You are on page 1of 7

CÔNG TY LUẬT TNHH DAVILAW

Add: 59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội


Văn phòng: Tầng 7, Số 14 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
Mobile: 0904563189 - Email: law@dvlgroup.vn/ - Url:
https://dvllawfirm.dvlgroup.vn/

Hà Nội, ngày ….tháng ….năm 2024

Thư tư vấn
(Về Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC giữa Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân
Cảng - TANCANG MARITIME SERVICES và Công ty Cp Hàng hải Á Châu –
ASHIPCO)

Kính gửi : - Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng - TANCANG


MARITIME SERVICES
- Người đại diện vốn Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

Trước hết, chúng tôi – Công ty Luật TNHH Davilaw xin được gửi tới Quý Cơ quan
lời chào trân trọng nhất.

Chúng tôi xin được đưa ra dưới đây Thư tư vấn liên quan đến Hợp đồng Hợp tác
đầu tư (BCC) giữa Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng - TANCANG
MARITIME SERVICES và Công ty Cổ phần Hàng hải Á Châu ASHIPCO
trong việc hợp tác đầu tư liên quan đến Tàu lai chân vịt Azimuth Tân Cảng A16.

1. Bối cảnh,
- Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng - TANCANG MARITIME
SERVICES được thành lập năm 2011, được Công ty TNHH MTV Tổng công
ty Tân Cảng Sài Gòn góp 150 tỷ đồng chiếm 61,43% vốn điều lệ. Tại thời
điểm 31/12/2023 vốn chủ sở hữu dự kiến là 314,691 tỷ đồng.
- Vừa qua, người đại diện vốn của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tại Công ty
CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng ( sau đây gọi tắt là Tancang Maritime) gửi
văn bản đề nghị Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cho ý kiến để có căn cứ cho
người đại diện góp vốn tham gia ý kiến, biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng
quản trị Tancang Maritime về việc hợp tác kinh doanh 01 tàu lai chân vịt
Azimuth của Công ty Cổ phần Hàng hải Á Châu (Ashipco).
- Việc hợp tác được thực hiện theo phương án ký hợp đồng hợp tác kinh doanh
BCC giữa Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng - TANCANG
MARITIME SERVICES và Công ty Cp Hàng hải Á Châu – ASHIPCO, theo
đó Giá trị hợp tác: 47.592.000.000 đồng (đã bao gồm thuế, phí...).. Cơ cấu
vốn và tỷ lệ góp vốn: Tancang Maritime 70% tương đương 33, 31 tỷ đồng
và Ashipco 30% tương đương 14,27 tỷ đồng. Thời gian hợp tác là 04 năm và
có thể chấm dứt trước hạn.
- Hai bên thống nhất Tancang Maritime sẽ đại diện cho Hợp doanh đứng tên
chủ sở hữu đăng ký tàu và thực hiện hạch toán kế toán Tancang Maritime
với các lý do : Tancang Maritime là đơn vị hạch toán các giao dịch của hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC), ghi nhận doanh thu, chi phí, theo dõi riêng
kết quả kinh doanh của BCC và quyết toán thuế. Đồng thời, với tỷ lệ góp vốn
70% , việc Tancang Maritime đứng tên chủ sở hữu đăng ký tàu sẽ giảm
thiểu các rủi ro về pháp lý đối với tàu lai hợp tác trong thời gian hợp tác kinh
doanh (cầm cố, thế chấp tài sản, ...). đảm bảo chủ động trong làm việc với các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động quản lý và điều
hành tàu biển.
- Hai bên thống nhất, sau khi ký hợp đồng hợp tác BCC việc góp vốn sẽ được
thực hiện và chuyển vào tài khoản của Tancang Maritime theo tỷ lệ quy
định trong hợp đồng. Sau đó Tancang Maritime sẽ đại diện ký kết mua bán
tàu lai chân vịt Azimuth của Công ty Cổ phần Hàng hải Á Châu
(Ashipco), thanh toán và thực hiện thủ tục chuyển nhượng sang cho Hợp
danh do Tancang Maritime đứng tên sở hữu):
- Theo báo cáo hợp tác kinh doanh của Tancang Maritime , thời gian khấu
hao là 04 năm, bằng với thời gian hợp tác kinh doanh, căn cứ theo quy định
tại Khoản 1, Điều 12, Thông tư số 147/2016/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
“đối với dự án đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
(B.O.T); Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C), thời gian trích khấu
hao tài sản cố định được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư
của chủ đầu tư tại dự án. Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ
dự án theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian
khai thác thu phí hoàn vốn của dự án (tương tự như phương pháp khấu hao
theo số lượng, khối lượng sản phẩm). Việc xác định giá trị tài sản cố định
hình thành từ dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây
dựng cơ bản”.
2. Nội dung tư vấn,
- Sau khi nghiên cứu, xem xét và đánh giá toàn bộ những thông tin mà chúng
tôi nhận được, Chúng tôi hiểu rằng Quý Ông và Công ty Tancang Maritime
quan tâm rằng các hoạt động liên quan đến Hợp đồng BCC được ký kết giữa
Công ty Tancang Maritime và Công ty Á châu Ashipco có đảm bảo tuân thủ,
phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hay chưa.
- Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành tại thời điểm có hiệu lực của Hợp
đồng hợp tác BCC, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về những băn khoăn
của Quý Công ty; Người đại diện vốn của Công ty TNHH MTV Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn trên cơ sở những thông tin Chúng tôi nhận được và mặc
định những thông tin nhận này là hoàn toàn chính xác.
2.1. Đánh giá pháp lý Tancang Maritime, Chuyển nhượng và Hợp đồng BCC.
- Theo Luật doanh nghiệp sửa đổi 2020, doanh nghiệp có 50% vốn điều lệ do
doanh nghiệp nhà nước nắm giữ là doanh nghiệp nhà nước. (khoản 11 Điều
4). Tại thồi điểm 31/12/2023 vốn chủ sở hữu dự kiến là 314,691 tỷ đồng (mặc
định Tổng công ty chiếm 61,4%). Và, Người đại diện vốn Nhà nước của
Tổng công ty tại Tancang Maritime phù hợp quy định tại Luật Quản lý, sử
dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
(điều 46/47)_. Theo quy định dẫn chiếu ở trên Tancang Maritime là Doanh
nghiệp Nhà nước và vốn là vốn Nhà nước do đó các hoạt động đầu tư, sản
xuất kinh doanh phải được thảo luận và quyết định tại đại hội đồng cổ đông
của doanh nghiệp, Hội đồng quản trị và xin ý kiến chủ sở hữu theo quy định
của Luật Doanh nghiệp.
- Về sở hữu và chuyển quyền sở hữu Tàu lai chân vịt Azimuth của Công ty Cổ
phần Hàng hải Á Châu Ashipco.
+ Việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng là quyền của tổ chức cá nhân
theo quy định tại Bộ luật dân sự và văn bản pháp luật có liên quan. Việc
thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cũng được thực hiện theo
quy định pháp luật hiện hành và pháp luật có liên quan đối với phương tiện
vận tải yêu cầu Đăng ký.
+ Việc nhận chuyển nhượng thứ nhất phải thực hiện theo quy định của Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn về đầu tư, kinh doanh, bao gồm không giới hạn
việc định giá, thẩm định giá tài sản theo quy định pháp luật...
+ Thứ hai, như trên đã phân tích Tancang Maritime là Doanh nghiệp nhà
nước do có tỷ lệ 61,4% vốn của được Công ty TNHH MTV Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn. Xét về phương án mua tài sản thì Tancang Maritime
phải thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành như Pháp
luật về Đấu thầu, Pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 và các văn bản pháp luật liên
quan. Việc này áp dụng đối với cả trường hợp đầu tư góp vốn thực hiện
hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Ý kiến tư vấn nêu trên được áp dụng
bởi điều 28 quy định về đầu tư ngoài doanh nghiệp Luật về quản lý sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014;
Điều 21 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh
nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
+ Ngoài ra, đối với hợp đồng hợp tác BCC theo đó Tancang Maritime góp
70 % trong tổng số vốn góp. Đối với tình huống này tư vấn đề nghị cần lưu
ý những căn cứ pháp lý tư vấn đã đưa ra ở trên. Trường hợp đã chuyển
quyền sở hữu hoặc bất kỳ vì lý do nào khác tài sản đứng tên Tancang
Maritime về nguyên tắc được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản
thuộc quyền sở hữu của Tancang Maritime và không còn thuộc Á châu
Ashipco nữa và do đó Tancang Maritime mới là chủ thể mang tài sản góp
vốn thực hiện hợp đồng BCC, chứ không thể là ký BCC như dự kiến của
các bên. Cụ thể: Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, hợp
đồng BCC (Business Cooperation Contract) là hợp đồng hợp tác kinh
doanh được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân
chia lợi nhuận hay phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế
và trong mọi trường hợp, khi nhận tiền, tài sản của các các bên khác đóng
góp cho hoạt động BCC, bên nhận phải kế toán là nợ phải trả, không được
ghi nhận vào vốn chủ sở hữu.( điểm 1.3 khoản 1 điều 35 Thông tư
133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 8 năm 2016). Đồng thời các bên góp vốn
được nhận lại tài sản đã góp vào hợp đồng BCC theo quy định tại Điều
510 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng
hợp tác và khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa
tổng số thành viên hợp tác hoặc thành viên còn lại.
2.2. Về trường hợp Tancang Maritime không đại diện cho Hợp doanh đứng tên
chủ sở hữu đăng ký tàu và thực hiện hạch toán kế toán thì có rủi ro nào trong
việc quản lý dự án, quản trị phần vốn góp và đảm bảo hiệu quả hợp tác hay
không?
- Như đã phân tích ở phần 2.1 về Đánh giá pháp lý Tancang Maritime, Chuyển
nhượng và về Hợp đồng BCC. Việc Tancang Maritime đứng tên Sở hữu tàu
lai Tân Cảng A16 là hoàn toàn phù hợp để đảm bảo rằng dự án và phần vốn
góp cũng như hiệu quả hợp tác đạt hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro.Cụ thể:
Điểm b khoản 1 điều 21 Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước
vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp:” Đầu tư
ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với
ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn đầu tư”. Việc sở hữu tài sản tàu lai Tân Cảng A16 là một trong
những đảm bảo về mặt tài sản ( vốn đầu tư), nâng cao hiệu suất đầu tư.
2.3. Về trường hợp khấu hao tàu Tân Cảng A16
Đối với Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (B.C.C), thời gian trích khấu
hao tài sản cố định được xác định là thời gian khai thác hoàn vốn đầu tư của
chủ đầu tư tại dự án. Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ dự án
theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian khai thác
thu phí hoàn vốn của dự án (tương tự như phương pháp khấu hao theo số
lượng, khối lượng sản phẩm).( Khoản 5 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC
có hiệu lực từ ngày 28/11/2016).
Việc xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ đối với dự án Hợp đồng
BCC được xác định theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định là thời gian “khai thác hoàn vốn đầu
tư của chủ đầu tư tại dự án”. Thời gian khai thác, hoàn vốn của chu đầu tư
tại dự án là khoảng thời gian để thu hồi chi phí đầu tư ban đầu của dự án, phải
được xác định trên cơ sở tính toán về thời gian, hiệu quả dự kiến một cách
hợp lý của dự án để thu hồi vốn.
2.4. Về xử lý tài sản sau khi kết thúc hợp tác
Theo quy định tại Điều 510 Bộ luật Dân sự năm 2015 theo điều kiện đã thỏa
thuận trong hợp đồng hợp tác và khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý
của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác hoặc thành viên còn lại. Việc bảo
toàn vốn được căn cứ vào điều 21 Nghị định 95/ 2015/NĐ-CP theo đó các
phương án, hình thức quản trị ....quản lý dự án phải được thực hiện theo quy
định pháp luật , quy chế quy trình tại Công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân
cảng Sài Gòn thông qua người đại diện vốn.
2.5. Về trường hợp lựa chọn đồng sở hữu đáp ứng yêu cầu bảo toàn và phát triển
vốn.
Theo quy định tại điều 218 Bộ luật Dân sự quy định về định đoạt tài sản
chung thì “ Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền
sở hữu của mình/ Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo
thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp
luật/Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của
mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua”
Bảo toàn phát triển vốn Doanh nghiệp Nhà nước được hiểu là việc sử dụng
những biện pháp nào để đạt mục tiêu Bảo toàn phát triển vốn theo đó:
1. Việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng các
biện pháp sau đây:
+ Quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật quản lý sử dụng
vốn nhà nước đầu tư sản xuất kinh doanh vào doanh nghiệp và quy
định khác của pháp luật có liên quan;
+ Mua bảo hiểm tài sản;
+ Xử lý tổn thất tài sản, nợ không có khả năng thu hồi;
+ ..............................
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có trách nhiệm:
+ Bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp;
+ Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu về biến động vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp.
3. Kết luận
Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi liên quan đến việc Hợp tác đầu tư theo hợp
đồng hợp tác BCC giữa giữa Công ty CP Dịch vụ Hàng hải Tân Cảng -
TANCANG MARITIME SERVICES và Công ty Cp Hàng hải Á Châu –
ASHIPCO. Trường hợp cần làm rõ và hoặc Quý Cơ quan cần thêm thông tin
hoặc có ý kiến khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Xin lưu ý rằng, Thư tư vấn này được lập chỉ dựa trên các quy định pháp luật Việt
Nam có hiệu lực thi hành tại thời điểm soạn thảo Thư tư vấn này và các quy định
pháp luật Việt Nam có hiệu lực thi hành tại thời điểm diễn ra các sự kiện được xem
xét; chỉ giới hạn trong phạm vi các thông tin, tài liệu mà Quý Công ty cung cấp.

Thư tư vấn này được lập trên cơ sở yêu cầu của Quý Công ty, và chỉ được sử dụng
bởi Quý Công ty cho mục đích tự nghiên cứu, tham khảo khi xem xét, cân nhắc đưa
ra quyết định/giải pháp phù hợp.

Thư tư vấn này sẽ không được sử dụng, sao chép hay cung cấp, hay làm cơ sở tin
cậy cho tổ chức, cá nhân khác hoặc cho mục đích khác.

Mặc dù Quý Công ty có đầy đủ quyền tài sản đối với thư tư vấn này, và có thể tự do
lan truyền, chuyển, gửi, báo cáo bất kỳ đơn vị thứ ba nào khác mà không cần có sự
đồng ý của Davilaw (Davilaw chỉ gửi, cung cấp cho riêng Quý Công ty mà không
chia sẻ với bất kì tổ chức/cá nhân nào). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc bên thứ ba
sử dụng Thư tư vấn này đều không tạo nên bất kì sự ràng buộc hoặc trách nhiệm,
nghĩa vụ nào giữa Công ty Luật TNHH Davilaw và bên thứ ba đó.

Xin chân thành cảm ơn


Trân trọng,

TM. CÔNG TY LUẬT TNHH DAVILAW


GIÁM ĐỐC

LUẬT SƯ. NGUYỄN HỒNG CHUNG

You might also like