You are on page 1of 89

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY TNHH AGIAY.COM

GVHD: TS. Đậu Hoàng Hưng

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Linh


Mã sinh viên: 20050647
Lớp: QH-2020-E Kế toán CLC 1
Năm học: 2023 - 2024

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY TNHH AGIAY.COM

GVHD: TS. Đậu Hoàng Hưng

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Linh


Mã sinh viên: 20050647
Lớp: QH-2020-E Kế toán CLC 1
Năm học: 2023 – 2024

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Công tác lập kế hoạch tài
chính tại Công ty TNHH Agiay.com” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu
của riêng tôi, kết quả của các báo cáo thực tế trong công ty được đảm bảo tính chính
xác và tin cậy. Bài luận văn với đề tài như trên chưa được công bố trong bất cứ một
công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu
của tác giả khác được đảm bảo theo đúng quy định. Các nội dung trích dẫn và tham
khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang
web được thể hiện trên danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Linh


4

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế -
Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cô trong Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt
bài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS. Đậu Hoàng Hưng, thầy đã
nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phương pháp nghiên cứu, hướng dẫn trình
bày và những sự động viên trong quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn thiện được
tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Công ty TNHH Agiay.com đã cho tôi có cơ
hội được trải nghiệm thực tế tại công ty, và hỗ trợ về mặt số liệu, quan điểm kinh
doanh, quản trị để tôi có thể được ứng dụng và phân tích phục vụ đề tài luận văn.
Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các anh,
chị khóa trước đã tận tình hình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn
5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 3
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ 8
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. 9
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................... 10
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 11
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 11
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 13
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 16
3.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................................ 16
3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 16
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 17
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 17
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 17
5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 17
6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................... 17
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 18
1.1. Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch tài chính ..................................................... 18
1.1.1. Khái niệm, chức năng của kế hoạch tài chính ........................................................... 18
1.1.1.1. Khái niệm của lập kế hoạch tài chính ..................................................................... 18
1.1.1.2. Chức năng của kế hoạch tài chính .......................................................................... 20
1.1.2. Vai trò và mục tiêu của công tác lập kế hoạch tài chính ........................................... 21
1.1.2.1. Vai trò của công tác lập kế hoạch tài chính ............................................................ 21
1.1.2.2. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch tài chính ......................................................... 21
1.1.3. Quy trình lập kế hoạch tài chính công ty ................................................................... 22
1.1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính công ty ...................................................... 23
1.1.4.1. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp vốn ngân sách ...................................... 23
1.2. Trách nhiệm của các cấp nhân sự trong công ty về công tác lập kế hoạch tài chính
và đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính ................................................................... 32
6

1.3. Đo lường về đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế .................. 33
1.3.1. Chức năng của đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế.................. 33
1.3.2. Mục tiêu và vai trò của đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế .... 34
1.3.2.1. Mục tiêu .................................................................................................................. 34
1.3.2.2. Vai trò ..................................................................................................................... 34
1.3.3. Các phương pháp đánh giá sự khác biệt giữa lập kế hoạch tài chính và thực tế ....... 35
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 37
2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................................. 37
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp ......................................................................... 37
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ....................................................................... 37
2.2.3. Lý do lựa chọn thời gian nghiên cứu ......................................................................... 38
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................................... 39
2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp ............................................................................. 39
2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ............................................................................ 39
2.3.2.1. Phương pháp so sánh .............................................................................................. 39
2.3.2.2. Mô hình Dupont ...................................................................................................... 41
2.3.3. Phương pháp đánh giá dựa trên dữ liệu thực tế phân tích ......................................... 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ ............................ 48
3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Agiay.com ................................................................. 48
3.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty TNHH Agiay.com .................................................. 48
3.1.1.1. Thông tin chung ...................................................................................................... 48
3.1.1.2. Giới thiệu công ty ................................................................................................... 48
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................... 49
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh .................................................................................................. 51
3.2. Đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính của công ty ............................................ 51
3.2.1. Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty ......................................................... 51
3.2.1.1. Khái quát biến động tài sản - nguồn vốn ................................................................ 51
3.2.1.2. Khái quát biến động doanh thu - chi phí - lợi nhuận .............................................. 58
3.2.1.3. Phân tích các chỉ số................................................................................................. 63
3.2.1.4. Phân tích Dupont mở rộng ...................................................................................... 67
3.2.1.5. Đánh giá chung ....................................................................................................... 68
7

3.2.2. Đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH Agiay.com ................ 71
3.2.2.1. Đo lường năm tài chính 2021 ................................................................................. 72
3.2.2.2. Đo lường năm tài chính 2022 ................................................................................. 77
3.2.2.3. Đo lường năm tài chính 2023 ................................................................................. 81
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 85
4.1. Kết luận........................................................................................................................ 85
4.2. Khuyến nghị ................................................................................................................ 86
4.2.1. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................... 86
4.2.2. Khuyến nghị............................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 88
8

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Tình hình tài sản theo giá trị từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 2. Tình hình tài sản theo cơ cấu từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 3. Tình hình nguồn vốn theo giá trị từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 4. Tình hình nguồn vốn theo cơ cấu từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 5. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận theo giá trị từ năm 2021 đến tháng
09 năm 2023
Bảng 6. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận theo cơ cấu từ năm 2021 đến tháng
09 năm 2023
Bảng 7. Chỉ số đòn bẩy tài chính từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 8. Chỉ số thanh toán từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 9. Chỉ số khả năng sinh lời từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 10. Dupont mở rộng từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Bảng 11. Tỷ trọng doanh thu từng quý qua các năm
Bảng 12. Số liệu số người nhiễm Covid 19
Bảng 13. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm 2021
Bảng 14. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2021
Bảng 15. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2021
Bảng 16. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm 2022
Bảng 17. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2022
Bảng 18. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2022
Bảng 19. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm 2023
Bảng 20. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2023
Bảng 21. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2023
9

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Quy trình lập kế hoạch tài chính của công ty
Hình 2. Mô hình Dupont phân tích ROA
Hình 3. Mô hình tổ chức Công ty TNHH Agiay.com
Hình 4. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Agiay.com
10

DANH MỤC VIẾT TẮT


TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ROA: Return on assets
ROE: Return on equity
ROS: Return on sales
AFN: Additional Funds Needed
11

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng gặp nhiều biến động, đến từ tình hình chính trị, các chỉ số dự báo tài chính
ít khả quan, các chính sách tài khóa tiền tệ của chính phủ và các ngân hàng. Các công
ty vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định từ nền kinh tế đầy
biến chuyển trên thế giới. Dẫn đến đơn hàng, doanh thu sụt giảm, đầu ra gặp nhiều
khó khăn; bên cạnh đó chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí khác vẫn được ghi
nhận là cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất. Việc các công ty vừa và
nhỏ gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh đã đồng thời có ảnh hưởng tới
tình hình việc làm và thu nhập của người lao động. Trong cuộc họp do Thủ tướng
Phạm Minh Chính chủ trì giữa Thường trực Chính phủ với Ban Chấp hành Hiệp hội
Công ty nhỏ và vừa diễn ra vào ngày 10/07/2023, đã: “Nêu ra những khó khăn, thách
thức hiện nay không chỉ riêng với nền kinh tế Việt Nam. Theo Báo cáo Đầu tư thế
giới do Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển công bố mới đây, dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022, riêng các
nước phát triển giảm 37%. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp,
như Hoa Kỳ thu hẹp 20%, EU 11%, Trung Quốc 10%...Một kết quả khảo sát 10.000
công ty gần đây cho thấy 59,2% công ty cho rằng khó khăn lớn nhất là về đơn hàng,
còn lại là những khó khăn trong đáp ứng thủ tục hành chính và quy định của pháp
luật”.
Như vậy, đứng trước tình hình kinh tế đầy biến động, chủ công ty sẽ là những
người cần đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những
quyết định kịp thời và hợp lý, chủ công ty cần có một đường hướng, kế hoạch đã
được lập ra trước đó. Kế hoạch đó có thể giúp dự đoán và chuẩn bị cho các tình huống
khẩn cấp hoặc biến đổi như mất việc làm, bệnh tật, thiên tai. Tuy vậy, nhiều công ty
vẫn đứng trước những khó khăn nhất định về việc ra quyết định, hoặc ra quyết định
thì còn gặp nhiều phân vân và chịu ảnh hưởng từ các rủi ro khó lường trước của các
nhân tố ngoại cảnh tác động vào. Một trong số những công cụ hữu hiệu giúp công ty
12

vừa và nhỏ hoạch định tài chính đó là Kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính là một
lĩnh vực quan trọng trong ngành tài chính và kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong
việc giải thích, dự đoán và quản lý các hiện tượng tài chính đa dạng. Tại nền kinh tế
hiện đại, Kế hoạch tài chính là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư, công ty, ngân
hàng, và chính phủ hiểu rõ hơn về cách tài chính hoạt động và cách chúng có thể ảnh
hưởng đến quyết định và hoạt động của họ. Trong thực tế, Kế hoạch tài chính không
chỉ áp dụng trong các cơ sở tổ chức, chính phụ thuộc vào lý thuyết và công cụ cụ thể,
Kế hoạch tài chính có thể được áp dụng trong các lĩnh vực như đầu tư cá nhân, quản
lý tài sản, kế hoạch hưu trí, quản lý công ty, bất động sản, và thậm chí cả trong quản
lý tài chính công cộng. Hơn nữa, trong công ty vừa và nhỏ, khi xây dựng được các
phiên bản Kế hoạch tài chính (giống như các kịch bản), công ty sẽ chuẩn bị được tốt
hơn cho tương lai, đặc biệt nếu mọi thứ không diễn ra theo cách công ty đã dự tính.
Nếu nửa năm sau công ty có dự định bắt đầu đưa sản phẩm mới ra thị trường thì sẽ
cần chuẩn bị những gì, hoạch định chi phí ra sao để đạt được mục tiêu mong muốn.
Trả lời những câu hỏi như vậy, kể cả trong “trường hợp xấu nhất” sẽ giúp công ty dự
đoán được dòng tiền, tính trước chi phí để lường trước các rủi ro, tính đến khả năng
sinh lời và mức tài trợ mong muốn của mình cần thay đổi như thế nào. Công ty vừa
và nhỏ thường là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề trực tiếp giữa những biến
chuyển của một nền kinh tế lớn, vai trò của Kế hoạch tài chính sẽ trở thành một công
cụ hữu hiệu hơn bao giờ hết.
Kế hoạch tài chính trong công ty rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo sự ổn định
tài chính và hướng dẫn quản lý và phát triển công ty một cách hiệu quả. Những công
ty có được một số những biểu hiện như: sự ổn định tài chính; tăng trưởng bền vững;
quản lý nợ một cách chặt chẽ; lợi nhuận và hiệu suất tài chính cao; khả năng thích
nghi với thị trường tốt;... Như vậy, lập kế hoạch tài chính trong công ty không chỉ là
một công cụ quản lý tài chính mà còn là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công
và sự bền vững của tổ chức. Nó giúp đảm bảo sự ổn định, tăng trưởng và khả năng
thích nghi của công ty trong môi trường kinh doanh đầy biến đổi.Tác giả lựa chọn
nghiên cứu về mô hình tài chính vì đây là một trong số những phần hành tài chính
13

cần thiết cho những chủ công ty, đặc biệt là công ty vừa và nhỏ. Trong thời kỳ gặp
nhiều biến động vừa qua và trong thời gian sắp tới, mỗi công ty cần có những công
cụ cần thiết giúp chủ động hơn trong việc ra quyết định và những kế hoạch hành động
tiếp theo, để tránh rơi vào việc gặp rủi ro kéo dài và bị động trong mọi mặt hoạt động
của công ty. Việc phân tích sơ bộ tình hình tài chính rồi phân tích về hiệu quả lập kế
hoạch tài chính so với thực tế là một điểm khá mới của đề tài mà tác giả lựa chọn
phân tích, để có được góc nhìn đúng đắn hơn về lý do lựa chọn con số trong kế hoạch
và thực tế hành động, và bị tác động ra sao khiến cho hiệu quả giữa kế hoạch và thực
tế theo chiều hướng tốt / chưa tốt. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nghiên cứu Công tác
lập kế hoạch tài chính và đo lường hiệu quả của việc lập kế hoạch tại Công ty TNHH
AGiay.com, do công ty đã ứng dụng được một khoảng thời gian rất dài, có những kết
quả nhất định đối với sản phẩm Kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, cách lập Kế hoạch tài
chính vẫn đi theo những hướng đã được sử dụng như cũ, vậy cần tìm ra sự cải thiện
hơn trong công tác lập Kế hoạch tài chính. Bên cạnh đó, cần có bài nghiên cứu đo
lường hiệu quả để công ty mới, chưa tiếp cận với kế hoạch có thể có thêm được góc
nhìn về một công cụ hữu hiệu giúp ích trong quá trình hoạt động của công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kế hoạch tài chính là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý đưa ra quyết
định đúng đắn trong kinh doanh ở các thời kỳ. Nhiều tác giả đã đề cập đến việc lập
kế hoạch tài chính với những nội dung chuyên sâu nhất định, có thể kể đến một số
công trình nghiên cứu như sau:
Vương Thị Thanh Mai (2017) “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công
ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, tác giả đã nêu ra tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính và
đánh giá kết quả lập kế hoạch tài chính bằng việc phân tích thực tế giá trị sau một
thời điểm kinh doanh. “Để tồn tại và nắm bắt các cơ hội phát triển trong điều kiện
hội nhập, các nhà quản trị luôn phải lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh
nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu, cho công ty. Trong đó, các quyết
định tài chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định quản lý tài sản
14

và quyết định phân chia cổ tức đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đa số các quyết định
này được đưa ra dựa trên việc đánh giá tình hình tài chính của Công ty và kế hoạch
tài chính ngắn hạn, chiến lược trong dài hạn của công ty. Phân tích tài chính giúp
các nhà quản trị nhận định chính xác, trung thực, khách quan tình hình hoạt động tài
chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của công ty cũng như xác định một cách
đầy đủ đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình
tài chính”. Trong luận văn, tác giả đưa ra các phương pháp phân tích, phân tích thực
tế để hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích tài chính và lập kế hoạch tài
chính tại công ty; về vấn đề doanh thu, doanh thu liên tục tăng qua các năm. Tuy
nhiên, Tập đoàn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý hàng tồn kho, khoản phải
thu dẫn đến các loại chi phí tăng cao, tỷ lệ nợ lớn và đặc biệt tỷ suất lợi nhuận giảm
mạnh trong năm 2017; Bên cạnh đó, tác giả đồng thời đưa ra đánh giá khái quát tình
hình tài chính tương lai; Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh,
khắc phục những hạn chế trong tài chính.
Nguyễn Tuấn Anh (2015) “Lập kế hoạch tài chính cho Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây lắp kỹ thuật hạ tầng - PIDI giai đoạn 2015 - 2017”, luận văn thạc sĩ, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả đưa ra quan điểm về việc lập kế hoạch tài chính:
“Trong thực tế công ty, hằng năm các công ty đều tổ chức Đại hội đồng cổ đông nhằm
thông qua các kế hoạch về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cũng
như kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn của công ty. Việc đưa ra kế hoạch kinh
doanh dự kiến các năm tiếp theo cho các cổ đông của công ty thông qua Đại hội đồng
cổ đông, tuy nhiên hiện nay việc làm này còn khá thụ động, sơ sài và dựa trên những
ước tính chung chung, thiếu tính cụ thể, làm cho các chỉ tiêu thực tế khác xa so với
kế hoạch. Vì vậy tìm ra phương pháp lập kế hoạch tài chính đúng đắn sẽ giúp các
công ty dễ dàng hơn trong việc đưa ra các dự báo về doanh thu, lợi nhuận hàng năm
và các chỉ tiêu tài chính dự kiến. Thêm vào đó, trải qua hơn 25 năm đổi mới, các công
ty thuộc mọi thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển biến lớn về cả nhận thức
và thực tiễn về thị trường cạnh tranh. Nhưng các công ty vừa mới chuyển đổi cơ chế
vì công tác lập kế hoạch tài chính còn rất non yếu và họ chưa nhận thức được đầy đủ
15

tầm quan trọng của công tác này đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Chính do chưa được quan tâm đúng mức công tác lập kế hoạch tài chính nên hậu quả
là nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn về vốn. Nhận thức tầm quan trọng của
việc lập kế hoạch tài chính và ảnh hưởng của nó đến toàn bộ hoạt động kinh doanh,
cũng như cung cấp cho cổ đông – những người chủ sở hữu thực sự của công ty có cái
nhìn sát thực nhất về tình hình tài chính cũng như kế hoạch tài chính của công ty
trong tương lai, việc áp dụng phương pháp lập kế hoạch tài chính phù hợp là điều rất
cần thiết hiện nay.” Như vậy, thực tế ở công ty hiện này cần nhiều hơn các công cụ
và hỗ trợ, cũng như cách thức triển khai và kỷ luật tài chính để đưa ra được định
hướng và con đường đúng đắn giúp vận hành công ty dựa trên dòng chảy tài chính
trong công ty.
Kiều Tuấn Anh (2015) “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH
Hải Bình – Tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, Tác giả bày tỏ ý kiến rằng bởi vì công ty không quan tâm đủ đến
việc lập kế hoạch tài chính một cách đều đặn, nên tình hình tài chính của công ty
không đạt hiệu suất tốt nhất. Luận văn này là một tài liệu nghiên cứu có tính ứng dụng
cao, cung cấp các dẫn chứng khoa học để đề xuất các biện pháp cải thiện và nâng cao
khả năng tài chính của Công ty TNHH Hải Bình. Nghiên cứu trong luận văn rất toàn
diện và có hệ thống, tập trung vào các giải pháp chính để xây dựng kế hoạch tài chính
cụ thể trong vòng 3 năm, với mục tiêu thực tế là cải thiện khả năng tài chính của công
ty. Điều này giúp tăng cường sức cạnh tranh của Công ty TNHH Hải Bình theo thời
gian, làm cho nó trở nên mạnh mẽ hơn.
Nguyễn Thị Quyên (2012) “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong công
ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Bắt đầu từ việc xem xét
tư tưởng về việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công bố công
khai, luận án này tập trung vào việc làm rõ lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và
phân tích tài chính doanh nghiệp, nhằm nâng cao hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
cho các công ty cổ phần niêm yết, cung cấp thông tin chính xác và minh bạch cho thị
trường chứng khoán Việt Nam. Luận án nhấn mạnh rằng hệ thống chỉ tiêu phân tích
16

tài chính là vô cùng quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm
tin của nhà đầu tư và cung cấp thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp. Tuy nhiên,
hiện thực cho thấy rằng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính hiện tại chưa thể cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người sử dụng. Do đó, để đảm bảo tính công khai,
minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ của thông tin tài chính, đặc biệt là đối với
những nhà đầu tư, cần thiết phải cải thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính dựa
trên các nguyên tắc quan trọng: (1) Công khai và minh bạch, (2) Đơn giản và dễ hiểu,
(3) Kịp thời và khách quan. Luận án sau đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đưa ra các điều kiện cần thiết để thực hiện những
giải pháp này.
Ngoài ra, một số bài nghiên cứu khác về chủ đề công tác lập kế hoạch tài chính
trong công ty được tìm hiểu như: Trong đề tài tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Kim
Anh (2010), với đề tài: “Xây dựng kế hoạch tài chính năm 2010 xí nghiệp sản xuất
kinh doanh gạo an toàn của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang”, tác giả
nghiên cứu về: Sơ lược tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo
cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá hiệu quả tài chính và so sánh
qua 2 năm làm cơ sở cho kế hoạch tài chính năm 2010; các giải pháp đưa ra để khắc
phục khuyết điểm và hoạt động hiệu quả hơn trong năm tiếp theo.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Agiay.com, chỉ
ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác lập kế hoạch tài
chính trong Công ty TNHH Agiay.com. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm
cải thiện công tác lập kế hoạch tài chính cho Công ty TNHH Agiay.com.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch tài chính trong Công ty
TNHH Agiay.com.
- Đánh giá hiệu quả công tác lập kế hoạch tài chính của Công ty TNHH
Agiay.com.
17

- Chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế
trong công tác lập kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Agiay.com.
- Đề xuất phương pháp nhằm cải thiện công tác lập kế hoạch tài chính của
Công ty TNHH Agiay.com.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch tài chính và đo lường hiệu quả của việc
lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH AGiay.com.
- Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH Agiay.com
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 09 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023
- Không gian nghiên cứu: Tại công ty Công ty TNHH Agiay.com
- Nội dung nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch tài chính và đo lường hiệu quả
của việc lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH AGiay.com
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận lập ra trong phương pháp lập kế hoạch tài chính là gì?
- Thực trạng lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
- Các hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phương pháp lập kế hoạch
tài chính trong doanh nghiệp là gì?
- Các giải pháp nào phù hợp để cải thiện công tác lập kế hoạch tài chính cho
doanh nghiệp?

6. Kết cấu của đề tài


Ngoài danh mục bảng biểu, viết tắt, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa
luận được kết cấu 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
18

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch tài chính
1.1.1. Khái niệm, chức năng của kế hoạch tài chính
1.1.1.1. Khái niệm của lập kế hoạch tài chính
Lập kế hoạch tài chính là một phần quan trọng của quản lý tài chính trong tổ
chức, quan trọng trong mỗi công ty vì tính dự báo và xác định các cơ hội, rủi ro của
công ty. Một trong số những điểm nổi bật của một công ty biết lập kế hoạch tài chính
đó là sự chủ động hơn trong việc ra quyết định, sẵn sàng đối mặt với các rủi ro do có
sự dự báo và kịch bản rõ ràng ứng phó với từng rủi ro đến với công ty.
Có một số khái niệm về kế hoạch tài chính được các chuyên gia kinh tế đưa ra
dưới các góc nhìn:
Theo Financial Planning Association, Minnesota, đưa ra định nghĩa về lập kế
hoạch tài chính: “Lập kế hoạch tài chính là một quá trình, không phải là một sản
phẩm. Đó là phương pháp lâu dài để quản lý tài chính một cách khôn ngoan để công
ty có thể đạt được mục tiêu và ước mơ của mình, đồng thời đàm phán với những rào
cản tài chính chắc chắn nảy sinh trong mọi giai đoạn của cuộc đời. Để lập một kế
hoạch tài chính hợp lý, các mục tiêu phải đầu tiên được thành lập. Dữ liệu sau đó
được thu thập để phân tích và đánh giá tình trạng tài chính của công ty. Sau khi hoàn
thành, kế hoạch của công ty có thể được phát triển và thực hiện. Việc giám sát kế
hoạch một cách liên tục là điều cần thiết để thực hiện những điều chỉnh cần thiết
nhằm đạt được mục tiêu của công ty.”
Theo Cleartax, “Lập kế hoạch tài chính đề cập đến việc đánh giá tình trạng tài
chính hiện tại và tương lai của một cá nhân hoặc tổ chức. Hơn nữa, nó đòi hỏi phải
lập kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính để hoàn thành các mục tiêu hiện
tại và dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức đó. Ở cấp độ cá nhân, nó liên quan đến kế
hoạch đầu tư, quản lý chi phí cũng như kế hoạch nghỉ hưu. Nhưng ở cấp độ thực thể,
nó đòi hỏi phải lập ngân sách vốn, dự báo hoặc dự báo, xây dựng các chính sách tài
chính về kiểm soát tiền mặt, đầu tư, vay để sử dụng tối ưu nguồn lực công ty và tăng
trưởng bền vững của công ty.”
19

Theo Ben Geier, “Lập kế hoạch tài chính là việc thực hành lập kế hoạch cho
tương lai của công ty, đặc biệt là về cách công ty sẽ quản lý tài chính của mình và
chuẩn bị cho tất cả các chi phí và vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh. Quá trình này bao
gồm việc đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, xác định mục tiêu của công
ty, sau đó phát triển và thực hiện các đề xuất có liên quan. Lập kế hoạch tài chính
mang tính tổng thể và rộng rãi, đồng thời có thể bao gồm nhiều loại dịch vụ khác
nhau. Thay vì tập trung vào một khía cạnh tài chính duy nhất của công ty, công cụ
lập kế hoạch xem khách hàng như những con người thực sự với nhiều mục tiêu và
trách nhiệm khác nhau. Sau đó, kế hoạch tài chính giải quyết một số thực tế tài chính
để tìm ra cách tốt nhất giúp mọi người tận dụng tối đa cuộc sống của mình. Lập kế
hoạch tài chính không giống như quản lý tài sản . Quản lý tài sản thường đề cập đến
việc quản lý các khoản đầu tư cho khách hàng. Điều này bao gồm việc lựa chọn cổ
phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ và các khoản đầu tư khác mà khách hàng nên đầu tư
tiền của mình. Tuy nhiên, các chuyên gia cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cũng có
thể đưa ra kế hoạch tài chính. Người lập kế hoạch tài chính thực sự là một loại cố vấn
tài chính. Các cố vấn có thể đạt được những thành tự nhất định tập trung vào lập kế
hoạch tài chính, trong đó đáng chú ý nhất là thành tựu lập kế hoạch tài chính giúp
công ty đạt được mục tiêu của mình.”
Theo Liz Manning, một kế hoạch tài chính là: “Một tài liệu nêu chi tiết tình
hình tài chính hiện tại của một công ty như các mục tiêu tiền tệ ngắn hạn và dài hạn
của công ty đó. Kế hoạch tài chính bao gồm các chiến lược để đạt được những mục
tiêu đó. Kế hoạch tài chính có thể giúp công ty thiết lập và lập kế hoạch cho các nhu
cầu cơ bản, chẳng hạn như quản lý rủi ro trong việc ra quyết định đầu tư, giảm phí,...
Kế hoạch tài chính có thể cung cấp hướng dẫn tài chính để công ty sẵn sàng đáp ứng
các nghĩa vụ và mục tiêu của mình. Kế hoạch tài chính cũng có thể giúp công ty theo
dõi sự tiến bộ của mình trong suốt nhiều năm hướng tới hạnh phúc tài chính. Lập kế
hoạch tài chính liên quan đến việc đánh giá kỹ lưỡng tình hình tiền bạc của công ty
(thu nhập, chi tiêu, nợ và tiết kiệm) và kỳ vọng cho tương lai. Kế hoạch tài chính có
20

thể được tạo ra một cách độc lập hoặc với sự trợ giúp của một nhà lập kế hoạch tài
chính được chứng nhận.”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu lập kế hoạch tài chính là lõi của dòng chảy của
công ty được tốt, làm cơ sở để hoạch định ra mọi loại ngân sách. Là việc hoạch định
kết cấu chi phí, doanh thu trong công thức tính lợi nhuận. Lập kế hoạch tài chính
giống như đưa số liệu lên bàn cân, cân đối mong muốn và sự khan hiếm nguồn lực
để tối ưu mục tiêu, tham chiếu vào số liệu lịch sử, hoặc các số phân tích khác trong
tương lai.
1.1.1.2. Chức năng của kế hoạch tài chính
- Dự đoán và ước tính tài chính: Kế hoạch tài chính giúp công ty dự đoán và
ước tính nguồn thu và chi trong tương lai dựa trên thông tin lịch sử và dự báo
kinh tế. Điều này giúp công ty chuẩn bị cho các tình huống và thách thức tài
chính khác nhau.
- Quản lý nguồn vốn: Kế hoạch tài chính xác định cần bao nhiêu vốn để thực
hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nó cũng giúp quản lý việc sử dụng
vốn hiệu quả và xác định cách thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau,
chẳng hạn như vay mượn hoặc huy động vốn từ cổ đông.
- Lập kế hoạch đầu tư: Kế hoạch tài chính cho phép công ty xác định những dự
án, cơ hội đầu tư mới hoặc mở rộng kinh doanh. Nó giúp đánh giá khả năng
sinh lợi và rủi ro của các dự án và quyết định đầu tư tài chính một cách thông
minh.
- Quản lý lợi nhuận: Kế hoạch tài chính xác định mức lợi nhuận dự kiến và giúp
công ty theo dõi và quản lý lợi nhuận thực tế. Điều này có thể dẫn đến việc
điều chỉnh chi phí hoặc giá cả để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận được đạt được.
- Duy trì tính ổn định tài chính: Kế hoạch tài chính giúp công ty đảm bảo tính
ổn định tài chính bằng cách xác định cách quản lý nợ, tối ưu hóa tỷ lệ nợ vay,
và cân nhắc việc phân phối lợi nhuận cho cổ đông hoặc đầu tư lại vào công ty.
21

- Đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định: Kế hoạch tài chính cũng đảm bảo
rằng công ty tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu pháp luật liên quan đến
tài chính và kế toán.
- Tạo sự minh bạch và thông tin cho các bên liên quan: Kế hoạch tài chính cung
cấp thông tin cụ thể về tình hình tài chính của công ty cho các bên liên quan
như cổ đông, ngân hàng, nhà đầu tư, và cơ quan quản lý.
1.1.2. Vai trò và mục tiêu của công tác lập kế hoạch tài chính
1.1.2.1. Vai trò của công tác lập kế hoạch tài chính
Theo Nguyễn Tuấn Anh (2015), lập kế hoạch tài chính có mục tiêu và vai tròn
như sau:
“Trong bối cảnh môi trường kinh doanh luôn biến động, các công ty hoạt động
hiệu quả quả thường là công ty quan tâm sâu sắc đến việc lập kế hoạch kinh doanh
trên cơ sở lập kế hoạch tài chính. Lập kế hoạch tài chính là quá trình dự báo một cách
chủ động vị thế tài chính tối ưu trong tương lai của công ty, dự kiến chi tiết các chỉ
tiêu tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cần thực hiện trong
tương lai. Xác lập nguồn vốn đảm bảo cho các chỉ tiêu tài chính đó có thể thực hiện
được, cung cấp thông tin phù hợp cho các cấp lãnh đạo của công ty trong việc điều
hành và quản lý sản xuất kinh doanh. Đưa ra các quyết định đúng đắn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đã xây dựng.
1.1.2.2. Mục tiêu của công tác lập kế hoạch tài chính
Mục đích của các nhà quản trị tài chính công ty là sử dụng thông tin kinh tế để
đề ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có hiệu quả cho hoạt động của công ty. Những
công việc của lập kế hoạch tài chính gồm: Dự báo doanh thu, dự báo chi phí, dự báo
kết quả kinh doanh, dự báo báo cáo thu nhập, dự báo bảng cân đối kế toán, cuối cùng
là đưa ra các chỉ tiêu tài chính dự kiến của công ty trong tương lai.
Lập kế hoạch tài chính công ty bao gồm nhiều dự báo cho quá trình sản xuất
kinh doanh, song các dự báo đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ
thống kế toán tài chính công ty.
22

Lập kế hoạch tài chính phải được nhìn nhận như một quá trình có tính chất
động, có nghĩa là người lập kế hoạch phải đề xuất được các giải pháp tối ưu nhất để
đạt được vị thế tài chính tốt nhất có thể được trong bối cảnh nguồn lực hữu hạn hiện
có và có thể huy động được của công ty. Kết quả của việc phân tích bên trong và bên
ngoài công ty sẽ cho phép người lập kế hoạch nhận dạng các phương án khả thi, từ
đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhằm cải thiện tình hình tài chính dự kiến trong tương
lai.
Nhờ lập kế hoạch tài chính, các biến động đều có thể được cân nhắc và phản
ánh vào chương trình hành động đảm bảo đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất và
mức rủi ro thấp nhất. Đồng thời có một kế hoạch chặt chẽ và có cơ sở khoa học cũng
sẽ là căn cứ để đánh giá và điều điều chỉnh hành động trong quá trình thực hiện chiến
lược kinh doanh của công ty. Cả hai điều này phối hợp lại càng nâng cao hơn nữa khả
năng thành công của công ty trong môi trường kinh doanh đầy thách thức và rủi ro.
1.1.3. Quy trình lập kế hoạch tài chính công ty
Theo Nghiêm Sỹ Thương (2010), quy trình lập kế hoạch tài chính của công ty
được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1. Quy trình lập kế hoạch tài chính của công ty


(Nguồn: Cơ sở quản lý tài chính công ty – TS. Nghiêm Sỹ Thương)
23

Giải thích các bước trong sơ đồ: Minh hoạ các nội dung cơ bản và quy trình
tiến hành để có được hình ảnh tài chính trong tương lai của công ty. Để đạt được các
mục tiêu nêu trên, lập kế hoạch tài chính thường bao gồm một số công việc với quy
trình tiến hành như sau:
- Bước 1: Dự báo và xác lập mức tăng trưởng (mức doanh thu) và các chỉ số tài
chính mục tiêu của công ty.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí và kế hoạch mua sắm.
- Bước 3: Sự gia tăng doanh thu ảnh hưởng một cách sơ bộ đến báo cáo tài chính
bằng cách xác định cách cần sử dụng vốn, khả năng tự doanh (tức là lợi nhuận được
giữ lại), và kế hoạch cho khả năng sử dụng vốn tự phát như các khoản phải trả và nợ
định kỳ
- Bước 4: ước tính sơ bộ nhu cầu vốn bổ sung, tức là nguồn vốn phải huy động
thêm từ bên ngoài, nhằm thỏa mãn sự tăng trưởng dự kiến của công ty.
- Bước 5: Lập kế hoạch huy động vốn trên cơ cân nhắc các nhân tố thị trường
vốn, cơ cấu vốn mục tiêu khả năng thanh toán của công ty.
- Bước 6: Phản ánh ảnh hưởng của kế hoạch huy động vốn này đến báo cáo tài
chính để xây dựng các báo cáo tài chính dự toán.
- Bước 7: Tính toán các chỉ tiêu tài chính dự kiến trên cơ sở các báo cáo tài
chính dự toán.
- Bước 8: Phân tích vị thế tài chính dự kiến của công ty, đối chiếu với các chỉ
số tài chính mục tiêu và đề xuất giải pháp để đạt được vị thế tài chính mong
muốn.
- Bước 9: Phản ánh ảnh hưởng của các giải pháp này đến các báo cáo tài chính
và xây dựng báo cáo tài chính cuối cùng, tức là hình ảnh tối ưu về vị thế tài
chính tương lai của công ty.
1.1.4. Các phương pháp lập kế hoạch tài chính công ty
1.1.4.1. Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp vốn ngân sách
¨ Lập kế hoạch tài chính theo phương pháp vốn ngân sách
24

Phương pháp này cơ bản là quá trình tạo ra báo cáo tài chính dự kiến trong
tương lai bằng cách dự đoán doanh thu, xây dựng kế hoạch sản xuất, thiết lập ngân
sách mua sắm tài sản, ngân sách chi phí, và hội tụ chúng vào ngân sách tiền mặt. Ban
đầu, dựa trên ước tính về doanh thu và chi phí, người ta tạo báo cáo thu nhập dự kiến.
Cuối cùng, dữ liệu từ bảng cân đối kế toán hiện tại, báo cáo thu nhập và ngân sách
tiền mặt được kết hợp để tạo ra bảng cân đối kế toán dự kiến.
Các bước lập kế hoạch tài chính theo phương pháp ngân sách
- Lập kế hoạch các yếu tố đầu vào cho báo cáo tài chính:
+ Để ước lượng doanh thu, ta dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty trong các năm tiếp theo và giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để
đưa ra dự đoán về doanh thu trong những năm tới. Phương pháp này
thay đổi tùy thuộc vào loại công ty và ngành công nghiệp cụ thể, vì mỗi
ngành sẽ có cách tính toán doanh thu khác nhau. Ví dụ, đối với các công
ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, họ có thể dựa vào kế hoạch sản
lượng để dự đoán doanh thu dựa trên sản lượng sản phẩm họ dự kiến
sản xuất
+ Xác định khoản phải thu cuối kỳ: Để xác định khoản phải thu vào cuối
kỳ, ta sử dụng tỷ lệ phần trăm giữa khoản phải thu và doanh thu đã thực
hiện trong quá khứ. Điều này cũng liên quan đến chính sách bán hàng
của công ty. Nếu công ty không có thay đổi đáng kể trong cách công ty
bán hàng, công ty có thể sử dụng tỷ lệ này để dự đoán khoản phải thu
vào cuối kỳ.
+ Lập kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty: Để ước tính
chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty cho các năm tiếp theo, ta sử
dụng tỷ lệ phần trăm của chi phí này so với doanh thu trong các năm
trước đó.
+ Lập kế hoạch về giá vốn hàng bán, phải trả cuối kỳ và hàng tồn kho:
Để xác định giá vốn hàng bán, ta tham khảo tỷ lệ phần trăm giữa giá
vốn và doanh thu đã thực hiện trong quá khứ. Tuy nhiên, phải tùy chỉnh
25

cho phù hợp với cơ cấu giá vốn cụ thể của từng công ty. Khoản phải trả
cuối kỳ được tính dựa trên tỷ lệ giữa khoản phải trả cuối kỳ và tổng số
tăng trong kỳ (số cuối kỳ + giá vốn hàng bán - số đầu kỳ). Khoản này
cũng có thể dựa trên chính sách mua hàng của công ty, lương tháng và
các chi phí khác hàng năm.
+ Lập kế hoạch về chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Đối với các dự án
lớn đang được đầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải được
tính dựa trên kế hoạch đầu tư của công ty cho các năm tiếp theo.
+ Lập kế hoạch về tài sản cố định: Dựa vào kế hoạch đầu tư và sản xuất
kinh doanh hàng năm, ta xác định tài sản cố định cần đầu tư trong tương
lai. Chi phí khấu hao hàng năm dựa trên chính sách khấu hao của công
ty đối với từng loại tài sản cố định.
+ Lập kế hoạch cho các yếu tố đầu vào khác: Các khoản mục chiếm tỷ
trọng nhỏ trong báo cáo tài chính được kế hoạch dựa trên tỷ lệ phần
trăm hoặc dựa trên tỷ lệ tăng trưởng trung bình qua các năm của các
khoản mục này.
+ Lập kế hoạch cho các khoản vay dài hạn: Để hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhiều công ty cần phải vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tín
dụng khác. Dựa vào khoản vay hiện có và kế hoạch sản xuất kinh doanh
của công ty trong tương lai để lập kế hoạch cho các khoản vay dài hạn
này. Chi phí lãi vay dự kiến hàng năm được tính từ các khoản vay dài
hạn này.
- Lên bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh dự kiến:
Trong quá trình quản lý tài chính của một công ty, việc xây dựng báo cáo tài
chính dự kiến đóng một vai trò quan trọng. Đây là một quá trình phức tạp và quan
trọng trong việc dự đoán, ước tính và kế hoạch hóa các yếu tố tài chính để đảm bảo
rằng tài sản và nguồn vốn của công ty được quản lý một cách hiệu quả.
Khi xây dựng báo cáo tài chính dự kiến, một phần quan trọng của công việc
này là xác định nhu cầu vốn bổ sung (còn gọi là Additional Funds Needed - AFN).
26

AFN là khoản chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn của công ty và thường được tài
trợ bằng cách huy động vốn từ bên ngoài, bao gồm việc vay tiền ngắn hạn hoặc dài
hạn.
Khi công ty quyết định vay thêm vốn ngắn hạn, điều quan trọng cần quan tâm
là chi phí lãi vay. Vay tiền sẽ tạo ra một khoản chi phí này, và chi phí này cần phải
được phản ánh vào báo cáo kết quả kinh doanh. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận giữ
lại của công ty và kéo theo sự giảm giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu trong bảng cân
đối kế toán. Do đó, lại phát sinh chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn, và việc huy
động vốn bổ sung thông qua vay tiếp tục.
Quá trình này tiếp tục cho đến khi tài sản và nguồn vốn được cân đối, tức là
khi báo cáo tài chính không còn nhu cầu vốn bổ sung. Tuy nhiên, trong trường hợp
công ty chấp nhận một mức sai số nhất định, họ có thể xem xét việc coi chi phí huy
động vốn này như không có lãi vay và chuyển số liệu vào bảng cân đối kế toán cuối
cùng. Điều này sẽ làm tăng phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán và giúp cân
đối tài sản và nguồn vốn.
Mô hình lập kế hoạch tài chính dựa trên phương pháp ngân sách cho phép
người lập kế hoạch so sánh kế hoạch với thực tế, từ đó đánh giá hiệu suất thực hiện.
Tích hợp dự báo chi tiết từng khoản mục quan trọng trong báo cáo tài chính giúp tăng
tính chính xác và giảm thiểu sai số. Tuy nhiên, để thực hiện mô hình này, đòi hỏi sự
chi tiết và kế hoạch kinh doanh cụ thể trong các năm tiếp theo. Nếu trong các năm
tiếp theo công ty có những dự án không thể dự đoán hoặc gặp khó khăn, điều này có
thể ảnh hưởng đến các chỉ số tài chính. Trong trường hợp này, việc điều chỉnh các
chỉ số tài chính và việc lập kế hoạch lại bảng cân đối kế toán là cần thiết để thích nghi
và đảm bảo tính chính xác của dự báo tài chính.
¨ Lập kế hoạch tài chính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
Thực chất của phương pháp lập kế hoạch tài chính này là xây dựng các báo
cáo tài chính tương lai trên cơ sở ước tính một số khoản mục chi phí, tài sản và nguồn
vốn theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Trong đó đặt ra một số giả định về tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong tương lai:
27

- Công ty dự kiến duy trì công nghệ và cơ cấu quản lý sản xuất hiện tại khi
doanh thu tăng. Khi doanh thu gia tăng, các chi phí, bao gồm cả chi tiền và kế
hoạch khấu hao, sẽ tăng theo tỷ lệ tương tự.
- Các hoạt động quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, quản lý vật tư, quản
lý sản xuất và quản lý bán hàng cũng sẽ tiếp tục duy trì như hiện tại. Do đó,
dự kiến rằng sự tăng trưởng của các tài sản ngắn hạn và tài sản cố định sẽ diễn
ra cùng với tăng trưởng doanh thu.
- Các hoạt động quản lý khoản phải thu và nợ định kỳ cũng sẽ được duy trì theo
tình trạng hiện tại. Vì vậy, các nguồn vốn này dự kiến sẽ tăng theo tỷ lệ tương
tự với doanh thu. Đây là những nguồn vốn tự động hình thành trong quá trình
kinh doanh, thường được xem xét như các nguồn vốn "không tạo thêm chi phí"
mà công ty có thể tận dụng.
Các phương pháp dự báo doanh thu:
- Phân tích bình quân: Theo phương pháp bình quân thì mức doanh thu dự báo
sẽ tăng bằng trung bình cộng các mức doanh thu thực tế trong năm trước, với
n là một số hữu hạn.
- Phương pháp bình quân di động trọng số: Theo tư duy logic thì yếu tố hiện tại
bao giờ cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến tương lai. Các sự kiện, các nhân tố
càng xa trong quá khứ thì mức độ ảnh hưởng đến tương lai càng giảm dần.Vì
vậy từ phương pháp trung bình có thể đi tới phương pháp bình quân di động
có trọng số.
- Phương pháp xác định đường thẳng xu hướng: Dựa trên việc xây dựng một
đường thẳng xu hướng từ các số liệu quá khứ, sau đó dự báo doanh thu của kỳ
tiếp theo theo xu hướng đã xác định được. Đường thẳng xu hướng được xác
định theo phương pháp bình quân cực tiểu.
- Phương pháp san bằng số mũ đơn giản đơn: Phương pháp bình quân di động
có một số nhược điểm và phương pháp san bằng số mũ đơn ra đời. Phương
pháp này dùng các số liệu đã xảy ra trong quá khứ đưa vào mô hình dự báo
với các trọng số giảm dần theo luận hàm mũ.
28

Các bước lập kế hoạch tài chính theo tỷ lệ doanh thu


- Bước 1: Lập kế hoạch sơ bộ các báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn bổ
sung.
+ Bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch tài chính là tạo báo cáo thu
nhập sơ bộ. Trong bước này, công ty tập trung vào việc đánh giá tác
động của việc tăng doanh thu lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
để tạo ra một báo cáo thu nhập sơ bộ. Báo cáo này cung cấp thông tin
về lợi nhuận giữ lại, mà có thể được sử dụng như một phần của nguồn
vốn dành cho phát triển tiếp theo. Thông tin này quan trọng để xác định
mức vốn cần huy động thêm. Trong mô hình này, giả định rằng các
khoản chi phí tăng theo tỷ lệ phần trăm của doanh thu. Các giá trị trong
báo cáo kết quả kinh doanh có thể được xây dựng dựa trên ước tính từ
người lập kế hoạch, tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác, cần có nguồn
thông tin đáng tin cậy và phân tích chi tiết của các thông tin liên quan.
- Bước 2. Các phương pháp dự báo chi phí:
+ Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh số: Phương pháp tỷ lệ phần trăm
doanh số là một phương pháp khá đơn giản, về cơ bản nó dựa trên giả
thiết cho rằng tất cả các chi phí phát sinh trong quá khứ sẽ không thay
đổi về mặt tỷ lệ so với doanh thu tương lai.
+ Phương pháp chỉ tiêu theo kế hoạch: Phương pháp tỷ lệ phần trăm theo
doanh số khá đơn giản nhưng kém linh hoạt, vì nó được xây dựng trên
số liệu quá khứ. Còn phương pháp chỉ tiêu theo kế hoạch lại được xây
dựng dựa trên các thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai. Tính hợp
lý của phương pháp này là tỷ lệ của các khoản mục được kỳ vọng sẽ có
thay đổi so với quá khứ.
+ Phương pháp kết hợp: Hai phương pháp dự báo chi phí trên đều có mặt
lợi và mặt bất lợi. Do đó có một phương pháp dự báo doanh số dựa trên
sự kết hợp của cả hai phương pháp để có thể có được một kết quả dự
báo chính xác hơn.
29

Để xác định lợi nhuận trước thuế, công ty cần ước tính lãi vay trong những
năm sắp tới. Vấn đề ở đây là công ty chưa biết mức độ cần phải huy động vốn bổ
sung, vì vậy, có thể giả định rằng công ty sẽ không vay thêm vốn mà vẫn sử dụng vốn
hiện có. Do đó, trong báo cáo thu nhập sơ bộ lần đầu, lãi vay không tăng. Khi công
ty đã có kế hoạch huy động vốn, thì lãi vay sẽ được điều chỉnh trong các bước tiếp
theo. Dựa trên điều này, công ty có thể xác định lợi nhuận sau thuế sau khi trừ thuế
theo yêu cầu của công ty. Hơn nữa, vì công ty chưa có kế hoạch cụ thể về việc huy
động vốn, mức cổ tức hàng năm trả cho cổ đông được giả định là không thay đổi.
Cách công ty trả cổ tức được sử dụng để xác định số tiền cổ tức cần trả và dự kiến lợi
nhuận giữ lại của công ty. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận giữ lại này có thể cao hơn so
với thực tế, vì nó được xác định dựa trên giả định rằng không có việc vay thêm vốn
hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung. Để tăng doanh thu, công ty sẽ cần mở rộng hoạt
động kinh doanh và sẽ phải huy động vốn và phát hành cổ phiếu. Điều này sẽ tác
động đến các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh và dự kiến sẽ làm giảm
lợi nhuận giữ lại của công ty.
+ Lập bảng cân đối kế toán sơ bộ: Đây là bước tiếp theo trong quá trình
lập kế hoạch tài chính. Bước này nhằm tạo ra báo cáo tài chính sơ bộ
để xác định lượng vốn cần huy động thêm. Công ty nhận thấy rằng sự
gia tăng doanh thu sẽ có tác động đến cả tài sản và nguồn vốn trong
bảng cân đối kế toán. Khi công ty muốn tăng doanh thu, các tài sản của
công ty cần phải tăng. Điều này bao gồm việc cần thêm tiền mặt để thực
hiện các giao dịch, mở rộng quy mô và phạm vi bán hàng, làm tăng
khoản phải thu, và mở rộng sản xuất dẫn đến sự gia tăng hàng tồn kho.
Ngoài ra, tài sản cố định như nhà xưởng và thiết bị cố định cũng cần
được mua sắm thêm để đáp ứng nhu cầu sản xuất mở rộng. Mô hình lập
kế hoạch dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu cho phép giả định rằng các
tài sản sẽ tăng tỷ lệ thuận với doanh thu. Khi doanh thu tăng, nguồn vốn
của công ty cũng cần phải tăng để hỗ trợ việc tăng tài sản này. Một số
khoản mục nguồn vốn tăng theo tỷ lệ doanh thu, như là khoản phải trả
30

và nợ định kỳ. Các khoản mục nguồn vốn khác phải được huy động từ
bên ngoài, chẳng hạn như vay ngắn hạn và dài hạn, sẽ được giữ nguyên
như hiện tại. Sau khi tổng hợp tất cả các thành phần nguồn vốn này,
công ty sẽ có một dự kiến sơ bộ về nguồn vốn. Sự chênh lệch giữa tài
sản và nguồn vốn chính là nhu cầu vốn cần bổ sung, gọi là AFN. Tóm
lại, doanh thu cao hơn yêu cầu tài sản cao hơn, một phần tài sản tăng
được tài trợ bằng sự gia tăng của nguồn vốn tự phát như khoản phải trả,
nợ định kỳ và lãi giữ lại. Phần còn lại, chênh lệch giữa nhu cầu tài sản
và nguồn vốn tự phát, tức là nhu cầu bổ sung nguồn vốn AFN, sẽ được
tài trợ bằng cách huy động từ bên ngoài thông qua vay ngắn hạn, dài
hạn hoặc phát hành cổ phiếu.
+ Lập kế hoạch huy động vốn bổ sung AFN: Bước tiếp theo trong quá
trình lập kế hoạch tài chính là lập kế hoạch huy động vốn bổ sung AFN.
Quyết định cuối cùng về việc huy động bao nhiêu vốn AFN bổ sung
phải dựa trên:
● (1) Cơ cấu vốn mà công ty theo đuổi;
● (2) Kế hoạch khả năng thanh toán của công ty hiện nay;
● (3) Thực trạng của thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán,
thuận lợi và khó khăn hiện tại khi huy động vốn;
● (4) Các quy chế vay nợ hiện hành. Căn cứ vào đó xác định được
lượng vốn ngắn hạn, dài hạn, và phát hành cổ phiếu cần bổ sung.
- Bước 3. Lập kế hoạch lần 2 các báo cáo tài chính có chú ý đến huy động vốn
AFN.
+ Đến đây một vấn đề mới nảy sinh là khi công ty vay thêm vốn, lãi vay
sẽ tăng và khi phát hành thêm cổ phiếu, tổng cổ tức phải trả cho cổ đông
cũng tăng lên. Các chi phí bổ sung này cần phải được phản ánh vào báo
cáo kết quả kinh doanh khiến cho lợi nhuận giữ lại giảm xuống, kéo
theo sự giảm của lãi giữ lại ở bảng cân đối kế toán. Như vậy nội dung
của bước 2 là phản ánh ảnh hưởng của kế hoạch huy động vốn đến báo
31

cáo tài chính sơ bộ ở bước 1 để xây dựng lên báo cáo tài chính ở bước
2.
+ Dự báo lãi vay bổ sung: Dựa vào lượng vốn vay, lãi suất vay dự kiến ta
sẽ tính toán lãi vay bổ sung cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của
công ty.
+ Dự báo cổ tức bổ sung: Khi công ty dự kiến huy động vốn từ việc phát
hành cổ phiếu, với chính sách chi trả cổ tức hàng năm của công ty, công
ty sẽ phải bổ sung cổ tức chi trả cho cổ đông
+ Xác định lợi nhuận giữ lại mới: Tác động cuối cùng của chi lãi vay và
cổ tức bổ sung là làm giảm số lợi nhuận giữ lại.
- Bước 4: Lập kế hoạch lần cuối các báo cáo tài chính
Giảm lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập sẽ dẫn đến một giảm lợi nhuận
dự kiến trên bảng cân đối kế toán, đồng nghĩa với việc dự toán lợi nhuận này thấp
hơn so với bước 1. Hậu quả của điều này là bảng cân đối kế toán lại mất cân bằng,
bởi vì tổng nguồn vốn sẽ nhỏ hơn tổng tài sản tại thời điểm đó. Số lượng chênh lệch
này sẽ tiếp tục được điều chỉnh thông qua việc vay ngắn hạn, vay dài hạn và phát
hành cổ phiếu bổ sung. Quá trình này sẽ tiếp tục tạo ra các chi phí lãi vay và chi phí
trả cổ tức, dẫn đến giảm lợi nhuận giữ lại, và chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn
cũng sẽ tiếp tục. Quá trình này sẽ diễn ra cho đến khi tài sản và nguồn vốn hoàn toàn
lập kế hoạch để trở nên bằng nhau. Tuy nhiên, nếu công ty chấp nhận một mức sai số
nhất định, có thể xem xét chuyển số liệu từ bước 2 sang bước 3 để làm cho báo cáo
thu nhập và báo cáo cân đối kế toán trở nên cân bằng. Phần nguồn vốn trong bảng
cân đối kế toán sẽ tăng thêm một số tiền bằng chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn
ở bước 2. Quá trình lập kế hoạch báo cáo tài chính được xem xét là kết thúc ở đây
với một mức sai số nhất định. Sai số này có thể được bỏ qua vì nó được coi là một dự
đoán trong lĩnh vực tài chính.
- Bước 5: Phân tích sơ bộ tình hình tài chính và đề xuất giải pháp cải thiện
Dựa trên kết quả của việc lập dự báo báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán,
người lập kế hoạch tài chính tiến hành các bước tiếp theo. Đầu tiên, họ tính toán một
32

số chỉ số tài chính quan trọng, so sánh chúng với mức trung bình của ngành và đánh
giá tình hình tài chính dự kiến của công ty. Dựa trên đánh giá này, họ đề xuất các
biện pháp để cải thiện tình hình tài chính của công ty. Sau đó, họ phải phản ánh những
thay đổi do các biện pháp này đến báo cáo tài chính của công ty để xây dựng báo cáo
tài chính hoàn chỉnh cho năm tới.
Nói chung, mô hình lập kế hoạch theo tỷ lệ phần trăm doanh thu là một mô
hình đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản hóa này có thể dẫn đến sự không
chắc chắn khi so sánh các chỉ tiêu kế hoạch với hiệu suất thực tế. Mô hình này vẫn
có tiềm năng mở rộng để áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau, để xem xét cách
các tham số đầu vào biến đổi, chẳng hạn như doanh thu, chi phí, điều kiện vốn, cạnh
tranh, và sự thay đổi từ các đối thủ và nhà cung cấp.
1.2. Trách nhiệm của các cấp nhân sự trong công ty về công tác lập kế hoạch tài
chính và đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính
Công tác lập kế hoạch tài chính trong công ty, yêu cầu sự cùng đồng thực hiện
của tất cả các nhân sự thuộc các Phòng/ ban trong công ty:
- Bước 1: Phòng kinh doanh lập doanh thu khả thi, đồng thời kế hoạch bán.
- Bước 2: Phòng kinh doanh đưa ra dự thảo kế hoạch bán cho khối Tài chính,
Kế toán. Khối Tài chính, Kế toán đồng thời hỗ trợ Phòng kinh doanh lập ra kế
hoạch chi phí bán.
- Bước 3: Từ dự thảo kế hoạch bán, Khối Tài chính, Kế toán đồng thời hỗ trợ
các phòng ban khác lập ra kế hoạch chi phí ứng với từng phòng:
+ Chi phí giá vốn;
+ Chi phí bán, kinh doanh: Phòng kinh doanh;
+ Chi phí mua hàng: Phòng mua hàng nội địa/ xuất nhập khẩu;
+ Chi phí sản xuất kinh doanh: Phòng sản xuất;
+ …
- Bước 4: Khối Tài chính, Kế toán tập hợp kế hoạch doanh thu - chi phí từ các
Phòng ban, lập ra bản kế hoạch tài chính của công ty
33

⇒ Như vậy, khi lập kế hoạch, đòi hỏi tất cả các phòng ban bộ phận cần cùng
vào làm kế hoạch. Trong tương lai gần, khi giao khoán chi phí xuống từng bộ phận,
phòng ban đó sẽ chịu trách nhiệm về cách sử dụng chi phí sao cho đúng mục đích, và
hợp lý trong khoản được giao. Mỗi phòng ban bộ phận cùng chịu trách nhiệm trong
việc quản trị chi phí trong công ty, tiết kiệm và tối ưu.
1.3. Đo lường về đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế
1.3.1. Chức năng của đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế
- Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch: Bằng cách so sánh kết quả thực tế với kế
hoạch tài chính, bạn có thể đánh giá xem kế hoạch có được thực hiện hiệu quả
hay không. Nếu có sự khác biệt lớn, điều này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh hoặc
tái cấu trúc kế hoạch tài chính.
- Xác định điểm yếu và mạnh: Bằng việc xác định các khác biệt giữa kế hoạch
và thực tế, bạn có thể xác định được các lĩnh vực nơi bạn đã làm tốt hoặc cần
cải thiện. Điều này giúp bạn tập trung vào các điểm mạnh và xác định các điểm
yếu cần khắc phục.
- Thúc đẩy sự chuyên trách và trách nhiệm tài chính: Việc đánh giá sự khác biệt
giữa kế hoạch và thực tế thường đòi hỏi sự tập trung và trách nhiệm đối với
tài chính. Nó giúp tạo ra một tinh thần tự quản lý và chịu trách nhiệm đối với
tài chính cá nhân hoặc công ty.
- Điều chỉnh và cải thiện kế hoạch: Dựa trên sự khác biệt, bạn có thể điều chỉnh
kế hoạch tài chính của mình để phản ánh thực tế hoặc thay đổi mục tiêu và
chiến lược nếu cần. Điều này giúp tạo ra một kế hoạch tài chính linh hoạt và
hiệu quả hơn.
- Học hỏi từ kinh nghiệm: Sự khác biệt giữa kế hoạch và thực tế cung cấp cơ
hội học hỏi từ những sai lầm và thành công trước đây. Điều này giúp cải thiện
quá trình lập kế hoạch và quản lý tài chính trong tương lai.
34

1.3.2. Mục tiêu và vai trò của đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính
và thực tế
1.3.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá hiệu quả kế hoạch: Một trong những mục tiêu quan trọng của việc
đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế là xác định xem liệu
kế hoạch đã được thực hiện hiệu quả hay không. Nếu có sự khác biệt lớn giữa
kế hoạch và thực tế, điều này có thể đòi hỏi sự điều chỉnh và tái cấu trúc kế
hoạch tài chính.
- Xác định điểm mạnh và yếu: Bằng cách so sánh kế hoạch và thực tế, bạn có
thể xác định được các lĩnh vực nơi bạn đã làm tốt hoặc cần cải thiện. Điều này
giúp bạn tập trung vào các điểm mạnh và xác định các điểm yếu cần khắc
phục.
- Tạo tình thần tự quản lý và trách nhiệm: Việc đánh giá sự khác biệt giữa kế
hoạch và thực tế thường đòi hỏi sự tập trung và trách nhiệm đối với tài chính.
Nó giúp tạo ra một tinh thần tự quản lý và chịu trách nhiệm đối với tài chính
cá nhân hoặc công ty.
- Điều chỉnh và cải thiện kế hoạch: Dựa trên sự khác biệt, mục tiêu của việc
đánh giá là điều chỉnh kế hoạch tài chính để phản ánh thực tế hoặc thay đổi
mục tiêu và chiến lược nếu cần. Điều này giúp tạo ra một kế hoạch tài chính
linh hoạt và hiệu quả hơn.
1.3.2.2. Vai trò
- Giúp công ty hoạch định, định hướng: khi công ty lên kế hoạch, sẽ định hướng
được sẽ chạy thế nào. Ví dụ: mục tiêu doanh thu cần đạt; mức tối ưu chi phí
cần thiết để đạt được lợi nhuận kỳ vọng,...
- Ra quyết định: trong công ty, những người chủ và nhân sự cấp trung cần ra
quyết định liên tục. Ví dụ: công ty cần thay đổi chính sách giá, chính sách nhân
sự,... thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới tình hình tài chính của công ty. Nhờ vậy, giúp
chủ công ty có cái nhìn tổng quan hơn sau khi ra quyết định, doanh thu và lợi
nhuận kỳ vọng, cũng như chi phí đề ra sẽ thay đổi như thế nào.
35

- Cơ sở của việc giao kế hoạch, giao khoán mục tiêu chi phí xuống cho các
phòng ban, để cho các phòng ban tự chủ và tự chạy.
- Kiểm soát tình hình hoạt động công ty: sau khi đã có kế hoạch, cần đo lường
thực tế cho kế hoạch đó, để có phương án hiệu chỉnh giúp công ty thực hiện
công việc tốt hơn.
1.3.3. Các phương pháp đánh giá sự khác biệt giữa lập kế hoạch tài chính và
thực tế
Để đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và kết quả thực tế, công ty
có thể sử dụng nhiều cơ sở và phương pháp khác nhau. Dưới đây là các cơ sở đánh
giá quan trọng:
- Tỷ lệ so sánh (Comparison Ratios): Sử dụng các tỷ lệ để so sánh giữa kế hoạch
và kết quả thực tế. Điều này bao gồm tỷ lệ lợi nhuận ròng, tỷ lệ doanh số bán
hàng, tỷ lệ lợi nhuận đầu tư, và tỷ lệ thanh toán. Nếu tỷ lệ thực tế/kế hoạch lớn
hơn 100%, kết quả tốt hơn so với kế hoạch.
- Biểu đồ so sánh (Comparison Charts): Sử dụng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đường
để thể hiện sự khác biệt giữa kế hoạch và kết quả thực tế theo thời gian. Điều
này giúp trực quan hóa sự phát triển và sự khác biệt.
- Sai số tài chính (Financial Discrepancy): Tính toán sự khác biệt giữa kết quả
thực tế và kế hoạch, bao gồm cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ. Nếu sai số là dương,
đó là sự thặng dư so với kế hoạch; nếu là âm, đó là sự thiếu sót.
- Phân tích nguyên nhân (Root Cause Analysis): Điều tra nguyên nhân sự khác
biệt bằng cách xác định những yếu tố gây ra sự sai lệch giữa kế hoạch và thực
tế. Điều này giúp hiểu rõ hơn về tại sao sự khác biệt xảy ra và tìm cách điều
chỉnh.
- Phân tích mục tiêu cụ thể (Specific Target Analysis): So sánh kết quả thực tế
với kế hoạch tài chính cho các mục tiêu cụ thể. Điều này giúp đánh giá hiệu
quả lập kế hoạch cho từng khía cạnh cụ thể của tài chính, chẳng hạn như lợi
nhuận, doanh số bán hàng, hoặc chi phí.
36

- Phân tích tại mức chi tiết (Granular Level Analysis): Tính toán và so sánh kết
quả thực tế và kế hoạch tài chính ở mức chi tiết, chẳng hạn như theo từng sản
phẩm, dự án, hoặc bộ phận. Điều này giúp xác định các lĩnh vực cụ thể cần
điều chỉnh.
- So sánh theo chu kỳ thời gian (Time Period Comparison): So sánh kết quả
thực tế và kế hoạch tài chính theo các giai đoạn thời gian cụ thể, chẳng hạn
như hàng tháng, hàng quý, hoặc hàng năm. Điều này giúp theo dõi sự phát
triển và sự khác biệt theo thời gian.
- Phân tích tương tự (Peer Comparison): So sánh kết quả tài chính với các đối
thủ hoặc các công ty trong ngành để đánh giá cơ hội cải thiện hiệu suất và hiệu
quả.
37

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1. Xây dựng đề cương sơ bộ của đề tài. Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng
quan nghiên cứu về đề tài.
Bước 2. Lập kế hoạch đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế
- Xác định mục tiêu, phạm vi đánh giá, thời gian tiến hành đánh giá
- Xác định nội dung đánh giá, chỉ tiêu và phương pháp đánh giá sử dụng
- Lựa chọn tài liệu, thông tin cần thu thập
Bước 3. Thực hiện đánh giá sự khác biệt giữa kế hoạch tài chính và thực tế
- Tính toán các chỉ tiêu, vận dụng các phương pháp đánh giá
Bước 4. Dựa vào kết quả phân tích lập kế hoạch tài chính và đưa ra các giải
pháp thực hiện mục tiêu kế hoạch.
Bước 5: Hoàn thiện luận văn.
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp và ghi lại thông tin từ các
nguồn dữ liệu cụ thể tại doanh nghiệp. Đây là nguồn thông tin được đến từ trực tiếp
trong doanh nghiệp, trong quá trình vận hành và xử lý các nguồn nghiệp vụ cũng như
hạch toán kế toán, công tác chuẩn bị cho việc lên kế hoạch tài chính kinh doanh trong
năm những năm tài chính tiếp theo của doanh nghiệp được ghi lại thành nguồn dữ
liệu đầy đủ phục vụ cho nghiên cứu đo lường.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ hồ sơ và tài liệu lưu trữ trong
lịch sử của doanh nghiệp, trực tiếp thu thập dữ liệu từ thực tế trong doanh nghiệp. Kế
hoạch tài chính của công ty được sử dụng theo biểu mẫu công ty áp dụng, được lập ở
mỗi tháng 10, tháng 11 năm trước. Bao gồm các chỉ tiêu: Doanh thu; chi phí khả năng
phát sinh theo kế hoạch. Trong đánh giá kế hoạch tài chính với thực tế, các tài liệu
này là cơ sở so sánh, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra về tốc
độ, hiệu quả, xác định những phát sinh bất thường để có quyết định điều chỉnh kịp
38

thời, hợp lý. Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá kế hoạch
tài chính và thực tế của một công ty. Theo quy định kế toán hiện hành, hệ thống báo
cáo tài chính gồm 4 loại báo cáo khác nhau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Tất cả những báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng giúp nhà phân tích hình dung
rõ hơn về tình hình tài chính của công ty và những biến đổi quan trọng đã xảy ra trong
quá khứ về tài chính công ty. Chúng cũng giúp dự báo sơ bộ về các rủi ro hoặc cơ hội
tài chính trong tương lai gần của công ty. Ngoài ra, báo cáo kế toán quản trị cung cấp
thông tin cụ thể và quan trọng cho việc phân tích tài chính. Báo cáo quản trị thường
bao gồm thông tin về tình hình tài sản cố định, đầu tư, thu nhập, chi phí, hàng tồn
kho, phải thu, phải trả, định giá tài sản, dòng tiền dự kiến và nhiều thông tin khác. Tất
cả những tài liệu này làm cho bức tranh tài chính của công ty trở nên sống động và
dễ dàng hiểu hơn.
Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp số liệu thống kê, có sẵn từ các cơ quan
chính phủ, tổ chức, hoặc nguồn khác. Dữ liệu thống kê thường được cung cấp dưới
dạng bảng, biểu đồ và tài liệu số liệu. Số liệu này được sử dụng để phân tích tổng
quan ngành, các sai số liên quan đến ngành của công ty phần tích, từ đó đưa ra những
mối quan hệ và các chỉ số phục vụ việc đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính so
với thực tế trong công ty.
2.2.3. Lý do lựa chọn thời gian nghiên cứu
Tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
với các lý do lựa chọn sau:
- Thời gian nộp bài Khóa luận tốt nghiệp là Tháng 11 năm 2023, không đáp ứng
được về thời gian cho tới khi doanh nghiệp kết thúc năm tài chính.
- Đến khoảng tháng 9, mọi kế hoạch tài chính của doanh nghiệp gần như hoàn
thành. Quý cuối năm có ảnh hưởng đến doanh thu nhưng không mang tính
chất quyết định, mà doanh số cả năm phụ thuộc vào quý 1 là chủ yếu. Chứng
minh dữ liệu qua các năm:
39

Năm tài chính Quý 1 Quý 4


2021 40,12% 26,62%
2022 37,32% 25,38%
2023 38,52%

- Mặt khác, vào năm 2020, công ty chưa lập kế hoạch tài chính, nên khóa luận
lựa chọn thời điểm lấy dữ liệu thời điểm nhất là tháng 09 năm 2023, và lấy các
tháng 09 của các năm làm cân đối.
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
Thu thập thông tin sơ cấp gồm có: các biểu mẫu liên quan phục vụ cho quá
trình nghiên cứu. Làm sạch dữ liệu thông tin để đưa vào xử lý những dữ liệu trên theo
cách phương pháp được xác minh rõ ràng, và đo lường từ các chỉ số, mô hình đề xuất.
2.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
2.3.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp rất phổ biến trong phân tích dữ liệu.
Nó giúp đo lường sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách so sánh chúng
với nhau. Để thực hiện phương pháp này, cần phải có ít nhất hai biến cố hoặc đại
lượng có thể được so sánh (với sự đồng nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính
toán và đơn vị đo). Đồng thời, cần xác định một tiêu chuẩn tham chiếu phù hợp tùy
thuộc vào mục tiêu của phân tích. Ví dụ cụ thể như sau:
- So sánh với dữ liệu từ kỳ trước (hoặc năm trước, quý trước) có thể giúp xác
định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu đang được phân tích.
- So sánh với các mục tiêu đã đề ra, chẳng hạn như số liệu kế hoạch, dự toán
hoặc định mức, có thể cho thấy mức độ thực hiện của các mục tiêu này và đánh
giá chất lượng công việc dự báo và lập kế hoạch tài chính.
- So sánh với các chỉ tiêu tương tự của các công ty trong cùng ngành hoặc trung
bình của ngành có thể giúp đánh giá vị trí của công ty trong thị trường.
40

Các kỹ thuật thường sử dụng trong quá trình so sánh bao gồm so sánh bằng số
liệu tuyệt đối và so sánh tỷ lệ biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu.
● Phương pháp so sánh dựa trên số liệu tuyệt đối là một phương pháp rõ ràng
dựa trên các con số cụ thể. Nó thể hiện bằng sự khác biệt giữa giá trị của chỉ
tiêu kinh tế trong kỳ phân tích và giá trị gốc của nó.
Dy = Ytt - Ykh
Trong đó:
Yo: chỉ tiêu kế hoạch
Y: chi tiêu thực tế
Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
=> Phương pháp này được áp dụng để so sánh dữ liệu của kế hoạch với thực
tế đối với các chỉ tiêu, từ đó thể hiện sự biến động trong số lượng các chỉ tiêu qua các
năm phân tích và tìm ra nguyên nhân của sự biến động trong các chỉ tiêu kinh tế. Kết
quả của phân tích này có thể dẫn đến việc đề xuất các biện pháp cần thực hiện để
khắc phục tình hình.
● Phương pháp so sánh dựa trên số liệu tương đối thường được tính bằng cách
biểu thị kết quả dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Nó là sản phẩm của việc chia giá
trị của chỉ tiêu kinh tế trong kỳ phân tích cho giá trị gốc của nó.
Dy = (Ytt- Ykh)/Ykh*100%
Trong đó:
Ytt: chỉ tiêu thực tế
Ykh: chỉ tiêu kế hoạch
Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
=> Phương pháp này được sử dụng để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nó liên quan đến việc so sánh tốc độ
tăng trưởng của các chỉ tiêu trong các năm khác nhau và đồng thời so sánh tốc độ
tăng trưởng giữa các chỉ tiêu khác nhau. Mục tiêu của phương pháp là tìm ra nguyên
nhân gây ra sự biến động và đề xuất biện pháp khắc phục giữa kế hoạch và thực tế.
41

2.3.2.2. Mô hình Dupont


Mô hình Dupont là một phương pháp sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời
của một công ty thông qua các công cụ quản lý truyền thống. Nó tích hợp nhiều yếu
tố từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Trong việc phân tích tài chính, mô
hình Dupont được áp dụng để thám hiểm mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
Bằng cách phân tích sự liên kết giữa các chỉ tiêu này, chúng ta có thể xác định được
những yếu tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic mạch lạc.
¨ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) * (Doanh thu thuần
/ Tổng tài sản bình quân)
ROA = ROS x Vòng quay tổng tài sản
Từ mô hình phân tích tài chính Dupont như được mô tả trong Hình 2, chúng
ta có thể nhận thấy rằng, mức độ vòng quay của tài sản cao đồng nghĩa với việc sự
tận dụng sản xuất tài sản của công ty tốt hơn. Điều này dẫn đến ROA cao hơn. Để
thúc đẩy mức độ vòng quay của tài sản, chúng ta cần cân nhắc tăng doanh thu thuần,
đồng thời cải thiện sự hiệu quả và cấu trúc tổng tài sản. Do đó, doanh thu thuần và
giá trị trung bình của tổng tài sản thường có mối quan hệ mật thiết với nhau, thường
diễn ra theo cùng một hướng. Tức là khi tổng tài sản tăng lên, doanh thu thuần cũng
có xu hướng tăng lên theo đó.
42

Hình 2. Mô hình Dupont phân tích ROA


Tỷ lệ lãi trên doanh thu dựa vào hai yếu tố cơ bản: lợi nhuận thuần và doanh
thu thuần, và có mối quan hệ đồng hướng giữa chúng. Điều này ngụ ý rằng việc gia
tăng doanh thu thuần sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận thuần. Vì vậy, để nâng cao doanh thu
thuần, chúng ta không chỉ cần giảm các khoản khấu trừ khỏi doanh thu mà còn phải
tối ưu hóa các chi phí sản xuất và làm giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, việc liên
tục cải thiện chất lượng sản phẩm có thể giúp tăng giá bán, đóng góp vào việc tăng
lợi nhuận tổng cộng.
¨ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROE là thông số dùng để đo lường hiệu suất chung của công ty, cho biết hiệu
quả của công ty trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ
ROE xem xét lợi nhuận ròng trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi
đầu tư, nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu
tư.
43

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) * (Doanh thu / Tài sản bình
quân) * (Tài sản bình quân / Vốn chủ sở hữu)
ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Từ công thức trên ta thấy có 3 chỉ số để quản lý ROE:
- Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (P): lãi ròng thu được trên mỗi đồng doanh thu
hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận ròng.
- Vòng quay tài sản (A): doanh thu tạo được từ mỗi đồng tài sản.
- Đòn bẩy tài chính (T): lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho tài
sản của công ty.
Phân tích tài chính dựa trên mô hình Dupont đóng một vai trò quan trọng trong
quản lý công ty. Điều này thể hiện rõ qua việc khảo sát hiệu suất kinh doanh một cách
toàn diện và chi tiết, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự thành công kinh doanh. Từ đó đề ra hệ thống các biện pháp cụ thể nhằm tăng
cường cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả trong tương lai của công ty.
2.3.3. Phương pháp đánh giá dựa trên dữ liệu thực tế phân tích
Tác giả sử dụng phần trăm độ nhạy để đo lường hiệu quả của việc lập kế hoạch
so với thực tế. Phần trăm độ nhạy cho phép của kế hoạch kinh doanh là một phần
quan trọng của quá trình quản lý mục tiêu và kế hoạch kinh doanh. Phần trăm độ nhạy
cho phép thể hiện mức độ linh hoạt hoặc rủi ro mà kế hoạch có thể chấp nhận mà
không ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó, là một số ảnh hưởng từ tình
hình vi mô và vĩ mô tới khả năng chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp. Mục tiêu đặt ra
của doanh nghiệp qua mỗi năm sẽ có sự thay đổi, dựa trên các yếu tố về kinh nghiệm
của chủ doanh nghiệp, độ nhạy với thị trường và các công thức với con số dự báo và
chấp nhận ở tương lai.
Các bước đo lường hiệu quả của việc lập kế hoạch so với thực tế:
- Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính kinh doanh kế hoạch cho năm dự kiến lập
kế hoạch tài chính. Để xác định được mục tiêu tài chính kinh doanh kế hoạch,
cần xác định nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có các mục tiêu về: Doanh thu,
chi phí, lợi nhuận, các yếu tố về thị trường và kinh nghiệm trong kinh doanh
44

của chủ doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu tài chính kinh
doanh. Xác định mục tiêu tài chính kinh doanh là kim chỉ nam cho hành động
hướng tới kế hoạch đó, để đo lường được mức độ sự sai lệch giữa thực tế với
kế hoạch đến từ đâu và sự sai lệch đó có nằm trong những yếu tố quan trọng
để đánh giá khả năng nhận định trong quá trình lập kế hoạch của công ty. Cùng
với đó là sẽ xác định được mức độ linh hoạt chấp nhận rủi ro trong kế hoạch
là cao hay thấp, đến từ những yếu tố rủi ro nào tác động. Nếu chấp nhận một
phạm vi rộng hơn trong biến đổi giữa kế hoạch và thực tế, thì độ nhạy cho
phép sẽ cao hơn.
- Bước 2: Xác định tỷ suất lợi nhuận thực tế trên doanh thu qua các năm. Các
yếu tố được xác định ở bước 1 về doanh thu và chi phí đã ảnh hưởng đến kế
hoạch tài chính kinh doanh qua sự biến động của những yếu tố đó là lớn hay
nhỏ. Yếu tố xác định trong kế hoạch luôn có những rủi ro mà doanh nghiệp
khó có thể lường trước được, như những yếu tố về dịch bệnh, tình hình chính
trị,… Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu được đưa vào để là một phần của đo
lường do tính kỳ vọng được thể hiện là rõ ràng nhất, và là kết quả của một quá
trình kinh doanh, trong khi doanh thu hay chi phí, vấn đề của thị trường và
kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp là những định hướng, kỳ vọng và ra quyết
định hành động làm ảnh hưởng đến kết quả. Chỉ tiêu trên còn là thước đo cho
mục tiêu kế hoạch và thực tế hành động, thể hiện mức độ kỳ vọng và chấp
nhận qua từng thời điểm khác nhau, và đã ảnh hưởng tới kết quả tài chính kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Bước 3: Tính độ nhạy và tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.
Độ nhạy được sử dụng là một trong những bước để đo lường hiệu quả lập kế
hoạch tài chính với thực tế do: “ Độ nhạy là quá trình đánh giá tác động của
sự thay đổi trong các giá trị đầu vào đến kết quả đầu ra trong một mô hình
hoặc phân tích. Nó giúp xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào
đến kết quả cuối cùng, cho phép nhà nghiên cứu hoặc quản lý đánh giá và hiểu
rõ hơn về sự biến thiên và rủi ro trong quyết định hoặc kế hoạch”
45

Công thức:
Độ nhạy = (Thay đổi trong kết quả) / (Thay đổi trong giá trị đầu vào)
Kết quả của độ nhạy cho biết: Nếu độ nhạy cao, điều này chỉ ra rằng giá trị đầu vào
có mức độ ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng. Ngược lại, nếu độ nhạy thấp, giá trị
đầu vào có mức độ ảnh hưởng nhỏ hoặc không đáng kể đến kết quả.
+ Thực tế với Công ty TNHH Agiay.com, tác giả lựa chọn các yếu tố tác động
trực tiếp đến 3 yếu tố chính của kế hoạch tài chính, gồm: doanh thu – chi phí – lợi
nhuận theo bảng dưới đây:
Yếu tố ảnh hưởng Giải thích

DOANH THU
Với Agiay.com là doanh nghiệp kinh doanh giày thuần thương mại, sản lượng và
giá bán là hai yếu tố gắn liền trực tiếp và tác động đến doanh thu. Với mỗi yếu tố
tăng / giảm sẽ ảnh hưởng đến yếu tố còn lại và doanh thu.
Sản lượng Với sản lượng, nếu có độ nhạy lớn đối với sản lượng,
điều này có nghĩa là việc tăng sản lượng có thể dẫn
đến tăng doanh thu. Tuy nhiên, quản lý sản lượng
cũng cần được thực hiện sao cho chi phí liên quan
khác như giá vốn, chi phí quảng cáo để đưa đơn về
không tăng quá cao, dẫn đến giảm lợi nhuận.
Giá bán Với giá bán, nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty
có độ nhạy lớn đối với giá, điều này có nghĩa là thay
đổi giá sẽ có ảnh hưởng lớn đến doanh thu. Trong mô
hình kinh doanh có độ nhạy cao đối với giá, giảm giá
có thể tăng doanh số bán hàng, nhưng giảm doanh
thu tổng cộng nếu không đủ để bù đắp cho giảm giá.
Bên cạnh đó, nu thị trường đòi hỏi mức giá cạnh
tranh, công ty có thể cần điều chỉnh chiến lược giá
46

của mình để duy trì hoặc tăng cường doanh số bán


hàng.
CHI PHÍ
Chi phí giá vốn Nếu chi phí giá vốn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi
phí, độ nhạy của chi phí giá vốn đối với biến động
sản lượng có thể lớn. Điều này ám chỉ rằng việc tăng
sản lượng có thể tăng độ nhạy của chi phí giá vốn đối
với doanh thu và lợi nhuận.
Chi phí truyền thông quảng Nếu chi phí quảng cáo chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí
cáo tổng cộng, độ nhạy của chi phí quảng cáo đối với
biến động doanh thu có thể lớn. Điều này có nghĩa là
thay đổi chi phí quảng cáo có thể có ảnh hưởng đáng
kể đến doanh thu và lợi nhuận.
LỢI NHUẬN
Doanh thu Tính độ nhạy của doanh thu đối với lợi nhuận thể
hiện mức độ biến đổi của lợi nhuận dưới ảnh hưởng
của biến động doanh thu. Nếu doanh thu là yếu tố
quyết định quan trọng của lợi nhuận, độ nhạy của lợi
nhuận đối với doanh thu sẽ cao.
Chi phí Tính độ nhạy của chi phí đối với lợi nhuận thể hiện
mức độ biến đổi của lợi nhuận dưới ảnh hưởng của
biến động chi phí. Nếu chi phí chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi phí, độ nhạy của lợi nhuận đối với chi
phí sẽ cao.

- Bước 4: Xác định phần trăm độ nhạy để đo lường hiệu quả giữa kế hoạch tài
chính và thực tế.
Sử dụng công thức tam suất, tính ra phần trăm độ nhạy dựa trên 3 yếu tố được
tính toán:
47

+ Chênh lệch giữa doanh thu; lợi nhuận giữa thực tế năm trước và kế hoạch
năm sau
+ 1% tăng trưởng
+ Giá trị yếu tố tăng của 1% tăng trưởng
Kết quả: đưa giá trị con số độ nhạy tính được ở bước 3 thành phần trăm để đo
lường với mức phần trăm thay đổi ảnh hưởng ra sao đến giá trị của doanh thu, chi phí
và lợi nhuận.
Sau khi đưa ra được chỉ số tỷ lệ độ nhạy của 3 yếu tố, lựa chọn kết quả yếu tố
có tỷ lệ độ nhạy thấp nhất, do đây là tỷ lệ chấp nhận được và là phần giao của cả 3
yếu tố. Ngoài ra, nếu lựa chọn một yếu tố có tỷ lệ độ nhạy thấp, thì thay đổi giá trị
của yếu tố có thể ít ảnh hưởng đến kết quả. Việc tập trung vào những yếu tố quan
trọng nhất giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.
- Bước 5: Đánh giá kết quả độ nhạy. Sau khi đưa ra phần trăm độ nhạy, đánh
giá so với thực tế thực hiện trong năm đó. Đưa ra nhận định đánh giá sau khi
kết quả thực tế nằm trong độ nhạy / nằm ngoài độ nhạy chấp nhận được của
doanh nghiệp trong một năm tài chính.
48

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ


3.1. Tổng quan về Công ty TNHH Agiay.com
3.1.1. Lịch sử hình thành của Công ty TNHH Agiay.com
3.1.1.1. Thông tin chung
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Agiay.com
- Trụ sở chính: Thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội
- Mã số thuế: 0109644965, cấp tại Sở kế hoạch & đầu tư thành phố Hà Nội
- Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký kinh doanh: 5.000.000.000 đồng
- Hotline tư vấn mua hàng (Call/SMS/Zalo): 0981 222 070
- Hotline hỗ trợ sau bán hàng (đổi giày, đổi size,...): 0983 042 104
(Call/SMS/Zalo)
- Email: hotrogiay@gmail.com
- Website: Agiay.com
3.1.1.2. Giới thiệu công ty
Agiay.com là thương hiệu của Agiay.com chuyên phân phối giày nam, nữ cao
cấp đã được khẳng định.
Các mặt hàng của Agiay.com là lựa chọn lý tưởng cho nhiều đối tượng bởi
phong cách khác biệt, sành điệu và đương đại, tôn lên vẻ nữ tính cho nữ giới, nam
tính cho phái mạnh. Trước khi đưa ra thị trường, mỗi sản phẩm đều được trải qua quá
trình kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể đến tay người tiêu
dùng.
Agiay.com phấn đấu trở thành nhà cung cấp giày da và giày thể thao hàng đầu
tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, công ty không ngừng nỗ lực để mở rộng phạm
vi tiếp cận của thương hiệu; mang lại chất lượng tốt nhất, đáp ứng nhu cầu mua hàng
của người tiêu dùng. Ngoài ra, Agiay.com đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng
dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, chính sách bảo hành, bảo trì trọn đời sản phẩm
với hệ thống và nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
49

3.1.2. Cơ cấu tổ chức


Công ty TNHH Agiay.com được tổ chức theo hình thức Công ty TNHH 2
thành viên trở lên ngoài nhà nước.
Công ty được tổ chức theo mô hình gồm Hội đồng thành viên, Ban giám đốc,
tới khối kinh doanh và khối quản lý và phân chia về các phòng / ban. Công ty đã duy
trì mô hình hoạt động như trên từ những ngày đầu thành lập. Với quy mô nhân sự
giao động từ 17 - 23 nhân sự.

Hình 3. Mô hình tổ chức Công ty TNHH Agiay.com


Hiện nay, công ty chưa bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên. Ông Nguyễn Huy
Thành hiện giữ chức vụ Tổng giám đốc, kiêm người đại diện trước pháp luật. Nắm
giữ chức vụ điều hành toàn bộ công ty. Ông Thành đã đồng hành cùng các thành viên
nhân sự cấp trung trong công ty, và đưa ra nhiều quyết sách, chủ trương đúng đắn,
dẫn dắt công ty gặt hái được những thành công nhất định trong quá trình Khởi sự kinh
doanh và phát triển công ty.
50

Hình 4. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Agiay.com


Công ty kinh doanh chủ yếu qua hình thức online, phòng truyền thông, quảng
cáo chạy các chiến dịch trên nền tảng online như website, facebook, zalo, các sàn
thương mại điện tử như Shopee, Lazada, … và mang lại một tệp khách hàng đáng tin
cậy nhất định. Sau đó, một bộ phận nhân viên sale online gọi điện chốt đơn hàng và
lên đơn cho khách; một bộ phận tương tác với khách hàng hỏi về sản phẩm qua các
kênh online để bán hàng. Chăm sóc khách hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sau
bán, khi đơn hàng đã đến tay khách hàng. Ngoài ra là quan tâm tới những đơn hàng
gặp vấn đề bất thường trong quá trình vận chuyển. Quá trình vận chuyển được thực
hiện bởi bên thứ 3, và được hỗ trợ thu tiền từ khách hàng. Kế toán thực hiện đối soát
và ghi nhận công nợ trực tiếp với bên vận chuyển.
Các bộ phận phối hợp với nhau theo quy trình, từ khâu đặt hàng, test chất lượng
và độ phù hợp với thị trường trước khi đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam; phối
hợp với đó là bộ phận truyền thông giúp đánh giá tính phù hợp của sản phẩm, đồng
thời mang về lượng khách hàng đáng tin cậy, phân công trực tiếp cho nhân viên sale
online. Nhân viên sale online chốt đơn sẽ ghi nhận lên phần mềm riêng của công ty,
do nhân viên phát triển phần mềm thực hiện; bộ phận kho nhận thông tin, thực hiện
in đơn và đóng gói đơn hàng. Bộ phận kế toán ghi nhận lại toàn bộ quá trình dựa trên
con số thực tế. Và chăm sóc khách hàng thực hiện chăm sóc khách sau bán và những
đơn hàng có vấn đề trong quá trình đưa hàng tới khách. Giúp cho khách hàng có
những trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.
51

3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh


Công ty TNHH Agiay.com là một công ty thuần thương mại, kinh
doanh các mặt hàng giày nhập khẩu và mua hàng nội địa. Mặt hàng giày đa dạng, từ
giày da, giày vải, giày thể thao,... Đối tượng khách hàng từ 25 tuổi đến 45 tuổi.
Đối với giày nam, gồm các mặt hàng giày phổ biến:
- Giày công sở
- Giày da
- Giày lười
- Giày thể thao
- Giày vải
- Giày trung niên
Đối với giày nữ, gồm các mặt hàng giày phổ biến:
- Giày da
- Giày lười
- Giày thể thao
- Giày vải
- Giày trung niên
3.2. Đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính của công ty
3.2.1. Phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty
Trước khi thực hiện việc đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính của công ty
trên các khía cạnh doanh thu - chi phí, cần phần tích sơ bộ tình hình tài chính của
công ty trong giai đoạn đo lường. Phân tích tài chính là bước đầu giúp nêu lên những
biến động, sự thay đổi và biến đổi của công ty cũng như từ tình hình thực tế bên ngoài
thị trường, từ đó có góc nhìn đánh giá tổng quan hơn về hiệu quả lập kế hoạch tài
chính trong công ty.
3.2.1.1. Khái quát biến động tài sản - nguồn vốn
Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp công ty có sự đánh giá giữa các khoản
mục trong bảng cân đối kế toán từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023, sau nhiều biến
động của đại dịch, tình hình kinh tế chính trị trên thế giới. Chỉ ra tình hình tài sản và
52

nguồn vốn của công ty theo giá trị và cơ cấu, giúp công ty nhận định được tình hình
tài chính trong giai đoạn này.
Dưới đây là tình hình tài sản của công ty qua các năm theo giá trị và cơ cấu:

TÀI SẢN Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09/2023

Tiền và các khoản tương


1.669.520.334 776.666.441 1.072.575.455
đương tiền

- Đầu tư tài chính 778.884.118 35.500.000 35.500.000

- Đầu tư nắm giữ đến ngày


778.884.118 35.500.000 35.500.000
đáo hạn

Các khoản phải thu 2.560.228.148 1.976.395.336 1.863.271.397

- Phải thu của khách hàng 718.562.922 978.167.598 373.937.531

- Trả trước cho người bán 1.579.998.470 969.636.279 1.271.032.644

- Phải thu khác 261.666.756 28.591.459 218.301.222

Hàng tồn kho 4.327.756.247 2.732.151.899 3.237.668.276

- Hàng tồn kho 4.327.756.247 2.732.151.899 3.237.668.276

Tài sản khác 284.402.513 81.987.088 65.174.981

TỔNG 9.620.791.360 5.602.700.764 6.274.190.110

Bảng 1. Tình hình tài sản theo giá trị từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
53

Tháng
TÀI SẢN Năm 2021 Năm 2022
09/2023

Tiền và các khoản tương đương tiền 17,35% 13,86% 17,10%

Đầu tư tài chính 8,10% 0,63% 0,57%

- Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 8,10% 0,63% 0,57%

Các khoản phải thu 26,61% 35,28% 29,70%

- Phải thu của khách hàng 7,47% 17,46% 5,96%

- Trả trước cho người bán 16,42% 17,31% 20,26%

- Phải thu khác 2,72% 0,51% 3,48%

Hàng tồn kho 44,98% 48,76% 51,60%

- Hàng tồn kho 44,98% 48,76% 51,60%

Tài sản khác 2,96% 1,46% 1,04%

TỔNG 100% 100% 100%

Bảng 2. Tình hình tài sản theo cơ cấu từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)

Phân tích tình hình tài sản theo giá trị và cơ cấu của công ty từ năm 2021
đến tháng 09 năm 2023
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023, tình hình tài sản
của công ty gặp nhiều biến động. Trong năm 2021 đạt mức tài sản cao, giảm mạnh
vào năm 2022 và có sự tăng giá trị tài sản vào năm 2023, dù mới là tháng 08 nhưng
giá trị tài sản đã cao hơn cả năm 2022. Chi tiết trong từng khoản mục, tiền và các
54

khoản tương đương tiền có sự biến động gần như tương đương với tổng tài sản, khi
có dấu hiệu sụt giảm mạnh trong năm 2022 và tăng dần đều trong năm 2023, lý giải
cho có sự thay đổi này, trong giai đoạn cuối năm 2021 đến cuối năm 2022, doanh thu
bán hàng sụt giảm mạnh, công ty không có thêm khoản đầu tư nào mới; ngoài ra năm
2022 là năm ngay sau hậu Covid 19, công ty làm việc trực tiếp, phát sinh những chi
phí liên quan đến vật lực, nghiệp vụ khác. Cũng như nhiều chi phí phát sinh trong quá
trình vận hành. Bên cạnh đó, ghi nhận chủ công ty rút vốn đầu tư trong công ty, dẫn
đến có sự sụt giảm trong tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên, đến năm 2023, khi đã có
sự thích ứng với thực tế tình hình kinh tế, chính trị, công ty đã có sự tối ưu chi phí,
và thực hiện sử dụng tiền một cách có kế hoạch hơn, dẫn đến có sự tăng nhiều trong
khoản tiền của công ty. Khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, công ty có một
khoản tiền gửi ngân hàng ngắn hạn, sau đó đã đáo hạn, rút tiền ra để phục vụ quá
trình kinh doanh, vận hành. Vào tháng 10 năm 2022, ghi nhận một khoản công ty cho
cá nhân vay và khoản vay đó kéo dài đến năm 2023. Khoản mục các khoản phải thu,
trước hết là khoản phải thu khách hàng. Hình thức thu công nợ của công ty là: thu
cod, giao hàng và nhận tiền về. Trong năm 2021 và 2022 có giá trị lớn trong khoản
phải thu do quyết định giãn cách xã hội của đại dịch, khiến cho nhiều đơn hàng bị trì
trệ, lưu hàng ở bưu cục lâu. Bên cạnh đó, do công ty lựa chọn việc thu công nợ trực
tiếp trên đơn vị giao hàng, đơn vị giao hàng có trách nhiệm giao hàng, bảo quản hàng
và thu tiền từ khách. Công nợ còn tồn là do hàng chưa được giao tới tay khách, cũng
như doanh thu những tháng cuối năm lớn, nên lượng hàng giao còn tồn tỉ lệ thuận với
sự tăng trưởng của doanh thu. Tháng 8 năm 2023 là khoảng thời gian thời tiết còn
nóng, khách hàng vẫn còn tập trung vào những sản phẩm giúp chân đi thoáng mát,
thoải mái hơn, dẫn đến doanh thu chưa cao, đồng thời sự thu hồi công nợ có phần
được đảm bảo hơn. Khoản trả trước cho người bán ghi nhận số liệu biến động theo
tổng tài sản. Công ty nhập phần lớn hàng Trung Quốc về bán, giao dịch với đối tác
lớn, nhà cung cấp yêu cầu thanh toán trước 70% đơn hàng để đặt hàng, và thanh toán
30% giá trị đơn hàng còn lại khi chuẩn bị xuất kho. Có sự biến động như vậy đến từ
2 nguyên nhân chính, nguyên nhân do Covid 19, khi cửa khẩu giao thương hàng hóa
55

giữa 2 nước cũng phải thực hiện giãn cách đảm bảo an toàn trong dịch bệnh, hàng
hóa bị trì trệ ở hải quan, dẫn tới hàng hóa phải thu lại từ nhà cung cấp là rất lớn. Trong
thời gian hậu Covid 19 và nền kinh tế dần làm quen lại với nhịp độ, khoản phải thu
hàng từ nhà cung cấp lại có sự biến chuyển theo doanh thu, cũng như tình hình kinh
tế chung. Khoản phải thu khác ghi nhận khoản phải thu hàng hóa bị hoàn lại từ đơn
vị vận chuyển. Khi giá trị hàng hóa nhỏ, dẫn đến có thể thấy tình trạng đơn hàng được
xử lý nhanh, và các đơn hàng bất thường được theo dõi sát sao và triệt để. Khoản mục
hàng tồn kho là một trong số những khoản mục được quan tâm nhất, do chiếm một
tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Sự biến động của hàng tồn kho cũng theo chiều hướng
của tổng tài sản. Công ty để hàng tồn lớn, sẽ đối mặt nhiều hơn với những rủi ro như
thời tiết, các yếu tố tác động khác bên ngoài. Vòng quay hàng tồn kho qua các năm
được thể hiện trong bảng sau:

Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09 năm 2023

2.73 3.16 2.01

Có thể thấy, chỉ số vòng quay hàng tồn kho trong công ty là khá cao, càng cho
thấy công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong công ty.
Tuy nhiên, công ty sẽ cần chú ý tới lượng hàng dự trữ trong kho để đảm bảo nguồn
cung, đặc biệt khi hàng nhập khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro về thời gian hàng về kho. Tài
sản khác có sự biến động không lớn trong công ty, do là một công ty thuần thương
mại, chủ yếu là các công cụ dụng cụ, và không phát sinh nhiều về việc cần mua sắm
các tài sản có giá trị lớn mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh vận hành trong
công ty. Nhìn vào tình hình tài sản theo cơ cấu, thấy tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài
sản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các chỉ tiêu còn lại. Agiay là loại hình công ty kinh
doanh có doanh thu lớn từ việc cung cấp dịch vụ, tuy nhiên không cần nhiều tài sản
cố định.
56

Dưới đây là tình hình tài sản của công ty qua các năm theo giá trị và cơ cấu:

NGUỒN VỐN Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09/2023

Nợ phải trả 2.100.301.668 4.966.158.270 4.798.367.625

- Phải trả người bán 1.052.194.973 999.626.495 695.340.061

- Phải trả người lao động 210.371.726 191.088.888 186.320.277

- Vay và nợ thuê tài chính 837.734.970 3.775.442.887 3.916.707.287

Vốn chủ sở hữu 7.520.489.692 636.542.494 1.475.822.485

- Vốn góp của chủ sở hữu 3.154.580.495 974.360.070 974.360.070

- Lợi nhuận sau thuế chưa


4.365.909.197 (337.817.576) 501.462.415
phân phối

TỔNG 9.620.791.360 5.602.700.764 6.274.190.110

Bảng 3. Tình hình nguồn vốn theo giá trị từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)

NGUỒN VỐN Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09/2023

Nợ phải trả 21,83% 88,64% 76,48%

- Phải trả người bán 10,94% 17,84% 11,08%

- Phải trả người lao động 2,19% 3,41% 2,97%

- Vay và nợ thuê tài chính 8,71% 67,39% 62,43%

Vốn chủ sở hữu 78,17% 11,36% 23,52%

- Vốn góp của chủ sở hữu 32,79% 17,39% 15,53%


57

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 45,38% (6,03%) 7,99%

TỔNG 100% 100% 100%

Bảng 4. Tình hình nguồn vốn theo cơ cấu từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
Phân tích tình hình nguồn vốn theo giá trị và cơ cấu của công ty từ năm
2021 đến tháng 09 năm 2023
Do tài sản bằng nguồn vốn, nên cũng có sự biến động tương tự so với tài sản.
Nguồn vốn được ghi nhận ở mức cao nhất trong 3 thời điểm nghiên cứu với giá trị:
9.620.791.360 đồng ở năm 2021; năm 2022 giảm sâu chỉ còn 5.602.700.764 đồng và
ghi nhận sự phục hồi với 6.274.190.110 đồng vào tháng 9 năm 2023, và con số này
sẽ còn tăng lên cao hơn nữa khi công ty kinh doanh tiếp trong 4 tháng cuối năm 2023.
Với khoản mục nợ phải trả người bán, ghi nhận khoản phải trả giảm nhẹ dần qua các
năm. Ngoài nhà cung cấp nước ngoài ở Trung Quốc, công ty có nhập hàng giày nội
địa Việt Nam. Nếu như ở Trung Quốc cần tuân thủ các chính sách về thanh toán, thì
các nhà cung cấp ở Việt Nam sẽ có khả năng chiếm dụng vốn cao hơn, để công ty có
thể tự chủ hơn trong dòng tiền của mình, và tận dụng lợi thế nguồn cung, để vẫn giữ
uy tín với nhà cung cấp, vẫn có thể xoay xở được dòng tiền. Khoản mục phải trả
người lao động ghi nhận khoản phải trả giảm dần qua các năm. Khi thực tế nhân sự
trong công ty được tinh gọn qua thời gian, đội ngũ nhân sự được đảm bảo hơn về
nhiều mặt, hỗ trợ cho công ty phát triển. Khoản mục vay và nợ thuê tài chính ghi nhận
sự tăng vọt trong năm 2022 và tiếp tục tăng trong năm 2023, khi công ty có dự định
phát triển quy mô, thay vì chuyên bán online, chuyển thể sang thêm cả hình thức bán
cửa hàng, và dự định mở các chuỗi cửa hàng ở một số tỉnh thành phía Bắc Việt Nam,
đây là khoản vay và nợ thuê tài chính từ cá nhân và không lấy lãi (uy tín từ người cho
vay). Khoản mục vốn góp của chủ sở hữu giảm mạnh từ năm 2021 qua năm 2022 và
giữ nguyên mức khi sang năm 2023, khoản rút vốn góp đã được trình bày ở phần tài
sản, ảnh hưởng một phần không nhỏ đến hoạt động vận hành của công ty, đòi hỏi
phải tối ưu chi phí và các chi phí khác nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh được tiếp
58

diễn và đạt hiệu quả. Khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối ghi nhận sự biến
động lớn giữa các năm. Trong năm 2021, khi thực hiện giãn cách xã hội, công ty cũng
tuân thủ và triển khai cho nhân sự thực hiện làm việc tại nhà, chỉ có bộ phận kho cắt
cử nhân sự ở kho và triển khai các công việc. Dẫn đến không phát sinh nhiều những
chi phí liên quan đến vận hành như khi làm việc trực tiếp. Trong năm 2022, công ty
triển khai cho nhân sự đi làm trực tiếp, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí vận hành công
ty, cũng như chưa kiểm soát được chi phí đầu ra, và những biến động của thị trường,
vừa làm doanh thu sụt giảm và vừa làm tăng chi phí, dẫn đến không mang lại lợi
nhuận cho công ty. Và trong năm 2023 ghi nhận sự phục hồi sau những năm bị ảnh
hưởng bởi đại dịch và thị trường. Theo cơ cấu nguồn vốn của công ty, cho thấy sự
đảo ngược trong cơ cấu giữa năm 2021 và năm 2022, năm 2023. Cho thấy khoản nợ
phải trả lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Và đang có sự phục hồi, đưa về cân
bằng cho công ty. Có thể thấy, sự chênh lệch quá lớn này sẽ đem lại rất nhiều rủi ro
tiềm ẩn về mặt tài chính, tạo ra áp lực và công ty phải hết sức chú ý với tình hình
nguồn vốn hiện tại.
3.2.1.2. Khái quát biến động doanh thu - chi phí - lợi nhuận
Dưới đây là tình hình tài sản của công ty qua các năm theo giá trị và cơ cấu:

BC KQKD Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09/2023

1. Doanh thu thuần 35.532.600.495 30.722.257.967 22.208.381.323

2. Giá vốn hàng bán 11.540.472.164 11.189.202.011 8.315.998.987

3. Lợi nhuận gộp 23.992.128.331 19.533.055.956 13.892.382.336

4. Doanh thu tài chính 302.615.947 15.774.377 6.803.878

5. Chi phí tài chính - - -

6. Chi phí bán hàng 19.851.316.608 17.340.426.254 11.608.548.387

7. Chi phí quản lý công ty 940.058.654 2.159.147.722 1.212.065.498


59

8. Lợi nhuận thuần từ


3.503.368.842 49.256.361 1.078.572.329
hoạt động kinh doanh

9. Thu nhập khác 97.045.906 120.442.566 90.821.977

10. Chi phí khác 37.602.967 464.355.530 96.975.000

11. Lợi nhuận khác 59.442.939 (343.912.964) (6.153.023)

12. Lợi nhuận kế toán


3.562.811.781 (294.656.603) 1.072.419.306
trước thuế

13. Chi phí thuế thu nhập


712.562.356 214.483.861
công ty

14. Lợi nhuận sau thuế 2.850.249.425 857.935.445

TỔNG 100% 100% 100%

Bảng 5. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận theo giá trị từ năm 2021 đến
tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)

BC KQKD Năm 2021 Năm 2022 Tháng 09/2023

1. Doanh thu thuần 100,00% 100,00% 100,00%

2. Giá vốn hàng bán 32,48% 36,42% 37,45%

3. Lợi nhuận gộp 67,52% 63,58% 62,55%

4. Doanh thu tài chính 0,85% 0,05% 0,03%

5. Chi phí tài chính - - -

6. Chi phí bán hàng 55,87% 56,44% 52,27%


60

7. Chi phí quản lý công ty 2,65% 7,03% 5,46%

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động


9,86% 0,16% 4,86%
kinh doanh

9. Thu nhập khác 0,27% 0,39% 0,41%

10. Chi phí khác 0,11% 1,51% 0,44%

11. Lợi nhuận khác 0,17% (1,12%) (0,03%)

12. Lợi nhuận kế toán trước thuế 10,03% (0,96%) 4,83%

13. Chi phí thuế thu nhập công ty 2,01% 0,97%

14. Lợi nhuận sau thuế 8,02% 3,86%

TỔNG 100% 100% 100%

Bảng 6. Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận theo cơ cấu từ năm 2021
đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)

Phân tích tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận theo giá trị và cơ cấu
của công ty từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
Doanh thu trong năm 2022 có sự sụt giảm so với năm 2021, và ghi nhận về
khả năng doanh thu khi kết thúc năm 2023 sẽ cao hơn năm 2022. Dựa vào tình hình
thực tế trong các năm, trong năm 2021, trong khi nhiều công ty ở tình trạng khó khăn
khi dịch Covid 19 bùng nổ, một số tình trạng chung như vừa không đẩy được hàng
hóa, chi phí phát sinh tăng một cách lãng phí, ví dụ như chi phí thuê nhà, do không
dự đoán được khoảng thời gian kết thúc dịch bệnh nên nhiều công ty không muốn
hủy hợp đồng vì lo lắng rủi ro phải tìm nơi thuê mới hoặc khách hàng phải quen với
sự thay đổi địa điểm của cửa hàng quen thuộc,... Tuy nhiên, Agiay cũng gặp một số
61

khó khăn khi bắt đầu dịch Covid 19 bùng nổ, tuy nhiên qua năm 2021 đã có sự chủ
động hơn với các khoản chi phí, cũng như do có lợi thế về thị trường như: nhu cầu
mua sắm trực tuyến của khách hàng trong đại dịch Covid 19 tăng cao, Agiay.com lại
là công ty kinh doanh thuần trên các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội, sàn thương
mại điện tử,... dẫn đến chi phí vật lực không bị hao tổn, và vẫn có được lượng khách
hàng thu hút và đến đều dù cho dịch bệnh đã là rào cản rất lớn với rất nhiều công ty
khác. Năm 2022, nền kinh tế chung của cả thế giới có nhiều biến động, hậu Covid 19
đem lại những tác động khó lường với các công ty, và Agiay cũng phải đối mặt và
thích nghi với thực tế thị trường trong thời kỳ này. Doanh thu có sự sụt giảm, khi nhu
cầu, tâm thế của khách hàng đã có sự thay đổi. Khách hàng cũng đã quay trở lại với
nhịp sống làm việc trực tiếp, nên thời gian để giành cho các trang mạng xã hội không
còn nhiều như trong thời gian dịch bệnh, đồng thời nhu cầu được trải nghiệm sản
phẩm thực tế đã cao hơn trước khi quyết định mua hàng, do không còn bị rào cản là
giãn cách xã hội, cùng với đó là nhu cầu đã có sự thay đổi, đòi hỏi công ty cần có
những chiến lược mới, để cải thiện ngoài sản phẩm, còn là dịch vụ đối với khách
hàng. Doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2023 đem đến cho một dự báo rằng khi kết
thúc năm 2023, doanh thu sẽ có phần nhỉnh hơn so với năm 2022, và sẽ cần có sự nỗ
lực lớn hơn để có được mức doanh thu của năm 2021. Vì sản phẩm mang đặc thù về
mặt thời tiết, nên doanh thu của quý cuối năm và những tháng đầu năm sẽ có nhiều
khởi sắc, vì thời tiết của miền Bắc trong những khoảng thời gian trên sẽ rất lạnh, phù
hợp cho việc đi giày, đảm bảo sức khỏe và có tính thẩm mỹ cao. Các khu vực miền
Trung và miền Nam có ảnh hưởng và có không khí se lạnh, nên cũng sẽ có nhu cầu
với các mặt hàng giày cao hơn.
Đối với giá vốn hàng bán, trong năm 2022 chứng kiến tình hình kinh tế xã hội
leo thang trên toàn thế giới, cùng với hậu quả của đại dịch mới bắt đầu khiến cho toàn
nền kinh tế gặp nhiều biến động. Thực tế trong công ty, có thể thấy, mặc dù doanh
thu đã giảm nhưng giá vốn chỉ giảm xấp xỉ 300.000.000đ so với năm 2021, có thể
thấy giá vốn hàng nhập vào đã có dấu hiệu tăng, tỷ giá ngoại tệ cũng như những chi
phí vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp ra cảng, từ cảng về tới kho hàng hóa của
62

công ty cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Kết thúc năm 2023, dự kiến giá vốn cũng sẽ
không có biến động nhiều so với năm 2021 và năm 2022.
Các khoản doanh thu tài chính có sự giảm mạnh sau năm 2021. Nguyên nhân
đến từ việc công ty rút các khoản đầu tư, tiết kiệm để phục vụ cho năm kinh doanh
2022, khi tình hình gặp nhiều biến động, chi phí gia tăng đòi hỏi công ty cần có sự
xoay xở phục vụ quá trình kinh doanh và vận hành.
Công ty không có chi phí tài chính, do có khoản vay nhưng người cho vay
không lấy lãi, và công ty không lựa chọn hình thức vay ngân hàng.
Chi phí bán hàng biến đổi theo doanh thu, chiếm tỷ lệ trên 50% trên doanh thu
thuần. Hiện tại, chi phí bán hàng đang là khá lớn trong cơ cấu các chi phí. Trong năm
2021, mặc dù dịch bệnh Covid 19, vì hàng hóa vẫn được xuất đi đều đặn nên các chi
phí liên quan như chi phí chạy quảng cáo, chi phí bao bì, tem nhãn mác sản phẩm và
chi phí nhân lực phục vụ kinh doanh vẫn được duy trì. Chi phí bán hàng đã có dấu
hiệu tăng nhẹ trong năm 2022, mặc dù doanh thu giảm, cho thấy sự thay đổi môi
trường làm việc: từ trực tuyến sang trực tiếp có sự tác động nhỏ tới chi phí bán hàng.
Dự báo khi kết thúc năm 2023, sẽ thấy được kết quả khả quan của sự tối ưu, tiết giảm
chi phí bán hàng hiện đang lãng phí, và cần tiết kiệm trong thời gian của những tháng
cuối năm 2023, đặc biệt khi các tháng cuối năm sẽ ghi nhận những kết quả khởi sắc
trong doanh thu bán hàng hóa.
Đối với chi phí quản lý công ty, có thể thấy có sự tăng vọt trong chi phí từ năm
2021 sang năm 2022, như các nguyên do đã phân tích, các chi phí liên quan đến vận
hành sẽ tăng mạnh khi chuyển đổi phương thức làm việc từ trực tuyến sang trực tiếp.
Khi các chi phí điển hình như thuê văn phòng, văn phòng phẩm, điện, nước phục vụ
vận hành,... sẽ bắt đầu phát sinh. Chiếm tỷ trọng lớn vẫn là chi phí liên quan đến nhân
lực, hiện đang phục vụ vận hành tại công ty.
Kết quả lợi nhuận sau thuế ghi nhận 8.02% trong năm 2021; kinh doanh lợi
nhuận âm trong năm 2022 và đang có sự phục hồi nhẹ với 3.9% trong tháng 09 năm
2023. Đây là kết quả khá ứng với tình hình thực tế trong nội tại công ty và thị trường
kinh tế của toàn thế giới nói chung và trên đất nước Việt Nam nói riêng; và đó cũng
63

là sự nỗ lực của toàn bộ những nhân sự trong công ty, cùng đồng hành và vượt qua
giai đoạn đầy khó khăn và thử thách trước, trong và sau đại dịch.
3.2.1.3. Phân tích các chỉ số
¨ Chỉ số đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,40 1,73 1,58

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu 0,28 7,80 3,25

Bảng 7. Chỉ số đòn bẩy tài chính từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
Đối với tỷ số nợ trên tổng tài sản, trong công ty ghi nhận con số biến động qua
các năm. Năm 2021 ghi nhận chỉ số là 0,4 lần, như vậy công ty ở thời điểm này gặp
ít rủi ro, và tỷ lệ nợ ít hơn nhiều so với tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, chỉ số này
lại tăng mạnh vào năm 2022, khi công ty có một khoản vay cá nhân lớn, dẫn tới những
rủi ro nhất định cho công ty khi rơi vào khả năng mất cán cân giữa nợ và tài sản của
công ty, con số đang giảm dần và ghi nhận phục hồi trong năm 2023.
Trong năm 2021, công ty tự chủ được tài chính khi có vốn chủ sở hữu lớn, nên
chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0.28. Tuy nhiên, trong năm 2022, chủ công ty vừa
rút vốn ở những tháng đầu năm và vay cá nhân không lấy lãi ở những tháng cuối năm,
dẫn đến con số cao tới kỷ lục, và gặp rủi ro rất lớn trong việc trả nợ. Chỉ số nợ so với
vốn chủ sở hữu ghi nhận giảm sâu, và có xu hướng tích cực trong năm 2023.
64

¨ Chỉ số thanh toán

Chỉ số thanh toán Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Chỉ số thanh toán hiện hành 4,58 1,13 1,31

Chỉ số thanh toán nhanh 2,52 0,58 0,63

Bảng 8. Chỉ số thanh toán từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
Các tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của Công ty TNHH Agiay.com qua các
năm có những biến chuyển rõ rệt.
Khả năng thanh toán hiện hành giảm mạnh từ năm 2022, và có xu hướng phục
hồi từ năm 2023. Có thể thấy, sự thay đổi của các chỉ số ứng với sự thay đổi của tình
hình chung của công ty theo từng thời kỳ. Năm 2021, chỉ số thanh toán hiện hành lên
mức rất cao so với mặt bằng chung, điều đó thể hiện là chỉ số cho thấy tài sản của
công ty bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng
tài sản của công ty là không cao. Tuy nhiên nhìn lại tình hình thực tế ở năm 2021, do
là một công ty thuần thương mại, nên không cần nhiều những tài sản lớn như máy
móc, các thiết bị phức tạp, mà chủ yếu là công cụ dụng cụ phục vụ mục đích vận
hành. Khi dịch bệnh bùng nổ, công ty thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị, khi đó
tài sản của công ty được xoay vòng linh hoạt nhất đó là hàng tồn kho, chiếm tỷ trọng
xấp xỉ 45% trên tổng tài sản. Ngoài ra, công ty không có những khoản vay / nợ phải
trả quá lớn để cần phải xoay xở và trả nợ kịp thời. Vậy nên thực tế công ty tại thời
điểm năm 2021, cán cân đảm bảo chi trả của tiền và tài sản ngắn so với các khoản nợ
ngắn hạn. Năm 2022 ghi nhận chỉ số thanh toán hiện hành giảm mạnh. Nguyên nhân
đến từ khoản vay lớn phục vụ cho kế hoạch, chiến lược kinh doanh mới, cùng với đó
là doanh thu sụt giảm, chi phí chưa được tối ưu một cách tốt nhất, dẫn đến chỉ số
thanh toán hiện hành có sự biến động lớn. Mặc dù giảm mạnh nhưng chỉ số vẫn đảm
bảo trên 1, cán cân thanh toán vẫn được đảm bảo, tuy nhiên ban lãnh đạo công ty cần
có những kế hoạch cho việc thanh toán, sử dụng tài sản ngắn hạn ra sao để không làm
65

mất cán cân. Năm 2023, cho thấy một sự phục hồi nhẹ cho chỉ số thanh toán hiện
hành, công ty phục hồi nhẹ sau nhiều biến động từ năm 2021 qua năm 2022. Mang
về những tín hiệu tích cực cho tình hình thanh toán trong công ty.
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Với tình hình
thực tế gắn với từng năm, đã được phân tích ở phần trên. Năm 2021, chỉ số thanh toán
nhanh đạt 2.52, khả năng thanh toán nhanh của công ty rất mạnh. Tới năm 2021, chỉ
số giảm mạnh chỉ còn 0.58, công ty rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán cao, và
ở mức thiếu tiền. Năm 2023, ghi nhận sự phục hồi khi chỉ số ở mức 0.63, khả năng
thanh toán rơi vào tình trạng bị động, cần có những chính sách hợp lý và kịp thời để
không làm mất cán cân thanh toán trong công ty.
Theo trang web stockbiz.vn, khả năng thanh toán nhanh ngành giày da năm
2023 rơi vào 0.36, và chỉ số thanh toán hiện hành ở mức 0.75. Như vậy, hiện tại cả 2
chỉ số trên ở năm 2023 của công ty đang cao hơn so với chỉ số thanh toán trên toàn
ngành. Cho thấy đó là một lợi thế của công ty trong tình hình còn biến động chung
trong nền kinh tế, nhưng cũng là lúc công ty cần nhìn vào những biến động qua các
năm trong nội tại công ty mình, để lấy đó làm tham chiếu tìm ra hướng đi phù hợp
hơn trong các hoàn cảnh thay đổi khác nhau trong tương lai gần, và xa.
¨ Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời Năm 2021 Năm 2022 Tháng 08 /2023

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh


6,33% (0,81%) 3,29%
thu ROS

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài


37,90% (46,29%) 52,54%
sản ROA

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên


53,85% (10,26%) 25,54%
vốn chủ ROE

Bảng 9. Chỉ số khả năng sinh lời từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
66

Nhìn chung, ngoại trừ năm 2022 kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thì
những chỉ số sinh lời của công ty đều có xu hướng khả quan và có tính phục hồi khá
mạnh sau những rủi ro và biến cố trong tình hình kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS giảm mạnh từ năm 2021 sang năm 2022,
và ghi nhận con số âm, sau đó phục hồi vào năm 2023 với 3,29%.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA ở mức 37.90% ở năm 2021, và giảm
sâu, âm mạnh, sau đó có sự phục hồi mạnh mẽ ở năm 2023.
- Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ ROE ở mức khá cao ở năm 2021, và giảm
sâu trong năm 2022, phục hồi năm 2023.
Như vậy, những sự biến đổi trong chỉ số đều gắn liền với thực tế công ty ở
từng thời điểm. Lý giải cho sự giảm mạnh ở các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vào năm
2022, có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:
- Công ty chưa kiểm soát tốt chi phí trong thời kỳ không còn giãn cách, khi các
công ty chuyển về trạng thái bình thường hóa.
- Doanh thu mang lại giảm so với năm 2021 do nhiều yếu tố từ nền kinh tế thị
trường, nhu cầu tiêu dùng và mua sắm online của khách hàng đã không còn
được phát huy quá nhiều tác dụng.
- Chủ công ty rút một lượng vốn lớn.
Sau sự sụt giảm mạnh, lợi nhuận âm trong năm 2022, công ty đã chứng kiến
sức phục hồi trong năm 2023.
- Công ty có sự thay đổi trong chiến lược, thay vì thuần bán hàng trên kênh
online, công ty đã mở ra cửa hàng để phù hợp hơn với thị trường, nhu cầu phục
vụ khách hàng.
- Quản lý chi phí và tối ưu chi phí đã được thực hiện một cách triệt để hơn.
Ngoại trừ những yếu tố bên ngoài tác động như đại dịch, tình hình chính trị
phức tạp, công ty cũng cần có những kế hoạch trong cách vận hành một cách kịp thời,
ra quyết định chính xác hơn, tránh dẫn đến những rủi ro tài chính, cũng như những
chỉ số bị tăng vọt rồi giảm sâu, gây nên mất cán cân thăng bằng trong công ty.
67

3.2.1.4. Phân tích Dupont mở rộng


Áp dụng phương pháp phân tích Dupont, thông qua quan hệ của một số chỉ
tiêu chủ yếu, sẽ phản ánh thành tích tài chính của Tập đoàn một cách trực quan và rõ
ràng.
Công thức: ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính

Đơn vị
Chỉ tiêu 2021 2022 Tháng 09/2023
tính

ROS 6,33% (0,81%) 3,29%

Vòng quay tổng tài sản lần 9,35 12,95 7,51

Đòn bẩy tài chính lần 0,91 0,98 1,03

ROE 53,85% (10,26%) 25,54%

Bảng 10. Dupont mở rộng từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Công ty)
Từ bảng phân tích, có thể thấy, tỷ suất ROE giảm mạnh trong năm 2022. Có
thể đánh giá năm 2022 là một năm khó khăn của công ty, lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu giảm 64,11% từ 53,85% xuống (10,26%). Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu thấp. Chủ công ty rút vốn và tăng khoản vay từ cá nhân bên ngoài
công ty không tính lãi. Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản lớn, cho thấy công ty đã có
sự sử dụng tài sản hiệu quả. Bởi sự chênh lệch lớn giữa doanh số bán vẫn khả quan
và tổng tài sản nhỏ. Đây cũng là đặc thù của ngành bán lẻ khi tính chỉ số này.
Trong năm 2023, ghi nhận sự phục hồi của công ty khi các chỉ số dần trở nên
cân bằng hơn. Doanh thu ghi nhận khá khả quan ở 8 tháng đầu năm, và dự kiến sẽ có
sự tăng mạnh hơn ở 4 tháng cuối năm trong doanh thu do tính mùa vụ, thời tiết của
sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Ngoài ra, công ty ghi nhận chỉ số vòng quay
trên tổng tài sản giảm so với năm 2023, công ty có xu hướng tích lũy và sử dụng tài
sản theo thực tế chiến lược mới trong tình hình kinh doanh và tình hình thực tế của
68

thị trường. Ngoài ra, công ty có dấu hiệu của sự tối ưu chi phí tốt hơn so với năm
2022, khi năm 2022 còn gặp nhiều khó khăn khi thay đổi hình thức vận hành, từ trực
tuyến thành trực tiếp, thì năm 2023 tình hình đã trở nên khả quan hơn và các chỉ số
được tối ưu, tiết giảm một cách phù hợp hơn. Tuy nhiên năm 2023 vẫn ghi nhận
những sự biến động lớn, và tính phức tạp của thị trường, dẫn tới công ty chưa có được
sự bùng nổ về doanh thu, mà mới ghi nhận ở mức phục hồi doanh thu. Và có sự thay
đổi trong hình thức kinh doanh, không chỉ bán hàng thuần qua hình thức trực tuyến,
công ty đã mở các cửa hàng, giúp tăng nhận diện thương hiệu và phổ biến thương
hiệu qua hình thức truyền thống, cũng như tăng trải nghiệm khách hàng theo nhu cầu
thay đổi của tình hình thực tế.
Chỉ số ROE của công ty trong 3 năm gặp nhiều biến động. ROE giảm đến từ
nhiều nguyên nhân, tuy nhiên cũng đã phục hồi nhanh chóng dù chỉ số tụt giảm một
cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, công ty sẽ cần có những chiến lược phù hợp, để các
chỉ số luôn giữ được ở thế cân bằng. Ở góc độ quản trị, những sự biến động lớn ngoài
tới từ tác động ngoại cảnh, còn là từ nội tại công ty. Công ty cần nắm vững các chỉ
số cơ bản để có bước đi và quyết định phù hợp ở từng thời điểm và mục đích kinh
doanh khác nhau.
3.2.1.5. Đánh giá chung
¨ Ưu điểm
Trong giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023, công ty đã có những
bước đi gặp nhiều biến động cả về mặt thị trường, và nội tại công ty, tác động đến sự
phát triển trong kinh doanh và vận hành. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh gặp những
biến động đó, công ty đã tận dụng được những cơ hội, mang lại lợi thế như:
- Trong thời kỳ Covid 19, rất nhiều công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cầm
cự để kinh doanh, thì Agiay.com lại có được những thành tựu nhất định trong
con đường kinh doanh của mình. Nhờ vào mô hình kinh doanh hoàn toàn qua
kênh trực tuyến, nên khi gặp trường hợp giãn cách xã hội, đó không phải rào
cản của công ty, ngoại trừ kho vận vẫn cần phải tuân thủ vì cần nhân sự trực
tiếp tới kho, đóng hàng; thì công ty do không có cửa hàng, nên các chi phí
69

không kéo theo quá nhiều, gây tổn thất, và vẫn tiếp tục phục vụ sản phẩm qua
kênh trực tuyến. Cùng với đó, công ty tận dụng được lợi thế truyền thông đã
có thể đẩy mạnh được thương hiệu trên các nền tảng số, tạo thương hiệu uy tín
với không chỉ khách hàng, mà còn là với những bên hợp tác liên quan.
- Nếu như nỗi đau khách hàng khi mua hàng trực tuyến là: hàng nhận về kém
chất lượng, sản phẩm không giống như hình ảnh truyền thông,... Thì
Agiay.com đã rất nỗ lực giúp cho khách hàng được trải nghiệm sản phẩm và
dịch vụ tốt nhất, cũng như chăm sóc khách hàng sau bán đã được đẩy nâng
cao, nhằm giúp khách hàng có được sự quan tâm kịp thời và khắc phục nỗi
đau đó.
- Dù năm 2022 là thời điểm chạm đáy, liên tục báo các chỉ số âm, nhưng công
ty đã cố gắng vượt qua và có dấu hiệu phục hồi cho năm 2023, dù còn một
thời gian nữa mới kết thúc năm tài chính 2023.
- Hưởng lợi từ hàng hóa nhập khẩu trong ngành giày da nhập khẩu được giảm
thuế suất từ 10% xuống còn 8% trong thời kỳ dịch Covid 19, công ty đã có
những chính sách cho việc nhập hàng, đẩy bán những mặt hàng mới ra thị
trường, tiết kiệm được một khoản thuế để dành cho hoạt động kinh doanh và
vận hành.
- Nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh, và nhu cầu sử dụng hàng hóa
giày, dép nói chung vẫn là nhu cầu thiết yếu, dù trong thời kỳ dịch bệnh hay
khi hết giãn cách, nên đó vẫn là lợi thế cho việc cung ứng sản phẩm ra thị
trường của Agiay.com. Mặc dù cho có sự đe dọa nhất định từ các đối thủ cạnh
tranh cùng ngành, tuy nhiên Agiay.com vẫn có cho mình thị phần nhất định và
phát triển theo thời gian.
Tác động từ những yếu tố nội tại, yếu tố khách quan bên ngoài giúp cho doanh
thu của công ty luôn ở mức khá cao, dù có sự sụt giảm nhưng với quy mô thực tế của
công ty thì đó vẫn là con số mang lại kỳ vọng và khả quan.
Công tác quản lý chi phí vận hành công ty và chi phí bán hàng đã có dấu hiệu
tốt hơn theo thời gian, khi công ty tự rút kinh nghiệm từ những thực tế đã trải qua
70

theo biến động của thực tế kinh tế thị trường, xã hội. Công ty thích ứng khá nhanh,
chấp nhận rủi ro để hướng đến những điều mới, đặc biệt là luôn cố gắng để đem lại
cho khách hàng có được trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, cũng như nhân sự trong công
ty có được môi trường làm việc tốt.
Khoản vay của công ty trong năm 2022 và năm 2023 lớn, dẫn đến có những
chỉ số bị ảnh hưởng, tuy nhiên xét theo hướng tích cực, công ty có được khoản vay
từ cá nhân không trả chi phí lãi vay, để phục vụ cho hoạt động đầu tư cơ sở kinh
doanh mới, được đi vào hoạt động và mang lại những khả quan bước đầu.
Công ty luôn để hàng tồn kho ở mức sẵn sàng bán và không quá cao so với
doanh thu bán được trong từng thời kỳ; thử độ nhạy của hàng hóa với nhu cầu ở từng
thời điểm của khách hàng để có kế hoạch nhập hàng hợp lý, tránh để khách hàng chờ
đợi một thời gian dài, đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và công
việc kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ.
¨ Nhược điểm
Mặc dù đã có được những thành công nhất định, công ty vẫn cần lưu ý về
những biến động thiếu tích cực trong năm tài chính 2022.
Khả năng thanh toán giảm đột ngột
Trong giai đoạn được phân tích, các chỉ số về khả năng thanh toán hiện thời,
khả năng thanh toán nhanh của công ty dù vẫn giữ dấu hiệu khả quan so với trung
bình ngành, tuy nhiên là một con số có thể gây mất cán cân thanh toán trong vận hành
công ty. Do chỉ số thay đổi đột ngột, giảm sâu. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc
doanh thu giảm từ nhu cầu của thị trường,...; các khoản chi phí do việc tác động từ
ngoại cảnh, tình hình kinh tế chính trị leo thang dẫn đến chi phí gia tăng, cùng với đó
là hết giãn cách xã hội, nhân sự làm việc trực tiếp dẫn đến có những chi phí cần chi
trả lớn để vận hành công ty; cùng với đó là chủ công ty rút vốn và công ty vay một
khoản vay lớn nhằm thực hiện một mô hình kinh doanh mới. Dẫn đến sự biến động
rất lớn trong cán cân thanh toán.
Tỷ trọng các khoản tiền và tương đương tiền trong tổng tài sản sụt giảm mạnh,
do dòng tiền hoạt động kinh doanh âm. Dòng tiền là yếu tố quan trọng phản ánh hiệu
71

quả kinh doanh, cho dù doanh thu của công ty được khá lớn,nhưng các khoản chi phí
không tiết giảm và tối ưu được. Chủ công ty rút vốn ngay trong thời điểm công ty cần
dòng tiền để hoạt động, chi trả các chi phí phát sinh khi hết giãn cách.
Công ty đã đồng thời vay một khoản lớn, để phục vụ mô hình kinh doanh mới
trong công ty, và cũng là bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong dòng tiền.
Khả năng sinh lời năm 2022 giảm mạnh
Trong năm 2022, công ty đã sử dụng phần lớn dòng tiền ra cho các chi phí bán
hàng và chi phí quản lý công ty. Do doanh thu thu về sụt giảm, cùng với các chi phí
phát sinh lớn, dẫn đến không có sự sắp xếp, chuẩn bị tốt cho kế hoạch của những chi
phí đã phát sinh.
Giá vốn trong năm 2022 có sự tăng nhẹ, khi có sự ảnh hưởng bởi tình hình
kinh tế và chính trị phức tạp. Lạm phát Việt Nam tăng 3.15% so với năm 2021. Có
thể thấy, một trong số những nguyên nhân tác động đến sự tăng giá vốn, là giá vận
chuyển; khi tình hình giá xăng dầu tăng cao, lập đỉnh, nguyên nhân từ việc EU đưa
ra đề xuất cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu từ Nga và OPEC, không tăng sản
lượng so với kế hoạch như đề xuất của EU, trong nước là tình hình thiếu xăng cục
bộ, đứt gãy do chi phí chiết khấu cho các nhà bán lẻ quá thấp, dẫn đến họ không muốn
bán ra thị trường, giá xăng tác động lên ngành vận chuyển nói chung, dẫn đến có sự
biến động trong giá vốn.
Để cải thiện tình hình tài chính hiện tại, công ty cần lưu ý hơn trong công tác
quản lý hiệu quả các chi phí, đo lường hiệu quả của kế hoạch đã đề ra so với thực tế
thực hiện trong công ty.
3.2.2. Đo lường hiệu quả lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH Agiay.com
Một trong số những yếu tố ảnh hưởng nhất đến tình hình kinh doanh qua các
năm đó là tính mùa vụ đặc thù của sản phẩm. Quý 1 và quý 4 của thời tiết Việt Nam
là thời điểm thời tiết mùa đông và mùa xuân, thời tiết trở lạnh ở miền Bắc và có se
lạnh ở miền Nam dẫn đến nhu cầu cho việc mua giày sẽ tăng cao, quý 2 và quý 3 thời
tiết thường hanh khô và nắng nóng, doanh thu bán giày sẽ có biến động giảm so với
72

2 quý còn lại trong năm. Số liệu trên được đo lường qua tỷ lệ từng quý qua 4 năm từ
năm 2020 đến năm 2023 như sau:
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Năm 2020 33,31% 18,25% 17,94% 30,50%
Năm 2021 40,12% 20,74% 12,52% 26,62%
Năm 2022 37,32% 20,52% 16,78% 25,38%
Năm 2023 27,94% 22,19% 22,39% 27,48%
(dự báo)
Bảng 11. Tỷ trọng doanh thu từng quý qua các năm
3.2.2.1. Đo lường năm tài chính 2021
¨ Xác định mục tiêu tài chính
Năm 2021 là năm thứ hai cả thế giới chống trọi với dịch bệnh Covid 19, và
là năm bắt đầu có dấu hiệu hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất của dịch bệnh, về
cả nền kinh tế và nguồn nhân lực ảnh hưởng. Điểm qua 4 đợt dịch bùng nổ, ghi
nhận những hậu quả về người sau đây:
F0 mắc bệnh F0 nhập cảnh Tử vong
22/1/2020 – 22/7/2020 309 106 0
23/7/2020 – 27/1/2021 1073 63 35
28/1/2021 – 26/4/2021 910 391 0
27/4/2021 đến nay 2.149.095 36.849
Bảng 12. Số liệu số người nhiễm Covid 19
Trong năm 2020, mặc dù đã bước vào thời kỳ đầu tiên của dịch bệnh, tuy nhiên chưa
có giãn cách xã hội được thực hiện một cách chặt chẽ ở nửa sau năm 2020. Đến năm
2021 là năm giãn cách hoàn toàn, thời kỳ toàn bộ các công ty trên toàn lãnh thổ Việt
Nam đều gặp nhiều những vấn đề khó khăn. Trước hết là nguồn cung, doanh nghiệp
nhập khẩu hàng hóa phần lớn ở Trung Quốc, gặp rủi ro hàng bị tồn ở biên giới không
về được do giãn cách giữa các đất nước, nguồn cung nội địa cũng gặp tình trạng tương
tự về mặt khó khăn hơn trong huy động nhân sự gia công phục vụ tạo ra thành phẩm
cung cấp cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp dự đoán về sức mua sẽ có
phần sụt giảm so với năm 2020 do dự báo về tình hình dịch bệnh vẫn sẽ kéo dài và
73

có khả năng bùng phát nghiêm trọng, kinh tế khó khăn dẫn đến người dân sẽ có phần
cân nhắc nhiều hơn trước khi thực hiện mua hàng hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp xây
dựng mô hình kinh doanh, bán hàng toàn phần trên nền tảng online từ khi mới khởi
sự kinh doanh, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh truyền thông quảng cáo để bán
hàng, mang lại doanh thu. Trong thời kỳ dịch bệnh đó là lợi thế của doanh nghiệp có
nền tảng online tốt. Bên cạnh đó, năm 2020 thực tế doanh thu đạt hơn
85.000.000.000VNĐ bán hàng hóa, dù trong thời điểm nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn thì công ty lại thu được nguồn doanh thu lớn. Có thể kể đến về nhu cầu của
khách hàng trong thời kỳ dịch bệnh: Khách hàng có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu
và mua sắm trực tuyến, mua sắm có thể là một hoạt động giúp giải trí hoặc thư giãn
trong bối cảnh giới hạn hoạt động xã hội; người tiêu dùng cũng có thể tìm kiếm mua
các loại giày thoải mái, đi trong nhà, phù hợp và tương thích với các hoạt động tại
nhà; một số người tiêu dùng có quyết định mua sắm giày trong tư duy “hậu dịch”, dự
đoán rằng khi dịch bệnh kết thúc hoặc giảm đi, họ sẽ có cơ hội sử dụng giày mới
trong các hoạt động xã hội và du lịch. Cùng với những phân tích về thị trường và hiểu
biết cũng như kinh nghiệm trong ngành, doanh nghiệp kỳ vọng vào doanh thu sẽ giảm
nhẹ so với năm 2020, tuy nhiên tận dụng những lợi thế ngành và của công ty, và nhu
cầu tiêu thụ của khách hàng, doanh nghiệp kỳ vọng vào mức lợi nhuận lớn. Cơ sở kỳ
vọng ngoài doanh thu còn là về mặt tiết kiệm và tối ưu chi phí. Công ty không có cửa
hàng vật lý, cũng do dự báo giãn cách kéo dài, sẽ linh hoạt trong hoạt động thuê văn
phòng và những chi phí liên quan đến vận hành quản lý doanh nghiệp, khả năng dự
báo cho khoản mục chi phí trên dựa trên thực tế lịch sử kinh doanh của công ty, cùng
với những chi phí liên quan đến nhân lực, phí duy trì các nền tảng phục vụ bán hàng
không có biến đổi nhiều. Ngoài ra chi phí bán hàng khác sẽ được dự báo theo tỷ lệ
phần trăm doanh thu, biến đổi theo dự báo của doanh thu và biến động nhiều. Một
trong số những chi phí bán hàng có giá trị lớn nhất là chi phí chạy quảng cáo trên các
nền tảng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tận dụng thuật toán của các “ông lớn” công
nghệ cùng với kinh nghiệm trong nhiều năm mang lại lợi thế trong kinh doanh của
doanh nghiệp. Như vậy, năm 2021 công ty kỳ vọng mức doanh thu giảm nhẹ so với
74

năm 2020, tuy nhiên, các khoản định phí được dự báo sẽ có thể tiết kiệm được, tuy
nhiên biến phí sẽ có thể có nhiều biến động bởi thị trường, nên chi phí có thể tăng
cao; bên cạnh đó, doanh nghiệp kỳ vọng mức lợi nhuận có giảm so với năm 2020,
tuy nhiên vẫn ở một mức lợi nhuận lớn.
¨ Thống kê dữ liệu lịch sử để mô phỏng: đối với phương pháp đo
lường của tác giả, sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận.
Năm 2021, công ty ghi nhận mức tỷ suất lợi nhuận dương, ở mức 8,51% với
doanh thu thuần đạt mức 44.346.018.433đ. Lợi nhuận phản ánh một cách rõ nét nhất
tình hình hoạt động thực tế trong doanh nghiệp, từ doanh thu và các chi phí chi cho
hoạt động kinh doanh và vận hành. Lợi nhuận ở 3 tháng 5, tháng 6, tháng 7 ghi nhận
ở mức âm, kinh doanh lỗ mặc dù mức lợi nhuận thu về có sự khởi sắc hơn 2 tháng
tiếp theo. Ở 3 tháng đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí liên quan đến pháp lý có phát
sinh, cùng với lợi nhuận giảm sâu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên mức lỗ không quá cao, dẫn đến không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, khoản giảm trừ doanh thu, tiểu mục hàng
bán bị trả lại chiếm 20,45% doanh thu bán hàng, khiến cho những chi phí như chi phí
vận chuyển, chi phí quảng cáo kéo đơn về bị chi ra và không thể thu hồi lại được.
Mức giao động của tỷ suất lợi nhuận trong năm 2021 giữa các tháng đạt giá trị nhỏ
nhất là -2.55% và lớn nhất là 17.6%.
¨ Tính độ nhạy và tìm ra yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến các yếu
tố trong kế hoạch tài chính: Doanh thu – Chi phí biến đổi – Lợi
nhuận năm 2021
Tỉ lệ tăng
Các yếu tố đầu
Thực tế 2020 Kế hoạch 2021 trưởng kỳ Độ nhạy
vào
vọng
Doanh thu 85.238.875.584 65.000.000.000 -23,74% --
Sản lượng 262.837 236.553 -10,00% 770.016
674.629
Giá bán 300.000 270.000 -10,00%
Giá vốn 19.450.200.405 16.532.670.344 -15,00% 6,94
Truyền thông
22.342.129.659 18.990.810.210 -15,00% 6,04
quảng cáo
75

Lợi nhuận 9.353.214.438 6.500.000.000 -30,51% --


Doanh thu 85.238.875.584 65.000.000.000 -23,74% 0,14
Chi phí 58.328.294.939 45.500.000.000 -21,99% 0,22
Bảng 13. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm
2021
Kết quả trên, cho thấy ở từng khoản mục, các yếu tố ảnh hưởng lớn hơn tới từng
khoản mục đó như sau:
- Doanh thu: yếu tố sản lượng tác động mạnh nhất đến yếu tố doanh thu bao gồm sản
lượng và chi phí giá vốn.
- Lợi nhuận: yếu tố chi phí tác động mạnh nhất đến yếu tố lợi nhuận.
¨ Xác định phần trăm tỷ lệ độ nhạy để làm căn cứ xác định hiệu quả
lập kế hoạch tài chính
Giá trị
Chênh
Giá trị thực tế
Độ nhạy Giá trị lệch giá
Yếu tố thực tế trên 1 Tỷ lệ độ
của yếu yếu tố trị kế
đầu vào của yếu đơn vị nhạy
tố trên 1% hoạch và
tố của yếu
thực tế
tố
Yếu tố
Sản
1.821.49 20.238.87
lượng – 236.553 2.366 770.016 11,11%
8.803 5.584
Doanh
thu
Yếu tố
16.532.6 165.326. 1.146.86 20.238.87
Giá vốn – 6,94 17,65%
70.344 703 9.616 5.584
Chi phí
Yếu tố
Chi phí – 45.500.0 455.000. 101.199. 2.853.214.
0,22 28,19%
Lợi 00.000 000 152 438
nhuận

Bảng 14. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2021


Dựa vào bảng trên, có thể thấy yếu tố sản lượng có độ nhạy nhỏ nhất trong các yếu
tố. Vì vậy, lựa chọn tỷ lệ độ nhạy của yếu tố sản lượng để làm tỷ lệ đo lường hiệu quả
của kế hoạch tài chính so với thực tế.
76

¨ Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch tài chính và thực tế


Sau khi tính ra tỷ lệ độ nhạy đo lường hiệu quả của việc lập kế hoạch tài chính so với
thực tế, ra được bảng đo lường thực tế sau trong năm 2021:
Yếu tố Kế hoạch Thực tế 2021 Tỷ lệ độ Chênh lệch
2021 nhạy
Doanh thu 65.000.000.000 55.745.617.902 ±11,11% -14,24%
Chi phí 45.500.000.000 39.894.057.543 ±11,11% -12,32%
Lợi nhuận 6.500.000.000 4.719.424.477 ±11,11% -27,39%
Trung bình 11,11% -17,98%
Bảng 15. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2021
Kết quả cho thấy, năm 2021 doanh nghiệp lập kế hoạch và kết quả kinh doanh thực
tế có sự chênh lệch lớn. Doanh nghiệp đã có hướng đi đúng trong việc phân tích tình
hình thực tế xã hội và thị trường, bằng cách kỳ vọng doanh thu giảm mặc dù năm
2020 gặp nhiều biến động nhưng doanh thu tăng mạnh, doanh nghiệp đã đặt mức kỳ
vọng vào thực tế có căn cứ, thay vì việc lựa chọn kỳ vọng doanh thu tiếp tục tăng.
Bên cạnh đó, mức chi phí đặt tỷ lệ trên doanh thu cũng cao hơn và giảm kỳ vọng lợi
nhuận. Sau khi sử dụng các yếu tố đo lường, có thể thấy với các yếu tố tác động lớn
đến doanh thu, doanh nghiệp lên kế hoạch kiểm soát những yếu tố đó một cách hợp
lý hơn. Đối với doanh thu, doanh nghiệp kinh doanh dựa trên môi trường online, có
thể đo lường tính khả thi của doanh thu qua các công cụ đo lường của các mạng xã
hội, kênh trực tiếp truyền thông để thấy khả năng, thị phần và lưu lượng khách hàng
có thể tới trong năm 2021. Đối với chi phí, các chi phí biến đổi lớn như giá vốn, chi
phí truyền thông quảng cáo cần có kế hoạch rõ ràng hơn và thực tế hơn, dù biến động
theo doanh thu, tuy nhiên những chi phí như trên vẫn có khả năng chịu nhiều tác động
từ các yếu tố bên ngoài như do giãn cách nên sản xuất giày ở Trung Quốc bị đình trệ,
khâu vận chuyển gặp nhiều vấn đề do biên giới đóng cửa. Đây là yếu tố tác động rất
lớn đến kết quả và hiệu quả của lợi nhuận, tỷ trọng của lợi nhuận nhiều giảm so với
năm 2020, nằm ngoài độ nhạy cho phép của kết quả. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về chi
phí cố định có sự tăng nhẹ so với năm 2020 mặc dù giãn cách toàn xã hội, điều này
đã được thực hiện chưa đi đúng hướng so với kỳ vọng mục tiêu ngân sách các khoản
chi của năm 2021. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn thu về mức lợi nhuận dương, với
77

hơn 10%, mức tỷ lệ lợi nhuận đạt kỳ vọng của doanh nghiệp và là mức tỷ lệ lợi nhuận
mang lại nhiều khả quan trong bối cảnh xã hội đang đối mặt với nhiều những rủi ro
trong thời kỳ năm 2021. Chênh lệch giữa tỷ lệ độ nhạy và kết quả kinh doanh thực tế
của doanh nghiệp ở mức nhỏ, mặc dù doanh nghiệp chưa đạt được các chỉ tiêu kỳ
vọng đã đặt ra, tuy nhiên đây là một kết quả khả quan và là tiền đề giành cho một
doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện việc lập và đo lường kết quả lập kế hoạch có
được sự duy trì việc lập kế hoạch và bám sát mục tiêu cho những năm kinh doanh
sau.
3.2.2.2. Đo lường năm tài chính 2022
¨ Xác định mục tiêu tài chính
Năm 2022 được dự báo tình hình dịch bệnh vẫn đang trên đà nguy hiểm và
đáng báo động, tuy nhiên những yêu cầu về giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng, hoạt
động kinh tế, xã hội dần trở lại bình thường. Sau khi chứng kiến tình hình doanh thu
sụt giảm mạnh giữa năm 2020 và năm 2021, công ty đã đặt mục tiêu doanh thu hoà
với năm 2021. Nhận thấy thị trường đã thay đổi ở nhiều mặt: khách hàng có nhu cầu
trải nghiệm về dịch vụ, mong muốn được trực tiếp trải nghiệm sản phẩm ở cửa hàng,
cũng như tự tay cảm nhận sản phẩm, cũng như những mong muốn về tính thời trang
do giảm giãn cách, người tiêu dùng có sự giao tiếp xã hội thường xuyên hơn, cần chú
trọng về mặt thẩm mỹ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận thấy rõ về bất lợi cũng như
sự đe dọa của doanh nghiệp về mặt truyền thông quảng cáo. Như một bài học trong
thời kỳ dịch bệnh về tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu, truyền thông quảng
cáo, nên làn sóng của chuyển đổi số đã lan rộng hơn, và dần dần có được những sự ý
thức hơn nhất định. Đó cũng sẽ là điểm không còn là lợi thế quá lớn của doanh nghiệp,
khi bị cạnh tranh về mô hình bán sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp đối mặt với những
áp lực về đối thủ cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành khi giãn cách
được nới lỏng, các đối thủ có những chiến lược bán mạnh mẽ hơn và hấp dẫn người
tiêu dùng hơn; ngoài ra các sản phẩm mang tính thời trang hơn đe dọa đến khả năng
tiêu thụ hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty đặt mục tiêu tập
trung lại vào kiện toàn bộ máy nhân sự, kỹ năng lãnh đạo và quản trị, chăm sóc khách
78

hàng tốt hơn vì những phản hồi chưa tích cực về mặt hàng hoá và dịch vụ khách hàng
nhận được, chưa đúng vs cam kết và giá trị nhận được trong những khoảng thời gian
dịch bệnh và trước khi dịch bệnh, khi doanh nghiệp tập trung vào phát triển doanh
thu và tăng quy mô. Dựa vào tình hình đo lường thực tế của năm 2021, có thể thấy
việc doanh nghiệp lập kế hoạch đi theo đúng hướng của thị trường và sự phát triển
của doanh nghiệp là một bước tiến trong việc lập kế hoạch và mục tiêu hướng tới, tuy
nhiên cần đánh giá một cách chặt chẽ hơn tới các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu /
chi phí / lợi nhuận để đưa ra một bản kế hoạch tài chính hoàn chỉnh nhất. Như vậy,
năm 2022 công ty kỳ vọng mức doanh thu không thay đổi so với thực tế năm 2021,
tuy nhiên kỳ vọng mức có lợi nhuận giảm do dự tính chi phí cho hoạt động vận hành
sẽ lớn, tuy nhiên mục tiêu chăm sóc khách hàng và hoạt động kinh doanh vẫn được
đảm bảo và phát triển hơn.
¨ Thống kê dữ liệu lịch sử để mô phỏng: đối với phương pháp đo
lường của tác giả, sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận.
Năm 2022 ghi nhận các mức lợi nhuận gặp nhiều biến động. Một nửa số tháng
trong năm không mang lại lợi nhuận kinh doanh, kết quả kinh doanh lỗ. Có một số
chi phí phát sinh của các tháng lỗ lớn hơn của các tháng mang lại lợi nhuận. Vì những
lý do xuất phát từ lượng hàng hoàn lớn, ngoài ra còn các chi phí liên quan đến vận
hành, hoạt động kinh doanh khi giãn cách xã hội được nới lỏng liên tục phát sinh sau
2 năm đại dịch. Doanh nghiệp chưa kiểm soát được tốt các chi phí, dẫn đến tình trạng
khi phát sinh nhiều chi phí, doanh nghiệp chưa dự báo được và chưa lên kế hoạch chi
tiền vào các khoản chi phí một cách chi tiết và hiệu quả. Ngoài ra, doanh thu không
lên được do mong muốn và nhu cầu của khách hàng về mặt trải nghiệm, cũng như
khi kết thúc giãn cách, các cửa hàng giày phục hồi, doanh nghiệp chưa kịp thời có
được chính sách thích nghi với những biến đổi thị trường ngành hàng kinh doanh
trong thực tế.
79

¨ Tính độ nhạy và tìm ra yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến các yếu
tố trong kế hoạch tài chính: Doanh thu – Chi phí biến đổi – Lợi
nhuận năm 2022
Tỉ lệ
Các yếu tố đầu tăng
Thực tế 2021 Kế hoạch 2022 Độ nhạy
vào trưởng
kỳ vọng
Doanh thu 55.745.617.902 60.000.000.000 7,63% --
Sản lượng 198.093 213.940 8,00% 268.459
Giá bán 300.000 321.000 7,00% 202.590
Giá vốn 11.189.202.011 11.860.554.132 6,00% 6,34
Truyền thông
11.884.083.107 12.597.128.093 6,00% 5,97
quảng cáo
Lợi nhuận 4.719.424.477 6.000.000.000 27,13% --
Doanh thu 55.745.617.902 60.000.000.000 7,63% 0,30
Chi phí 39.894.057.543 42.000.000.000 5,28% 0,61
Bảng 16. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm
2022
Kết quả trên, cho thấy ở từng khoản mục, các yếu tố ảnh hưởng lớn hơn tới từng
khoản mục đó như sau:
- Doanh thu: yếu tố sản lượng tác động mạnh nhất đến yếu tố doanh thu bao gồm sản
lượng và chi phí giá vốn.
- Lợi nhuận: yếu tố chi phí tác động mạnh nhất đến yếu tố lợi nhuận.

¨ Xác định phần trăm độ nhạy để làm căn cứ xác định hiệu quả lập
kế hoạch tài chính
Giá trị
Chênh
Giá trị thực tế
Độ nhạy Giá trị lệch giá
Yếu tố thực tế trên 1 Tỷ lệ độ
của yếu yếu tố trị kế
đầu vào của yếu đơn vị nhạy
tố trên 1% hoạch và
tố của yếu
thực tế
tố
Yếu tố 574.341. 4.254.38
213.940 2.139 268.459 7,41%
Sản 583 2.098
80

lượng –
Doamh
thu
Yếu tố
11.860.5 118.605. 751.607. 4.254.38
Giá vốn – 6,34 5,66%
54.132 541 504 2.098
Chi phí
Yếu tố
Chi phí – 42.000.0 420.000. 255.392. 1.280.57
0,61 5,01%
Lợi 00.000 000 410 5.523
nhuận
Bảng 17. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2022
Dựa vào bảng trên, có thể thấy yếu tố chi phí – lợi nhuận có độ nhạy nhỏ nhất trong
các yếu tố. Vì vậy, lựa chọn tỷ lệ độ nhạy của yếu tố chi phí để làm tỷ lệ đo lường
hiệu quả của kế hoạch tài chính so với thực tế.
¨ Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch tài chính và thực tế
Yếu tố Kế hoạch Thực tế 2022 Tỷ lệ độ Chênh lệch
2022 nhạy
Doanh thu 60.000.000.000 36.277.001.295 -5,01% -39,54%
Chi phí 42.000.000.000 30.688.775.987 -5,01% -26,93%
Lợi nhuận 6.000.000.000 (294.656.603) -5,01% -104,91%
Trung bình -5,01% -57,13%

Bảng 18. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2022
Năm 2022 tiếp tục ghi nhận sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ độ nhạy trong đo lường của
kế hoạch tài chính so với thực tế. Mặc dù chi phí chiếm một phần tỷ trong không nhỏ
trên doanh thu, tuy nhiên một trong số những nguyên nhân làm cho lợi nhuận thực tế
kinh doanh của năm 2022 bị lỗ là do giá trị hàng hoàn lớn. Doanh nghiệp vẫn đối mặt
với tình hình hoàn hàng trong thực tế kinh doanh. Có thời kỳ đỉnh điểm, tỷ trọng hàng
hoàn trên doanh thu chiếm tới hơn 20%. Doanh nghiệp đã có những biện pháp nhằm
lọc những tài khoản đặt hàng “ảo”, tìm kiếm khách hàng thật và chăm sóc tốt ở các
khâu từ khi hàng ra khỏi kho cho tới khi được đưa tới tận tay khách hàng. Năm 2022,
doanh nghiệp kỳ vọng mức doanh thu gần như không có sự thay đổi nhiều so với
doanh thu thực tế năm 2021, và kỳ vọng có lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu giảm sút,
lợi nhuận âm, có thể kể đến tình hình kinh doanh chung trên toàn thế giới đã gặp
81

nhiều biến động, sức mua giảm mạnh và nhu cầu mua hàng trực tiếp khi giãn cách
của dịch bệnh được nới lỏng. Bên cạnh đó, lợi thế về mô hình kinh doanh thuần trực
tuyến có khả năng sẽ trở nên không còn là lợi thế của riêng doanh nghiệp nữa khi sau
dịch bệnh, các doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu
trên các nền tảng mạng xã hội và bán hàng trực tuyến. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí
chưa lớn hơn doanh thu, tuy nhiên thì tỷ trọng của chi phí trên doanh thu là rất lớn,
chi phí phát sinh nhiều từ chi phí cố định, khi đúng như dự đoán, doanh nghiệp sẽ
thực hiện công việc trên môi trường trực tiếp, chi phí vận hành sẽ phát sinh nhiều hơn
khi làm việc trực tuyến. Sau năm 2022, doanh nghiệp cần đánh giá lại thực tế tình
hình kinh doanh, thị phần trên thị trường bán lẻ nội địa ngành giày da, kiểm soát các
nguồn lực để mang lại sự tối ưu nhất định phục vụ các mục tiêu tiếp theo của doanh
nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
3.2.2.3. Đo lường năm tài chính 2023
¨ Xác định mục tiêu tài chính
Sau 2 năm tài chính gặp nhiều biến động, đặc biệt là năm 2022 doanh nghiệp
kinh doanh không mang lại lợi nhuận, cùng với lợi thế cạnh tranh về mặt truyền thông
quảng cáo nay đã bão hòa, doanh nghiệp lựa chọn một hướng đi mới, bền vững hơn
và xây dựng doanh nghiệp mở rộng quy mô một cách có lộ trình. Có thể thấy, dù tình
hình dịch bệnh hay khi xã hội trở về hoạt động theo cách bình thường hóa, thì nhu
cầu mua giày vẫn là một nhu cầu thiết yếu và đảm bảo tính thường xuyên. Doanh
nghiệp duy trì ở một mức doanh thu vừa phải trong bối cảnh hiện nay là:
40.000.000.000đ. Ngoài ra, doanh nghiệp tập trung kiện toàn bộ máy tổ chức, tiết
kiệm chi phí và chủ yếu vào chăm sóc khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho
người dùng cuối. Trong năm 2023, doanh nghiệp tập trung vào các khâu bán hàng và
phục vụ sản phẩm, giảm tỷ lệ hoàn xuống mức dưới 17%. Doanh thu xây dựng và
hoạch định theo cơ cấu hàng chất lượng, không giảm lợi nhuận, tối ưu được các mức
chi phí chi tiêu trong doanh nghiệp ở hiện tại, kiểm soát chi phí tốt. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp tập trung cải thiện mẫu hàng hóa, chất lượng hàng hóa, giảm thiểu một
cách tối đa những mặt hàng lỗi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực hiện một mô hình
82

kinh doanh truyền thống mới, mở cửa hàng để khách hàng có thể đến trực tiếp và trải
nghiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lựa chọn nâng cao năng lực của từng
phòng / ban / bộ phận trong doanh nghiệp, tăng số giờ đào tạo, phát triển nhân sự theo
văn hóa công ty. Doanh nghiệp đặt mục tiêu chấp nhận rủi ro thấp, đạt mức có lợi
nhuận .
¨ Thống kê dữ liệu lịch sử để mô phỏng: đối với phương pháp đo
lường của tác giả, sử dụng chỉ số tỷ suất lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp ghi nhận ở mức 3.86%, có dấu hiệu phục
hồi sau năm kinh doanh 2022. Dấu hiệu đến từ việc các chi phí đã được tối ưu, mức
lợi nhuận qua các tháng luôn giữ ở mức dương, và hầu hết đều trên 100 triệu trên mỗi
kênh bán và mỗi tháng bán ra. Các tháng đạt được mức lợi nhuận thấp nhất là tháng
6, tháng 7, tháng 8 thì doanh nghiệp vẫn duy trì ở mức có lợi nhuận dương, tuy nhiên
thì mức lợi nhuận đó nhỏ. Doanh thu không khởi sắc so với năm 2021. Tuy nhiên
doanh nghiệp đã làm tốt mục tiêu giữ chi phí và kiện toàn lại nội bộ trong doanh
nghiệp. Các khoản giảm trừ giảm mạnh, xuống còn hơn 11%, dẫn đến các chi phí
khác kéo theo sẽ không còn nhiều.
¨ Tính độ nhạy và tìm ra yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến các yếu
tố trong kế hoạch tài chính: Doanh thu – Chi phí biến đổi – Lợi
nhuận tháng 08 năm 2023
Tỉ lệ tăng
Các yếu tố đầu Thực tế tháng Kế hoạch tháng
trưởng kỳ Độ nhạy
vào 08/2022 08/2023
vọng
Doanh thu 27.070.786.108 30.000.000.000 10,82% --
Sản lượng 217.376 241.287 11,00% 122.503
Giá bán 300.000 333.000 11,00% 88.764
Giá vốn 8.315.998.987 8.981.278.906 8,00% 4,40
Truyền thông
8.393.843.848 9.065.351.356 8,00% 4,36
quảng cáo
Lợi nhuận (657.334.289) 1.500.000.000 -328,19% --
Doanh thu 27.070.786.108 30.000.000.000 10,82% 0,74
Chi phí 23.218.111.518 24.000.000.000 3,37% 2,76
83

Bảng 19. Tính độ nhạy của các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính năm
2023
Kết quả trên, cho thấy ở từng khoản mục, các yếu tố ảnh hưởng lớn hơn tới từng
khoản mục đó như sau:
- Doanh thu: yếu tố sản lượng tác động mạnh nhất đến yếu tố doanh thu bao gồm sản
lượng và chi phí giá vốn.
- Lợi nhuận: yếu tố chi phí tác động mạnh nhất đến yếu tố lợi nhuận.
¨ Xác định phần trăm độ nhạy để làm căn cứ xác định hiệu quả lập
kế hoạch tài chính
Giá trị
Chênh
Giá trị thực tế
Độ nhạy Giá trị lệch giá
Yếu tố thực tế trên 1 Tỷ lệ độ
của yếu yếu tố trị kế
đầu vào của yếu đơn vị nhạy
tố trên 1% hoạch và
tố của yếu
thực tế
tố
Yếu tố
Sản
295.584. 2.929.21
lượng – 241.287 2.413 122.503 9,91%
311 3.892
Doanh
thu
Yếu tố
8.981.27 89.812.7 395.443. 2.929.21
Giá vốn – 4,40 7,41%
8.906 89 875 3.892
Chi phí
Yếu tố
Chi phí – 24.000.0 240.000. 176.757. 2.157.33
0,74 12,21%
Lợi 00.000 000 399 4.289
nhuận
Bảng 20. Tính tỷ lệ độ nhạy của các yếu tố năm 2023
Dựa vào bảng trên, có thể thấy yếu tố chi phí giá vốn có độ nhạy nhỏ nhất trong các
yếu tố. Vì vậy, lựa chọn tỷ lệ độ nhạy của yếu tố chi phí giá vốn để làm tỷ lệ đo lường
hiệu quả của kế hoạch tài chính so với thực tế.
84

¨ Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch tài chính và thực tế


Yếu tố Kế hoạch Thực tế tháng Tỷ lệ độ Chênh lệch
tháng 09 năm 09 năm 2021 nhạy
2023
Doanh thu 30.000.000.000 26.389.102.552 7,41% -12,04%
Chi phí 24.000.000.000 21.136.612.872 7,41% -11,93%
Lợi nhuận 1.500.000.000 1.072.419.306 7,41% -28,51%
Trung bình 7,41% -17,49%
Bảng 21. Đo lường sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế năm 2023
Dựa trên kết quả thực tế kinh doanh tháng 09 năm 2023 và kết quả tỷ lệ độ nhạy,
có thể thấy được sự chênh lệch giữa hai kết quả đo lường. Kết quả kinh doanh thực
tế có chiều hướng giảm hơn so với kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, tuy nhiên, mức
chênh lệch không quá lớn, và vẫn đem lại lợi nhuận kinh doanh. Trong năm 2023,
doanh nghiệp kỳ vọng tăng mạnh sản lượng bán, do doanh nghiệp ngoài kinh doanh
trên nền tảng mạng xã hội, đã mở rộng kinh doanh sang thị trường truyền thống đó là
mở cửa hàng, tăng trải nghiệm khách hàng và sự nhận diện thương hiệu qua các kênh
bán khác nhau. Năm 2023 dù chưa có sự bứt phá về mặt doanh thu, tuy nhiên việc
kiểm soát và tối ưu tốt các chi phí đã giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận ở mức
hơn 4% trong 9 tháng đầu năm 2023. Dự kiến doanh thu kỳ vọng ở năm 2023 là
40,000.000.000đ, với mức kỳ vọng này, trong quý 4 năm 2023 cần đạt được mức
doanh thu hơn 13.000.000.000đ, đây cũng là một trong 2 quý của năm có tính mùa
vụ cao, khả năng mang lại mức doanh thu như kỳ vọng. Có thể thấy các chi phí biến
đổi đã có sự giảm tỷ lệ trên doanh thu, mang lại kỳ vọng và chiến lược thực hiện cho
việc tối ưu chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có chiến lược phù
hợp thúc đẩy doanh thu, tận dụng tốt lợi thế vụ mùa của ngành hàng, sức mua vào
những tháng cuối năm, bên cạnh đó vẫn giữ hiệu quả các biện pháp quản trị doanh
nghiệp và tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí để đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng. Mặc
dù vẫn có sự chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn
đang đi đúng hướng, và cần sự bứt phá trong quý 4 để đạt được tới mức doanh thu
như kỳ vọng đã đề ra.
85

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


4.1. Kết luận
Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ phục hồi, phát triển
kinh tế, Công ty TNHH Agiay.com đã đạt được những thành tích nhất định từ khi
thành lập đến nay. Phát triển và duy trì công việc cho hơn 20 nhân sự ở mỗi thời điểm,
không ngừng đổi mới và phát triển, cải tiến và tìm những sản phẩm, mặt hàng tốt nhất
phục vụ khách hàng. Cùng với đó là sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ doanh nghiệp,
đưa doanh nghiệp có chỗ đứng trong ngành kinh doanh bán lẻ giày dép ở Việt Nam.
Phân tích tình hình tài chính và đưa ra đo lường hiệu quả của việc lập kế hoạch
tài chính giúp các nhà quản lý nhận định về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh
trong kỳ. Từ đó định hướng để nhà quản trị đưa ra các quyết định về bước đi tiếp theo
của doanh nghiệp, chủ động hơn trong các công việc quản lý dòng tiền, tài sản, nguồn
vốn, và các khoản chi phí cũng như tìm và huy động nguồn tài trợ thích hợp. Từ kết
quả nghiên cứu, bài khóa luận: “Công tác lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH
Agiay.com” đã tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích tài chính và đo lường hiệu
quả của lập kế hoạch tài chính so với thực tế tại doanh nghiệp.
- Trình bày và đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH Agiay.com, đi
qua các thời kỳ từ năm 2021 đến tháng 09 năm 2023, gặp nhiều biến động và
cách thức doanh nghiệp sống chung với tình hình kinh tế xã hội và từng bước
phục hồi sau những biến động đó.
- Từ những phân tích thực tế, và dữ liệu thu thập được tại doanh nghiệp, gợi ý
ra phương pháp và áp dụng phương pháp đo lường hiệu quả của kế hoạch tài
chính với thực tế. Do nhận thấy doanh nghiệp lập được kế hoạch, cần có một
công cụ hữu hiệu giúp đánh giá được hiệu quả, hiệu quả đó có thể đến từ kinh
nghiệm nhìn nhận và chấp nhận được của chủ quan chủ doanh nghiệp, và đó
có thể là các phương pháp được tính toán dựa trên thực tế để có góc nhìn được
phân tích rõ ràng hơn bằng các con số, tuy nhiên đề xuất phương pháp đo
lường giúp doanh nghiệp có góc nhìn cụ thể hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến
86

tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Phương pháp so sánh, kết hợp
phân tích Dupont và phương pháp sử dụng độ nhạy.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lập kế hoạch tài chính, khắc
phục những hạn chế của Công ty TNHH Agiay.com.
Lập kế hoạch tài chính là một công việc nên thực hiện và duy trì của mỗi doanh
nghiệp ở mọi quy mô, đưa những kế hoạch từ trong suy nghĩ, mong muốn của chủ
doanh nghiệp lên một bản đầy đủ và hoàn chỉnh, cho tới khi toàn thể công ty cùng
chung sức thực hiện. Sau mỗi năm tài chính là thời gian báo cáo, nhìn nhận và đánh
giá hiệu quả của kế hoạch tài chính đã lập, để thấy doanh nghiệp đã hoạt động hiệu
quả theo mục tiêu hay chưa, những điểm nào cần phát huy và những điểm nào cần
khắc phục. Một doanh nghiệp phát triển cần dựa trên nhiều yếu tố, ngoài yếu tố tăng
trưởng doanh thu, còn là tăng trưởng trong nội bộ của doanh nghiệp, tính quản trị của
chủ doanh nghiệp và kỷ luật cũng như trách nhiệm của mỗi nhân sự trong việc thực
hiện kế hoạch đã đề ra. Tính chủ động rất quan trọng, và đặc biệt là từng đường đi,
nước bước của doanh nghiệp không chỉ trong ngắn hạn, mà còn là dài hạn sẽ mang
lại những giá trị nhất định cho khách hàng, cho chính những nhân sự trong công ty
và đóng góp cho xã hội, đất nước.
Kết quả của đề tài có tính mới, cần có thời gian đo lường thêm và đánh giá
phương pháp sử dụng trong bài; và trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý thầy cô để
kết quả của đề tài được hoàn thiện hơn.
4.2. Khuyến nghị
4.2.1. Hạn chế của đề tài
Đề tài liên quan đến công tác lập kế hoạch tài chính và đo lường hiệu quả của
việc lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH AGiay.com hiện chưa được nghiên
cứu. Bên cạnh đó, đề tài như trên chưa được khai thác ở nhiều bài nghiên cứu khác,
đặc biệt là phương pháp so sánh để đo lường hiệu quả lập kế hoạch và thực tế. Vì
vậy, nghiên cứu của tác giả còn mang tính tham khảo, cần có thêm minh chứng để
khẳng định rõ hơn những kết quả của đề tài nghiên cứu.
87

4.2.2. Khuyến nghị


Để lập kế hoạch tài chính và thực hiện hành động sát với kế hoạch, tác giả đưa
ra một số khuyến nghị sau đây:
- Doanh nghiệp cần có kỷ luật tài chính rõ ràng. Khi hoạch định lập kế hoạch
tài chính, doanh nghiệp đã xây dựng các ngân sách cho từng khoản mục chi
phí và hành động để đạt được doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng, cần có một kỷ
luật rõ ràng để thực hiện, từ nhân sự cấp cao tới nhân viên.
- Khi lập kế hoạch, cần có sự nhìn nhận và đánh giá thị trường một cách rõ ràng.
Xem xét các dữ liệu từ quá khứ làm tham chiếu cho năm sau. Kết hợp với kỳ
vọng của chủ doanh nghiệp và quy mô, tiềm năng của doanh nghiệp trong
ngành, để hoạch định một mức “Doanh thu khả thi”, làm mục tiêu cho toàn bộ
doanh nghiệp cùng thực hiện.
- Phân định rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của từng phòng / ban / bộ phận trong
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.
- Đi kèm với kế hoạch tài chính là kế hoạch hành động, bao gồm các kế hoạch
thành phần khác để thực hiện trên mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
- Sử dụng công cụ đo lường đánh giá mức độ hiệu quả lập kế hoạch tài chính
qua các năm, để thấy những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch đã tác
động với mức độ thế nào, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch và ra quyết định
một cách chính xác hơn theo từng thời điểm.
88

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trong nước
1. Vương Thị Thanh Mai (2017) - “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội;
2. Nguyễn Tuấn Anh (2015) “Lập kế hoạch tài chính cho Công ty Cổ phần Đầu tư và
Xây lắp kỹ thuật hạ tầng - PIDI giai đoạn 2015 - 2017”, luận văn thạc sĩ, trường Đại
học Bách khoa Hà Nội;
3. Kiều Tuấn Anh (2015) - “Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại Công ty TNHH
Hải Bình – Tỉnh Thái Nguyên”, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội;
4. Nguyễn Thị Quyên (2012) - “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích trong công ty
cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”;
5. Nguyễn Thị Kim Anh (2010) - “Xây dựng kế hoạch tài chính năm 2010 xí nghiệp
sản xuất kinh doanh gạo an toàn của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang”;
6. TS. Nghiêm Sỹ Thương (2010) – “Cơ sở quản lý tài chính”, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.

Nước ngoài
1. Gedion Omwono (2016) – “Relationship between Financial Planning and
Financial Performance of Nandi County Government, Kenya”;
2. Annapoorna (2023) – “Financial Planning”, 11/10/2023,
https://cleartax.in/glossary/financial-planning/;
3. “What Is Financial Planning?”, 11/10/2023, https://fpamn.org/consumers/what-
is-financial-planning/;
4. Ben Geier (2023) – “What Is Financial Planning? Definition, Meaning and
Purpose”, 11/10/2023, https://smartasset.com/financial-advisor/financial-
planning-explained;
89

5. Liz Manning (2023) – “Financial Plans: Meaning, Purposes, and Key


Components”, 11/10/2023,
https://www.investopedia.com/terms/f/financial_plan.asp;

You might also like