You are on page 1of 26

KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Văn bản:

VỢ NHẶT
(Kim Lân)
I. Kiến thức chung
1. Tác giả
Nhà văn Kim Lân
Con người Sự nghiệp sáng tác
- Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, - Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ
huyện Từ Sơn (nay thuộc phường Đông năm 1941. Tác phẩm của ông được
Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh, đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy
(năm 2008 thuộc vùng Hà Nội). và Trung Bắc chủ nhật.
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông - Đề tài: Nông thôn và người nông dân
chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải Sáng lên trong tác phẩm của Kim Lân là vẻ đẹp
đi làm. tâm hồn của những người nông dân Việt Nam,
 Tấm gương về ý chí, nghị lực vươn lên những con người sống nhọc nhằn, lam lũ,
trong cuộc sống. nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc
- Đa tài: Viết văn, đóng phim,… quan, hóm hỉnh, lấp lánh sự sống.
Trong một lần trả lời báo chí về lý do dẫn đến - Quá trình sáng tác:
nghề cầm bút, nhà văn chia sẻ: “Tôi ở trong gia + Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi
đình bị khinh rẻ, ngoài xã hội cũng coi thường đi vào những đề tài độc đáo như tái
vì tôi là con vợ ba, một người ngụ cư. Chính vì hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở
muốn đòi cho mình sự công bằng với bè bạn, thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả
với làng xóm tôi chọn cách viết. Đây là cách để chim...). Các truyện: Đôi chim thành,
chứng tỏ mình không thua gì anh em, không Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách
thua gì ai. Các anh con nhà giàu, làm việc này sinh động những thú chơi kể trên, qua
việc kia, được học hành đến nơi đến chốn, còn đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn
tôi thì tôi viết”. của người nông dân trước Cách mạng
tháng Tám - những người sống cực

1
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời,


trong sáng, tài hoa.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân
tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn
chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về
làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà
từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những
tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập
truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập
truyện ngắn, 1962)
- Đặc điểm trong lối viết văn: Tuy sự
nghiệp của ông không đồ sộ, phong
phú nhưng ông vẫn tạo được cho mình
một lối viết văn riêng. Đó là một phong
cách tự nhiên, cách kể chuyện giản dị,
sinh động, gần gũi với cuộc sống, tâm
hồn và suy nghĩ của người nông dân.
1. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên thuỷ" của cuộc
sống nông thôn. – Nguyên Hồng
2. Thành công của Kim Lân, ngoài ý thức nghiêm túc về lao động nghệ thuật, chủ yếu là do năng
khiếu bẩm sinh, và một vốn sống tự nhiên của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. –
Tiến sĩ Trần Đăng Suyền
3. Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại. Kim
Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều, nhưng sáng tác của
ông đã gây ấn tượng với bạn đọc. (Hà Minh Đức)
4. Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam
Cao và Kim Lân. Sau này, viết lách được cái gì, thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn.
(Nguyễn Khải)

2
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

5. Nhà văn Kim Lân đã cống hiến trọn đời cho nền văn học mới, nêu một tấm gương cao đẹp về
lòng yêu mến, gắn bó mật thiết với cách mạng và kháng chiến, kiên định, vững vàng về bản lĩnh
nhà văn để lại cho hậu thế những tác phẩm đặc sắc, có sức sống lâu dài, làm giàu thêm văn
chương Việt, tâm hồn Việt (Hữu Thỉnh).
6. Nhà văn Kim Lân viết không nhiều và chuyên về một thể loại, lại “gác bút "sớm nhưng dấu ấn
của ông để lại trong lòng độc giả thì rất sâu đậm. Chỉ với 3 thiên truyện: Vợ nhặt, Làng, Con chó
xấu xí.. câu chữ của Kim Lân "gan lỳ" thách thức thời gian, đi vào chỗ sâu nhất của tâm trí người
đọc. (Lê Thành Nghị)
7. Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến
cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân quả là nhà
văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy. (Trần Ninh Hồ)
8. Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc, không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào
mà chỉ muốn là một người viết khiêm nhường. (Phong Lê)

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
- Truyện ngắn “Vợ nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được nhà văn Kim Lân viết trong
những ngày cách mạng tháng Tám thành công sau đó không may đã bị thất lạc bản thảo. Sau kháng
chiến chống Pháp 1954, hoà bình lặp lại, dựa vào một phần cốt truyện cũ nhà văn mới viết lại và
đặt tên cho truyện ngắn là “Vợ nhặt”.
Tác phẩm được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)
=> Tuy viết về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng nhưng tác phẩm lại ra đời sau sự
kiện nạn đói năm 1945 gần 10 năm. Quãng thời gian đó đã giúp nhà văn có cái nhìn toàn diện, sâu
sắc hơn về sức sống, sức mạnh vượt lên của người nông dân Việt Nam trong những hoàn cảnh bi
thảm, đen tối nhất. Vì vậy, tác phẩm kết thúc mang lại niềm tin, niềm lạc quan cho người đọc chứ
không bế tắc như những sáng tác về người nông dân viết trước cách mạng.
b. Tư tưởng
- Bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu dành cho con người trong hoàn cảnh bi đát giữa ranh giới mong
manh của sự sống – cái chết.

3
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Lên án, tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói kinh hoàng năm 1945, đẩy người
nông dân Việt Nam vào cảnh sống tăm tối, kiệt cùng.
- Phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất người nông dân trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Đó
là vẻ đẹp của tình người nhân hậu, bao dung, của niềm hy vọng, khao khát hướng tới tương lai dù
bị đẩy đến bờ vực cái chết.
II. Những vấn đề chính trong tác phẩm
1. Nhan đề
“Vợ nhặt”
Giải thích
- “Vợ nhặt” = “vợ” (danh từ) + “nhặt” (động từ). Nhưng khi ghép thành
một từ thì động từ “nhặt” trở thành tính từ, “vợ nhặt” ở đây dùng để
định danh một loại vợ.
- Trong ngữ pháp tiếng Việt, động từ “nhặt” thường đi liền với những
danh từ chỉ những thứ rơi rớt, vứt bỏ ... => Vợ nhặt là người vợ ngang
với vật thể bỏ đi (khác với vợ đẹp, vợ hiền có cưới hỏi). Thậm chí, nhà
văn không đặt là “Nhặt vợ” theo lôgic ngôn ngữ thông thường mà đặt
là “Vợ nhặt” vì:
+ “Nhặt vợ”: còn có cái gì đó là chủ động, có tính toán của người nhặt.
+ “Vợ nhặt”: là một sự bị động, thậm chí là được vợ theo.
 “Vợ nhặt” là vợ theo không, người vợ không mai mối, không lễ nghĩa
cưới xin. Lẽ thường, chúng ta chỉ biết tới việc nhặt nhạnh những đồ
vật, vật dụng nhỏ bé như nhặt cọng rơm ngọn cỏ, thế nhưng ở đây, có
một sự thật thật trớ trêu và bi hài đó là nhặt được vợ.
Ý nghĩa - Nhan đề truyện ngắn hoàn toàn phù hợp với tình huống bi hài, éo le
được nhà văn kể lại trong tác phẩm: Một anh nông dân tên Tràng, cục
mịch, xấu xí, ế vợ, bỗng dưng có vợ theo về nhà trong những ngày
tháng cái đói, cái chết đang đe dọa. Và chuyện anh có vợ cũng hoàn
toàn ngẫu nhiên, dễ dàng như “nhặt được” vì chỉ với bốn bát bánh đúc,
một người đàn bà xa lạ đã bằng lòng làm “vợ nhặt” của Tràng. Đó là

4
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

một tình huống vừa bi lại vừa hài, không biết nên khóc hay nên cười
khi một chuyện nghiêm túc, thiêng liêng lại diễn ra đơn giản như một
câu chuyện đùa; một việc khó khăn trọng đại lại diễn ra hết sức nhẹ
nhàng, chóng vánh. Tình huống ấy tạo ra sự ám ảnh trong người đọc.
- Nhan đề “Vợ nhặt” gắn chặt với bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm
đó là hoàn cảnh, số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn
đói năm 1945. Chỉ với 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc, vài câu nói tầm
phơ tầm phào mà đã chấp nhận theo không một người đàn ông. Ẩn
chứa sau nhan đề “Vợ nhặt” là những suy ngẫm của tác giả, đó là sự
trăn trở, xót xa trước giá trị thấp kém của con người trong hoàn cảnh
éo le, bi kịch.
- Nhan đề của tác phẩm mang sức mạnh tố cáo xã hội phong kiến và bọn
thực dân đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng thế nhưng chính câu
chuyện này cũng đã bộc lộ những vẻ đẹp của nhân dân lao động, họ
vẫn vui, vẫn không ngừng hy vọng về cuộc sống, đây cũng chính là giá
trị nhân đạo mà nhà văn muốn gửi gắm.

=> Đây là một trong những yếu tố thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
của tác phẩm.

- Khi đọc nhan đề “Vợ nhặt” chúng ta bắt gặp một điều gì đó rất lạ lùng, rất
hút, cái tên nghe có vẻ lạ lùng này đã giúp cho độc giả tò mò và nhất định phải
đọc, tìm hiểu câu chuyện này.

2. Tình huống truyện


Nội dung
Vấn đề “Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân kỳ lạ”
“Vợ nhặt là một đám cưới giữa một đám ma khổng lồ”

5
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Tình huống truyện là một trong ba yếu tố cơ bản của truyện ngắn.

Khái niệm tình huống - Tình huống truyện là tình thế nảy ra truyện, là hoàn cảnh mà nhà

truyện văn đặt nhân vật của mình vào đó để nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc
tâm lý, tính cách. Tư tưởng của mỗi thiên truyện cũng nhờ thế mà
được thể hiện đậm đà.

- Về phân loại có 3 loại tình huống truyện: Tình huống tâm trạng,
Phân loại tình huống
tình huống nhận thức, tình huống hành động. Tình huống trong
truyện
truyện ngắn “Vợ nhặt” là tình huống hành động.

Bức tranh nạn đói năm 1945


- Bức tranh xã hội rộng lớn ấy được thu nhỏ, cô đặc lại trong hình
ảnh "xóm ngụ cư". Hiện thực bi thảm ấy hắt bóng đen lên từng trang
viết, ám ảnh tâm trí người đọc.
+ Không gian hoang vắng, lạnh lẽo, u tối với 1 xóm nghèo xơ xác,
tiêu điều, heo hút, "dãy phố ụp xúp tối om", không nhà nào có ánh
đèn, lửa" thảm đạm tàn tạ."đường làng khẳng khiu, gió lạnh ngăn
ngắt",
Bối cảnh nảy sinh tình + Thời gian được tái hiện lúc chiều nhá nhem, heo hút và thời gian
huống truyện đêm vắng vẻ, âm khí nặng nề -> Thế giới chết chóc
+ Cả không gian chìm trong âm thanh ghê sợ: tiếng qụa gào từng
hồi thê thiết với những tiếng khóc hờ người chết từ xa vọng lại những
âm thanh thê lương, não ruột….
- Con người: Những người sống " khuôn mặt hốc hác, u tối" đói khát,
xanh xám, dật giờ như bóng ma" người bồng bế, dắt díu nhau xanh
xám như bóng ma,…
=> Không gian dự báo, không gian đe doạ, không gian của sự tiêu
cực, không gian của sự chết chóc.

6
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

=> Đó là bức tranh xã hội hiện thực đe doạ quyền sống của con
người, không khí thê thiết, thảm đảm lan tràn mọi nơi và bủa vây
cuộc sống.
=> Kim Lân đã thành công khi dựng lên một bầu tử khí bao trùm,
bóng đen tử thần rình rập, cuộc sống của những người nông dân
vốn đã chật vật lại càng trở nên bế tắc, cùng quẫn.
- Tác dụng:
+ Đem đến những hình dung chân thực, sống động về một kí ức đau
thương trong lịch sử dân tộc => lời tố cáo đanh thép tội ác của phát
xít Nhật, thực dân Pháp
+ Tô đậm giá trị hiện thực của tác phẩm
+ Tạo nên sự tương phản, đối lập giữa: bóng tối >< ánh sáng, cái đói
>< sự sống, hoàn cảnh bi thảm >< hơi ấm tình người

- DỊCH CHUYỂN CỦA KO GIAN: THU HẸP LẠI


+ Không gian toàn cảnh về nạn đói (nền tăm tối) được phác hoạ
thông qua các yếu tố:
+ Cánh đồng
+ Dãy nhà tối om
+ Chợ
+ Không khí
+ Âm thanh
+ Mùi vị (mùi đốt đống rấm)
+ Hình ảnh con người
=> Tính chất dự báo, đe doạ, tâm lý tiêu cực, bi quan
=> KHÔNG GIAN CỦA SỰ CHẾT CHÓC.
+ Không gian hàng nước – Tràng “nhặt vợ”.
Không gian như thứ thuốc thử:

7
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Sự lựa chọn giữa miếng ăn – nhân phẩm của người vợ nhặt => đau
xót => hình ảnh người đàn bà trơ trẽn, mất nhanh cách chỉ vì miếng
ăn.
Sự lựa chọn của việc thấu hiểu + sẻ chia – ko thấu hiểu sẻ chia, sử
chia ở Tràng.
=> “Cái chết” trong ý thức nhân phẩm của một người phụ nữ bị cái
đói dồn đến bước đường cùng.
=> “Sự sống” của tình thương.
=> KHÔNG GIAN SỰ THỬ THÁCH (thái độ, hành vi => miếng ăn –
nhân cách).
+ Không gian xóm ngụ cư
Không gian lan toả niềm vui và hơi ấm
+ gương mặt Tràng
+ hành vi của Tràng + người vợ nhặt
+ tiếng trêu đùa của trẻ con
+ niềm vui của những người dân xóm ngụ cư
=> KHÔNG GIAN SỰ SẺ CHIA (NIỀM VUI, LO TOAN)
+ Không gian gia đình của Tràng
(căn nhà, chiếc giường, phòng tân hôn, căn nhà + vườn tược, bữa
cơm ngày đói – mâm cơm)
=> Không gian của đón nhận, yêu thương, gắn kết, khao khát, hy
vọng + nỗi lo âu, xót xa, buồn tủi
=> Chất keo gắn kết, hoà hợp các mối quan hệ
=> 1 con đường/1 lối thoát/1 tia hy vọng đã được mở ra
=> KHÔNG GIAN TÌNH NGƯỜI + NIỀM TIN YÊU SỰ SỐNG.

BIẾN CHUYỂN CỦA KHÔNG GIAN: CHẾT CHÓC – SỰ SỐNG - LẠNH


LẼO - ẤM ÁP - ĐEN TỐI – HY VỌNG - BÓNG MA – ĐOÀN NGƯỜI
- VẬN ĐỘNG CỦA THỜI GIAN: BÓNG TỐI – ÁNH SÁNG

8
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Tràng là một anh thanh niên thô kệch, xấu xí, gia cảnh nghèo khó
sống cùng mẹ già trong nạn đói. Với hoàn cảnh của Tràng anh chưa
bao giờ nghĩ tới việc lấy được vợ thế nhưng trong hoàn cảnh cái đói
Nội dung tình huống bủa vây, Tràng lại nhặt được vợ chỉ sau 2 lần gặp gỡ với câu hò tầm
phơ tầm phào và 4 bát bánh đúc. Có một người phụ nữ đã theo
không anh về nhà làm vợ. Sau sự việc ấy đã hé mở một câu chuyện
đầy éo le nhưng vô cùng cảm động.
- Sự đảo lộn về giá trị: Tràng: Một gã trai nghèo khổ, thô kệch,
là dân ngụ cư, đang sống với mẹ già, công việc không ổn
định, bấy lâu nay ế vợ bỗng dưng lại lấy được vợ - nhặt được
vợ (là vợ theo không)
- Cuộc hôn nhân ngược đời: Lấy vợ trong lúc không ai đi lấy
vợ, không nên lấy vợ: nạn đói khủng khiếp đang lăm le cướp
đi mạng sống của con người.
- Nghịch lý: một đám cưới thiếu tất cả nhưng lại đầy đủ tất cả
- tình cảm của những con người trong cuộc, ngoài cuộc dành
cho nhau trong cơn đói khát khủng khiếp.
Diễn biến tình Lạ lùng, - Trong hoàn cảnh đó, người ta chỉ nghĩ tới miếng ăn, làm sao
huống truyện kỳ lạ cho thoát được khỏi cái đói chứ mưu cầu về hạnh phúc quả
thực quá xa xỉ.
 Tràng lấy vợ đã gây ngạc nhiên cho cả người trong và ngoài
cuộc.
+ Trong cuộc:
• Bà cụ Tứ có những xáo trộn vè tâm lý: từ bất ngờ,
ngạc nhiên đến xót xa, buồn tủi, thương cho số phận
của những đứa con.
• Tràng là người phụ nữ chủ động đưa người phụ nữ
về nhưng cảm giác ngạc nhiên vẫn bám đuổi, anh
vẫn chưa dám tin vào việc mình đã có vợ.

9
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Hoàn cảnh lúc bấy giờ: Nạn đói bùng nổ cướp đi sinh mạng
của hơn 2 triệu con người từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, người
chết như ngả rạ.
- Hoàn cảnh của anh Tràng: Xấu xí, nghèo khó, là dân ngụ cư,
có một người mẹ già cần chăm sóc, công việc không ổn định,
dường như hạnh phúc mà anh đang muốn tiến đến mỏng
manh quá đỗi.
 Cuộc hôn nhân ấy thật xót xa, nó đã tác động đến tâm lý của
những người trong và ngoài cuộc.
+ Người ngoài cuộc: Những người dân trong xóm ngụ cư lo
lắng cho đôi vợ chồng trẻ, rồi có nuôi nổi nhau hay không,
hay vợ bây giờ chỉ là một thứ nợ đời.
Éo le + Người trong cuộc:
• Bà cụ Tứ: Xót xa, tủi phận thương cho những đứa con
lấy nhau trong hoàn cảnh khốn khó này, liệu rằng có
trải qua được giai đoạn khó khăn này không.
• Người vợ nhặt: Chấp nhận theo không một người
đàn ông để chạy trốn cái đói đang vây bủa. Khi đối
mặt với gia cảnh nghèo khó của nhà chồng chỉ dám
nén vào trong một tiếng thở dài. Bản thân thị cũng
thấy tủi phận, lo lắng cho tương lai phía trước của
mình.
• Tràng: Một người đơn giản như Tràng cũng cảm thấy
lo lắng đôi chút khi đưa ra quyết định để người đàn
bà theo mình về làm vợ.
- Cách cư xử của những con người bé nhỏ với nhau:
Cảm + Anh Tràng chấp nhận việc đèo bòng, có những hành động
động quan tâm tới người vợ mới, không để người đàn bà ấy bị tủi
thân.

10
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

+ Bà cụ Tứ chấp nhận nàng dâu mới, không hề khinh rẻ mà


trân trọng người đàn bà đáng thương ấy bằng cả tấm lòng
nhân hậu của mình.
+ Những người dân xóm ngụ cư mừng cho anh Tràng vì anh
thanh niên thật thà ấy cuối cùng cũng đã có được hạnh
phúc.
 Tình cảm họ dành cho nhau tạo ra sự chuyển biến tích cực:
- Người dân xóm ngụ cư: “Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi
vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Cái gì “lạ lùng
tươi mát” ở đây là niềm hi vọng về sự sống vì giữa tháng
ngày tối xầm lại vì đói khát, anh Tràng có thể cưới vợ, lập gia
đình thì họ hi vọng rằng đời mình có cơ may sống được.
- Người vợ nhặt: Từ một người đàn bà chanh chua, trơ trẽn
nay trở thành một người vợ đúng mực.
- Tràng: Trở thành người chủ gia đình, người đàn ông trưởng
thành, có trách nhiệm. Có mong muốn cùng vợ, cùng mẹ tư
sửa căn nhà, hướng tới một tương lai tươi sáng.
- Bà cụ Tứ: Từ một bà lão già nua lòng đầy buồn tủi, xót xa về
những mặc cảm thân phận và ý thức về cảnh ngộ đã trở nên
nhanh nhẹn, tươi tỉnh hơn trong nét mặt, dáng vẻ, vui vẻ tin
tưởng hơn vào tương lai trong cuộc sống. Đặc biệt trong bữa
cơm ngày đói – bữa cơm đầu tiên đón chào con dâu, bà toàn
nói chuyện tương lai – một tương lai giản dị thôi nhưng tươi
đẹp hơn, một tương lai không chỉ có sự sống mà còn có sự
sinh sôi nảy nở.
 Tình huống truyện vận hành theo tiến trình từ bóng tối
hướng đến ánh sáng, từ chết chóc hướng tới sự sống, từ xa
lạ hướng đến tình yêu, sự gần gũi.

11
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

Ý nghĩa tình huống truyện nhìn qua góc độ của TS Chu Văn Sơn:

“3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện

3.1. Quan niệm : Con người dù có thế nào vẫn cứ là CON NGƯỜI :

a) Vẫn khao khát vun vén hạnh phúc

b) Quyết không làm bèo bọt mà kiên nhẫn và kiêu hãnh làm Người.
Ý nghĩa tình
huống truyện 3.2. Sự sống chẳng bao giờ chán nản, lúc nào nó cũng hướng ra phía
trước và vươn ra ánh sáng. Thế là, nảy sinh trên một mảnh đất mà
Cái chết đang lan tràn, nhưng Sự sống quyết không chán nản. Sự
sống bao giờ cũng mạnh hơn Cái chết. Đó chính là bản tính tích cực
của Sự sống. Điều ấy chẳng phải là dư vị triết lí tiềm ẩn trong tình
huống Vợ nhặt, chỗ sâu xa nhất trong ý nghĩa nhân văn của tác
phẩm này sao ? Gọi Vợ nhặt là Bài ca Sự sống, thiết tưởng cũng
không phải một đề cao quá đáng.”

3. Nhân vật truyện


a. Nhân vật Tràng
- Lai lịch: Dân ngụ cư, sống cùng mẹ già trong một căn nhà nhỏ ven
sông, gia cảnh nghèo khó.
- Ngoại hình: Xấu xí, thô kệch, được coi là sự đẽo gọt sơ sài của tạo hoá
Giới thiệu chung + Thân hình to lớn, vập vạp, lưng to rộng như lưng gấu
về nhân vật + Đầu trọc nhẵn, hai bên quai hàm bạnh ra, hai con mắt nhỏ tí
+ Có tật vừa đi vừa lẩm bẩm một mình, ngửa mặt lên trời cười hềnh
hệch.
- Công việc: Làm nghề kéo xe bò thuê – Công việc bấp bênh

12
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Đặc điểm tính cách: Thật thà, tốt bụng, nhận được sự yêu quý từ mọi
người dân trong xóm ngụ cư (những đứa trẻ rất thích đùa với anh
Tràng mỗi khi anh đi làm về)
 Tràng thuộc tầng lớp đáy xã hội, ngoại hình xấu xí, gia cảnh nghèo
khó, công việc không ổn định lại hơi dở tính.
 Ấn định số phận ế vợ
Hai lần gặp gỡ: Từ ngạc nhiên, bất ngờ => Chấp nhận vì khao khát hạnh phúc
+ Lần gặp đầu tiên: Khi anh Tràng đang kéo xe bò lên tỉnh
• Anh Tràng đang kéo xe thóc cho Liên đoàn lên tỉnh, đang kéo xe bò
lên dốc hắn hò một câu cho bớt nhọc: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò
này!/ Ra đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
• Mấy cô con gái ngồi ở cửa nhà kho thấy anh ta hò cười như nắc nẻ
đẩy cô ả này ra, cô ả cong cớn: “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này,
nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”
• Tràng quay lại đáp lời: “Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!”
• Cô ả ra đẩy xe cho anh thật, thị còn cười tít với anh
Diễn biến tâm lý
 Tràng thích lắm vì từ trước đến giờ chưa có người đàn bà nào cười
nhân vật – Tính
với hắn tình tứ như thế.
cách nhân vật
 Hoàn toàn chỉ là câu hò vu vơ, không chủ đích gì, anh Tràng vô tư với
những điều mình nói ra chứ không nghĩ đó là một lời hứa nhất định
phải thực hiện.
+ Lần gặp thứ hai: Quán nước cổng chợ tỉnh
• Ban đầu vô cùng ngạc nhiên “giương mắt nhìn không hiểu” từ đâu có
một người đàn bà sầm sập chạy đến mắng mình.
• Sau khi hắn nhớ ra mới toét miệng cười, mời thị ngồi xuống uống
nước, ăn giầu.
• Khi thị thẳng thắn từ chối, Tràng đã thực hiện lời hứa (thật ra chỉ là
lời bông đùa) bằng việc mời thị ăn một chặp 4 bát bánh đúc.

13
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

• Khi Thị ăn xong, anh ta buông một câu bông đùa: “Này nói đùa chứ
có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.” => Lời tỏ tình bâng
quơ, ban đầu chỉ nghị thuận miệng thì nói ra, nói đùa như vậy.
• Tràng không ngờ thị theo mình về thật. Ban đầu Tràng cùng chợn,
nghĩ thóc gạo tầm này thân mình không biết có nuôi nổi không mà
còn đèo bòng. Nhưng rất nhanh sau đó tặc lưỡi một cái, “chậc, kệ”
cho qua.
 Quyết định liều lĩnh của anh cu Tràng, thoạt đầu chỉ là một quyết định
không nghiêm túc.
 Bắt nguồn từ lòng thương cảm với số phận của người đàn bà tội
nghiệp kia, nhưng sâu thẳm bên trong là khát vọng hạnh phúc của
người đàn ông xấu xí, thô kệch.
Trên đường về nhà: Hạnh phúc lan toả
- Còn chút tiền trong túi, anh Tràng dùng để làm 3 việc:
+ Mua cho vợ một cái thúng đựng mấy thứ đồ con con
+ Ăn cùng nhau một bữa cơm
+ Mua một chai dầu để thắp sáng đêm tân hôn
 Một người đàn ông chu đáo, tâm lý
 Hai việc đầu tiên là 2 việc cần thiết, việc thứ 3 là xa xỉ. Thế nhưng từ
việc xa xỉ ấy ta hiểu thêm về con người của Tràng – không phải là vợ
nhặt về mà khinh rẻ, Tràng rất trân trọng người đàn bà ấy – người vợ
của mình. Cũng là cách thể hiện Tràng không hề rẻ rúng của hạnh
phúc của mình. Tràng luôn mong muốn mình có thể đàng hoàng
trong mức mình có thể được vào lúc này.
Khi về đến xóm ngụ cư:
- Nét mặt: Nếu như mọi ngày Tràng trở về xóm ngụ cư với nét mặt ủ
rũ thì hôm nay khi về với một người phụ nữ thì nét mặt lại phớn phở
khác thường, thậm chí còn tự đắc với mình. Tràng cười tủm tỉm một
mình, hai mắt thì sáng lên lấp lánh.

14
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Cảm giác: Khi đi cạnh một người phụ nữ Tràng cảm thấy có cái gì mới
mẻ lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ, nó ấm áp, mơn
man khắp da thịt Tràng tựa vuốt nhẹ sống lưng, cái mới mẻ ở đây là
cái Tràng chưa có và chưa thấy.
- Cảm xúc, tình cảm: Đi cạnh người đàn bà, cái đói, cái chết dường như
không còn đáng sợ nữa mà trong lòng Tràng chỉ có tình nghĩa với
người đàn bà. Niềm hạnh phúc cũng khiến Tràng trưởng thành hơn,
gắn bó hơn với gia đình, với mái nhà của mình. Nó khiến Tràng trưởng
thành hơn trong suy nghĩ “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”.
 Cảm giác hạnh phúc dường như đã bắt đầu nhen nhóm trên đường
Tràng dẫn thị về nhà. Đó là cảm giác hạnh phúc vì hắn đã có vợ, hắn
cũng trở nên chín chắn và sâu sắc hơn trong mỗi hành động, cử chỉ
của mình. Dù vẫn còn nhiều ngượng ngập, lúng túng, định nói một
câu gì đó cho thật tình tứ nhưng cứ ngập ngừng mãi không nói được,
rồi lại vài ba từ nhát gừng. Trong lúc này, anh cu Tràng dường như
đang quên hết tất cả những đói khổ đang đợi mình phía trước để vui
với niềm vui có vợ, để hạnh phúc khi kể từ bây giờ anh đã chính thức
có vợ.

Về đến nhà:
- Tràng cảm thấy ngượng ngập vì gia cảnh chua xót của mình “Cái nhà
vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ
dại”. Đây là lúc hắn phải đối diện với thực tại, hoàn cảnh khắc nghiệt
của mình. Vì vậy mà vào đến nhà sau mấy câu nói xã giao, chàng bỗng
“đứng tây ngây giữa nhà”, “hắn thấy sờ sợ”.
- Nhìn người phụ nữ đang ngồi trên giường nhà mình, Tràng bây giờ cứ
ngờ ngợ như không phải: “Ra là hắn đã có vợ rồi ư?”. Tràng hồi hộp
lo lắng chờ đón khoảnh khắc mẹ về nhà và tiếp nhận cô con dâu của
mình.

15
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Khi mẹ về đến nhà, Tràng mời mẹ vào nhà thưa chuyện, tìm một cách
khéo léo để mẹ hiểu chuyện gì đang diễn ra và tránh làm tổn thương
người đàn bà tội nghiệp: Tràng chủ động giới thiệu vợ với mẹ lại còn
việc dẫn chuyện duyên số để thuyết phục người mẹ đồng tình với
cuộc hôn nhân này của anh cũng là để tránh cho người vợ khỏi bẽ
bàng vì phải theo không người đàn ông xa lạ về nhà.
- Anh đã rất hồi hộp, để rồi thở phào khi mẹ của anh – một người mẹ
nhân hậu và giàu lòng yêu thương đã bằng lòng với nàng dâu mới.
“Tràng thở đánh phào một cái ngực nhẹ hẳn đi”.
- Việc anh Tràng tỏ thái độ bực bội khi hai người phụ nữ khóc, khi
không khí trong gia đình chùng xuống vì ý nghĩ tủi buồn, chua xót,
Tràng đã thể hiện vai trò một người đàn ông trụ cột trong gia đình
bằng một hành động dứt khoát mạnh mẽ - đánh diêm đốt đèn - tạo
tác động tích cực khiến câu chuyện của gia đình chuyển sang hướng
khác, dù không hoàn toàn là vui vẻ nhưng ít nhất nó cũng bớt đi cảm
giác nặng nề.
 Tình yêu và khát vọng hạnh phúc giúp Tràng trưởng thành: Từ một
con người vô lo vô nghĩ, Tràng biết nghĩ cho cảm xúc của người khác,
biết lo lắng cho những chuyện của mình, biết thưa gửi với mẹ đầu
đuôi câu chuyện,…
Buổi sáng hôm sau:
- Trải qua đêm tân hôn hạnh phúc, Tràng có đã có những thay đổi lớn.
+ Thức dậy muộn, khi mặt trời đã lên cao bằng con sào
+ Trong người thấy êm ái, lửng lơ, dễ chịu như người từ trong giấc
mơ đi ra.
+ Chợt nhận ra “xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ”.
Hạnh phúc đã khiến Tràng biến đổi hẳn: “bỗng nhiên hắn thấy hắn
thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”, “ bây giờ hắn mới
thấy hắn nên người”, “hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ

16
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

con sau này”. Rõ ràng với tấm lòng khao khát hạnh phúc, Tràng đã
đứng vững để cùng người vợ nhặt ước mơ những điều đơn giản nhất
của con người: Mái ấm gia đình.
- Bữa cơm ngày đói - Một con đường sống mở ra:
+ Trong bữa cơm ngày đói, khi phải ăn những miếng cám nghẹn ứng
trong cổ họng, không khí gia đình đã trùng xuống, nhất là khi ở ngoài
đình tiếng trống thúc thuế vang lên. Một thảm cảnh mở ra: đằng thì
nó thu thuế, đằng thì nó bắt nhổ lúa, trồng đay.
 Nguy cơ chết đói đã quá rõ. Nhưng đúng lúc ấy vợ anh Tràng đã nhắc
tới một sự việc đó là trên mạn ngược Việt Minh đã phá kho thóc Nhật
chia cho dân nghèo. Chi tiết đó đã gợi nhắc cho Tràng về một lần gặp
đoàn người đói với lá cờ đỏ bay phấp phới nhưng lần ấy Tràng vì sợ
và không hiểu nên đã kéo xe bò thóc đi lối khác, cảm xúc trong lòng
Tràng khi ấy là sự tiếc rẻ, thoáng ân hận.
 Chuyện kết thúc ở đây nhưng đặt trong hệ thống tình tiết của toàn
truyện, người đọc tin rằng Tràng sẽ hòa mình vào đoàn người đói,
vào dòng thác cách mạng để bảo vệ cuốc sống, bảo vệ hạnh phúc gia
đình.
- Tràng là một con người hiền lành, giàu tình cảm, có trách nhiệm, có
Khái quát về lòng tự trọng. Ẩn sâu bên trong anh là khát vọng hạnh phúc.
nhân vật – Nhận - Mang vẻ đẹp của người lao động Việt Nam trước cách mạng. Trong
xét về nhân vật cái đói, cái chết cận kề vẫn cứ hy vọng vào những điều tốt đẹp, sống
ra cho cuộc sống của con người.

b. Nhân vật người vợ nhặt


Giới thiệu chung - Lai lịch: Một người đàn bà vô danh – một số không tròn trĩnh – không
về nhân vật tên, không tuổi, không quê quán, không nghề nghiệp, không tài sản.

17
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Chị ta ngồi vêu ra ở cổng chợ tỉnh để nhặt hạt rơi hạt vãi, ai thuê thì
làm.
- Ngoại hình: Thị xuất hiện với bộ dạng cứ gây ám ảnh mãi trong tâm
trí người đọc: “tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thân hình tiều tụy, khổ
sở “thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên
khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”
- Số phận: Nạn nhân của cái đói, bị cái đói dồn đẩy đến bước đường
cùng phải bán đi cả lòng tự trọng, danh dự của mình để đổi lấy miếng
ăn, duy trì sự sống. Liều lĩnh theo không một người đàn ông không
biết tên tuổi, quê quán, coi đó là cái phao duy nhất để bám vào.
 Thị là nạn nhân của cái đói, hiện thân của một con người đang bị cái
đói dồn đẩy đến đường cùng phải bán đi cả nhân phẩm, danh dự để
được sống.
Diễn biến tâm lý Hai lần gặp gỡ:
nhân vật + Lần đầu tiên: Gặp ở trước cửa nhà kho
• Cong cớn, lon ton ra đẩy xe cho anh Tràng.
• Chỉ từ một câu hò không địa chỉ của Tràng, thị đã bám vào đó – một
thứ rất mong manh, vô hình
+ Lần thứ hai: Gặp ở quán nước cổng chợ
- Bộ dạng: “tay vân vê tà áo đã rách bợt”, thân hình tiều tụy, khổ sở
“thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”
- Hành động:
• Sầm sập chạy đến, xưng xỉa mắng vào mặt Tràng vì thất hứa
• Từ chối ngay việc Tràng mời ăn giầu, khi được mời ăn thì mắt sáng
lên, ngồi xuống ăn một chặp 4 bát bánh đúc, ăn xong lấy đũa quẹt
ngang miệng: “Hà, ngon”

18
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

• Sau lời bông đùa của Tràng, thị đã theo Tràng về thật => Đây là một
quyết định liều lĩnh, lựa chọn theo không một người đàn ông mà
không biết bất cứ điều gì về con người đó.
 Là một người chanh chua, chao chát, trơ trẽn, cong cớn, trơ tráo,
chỏng lỏn, vòi ăn một cách trắng trợn.
 Nhân phẩm – thiên tính nữ đều biến mất, điều nhìn thấy là một người
phụ nữ với hiện thân giống như con ma đói đang lăn xả vào miếng
ăn.
 Thế nhưng ẩn sâu bên trong, người đàn bà ấy hiểu rằng: “Không chỉ
làm biến dạng tính cách con người, nạn đói khủng khiếp còn như một
cơn lũ lớn đã cuốn phăng đi bao sinh mệnh. Chới với giữa dòng lũ,
tiếng nói thường trực nhất, tất nhiên, là tiếng nói của bản năng : cần
phải sống đã, cần phải bám ngay vào một cái gì có thể bám được. Và
bản năng ham sống đã xui khiến cô làm tất cả những gì có thể để
thoát khỏi cái chết đang đe dọa từng giờ từng phút.” – TS Chu Văn
Sơn.
 Cái giá của nhân phẩm không đắt bằng cái giá của sự sống. Cần phải
sống trước, đó là vẻ đẹp lòng ham sống của con người khi đang bị cái
đói, cái chết dồn đuổi.
Trên đường về nhà:
- Có những lời nói đối đáp với Tràng dù chỉ là nhát gừng nhưng lại thể
hiện sự gần gũi hơn giữa hai con người này, cũng có những câu nói
thể hiện sự nhận thức về thân phận hiện tại của mình – Vợ người ta:
Cô giễu anh: "Bé lắm đấy!", khi thì cô mắng Tràng "Khỉ gió", rồi "phát
đánh đét" vào lưng anh và "khoặm mặt lại" với anh.
- Chị ta đã có cái vẻ e ngại khép nép của một nàng dâu mới, dù rất khó
chịu về sự tò mò của người dân và những lời trêu của đám trẻ thì chị
cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng, khẽ tới mức anh Tràng đi ngay
cạnh cũng không nghe thấy gì.

19
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Thị ngượng ngập đến mức khi đi quan xóm ngụ cư chân nọ cứ bước
díu cả vào chân kia. Lấy chiếc nón rách tàng che đi nửa khuôn mặt.
 Kim Lân không viết nhưng chúng ta cũng phần nào hiểu cho tâm trạng
của nhân vật người vợ nhặt hiện tại. Vì chỉ là vợ theo không nên thị
hiểu được hoàn cảnh của mình, dường như đang có những xáo trộn
mạnh mẽ xảy ra trong cảm xúc của cô. Cô cũng cảm thấy xấu hổ vì
cảnh theo không của mình bởi lẽ cô vẫn còn lòng tự trọng.
Về đến nhà:
- Bước chân về nhà chồng, nhìn thấy gia cảnh gieo neo trước mắt, thị
nén một tiếng thở dài, thất vọng. Tiếng thở dài – chi tiết thật tinh tế
mà Kim Lân đã lựa chọn để đưa vào trong tác phẩm của mình, để thể
hiện sự nhạy cảm, sự tinh tế trong từng thái độ cử chỉ của nhân vật
Thị. Thị không muốn Tràng biết được sự thất vọng của mình, thị hiểu
rằng đối với một người đàn ông “lòng tự trọng về gia cảnh” rất quan
trọng. Chính vì vậy, dẫu có thất vọng bao nhiêu, người phụ ấy cũng
nén hết để lại trong lòng.
- Vào đến trong nhà, thị đã được trả lại tất cả những gì là khiêm
nhường, ý tứ, e dè của một nàng dâu nông thôn: chỉ dám “ngồi mớm
ở mép giường” không hết ngượng nghịu, “tay ôm khư khư cái thúng”.
Thế ngồi của Thị khi mới về nhà chồng là thế ngồi chênh vênh, không
vững chắc, thế ngồi nửa vời. Đó cũng chính là tâm thế của Thị lúc bấy
giờ, một tư thế đầy mặc cảm, cảm giác chông chênh, hụt hẫng, lo
lắng,…
 Nỗi buồn tủi đến giây phút này tự nhiên dâng ngập trong lòng người
vợ nhặt. Thế nhưng, thị không để nỗi đau trào ra mà nén tất cả nước
mắt vào trong, vì tủi nhưng không thể khóc được, vì thất vọng, hụt
hẫng mà không thể sẻ chia thế nên tâm trạng của người đàn bà lúc
này đang rối bời đến bội phần.

20
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Với bà cụ Tứ - mẹ chồng của Thị, Thị luôn biết giữ lễ độ, mọi hành
động, cử chỉ, lời nói đều rất lễ phép, đúng mực.
+ Khi thấy mẹ về chủ động đứng lên chào mẹ 2 lần, sợ mẹ không nghe
tiếng.
+ Khi mẹ chấp thuận và dặn dò các con, thị im lặng nghe lời mẹ.
Buổi sáng hôm sau:
- Nàng dâu mới rất biết ý tứ. Cô dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước,
dọn dẹp, gánh nước, giặt giũ, phơi phóng, sắp lại đồ đạc khiến cho
sân ngõ, nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
- Thị đã thay đổi hoàn toàn qua điểm nhìn của Tràng: “Tràng nom thị
hôm nay khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực….”
- Trong cách nói năng: lễ phép, đúng mực không còn vẻ gì là chanh
chua, chỏng lỏn => Thiên tính nữ thực sự đã trở về với người đàn bà
này nhờ vào ngọn lửa yêu thương được thắp sáng từ chồng và mẹ
chồng.
- Trong bữa cơm ngày đói, được mẹ chồng đãi món “chè khoán” “ngon
đáo để” Thị cũng nén cảm xúc của mình lại dù món “chè khoán” thực
chất là món cháo cám rất đắng, chát, khó ăn. Thị nuốt thẳng miếng
cháo cám vì sợ mẹ phiền lòng.
 Thị bây giờ, đã là một người vợ, một cô con dâu đảm đang, đúng mực,
có một gia đình hạnh phúc, yên bình.
- Thị hướng tới một tương lai tươi sáng khi người phụ nữ này chính là
người nói nhiều nhất về đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. Thị đã
khai sáng cho Tràng và bà cụ Tứ để rồi hình ảnh đoàn người đi phá
kho thóc và lá cờ đỏ sao vàng cứ xuất hiện mãi trong tâm trí của
Tràng.
Khái quát về
- Hình ảnh tiêu biểu cho con người năm đói, thảm cảnh họ phải trải
nhân vật – Nhận qua nhưng điều quan trọng hơn là tấm lòng yêu thương cảm thông
xét về nhân vật đối với những người lao động nghèo trong cảnh ngộ éo le, tội nghiệp.

21
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

- Kim Lân khá kiệm lời khi viết về người vợ nhặt như chia sẻ của ông
cũng rằng ông không nỡ đi quá sâu vào tâm lí của người vợ nhặt vì
ông không muốn nói quá nhiều tới nỗi bẽ bàng tủi khổ vốn là tất yếu
trong tâm lí con người ấy.
- Cách viết chừng mực của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được
cái éo le của cảnh ngộ, cái thay đổi tích cực của con người vừa đủ để
khơi lên lòng thương cảm và sự trân trọng cần có đối với con người
trong cảnh ngộ đó.
- Hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong
của người phụ nữ Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.

c. Nhân vật bà cụ Tứ
Giới thiệu chung - Bà cụ Tứ hiện lên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà
văn Kim Lân. Đầu tiên là tiếng ho húng hắng, dáng người
lọng khọng, miệng lẩm bẩm, đôi mắt nhấp nháy.
 Hình ảnh ấy gợi lên chân dung một người mẹ nông dân già
yếu, nghèo khổ nhưng thuần hậu và chất phác.
- Một người mẹ già đang ở độ tuổi “gần đất xa trời”. Bà đã
trải qua một quãng đời dài dằng dặc tính đếm bằng lo toan,
buồn tủi, đói khổ khi lần lượt chứng kiến chồng chết, con
chết vì nạn đói.
- Gia cảnh nghèo khó, con trai có nguy cơ ế vợ.
 Vậy mà, trong “tao đoạn đói quay đói quắt”, bà cụ Tứ lại
được nhà văn đặt vào một tình huống oái oăm, một nghịch
cảnh không biết nên cười hay nên khóc: đấy là việc đứa
con trai bỗng dưng lấy được vợ giữa những ngày đói kém,
mà lấy vợ hoàn toàn ngẫu nghiên như “nhặt” được. Tạo
nên tình huống bi hài kịch ấy, ngòi bút nhà văn Kim Lân có
điều kiện đi sâu vào đời sống nội tâm, diễn biến tâm lý

22
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

trong lòng người mẹ nghèo khổ trước sự kiện “nhặt vợ”


đầy bất ngờ kia. Tâm lý bà cụ Tứ có sự xáo động mạnh, diễn
biến phức tạp hơn cả khi con trai lấy vợ giữa nghịch cảnh
đen tối.
Diễn biến Về đến nhà  Biểu hiện đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ ngạc nhiên,
tâm lý không hiểu được sự kiện con trai mình lấy vợ.
+ Hàng loạt câu hỏi ngắn, nối tiếp nhau dồn dập trong đầu
óc già nua để biểu thị trạng thái ngạc nhiên cao độ khi bà
mới về đến nhà: “Quái lạ, sao có người đàn bà nào ở trong
ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng đầu giường thằng con
mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải cái
Đục mà, ai thế nhỉ?”.
 Trước một hiện tượng không bình thường xảy ra trước mắt
mình, phản ứng tâm lý của bà cụ Tứ là hoàn toàn hợp lý.
Dựng vợ gả chồng là chuyện quan trọng trong đời người,
gây dựng gia đình cho con là nỗi bận tâm của hết thảy các
bà mẹ trên đời. Bởi thế, nó cần được suy tính, xem xét kĩ
lưỡng. Thế mà đùng một cái, vừa bước chân về nhà, bà đã
nghe một cô gái xa lạ gọi mình bằng “u”. Thái độ băn
khoăn, ngơ ngác, không hiểu gì của bà cụ Tứ là thái độ hết
sức tự nhiên, lôgic.
 Từ sự ngạc nhiên, sau khi hiểu ra cơ sự, tâm lý bà cụ Tứ
xuất hiện nhiều trạng thái, xúc cảm khác nhau: vừa mừng
vừa tủi, vừa thương vừa lo âu cho con.
+ Giờ thì “bà lão hiểu rồi! Lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số
kiếp đứa con mình. Bà lão cúi đầu nín lặng”.

23
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

+ “Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong


nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt
sau này. Còn mình thì ...”.
 Bà lão tự trách chính mình vì chưa làm tròn trách nhiệm
dựng vợ cho con. Thương cho cuộc đời dãi đẵng đẵng đầy
những bất hạnh của mình, rồi bà thương con trai mình vì
hoàn cảnh méo mó đang diễn ra.
+ Bà lão khóc:Hình ảnh dòng nước mắt rỉ xuống từ kẽ mắt
kèm nhèm của bà cụ Tứ gây một sự xúc động lớn ở người
đọc. Nước mắt ở đây là nước mắt người mẹ già đã đi qua
bao năm tháng đắng cay, tủi cực.
 Thương con bao nhiêu, bà cụ Tứ lại càng thương nàng dâu
mới bấy nhiêu. Bà cảm giác như không phải với con dâu khi
không lo nổi dăm ba mâm cơm báo với làng xóm.
+ Bà cụ Tứ chấp thuận nàng dâu: “Ừ, thôi thì các con đã
phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” đã cho
ta thấy vẻ đẹp tấm lòng người mẹ nhân hậu, bao dung. Hai
chữ “mừng lòng” chứ không phải “vui lòng” thể hiện sự vị
tha, nhân ái của bà cụ Tứ.
+ Chia sẻ, đón nhận nàng dâu mới bằng sự bao dung, lòng
thông cảm, thương yêu. Cũng muốn làm dăm ba mâm cho
phải nhưng vì điều kiện gia đình.
 Nhưng niềm vui chưa kéo dài được bao lâu, không khí chết
chóc ở những nhà có người chết làm thức dậy nỗi lo âu
trong lòng người mẹ:
+ “năm nay thì đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này, u
thương quá”.

24
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

+ Và dường như không kìm nén được nỗi lòng mình nước
mắt vỡ oà ra trên gương mặ buồn tủi của bà cụ. “Bà lão
nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy ròng ròng”.
 Tiếng khóc lúc này không còn là sự kìm nén mà còn là sự
giãi bày. Bà khóc để sẻ chia lòng mình, để tìm được sự
thông cảm từ các con.
- Vượt lên trên những buồn tủi, lo âu, người mẹ nghèo vẫn
chan chứa niềm vui, hy vọng và bà lấy chính niềm vui, hy
vọng đó để nhen nhóm trong tâm hồn hai đứa con khao
khát tương lai, khao khát hướng về ánh sáng.
+ Lời dặn các con: “Nhà ta thì nghèo con ạ! Vợ chồng chúng
mày liệu mà bảo nhau làm ăn, rồi may ra ông giời cho
khá…Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời, có ra
rồi thì con cháu chúng mày về sau…”. “Ai giàu ba họ, ai khó
ba đời”.
 Triết lý ấy cũng là kinh nghiệm sống của bà, sự từng trải
của một người mẹ đã kinh qua bao khó nhọc trong đời.
Chính triết lý ấy đã làm bừng lên sức sống, bừng lên tia hi
vọng và làm ấm lòng đôi vợ chồng son. Đó cũng là lời động
viên chí tình, chí nghĩa mà bà muốn nhen lên trong lòng
con sức mạnh vượt qua nạn đói.
Buổi sáng hôm - Niềm vui có con dâu mới, niềm tin vào cuộc sống khiến cho
sau người mẹ già “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái
mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”.
- Dậy sớm cùng con dâu dọn dẹp, quét tước, thu vén nhà
cửa sạch sẽ.
- Trong bữa cơm ngày đói:
+ Bà nói toàn chuyện vui để động viên các con.

25
KHOÁ HỌC VĂN TOÀN DIỆN – HỌC VĂN CHỊ HIÊN

+ Tính đến chuyện tương lai: nuôi con gà, làm cái chuồng
gà ở chỗ đầu bếp ,…
+ Đãi 2 đứa con của mình một nồi chè khoán – cháo cám
+ Khi cái đói bữa vây tràn về, bà quay đi không muốn các
con thấy mình khóc.
 Một người mẹ già trải qua quãng đời dài tủi cực, hiểu được
thế nào là sức mạnh ghê gớm của cái đói vẫn gượng vui,
gượng cười để gieo mầm hy vọng cho con trai, con dâu.
Khái quát về nhân vật  Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho những đứa con của mình
là tình mẫu tử sâu nặng, thể hiện đạo lý tốt đẹp của con
người Việt Nam, sự cưu mang, che chở, sống nhân ái với
nhau.
 Đây cũng là một nhân vật điển hình trong tuyến nhân vật
của Kim Lân, mặc dù sống trong khổ đau và bất hạnh,
nhưng vẫn luôn hướng mình về ánh sáng, về sự lạc quan
và tin tưởng vào hạnh phúc trong cuộc đời nhất định sẽ tới.
 Hình ảnh của người mẹ nghèo ấy dường như cũng thắp lên
trong chúng ta niềm tin vào cuộc đời, giữa cái đói quay
quắt của những năm tháng ấy, con người ta vẫn tin vào
tương tai, tin vào hạnh phúc để mà vui sống. Triết lý sống
ấy thật đáng trọng biết bao!

26

You might also like