You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO TT, CLC VÀ POHE

BÀI TẬP LỚN


MÔN: MARKETING CĂN BẢN

ĐỀ BÀI: Phân tích chiến lược định vị của doanh nghiệp.

Họ và tên: Dương Đức Thái


Mã sinh viên: 11225720
Lớp: Quản trị Marketing CLC 64A

Hà Nội, Tháng 06 năm 2023


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người tiêu dùng ngày càng có
nhiều lựa chọn trong việc tìm cho mình những dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu và phù
hợp với túi tiền. Nhận thức của người tiêu dùng ngày càng tăng cao thì nhu cầu về
các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt hơn, hoàn thiện hơn cũng tăng theo. Vì vậy,
mỗi doanh nghiệp trên thị trường nếu muốn thành công bắt buộc phải tạo ấn tượng
trong tâm trí khách hàng. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp phải xây dựng cho
mình những chiến lược quan trọng. Đối với CTTNHH Vòng tròn đỏ, chiến lược định
vị sản phẩm là thứ tất yếu để đưa Circle K đạt được vị thế cao trên thị trường cửa
hàng tiện lợi tại Việt Nam. Trong bài này, em sẽ phân tích về chiến lược định vị của
nhãn hàng rất được ưa chuộng này.

PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH


I / Khái niệm Định vị thị trường
Định vị thị trường ( hay còn gọi là “xác định vị thế trên thị trường mục tiêu”)
là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được 1 vị trí đặc biệt
và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu và có khả năng cạnh tranh với các đối
thủ trên cùng một thị trường mục tiêu.
II/ Tại sao phải Định vị thị trường?
 Thứ nhất, do khả năng nhận thức và ghi nhớ thông tin của con người là có
hạn. Vì vậy cần phải có những thông điệp rõ ràng, súc tích, gây ấn tượng
cùng với việc chào bán các sản phẩm dịch vụ của vị thế tốt mới có khả năng
thâm nhập vào nhận thức của khách hàng.
 Thứ hai, định vị là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Xác định vị thế sẽ
giúp tạo ra cho sản phẩm 1 hình ảnh độc quyền và khác biệt so với các đối
thủ cạnh tranh. Và bài học lớn rút ra từ thực tiễn các doanh nghiệp thành
công chính là họ đã tạo ra được một vị thế có giá trị trên thị trường mục tiêu,
vừa có khả năng gia tăng sự ưa chuộng của khách hàng và vừa có khả năng
cạnh tranh.
 Thứ ba, do sự nhiễu loạn của truyền thông. Hiện nay có rất nhiều quảng cáo
và dung lượng quá lớn của các thông điệp quảng cáo làm cho khách hàng khó
lòng tiếp nhận được tất cả những gì họ đã xem, nghe, nhìn và đọc. Vậy nên
để thu hút sự chú ý của khách hàng thì cách tốt nhất là định vị có hiệu quả,
điều này sẽ giúp thông điệp quảng cáo gây được sự chú ý với khách hàng
nhờ việc truyền tải được những ý tưởng rõ ràng về tính khác biệt, độc đáo
của sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và những lợi ích mà họ
đang tìm kiếm.
 Đối với Circle K
 Thông điệp từ Circle K Việt Nam: “We care for you, we share for you, we
learn together.”
 Thông điệp hoạt động Circle K là liên tục không nghỉ 24h/ ngày – 7 ngày/ tuần
– 365 ngày/ năm → Đây là đơn vị đầu tiên không bao giờ đóng cửa, sẵn sàng
phục vụ khách hàng.
 Slogan: Với slogan “take it easy” Circle K đáp ứng tốt nhu cầu trong tệp
khách hàng của mình là nhanh chóng – phong phú – thân thiện – đáng tin cậy.
III/ Chiến lược định vị thị trường của CirCle K hướng tới những đối tượng
nào?
CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
 Độ tuổi từ 15 tới 40.
 Giới tính: Nam, Nữ
 Thu nhập: Trung bình thấp, trung bình.
 Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.
 Tâm lý: Muốn mua sản phẩm vừa nhanh chóng, vừa có sự đảm bảo về chất
lượng.
 Ngoài ra khách hàng còn tìm được 1 nơi có thể học tập, hội họp với chi phí
thấp.
 Phong cách sống: Hiện đại, nhanh chóng, bình dân, có cuộc sống bận rộn…
 Circle K phục vụ nhiều đối tượng khách hàng thông qua mạng lưới các cửa
hàng tiện lợi, đánh vào tất cả mọi lứa tuổi, ai cũng có thể đến và mua các sản
phẩm tại cửa hàng. Từ người lớn và trẻ nhỏ, các bà nội trợ và đặc biệt lượng
khách hàng tập trung nhiều nhất là học sinh, sinh viên. Các sản phẩm tại đây
rất đa dạng và giá cả đúng với thị trường,từ những vật dụng hàng ngày trong
gia đình đến các mặt hàng, thức ăn nhập khẩu từ nước ngoài nên những người
có thu nhập thấp cũng có thể mua hàng tại đây. Nhưng họ vẫn có mục tiêu
nhắm đến một nhóm người tiêu dùng nói chung, bao gồm những khách hàng
thuộc các nhóm nhân khẩu học sau:
 Người tiêu dùng khu vực thành thị: bao gồm người tiêu dùng sống ở các khu
vực đô thị và thành phố lớn, những người thích sự tiện lợi và nhanh chóng khi
mua sắm tại các cửa hàng Circle K.
 Người đi làm: Là nhóm người có ít thời gian mua sắm tại các siêu thị hoặc chợ
truyền thống. Hoặc không có thời gian cho việc nấu ăn; họ lựa chọn đồ ăn nhẹ,
cà phê và thực phẩm của các cửa hàng tiện lợi như Circle K.
 Học sinh và sinh viên: Là những người tiêu dùng trẻ hơn, họ tận dụng không
gian trong Circle K làm chỗ học tập, gặp mặt, nghỉ ngơi và nói chuyện .

IV/ Circle K triển khai hình ảnh, thương hiệu thế nào trong hương hiệu định vị
 Các vòng tròn màu trắng minh họa cho "sự toàn vẹn, đoàn kết, sự mạnh
mẽ và năng động, luôn lăn xả về phía trước ".
 Một chân của chữ K trên logo giao với vòng tròn, mang ý nghĩa chào
đón khách hàng đến với Circle K.
 Chữ CIRCLE viết in hoa biểu thị sự vững chắc, ổn định và năng lực.
 Logo có màu đỏ gợi đến màu sắc của mặt trời - cảm hứng dồi dào mỗi
ngày.
 Circle K được chơi chữ từ chữ OK ngoài việc chơi chữ thì OK còn có
nghĩa khi khách hàng đến với Circle K thì sẽ được phục vụ một cách tốt
nhất
 Circle K cũng đang hướng đến là một thương hiệu bền vững. Cụ thể
trong năm 2023, Circle K đã nhận được giải đồng của EcoVadis.
 Hướng đến sự tiện lợi, thoải mái, phục vụ thỏa mãn ăn uống
mọi lúc mọi nơi của khách hàng: Logo CirCle K (chữ OK: thể hiện sự hài
lòng)
 Quy mô số lượng cửa hàng nhiều hơn hẳn: Tập trung các nơi
gần trường học, khu dân cư, công sở
 Không gian, điều hòa, ánh sáng đầy đủ để khách hàng có thể
nghỉ ngơi, làm việc và học tập. Khác với mô hình cửa hàng tạp hóa truyền
thống, người tiêu dùng có thể mua đồ ăn uống và sử dụng ngay tại chỗ.
Ngoài quy mô 25-50m2 với mục đích duy trì độ nhận diện thương hiệu. Các cửa
hàng này nằm trong ngõ nhỏ trong khu vực dân cư đông đúc, phục vụ nhu cầu của
các dân cư sống trong khu vực đó thì CirCle K đang mở rộng ngày càng nhiều với
các cửa hàng có quy mô 100-120m2 với mô hình cửa hàng tiện lợi kết hợp quán
cà phê và cửa hàng thức ăn nhanh ở các vị trí gần trường học, văn phòng, đông
dân cư,.. nhằm đáp ứng nhu cầu của người đi làm, học sinh, sinh viên..
 Khác biệt về sản phẩm
CirCle K có những điểm khác biệt về sản phẩm trên thị trường như:
 List sản phẩm đa dạng phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
người tiêu dùng:
 Hàng hóa tổng hợp: văn phòng phẩm, bột giặt, khẩu trang, khăn
giấy, ô, áo mưa,…
 Mặt hàng hóa mỹ phẩm: đồ dùng cá nhân, chăm sóc da, make up,

 Thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến tại chỗ: cà phê, trà,
bánh mì, sữa hộp, sữa chua, kem..
 Đồ uống độc quyền đầy màu sắc Froster: Gây ấn tượng với
màu sắc nổi bật + hương vị thơm ngon + cảm giác mát lạnh. Đặc biệt, khách
hàng có thể thử riêng từng vị (tương ứng với các màu khác nhau), hoặc mix các
vị và màu theo sở thích.
 Sáng tạo ra những đồ uống mới lạ từ những gì quen thuộc trước
đó: Trà thái đỏ thêm kem (chỉ phục vụ 1 số cửa hàng) + bánh rán
Doraemon gợi nhớ tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x.
 Khác biệt về dịch vụ:
Cung cấp đa dạng các dịch vụ: không như các siêu thị, cửa hàng tạp hóa (các đối thủ
cạnh tranh) chỉ cung cấp các sản phẩm thiết yếu, CirCle K có nhiều dịch vụ tiện ích
đi kèm. CirCle K đã đáp ứng sự tiện lợi không chỉ trong vấn đề ăn uống, mà đã chạm
vào các vấn đề sinh hoạt của khách hàng.
Một số dịch vụ của CirCle K:
 Mở cửa 24/24 (quan trọng nhất)
 Hỗ trợ nước sôi để nấu mỳ, hấp đồ ăn → đem đến sự tiện lợi
 Dịch vụ giặt ủi linh hoạt 24/7 đối với một số cửa hàng
 Nạp thẻ game: Circle K cung cấp loại thẻ trả trước với nhiều
mệnh giá khác nhau, và của các thương hiệu game phổ biến như: OnCash, Gate
FPT, Vcoin, VNG, Garena.
 Nạp thẻ cào điện thoại: Bao gồm các loại thẻ cào của Viettel,
Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile với đầy đủ mệnh giá từ 10,000, 20,000
cho đến 500,000.
 Thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích (điện, nước, internet,…), hóa
đơn tài chính (thẻ tín dụng, bảo hiểm), hóa đơn trả góp và thanh toán vé máy
bay, vé xe.
 Các dịch vụ mang tính thời vụ như: hỗ trợ đổi vé, bán vé cho các
sự kiện lễ hội âm nhạc lớn (3D House, Color Me Run,…) hay sự kiện thể thao.
Các đối thủ cạnh tranh có dễ dàng copy yếu tố dịch vụ này không?
→ Không. Bởi các đối thủ cạnh tranh như:
 Hàng tạp hóa: Đa số không có đủ nguồn lực về vật chất để thực hiện, 1 số thì
có thì cũng chỉ phục vụ ở mỗi dân cư khu đó chứ không xuất hiện hàng loạt
như CirCle K
 Siêu thị: Là nơi bán rất nhiều mặt hàng, yếu tố đa dạng đi trên yếu tố tiện lợi,
cũng như số lượng khách hàng ở quầy thanh toán trong những siêu thị lớn, khó
thực hiện thêm các dịch vụ thanh toán khác vì mất nhiều thời gian. Cũng như
ở siêu thị, đều có bãi gửi xe, liệu có ai chỉ vì muốn nạp điện thoại, để xe trong
hầm rồi chạy vào mua thẻ đthoai rồi nạp? Chỉ cần phóng xe lên vỉa hè, chưa
đầy 3p đã xong rồi.
 Thời gian mà những dịch vụ có khả năng tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp:
Không lâu.
 Khác biệt về nhân sự
 Yêu cầu về tuyển dụng CirCle K: Vị trí bán hàng luôn được ưu
tiên tuyển nhiều nhất
 Không yêu cầu kinh nghiệm, thời gian toàn thời gian hoặc bán
thời gian: Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên
 Luôn tuyển dụng nhân viên liên tục vì nhu cầu mở rộng thị
trường khá lớn.
 Yêu cầu thái độ làm việc cần cẩn thận, tỉ mỉ và tích cực. Tại vị trí
nhân viên bán hàng, tinh thần làm việc với đồng đội cao, đặc biệt có trách
nhiệm đối với công việc của mình. Quan trọng nhất, nhân viên cần có khả năng
giao tiếp, vui vẻ phục vụ khách hàng,
o Quy trình training: Nhân viên được đào tạo trong vòng tgian ngắn 3 ngày,
xoay quanh các kỹ năng cần thiết bao gồm pha chế đồ uống, chế biến món
ăn tại Circle, vệ sinh máy móc và cách tính tiền qua máy.
V/ Hình ảnh mà CirCle K đã xây dựng có ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh
không? Đó là bất lợi hay lợi thế thế của CirCle K?
7 - Eleven là doanh nghiệp mà xây dựng hình ảnh khá tương đồng với CirCle K.
Thế nhưng, điều đó KHÔNG LÀ BẤT LỢI của CirCle K, bởi vì:
 CirCle K XUẤT PHÁT SỚM hơn 7 - Eleven trong thị trường
Việt Nam: 7-Eleven ra đời vào năm 2017 và ở thời điểm đó,
CirCle K đã có 250 cửa hàng → Điều đó cho thấy: CirCle K có
chỗ đứng trong lòng khách hàng và đủ kinh nghiệm để nhìn thấu
về thị trường bán lẻ Việt Nam hơn 7-Eleven. Cũng vì thế, ở hiện
tại, CirCle K đã có mặt ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam với quy
mô số lượng cửa hàng là hơn 400, trong khi 7-Eleven chỉ tập
trung ở thành phố Hồ Chí Minh với gần 100 cửa hàng.
 Có chung khuyết điểm với CirCle K: List thực đơn chưa đa dạng.
 Thời điểm mới ra mắt, 7-Eleven thiết kế riêng cho thị
trường Việt Nam danh mục hơn 100 món ăn và được làm
mới mỗi ngày. Nhưng theo đánh giá của nhiều khách hàng,
việc thực đơn của 7-Eleven chỉ dừng ở các sản phẩm phổ
thông như trà, cà phê hòa tan, mì gói, nước giải khát, đồ
gia dụng… có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam đã khiến giới
trẻ, vốn háo hức chờ đợi hàng ngoại giá nội, đang dần thất
vọng.
 Để giải quyết vấn đề này cần nguồn lực nhất định (chi phí,
đội ngũ nhân sự,..), như đã phân tích ở trên, CirCle K hẳn
nhiên nhạy bén hơn 7-Eleven nhiều để có thể đưa ra
phương hướng giải quyết.
 Chi phí nhượng quyền thương hiệu thấp hơn nên quy mô cửa
hàng của CirCle K dễ dàng tăng lên so với 7-Eleven→ độ phủ
sóng của Circle K sẽ lớn hơn 7-Eleven
 Chi phí cho nhân viên của CirCle K thấp hơn 7-Eleven. Với 1
nhân viên Full-time, CirCle trả 5.5 triệu còn 7-Eleven trả 6.8
triệu.
—> Dù xây dựng hình ảnh khá tương đồng trong lòng khách hàng, thế
nhưng CirCle K không gặp bất lợi bởi họ có nguồn lực nhiều hơn để giải
quyết những khuyết điểm cùng gặp phải ở 7-Eleven.

VI / Phân đoạn thị trường Circle K


 Giới thiệu về thị trường:
Circle K vào thị trường từ cuối năm 2018 và luôn tự hào là cửa hàng tiện
lợi quốc tế có mặt tại Việt Nam . Khi vào thị trường Việt Nam, Circle K luôn
mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng lớn nhất Việt Nam và mạng lại trải nghiệm
tốt nhất cho người mua sắm , tiêu dùng tại Việt Nam . Với tầm nhìn tốt của đội
ngũ làm việc, Circle K ngày càng chứng tỏ được tầm ảnh hưởng của mình đối
với các đối thủ cạnh tranh khác .
Thị trường Việt Nam quả thật là một thị trường béo bở và đầy tiềm năng
trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tăng nhanh tại đây , với gần 300 cửa hàng ,
Circle K đã dần đáp ứng nhu cầu thích mua sắm của người tiêu dùng ở mọi
lứa
tuổi của Việt Nam.
 Phân tích SWOT
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

 Một trong những  Giá cao hơn so với siêu


thương hiệu cửa hàng thị, tạp hóa
tiện lợi đầu tiên tại  Thời gian chờ thanh
Việt Nam, cái tên toán, lấy đồ ăn vào giờ
Circle K đã được biết tan tầm thường khá lâu
đến nhiều, không còn  Nhiều cơ sở thiếu chỗ
xa lạ với người tiêu gửi xe, khách phải tự
dùng Việt Nam. bảo quản xe cộ, tài sản,
 Tiện lợi 24/7, đáp ứng …
nhu cầu ăn uống  Nhiều nơi nhân viên còn
nhanh chóng của làm việc thờ ơ, còn thiếu
khách hàng chuyên nghiệp.
 Sản phẩm khá đa
dạng, trưng bày linh
hoạt, dễ tìm kiếm
 Nhiều ưu đãi được mở
dành cho khách hàng
với các combo ăn
uống, giá ưu đãi và
các chương trình đổi
quà vô cùng hấp dẫn.
 Có độ phủ lớn, tập
trung tại các khu vực
thành thị đông dân cư
Cơ hội (O) Thách thức (T)
 Thị trường Việt Nam  Áp lực về mặt bằng khi
có dân số trẻ, nhanh phải đáp ứng yêu cầu về
nhạy với các xu mô hình kinh doanh
hướng, yêu thích sự mới: diện tích trên
tiện lợi 100m2, gần trục đường
lớn, gần khu đông dân
cư.
 Mỗi lần ra các chương  Thách thức cạnh tranh từ
trình, dịch vụ ưu đãi là các thương hiệu thay thế
được quan tâm và làm trong nước như Vinmart,
thỏa mãn được nhu Family mart
cầu cũng như tâm lý  Càng ngày càng phải tìm
thích thú của khách cách đưa ra nhiều chiến
hàng. lược kinh doanh mới,
 Việt Nam có tốc độ thu hút khách hàng nếu
phát triển đô thị hóa không muốn bị tụt lại
khá nhanh nên việc phía sau.
xâm nhập sớm vào thị
trường Việt Nam đã
mở ra cơ hội rất tốt
cho Circle K
 Phân đoạn thị trường:
Địa lý
Thành phố: Các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh,....
Mật độ dân cư:Khoảng 3386,5 người/km²
Nhân khẩu học
1. Độ tuổi: Từ người lớn đến trẻ nhỏ, đặc biệt là học sinh, sinh
viên từ 15-22 tuổi
2. Giới tính: Cả nam và nữ
3. Nghề nghiệp: Sinh viên, người đi làm
4. Thu nhập: Trung bình đến cao
5. Chu kỳ đời sống gia đình: Người độc thân, vợ chồng trẻ, vợ
chồng lớn tuổi có con
Hành vi

Lý do mua hàng
  Mua đồ dùng cá nhân
—--------------------------------------- hàng ngày, mua tặng,...
--- —------------------------------------------
 Lợi ích tìm kiếm ----
 Dịch vụ tốt, thuận tiện,
chất lượng sản phẩm bảo
đảm
 Theo độ tuổi và thu nhập: Circle K đánh vào mọi lứa tuổi, từ
người lớn đến trẻ nhỏ, các bà nội trợ và đặc biệt khách hàng là
học sinh, sinh viên
 Ngoài ra, còn phân loại KH theo các đặc điểm nhân khẩu học
sau đây:
 Người tiêu dùng khu vực thành thị: là những người sống ở khu vực đô
thị, thành phố lớn, yêu thích sự tiện lợi, nhanh chóng khi mua sắm hàng
hóa.
 Người đi làm: là những người có ít thời gian mua sắm ở những siêu thị
hay chợ truyền thống. Họ không có thời gian nấu ăn, và họ lựa chọn đồ
ăn nhẹ, cà phê cùng các thực phẩm khác của cửa hàng tiện lợi để thay
thế bữa ăn chính.
 Sinh viên, học sinh: Là những người tiêu dùng trẻ hơn, thường tận dụng
không gian trong cửa hàng Circle K để làm chỗ học tập, ăn sáng, ăn
trưa.
 Gia đình trẻ: thường dẫn con nhỏ đến circle K để nghỉ ngơi, thư giãn.

 Bản đồ định vị
Giỏ hàng: Xà phòng, dao cạo râu, mì trộn (ăn trực tiếp). Đây là một giỏ hàng
có những sản phẩm thiết yếu.
Định vị 1: Siêu thị
 Giá cả: Cao hơn tạp hóa (định vị 2) từ 10-15% do siêu thị phải trả
những chi phí như kho bãi, chiết khấu…
 Tổng thời gian mua sắm: Theo báo người Lao động, một người
Việt Nam trung bình đi siêu thị mất 60 phút do siêu thị có mặt
bằng tương đối rộng, các quầy hàng được xếp xa nhau.
Định vị 2: Tạp hóa
 Giá cả: Thấp hơn so với siêu thị
 Tổng thời gian: 5-10 phút để mua hàng nhưng món ăn trực tiếp
phải mang về nhà chế biến nên sẽ tốn thêm từ 10-15 phút nữa và
chúng ta sẽ phải tự chế biến.
Định vị 3: Các sàn thương mại điện tử
 Giá cả: Thấp hơn từ 5-10% so với tạp hóa do không phải chịu chi
phí mặt bằng. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm từ 15-
20% giá trị sản phẩm cho chi phí giao hàng.
 Tổng thời gian: Với đồ ăn sẽ mất trung bình 30-40 phút và 1-2
ngày với những mặt hàng khác.
Định vị 4: Circle K
 Giá cả: Do tính chất mở cửa 24/7, lúc nào cũng phải có nhân viên
trong cửa hàng và khách hàng có thể mua sản phẩm 1 cách nhanh
chóng nên giá cả tại Circle K sẽ cao hơn so với siêu thị từ 5-10%
 Tổng thời gian: Cửa hàng không quá to, được bố trí một cách
khoa học giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm được sản phẩm theo
nhu cầu. Về đồ ăn, cửa hàng bố trí khu vực bếp ngay trong cửa
hàng giúp khách hàng chỉ mất từ 5-10 phút là có thể hoàn thành
được giỏ hàng của mình.
 Xây dựng phương án
 Thuộc tính: gói gọn trong 4 chữ F (4Fs) (Tươi, Thân Thiện, Nhanh, và Đầy
Đủ)
 Lợi ích
Cốt lõi trong Chiến lược Marketing của Circle K là kinh doanh 24/7, tức là mở
đều đặn các ngày trong tuần suốt 24 giờ đồng hồ thậm chí cả dịp lễ, Tết. Đây chính
là điểm tạo nên sự khác biệt khi Circle K xuất hiện và phát triển ở khắp thế giới.
Thông thường những cửa hàng tạp hoá nhỏ hay siêu thị lớn chỉ mở cửa tối đa đến
23h, Circle K xuất hiện đã giúp khách hàng thuận tiện mua sắm ở bất cứ thời
điểm nào trong ngày và điều này đã đem đến một thành công lớn cho Circle K.
 Người sử dụng
Không chỉ đem đến một dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời mà còn hướng
đến sự thoải mái khi mua sắm tại đây. Vì thế, đối tượng khách hàng có thể là bất
cứ ai, có thể là sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng, người đi làm… ở bất kỳ
độ tuổi nào.
Ngoài việc đảm bảo lượng khách ổn định hàng tháng, đội ngũ nhân viên của
Circle K đều được đào tạo các kỹ năng bán hàng vui vẻ, thân thiện với các tệp
khách hàng tiềm năng của cửa hàng. Nhân viên trẻ tuổi, năng động, gần gũi, đối
tượng khách hàng mục tiêu được xác định rõ ràng, sản phẩm đa dạng, tất cả các yếu
tố này được hài hoà với nhau, giúp người tiêu dùng có một trải nghiệm mua sắm hài
lòng nhất khi tới Circle K.
 Giá cả
Do là mô hình cửa hàng tiện lợi, mở cửa 24/24 và ưu tiên sự tiện lợi, tập trung
vào nhóm người mua cần nhu cầu ngay lập tức, nên giá các mặt hàng tại Circle
K luôn đắt hơn các loại hình cửa hàng khác như siêu thị hay tiệm tạp hóa. (bảng so
sánh)
Hình thức thanh toán là một trong những lợi thế cạnh tranh đầy giá trị trong
Chiến lược Marketing của Circle K. Khách hàng ngoài thanh toán bằng tiền mặt có
thể sử dụng hình thức quẹt thẻ, quét mã QR, Momo, Zalo pay, và các dòng ví điện
tử khác một cách nhanh chóng, tiện lợi.
 Chất lượng sản phẩm
Đa dạng sản phẩm cần thiết

Cửa hàng tiện lợi Circle K được ví như siêu thị thu nhỏ. Bởi nó cung cấp đa
dạng hàng hóa và nhu cầu thiết yếu mà người tiêu dùng cần.
– Hàng hóa tổng hợp: văn phòng phẩm, bột giặt, khẩu trang, khăn giấy, ô, áo mưa,

– Mặt hàng hóa mỹ phẩm: đồ dùng cá nhân, chăm sóc da, make up, …
– Thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến tại chỗ: cà phê, trà, bánh mì, sữa hộp,
sữa chua, kem, thức uống độc quyền Froster,…
– Khách hàng có thể tìm kiếm mọi nhu cầu thiết yếu một cách dễ dàng tại đây.
Đó cũng là yếu tố hàng đầu giúp Circle K ghi điểm với người dùng. Đồng thời,
không ngừng đổi mới, sáng tạo thức uống.

Tích hợp nhiều tiện ích


Circle K còn hỗ trợ người tiêu dùng một số dịch vụ tiện ích như:
– Dịch vụ giặt ủi linh hoạt 24/7 đối với một số cửa hàng.
– Nạp thẻ game: Circle K cung cấp loại thẻ trả trước với nhiều mệnh giá và thương
hiệu game khác nhau. Chẳng hạn như: OnCash, Gate FPT, Vcoin, VNG, Garena.
– Nạp thẻ cào điện thoại: Bao gồm thẻ cào của đầy đủ nhà mạng như Viettel,
Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile với các mệnh giá khác nhau.
– Thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích (điện, nước, internet,…), tài chính (thẻ tín
dụng, bảo hiểm), trả góp và thanh toán vé máy bay, vé xe.
– Các dịch vụ mang tính thời vụ như: hỗ trợ đổi vé, bán vé cho các sự kiện.

VII/ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX


1 Chiến lược sản phẩm (Product):
1.1 Tập hợp sản phẩm:
Circle K đang tập trung vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm bằng cách tăng
số lượng những sản phẩm cung cấp cả về thức ăn, hàng tiêu dùng lẫn dịch vụ cung
ứng..
Hiện nay, danh mục sản phẩm đang ở một mức độ rất tốt. Nên giữ vững, tiếp
tục triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
1.2 Đề xuất ra mắt sản phẩm mới
Hiện nay, danh mục sản phẩm đang ở một mức độ rất phù hợp. Nên giữ vững,
tiếp tục triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết các cửa hàng
tiện lợi đều kinh doanh các mặt hàng tương đối giống nhau, chính vì thế để tạo nên
sự khác biệt phải đầu tư, phát triển những sản phẩm đặc trưng chỉ Circle K mới có,
đặc biệt là thức ăn và nước :Đồ uống độc quyền đầy màu sắc Froster ; bánh rán
doremon
2 Chiến lược giá (Price):
Tuy giá của các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày có cao hơn so với các siêu thị
lớn, hay tạp hóa hoặc chợ. Nhưng nhìn chung đa phần các sản phẩm đều có mức giá
phù hợp túi tiền của người tiêu dùng, đặc biệt là những khách hàng mục tiêu mà
Circle K đang muốn hướng đến ví dụ như những người nội trợ, người vợ, người mẹ
hoặc các bạn học sinh sinh viên.. Mỗi tháng, Circle K có những sản phẩm khuyến
mãi, giảm giá hoặc có các sản phẩm tặng kèm combo, để khuyến khích khách hàng
đến với Circle K.
2.1 Chiến lược bán combo
Combo là gì? Theo suy nghĩ của phần lớn khách hàng combo là mua hàng giá
rẻ hơn. Lý do khách hàng sử dụng combo đa phần đến từ tâm lý ham rẻ. Chỉ cần
nhẩm tính các sản phẩm trong combo có mức giá tiết kiệm hơn so với mua lẻ từng
món; khách hàng chắc chắn sẽ lựa chọn combo. Bất chấp việc trong gói bán đó có
Nắm bắt tâm lý đó, Circle K luôn nhấn mạnh mức chiết khấu bằng các kèm vài dòng
chữ như: “giá chỉ”, “tiết kiệm được” trên các poster quảng cáo combo; các thông tin
quảng cáo giá sốc; thời hạn ngắn cũng được tung ra để câu kéo khách hàng. Họ biết
được rằng điều này sẽ có sức ảnh hưởng rất mạnh đến hành vi chi tiêu của khách
hàng. Bán hàng theo combo chính là một trong những chiến lược gia tăng doanh thu
dễ dàng và hiệu quả nhất. Mặc dù bán combo giảm không nhiều, tối đa thường là
5.000 đồng. Nhưng lại đánh trúng tâm lý thích tiết kiệm của học sinh, sinh viên và cả
những nhân viên văn phòng. Đưa ra những combo hiệu quả nhất mang lại cho Circle
K lợi nhuận lớn.
2.2 Chiến lược giá khuyến mãi
Đây là một chiến lược không thể thiếu trong việc bán hàng của Circle K, để có
thể đẩy mạnh doanh số Circle K không ngừng ra các sự kiện, các đợt sale lớn, sale
khủng vào các ngày lễ hay các dịp đặc biệt như khai trương cửa hàng mới, Black
Friday, ... những sản phẩm không hề nằm trong nhu cầu của bản thân họ.
KHUYẾN MÃI
- Khuyến Mãi Đặc Biệt Tháng 9
Deal chồng deal, mua nhiều hưởng nhiều chỉ trong tháng 9 này tại Circle K:
• Mua 3 tặng 1 các loại nước uống giải khát.
• Tặng 1 ly thủy tinh cao cấp khi mua 2 lon nước giải khát vị lúa mạch
330ml.
• Chỉ 26K khi mua 2 thanh sô cô la Kitkat Chunky (bất kì).
• Tặng ngay 1 áo thun Rap Việt khi mua 2 lốc 6 lon nước ngọt Pepsi Black.
Ưu đãi áp dụng toàn bộ hệ thống Circle K đến 29/9
( ví dụ hình ảnh )
3 Quảng bá – Promotion
• Marketing online
Circle K sở hữu website chính thức circlek.com.vn với đầy đủ thông tin về cửa hàng.
Bao gồm sản phẩm, dịch vụ, địa chỉ hệ thống, các chương trình ưu đãi. Qua đó, xây
dựng nhận diện thương hiệu đến người tiêu dùng. Bên cạnh website, Circle K còn lập
các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok tương tác trực tiếp với
khách hàng. Đây cũng là phương tiện giúp Circle K quảng bá sản phẩm, dịch vụ và
ưu đãi đến khách hàng với những bài content chất lượng. Không chỉ vậy, Circle K
còn cho ra mắt ứng dụng CK CLUB nhằm xây dựng nhóm khách hàng thân thiết.
Trong ứng dụng có các phiếu giảm giá, tích tem đổi quà. Đồng thời, cung cấp tính
năng mua sắm trực tuyến tiện lợi.
• Marketing điểm bán
Vì là cửa hàng tiện lợi chiến lược marketing về điểm bán của Circle K được chú
trọng hơn cả. Circle K chú trọng đến màu sắc và tính chất trẻ trung, hiện đại. Màn
hình TV cho quảng cáo thường được gắn trên quầy tính tiền và xung quanh cửa
hàng. Nội dung đa dạng và liên tục được đổi mới. Từ dạng animation, 3D, clip ngắn,
video cho đến content dạng ảnh đẹp mắt. Qua đó, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Circle K cũng tận dụng tốt các POSM tại quầy và các kệ hàng giới thiệu sản phẩm
Thực hiện chiến lược marketing mix “tạo điểm đến” tích hợp đa dịch vụ. Đó là kết
hợp quầy bán hàng tạp hóa, quầy cà phê, đồ ăn nhanh và khu vực nghỉ ngơi tại cửa
hàng. Đây được coi là điểm đến họp mặt, nghỉ ngơi, thậm chí học tập và làm việc
quen thuộc của giới trẻ
** Các hình thức quảng cáo tại cửa hàng tiện lợi
 Màn hình quảng cáo trong cửa hàng
Quảng cáo trên các màn hình TV, được gắn trên quầy tính tiền hoặc xung quanh
cửa hàng được coi là loại hình quảng cáo hiệu quả nhất hiện nay đối với cửa
hàng tiện lợi. Các nhãn hàng có thể quảng cáo hình ảnh và âm thanh sống động
như: video; clip ngắn, animation hoặc các hình ảnh đẹp mắt; thu hút người xem
tại cửa hàng tiện lợi. Đây là hình thức chủ lực của công ty quảng cáo Shojiki
với việc kết hợp được với nhiều cửa hàng tiện lợi khác nhau như Circle K,
GS25, Family Mart… Shojiki sẽ mang lại những địa điểm tốt nhất để mang sản
phẩm, thương hiệu của nhãn hàng đến gần hơn với người tiêu dùng. màn hình
quảng cáo tại quầy tính tiền cửa hàng tiện lợi
Màn hình được treo tại quầy thanh toán thu hút hầu hết ánh mắt người mua
hàng.
 Poster quảng cáo
Poster là một hình thức thông tin đơn giản, được sử dụng để quảng cáo hay phục
vụ quảng bá cho chính cửa hàng. Poster được chia làm nhiều loại khác nhau,
phù hợp với nhu cầu quảng bá sản phẩm của các nhãn hàng.
– Poster quảng cáo là một sản phẩm được thiết kế nội dung, hình ảnh, màu sắc
theo một ý tưởng nhất định nhằm giới thiệu sản phẩm, thu hút sự chú ý của
khách hàng. Thường được sử dụng để nhằm quảng bá cho thương hiệu của
doanh nghiệp.
Việc đặt poster quảng cáo sẽ giúp tiếp cận khách hàng khi mới bước vào cửa
hàng tiện lợi.
 Đặt standee đứng trước cửa ra vào
Standee hay còn được gọi là standy. Nó là tên gọi cho những vật tư dùng trong
quảng cáo. Có thể hiểu đơn giản standee là vật dụng dùng để hỗ trợ, bổ trợ cho
việc treo ảnh quảng cáo, treo banner cỡ nhỏ. Cũng giống như poster, standee có
công dụng tiếp cận khách hàng tại trước cửa hàng hoặc khu vực để xe.
 Hoạt động activation tại cửa hàng
Shojiki đã triển khai rất nhiều hoạt động activation tại các địa điểm khác nhau.
Hình thức quảng cáo đa dạng như: đặt poster tại bàn, phát sản phẩm mẫu, tư vấn
sản phẩm tại quầy…
 Quảng cáo trên các quầy hàng
Khi ra mắt sản phẩm mới, quảng cáo tại quầy hàng lúc này trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Việc quảng cáo trên quầy hàng sẽ kích thích sức mua từ khách
hàng tiềm năng, từ đó đem lại hiệu quả cho chiến dịch marketing.
 Các loại hình quảng cáo khác tại cửa hàng tiện lợi như: Wifi, audio,POSM,
evoucher…

VIII/ Đề xuất giải pháp cho những khuyết điểm cho CirCle K
Sử dụng yếu tố thời gian, phân tích từ quá khứ tới hiện tại và kèm theo giải
pháp cho tương lai.
 Tận dụng điểm mạnh: Sử dụng đồ uống độc quyền Froster để thu hút
khách hàng. Khách hàng thấy có thể mua được những sản phẩm khác
một cách tiện lợi và vẫn sẽ quay lại vào lần sau dù không mua Froster.
 Điểm yếu trong quá khứ:
 Chất lượng đồ ăn chế biến không quá cao
→ CirCle K đã nâng cao cũng như mở rộng thêm thiết bị làm nóng thực phẩm.
→ Trong tương lai, CirCle K có thể đẩy mạnh truyền thông số về chất lượng những
loại đồ ăn như thế này (đăng bài hỏi ý kiến khách hàng, xây dựng TVC, kết hợp
KOL,...)
 List đồ ăn chế biến còn hạn chế, khiến đôi lúc khách hàng không
biết chọn gì
→ CirCle K cũng đã có thêm nhiều đồ ăn uống nhưng vẫn chưa thực sự ấn tượng
→ Trong tương lai, CirCle K có thể xây dựng thêm đồ ăn chế biến, ví dụ tăng thêm
những đồ ăn nước (phở, bún,..) kèm theo sử dụng hộp giấy đựng thức ăn (truyền
thông bảo vệ môi trường)
 List sản phẩm đa dạng, nhưng không thể bằng VinMart (đặc biệt
đồ ăn tươi sống)
→ Chưa giải quyết được, tuy nhiên cá nhân nhóm cảm thấy đây không phải hẳn là
khuyết điểm cần phải giải quyết ngay của CirCle K vì ngay từ đầu, CirCle K không
định hướng doanh nghiệp theo hướng siêu thị.
→ Trong tương lai, CirCle có thể nhập thêm nhiều sản phẩm kèm theo thiết bị bảo
quản phù hợp
 Đồ uống độc quyền Froster chưa thực sự được đẩy mạnh, được biết
đến nhiều khách hàng
→ Đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo cho loại sản phẩm này
 Nhiều cơ sở mô hình kinh doanh còn nhỏ, thiếu chỗ gửi xe, khách
hàng phải tự bảo quản xe cộ, tài sản.
→ Đã giải quyết được bằng cách mở rộng mô hình kinh doanh trên 100m2, ở các cơ
sở hiện nay đã có bảo vệ trông giữ xe an toàn.
→ Trong tương lai, CirCle có thể học hỏi mô hình của Getir, biến mỗi cơ sở thành 1
“nhà kho” để có thể tối thiểu hóa thời gian giao hàng, giúp chiếm được lợi thế so với
những nhà bán lẻ chỉ tập trung hàng ở những nhà kho tổng.
⇒ Nhìn chung, CirCle K cần cải thiện chất lượng sản phẩm hơn, đặc biệt thêm
nhiều hoạt động tương tác với khách hàng và đẩy mạnh truyền thông quảng cáo.
⇒ Những đề xuất làm tăng lợi thế cạnh tranh của Circle K trong tương lai:
 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm trong từng ngành hàng với những
sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh chưa có trong danh mục sản phẩm
của họ.
 Tập trung vào quy trình dịch vụ khách hàng, tăng giá trị cảm nhận từ
đó nâng cao uy tín thương hiệu.
 Marketing nêu nổi bật vị thế của Circle K hiện tại trên thị trường.

You might also like