ quan quản lý nhà nước. Khi hành vi
hối lộ bị phát hiện, người chịu trách nhiệm thường là người của công ty con và trong
trường hợp công ty con phải chịu trách nhiệm hình sự thì công ty mẹ vẫn bình yên vô
sự. Nếu không thể chứng minh được mối liên hệ giữa công ty mẹ với hành vi hối lộ
mà công ty con thực hiện thì dù có buộc được công ty con và người đại diện của công
ty con chịu trách nhiệm song thực tế tội phạm thực sự vẫn bị bỏ lọt và như vậy luật
pháp vẫn chưa thể hiện được sự nghiêm minh đến cùng. Niềm tin của xã hội đối với
luật pháp có thể bị lung lay và từ đó có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy.
Đối với hành vi lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cơ chế thực
hiện thường thấy như sau: Công ty mẹ thành lập ra các công ty con với mức vốn ban
đầu rất thấp. Các công ty con sau đó ký các hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau
thực chất để tạo lập hồ sơ khống nhằm mang đi thế chấp và vay vốn tại các ngân hàng
phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác. Nếu việc làm này thuận lợi và trót lọt,
khoản lợi mà công ty con thu được sẽ trở thành khoản lợi của công ty mẹ thông qua
việc chia lợi nhuận từ công ty con cho công ty mẹ. Tuy nhiên, nếu hoạt động của
công ty con đứng ra vay vốn sau đó không thành công, công ty con phá sản và không
có khả năng trả nợ ngân hàng thì công ty mẹ gần như không chịu ảnh hưởng gì vì số
vốn ban đầu bỏ ra là rất nhỏ. Trong khi đó ngân hàng lại phát sinh một khoản nợ khó
đòi.
47

Tại Việt Nam, đại án kinh tế EPCO-Minh Phụng những năm 1990 là một ví dụ
điển hình của việc sử dụng các công ty con để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Hai công
ty EPCO và Minh Phụng cùng nhau lập ra rất nhiều công ty con và dùng những công
ty con này để chiếm đoạt tài sản của hàng loạt ngân hàng dưới chiêu trò ký kết các
hợp đồng khống giữa các công ty con hoặc cùng một lô hàng nhưng cho các công ty
con mua đi bán lại lòng vòng với nhau rồi dùng các hợp đồng khống, hợp đồng mua
bán lòng vòng đó để vay ngân hàng. Bằng cách này, thay vì chỉ vay được 1 khoản
tiền nhỏ thì EPCO và Minh Phụng đã chiếm đoạt được số tiền lớn của nhiều ngân
hàng, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác. Khi các phi vụ làm ăn thất bại và
các khoản vay không thể trả được, vụ án được đưa ra xét xử và số nợ mà hai công ty
này và các công ty con phải trả cho các ngân hàng lên đến 6.000 tỷ đồng và 32,6 triệu
đô la Mỹ.
2.2. Quy định pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm của công ty mẹ
Ngoài các trường hợp có thể ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ dựa trên
một cam kết của chính công ty mẹ (như trong trường hợp công ty mẹ bảo lãnh cho
công ty con vay vốn hoặc dùng tài sản của mình để thế chấp cho công ty con vay
vốn), đối mặt với vấn nạn mô hình công ty mẹ - công ty con bị lợi dụng vào những
mục đích bất hợp pháp hoặc không trong sáng như trên, không chỉ Nhà nước mà cả
các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tìm kiếm một cơ chế để bảo đảm quyền lợi
của mình, hạn chế rủi ro liên quan đến hoạt động của những nhóm công ty. Rõ ràng
công ty mẹ không thể hoàn toàn không liên quan và không thể tuyệt đối đứng ngoài
cuộc khi công ty con có những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm
pháp lý, bởi lẽ đặc trưng của mối quan hệ công ty mẹ - công ty con là sự chi phối mà
công ty mẹ áp đặt lên công ty con.
Mặc dù vậy, chính bởi ý nghĩa quá to lớn của cơ chế trách nhiệm hữu hạn đối
với nền kinh tế mà cho đến nay việc quy định về trách nhiệm của công ty mẹ đối với
các hành vi của công ty con trong pháp luật của hầu hết các quốc gia còn nhiều hạn
chế và chưa có tính hệ thống.
Pháp luật về công ty và học thuyết “vén màn công ty”
48

Nguyên tắc về sự độc lập của công ty với các chủ sở hữu và trách nhiệm hữu
hạn được ghi nhận trong pháp luật về công ty ở cả các quốc gia theo hệ thống thông
luật và các quốc gia theo hệ thống dân luật. Ví dụ tại Mỹ, Luật Công ty đã nêu: “Cổ
đông của một công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân về bất cứ khoản nợ nào
của công ty (bao gồm cả những khoản nợ phát sinh từ hành vi của công ty), trừ khi
điều lệ công ty có quy định khác hoặc khi cổ đông có nghĩa vụ cá nhân bởi chính
hành vi của mình”40. Bằng việc thừa nhận sự độc lập về địa vị pháp lý giữa các công
ty và trách nhiệm hữu hạn của các cổ đông đối với các khoản nợ của công ty, pháp
luật về công ty của các quốc gia đều không quy định công ty mẹ phải chịu trách nhiệm
về hành vi của công ty con. Hơn nữa, khi nhắc đến nhóm công ty, pháp luật của rất
nhiều quốc gia đều không coi đây là một chủ thể pháp lý riêng biệt mà nó là một tập
hợp của các chủ thể. Vì vậy, không tồn tại cái gọi là trách nhiệm pháp lý của nhóm
công ty mà chỉ có trách nhiệm pháp lý của từng công ty riêng rẽ. Chính vì lẽ đó, học
thuyết “vén màn công ty” là học thuyết duy nhất giúp các tòa án có thể phá vỡ nguyên
tắc trách nhiệm hữu hạn để ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ.
Hoa Kỳ là nơi mà cơ chế “vén màn công ty” được áp dụng nhiều nhất và đã đạt
đến một mức độ phát triển tương đối. Năm 1912, giáo sư I. Maurice Wormser của
Đại học Illinois, Hoa Kỳ cho rằng, việc “vén màn công ty” là một việc rất khó, không
thể đưa ra các qui tắc cụ thể thành văn thống nhất mà phụ thuộc rất lớn vào sự suy
đoán chủ quan của những thẩm phán. Ông đã đưa ra lý thuyết “alter-ego”, tạm dịch
là lý thuyết về “sự thay đổi bản ngã”41. Theo thuyết “alter-ego”, công ty không có sự
tách bạch với các chủ sở hữu của nó, nó chỉ là một phiên bản khác của chủ sở hữu nó
mà thôi, và việc lập công ty chỉ nhằm lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo, gian
lận, hoặc vì mục đích xấu khác. Trong trường hợp này, Tòa án có thể bỏ qua tư cách
pháp nhân của công ty để buộc các cổ đông của nó phải chịu trách nhiệm về những
hoạt động của công ty. Quan điểm của ông được Tòa án bang California vận dụng
vào thực tiễn xét xử một số vụ tranh chấp có liên quan và kèm theo 02 điều kiện áp

40
Điều 6.22.b Đạo luật mẫu về Công ty cổ phần (Model Business Corporation Act – Revision 2016)
41
Ngô Hồng Quang (2012), “Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong pháp luật một số nước và ở Việt
Nam”, Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (bản điện tử tại website:
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207883, truy cập ngày: 09/11/2021) .
49

dụng, bao gồm: (1) Không có sự tách bạch về lợi ích giữa người góp vốn và công ty
hay nói cách khác, “tư cách pháp nhân” của công ty trên thực tế không tồn tại;
(2) Có hậu quả thiếu công bằng sẽ xảy ra nếu hành vi bị kiện chỉ được xem xét là
hành vi của công ty hay nói cách khác, nếu thừa nhận tư cách pháp nhân độc lập của
công ty sẽ dẫn đến một hậu quả không công bằng đối với nguyên đơn trong một số
trường hợp.
Tiếp đó, năm 1931, Giáo sư Frederick J. Powell công bố một nghiên cứu tổng
hợp các trường hợp áp dụng cơ chế “vén màn công ty”, trong đó, ông đã đưa ra một
lý thuyết có tên gọi là “Instrumentality”, tạm dịch là lý thuyết về “sự lợi dụng công
ty như một công cụ”42. Lý thuyết này được mô tả như sau: trong trường hợp một công
ty con được thành lập để thực hiện một số hoạt động có nguy cơ rủi ro cao của công
ty mẹ; các thủ tục giám sát hoạt động của công ty không được tuân thủ; công ty con
được điều hành bởi cùng một ban điều hành với công ty mẹ; việc chuyển tiền, tài sản
từ công ty con sang công ty mẹ không tuân thủ các qui định của chế độ kế toán, kiểm
toán; các đối tác với công ty con không nhận thức đầy đủ sự phân biệt giữa hai công
ty, hoặc báo cáo của hai công ty cố ý gây hiểu lầm cho bên thứ ba rằng hai công ty là
hai thực thể độc lập… và kết quả cuối cùng là, công ty mẹ vẫn luôn thu được lợi ích
kinh tế trong khi công ty con sẵn sàng bị phá sản, bên thứ ba sẽ là người gánh chịu
thiệt hại lớn nhất. Trong trường hợp này, bên thứ ba có thể khởi kiện nhằm buộc công
ty mẹ phải chịu trách nhiệm cho những hậu quả mà công ty con của nó gây ra. Giáo
sư Powell cũng đã giới thiệu một phương pháp đánh giá gồm ba bước để kết luận một
công ty con có phải công cụ của công ty mẹ hay không. Theo đó, tòa án sẽ xem xét
“vén màn công ty” nếu ba điều kiện sau đều được thỏa mãn: (1) Người góp vốn kiểm
soát hay chi phối hoàn toàn công ty; (2) Việc kiểm soát hay chi phối hoàn toàn đó
nhằm mục đích lừa gạt hay thực hiện hành vi sai trái và (3) Hành vi sai trái đó gây
thiệt hại cho nguyên đơn.
Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ khi các tòa án Hoa Kỳ bắt đầu biết
đến học thuyết “vén màn công ty” (thế kỷ XIX) đến năm 1985, đã có tổng cộng 1.583

42
Cathy S. Krendl (1978), “Piercing the corporate veil: Focusing the Inquiry”, báo pháp luật Denver số
55.
50

vụ kiện có liên quan đến vấn đề này, trong đó có khoảng 40% tổng số vụ kiện được
tòa án chấp thuận áp dụng học thuyết “vén màn công ty”.
Do đặc thù của chế độ liên bang, nơi có sự độc lập giữa các bang với hệ thống
liên bang và giữa các bang với nhau, án lệ của các bang cũng không có sự thống nhất
hoàn toàn về cơ chế xuyên phá bức màn công ty. Ví dụ, bang Delaware có tiêu chuẩn
áp dụng cơ chế “vén màn công ty” tương đối ngặt nghèo. Cụ thể, Tòa án chỉ áp dụng
biện pháp này trong trường hợp công ty được thành lập một cách “giả tạo” và sự tồn
tại của công ty thực chất chỉ là phương tiện để lừa đảo. Trong khi đó, với tiêu chuẩn
thông thoáng hơn, tòa án bang California sẽ quyết định “vén màn công ty” khi hội tụ
đủ hai yếu tố: 1) có sự thống nhất về lợi ích và sở hữu giữa công ty và cá nhân, tổ
chức điều khiển nó đến mức độ hai chủ thể không còn tư cách pháp lý độc lập với
nhau; 2) nếu đối xử với hai chủ thể đó như hai chủ thể độc lập sẽ dẫn đến hoạt động
lừa đảo hay đối xử bất công. Theo hệ thống án lệ của bang Indiana thì phạm vi áp
dụng biện pháp “vén màn công ty” tương đối phong phú. Tòa án tối cao bang Indiana
nhận định trong án lệ được viết bởi thẩm phán Frank Sullivan, Jr.43 rằng: để áp dụng
biện pháp này, nguyên đơn phải chứng minh sự tồn tại của một hay một số các yếu
tố sau:
Thứ nhất, công ty ngay tại thời điểm thành lập đã không được góp đủ vốn để
thực hiện hoạt động kinh doanh và hứng chịu những rủi ro đi kèm với hoạt động kinh
doanh đó44.
Thứ hai, công ty hoạt động mà không lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp theo quy
định như các biên bản họp đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, tài liệu giấy tờ
ghi lại hoạt động khác của cổ đông và hội đồng quản trị, sổ sách kế toán, danh sách
cổ đông và một số loại văn bản được quy định phải lưu trữ khác45.
Thứ ba, cổ đông hoặc thành viên hội đồng quản trị của công ty có hành vi lừa
dối (fraudulent representation) mà nguyên đơn cần chứng minh các yếu tố cấu thành
gồm: 1) bị đơn đã cố ý truyền đạt thông tin sai sự thật; 2) nguyên đơn đã tin tưởng

43
Án lệ Price v. Aronson năm 1994 tại bang Indiana.
44
Nguyên tắc này về sau được áp dụng vào vụ kiện Longhi v. Mazzoni năm 2009 của bang Indiana.
45
Nguyên tắc này về sau được áp dụng vào vụ kiện Community Care Center, Inc. v. Hamilton năm 2002
của bang Indiana.
51

vào thông tin sai lệch do bị đơn truyền đạt; 3) nguyên đơn thực tế đã chịu thiệt hai do
tin tưởng vào thông tin sai lệch đó46.
Thứ tư, tài sản của công ty bị sử dụng cho các nghĩa vụ của riêng các cổ đông.
Thứ năm, giữa chủ sở hữu hay thành viên, cổ đông của công ty và công ty không
có sự tách bạch rõ ràng về mặt tài sản và công việc.
Thứ sáu, công ty không tuân thủ các thủ tục luật định trong thành lập và quản
lý, điều hành công ty, bao gồm: thủ tục thành lập công ty, thủ tục phát hành cổ phiếu,
bầu thành viên hội đồng quản trị, thủ tục ban hành nghị quyết để thông qua một giao
dịch và thủ tục ghi biên bản họp của công ty.
Thứ bảy, những hành vi khác của cổ đông như bỏ qua, điều khiển hay lợi dụng
cơ chế trách nhiệm hữu hạn của hình thức công ty cổ phần.
Các yếu tố trên đây tuy được liệt kê trong một án lệ nhưng là kết quả đúc kết,
tổng hợp kinh nghiệm xét xử từ nhiều vụ việc khác nhau, với những tình tiết khác
nhau và không chỉ áp dụng đối với các chủ sở hữu, cổ đông là cá nhân mà còn áp
dụng cả với các chủ sở hữu/cổ đông là tổ chức, tức là công ty mẹ của công ty bị kiện.
Tuy nhiên, không phải khi có sự xuất hiện của một yếu tố nào trong số những yếu tố
trên đây là đương nhiên đồng nghĩa với việc tòa án sẽ áp dụng biện pháp “vén màn
công ty” mà trên thực tế, các tòa án sẽ đánh giá một cách tổng thể các yếu tố trước
khi khẳng định có hay không sự vi phạm từ phía chủ sở hữu (hay công ty mẹ) dẫn
đến việc phải chịu trách nhiệm cho các nghĩa vụ của công ty con. Trong quá trình
đánh giá này, các tòa án cũng xem xét trên nhiều bình diện, như mục đích của bị đơn
khi thực hiện hành vi, mức độ nghiêm trọng của hậu quả từ hành vi của bị đơn, thiệt
hại trên thực tế của nguyên đơn, sự tồn tại của quy định của luật thành văn về vấn đề
đang được tranh chấp, và nhiều yếu tố khác.
Hiện tượng “vén màn công ty” trong nhóm công ty xuất phát từ thực tế có những
trường hợp công ty con được thành lập để gánh chịu rủi ro của công ty mẹ đối với
hoạt động đầu tư có rủi ro cao. Công ty mẹ có thể phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ
của công ty con trong một số trường hợp khi có các dấu hiệu: 1) Công ty con bị vận
hành một cách bất công (ví dụ lợi nhuận của công ty con được tập trung về công ty

46
Được áp dụng tại vụ kiện Johnson v. Wysocki năm 2013 tại bang Indiana.
52

mẹ trong khi lỗ tích tụ tại công ty con như trong trường hợp chuyển giá); 2) công ty
con thường xuyên được thể hiện là một phần của công ty mẹ, gây nhầm tưởng công
ty con là chi nhánh hay văn phòng đại diện của công ty mẹ; 3) không có sự tách bạch
giữa công ty mẹ và công ty con trong hoạt động thành lập, quản lý và điều hành doanh
nghiệp; 4) công ty mẹ và công ty con đều kinh doanh một mặt hàng hay dịch vụ và
công ty con thì bị thiếu vốn; 5) không có sự phân biệt rõ ràng về việc một giao dịch
được tiến hành bởi công ty mẹ hay công ty con. Thậm chí, trong một số án lệ tại Mỹ,
một công ty cũng có thể phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty khác mặc dù
không có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con. Cụ thể, trong một án lệ của bang
Indiana, tòa án nhận định rằng một công ty sẽ phải chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của
một công ty khác nếu hai công ty không hoạt động hoàn toàn độc lập, hay một công
ty chỉ là một “bản thể khác” (alter-ego) của công ty còn lại47.
Tựu trung lại, học thuyết “vén màn công ty” được các tòa án Hoa Kỳ áp dụng
khi có bằng chứng cho thấy công ty (công ty con) bị chủ sở hữu (công ty mẹ) lợi dụng
khiến nó không còn là một pháp nhân độc lập mà chỉ còn là công cụ để chủ sở hữu
(hay công ty mẹ) trục lợi hay trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.
Có thể nói, những đóng góp của các học giả Mỹ cho học thuyết “vén màn công
ty” đều mang tính thực dụng cao. Mặc dù không phải các quy định thành văn cụ thể
và rõ ràng nhưng khi được vận dụng bởi các tòa án, những học thuyết này đã trở thành
những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan tài phán của Hoa Kỳ, góp phần đáng
kể giúp cho pháp luật công ty tại Mỹ trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn, vừa giữ
vững được những nguyên lý nền tảng của pháp luật công ty, vừa tránh được những
bất công có thể gặp phải của chủ nghĩa tư bản.
Tại Anh, các tòa án rất tuân thủ nguyên tắc tư cách pháp nhân và trách nhiệm
hữu hạn và thường không dễ dàng quyết định “vén màn công ty”. Sau vụ tranh chấp
Salomon nổi tiếng năm 1897, các án lệ tại quốc gia này liên quan đến việc “vén màn
công ty” đã phát triển theo hai hướng trái ngược mà càng về sau các tòa án càng có
xu hướng thận trọng hơn khi “vén màn công ty”, thể hiện thái độ khẳng định sự vững
chắc và tính nền tảng của nguyên lý pháp nhân độc lập và trách nhiệm hữu hạn trong

47
Án lệ Smith v. McLeod Distributing, Inc. năm 2000.
53

pháp luật về công ty48. Hiện tượng này cũng được ghi nhận trong án lệ ở một số quốc
gia như Canada hay Úc. Trong đó, Úc đã có hai án lệ mà tòa án từ chối “vén màn
công ty” mặc dù đã xem xét đến trách nhiệm trực tiếp của công ty mẹ trong sơ suất
do áp dụng sự kiểm soát đối với công ty con.
Tại một quốc gia đại diện cho hệ thống dân luật là Cộng hòa Liên bang Đức,
cũng tương tự như ở Anh và Mỹ, luật doanh nghiệp không qui định buộc các cổ đông
hay nhà quản lý, điều hành của công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
công ty. Về nguyên tắc, tài sản của công ty và của các cổ đông luôn tách biệt nhau.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với nhóm công ty. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo
tính công bằng, các nhà làm luật Đức cũng đã phát triển một cơ chế riêng để buộc các
chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty trong một
số trường hợp đặc biệt. Họ gọi cơ chế này là “Durchgriffshaftung”, một giải pháp
tương tự như cơ chế “vén màn công ty” ở Anh, Mỹ. Cũng giống như cơ chế “vén màn
công ty”, giải pháp này ở Đức cũng không được ghi nhận trong luật thành các quy
định cụ thể bởi ở Đức việc “vén màn công ty” bị xem là một nguy cơ phá vỡ nền tảng
quan trọng của pháp luật về công ty. Chính vì vậy, giải pháp này chủ yếu do Tòa án
áp dụng trong những trường hợp đặc biệt để giải quyết các xung đột lợi ích có liên
quan đến nhóm công ty, nhằm đảm bảo rằng các chủ doanh nghiệp không tìm cách
chuyển rủi ro của mình sang các chủ nợ của công ty một cách không công bằng.
Như vậy, pháp luật công ty của các quốc gia nhìn chung vẫn chưa có quy định
về việc công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi hay các khoản nợ của công ty
con. Việc “vén màn công ty” mặc dù được áp dụng trong một số vụ tranh chấp ở các
quốc gia theo hệ thống thông luật song cũng chưa đủ để các nhà làm luật xem xét
điều chỉnh hay đưa ra những ngoại lệ đối với nguyên tắc công ty là một thực thể độc
lập và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong pháp luật về công ty. Tuy nhiên,
pháp luật công ty dù là luật cơ sở điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công ty song
lại không phải ngành luật duy nhất điều chỉnh về trách nhiệm pháp lý của công ty,

48
Radu Mares (2019), “Liability within corporate groups: Parent company’s accountability for
subsidiary human rights abuses”, Research Handbook on Human Rights and Business, Raoul
Wallenberg Institute of Human Rights and Humanitarian Law, trang 10
54

đặc biệt là của công ty mẹ. Vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ còn được điều chỉnh
trong một số luật khác, cụ thể như trong phần 2.1.2 và 2.1.3 dưới đây.
Pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (tort law) và lý thuyết
về trách nhiệm cẩn trọng (duty of care)
Như Chương 1 đã nêu về các loại trách nhiệm pháp lý, trong trách nhiệm dân
sự có trách nhiệm dân sự phát sinh từ hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng. Tại nhiều quốc gia, chế định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng được thể chế
hóa trong các quy định về hành vi có lỗi (tort law). Theo đó, một cá nhân hay tổ chức
nếu có hành vi có lỗi, gây ra thiệt hại cho người khác thì sẽ phải có trách nhiệm trực
tiếp về hành vi đó và với người bị thiệt hại. Điều đó có nghĩa là vẫn có một cơ sở
pháp lý để yêu cầu công ty mẹ phải có trách nhiệm với thiệt hại của một bên thứ ba
nếu công ty mẹ trực tiếp góp phần vào việc gây ra thiệt hại đó. Lúc này, trách nhiệm
của công ty mẹ không còn là trách nhiệm liên đới mà là trách nhiệm trực tiếp của
người gây ra hậu quả, nó khác với trách nhiệm theo học thuyết “vén màn công ty”.
Do đó, để buộc công ty mẹ có trách nhiệm theo chế định trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng, trách nhiệm của người chứng minh lỗi không phải là chứng minh công ty
mẹ đã kiểm soát công ty con đến mức công ty con trở thành công cụ của công ty mẹ
mà phải chứng minh rằng công ty mẹ có hành vi có lỗi, có thiệt hại thực tế đã xảy ra
và có mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa hành vi của công ty mẹ và thiệt hại đó.
Trong một số vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của công ty mẹ theo tort law,
hành vi có lỗi của công ty mẹ xuất phát từ chính việc công ty mẹ đã không thực hiện
đầy đủ “trách nhiệm cẩn trọng” của mình, ví dụ như vụ kiện nổi tiếng năm 2012 tại
Anh giữa một người tên là David Chandler và một công ty tên là Cape Plc49.
David Chandler đã làm việc cho một công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của
Cape Plc chỉ trong hơn 18 tháng, từ năm 1959 đến năm 1962. Năm 2007, Chandler
phát hiện ra rằng do tiếp xúc với amiăng trong thời gian làm việc đó, ông đã mắc
bệnh bụi phổi amiăng. Công ty con lúc này không còn tồn tại và không có chính sách
bảo hiểm chi trả cho các yêu cầu bồi thường thiệt hại do bệnh bụi phổi amiăng. Vì
thế, Chandler khởi kiện Cape Plc., cáo buộc rằng công ty này có trách nhiệm và đã vi

49
Vụ kiện Chandler v. Cape PLC [2012] EWCA Civ 525 tại Anh
55

phạm trách nhiệm cẩn trọng đối với anh ta. Cape Plc. thì phủ nhận rằng họ không có
trách nhiệm cẩn trọng với các nhân viên của công ty con. Tại phiên tòa sơ thẩm, thẩm
phán Wyn William J. đã đưa ra phán quyết nghiêng về phía Chandler, rằng Cape Plc.
phải có trách nhiệm bởi Cape Plc. đã có kiến thức thực tế về điều kiện làm việc của
nhân viên công ty con, và nguy cơ amiăng là rõ ràng. Cape Plc. đã thuê một cán bộ
khoa học và y tế chịu trách nhiệm về các vấn đề sức khỏe và an toàn do vậy Cape Plc.
có trách nhiệm đảm bảo rằng nhân viên của mình và của các công ty con không bị
tổn hại. Cape Plc. sau đó đã kháng cáo nhưng tòa án phúc thẩm cũng đã bác kháng
nghị của công ty này và buộc Cape Plc. phải chịu trách nhiệm về vấn đề sức khỏe của
ông Chandler.
Vụ Chandler v. Cape Plc. thể hiện một bước phát triển đáng kể vì phán quyết
của tòa án không dựa vào sự chi phối thực tế mà công ty mẹ dùng để biến công ty
con thành một công cụ như khi áp dụng thuyết “vén màn công ty”. Thay vào đó, tòa
án đã xem xét hệ thống sức khỏe và an toàn (Health and Safety) của công ty con để
tìm kiếm sự liên quan của công ty mẹ trong đó. Họ nhận thấy hệ thống này thực tế
còn thiếu và công ty con dựa hoàn toàn vào sự hướng dẫn và giám sát của công ty mẹ
trong vấn đề sức khỏe và an toàn. Phán quyết của tòa án sơ thẩm và phúc thẩm trong
vụ việc này là vô cùng quan trọng vì lần đầu tiên nhân viên của một công ty con buộc
công ty mẹ phải có trách nhiệm cẩn trọng đối với mình. Thẩm phán Arden L.J. trong
phiên xét xử phúc thẩm đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng việc ông xem xét trách nhiệm
của Cape Plc. là “vén màn công ty”. Mặc dù vậy, kết quả cuối cùng là tương đương
ở chỗ, bằng việc áp dụng các nguyên tắc của tort law, tòa án đã áp đặt được trách
nhiệm với công ty mẹ bất chấp việc công ty mẹ và công ty con là các pháp nhân độc
lập và riêng biệt.
Tương tự, trong vụ kiện vào năm 2015 của hơn 1000 công dân Zambia đối với
công ty khai thác đồng Konkola Copper Mines PLC (“KCM”) và Vedanta Resources
PLC (“Vedanta”), một công ty của Anh là công ty mẹ của KCM50, nguyên đơn là
những người dân nghèo mà cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước ở khu vực

50
Vụ kiện Lungowe v. Vedanta Resources Plc năm 2015 tại Anh
56

mỏ khai thác của KCM, họ cho rằng KCM đã xả chất thải độc hại vào nguồn nước
của họ, khiến cho sức khỏe của họ cũng như việc trồng trọt của họ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng từ năm 2005. Các chứng cứ thu thập được đã cho thấy rằng Vedanta có
thực hiện một báo cáo về tính bền vững (sustainability report) trong đó chỉ ra rằng
việc giám sát tất cả các công ty con thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị của
Vedanta (Trên thực tế, Vedanta kiểm soát gần như toàn bộ hoạt động của KCM).
Quan trọng hơn, báo cáo này cũng nêu rất rõ rằng Vedanta có một quy định quản lý
nội bộ liên quan đến việc xả thải để đảm bảo không làm ô nhiễm nước mặt cũng như
nước ngầm tại các khu mỏ đang hoạt động của Vedanta. Bên cạnh đó, Vedanta cũng
ký một hợp đồng quản lý với KCM theo đó Vedanta có trách nhiệm thực hiện các
báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án khai thác của KCM, phù hợp với thông lệ
về khai thác, xử lý kim loại và đánh giá tác động với môi trường. Và nhiều tài liệu
khác cho thấy Vedanta đã đào tạo cho KCM về an toàn, sức khỏe và môi trường cũng
như có những cam kết về việc giải quyết các rủi ro về môi trường và thiếu sót về kỹ
thuật trong cơ sở hạ tầng khai thác của KCM. Trước những bằng chứng này, tòa án
Anh đã kết luận rằng Vedanta đã vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng trong vấn đề sức khỏe
và môi trường liên quan đến hoạt động của các mỏ và vì vậy Vedanta có trách nhiệm
bồi thường cho nguyên đơn.
Các tòa án của Canada hiện nay cũng đang phát triển án lệ trong lĩnh vực này
vì rất nhiều doanh nghiệp Canada đang hoạt động trong ngành công nghiệp khai
khoáng trên khắp thế giới. Án lệ đáng chú ý đầu tiên là vụ kiện giữa Choc và Hudbay
Minerals Inc. năm 2013 được tòa án cấp cao Ontario xét xử, trong đó nguyên đơn cáo
buộc công ty mẹ có “sự cẩu thả trực tiếp” (direct negligence). Lập luận của nguyên
đơn trong vụ này cũng dựa trên các nguyên tắc của tort law và lý thuyết về trách
nhiệm cẩn trọng chứ không dựa vào luật công ty và lý thuyết “vén màn công ty”.
Như vậy, bằng việc dựa vào pháp luật về công ty, pháp luật về trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng và các học thuyết có liên quan (học thuyết “vén màn công ty” và
học thuyết “trách nhiệm cẩn trọng”), các tòa án trên thế giới đều đã có thể ràng buộc
trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con, mặc dù chỉ là trong một
số trường hợp rất giới hạn. Khi áp dụng thuyết “vén màn công ty”, trách nhiệm của
57

công ty mẹ sẽ là trách nhiệm liên đới, trách nhiệm không phát sinh do lỗi. Còn khi áp
dụng thuyết “trách nhiệm cẩn trọng”, trách nhiệm của công ty mẹ sẽ là trách nhiệm
trực tiếp, trách nhiệm phát sinh do lỗi.
Trách nhiệm của công ty mẹ theo một số luật riêng
Ngoài việc dựa vào các luật chung, pháp luật các nước trên thế giới cũng có
những ngành luật riêng có quy định về trách nhiệm của công ty mẹ. Ví dụ ở Mỹ, luật
Cạnh tranh quy định công ty mẹ và công ty con 100% thuộc sở hữu của công ty mẹ
sẽ được coi là một đơn vị kinh tế và do vậy nếu liên quan đến các vấn đề về cạnh
tranh, công ty mẹ trong trường hợp sở hữu 100% công ty con sẽ phải cùng công ty
con chịu trách nhiệm. Luật Môi trường của Mỹ cũng có những quy định về trách
nhiệm của công ty mẹ. Cụ thể, đạo luật toàn diện về ứng phó, bồi thường và trách
nhiệm với môi trường (The Comprehensive Environmental Response, Compensation,
and Liability Act – CERLA) quy định công ty mẹ có trách nhiệm dọn dẹp nếu như
công ty mẹ là chủ sở hữu của công ty gây ra ô nhiễm môi trường.
Trong Luật Phá sản ở Anh ban hành năm 1986, từ điều 213 đến 215 có đề cập
đến việc xử lý trách nhiệm khi có phát hiện có hành vi kinh doanh “gian lận” hoặc
“sai trái”. Hành vi kinh doanh gian lận được hiểu là một thương vụ kinh doanh mà ý
định chính là nhằm lừa đảo các chủ nợ của công ty hoặc vì mục đích lừa đảo khác.
Trong trường hợp này, Tòa án có thể buộc bất cứ ai đã thực hiện hành vi gian lận, sai
trái đó (bao gồm cả công ty mẹ) phải có trách nhiệm đóng góp tài sản vào công ty với
một mức độ mà Tòa án nhận thấy là phù hợp. Quy định với ý nghĩa tương tự cũng
được tìm thấy tại điều 332 Luật Công ty của Anh ban hành lần đầu năm 1948. Luật
phá sản năm 1986 của Anh cũng có quy định Công ty mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm
trả một phần các khoản nợ của công ty con tương ứng với phần chênh lệch của số lợi
nhuận mà nó đã thu về từ công ty con so với số cổ tức mà nó đáng lẽ được hưởng.
Vào năm 2017, tại Pháp, một bộ luật liên quan đến vấn đề nhân quyền51 đã có
quy định những công ty quy mô lớn (từ 5000 nhân viên trở lên) phải có trách nhiệm
giám sát các công ty con và các nhà cung cấp của mình trong vấn đề nhân quyền kèm

51
French law on Corporate Duty of Vigilance, 2017.
58

theo đó là chế tài xử phạt bằng tiền. Hà Lan cũng học tập Pháp, ban hành một luật
tương tự trong lĩnh vực sử dụng lao động trẻ em52.
Có thể nói, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đến nay nói chung vẫn chưa
có hoặc có rất ít các quy định minh thị về việc công ty mẹ phải liên đới chịu trách
nhiệm về các hành vi của công ty con. Một số luật riêng của một số quốc gia mặc dù
đã đề cập đến trách nhiệm của công ty mẹ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: hoặc là hạn
chế về mặt đối tượng áp dụng (như trường hợp Luật về nhân quyền của Pháp chỉ áp
dụng cho các công ty có từ trên 5000 lao động hoặc luật Cạnh tranh của Mỹ chỉ quy
định về công ty con thuộc sở hữu 100% của công ty mẹ), hoặc là hạn chế về phạm vi
điều chỉnh (chỉ trong một số lĩnh vực chứ không áp dụng chung cho tất cả các lĩnh
vực). Mặc dù vậy, với các nước common law, thực tiễn vận dụng pháp luật trong xét
xử và phát triển các án lệ về “vén màn công ty” đã khiến cho vấn đề trách nhiệm của
công ty mẹ đối với hành vi của công ty con được tiếp cận từ nhiều góc độ hơn, linh
hoạt hơn và có phần đáp ứng được nhu cầu thực tế hơn.
2.3. Quy định pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm của công ty mẹ
2.3.1. Pháp luật về công ty
Tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp (từ Luật Doanh nghiệp năm 2005, 2014 và
hiện tại là luật số 59/2020/QH14) đã quy định một số trường hợp thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hay cổ đông công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm trước các
khoản nợ của công ty. Ví dụ, theo khoản 4 điều 47, khoản 3 điều 75 và khoản 4 điều
113 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong trường hợp các thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, cổ đông công ty cổ phần chưa góp đủ số vốn đã cam kết vào vốn điều lệ
hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì phải chịu trách nhiệm tương
ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết hoặc với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký
mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian quy định về
việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn hay thanh toán tiền mua cổ phần. Hay theo quy
định tại khoản 5 điều 77, khoản 2 điều 119 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong
trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc cổ đông

52
Child Labor Due Diligence Act, 2019, Netherlands
59

công ty cổ phần rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty một
cách trực tiếp mà không thông qua việc chuyển nhượng cho người khác thì chủ sở
hữu hoặc cổ đông đó liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty. Còn theo quy định tại các khoản 3 và 5 điều 196 thì trường hợp
công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động
kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không
sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho
công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó; trường hợp không
đền bù thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công
ty con có quyền yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty. Như vậy, Luật
Doanh nghiệp của Việt Nam đã bước đầu có quy định về một số trường hợp cổ đông,
thành viên hay công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với công ty con và các chủ nợ của
công ty con. Tuy nhiên, việc cổ đông hay thành viên của công ty chịu trách nhiệm về
các khoản nợ của công ty trong trường hợp chưa góp đủ vốn thực chất vẫn nằm trong
khuôn khổ của trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là vẫn được giới hạn ở số vốn cam kết
góp. Còn việc chịu trách nhiệm khi can thiệp quá thẩm quyền và buộc công ty con
thực hiện các hoạt động kinh doanh trái thông lệ thì còn quá chung chung nên khó áp
dụng. Hơn nữa, trách nhiệm của công ty mẹ trong trường hợp này cũng chỉ là trách
nhiệm đối với công ty con chứ chưa phải trách nhiệm đối với các bên thứ ba có thiệt
hại từ hành vi của công ty con.
Ngoài các quy định trên, Việt Nam không có thuật ngữ riêng để chỉ hiện tượng
chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông của một công ty phải chịu trách nhiệm đối với
những nghĩa vụ của công ty như thuật ngữ “vén màn công ty” ở các nước theo hệ
thống thông luật. Thực tiễn xét xử của tòa án cũng chưa có trường hợp nào công ty
mẹ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay các nghĩa vụ của công ty con theo cơ
chế “vén màn công ty”. Đến nay, đây vẫn còn là khái niệm khá mới mẻ đối với chúng
ta, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về cách hiểu cơ chế này.
2.3.2. Pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
Tại Việt Nam, chế định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng nằm trong các quy
định về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XX của Bộ luật
60

Dân sự năm 2015. Và cũng tương tự như các nguyên tắc tort law của các quốc gia
khác, để áp dụng được chế định này cũng cần phải chứng minh được đủ 3 yếu tố cấu
thành trách nhiệm bồi thường, đó là: (1) có hành vi có lỗi, (2) có hậu quả thực tế đã
xảy ra và (3) có mối liên hệ nhân-quả giữa yếu tố (1) và yếu tố (2). Mặc dù vậy, thực
tiễn áp dụng chế định này trong việc cáo buộc trách nhiệm của một công ty mẹ còn
vô cùng hạn chế.
Ngoài các quy định của Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự nêu trên, Việt
Nam không có quy định nào khác về vấn đề trách nhiệm của công ty mẹ. Không
những vậy, thực tiễn xét xử tại Việt Nam cũng chưa từng có vụ tranh chấp nào về
“vén màn công ty” hay phán quyết nào về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành
vi của công ty con.
2.4. Tiểu kết Chương 2
Thực trạng lạm dụng vỏ bọc công ty và nhất là mối quan hệ công ty mẹ - công
ty con để làm giàu cho nhà đầu tư, đẩy rủi ro sang cho các bên khác đang diễn ra hàng
ngày và là thách thức lớn đối với các nhà làm luật để có thể duy trì một nền kinh tế
minh bạch, công bằng. Trước những hình thức lợi dụng mô hình công ty mẹ - công
ty con để trốn tránh trách nhiệm; nhằm hạn chế những thiệt hại mà xã hội, người tiêu
dùng hay các đối tác, khách hàng của các nhóm công ty có thể phải gánh chịu do các
công ty lợi dụng kẽ hở và sự lỏng lẻo của pháp luật trong cơ chế trách nhiệm hữu hạn,
cần thiết phải có cơ chế để buộc các công ty mẹ chịu trách nhiệm đối với hành vi của
công ty con trong một số trường hợp. Ngoài sự cam kết chịu trách nhiệm của chính
công ty mẹ và trường hợp công ty mẹ phải chịu trách nhiệm trực tiếp theo chế định
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng do hành vi có lỗi, nhiều quốc gia đã áp dụng cơ
chế “vén màn công ty”, một cơ chế cho phép các tòa án bỏ qua nguyên tắc pháp nhân
độc lập và trách nhiệm hữu hạn khi xét thấy công ty mẹ cần phải có trách nhiệm liên
đới với các hành vi của công ty con. Trong số đó, các án lệ “vén màn công ty” tại 2
quốc gia tiêu biểu cho hệ thống common law là Anh và Mỹ là phong phú hơn cả và
mang tính nền tảng, định hướng về nguyên lý áp dụng cho nhiều quốc gia khác. Tuy
nhiên, việc áp dụng cơ chế này đòi hỏi các cơ quan xét xử phải thực sự thận trọng để
61

không xâm phạm đến tư cách pháp nhân độc lập của các công ty và nguyên lý trách
nhiệm hữu hạn.
Tại Việt Nam, pháp luật về công ty mặc dù đã bước đầu đặt ra những ngoại lệ
đối với nguyên lý “trách nhiệm hữu hạn” nhưng vẫn còn rất nhiều tranh luận về tính
khả thi của các quy định đó. Thêm vào đó, khái niệm “vén màn công ty” vẫn còn khá
mới mẻ, chưa được áp dụng trong thực tiễn khiến cho vấn đề trách nhiệm của công
ty mẹ đối với hành vi của công ty con còn là điều gì đó xa vời và không có căn cứ.
Có lẽ cũng chính vì vậy mà mặc dù không ít cá nhân, tổ chức thực tế đã bị thiệt hại
và có nhu cầu được đền bù bởi không chỉ công ty con gây ra thiệt hại cho mình mà
còn bởi công ty mẹ của nó song không đủ can đảm đấu tranh đến cùng vì thiếu điểm
tựa pháp lý. Từ sự thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến thiếu khiếu nại, khiếu kiện thực tế;
và từ sự ít có khiếu nại, khiếu kiện lại dẫn đến ít cơ sở thực tiễn để điều chỉnh pháp
luật. Cái vòng luẩn quẩn đó vô hình trung khiến cho vấn đề trách nhiệm của công ty
mẹ đối với hành vi của công ty con tại Việt Nam vẫn là một bài toán khó.
62

CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ


TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY MẸ ĐỐI VỚI HÀNH VI CỦA CÔNG TY
CON VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI NHÓM CÔNG TY VÀ CÁC CHỦ THỂ
LIÊN QUAN

3.1. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về trách
nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con
Mục 2.2 thuộc Chương 2 của luận văn này đã nêu lên một số quy định của pháp
luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Anh và Mỹ, là những quốc
gia sớm hình thành và phát triển hệ thống các quy định về công ty cũng như những
học thuyết có liên quan để ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ. Nhìn chung, các
quốc gia trên thế giới vẫn đang có cùng quan điểm về việc tôn trọng tư cách pháp
nhân và tính trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân bởi đây là hai nguyên lý nền tảng
của khoa học pháp lý về công ty và bởi những lợi ích cũng như giá trị về mặt kinh tế
xã hội mà hai nguyên lý này mang lại. Tuy nhiên, từ thực tế muôn hình vạn trạng của
các hình thức lợi dụng pháp nhân và cơ chế trách nhiệm hữu hạn đang diễn ra ngày
nay, việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp
luật hay phát triển các học thuyết mới có thể vận dụng trong thực tiễn xét xử để đảm
bảo sự tôn nghiêm của pháp luật trong lĩnh vực doanh nghiệp là một nhu cầu không
mới và ngày càng trở nên cấp thiết.
Việt Nam mặc dù không theo hệ thống thông luật như Anh và Mỹ song lại có
sự tương đồng trong cách tiếp cận về nhóm công ty và cơ chế trách nhiệm đối với các
thành viên trong nhóm công ty so với pháp luật Anh, Mỹ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại
những khác biệt đáng kể và cần tiếp thu những điểm tiến bộ của pháp luật Anh, Mỹ
như sau:
3.1.1. Cần làm rõ khái niệm về sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty
con
Như đã phân tích tại Chương 1, cơ sở đầu tiên cần phải xem xét khi cân nhắc
việc ràng buộc một công ty (công ty mẹ) phải có trách nhiệm đối với hành vi của một
công ty khác (công ty con) là liệu có tồn tại một mối quan hệ giữa hai công ty này
63

với nhau trong đó công ty mẹ có thể chi phối hoạt động của công ty con hay không.
Để chứng minh được mối quan hệ này, đặc biệt là để làm rõ được sự kiểm soát mà
công ty mẹ có đối với công ty con, cần làm rõ khái niệm về sự chi phối thực tế của
công ty mẹ đối với công ty con.
Cũng như Anh và Hoa Kỳ, Việt Nam không nêu định nghĩa thế nào là nhóm
công ty. Luật Doanh nghiệp năm 2020 liệt kê hai chủ thể thuộc nhóm công ty là tổng
công ty và tập đoàn kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có các công ty mẹ,
công ty con và các công ty thành viên khác53. Để xác định một công ty là công ty mẹ
của công ty khác, Luật Doanh nghiệp Việt Nam đưa ra ba tiêu chí (chỉ cần đáp ứng
một trong ba), đó là: 1) tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ trong công ty con
từ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty con; 2) khả năng
của công ty mẹ về quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự quản lý, điều hành
công ty con và 3) quyền của công ty mẹ trong việc quyết định việc sửa đổi, bổ sung
điều lệ công ty con. Pháp luật của Anh và Hoa Kỳ cũng xác định sự chi phối của công
ty mẹ dựa trên tỷ lệ góp vốn vào công ty con nhưng còn một quy định khác quan
trọng hơn đó là dựa vào sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con. Các
quốc gia này theo hệ thống án lệ nên tùy vụ việc cụ thể mà thẩm phán sẽ nhận định
có sự chi phối thực tế của công ty mẹ đối với công ty con hay không. Trong khi đó,
tại Việt Nam sự chi phối của công ty mẹ, ngoài việc sở hữu phần lớn vốn điều lệ thì
chỉ được thể hiện ở quyền quyết định các chức danh quản lý, điều hành hay quyết
định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty con. Vậy, đối với các trường hợp chi phối khác
(ví dụ như việc công ty mẹ quyết định chiến lược phát triển của công ty con, quyết
định các khoản vay nợ hoặc các giao dịch ràng buộc, chi phối nào đó giữa công ty
mẹ và công ty con54) thì pháp luật Việt Nam còn bỏ ngỏ khiến cho khó có sự mở rộng
trong phán quyết của các tòa án Việt Nam về việc công ty mẹ có thực sự chi phối
công ty con hay không. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nên điều chỉnh theo
hướng không liệt kê cụ thể các trường hợp được coi là sự chi phối của công ty mẹ mà
thay vào đó có thể tham khảo các án lệ của Anh và Hoa Kỳ để khái quát hóa khái

53
Điều 194 Luật Doanh nghiệp năm 2020
54
Nghị định 69/2014/NĐ-CP bổ sung các trường hợp này nhưng chỉ áp dụng đối với tập đoàn kinh tế nhà
nước và tổng công ty nhà nước
64

niệm “chi phối” như một sự tác động của công ty mẹ lên công ty con làm thay đổi
các quyết định về kinh doanh và tình hình tài chính của công ty con.
3.1.2. Cần cụ thể hóa các nguyên tắc áp dụng những ngoại lệ trong cơ chế
trách nhiệm hữu hạn
Những ngoại lệ đối với cơ chế trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật Việt Nam
thực sự còn tương đối ít và chỉ mang tính nguyên tắc. Đáng nói, những quy định này
lại hoàn toàn chưa cụ thể về cơ chế áp dụng, bởi vậy tính khả thi chưa cao. Cụ thể,
Luật Doanh nghiệp có một số quy định rải rác về nghĩa vụ cá nhân của chủ sở hữu
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của thành viên công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên và của cổ đông công ty cổ phần khi xâm phạm đến tài sản
của công ty (như rút vốn, thanh toán các khoản nợ khi chưa đến hạn hay chia lợi
nhuận khi tình hình tài chính của công ty không đảm bảo…) hoặc khi quyết định để
công ty con tham gia các giao dịch với người có liên quan của công ty mà không tuân
thủ quy định về trình tự và thủ tục, gây thiệt hại cho công ty55. Riêng trường hợp công
ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty mẹ còn phải
chịu trách nhiệm nếu như công ty mẹ nhân danh công ty con vi phạm pháp luật, tiến
hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty con và
gây thiệt hại cho người khác56. Những quy định ràng buộc trách nhiệm của thành viên
hay chủ sở hữu công ty nói trên khiến chúng ta có cảm giác có đầy đủ sự bảo vệ đối
với quyền lợi của công ty, tài sản của công ty, từ đó gián tiếp bảo vệ quyền lợi của cổ
đông thiểu số và chủ nợ của công ty. Tuy nhiên, những quy định này thực ra rất hình
thức, mơ hồ và khó áp dụng trên thực tiễn. Cụ thể, trách nhiệm cá nhân là gì, thành
viên là tổ chức thì có trách nhiệm cá nhân không và có giới hạn trách nhiệm nào đối
với họ hay không? Ngoài ra, không hiểu vì lý do gì mà cùng là chủ sở hữu của công
ty đối vốn nhưng Luật Doanh nghiệp lại đặt ra những quy định chưa tương xứng nhau
về ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần.
Ví dụ, khoản 5 điều 77, khoản 2 điều 119 quy định một ngoại lệ khi thành viên của

55
Khoản 3 Điều 67, khoản 5 Điều 86 và khoản 5 Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020.
56
Khoản 5 Điều 50 Luật Doanh nghiệp 2020.
65

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông của công ty cổ phần rút vốn
trực tiếp nhưng lại không có quy định tương tự đối với thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên. Hoặc như quy định công ty mẹ phải bồi thường cho
công ty con nếu can thiệp ngoài thẩm quyền vào hoạt động của công ty con hoặc buộc
công ty con thực hiện các hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh thông
thường, gây ra thiệt hại cho công ty con và bị công ty con hoặc chủ nợ/cổ đông/thành
viên sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con yêu cầu bồi thường cho công ty
con. Vấn đề ở đây là: 1) rất khó để một chủ nợ (tức một người ngoài) hay một cổ
đông nhỏ lẻ chứng minh được có sự can thiệp ngoài thẩm quyền của công ty mẹ hay
có một giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con trái với thông lệ kinh doanh thông
thường bởi những chủ thể này thường khó có thể tiếp cận thông tin của công ty để có
bằng chứng khởi kiện. Bên cạnh đó, quy định này của Luật Doanh nghiệp Việt Nam
chỉ yêu cầu công ty mẹ phải bồi thường cho công ty con chứ không phải bồi thường
cho người ngoài nên những bên thứ ba bị thiệt hại từ hành vi của công ty con cũng
không thể căn cứ vào quy định này để khởi kiện công ty mẹ đòi bồi thường cho mình.
Ngoài ra, quy định này cũng chưa có tính bao phủ đối với các trường hợp bên thứ ba
bị thiệt hại ngoài hợp đồng như nhà nước (ví dụ trong trường hợp các công ty trốn
thuế, rửa tiền…) hay người lao động của công ty con. Để khắc phục tất cả những vấn
đề này, các nhà làm luật của Việt Nam cần tham khảo những nguyên tắc và điều kiện
mà các tòa án Hoa Kỳ đặt ra khi cân nhắc có “vén màn công ty” để cụ thể hóa các
trường hợp ngoại lệ của cơ chế trách nhiệm hữu hạn. Chẳng hạn, có thể đưa ra một
số trường hợp cụ thể của việc can thiệp ngoài thẩm quyền hoặc giao dịch thỏa thuận
trái với thông lệ kinh doanh thông thường như các hành động làm giảm khả năng
thanh toán của công ty con sau đây:
- Việc công ty mẹ buộc công ty con để cho công ty mẹ sử dụng nguồn lực và
tài sản của công ty con vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ khiến cho
công ty con và công ty mẹ không thực sự tách bạch trong hoạt động, đồng thời công
ty con bị hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực của chính mình.
- Việc công ty mẹ buộc công ty con ký các hợp đồng, giao dịch với công ty mẹ
trong đó có những quy định bất lợi hoặc không đủ công bằng với công ty con như khi
66

công ty mẹ ký kết hợp đồng đó với một bên thứ ba. Ví dụ: công ty mẹ bán sản phẩm
cho công ty con với mức giá cao mà không chứng minh được tính hợp lý của mức giá
đó, hoặc ngược lại, công ty mẹ mua sản phẩm, dịch vụ của công ty con dưới mức giá
thị trường hoặc thậm chí dưới mức giá thành của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc mua
hàng hóa, dịch vụ của công ty con nhưng thời hạn thanh toán dài, thậm chí chậm
thanh toán mà không bị phạt để có thể chiếm dụng vốn của công ty con…
- Việc công ty mẹ chỉ đạo người quản lý của công ty con trong các quyết định
của công ty con mà không thuộc thẩm quyền của công ty mẹ theo điều lệ công ty. Ví
dụ: công ty mẹ chỉ đạo công ty con bổ nhiệm những nhân sự là người có liên quan
đến công ty mẹ vào giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy điều hành hay những chức
vụ quản lý cấp trung, từ đó gián tiếp củng cố sự chi phối thực tế của công ty mẹ lên
hoạt động của công ty con.
- Việc công ty mẹ yêu cầu công ty con thực hiện phân phối lợi nhuận mà không
tính đến nhu cầu tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các nghĩa vụ tài
chính khác của công ty.
Có thể nói, từ những nguyên tắc và điều kiện mà các thẩm phán Hoa Kỳ đã đặt
ra trước khi áp dụng cơ chế “vén màn công ty”, có thể rút ra được không ít những nội
dung có khả năng áp dụng thực tế tại Việt Nam để làm rõ hơn những trường hợp mà
bức màn công ty cần được phá bỏ và buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm đối với
hành vi của công ty con. Tuy nhiên, để có thể áp dụng, những nội dung này thì trước
hết chúng phải được thể chế hóa thành các quy định thành văn.
3.1.3. Cần một án lệ về “vén màn công ty”
Những nội dung được khuyến nghị thể chế hóa trong luật pháp Việt Nam tại
mục 3.1.2 trên đây là xuất phát từ việc Việt Nam là một quốc gia theo hệ thống dân
luật, nơi mà nguồn luật chính là các văn bản quy phạm pháp luật. Mặc dù vậy, kể từ
năm 2017 khi Bộ luật Dân sự năm 2015 đi vào hiệu lực thì tại Việt Nam án lệ cũng
đã được coi là một nguồn luật chính thức bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật,
các tập quán, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự57. Để trở thành một án lệ
được phép áp dụng, một bản án phải trải qua một quy trình lựa chọn và công bố án

57
Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015 về áp dụng tương tự pháp luật
67

lệ. Tuy nhiên, thủ tục này vẫn đơn giản và nhanh hơn tương đối so với việc điều chỉnh,
bổ sung hay ban hành mới một văn bản luật. Chính vì vậy, khi mà pháp luật thực định
cần nhiều thời gian để nghiên cứu, tiếp thu và chưa thể kịp thời điều chỉnh theo yêu
cầu của thực tiễn, cần xem xét đưa một bản án có tính chất “vén màn công ty” thành
án lệ để có thể áp dụng chung tại các cơ quan tài phán trong nước. Từ đó, pháp luật
mới có thể thực sự đi vào đời sống, góp phần bảo vệ hữu hiệu các lợi ích hợp pháp
của các thành phần trong xã hội, đảm bảo trật tự xã hội trong bối cảnh hội nhập, phát
triển kinh tế.
3.2. Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm ngăn
ngừa các hành vi lợi dụng vỏ bọc công ty, lợi dụng mô hình công ty mẹ - công ty
con để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật
Rõ ràng những hệ lụy của việc các tổ chức, cá nhân lợi dụng vỏ bọc công ty và
mô hình nhóm công ty để thực hiện các hành vi phi pháp là không hề nhỏ đối với xã
hội. Mặc dù vậy, sự tồn tại của những hành vi này không chỉ xuất phát từ sự lỏng lẻo
trong quy định của pháp luật về trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công
ty con mà còn từ những lỗ hổng pháp lý trong rất nhiều lĩnh vực khác, đơn cử như
trong vấn đề quản lý thuế; trong vấn đề phòng, chống tội phạm tham nhũng, rửa tiền;
trong tính nghiêm khắc của các chế tài trách nhiệm pháp lý…
Vì vậy, bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia khác để hoàn
thiện chế định trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con thì Việt
Nam cũng cần liên tục rút kinh nghiệm từ thực tiễn và tham khảo các nền pháp luật
khác để hoàn thiện cả những quy định pháp luật nhằm phòng chống tội phạm về lợi
dụng vỏ bọc công ty vào nhiều mục đích khác nhau. Vấn đề này liên quan đến nhiều
định chế pháp lý khác nhau mà phạm vi lại rộng cũng như độ phức tạp lại cao, hơn
thế nữa đây lại là một nội dung nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
này nên tác giả sẽ không đề cập vào chi tiết mà chỉ dừng lại ở mức độ nêu vấn đề.
3.3. Khuyến nghị với các doanh nghiệp thuộc các nhóm công ty
Trách nhiệm của công ty mẹ đối với hành vi của công ty con trong một số trường
hợp bức màn công ty bị lợi dụng là điều mà các chủ nợ và chính các nhà làm luật đã
và đang tìm cách chứng minh. Song, hãy quay lại với điểm khởi nguồn của cơ chế
68

trách nhiệm hữu hạn và những giá trị to lớn mà nó mang lại đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội. Những nhà đầu tư mang tài sản của họ vào hoạt động kinh doanh, ngoài
việc làm giàu cho chính họ thì cũng là góp phần thúc đẩy sự phát triển nói chung của
nền kinh tế. Vì vậy, nếu như mục đích của nhà đầu tư là trong sáng, họ cũng cần được
pháp luật bảo vệ trước những rủi ro mà họ có thể không lường trước được trong hoạt
động kinh doanh. Do đó, mục 3 này sẽ đưa ra một số khuyến nghị đối với những
doanh nghiệp để đảm bảo chế độ trách nhiệm hữu hạn được thực thi, tránh những
trường hợp các công ty vô tình tự đặt mình vào tình huống phải chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình đối với những nghĩa vụ của công ty khác.
3.3.1. Thực hiện đúng và đủ các quy định về quản lý, điều hành công ty
Như đã nhắc đến trong mục 2.3.2, một trong những yếu tố mà các tòa án sẽ xem
xét khi cân nhắc việc áp dụng biện pháp “vén màn công ty” là có hay không việc công
ty không tuân thủ các quy định trong quản lý, điều hành công ty. Thực tế, mặc dù các
tập đoàn kinh tế hay các nhóm kinh tế có thể có quy mô tổng thể là rất lớn nhưng
trong nội bộ nhóm công ty lại có thể tồn tại những công ty nhỏ hoặc rất nhỏ. Mà thông
thường, ở những công ty quy mô nhỏ, nhân lực thường mỏng và mỗi nhân sự thường
phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau (điều này thường thấy ở các công ty start-
up). Trong khi đó, hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải phản ứng nhanh,
phải rất linh hoạt trong cơ chế hoạt động để đảm bảo kịp thời đáp ứng các yêu cầu
của thị trường. Chính vì lẽ đó, các thủ tục nội bộ rườm rà đôi khi sẽ bị xem nhẹ hay
không được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn như: yêu cầu đối với một công ty cổ
phần là đại hội đồng cổ đông phải họp tối thiểu mỗi năm một lần và hội đồng quản
trị phải họp tối thiểu ba tháng một lần để quyết định các vấn đề của công ty. Pháp luật
cũng quy định về trình tự, thủ tục tổ chức các cuộc họp cũng như thể thức và nội dung
cần có của các biên bản họp hay cơ chế thông qua các nghị quyết, quyết định của các
cấp quản lý công ty. Nếu một công ty không thực hiện đúng và đủ các yêu cầu này,
nhìn từ góc độ của các tòa án, có thể bị coi là không tuân thủ các quy định về quản
lý, điều hành công ty. Đặc biệt, nếu những quyết định được ban hành không đúng
quy định đó lại thuộc những lĩnh vực nhạy cảm và quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của công ty như việc bổ nhiệm một nhân sự quản lý, việc phê duyệt một
69

giao dịch với công ty mẹ hay những người có liên quan khác của công ty58 thì rất có
thể sẽ trở thành một “điểm tựa” để tòa án xem xét bỏ qua bức màn công ty. Khi đó,
công ty mẹ dù không muốn hoặc không cố ý thì cũng buộc phải chịu trách nhiệm về
những hậu quả mà công ty con gây ra. Vì vậy, khuyến nghị đầu tiên đối với các chủ
sở hữu doanh nghiệp hay các công ty mẹ là phải luôn đảm bảo các công ty con do
mình lập ra phải được quản lý và vận hành theo đúng các quy định của pháp luật về
doanh nghiệp. Dù các thủ tục nội bộ có rườm rà đến đâu, dù thực tế doanh nghiệp có
thực hiện được đúng và đủ hay không thì ít nhất doanh nghiệp cũng phải chứng minh
được bằng hồ sơ về việc đã tuân thủ các quy định đó.
3.3.2. Hạn chế sự không tách bạch trong hoạt động giữa công ty mẹ và công
ty con
Việc công ty mẹ sử dụng tài sản của công ty con vào mục đích riêng của công
ty mẹ hoặc để phục vụ hoạt động của công ty mẹ mà không thông qua một thỏa thuận
dân sự hợp pháp nào là một cơ sở để tòa án quy kết về sự không tách bạch trong hoạt
động của công ty mẹ và công ty con, dẫn đến việc tòa án có thể quyết định “vén màn
công ty”. Mà trong thực tế, việc sử dụng chung tài sản hay nguồn lực giữa các công
ty trong một nhóm công ty lại không hề hiếm gặp. Thường thì để tối ưu hóa chi phí
vận hành của nhóm công ty, khai thác triệt để tài sản của các công ty trong nhóm thì
các công ty sẽ có xu hướng sử dụng chung tài sản và nguồn lực của nhau để tổ chức
sản xuất kinh doanh. Ví dụ, một công ty có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng để
đón đầu nhu cầu mở rộng trong tương lai dẫn đến thừa thãi so với nhu cầu sử dụng
hiện tại. Do đó, để tiết kiệm chi phí cho các công ty khác và để tránh sự hao mòn một
cách lãng phí nhà xưởng của mình, công ty này có thể cho các công ty khác cùng sử
dụng hạ tầng đó. Hoặc một ví dụ khác cũng thường thấy là một công ty mới được
thành lập chưa có đủ nhân sự cho các vị trí cần thiết nên “sử dụng tạm” nhân sự của
các công ty khác trong nhóm công ty để vận hành các công việc của mình. Mặc dù
mục đích ban đầu là hoàn toàn chính đáng song nếu như việc sử dụng chung tài sản
và con người giữa các công ty không dựa trên cơ sở một thỏa thuận công bằng cho
các bên (giống như một thỏa thuận cho thuê tài sản mà công ty cho thuê sẽ có thu

58
Khái niệm “người có liên quan” được hiểu theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp năm 2020.
70

nhập từ hoạt động cho thuê) thì vô tình đây sẽ là điểm yếu để các chủ nợ khai thác,
buộc các tòa án phải yêu cầu các công ty hoạt động không tách bạch phải liên đới
chịu trách nhiệm về những nghĩa vụ tài sản của nhau đối với bên thứ ba. Vì vậy, lưu
ý thứ hai đối với các nhóm công ty chính là phải luôn đảm bảo có sự tách bạch về
con người cũng như tài sản giữa công ty mẹ và công ty con để không thể bị quy kết
về việc hoạt động không độc lập giữa các công ty.
3.3.3. Thực hiện đúng cam kết góp vốn
Mục 2.3.2 của Chương 2 cũng đã nêu rằng việc công ty con không được góp đủ
vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh có thể là một yếu tố xem xét của các tòa án
khi áp dụng cơ chế “vén màn công ty”. Tuy nhiên, cũng như những vấn đề đã nêu tại
các mục 3.3.1 và 3.3.2 trên đây, hiện tượng này cũng không phải là hiếm trong thực
tiễn hoạt động của các doanh nghiệp ngày nay. Có thể có nhiều nguyên do đằng sau
việc công ty mẹ không góp đủ vốn như đã cam kết vào công ty con. Ở đây không nói
đến trường hợp công ty mẹ cố tình đăng ký mức vốn cao nhưng thực tế không góp
đúng số vốn đó, mục đích là để công ty con có một năng lực tài chính ban đầu “đẹp
trên hồ sơ” hòng tạo dựng được sự yên tâm và tin tưởng của các nhà đầu tư khác hay
các đối tác, bạn hàng; hay trường hợp công ty mẹ cố tình góp một mức vốn tượng
trưng cho công ty con và buộc công ty con phải tự xoay sở để thu xếp vốn cho hoạt
động của mình, mục đích là để giới hạn mức rủi ro thật thấp cho công ty mẹ. Có
những trường hợp khác của việc không góp đủ vốn như cam kết như là: công ty mẹ
không dự liệu được sự vận động của dòng tiền trong kinh doanh dẫn đến không kịp
thu xếp vốn, hoặc cố tình trì hoãn việc góp vốn để tranh thủ quay vòng vốn, chiếm
dụng vốn vào một hoạt động kinh doanh khác mà không ý thức được những trách
nhiệm pháp lý của việc không thực hiện góp vốn đúng như cam kết. Những công ty
mẹ thuộc vào các trường hợp này cần phải ý thức được rằng trong thời gian theo luật
định mà công ty mẹ phải hoàn thành việc góp vốn, nếu công ty mẹ chưa thực hiện
xong thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản của công ty con
trong phạm vi số vốn đáng lẽ phải góp. Đó là quy định đã tồn tại trong Luật Doanh
nghiệp. Vì vậy, các công ty mẹ không nên bỏ qua vấn đề này.
71

3.4. Khuyến nghị với các tổ chức, cá nhân khi giao dịch với các thành viên
trong một nhóm công ty
Nếu một nhóm công ty chủ tâm lợi dụng bức màn công ty để hạn chế rủi ro cho
mình và đẩy rủi ro sang cho các tổ chức, cá nhân khác thì những tổ chức, cá nhân có
giao dịch với các nhóm công ty này chính là đối tượng mà quyền lợi hợp pháp của họ
dễ bị xâm phạm nhất. Do đó, đây cũng là đối tượng cần được khuyến nghị về những
điểm đáng lưu ý trước khi quyết định giao kết hợp đồng với một doanh nghiệp thuộc
một nhóm công ty.
Trước hết, các chủ thể này cần nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của
mình trong lĩnh vực doanh nghiệp và một số vấn đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự
đồng thời tìm hiểu thực tiễn và rút kinh nghiệm từ bài học của những người đã từng
bị thiệt hại trước. Nội dung lưu ý này nghe thì có vẻ lý thuyết suông và hơi giáo điều
song đây luôn luôn là mấu chốt của vấn đề bởi chỉ có kiến thức và kinh nghiệm mới
giúp cho một người có thể lường trước được những rủi ro về những gì mà họ dự định
thực hiện.
Tạm gọi các chủ thể nói trên là A và các công ty trong nhóm công ty mà họ dự
định giao kết hợp đồng là B. Một số điểm mấu chốt cơ bản mà A cần tìm hiểu và nắm
rõ về B nhằm đảm bảo quyền lợi của mình bao gồm:
Một là, những vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của thỏa thuận giữa Bên
A và Bên B, đó là sự hợp pháp của chủ thể, của mục đích và đối tượng hợp đồng. Do
thỏa thuận dân sự giữa các bên chính là pháp luật do các bên tự thiết lập nên để quyền
lợi của mình được đảm bảo thì hợp đồng giữa các bên cần được pháp luật thừa nhận
và bảo đảm thực hiện. Nhiều tổ chức, cá nhân hoặc là không có hiểu biết hoặc không
cẩn trọng trong quá trình giao kết hợp đồng có thể rơi vào trường hợp hợp đồng mua
hàng hóa với một công ty không phải do người đại diện hợp pháp của công ty đó ký
kết dẫn đến hợp đồng trở nên vô hiệu mà Bên A lại đã thanh toán cho Bên B và Bên
B cố tình không trả lại. Trong khi đó, nếu Bên A là các cá nhân thì thường có tâm lý
e ngại các thủ tục kiện tụng dẫn đến việc buông xuôi, chấp nhận thiệt hại.
Hai là, khi giá trị giao dịch giữa Bên A và Bên B lớn, cần nắm được thông tin
về tình hình tài chính và khả năng thanh toán cũng như uy tín của Bên B qua lịch sử
72

hoạt động. Việc này có thể tương đối khó vì không phải lúc nào Bên B cũng sẵn sàng
cung cấp thông tin để Bên A đánh giá được tình hình, nhất là khi Bên B cố tình muốn
che giấu. Đặc biệt, khi Bên B là công ty con trong một tập đoàn lớn, sử dụng tên tuổi
và uy tín của công ty mẹ để Bên A bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong môi trường kinh
doanh tương đối mở và trong xã hội thông tin ngày nay, thông tin có thể được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần phải do chính chủ cung cấp, ví dụ qua
các đối tác, bạn hàng cũ của B, qua những mối quan hệ với những người quản lý,
người lao động của B, qua những dự án mà B đã thực hiện trước đó mà thông tin có
thể được công khai trên các phương tiện truyền thông… Chỉ cần là Bên A đủ tỉnh táo
để nhận định và sàng lọc các thông tin mình thu thập được để ra quyết định.
Ba là, cần tìm hiểu những người hưởng lợi thực tế và cuối cùng từ những giao
dịch của Bên B xem họ là ai và liệu có mục đích không minh bạch nào trong việc họ
sử dụng Bên B để giao kết hợp đồng với Bên A hay không, tránh trường hợp Bên B
thực chất chỉ là công ty bình phong, tiền mà Bên B đưa vào giao dịch với Bên A có
thể có nguồn gốc không hợp pháp dẫn đến việc Bên A vô tình trở thành người tiếp
tay cho hành động bất chính của Bên B.
Khi đã có đủ khả năng nhìn nhận những rủi ro và vẫn quyết định giao kết hợp
đồng với Bên B, lúc này Bên A cần phải xem xét kỹ lưỡng những nội dung mà các
bên sẽ ký kết. Thông thường, trong một giao dịch mà Bên B là doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng còn Bên A là người tiêu dùng cá nhân thì thế yếu
trong đàm phán hợp đồng luôn luôn thuộc về Bên A. Mặc dù pháp luật đứng về phía
người tiêu dùng trong đa phần các trường hợp và yêu cầu Bên B phải đăng ký hợp
đồng mẫu hay điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý trước khi sử dụng để ký
kết với người tiêu dùng, song thực tế là Bên B luôn có một bộ máy giúp việc tìm hiểu
kỹ lưỡng các vấn đề về hợp đồng hoặc có thể thuê các luật sư tư vấn để xây dựng
những hợp đồng mẫu mà trong đó có những điều khoản được cài cắm một cách tinh
vi nhằm bảo vệ Bên B mặc cho Bên A có thể bị đặt vào những tình huống rủi ro.
Trong khi đó, cơ quan quản lý có thể không phải chuyên gia trong mọi lĩnh vực để có
thể hiểu hết những góc khuất mà Bên B che giấu trong mỗi hợp đồng, dẫn đến vẫn có
thể phê duyệt và bỏ lọt những hợp đồng bất lợi cho người tiêu dùng kiểu này. Vì vậy
73

mà Bên A cần phải thực sự thận trọng khi xem xét hợp đồng, đồng thời tự xác định
ngưỡng chịu rủi ro của mình, trong đó bao gồm cả việc có thể dành thời gian, công
sức và chi phí cho việc kiện tụng nếu có tranh chấp xảy ra hay không.
3.5. Tiểu kết chương 3
Tổng kết lại, từ thực trạng sự lợi dụng bức màn công ty đang diễn ra khá phổ
biến hiện nay và những điểm chưa hoàn chỉnh trong chế định pháp lý về trách nhiệm
của pháp nhân, có thể thấy rằng từ cơ quan quản lý đến các doanh nghiệp làm ăn
nghiêm túc và những người tiêu dùng đều cần phải nâng cao nhận thức để thực hiện
chức năng của mình một cách tốt nhất khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Nhà quản
lý thì có thể học hỏi kinh nghiệm xây dựng pháp luật từ thực tiễn của các nước đi
trước, còn các thành phần kinh tế khác thì có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ những
hậu quả thực tế đã xảy ra với những người khác. Trên hết, dù là ở cương vị nào thì
các tổ chức, cá nhân cũng đều phải có hiểu biết về pháp luật, tối thiểu là pháp luật về
doanh nghiệp để có nhận thức về những rủi ro mà mình có thể phải đối mặt khi giao
dịch với một công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Những nội dung khuyến nghị
tại Chương 3 đã hướng tới 03 đối tượng chủ thể gồm: Nhà nước, các nhóm công ty
và các chủ thể khác có giao dịch với các công ty thuộc các nhóm công ty. Trong số
các khuyến nghị được nêu ra, chỉ có nhóm khuyến nghị về hoàn thiện hệ thống quy
định pháp luật là mang tính học thuật dựa trên phương pháp so sánh luật học giữa
pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia. Các khuyến nghị khác mang tính
ứng dụng pháp luật và dựa trên góc nhìn kinh tế nhiều hơn là góc nhìn luật học. Mặc
dù vậy, trong khuôn khổ một bài luận văn của một chương trình thạc sỹ mang tính
ứng dụng, tác giả hi vọng rằng những khuyến nghị đã nêu sẽ có giá trị thiết thực đối
với những tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động kinh tế hàng ngày.
74

KẾT LUẬN

Không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của nguyên lý trách nhiệm hữu hạn trong
lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về công ty trên khắp thế giới cũng như đóng
góp của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu. Song thực tiễn sôi động của
nền kinh tế cũng cho thấy những bất cập từ chính cơ chế trách nhiệm hữu hạn này
trong việc duy trì và đảm bảo một sự công bằng giữa các công ty và các chủ nợ hoặc
các bên liên quan khác. Những rủi ro và hậu quả thiệt hại với xã hội đã đặt ra vấn đề
làm sao để các tổ chức, cá nhân không thể trốn tránh trách nhiệm đằng sau cái vỏ bọc
công ty.
Học thuyết “vén màn công ty” có thể coi là một sự bù đắp cho những khiếm
khuyết của các định chế về trách nhiệm hữu hạn trong pháp luật ngày nay. Nó xuất
phát từ đòi hỏi của những người bị thiệt hại, được phát triển bởi các nhà nghiên cứu
và dần được thừa nhận và áp dụng bởi các tòa án khi cần phải xem xét trách nhiệm
của một công ty mẹ đối với hành vi của công ty con của nó.
Pháp luật của Việt Nam hiện nay đã bước đầu có những quy định về trách nhiệm
của pháp nhân, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con trong một số trường
hợp nhưng lại chưa hề có quy định về trách nhiệm của công ty đối với một bên thứ
ba nếu công ty con gây ra thiệt hại cho bên thứ ba đó. Vì vậy, việc tiếp thu học thuyết
“vén màn công ty” đã và đang là một đề tài bức thiết. Vấn đề dù còn khá mới mẻ song
lại có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với sự ổn định, công bằng và minh bạch trong
nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn kinh tế
(thực chất là các nhóm công ty). Đặc biệt, nó lại càng là một vấn đề nhức nhối và
thách thức lớn đối với các nhà quản lý, các nhà làm luật khi mà các tập đoàn kinh tế
có xu hướng phát triển vượt biên giới và phạm vi của một quốc gia.
Từ những gì đã nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng pháp luật Việt Nam nói riêng
và của các quốc gia trên thế giới nói chung (ngay cả những quốc gia tiên tiến và đi
đầu về pháp luật công ty) đều chưa bắt kịp được với thực tiễn vận động của nền kinh
tế, thể hiện ở sự thiếu vắng những quy định của pháp luật thực định về vấn đề trách
nhiệm của một công ty mẹ khi công ty con có những hành vi vi phạm pháp luật, gây
75

ra thiệt hại cho bên thứ ba. Học thuyết “vén màn công ty” có thể là một biện pháp
tạm thời bù đắp cho sự thiếu hụt của các quy định pháp luật song nó chưa đủ tính hệ
thống cũng như chính thống để có thể trả lời được câu hỏi đã đặt ra từ Lời mở đầu
của luận văn này đó là: công ty mẹ phải có chịu trách nhiệm với hành vi của công ty
con hay không, khi nào thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm đến
đâu và làm thế nào để buộc công ty mẹ phải có trách nhiệm. Vì vậy, về lâu dài vẫn
cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này để thể hiện rõ hơn quan điểm
quản lý của Nhà nước và củng cố niềm tin của các thành phần kinh tế vào sự công
bằng của pháp luật. Bên cạnh đó, những lỗ hổng pháp luật trong một số lĩnh vực khác
(như lĩnh vực quản lý thuế, lĩnh vực phòng chống tham nhũng, rửa tiền…) mà các
nhóm công ty đang lợi dụng cũng cần được xem xét nghiêm túc và khắc phục đồng
thời với việc bổ sung chế định trách nhiệm của công ty mẹ trong pháp luật về công
ty.
Trong khuôn khổ một đề tài luận văn và với sự giới hạn trong khả năng nghiên
cứu của bản thân, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu này thực sự còn rất nhiều
khiếm khuyết như: chưa phân tích được kỹ lưỡng những án lệ tiêu biểu trong việc áp
dụng học thuyết “vén màn công ty” để đưa ra những nhận định mang tính cá nhân mà
còn phụ thuộc vào những bài tổng hợp, phân tích của những người đi trước. Bên cạnh
đó, những kiến nghị và khuyến nghị được đưa ra là dựa trên những phân tích còn hạn
chế trước đó và kinh nghiệm hạn hẹp của bản thân nên có thể chưa đủ tổng quát, chưa
thực sự sâu sắc và có thể mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, tác giả hi vọng rằng bài
luận của mình đã giải quyết được những nhiệm vụ đặt ra ban đầu, góp một phần nhỏ
vào những nghiên cứu của một đề tài mới, đề tài khó.
Bằng tinh thần cầu thị, tác giả hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp cũng
như những phản biện của các nhà nghiên cứu để có thể hoàn thiện nhận thức của bản
thân, từ đó hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu./.
76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tiếng Việt
I. Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 2005
2. Luật Doanh nghiệp năm 2005
3. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
4. Luật Doanh nghiệp năm 2014
5. Bộ luật Dân sự năm 2015
6. Bộ luật Hình sự năm 2015
7. Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020
8. Luật Doanh nghiệp năm 2020
II. Sách, báo và tạp chí
1. Trần Minh Anh (2019), “Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số
quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam”, Viện nghiên cứu lập pháp –
UBTV Quốc hội.
2. Xaca Vacaxum Tori Aritdumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
Nhật Bản, Nxb. Chính trị quốc gia.
3. Nguyễn Ngọc Bích (2009), Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp, NXB Tri
thức, Hồ Chí Minh.
4. Hà Thị Thanh Bình (2017), “Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy
định pháp luật điều chỉnh giao dịch giữa các công ty trong nhóm công ty mẹ - công
ty con”, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam số 03 (106)/2017, trang 36-45.
5. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại – Phần chung và
thương nhân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Hòa (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học Luật Dân
sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Tố tụng Dân sự, Nxb. Công an nhân dân.
7. Lê Minh Tâm (2009), Giáo trình Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Công
an Nhân dân
77

8. Nguyễn Thị Phương Thảo (2021), “Vận dụng cơ chế “xuyên qua màn che
công ty” đối với nhóm công ty – kinh nghiệm từ Anh, Hoa Kỳ và kiến nghị cho Việt
Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2021.
9. Phan Vũ (2020), “Những ngoại lệ trong chế độ trách nhiệm hữu hạn của chủ
sở hữu công ty đối vốn – kinh nghiệm Hoa Kỳ và liên hệ với Việt Nam”, Tạp chí
Luật học số 7/2020.
III. Các công trình nghiên cứu khác
1. Lê Ngọc Cẩm (2017), Học thuyết “Xuyên màn trách nhiệm hữu hạn công ty”,
Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Lê Nguyễn Duy Hậu (2010), Học thuyết “Piercing the corporate viel” trong
pháp luật các nước: so sánh pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
B. Tài liệu tiếng nước ngoài
I. Văn bản pháp luật
1. Đạo luật toàn diện về ứng phó, bồi thường và trách nhiệm với môi trường
năm 1980 của Mỹ (The Comprehensive Environmental Response, Compensation,
and Liability Act – CERLA)
2. Chỉ thị số 83/349/EEC năm 1983 của Ủy ban Kinh tế Châu Âu
3. Luật Phá sản năm 1986 của Anh
4. Luật Công ty năm 2006 của Anh
5. Luật Công ty năm 2008, sửa đổi năm 2011 của Cộng hòa Nam Phi
6. Luật Công ty năm 2014 của Ai-len
7. Luật mẫu về công ty cổ phần của Mỹ, sửa đổi năm 2016
8. French law on Corporate Duty of vigilance, 2017
II. Sách, báo và tạp chí
1. Alanazi, B.M.A. (2020), “Piercing the corporate veil in various
jurisdictions – Principled or unprincipled?”, Corporate Board: Role, Duties and
Composition, 16(2), 47-53.
2. David M. Albert (2003), “Addressing abuse of the corporate entity in the
people's republic of china: new thoughts on china's need for a defined veil piercing
doctrine”, Penn Law: Legal Scholarship Repository 2014 - pp. 873-897.
78

3. Linn Anker-Sørensen (2014), “Parental Liability for Externalities of


Subsidiaries - Domestic and Extraterritorial Approaches”, The Dovenschmidt
Quarterly, Eleven international publishing DQ November 2014 | No.3.
4. Stephen M. Bainbridge (2000), Abolishing veil piercing , Harvard Law
School.
5. Richard H. Burgess (1963), “Liability of Parent Corporation for Tort of
Subsidiary”, Cleveland State Law review (Vol. 12, Issue 1).
6. Koenig, Carsten (2018), Comparing Parent Company Liability in EU and
US Competition Law, World Competition 41, no. 1/2018: pp. 69–100.
7. Aayush Chandra (2017), “Misuse of corporate veil”, International journal of
Legal developments and allied issues national corporate law review edition, Vol. 3,
issue 4, July 2017.
8. Thomas K. Cheng (2011), “The Corporate Veil Doctrine Revisited: A
Comparative Study of the English and the U.S. Corporate Veil Doctrines”, 34 B.C.
Int'l & Comp. L. Rev. 329 .
9. Sam Elson (1930), “Legal Liability of Holding Companies for Acts of
Subsidiary Companies”, Washington University Law Review (Vol. 15, Issue 4).
10. Keating G.C. (1997), “The Idea of Fairness in the Law of Enterprise
Liability”, Michigan Law Review, Vol.95 No.2.
11. Anderson H. (2011), “Parent Company Liability for Asbestos Claims: Some
International Insights”, Legal Studies, Vol. 31 No.4.
12. Ho, Virginia Harper (2012), “Theories of corporate groups: corporate
identity reconceived”, Seton Hall L. Rev. 42.
13. Tyler Halloran (2018), A Brief History of the Corporate Form and Why it
Matters, Fordham Journal of Corporate & Financial Law.
14. Ron Harris (2020), “A new understanding of the history of limited liability:
an invitation for theoretical reframing”, Cambridge University Press, Journal of
Institutional Economics Vol. 16/2020.
79

15. Karl Hofstetter (1990), “Multinational Enterprise Parent Liability: Efficient


Legal Regimes in a World Market Environment”, North Carolina Journal of
International Law Vol.15, No.2, Art. 5.
16. Cathy S. Krendl (1978), “Piercing the corporate veil: Focusing the Inquiry”,
báo pháp luật Denver số 55.
17. John H. Matheson (2003), “Limitations of limited liability: Lesson for
entrepreneurs (and their attorneys)”, The Minnesota Journal of Business Law and
Entrepreneurship.
18. John H. Matheson (2004), The Limits of Business Limited Liability: Entity
Veil Piercing and Successor Liability Doctrines, William Mitchell Law Review vol
31.2.
19. David K. Millon (2007), “Piercing the Corporate Veil, Financial
Responsibility, and the Limits of Limited Liability”, 56 Emory L. J. 1305 .
20. OECD (2001), “Behind the corporate veil – Using corporate entities for
illitcit purposes”, OECD Publications Service.
21. Martin Petrin (2018), “Group company liability”, European Business
Organization Law Review, Vol 19.
22. Stephen B. Presser (2011), Piercing the corporate veil, Nhà xuất bản
Thomson Reuters, Lược trích Chương 1, Nxb. Thomson Reuters.
23. Ian M. Ramsay (2001), “Piercing the Corporate Veil in Australia”,
Company and Securities Law Journal Vol.19.
24. Larry E. Ribstein (1991), “Limited Liability and Theories of the
Corporation”, 50 Md. L. Rev. 80.
25. Alexander Schall (2016), “The New Law of Piercing the Corporate Veil
in the UK”, ECFR 2016, 549–574.
26. Marcela E. Schaefer J.D. (2019), “Should a parent company be liable for
the misdeeds of its subsidiary? Agency theories under the foreign corrupt practices
act”, New York University Law Review Vol.94.
27. Cheng Han Tan (2018), “Piercing the Corporate Veil: Historical,
Theoretical and Comparative Perspectives”, SSRN Electronic Journal vol.4-2019.
80

28. Hans Tjio (2014), “The misuse and abuse of corporate form”, Research
Handbook on International Financial Crime (pp.103-113), Edward Elgar publisher.
29. Pham Thi Thoa (2020), “The abuse of legal entity and limited liabilities of
a company”, Apolat Legal.
30. María Susana Dávalos Torres (2011), “Corporate Veil Piercing: A Proposal
for Mexico”, Mexican law review journal Vol. 5 – No.1/2012.
31. Karen Vandekerckhove (2007), Piercing the corporate veil, European
Company Law series, Wolters Kluwer Law & Business.
32. Jeffrey K. Vandervoort (2004), “Piercing the Veil of Limited Liability
Companies: The Need for a Better Standard”, 3 DePaul Bus. & Com. L.J. 51.
33. I. Maurice Wormser (1912), “Piercing the veil of corporate entity”,
Columbia Law review (Vol. 12, No.6).
III. Các công trình nghiên cứu khác
1. Igho Lordson Dabor (2016), Limited liability: a pathway for corporate
recklessness?, University of Wolverhampton Law School
2. Matilda Lindblad (2020), Parent Company Liability for Torts of
Subsidiaries - A Comparative Study of Swedish and UK Company Law with Emphasis
on Piercing the Corporate Veil and Implications for Victims of Torts and Human
Rights Violations, Uppsala University - Sweden
3. Duncan MacKenzie (2008), Abusing the Corporate Form: Limited Liability,
Phoenix Companies, and a Misguided Response, University of Otago
4. Meriem Ouassini Sahli (2014), La responsabilité de la société mère du fait
de ses filiales, Đại học Paris Dauphine (Pháp).
C. Websites
1. Trần Minh Anh (2019), Quy định về nhóm công ty trong pháp luật một số
quốc gia và những nội dung tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210349, ngày truy cập:
16/11/2021
81

2. Lý thuyết công ty và một số ứng dụng vào cải cách hiến pháp ở việt nam hiện
nay, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/ly-thuyet-cong-ty-va-mot-so-ung-dung-
vao-cai-cach-hien-phap-o-viet-nam-hien-nay-7975/ , ngày truy cập: 08/11/2021
3. Julianne Hughes-Jennett (2017), Parent company liability and
jurisdiction: scope for uncertainty, Thomson Reuters,
https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/, ngày truy cập: 09/12/2021
4. Parent entity liability in insolvency, Thomson Reuters (01/12/2020),
https://uk.practicallaw.thomsonreuters.com/8-566-
7187?transitionType=Default&contextData=(sc.Default)&firstPage=true, ngày truy
cập: 27/12/2021)
5. Dechert LLP (2021), Supreme Court confirms UK parent company liability
for acts or omissions of a foreign subsidiary: considerations for due diligence,
restructurings and compliance,
https://www.dechert.com/knowledge/onpoint/2021/3/supreme-court-confirms-uk-
parent-company-liability-for-acts-or-o.html, ngày truy cập: 01/12/2021
6. Jindan-Karena Mann (2019), The UK Vedanta Case and Parent Company
Liability, Rethinking SLIC blog, https://rethinkingslic.org/blog/tort-law/47-the-uk-
vedanta-case-and-parent-company-liability, ngày truy cập: 01/12/2021
7. Jimerson & Cobb P.A. (2016), The Five Most Common Ways to Pierce the
Corporate Veil and Impose Personal Liability for Corporate Debts, Lexology.com,
https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=4ff8ebf0-4bca-426e-8273-
758140f6d0eb, ngày truy cập: 17/12/2021
8. All Answers ltd (2019), “The Impact and Abuse of Limited Liability”,
Lawteacher.net, https://www.lawteacher.net/free-law-essays/company-law/abuse-
of-limited-liability.php?vref=1, ngày truy cập: 12/12/2021
9. “Bóc mẽ chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI, Báo điện tử Vietnamnet
ngày 29/4/2020 https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/boc-me-chieu-tro-
tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-637344.html, truy cập ngày: 12/12/2021)
82

10. “Công ty bình phong phục vụ cho mục đích gì?”, Tạp chí Kinh tế - RFI Việt
Nam (2016), bản điện tử xem tại: https://www.rfi.fr/vi/kinh-te/20160419-cong-ty-
binh-phong-phuc-vu-cho-muc-dich-gi, truy cập ngày: 22/12/2021)
11. “Tại sao các công lớn bất động sản thích lập nhiều công ty con”,
https://cafeland.vn/tin-tuc/tai-sao-cac-ong-lon-bat-dong-san-thich-lap-nhieu-cong-
ty-con-69241.html, ngày truy cập: 22/12/2021
12. https://luatsuphamtuananh.com/luat-su-doanh-nghiep/tim-hieu-ve-mo-
hinh-cong-ty-me---cong-ty-con-1006/, ngày truy cập: 20/11/2021
13. Ngô Hồng Quang (2012), Cơ chế “xuyên qua màn che công ty” trong
pháp luật một số nước và ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207883, ngày truy cập:
19/11/2021
14. Ngô Hồng Quang (2014), “Một số vấn đề có tính lý luận về cơ chế “xuyên
rèm công ty””, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208188, ngày
truy cập: 19/11/2021
15. Lương Thanh Quang (2018), “Việt Nam cần một án lệ để xuyên phá “bức
màn che công ty””, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn online https://thesaigontimes.vn/viet-
nam-can-mot-an-le-de-xuyen-pha-buc-man-che-cong-ty/, ngày truy cập: 20/11/2021
16. Freiberger Harber LLP (2021), “The Parent And The Subsidiary. When Is
The Former Liable For The Actions Of The Latter?”, https://fhnylaw.com/the-parent-
and-the-subsidiary-when-is-the-former-liable-for-the-actions-of-the-latter/, ngày
truy cập: 22/11/2021
17. “When is a parent company liable in tort for acts of its subsidiary? AAA
and Others v Unilever PLC and Another [2018] EWCA Civ 1532”,
https://www.hoganlovells.com/en/publications/when-is-a-parent-company-liable-in-
tort-for-acts-of-its-subsidiary-aaa-and-others-v-unilever-plc-and-another-2018-
ewca-civ-1532, ngày truy cập: 11/12/2021
18. https://www.irishstatutebook.ie/eli/2014/act/38/section/8/enacted/en/html,
ngày truy cập: 15/11/2021
83

19. https://www.justice.gov.za/legislation/acts/2008-071amended.pdf, ngày


truy cập: 15/11/2021
20. https://www.sars.gov.za/wp-content/uploads/Legal/Notes/LAPD-IntR-IN-
2013-08-IN75-Exclusion-of-Certain-Companies-and-Shares-from-Group-of-
Companies-s41.pdf, ngày truy cập: 15/11/2021
21. https://data.allens.com.au/pubs/pdf/ibo/CorporateCriminalLiabilityPublica
tion_2016.pdf, ngày truy cập: 22/11/2021
22. Kerie Kerstetter (2020), What is a subsidiary company, Diligent.com
(https://www.diligent.com/insights/entity-management/what-is-a-subsidiary-
company/, ngày truy cập: 25/11/2021)
23. “Vicarious Corporate Liability Of A Parent Company: Critical Analysis In
Relation To Direct Liability And Lifting Of The Corporate Veil”, Legal Service India
E-Journal, https://www.legalserviceindia.com/legal/article-4167-vicarious-
corporate-liability-of-a-parent-company-critical-analysis-in-relation-to-direct-
liability-and-lifting-of-the-corporate-veil.html/, ngày truy cập: 03/01/2022
D. Án lệ
1. Salomon v. Salomon & Co Ltd., UK 1897 AC 22
2. Booth v. Bunce 33 N.Y. 139 (N.Y. 1865)
3. Chandler v. Cape Plc., UK (2012)
4. Lungowe v. Vedanta Resources Plc, UK (2015)
5. Price v. Aronson (629 N.E.2d 268 (Ind. Ct. App. 1994)
6. Longhi v. Mazzoni 914 N.E.2d 834 (Ind. Ct. App. 2009)
7. Johnson v. Wysocki 990 N.E.2d 456 (Ind. 2013)
8. Smith v. Mccleod Distributing, Inc. 744 N.E.2d 459 (Ind. Ct. App. 2000)
9. Community Care Centers v. Hamilton 774 N.E.2d 559 (Ind. Ct. App. 2002)

You might also like