You are on page 1of 51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG

BÀI CUỐI KỲ

Đề tài: Ảnh hưởng của tin tức DÊDD


trên TikTok đến với sinh viên Khóa 26
Khoa QHCC-TT tại trường Đại học Văn Lang

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5

Mã LHP: 231_DPR0860_10

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Hoà

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

Danh sách Nhóm 5


STT Họ và Tên MSSV Mức độ đóng góp Ghi chú
1 Phạm Mai Anh 207QC02494 100% Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thành Hiếu 207QC67905 100%
3 Phan Thị Diễm My 207QC17500 100%
4 Đỗ Nguyễn Thảo Uyên 207QC04428 100%
5 Đỗ Phạm Phương Uyên 207QC04429 100%
6 Huỳnh Phạm Tố Uyên 207QC04434 100%
7 Đào Ngọc Tuấn 207QC04386 100%
8 Lê Thị Kim Phụng 207QC35850 100%
9 Nguyễn Ngọc Bảo Uyên 207QC61933 100%
10 Muhamed Safay 207QC62003 100%
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.............................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................7
3.1 Mục đích nghiên cứu.................................................................................................7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................8
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................................8
4.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................8
4.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................8
5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..............................................................8
5.1 Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................................8
5.2 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................8
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu...................................................................9
6.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................................9
6.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................9
7. Đóng góp mới của đề tài...............................................................................................10
8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài..........................................................11
8.1. Ý nghĩa lý luận........................................................................................................11
8.2 Ý nghĩa thực tiễn.....................................................................................................12
9. Kết cấu của luận án......................................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................................13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU..........................................................13
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài..........................................................................13
1.2 Các cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.................................................14
1.3. Điều kiện.....................................................................................................................15
1.4 Tiểu kết chương 1....................................................................................................16
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ.............................................................................17
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.1 Khảo sát về tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok..............................................17


2.2 Khảo sát về mục đích chính sử dụng TikTok.......................................................18
2.3 Khảo sát về yếu tố thu hút người xem quan tâm đến một bản tin trên nền tảng
TikTok............................................................................................................................19
2.4 Khảo sát về chủ đề tin tức nào sẽ được quan tâm trên nền tảng TikTok..........20
2.5 Khảo sát về người xem tin tức thời lượng bao lâu trên nền tảng TikTok.........21
2.6 Khảo sát tin tức môi trường có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức/ hành vi của
sinh viên về việc bảo vệ môi trường.............................................................................22
2.7 Khảo sát về hành vi mua sắm của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực...................23
2.8 Khảo sát về thông tin tuyển dụng trên TikTok tác động tiêu cực đến hành vi
tìm việc của sinh viên....................................................................................................23
2.9 Khảo sát tin tức về Chính trị - Xã hội/ Giáo dục có tác động tích cực đến hành
vi của sinh viên..............................................................................................................25
2.10 Tiểu kết chương 2..................................................................................................26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT....................................................27
PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................35
PHỤ LỤC..........................................................................................................................43
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

LỜI CẢM ƠN
Mến gửi Thầy Hoà,

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn
Quang Hoà – người đã đồng hành cùng chúng em xuyên suốt quá trình học tập ở môn
Nghiên cứu Truyền thông. Khoảng thời gian tìm hiểu và được hướng dẫn bởi Thầy, chúng
em nhận thấy bản thân không chỉ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng thực tiễn của bộ môn
Nghiên cứu Truyền thông mà qua đó còn có những kỉ niệm cùng với Thầy bởi sự dạy dỗ
trọn vẹn và tận tâm nhất. Chúng em đã tích lũy được cho mình vốn kiến thức để áp dụng
đến những bài học thực tế. Minh chứng rõ ràng nhất là thông qua bài tiểu luận này, chúng
em đã áp dụng những kiến thức đã học để xây dựng nên bài nghiên cứu này và gửi đến
Thầy. Trong quá trình làm bài chúng em khó có thể tránh khỏi sai sót do quá trình học tập
và rèn luyện đâu đó luôn hiện diện những hạn chế nhất định. Nhưng chúng em tin rằng
Thầy sẽ cho chúng em những góp ý toàn diện nhất để bài thi của chúng em được hoàn
thiện hơn.

Một lần nữa chúng em cảm ơn Thầy vì đã cho chúng em những kiến thức thật bổ
ích. Nhóm chúc Thầy thật nhiều niềm vui và sức khỏe trong cuộc sống.

Trân trọng.

Trang 1
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Sau 22 năm kể từ khi Internet xuất hiện, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi rõ rệt.
Sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của
mạng máy tính, đồng thời giải trí trên mạng cũng đa dạng hơn. Trong số đó, mạng xã hội
đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ trên toàn thế giới,
cũng như tại Việt Nam. Người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, sử dụng nhiều mạng xã
hội có tầm ảnh hưởng toàn cầu như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Myspace và
một số mạng xã hội nội địa như Zingme, Go.vn, Yume.vn, v.v. Những mạng xã hội này
cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích khác nhau, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của
giới trẻ như kết nối, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, học tập, giải trí, kinh doanh, v.v. Tuy
nhiên, cách sử dụng mạng xã hội phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.

Trong những năm gần đây, ứng dụng TikTok từ Trung Quốc đã trở thành một
trong những ứng dụng được ưa chuộng nhất. TikTok thu hút sự quan tâm của nhiều người
dùng bởi tính năng độc đáo của nó, đó là những video ngắn, nội dung súc tích và không
giới hạn đối tượng sử dụng. Với hầu hết thế hệ trẻ, các trang mạng xã hội như Facebook,
YouTube và TikTok ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Trong vài năm trở lại đây, TikTok đã trở thành một trong những mạng xã hội được các
bạn sinh viên rất ưa chuộng. Mặc dù các tính năng của TikTok có thể giúp giảm áp lực
trong học tập cho sinh viên, nhưng cũng có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực như sao
nhãng việc học tập, sa đà vào cuộc sống ảo, kết bạn và liên hệ với những người bạn
ảo,...và có thể khiến cho họ quên đi cuộc sống hiện tại.

Theo một nghiên cứu gần đây của Duy Vũ được tiến hành bởi Q&me vào đầu năm
2022, Facebook vẫn là nền tảng mạng xã hội được sử dụng rộng rãi nhất, với 97% người
dùng sử dụng ứng dụng này, trong đó có 94% sử dụng hàng ngày, tăng 1% so với năm
trước. Tương tự, 86% người dùng sử dụng YouTube, trong đó có 81% sử dụng hàng
ngày, không có sự khác biệt đáng kể so với năm trước. Zalo có 87% người dùng, trong đó

Trang 2
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

có 88% sử dụng hàng ngày, tăng 4% so với năm trước. TikTok ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng
cao nhất, với số người dùng tăng từ 49% lên 62%. Số lượng người dùng sử dụng ứng
dụng hàng ngày đã tăng 8% lên 74%, với đa số người dùng thuộc độ tuổi từ 18 đến dưới
30 tuổi. Dựa trên các con số này, Facebook vẫn là nền tảng phổ biến nhất, mặc dù tỷ lệ
người dùng đã giảm đáng kể từ 56% xuống còn 46%. Ngược lại, TikTok đã trải qua một
sự tăng trưởng đáng kể với số lượng người dùng tăng từ 5% lên 14%.

Sự phát triển nhanh chóng gần đây của TikTok, như đã được thảo luận bởi Khải
Phạm (2022), đã gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với một phần của thanh thiếu niên Việt
Nam vượt qua việc giải trí đơn thuần. Những tác động bao gồm sự nghiện TikTok và khả
năng tự điều chỉnh bản thân.

Sinh viên Khóa 26 Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông, Trường Đại học
Văn Lang nằm trong độ tuổi từ 18 - 24, có nhu cầu sử dụng mạng internet cũng như mạng
xã hội TikTok rất cao với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Việc sử dụng TikTok mang
lại cho sinh viên những lợi ích nhất định nhưng bên cạnh đó cũng có những tác động tiêu
cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm sinh lý và việc học tập của sinh viên. Trong phạm
vi một bài nghiên cứu truyền thông, chúng tôi bước đầu nghiên cứu về thực trạng của việc
sử dụng mạng xã hội TikTok từ đó nghiên cứu ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng
TikTok đến nhận thức và hành vi của sinh viên Khóa 26 Khoa Quan hệ Công chúng -
Truyền thông, Trường Đại học Văn Lang. Đồng thời đề xuất các chính sách hoặc giải
pháp có thể giúp quản lý tác động của TikTok đối với sinh viên, nhằm tối ưu hóa lợi ích
và giảm nguy cơ tiêu cực.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Truyền thông tin tức trên nền tảng mạng xã hội TikTok không phải là một đề tài
mới tại Việt Nam nói chung và tại các trường Đại học nói riêng. Tuy nhiên, vẫn chưa có
nghiên cứu nào chuyên sâu về ảnh hưởng của tin tức trên TikTok đến với sinh viên Khóa
26 Khoa QHCC-TT tại trường Đại học Văn Lang. Mặc dù vậy, số lượng nghiên cứu
chuyên sâu có liên quan đến những nội dung có trong đề tài “Ảnh hưởng của tin tức trên

Trang 3
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

TikTok đến với sinh viên Khóa 26 Khoa QHCC-TT tại trường Đại học Văn Lang” tương
đối nhiều. Trong đó phải kể đến số lượng nghiên cứu từ các trường Đại học

Bước đầu trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu, nhóm đã thu thập được một số
các tài liệu có nội dung liên quan như sau:

Nghiên cứu về tin tức trên TikTok

Nghiên cứu của Nguyễn Thái Bá - Nguyễn, T. B. (2019). Việc sử dụng mạng xã hội
và kết quả học tập của sinh viên. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN. https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/86685 đã nghiên cứu về việc
sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
nếu sinh viên xác định được rõ mục đích của việc sử dụng mạng xã hội thì thông tin trên
mạng xã hội (bao gồm nền tảng TikTok) sẽ đem lại những lợi ích tích cực cho việc học
tập của họ.

Nghiên cứu về mô hình khảo sát liên quan đến đề tài

Nghiên cứu của Nguyễn Kiều Oanh và các cộng sự (2022) - Nguyễn, O. L.,
Nguyễn, M. T. Á., & Huỳnh, H. T. T. (2022). Đánh giá tác động của tiktok đến sinh viên
trường đại học kinh tế - kỹ thuật bình dương. Khoa Quản Trị Trường Đại học Kinh tế -
Kỹ thuật Bình Dương. http://thuvienso.ktkt.edu.vn:8080 đã đánh giá tác động của TikTok
đến sinh viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Kết quả nhận định TikTok
tác động tiêu cực đến 3 khía cạnh của sinh viên: sức khỏe, kết quả học tập và nhận thức,
riêng với vấn đề tài chính, sinh viên vẫn chưa nhận thức rõ được mặt tích cực cũng như
tiêu cực của TikTok.

Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên sau khi tiếp cận với nền tảng TikTok

Theo nghiên cứu của Phạm Thùy Trinh, Phạm Thị Yến, Hoàng Phi Yến, Trần Thị
Hiên, Nguyễn Hồng Hạnh - Ảnh hưởng của nội dung video trên tiktok đến hành vi, thái
độ của sinh viên Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, tr.332-345 đã chỉ ra rằng:
Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích thời gian và thái độ của sinh viên khi họ sử

Trang 4
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

dụng TikTok dựa trên chuyên ngành học. Kết quả cho thấy, sinh viên thuộc ngành xã hội
sử dụng TikTok nhiều hơn so với sinh viên thuộc ngành tự nhiên, do nền tảng này thường
xuất hiện nhiều kiến thức và nội dung liên quan đến xã hội. Nghiên cứu cũng xác định
EFA cho nhóm biến hành vi gồm 25 câu hỏi, kết quả thu được 3 nhóm hành vi chính khi
sử dụng TikTok. Nhóm hành vi học hỏi kỹ năng, phần lớn sinh viên học hỏi kỹ năng ở
khá nhiều lĩnh vực trên TikTok từ việc tạo hình bản thân, các kỹ năng mềm trong cuộc
sống đến việc trau dồi thêm các kiến thức từ chính chuyên ngành của mình. Nhóm hành
vi sử dụng ứng dụng, các bạn sinh viên đa phần sẽ tạo ra những video hiện đang là trend.
Điều này cho thấy việc bắt kịp xu hướng của các bạn sinh viên rất nhanh và rất sáng tạo.
Nhóm hành vi sử dụng ứng dụng thể hiện tính chi tiêu thời gian tiêu cực, khi mất khả
năng kiểm soát thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của họ.

Về thái độ của sinh viên sau khi chạy EFA gồm 12 câu hỏi nghiên cứu thu được 3
nhân tố tương ứng với 3 nhóm thái độ chính, sinh viên có thái độ tích cực về học tập, thấy
giá trị trong việc xem video TikTok liên quan đến học thuật và phát triển bản thân. Họ
cũng cảm thấy thoải mái và cởi mở khi sử dụng ứng dụng. Tuy nhiên, một số sinh viên
cảm thấy tiêu cực về tinh thần và cảm thấy lãng phí thời gian khi gặp các nội dung tiêu
cực và ám ảnh trên TikTok. Thực tế cho thấy, việc sử dụng TikTok đã có một sự ảnh
hưởng nhất định đến hành vi và thái độ của các sinh viên. Sự ảnh hưởng đó có cả mặt tích
cực lẫn tiêu cực nhưng những mặt tiêu cực chi chiếm một phần nhỏ so với những mặt tích
cực mà những nội dung trên video trên TikTok đem lại.

Nghiên cứu của Lê Văn Nam và các cộng sự (2021) - Lê, N. V., Kiều, G. T. K.,
Trần, H. N., & Nguyễn, T. T. T. (2021). nhân tố nhận thức tác động đến hành vi sử dụng
mạng xã hội TikTok của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội. Trường Đại học Kinh
tế Quốc Dân. đã đánh giá các nhóm nhân tố nhận thức tác động đến hành vi sử dụng
mạng xã hội TikTok của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã
khẳng định, nhân tố “Nhận thức rủi ro” có tác động đến hành vi sử dụng TikTok của học
sinh THPT tại Hà Nội.

Nghiên cứu về hành vi của sinh viên sau khi tiếp cận với nền tảng TikTok

Trang 5
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Theo nghiên cứu của Ngô Mai Linh, Trần Phương Nam, Nguyễn Thị Quỳnh Anh,
Mai Hoàng Long trong nghiên cứu về “Tác động của ứng dụng TikTok đến định hướng
nghề nghiệp của sinh viên” - MAI LINH, Ngo et al. Impact of Social Networking
Application TikTok on Student Career Orientation (A Case Study: Students in 3 Majors at
Universities in Hanoi City) (Ngô, 2023) đã đưa ra kết luận rằng: TikTok có những ảnh
hưởng mạnh mẽ đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên thông qua các hình thức như:
Tạo ra các kênh thông tin mô tả định hướng nghề nghiệp; Tạo ra các kênh tuyển dụng
nghề nghiệp; Tạo ra môi trường trải nghiệm cho các loại hình nghề nghiệp mới. Sinh viên
có nhận thức được tầm quan trọng của định hướng nghề nghiệp và lựa chọn TikTok như
một kênh thông tin giúp định hướng nghề nghiệp.

Theo nghiên cứu của Lê Thuỳ Dương (2023) - Lê, T. D. et al. (2023). Nâng cao
khả năng phát âm của sinh viên bậc đại học qua hình thức mall - nghiên cứu về tính ứng
dụng của Duet TikTok. Trong Hội thảo khoa học quốc gia nghiên cứu và giảng dạy ngoại
ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học tại Việt Nam (UNC 2023). Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, tr. 184-97. Kết quả khảo sát và nghiên cứu đã cho ra kết luận rằng: Có thể cải
thiện kỹ năng nói tiếng Anh vừa có quá trình luyện tập vui vẻ, không bị áp lực khi học
tiếng Anh trên TikTok. Tuy nhiên, sinh viên không mong đợi việc luyện nói với TikTok
sẽ thay thế hoàn toàn phương pháp truyền thống. Thay vào đó, sinh viên thích một cách
tiếp cận hỗn hợp, trong đó sinh viên được luyện tập với chức năng Duet trên TikTok và
nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ giáo viên. Điều này chứng minh rằng, nội dung trên
TikTok có thể ảnh hưởng tích cực đến hành vi học tập của sinh viên.

Theo nghiên cứu của các thành viên Vũ Nhật Phương, Nguyễn Xuân Nhĩ, Trần
Thanh Tùng, Trương Thị Lệ Hằng (2022) về “Ứng dụng mạng xã hội trong việc định
hướng dư luận sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam” đã cung cấp cơ sở lý luận về
khung nghiên cứu của ứng dụng MXH, xác định và đánh giá thực trạng nội dung và các
phương tiện truyền thông MXH mà sinh viên ngày nay sử dụng thường xuyên nhất và từ
đó gợi ý một số giải pháp để nhằm khuyến khích các bạn sử dụng mạng xã hội để phát
triển những giá trị tích cực. Kết quả nghiên cứu TikTok đứng top 3 mạng xã hội được

Trang 6
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

dùng nhiều nhất và ghi nhận số sinh viên bị ảnh hưởng tâm lý chiếm 78,77% và cho rằng
cần ứng dụng các công cụ truyền thông MXH xử lý thông tin.

Nghiên cứu của Dương Thị Thanh và các cộng sự (2021) - Dương, T. T., Trần, H.
T. T., & Nguyễn, L. P. (2021). Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoa tiểu
học - mầm non, trường đại học tây bắc. Tạp chí khoa học. đã nghiên cứu về thực trạng sử
dụng mạng xã hội của sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc. Theo
kết quả nghiên cứu đã khẳng định sinh viên đều sử dụng mạng xã hội với nhiều mục đích,
tần suất sử dụng khác nhau nhưng đều chung một đặc điểm quan trọng là vẫn mang tính
chất tự phát, cá nhân, chưa có sự định hướng.

Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Anh, Đinh Hồng Anh, Triệu Mai Anh, Nguyễn
Mai Anh và Đinh Minh Hạnh về đề tài “Tác động của người có tầm ảnh hưởng đến lối
sống của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” đăng tại Tạp chí Giáo dục 2023 tác động
của người có tầm ảnh hưởng (influencer) hay gọi tắt là người có ảnh hưởng (viết tắt là
NAH) trên những nền tảng mạng xã hội. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, NAH có ảnh
hưởng nhất định đến lối sống của SV Đại học Quốc gia Hà Nội. Cụ thể, kết quả nhận
được sau quá trình xử lý và phân tích dữ liệu cho thấy NAH có ảnh hưởng đến hành vi
của SV Đại học Quốc gia Hà Nội với 33%. Với bốn yếu tố chất lượng, điều kiện đáp ứng,
mối liên hệ, sự thu hút, có ba yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của SV Đại học Quốc gia Hà
Nội. Trong đó, yếu tố “chất lượng” của NAH có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hành vi
của SV (36%), tiếp theo là “điều kiện đáp ứng” với 33.3%, yếu tố ít ảnh hưởng nhất là
mối liên hệ (19.7%). Từ đó, có thể thấy sự thu hút về ngoại hình, sở thích không phải là
yếu tố ảnh hưởng đến SV mà chất lượng của nội dung NAH đưa ra mới thực sự được SV
quan tâm

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok đến
nhận thức và hành vi của sinh viên Khóa 26 Khoa QHCCTT trường Đại học Văn Lang.

Trang 7
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Đồng thời đề xuất các chính sách hoặc giải pháp có thể quản lý tác động của TikTok đối
với sinh viên, nhằm tối ưu hóa lợi ích và giảm nguy cơ tiêu cực.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu về thực trạng và vai trò của tin tức trên nền tảng TikTok về việc ảnh
hưởng như thế nào hành vi và nhận thức của sinh viên Khóa 26, Khoa QHCC-TT đại học
Văn Lang.

Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn chặn những ảnh
hưởng tiêu cực đối với hành vi và nhận thức của sinh viên Khóa 26, Khoa QHCC-TT đại
học Văn Lang.

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực của tin tức đến nhận thức và hành vi
của sinh viên Khoá 26 Khoa QHCC-TT trường Đại học Văn Lang.

4.2 Phạm vi nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu: 3 tháng

Khách thể: 300 sinh viên Khóa 26 thuộc Khoa QHCCTT

Không gian: tại Trường Đại học Văn Lang

5. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


5.1 Giả thuyết nghiên cứu
Tin tức trên TikTok ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và nhận thức của sinh viên
Khóa 26, Khoa QHCC-TT đại học Văn Lang

5.2 Câu hỏi nghiên cứu


Dựa vào mục đích của đề tài để viết câu hỏi nghiên cứu. Đề tài cần hỏi gì để đạt
được mục đích nghiên cứu đó.

 Tần suất tiếp xúc với tin tức trên TikTok của sinh viên Khóa 26?

Trang 8
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

 Sinh viên có thể tận dụng những video tin tức trên TikTok để ứng dụng vào cuộc
sống hay không?
 Những đề xuất nào nhằm nâng cao sự tích cực cho sinh viên Khóa 26 khi sử dụng
TikTok?

6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu


6.1 Cơ sở lý luận
Với đề tài đề cập đến vấn đề xã hội nên nhóm sẽ sử dụng chiến lược nghiên cứu
điều tra định lượng. Chiến lược nghiên cứu điều tra định lượng là những dữ liệu đo lường
được, tính toán được và kết quả tính toán có ý nghĩa. Ở bài nghiên cứu này, dữ liệu định
lượng là những đánh giá về mức độ đồng ý với các tiêu chí như Hoàn toàn đồng ý, Đồng
ý, Phân vân, Không đồng ý, Hoàn toàn không đồng ý.

6.2 Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu tư liệu

Dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước, phương pháp nghiên cứu tư liệu hỗ
trợ cho đề tài của nhóm trong việc thu thập đa dạng thông tin, xây dựng cơ sở lý thuyết và
tăng tính đáng tin cậy cho dữ liệu.

Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là một phương tiện hiệu quả để thu thập dữ liệu trực tiếp từ nguồn thông tin,
với đề tài của nhóm, phương tiện chủ yếu của phương pháp này sẽ là cuộc phỏng vấn,
quan sát hành vi trực tiếp đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp điều tra thăm dò

Trong nghiên cứu này, thang đo để đánh giá các biến quan sát đều ở dạng thang đo
Likert 5 mức độ, với quy ước mức 1 = Hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến mức 5 =
Hoàn toàn đồng ý.

Trang 9
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Biến số Thang đo

1 Cách thức tiếp cận thông tin (TT) TT1, TT2, TT3, TT4, TT5

2 Hành vi mua sắm (MS) MS1, MS2, MS3, MS4, MS5

3 Cách thức kiếm thêm thu nhập (LT) LT1, LT2, LT3, LT4, LT5

4 Gia tăng kiến thức, thông tin (GT) GT1, GT2, GT3, GT4, GT5

5 Hỗ trợ công việc, học tập (HT) HT1, HT2, HT3, HT4, HT5

6 Mở rộng mối quan hệ (MR) MR1, MR2, MR3, MR4, MR5

Bảng 6.2 Quy ước thang đo

Nhóm sẽ tiến hành thu thập thông tin dữ liệu của sinh viên Khóa 26 Khoa
QHCCTT trường Đại học Văn Lang thông qua công cụ bảng hỏi Google Form với những
câu hỏi được thiết lập sẵn. Với 2 hình thức chính là: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và đóng.

Với câu hỏi đóng nhóm sẽ đưa ra những câu hỏi với câu trả lời được thiết lập sẵn.
Người trả lời có thể chọn phương án phù hợp với quan điểm của bản thân.

Phương pháp so sánh đối chiếu

Sau khi thu thập được dữ liệu của nhóm đối tượng nghiên cứu, nhóm sẽ tiến hành so sánh
đối chiếu các kết quả với nhau để tiến hành đi đến kết luận cho đề tài.

Trang 10
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

7. Đóng góp mới của đề tài


Một là đề tài nghiên cứu gợi mở kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử
dụng mạng xã hội TikTok. Các nhân tố này là cơ sở giúp cho sinh viên nhận thức được
hành vi của bản thân là tiêu cực hay tích cực mang tính khả thi hơn. Đồng thời, cung cấp
một số kết quả khách quan làm rõ hơn các giả thuyết từ mô hình đã đưa ra.

Hai là phát hiện một số yếu tố mới chưa từng được công bố trước đó về tác động
tích cực và tiêu cực của tin tức trên nền tảng TikTok đến nhận thức và hành vi của sinh
viên Khóa 26 Khoa QHCC-TT Trường Đại Học Văn Lang.

Ba là kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu quan trọng, hữu ích cho giáo dục, các
nhà quản lý và các nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để phát triển
các chương trình giáo dục, các hoạt động tuyên truyền và các chiến lược truyền thông
nhằm nâng cao nhận thức và hành vi của sinh viên.

Bốn là trong tương lai kết quả của đề tài có thể đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo, tạo điều kiện thúc đẩy sự tiếp nối và mở rộng trong lĩnh vực này.

Năm là đề xuất các giải pháp cho các thách thức, đảm bảo phù hợp với sinh viên
nhằm nâng cao chất lượng sử dụng cũng như phổ biến các kiến thức cần có khi sử dụng
nền tảng TikTok.

8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài


8.1. Ý nghĩa lý luận
Nắm bắt về nhận thức và hành vi của sinh viên: Nắm vững cách mà sinh viên hiểu
và tiếp nhận thông tin từ TikTok, hiểu về quá trình hình thành quan điểm, ý kiến và hành
vi của đối tượng nghiên cứu.

Phản ánh về ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với học thuật và xã hội:
Nghiên cứu phản ánh về cách mà tin tức trên TikTok có thể ảnh hưởng đến học thuật và
xã hội của sinh viên, có thể liên quan đến các khía cạnh như giáo dục, văn hóa, và quan hệ
xã hội.

Trang 11
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu truyền thông và quảng cáo: Đề tài đóng góp
thông tin quan trọng cho lĩnh vực truyền thông và quảng cáo, đặc biệt là trong bối cảnh sự
phát triển nhanh chóng của các nền tảng truyền thông xã hội.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn


Quản lý Thông Tin và Quảng Cáo: TikTok trở thành một phương tiện truyền thông
quan trọng, đề tài có thể đưa ra thông tin hữu ích cho các tổ chức quản lý thông tin và
quảng cáo, giúp họ hiểu cách họ có thể sử dụng TikTok để tương tác hiệu quả với sinh
viên.

Chiến lược Giáo dục và Giao tiếp: Kết quả nghiên cứu hỗ trợ trong việc xây dựng
chiến lược giáo dục và giao tiếp hợp lý để giáo viên, nhà trường và tổ chức có thể tương
tác và giao tiếp với sinh viên thông qua thông tin trên nền tảng TikTok.

Phát triển Năng lực Tư duy Truyền thông: Sinh viên có thể học được cách phản
ánh và đánh giá thông tin trên TikTok một cách chín chắn hơn. Điều này có thể giúp họ
phát triển năng lực tư duy truyền thông và đánh giá thông tin một cách độc lập.

Định hình Chính sách Truyền thông và Giáo dục: Kết quả của đề tài có thể có ảnh
hưởng đến việc xây dựng chính sách về truyền thông và giáo dục trong môi trường đại
học, giúp định hình các quy định và hướng dẫn liên quan đến sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội.

9. Kết cấu của luận án


Đề tài có một chương “Mở đầu”, một chương “Cơ sở lý luận nghiên cứu”, một
chương “Khảo sát thực tế”, một chương “Khuyến nghị và đề xuất”. Cuối cùng là bao gồm
kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 12
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài


Những yếu tố trên tên đề tài "Ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok đến
nhận thức và hành vi của sinh viên Khóa 26 Khoa QHCC-TT Trường ĐH Văn Lang"

TikTok: Một ứng dụng mạng xã hội chuyên về các video ngắn thịnh hành trên thế
giới.

Tin tức trên TikTok: Có thể bao gồm những video chủ đề như giáo dục, giải trí,
thời sự, thể thao & nhiều lĩnh vực khác nhau mà sinh viên K26 tiếp xúc hằng ngày

Nhận thức về tin tức: mức độ hiểu biết của sinh viên từ khóa 26 về các thông tin
họ tiếp xúc trên TikTok. Các yếu tố bao gồm sự nhận thức về độ tin cậy của thông tin
(đáng tin cậy hoặc không đáng tin cậy), khả năng phân biệt thông tin thực và thông tin sai
lệch, cũng như kiến thức về cách kiểm tra và xác minh thông tin trước khi chia sẻ hoặc tin
tưởng vào nó.

Hành vi: Hành vi của sinh viên dưới ảnh hưởng của thông tin trên TikTok. Điều
này có thể bao gồm việc chia sẻ thông tin, tham gia vào thảo luận trực tuyến, hoặc thậm
chí thay đổi quyết định cá nhân dựa trên thông tin họ tiếp nhận.

Đối tượng nghiên cứu: Đây là những sinh pviên thuộc Khóa 26 Khoa QHCC-TT tại
Trường Đại học Văn Lang. Họ sẽ là những người tham gia vào nghiên cứu.

Tin tức trên nền tảng TikTok: Xác định rõ loại tin tức quan tâm (ví dụ: tin tức
chính trị, giáo dục, giải trí, văn hóa, v.v.) và cách thu thập và phân tích nội dung trên
TikTok…

Phương pháp nghiên cứu: Xác định pháp sẽ sử dụng để thu thập dữ liệu và phân
tích chúng. Điều này có thể bao gồm cuộc khảo sát, phân tích nội dung TikTok, phỏng
vấn hoặc các phương pháp khác.
Trang 13
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

1.2 Các cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu


Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, sự ra đời của Internet và các
nền tảng mạng xã hội đã giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối, giao lưu, tìm kiếm tài
liệu, học tập ở mọi không gian và thời gian khác nhau. Đặc biệt, mạng xã hội cũng giúp
giới trẻ thỏa mãn sở thích, đam mê, thể hiện cái tôi của bản thân mạnh mẽ hơn. Theo
thống kê của Digital - công ty chuyên về các dịch vụ trên di động, các sản phẩm và dịch
vụ số cho thấy tính đến tháng 01/2021 số lượng người dùng Internet ở Việt Nam chiếm
70,3% dân số; số lượng người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là 72 triệu, tương đương
73,7% tổng dân số, DataReportal, 2021).

Một trong những mạng xã hội mới xuất hiện nhưng hiệu ứng và độ phủ sóng đang
ngày càng lan rộng là mạng xã hội TikTok. Khác với các mạng xã hội khác, TikTok cho
phép người dùng xem clip nhạc, quay video ngắn và chèn các hiệu ứng hình ảnh hấp dẫn.
Nhờ tính năng giải trí cuốn hút nên ứng dụng TikTok đã phủ sóng toàn cầu giúp thế hệ trẻ
dễ dàng tiếp cận và thỏa mãn những sở thích của mình như theo dõi những người có sức
ảnh hưởng, được gọi là TikToker), cập nhật xu hướng mới, đưa hình ảnh và tạo video một
cách dễ dàng. Bên cạnh đó, TikTok cho phép người dùng trở thành người sáng tạo và
khuyến khích người dùng chia sẻ niềm vui, hạnh phúc, sự đam mê, mong muốn hay đôi
khi là cả những nỗi buồn, sự cô đơn, buồn tủi mà không thể kể với ai. Do vậy, TikTok
đang dần trở thành ứng dụng không thể thiếu đối với các bạn trẻ. Theo số liệu thống kê
vào 01/2020, TikTok đã có mặt ở 155 quốc gia với 75 ngôn ngữ, có 500 triệu người trên
thế giới sử dụng và trở thành ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất thế giới vào
tháng 01/2020, đặc biệt tại Việt Nam, Ấn Độ, Brazil, Hoa Kỳ, Thái Lan, Bộ Thông tin và
Truyền thông, 2021).

Tác giả Nguyễn Thị Hậu (2010), với bài viết Mạng xã hội với lối sống của giới trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh. Mạng xã hội với sự xuất hiện của những tính năng đa dạng,
nguồn thông tin phong phú đã cho phép người dùng hiện nay có thể tiếp nhận, cũng như
chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách dễ dàng không phân biệt khó khăn về thời gian và
không gian.

Trang 14
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Nhóm tác giả Ban Thời Sự VTV, VN với bài viết “Những lo ngại về ảnh hưởng
tiêu cực của TikTok” được xuất bản vào năm 2022 đã nói về những ảnh hưởng của mạng
xã hội TikTok tới giới trẻ. Mặt khác, TikTok mang lại sự mới mẻ của xã hội, những trào
lưu giải trí mang lại cho giới trẻ tinh thần thoải mái.

Tác giả Trần Đức Anh với bài viết “Cảnh giác trước những nội dung độc hại trên
mạng xã hội TikTok” được đăng ngày 20/09/2022. Trong bài viết tác giả đã đề cập người
dùng TikTok nên chú trọng và có ý thức tự bảo vệ mình trước các nội dung độc hại trên
TikTok. Bài viết trên đã đóng góp một phần không nhỏ giúp người đọc có cái nhìn khác
về TikTok cũng như có ý thức bảo vệ mình trước các nội dung độc hại.

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm ảnh hưởng của hành vi sử dụng mạng
xã hội TikTok của sinh viên là sự tác động theo chiều hướng tích cực và tiêu cực của việc
tham gia mạng xã hội TikTok đến nhận thức và hành vi quá trình cập nhật tin tức thông
qua những đoạn video ngắn. Mạng xã hội nói chung và mạng xã hội TikTok nói riêng có
thể có ảnh hưởng khác nhau đến thế hệ trẻ như cung cấp cho giới trẻ một nền tảng để thể
hiện bản thân, thay đổi cách giao tiếp xã hội của mọi người, và góp phần phát triển trí tuệ
của thanh thiếu niên, Guo, 2021). Tuy nhiên, mạng xã hội TikTok cũng có nhiều mặt trái,
tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
Những nguy cơ được chỉ ra từ mạng xã hội như ảnh hưởng từ những video với nội dung
độc hại, bạo lực, khiêu dâm, mang tính kích động, các trào lưu biến tướng, miệt thị ngoại
hình, xúc phạm nhân phẩm và giá trị của con người, những bình luận tiêu cực và cả hiện
tượng bắt nạt trực tuyến, Nguyễn Đức Sơn và cộng sự, 2021; Phạm Mạnh Hà và cộng sự,
2020)

1.3. Điều kiện


Tính nhất quán Logic là yếu tố quan trọng trong nền tảng lý thuyết của nghiên cứu,
đảm bảo mỗi phần trong nghiên cứu hỗ trợ lẫn nhau. Chẳng hạn, khi phân tích ảnh hưởng
của tin tức trên ứng dụng TikTok cần kết nối chặt chẽ với xu hướng của những nhà sáng
tạo nội dung trên mạng xã hội, thẩm chính cả những thông tin chính để hiểu rõ hơn về quá
trình tiếp nhận thông tin trên nền tảng mạng xã hội của sinh viên.
Trang 15
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Sự minh bạch trong lập luận nghiên cứu sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi xem
các yếu tố như mạng xã hội, những nội dung sáng tạo trên nền tảng TikTok tương tác như
thế nào để tác động đến nhận thức và hành vi của sinh viên Văn Lang. Các giả thuyết và
kết luận phải được đặt ra logic và rõ ràng giúp người đọc hiểu được quá trình tư duy, lý
luận của nghiên cứu.

Khả năng ứng dụng thực tế của các nền tảng lý thuyết đặt ra câu hỏi làm thế nào
những phát hiện và kiến thức thu được từ nghiên cứu có thể hỗ trợ sinh viên và các bên
liên quan trong quá trình tiếp nhận thông tin trên nền tảng TikTok. Điều này có thể bao
gồm những đề xuất chiến lược về nhận biết và phòng chống tin giả hay cải thiện chất
lượng nội dung trên nền tảng mạng xã hội để đáp ứng nhu cầu của sinh viên.

1.4 Tiểu kết chương 1


Trong chương này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài bao gồm:
Các khái niệm liên quan: chúng tôi đã khái quát hầu hết các khái niệm có liên
quan đến đề tài trong nước có đề cập tới “Ảnh hưởng của tin tức trên TikTok đến nhận
thức và hành vi của sinh viên” nói chung và sinh viên Văn Lang nói riêng. Từ những
khái niệm nêu trên, chúng tôi có thể hiểu được phần nào về định hướng đề tài và
những định nghĩa cơ bản để chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu tốt nhất. Các cơ sở liên
quan: chúng tôi thấy rằng cách mà sinh viên tiếp cận thông tin và kiến thức thông qua
việc sử dụng TikTok, nhận thức và hành vi của các bạn sinh viên chịu ảnh hưởng tích
cực hay tiêu cực thông qua nền tảng TikTok. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể phản
ánh cách mà tin tức trên Tik Tok có thể tác động đến quan điểm và quyết định của sinh
viên về các vấn đề xã hội, chính trị, y tế giáo dục. Để bài nghiên cứu được thực hiện
đúng trọng tâm, chúng tôi đã đưa ra điều kiện nghiên cứu phù hợp với đối tượng
nghiên cứu là sinh viên Đại học Văn Lang trong thời gian 3 tháng để có thể thu được
kết quả tốt nhất cho bài nghiên cứu. Tất cả những vấn đề trên là nền tảng và tư tưởng
chỉ đạo cho chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

Trang 16
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT THỰC TẾ


2.1 Khảo sát về tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok
Kết quả khảo sát về tin tức trên nền tảng TikTok đến nhận thức và hành vi của sinh
viên khóa 26 khoa QHCC-TT trường Đại học Văn Lang đã đạt được hơn 300 người khảo
sát trong vòng 3 tuần và thu về nhiều ý kiến khác nhau, từ kết quả khảo sát có thể làm rõ
được vấn đề đang nghiên cứu.
Ở kết quả khảo sát cho thấy TikTok ảnh hưởng rất nhiều đến NHẬN THỨC và HÀNH VI
của các bạn sinh viên cụ thể:


nh 1: Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok

Qua khảo sát về tần suất sử dụng TikTok, ta có thể thấy được tần suất các bạn
sinh viên sử dụng TikTok rất đa dạng. Trong đó tần suất sử dụng từ 2-5 tiếng/ngày
chiếm đa số với 53,8%. Tần suất sử dụng 6-8 tiếng/ngày cũng chiếm tỷ lệ khá cao với
22,4% và dưới 1 tiếng chiếm 18,5%. Dựa vào kết quả khảo sát ta có thể thấy được trung
bình tần suất sử dụng TikTok của sinh viên Khóa 26 đạt mức cao.

Trang 17
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.2 Khảo sát về mục đích chính sử dụng TikTok

Hình 2: Kết quả khảo sát về mục đích chính sử dụng TikTok

Theo khảo sát về mục đích sử dụng TikTok, sinh viên sử dụng TikTok phục vụ
cho nhu cầu giải trí rất cao đạt 54% phiếu chọn. Ngoài ra, các bạn sinh viên sử dụng
TikTok để mua sắm chiếm 15%, cập nhật tin tức chiếm 11%, giáo dục chiếm 11,3%.
Tỷ lệ sử dụng TikTok để cập nhật tin tức và tìm kiếm thông tin về giáo dục chưa cao.
Ngoài ra còn có những mục đích khác như là quảng cáo, kết nối mọi người,…nhưng
chiếm tỷ trọng không quá cao.

Trang 18
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.3 Khảo sát về yếu tố thu hút người xem quan tâm đến một bản tin trên nền tảng
TikTok

Hình 3: Kết quả khảo sát về yếu tố thu hút người xem quan tâm đến một bản tin trên TikTok

Với khảo sát về thể loại tin tức được quan tâm trên nền tảng TikTok. Tỷ lệ sinh
viên đều đồng ý rằng “nhân vật hoặc sự kiện” của bản tin sẽ là yếu tố chính thu hút với
132 phiếu chọn đồng ý. Ngoài ra, các yếu tố khác như “kênh đưa tin”, “cách đưa tin,
dẫn chứng tin”, “ý nghĩa của tin tức”; “hình ảnh, minh chứng”; “tiêu đề” và “nội
dung độc quyền, nhanh chóng” cũng thu về được rất nhiều lượt đồng ý và rất đồng ý.
Điều này chứng tỏ rằng nền tảng TikTok đang làm rất tốt về mặt hình thức cũng như nội
dung trên các bản tin để thu hút các bạn sinh viên sử dụng TikTok.

Trang 19
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.4 Khảo sát về chủ đề tin tức nào sẽ được quan tâm trên nền tảng TikTok

Hình 4: Kết quả khảo sát về chủ đề tin tức được quan tâm trên TikTok
Theo khảo sát, tin tức giải trí sẽ là thể loại được quan tâm và xem nhiều nhất
nhận 141 phiếu rất đồng ý. Đứng sau đó là tin tức về khoa học nhận 124 phiếu đồng ý.
Ngược lại, chủ đề tin tức về “trật tự an toàn xã hội, nhà nước, khoa học” lại không
nhận được quá nhiều sự quan tâm. Chứng tỏ các bạn sinh viên sẽ có xu hướng sử
dụng TikTok để đáp ứng nhu cầu giải giải trí là chính hơn là cập nhật các tin tức khác.

Trang 20
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.5 Khảo sát về người xem tin tức thời lượng bao lâu trên nền tảng TikTok

Hình 5: Kết quả khảo sát về người xem tin tức thời lượng bao lâu trên nền tảng TikTok

Dựa vào kết quả khảo sát, video tin tức với thời lượng 60 giây chiếm 28% là xu
hướng các bạn sinh viên lựa chọn. Kế đó là tin tức với thời lượng 30 giây chiếm 25,3%.
Điều này chứng minh rằng các bạn sinh viên sẽ ưu tiên lựa chọn những bản tin có nội
dung nhanh và tập trung vào chủ đề. Tuy nhiên, khảo sát cũng thu về được kết quả 15%
đối với các video tin tức với thời lượng 10 phút cho ta thấy được một xu hướng mới trong
việc sử dụng nền tảng TikTok đối với các thể loại tin tức ngày nay.

Trang 21
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.6 Khảo sát tin tức môi trường có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức/ hành vi của
sinh viên về việc bảo vệ môi trường

Hình 6: Kết quả khảo sát tin tức về môi trường ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của sinh
viên về việc bảo vệ môi trường

Hình 7: Kết quả khảo sát về tin tức môi trường ảnh hưởng tích cực đến hành vi của sinh viên
về việc bảo vệ môi trường

Với Hình 6, Hình 7 khảo sát về “tin tức môi trường”, các bạn sinh viên đều đồng ý
rằng nó có ảnh hưởng tích cực đến hành vi và nhận thức của các bạn, có thể thấy sự
truyền tải mạnh mẽ trên nền tảng TikTok mang đến. Với 45.7% lựa chọn đồng ý sự ảnh
hưởng tích cực đến nhận thức và 48% đồng ý sự ảnh hưởng tích cực đến hành vi.

Trang 22
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Điều này thể hiện rằng các bạn đều có nhận thức rằng thông tin về môi trường trên
TikTok có ảnh hưởng tích cực đến cả 2 phương diện nhận thức và hành vi của các bạn
sinh viên.

2.7 Khảo sát về hành vi mua sắm của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực

Hình 8: Kết quả khảo sát về hành vi mua sắm của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực trên
TikTok
Theo hình 8 khảo sát về hành vi tiêu cực khi mua sắm như: mua những vật
phẩm không cần thiết, hàng kém chất lượng. Tỉ lệ trung lập chiếm 31%, tỷ lệ không
đồng ý chiếm 21%. Điều này chứng minh rằng các bạn sinh viên đã có những trải
nghiệm mua sắm tốt trên nền tảng TikTok và hành vi mua sắm trên TikTok sẽ ngày càng
tăng.
2.8 Khảo sát về thông tin tuyển dụng trên TikTok tác động tiêu cực đến hành vi tìm
việc của sinh viên

Trang 23
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Hình 9: Kết quả khảo sát về thông tin tuyển dụng trên TikTok tác động tiêu cực đến hành vi
tìm việc của sinh viên

Hình 9 về khảo sát các thông tin tuyển dụng tiêu cực trên TikTok, theo khảo sát
có 29,4% các bạn sinh viên trung lập chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp theo là 20,7% tỉ lệ
các bạn sinh viên không đồng ý. Có thể thấy, trung lập chiếm phần trăm cao nhất đồng
nghĩa phần nào xác định được các bạn sinh viên không thể xác định được các hành vi và
nhận thức của mình có thực sự ảnh hưởng hay không.

Trang 24
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

2.9 Khảo sát tin tức về Chính trị - Xã hội/ Giáo dục có tác động tích cực đến hành vi
của sinh viên

Hình 10: Kết quả khảo sát về Chính trị - Xã hội có tác động tích cực đến hành vi của sinh viên

Hình 11: Kết quả khảo sát về giáo dục có tác động tích cực đến hành vi của sinh viên

Khảo sát về tác động tích cực của Tin tức về chính trị, xã hội và tin tức về giáo
dục ở hình 10 và hình 11 có ảnh hưởng rất tích cực đến hành vi của các bạn sinh viên với
số phần trăm đồng ý tương đối cao lần lượt là 37,9% đối với tin tức về chính trị, xã hội
và 38,3% đối với tin tức giáo dục. Có thể xác định được, tin tức về hai chủ đề này ảnh

Trang 25
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

hưởng vô cùng tích cực đến các bạn sinh viên trong việc cập nhật tin tức của đất nước
cũng như các vấn đề về giáo dục. Đây là tín hiệu đáng mừng khi tin tức về chính trị, xã
hội, giáo dục đang được đón nhận trên nền tảng giải trí này.

2.10 Tiểu kết chương 2


Chúng ta không thể phủ nhận mức độ phổ biến hiện tại của nền tảng TikTok và
điều này sẽ khiến TikTok có ảnh hưởng rất nhiều về mặt nhận thức, hành vi của các bạn
trẻ nói chung và sinh viên Khóa 26 Khoa Quan hệ Công chúng nói riêng. Để làm rõ về
những tác động đến hành vi và nhận thức là tiêu cực hay tích cực, nhóm đã tiến hành khảo
sát và nhận thấy rằng:
Về mặt nhận thức: Mức độ sử dụng TikTok và tần suất các bạn xem chính vẫn là
tin “giải trí”, tuy nhiên điều này không phải là vấn đề đáng lo ngại vì mục tiêu của nền
tảng TikTok là đem đến những nội dung giải trí là chính. Điều đáng lo là về mặt tần suất
các bạn sử dụng TikTok vẫn còn rất cao, điều này chứng tỏ rằng các bạn sinh viên chưa
có nhận thức về việc sử dụng TikTok một cách khoa học. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu đáng
mừng khi phần lớn các bạn đã có nhận thức về việc tiếp cận các thể loại tin “Chính trị - xã
hội” và “Y tế - giáo dục” trên một nền tảng giải trí.
Về mặt hành vi: Dựa trên khảo sát ta có thể thấy hành vi mua sắm và hành vi
kiếm việc làm của sinh viên có ảnh hưởng tích cực từ nền tảng TikTok, sinh viên có thể
mua hàng với giá thấp hơn mà vẫn nhận được chất lượng tốt. Tương tự như việc tìm kiếm
việc làm thêm, sinh viên đã chọn TikTok làm một nguồn kênh mới để kiếm việc. Chính vì
vậy, hành vi mua sắm và kiếm việc làm của sinh viên có sự thay đổi so với những năm
trước, họ đã có thêm một nguồn tương đối uy tín để tham khảo thông tin.
Tuy nhiên, tương tự như mặt nhận thức, hành vi sử dụng TikTok của sinh viên
đang nằm ở mức tần suất quá cao so với 1 ngày nằm ở mức từ 2-5 tiếng. Việc giải trí quá
nhiều như vậy sẽ khiến các bạn bị mất tập trung trong quá trình học tập cũng như làm
việc.

Trang 26
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT


3.1. Một số vấn đề đặt ra
Thông qua bài khảo sát bằng nhiều phương pháp nghiên cứu đã được đề cập trước
đó, với số lượng mẫu nghiên cứu là 300 mẫu được thu thập ý kiến 1 cách độc lập từ 300
sinh viên Khóa 26 khoa Quan hệ Công chúng – Truyền thông của trường Đại học Văn
Lang, nhóm nghiên cứu nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân để có thể khiến cho ảnh
hưởng từ tin tức trên TikTok tác động đến hành vi và nhận thức của sinh viên nhưng nhìn
chung là ảnh hưởng tích cực. Trong đó, tin tức giải trí là nội dung thu hút lượt xem cao
nhất, trong khi tin tức về môi trường lại có tác động lớn nhất đến cả nhận thức và hành vi
của sinh viên.
Ảnh hưởng của tin tức trên TikTok:
Có thể nhận thấy ảnh hưởng của các loại tin tức trên TikTok tác động rất nhiều lên
hầu hết các bạn trẻ nói chung và các bạn sinh viên Khóa 26 khoa QHCC – TT trường Đại
học Văn Lang nói riêng. Hơn một nửa trong tổng số 300 mẫu tham gia khảo sát đã cho
biết họ sử dụng ứng dụng TikTok với thời gian sử dụng kéo dài từ 2 - 5 tiếng mỗi ngày và
mục đích chính khi sử dụng là để giải trí bao gồm xem phim, nghe nhạc, xem vlog, xem
hài kịch, xem phim ngắn, xem review,.…
Thể loại tin tức được quan tâm:
Chủ đề giải trí luôn là mục đích hàng đầu được quan tâm và là suy nghĩ chung của hầu hết
sinh viên khi nhắc về tin tức trên TikTok kèm theo đó nếu có ảnh hưởng của người nổi
tiếng trong đoạn nội dung thông tin được truyền tải sẽ thúc đẩy sinh viên quan tâm hơn về
loại tin tức đó. Có thể thấy sức ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok thật sự tác
động rất mạnh đến với lứa tuổi sinh viên. Dù vậy, các ảnh hưởng của tin tức cho đến nay
hầu hết là ảnh hưởng rất tích cực và tỉ lệ ảnh hưởng có tiêu cực đến với sinh viên hiện nay
là rất thấp
Hành vi từ tin tức trên TikTok:

Trang 27
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Từ những tác động tích cực thông qua một số chủ đề đã được nêu ở trên, sinh viên
lại có những hành vi tích cực đến tin tức chủ đề môi trường, cụ thể là các hoạt động bảo
vệ môi trường và hầu như không có các hành vi tiêu cực cho các thể loại tin tức khác hoặc
tỉ lệ rất thấp. Điều này chứng tỏ, sau 2 năm phát triển các bài nghiên cứu và áp dụng
những giải pháp từ các bài nghiên cứu trước đây, sinh viên cũng phần nào cải thiện được
các hành vi tiêu cực khi bắt gặp những tin tức trên mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội
TikTok.
Nhận thức từ tin tức trên TikTok:
Các vấn đề về nhận thức của sinh viên tuy đã được cải thiện tích cực nhưng vẫn
chưa xác định rõ ràng mục tiêu cụ thể để có thể phát triển bản thân trở nên tốt hơn. Điều
này chứng minh ở việc các phiếu khảo sát đều chiếm phần trăm cao ở mức trung lập đối
với tất cả cả hạng mục ảnh hưởng của tin tức bao gồm: Chính trị - Xã hội, Giáo dục – Y
tế, tin giả, mua sắm,…đến nhận thức của sinh viên.
Mặc dù sinh viên vẫn chưa có cái nhìn rõ ràng và hướng đi cụ thể về phát triển nhận thức,
tuy nhiên, điều này cũng là một tín hiệu tích cực cho thế hệ sau. Cần phải đào tạo và phát
triển kỹ năng cần thiết cho họ, kèm theo đó là việc đề xuất một số biện pháp và giải pháp
để cải thiện tình hình này.

3.2. Một số đề xuất


Dựa vào khảo sát đã được đề cập trước đó nhóm nghiên cứu đưa ra một số đề xuất
sau:
Tạo thời gian biểu tối ưu hóa thời gian sử dụng: Thống kê cho thấy rằng 53,9%
sinh viên sử dụng TikTok từ 2-5 tiếng mỗi ngày, đặt ra thách thức về quản lý thời gian.
Nhóm nghiên cứu đề xuất việc tạo lịch trình và sử dụng thời gian hiệu quả cá nhân, nhưng
còn quan trọng hơn, nhóm nghiên cứu đề xuất mở rộng giải pháp này lên cấp tổ chức. Đối
với trường đại học và tổ chức giáo dục, chúng tôi đề xuất tổ chức các workshop về quản
lý thời gian, cùng với việc phát triển ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng. Điều này giúp
sinh viên không chỉ sử dụng mạng xã hội TikTok một cách có tổ chức hơn mà còn phát
triển kỹ năng quản lý thời gian.

Trang 28
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

Tối ưu hóa trải nghiệm của sinh viên trên TikTok: Với 54,2% sinh viên sử
dụng TikTok cho mục đích giải trí, nhóm nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm tối
ưu hóa trải nghiệm của họ. Đầu tiên, chúng tôi khuyến khích nhà sáng tạo nội dung trên
TikTok tạo ra nội dung kết hợp giải trí với yếu tố giáo dục. Điều này sẽ tăng giá trị thông
điệp kiến thức cho người xem, đồng thời giúp sinh viên học hỏi thông qua nền tảng mạng
xã hội. Song song với đó, để cải thiện trải nghiệm xem tin tức trên TikTok, chúng tôi đề
xuất cải tiến thời lượng nội dung. Dựa vào khảo sát, 28,2% sinh viên xem tin tức trên
TikTok có thời lượng chỉ 60 giây. Chúng tôi khuyến khích tổ chức và người sáng tạo nội
dung sản xuất nội dung chất lượng trong khoảng thời gian ngắn này, sử dụng ngôn ngữ
truyền đạt hiệu quả và đa dạng hóa nội dung để đáp ứng sở thích của đối tượng xem. Điều
này sẽ giúp thu hút và giữ chân người xem, đồng thời nâng cao chất lượng thông thông tin
trên nền tảng.

3.3 Một số kiến nghị


Một số khuyến nghị được đưa ra nhằm phát huy những yếu tố tích cực và hạn
chế những yếu tố tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội TikTok. Ngày nay chúng ta có thể
làm hầu hết mọi thứ trên mạng xã hội, chẳng hạn như thương mại, quảng cáo, giải trí, học
các kỹ năng sống. Bằng cách trau dồi thêm kiến thức của bản thân, chúng ta có thể tự tin
rằng mạng xã hội TikTok có thể hỗ trợ tốt các hoạt động học tập, cũng như giúp sinh viên
đạt được kết quả học tập tốt. Nếu chúng ta có thể tìm ra những phương pháp và cách sử
dụng mạng xã hội nói chung và TikTok nói một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Nhóm
nghiên cứu xin đưa ra một số khuyến nghị về việc sử dụng MXH TikTok cho sinh viên
K26 khoa Quan hệ công chúng truyền thông
Đối với nhà trường: Các trường học nên có một diễn đàn, nơi học sinh, giáo viên
và chuyên gia có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ về cách sử dụng ứng dụng TikTok cho
các mục đích khác nhau hoặc các cách sử dụng ứng dụng tự do hiệu quả hơn trong thời
gian hàng ngày của sinh viên. Song song là mở các khóa học trực tuyến để học hỏi thêm
các kỹ năng cho chuyên ngành có thể giao lưu, mở rộng các mối quan hệ. giảm bớt thời

Trang 29
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

gian rảnh rỗi, để sinh viên không dành thời gian cho những trò giải trí không cần thiết trên
mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng.
Đối với gia đình: Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng trong việc định
hướng, phát triển và hình thành nhân cách của sinh viên. Để giúp sinh viên sử dụng mạng
xã hội TikTok hiệu quả, cần có sự vào cuộc tích cực của gia đình. Phụ huynh không nên
có hành vi ngăn cản học sinh tham gia các trang mạng xã hội, nhất là với các ứng dụng
đang hoạt động rầm rộ. vì càng cấm thì càng tò mò. Vì vậy, bạn nên hướng dẫn và tham
gia cùng con em mình, thưởng thức và kiểm soát các nội dung độc hại trên mạng xã hội
TikTok. Đồng thời, cần lựa chọn kênh thông tin lành mạnh, bổ ích để hướng dẫn con
em học gì, chơi gì, giải thích rõ tại sao không và tác hại của thông tin xấu, giải thích cặn
kẽ rõ ràng.
Đối với bản thân sinh viên: Cần phải nhận thức rõ những mặt lợi và hại của
mạng xã hội do Tik Tok mang lại, từ đó lựa chọn nội dung phù hợp với bản thân, cũng
như thời gian sử dụng hợp lý. Cần xác định rõ thời gian biểu nên làm trong ngày, từ đó
phân chia thời gian sử dụng mạng xã hội TikTok và thời gian dành cho các hoạt động
khác hợp lý để việc sử dụng mạng xã hội TikTok không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập
của học sinh và các hoạt động sống hàng ngày.
Đối với những nhà sáng tạo nội dung Chính trị - Xã hội; Y tế - Giáo dục và
Môi trường trên TikTok: Theo khảo sát, phần lớn các bạn sinh viên đều có nhận thức
rằng những thông tin ở các thể loại này rất có giá trị và đem lại ảnh hưởng tích cực trong
nhận thức và hành vi của các bạn. Tuy nhiên các bạn chưa hứng thú khi xem các nội dung
này trên TikTok. Các nhà sáng tạo nội dung cần thu ngắn thời gian cho các clip có tính
học thuật để giảm sự nhàm chán. Xây dựng hình ảnh và âm thanh cho bản tin của mình
trở nên xu hướng, bắt mắt để giảm thiểu sự bỏ qua của các bạn sinh viên. Cuối cùng là tạo
ra nhu cầu cho các bạn sinh viên bằng cách truyền tải các nội dung sát với thực tế, chia sẻ
nội dung mà các bạn sinh viên đang cần như “luật lao động cho người đi làm thêm” “bí
kíp học tiếng Anh tại nhà”... truyền tải gần gũi các vấn đề xã hội để giảm đi sự khô khan
của bản tin.

Trang 30
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

3.4 Tiểu kết chương 3


Việc nghiên cứu về Ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok đến nhận thức và
hành vi của sinh viên Khóa 26 Khoa Quan hệ Công chúng – Truyền thông, trường Đại
học Văn Lang nhằm chỉ ra những vấn đề còn đang tồn đọng cũng như cho thấy mức độ
ảnh hưởng của tin tức lên những hành vi của sinh viên Khóa 26 khoa QHCC-TT trường
Đại học Văn Lang hiện nay. Đồng thời khuyến khích, thúc đẩy các hành vi tích cực và
hạn chế, ngăn chặn các hành vi có chiều hướng tiêu cực khi sinh viên tiếp xúc với thông
tin trên mạng xã hội TikTok bằng cách khuyến nghị nhiều biện pháp cho nhiều nhóm đối
tượng khác nhau.
Sinh viên nên tạo thời gian biểu để sử dụng mạng xã hội TikTok hiệu quả hơn từ
đó phát huy được kỹ năng quản lí thời gian, nhà sáng tạo nội dung trên TikTok cần tạo ra
nội dung kết hợp giải trí với yếu tố giáo dục chất lượng trong 60 giây đầu để giữ thu hút
và giữ chân người xem. Để hạn chế tác hại của mạng xã hội Tik Tok đối với sinh viên,
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và chính sinh viên để việc sử dụng
mạng xã hội TikTok không phải là việc giải trí, mua sắm,....quá đáng lên án, tất cả mọi
người hiểu rằng, Tik Tok thực sự có thể mang lại những lợi ích tích cực cho cuộc sống,
công việc và học tập của mọi người nói riêng và các bạn sinh viên nói chung như cập nhật
tin tức, giáo dục, kết nối mọi người,....

Trang 31
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

PHẦN KẾT LUẬN


Bài nghiên cứu vấn đề “Ảnh hưởng của thông tin trên TikTok đến nhận thức và hành
vi của sinh viên Khóa 26 Khoa QHCC-TT trường Đại học Văn Lang”. Qua bài nghiên cứu
cho thấy tin tức trên nền tảng này ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của sinh viên Đại học
Văn Lang theo nhiều góc độ. Trong đó, vừa mang lại những lợi ích vừa có những hạn chế. Dựa
vào đó, nhóm sẽ đề xuất những kiến nghị giúp đẩy mạnh những lợi ích hiện có và đề xuất các
biện pháp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của sinh viên Khóa
26 Khoa QHCC-TT trường Đại học Văn Lang.

Qua việc khảo sát, các bạn sinh viên thường có xu hướng lựa chọn xem các video tin
tức với thời lượng là 60 giây, với thời lượng thông tin nhanh như vậy các bạn sinh viên có thể
sẽ bị sa đà vào những tin giả, không nắm bắt và hiểu rõ toàn bộ nội dung cụ thể của một tin tức
hoặc là một sự việc nào đó. Do đó, đối với sinh viên, cần phải nhận thức rõ mặt lợi hại mạng
xã hội TikTok mang lại, lựa chọn nội dung phù hợp với thời lượng video để không ảnh hưởng
bởi những thông tin giả, nội dung tin tức kém chất lượng.
Về tần suất và tỷ lệ tham gia mạng xã hội TikTok của sinh viên Đại học Văn Lang hiện
nay đạt ở mức cao, suy ra nhu cầu cho ứng dụng này cũng đạt ở mức rất lớn. Nhưng hầu hết là
về giải trí, mua sắm, quảng cáo và kết nối mọi người, tỷ trọng của sự ảnh hưởng của tin tức
giáo dục còn đang khá thấp. Tuy nhiên, bản chất của TikTok là một nền tảng giải trí và việc
lồng ghép thông tin giáo dục, chính trị, xã hội cũng là một mảng mới nên mức độ về độ nhận
diện và nhu cầu của sinh viên đạt ở mức trung bình - khá đang là một tín hiệu tốt.

Để các bạn sinh viên sử dụng TikTok một cách khoa học và hợp lý hơn, các bạn cần
hiểu rõ bản thân phù hợp với loại tin tức chủ đề nào trên nền tảng TikTok, có mục đích khi
tham khảo các thông tin đó để không bị tốn thời gian cho mạng xã hội một cách vô nghĩa, sinh
viên phải biết sắp xếp thời gian cân bằng và hợp lý giữa thời gian học tập, thời gian cho gia
đình, thời gian cho bạn bè thay. Nếu không, sinh viên sẽ dễ dàng phân tâm làm ảnh hưởng
cuộc sống hàng ngày.

Các bạn chưa có nhu cầu quá cao về các chủ đề liên quan đến Môi trường, về Chính trị -
xã hội, Giáo dục. Nhưng các sinh viên đều có nhận thức để thấy các thể loại tin này có ảnh

Trang 32
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

hưởng tích cực đến hành vi và nhận thức của các bạn, ghi nhận điều này nhóm đã đề xuất các
biện pháp thúc đẩy và thu hút các bạn đón xem các bản tin Môi trường, về Chính trị - xã hội,
Giáo dục nhiều hơn tại chương 3 của nghiên cứu.

Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của đề tài gồm những khái niệm và
nêu ra một số cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. Ở chương 2, chúng tôi đã thực hiện khảo
sát với mục đích thu thập thông tin và tiến hành phân tích và xử lý số liệu để thực hiện đề tài
nghiên cứu về những ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng Tiktok đến nhận thức và hành vi của
sinh viên trường Đại Học Văn Lang. Trong chương 3, chúng tôi đã đặt ra những vấn đề tồn
đọng cũng như cho thấy mức độ ảnh hưởng của tin tức lên những hành vi của sinh viên Khóa
26 khoa QHCC-TT trường Đại học Văn Lang hiện nay. Đồng thời đề xuất các khuyến khích
thúc đẩy các hành vi tích cực và hạn chế, ngăn chặn các hành vi có chiều hướng tiêu cực khi
sinh viên tiếp xúc với thông tin trên mạng xã hội TikTok bằng cách khuyến nghị nhiều biện
pháp cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Nhìn chung, các bạn sinh viên vẫn sử dụng TikTok
như một trang mạng xã hội để giải trí. Tuy nhiên với tần suất sử dụng nhiều như vậy thì các
bạn cần phải kết hợp các thông tin xã hội, giáo dục để tránh giải trí quá đà, ảnh hưởng đến đời
sống thực tế.

Để hạn chế tác hại mạng xã hội TikTok nhà trường cần có phối hợp chặt chẽ để việc sử
dụng mạng xã hội TikTok mang lại lợi ích tích cực cho đời sống, công việc học tập của các
bạn sinh viên Văn Lang.
Thực hiện đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phối kết hợp các biện pháp
nghiên cứu khoa học gồm phương pháp phỏng vấn anket, phương pháp quan sát, phương pháp
thu thập thông tin và phương pháp phân tích và tổng hợp với nhóm đối tượng là sinh viên Đại
học Văn Lang. Do nhận thức và thời gian còn hạn chế nên bài nghiên cứu không tránh khỏi
thiếu sót, kính mong thầy góp ý để bài nghiên cứu của nhóm em được hoàn thiện hơn.
Hạn chế của đề tài
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ được áp dụng đối với sinh viên Đại học
Văn Lang nên điều này có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của kết quả nghiên cứu, số liệu kết
quả thống kê chỉ giới hạn trong một phạm vi nhất định. Nếu có thêm thời gian có thể mở rộng

Trang 33
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

phạm vi nghiên cứu chẳng hạn như sinh viên đến từ các trường đại học khác và một số đối
tượng khác để có cái nhìn tổng quan hơn về ảnh hưởng của tin tức trên TikTok đối với sinh
viên.
Thứ hai, hạn chế mô hình tìm hiểu: Nghiên cứu có thể chỉ tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok đến sinh viên mà không đi vào chi tiết về quá trình tác
động và cách thức ảnh hưởng của từng yếu tố.
Thứ ba, giới hạn khảo sát và phân tích số liệu trên Google forms. Do điều kiện và thời
gian nên nhóm lựa chọn ngẫu nhiên số sinh viên Đại học Văn Lang không thể khảo sát hết toàn
bộ sinh viên trong Khoa nên có thể không đảm bảo tuyệt đối chính xác trong quá trình thống
kê.
Sau thời gian triển khai bài nghiên cứu không thể đề cấp hết tất cả khía cạnh của vấn đề
vì đây là một đề tài khá rộng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, vì thế
các phương pháp, các khuyến nghị hay các giải pháp có thể chưa giải quyết một cách triệt để
các vấn đề còn tồn động. Nhưng bài nghiên cứu cũng đã nêu được trọng tâm và khuyến nghị
được nhiều biện pháp hay nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các tình trạng tiêu cực và thúc đẩy
sự tích cực đối với vấn đề ảnh hưởng của tin tức trên nền tảng TikTok.

Trang 34
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo trong nước

1. Anh, L.(2021), “Chiến dịch Learn On TikTok: Hơn 3,7 triệu video mang nội dung
giáo dục và 140 tỷ lượt xem”, https://viettimes.vn/chien-dich-learn-on-tiktok-hon-
3-7-trieu-video-mang- noi-dung-giao-duc-va-140-ti-luot-xem-post149414.html.
2. Anh, Đ. (2021), “Vượt Facebook, TikTok thành ứng dụng được tải về nhiều nhất
thế giới”, https://vneconomy.vn/vuot-facebook-tiktok-thanh-ung-dung-duoc-tai-ve-
nhieu-nhat-the- gioi.html.
3. Chi, L. (2021), “Tiktok có thật sự “độc hại”?”, https://baophapluat.vn/tiktok-co-
that-su-doc- hai-post394921.html.
4. Diệu, L.L.T.L. (2021), “Tìm hiểu về thuật toán TikTok đưa video lên top xu
hướng”, https://lptech.asia/kien-thuc/tim-hieu-ve-thuat-toan-tiktok-dua-video-len-
top-xu-huong
5. Dương, Á (2020), “Mặt trái nguy hiểm của Tik Tok”, https://ictvietnam.vn/mat-
trai-nguy- hiem-cua-tik-tok-20201221120554258.html.
6. Hân, T. (2021), “5 tài khoản Tik Tok Việt Nam GenZ nên follow ngay để “học mà
chơi, chơi nhưng vẫn học”, https://bloganchoi.com/5-tai-khoan-tik-tok-viet-nam-
hay-nenfollow/?
utm_source=mbx_sd&utm_medium=_mbxm_s4201_r0_&utm_campaign=mbx_p
3939 75_#gsc.tab=0
7. Huế, N. (2021), “Sinh viên Việt Nam nói gì về trào lưu sử dụng mạng xã hội
TikTok”, https://svvn.tienphong.vn/sinh-vien-viet-nam-noi-gi-ve-trao-luu-su-dung-
mang-xa-hoi-tiktok- post1389650.tpo.
8. Hương, N.L. (2021), “Mất mạng vì 'chơi dại' trên TikTok,
https://thanhnien.vn/mat-mang-vi- choi-dai-tren-tiktok-post1093150.html.
9. Nguyên Lộc, Tri thức trẻ (2023), “TikTok không chỉ mang đến sự giải trí, nó còn
ảnh hưởng đến não bộ chúng ta theo cách bạn chưa nghĩ tới”

Trang 35
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

https://genk.vn/tiktok-khong-chi-mang-den-su-giai-tri-no-con-anh-huong-den-nao-
bo-chung-ta-theo-cach-ban-chua-nghi-toi-20230111161250661.chn
10. Nhi, T. (2020), “TikTok dung dưỡng hàng trăm trào lưu độc hại”,
https://zingnews.vn/tiktok-dung-duong-hang-tram-trao-luu-doc-hai
post1128392.html.
11. Nhóm 1 - Truyền thông đại chúng A2K41 (2024), “Tiktok - Tương lai hay bước
lùi của nền giáo dục”, https://truyenthongtre.vn/multimedia/tiktok-tuong-lai-hay-
buoc-lui-cua-nen-giao-duc-77451/4
12. Phương, Đ.T.A. (2021), “Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ”,
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nang-cao-tinh-tich-cuc-cua-mang-xa-hoi-cho-
gioi-tre- 79778.htm.
13. Theo TS tâm lý học Đào Lê Hòa An; https://plo.vn/rat-kho-de-ngan-thong-tin-sai-
lech-tren-tiktok-post728694.html

Tài liệu tham khảo nước ngoài

1. Arslan S, Korkmaz YN, Buyuk SK. Can TikTok provide reliable information
about orthodontics for patients? J Consum Health Internet 2022;26:1–11.
2. Baker, I., & Nguyen, J. (2021). "Social Welfare Awareness Impact of TikTok
News." Journal of Social Welfare Studies, 28(3), 78-94
3. Baker, I., & Nguyen, J. (2022). "Cross-Country Impact of TikTok News on
Sustainability Awareness in Universities." International Journal of Sustainable
Development, 29(2), 134-150
4. Baker, I., & Nguyen, J. (2022). "Sustainability Awareness Impact of TikTok News
in Large University Communities." Journal of Sustainable Development Studies,
28(3), 78-94
5. Baker, L., & Garcia, D. (2022). "Cultural Diversity Awareness Impact of TikTok
News." Journal of Intercultural Communication, 15(3), 201-218.
6. Chris, B. (2019), “Is TikTok setting the scene for music on social media?”,
https://blog.gwi.com/trends/tiktok-music-social-media/.

Trang 36
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

7. Christina, N. (2021), “How the TikTok Algorithm Works in 2021”,


https://blog.hootsuite.com/tiktok-algorithm/.
8. Clark, S., & Turner, J. (2022). "Freedom of Speech Perspectives in TikTok News
Interaction: A Comparative Analysis." Communication Studies, 29(1), 112-128
9. Clark, S., & Turner, J. (2022). "Personal Freedom and Personal Security
Perspectives in TikTok News Interaction in Multicultural Environments." Cross-
Cultural Communication, 29(1), 112-128
10. Dasha, N. (2021), “The Future of Education is… TikTok?!”,
https://dashanikolaeva.medium.com/the-future-of-education-is-tiktok-
73f6bff6ebf0.
11. Degenhard, J. (2021), “Forecast of the number of TikTok users in Vietnam from
2017 to 2025”, https://www.statista.com/forecasts/1142743/tiktok-users-in-
vietnam.
12. De Witte, M., 2022. Gen Z is not ‘coddled.’ They are highly collaborative, self-
reliant and pragmatic, according to new Stanford-affiliated research. Stanford
University Communications.
13. Dillon, C., 2020. Tiktok Influences on Teenagers and Young Adults Students: The
Common Usages of The Application Tiktok. American Scientific Research Journal
for Engineering, Technology, and Sciences. Vol 68, 1.
14. Ellison, N., 2007. Social Network Sites: Definition, History, and Scholarship.
Journal of Computer-Mediated Communication. Vol. 13, 1. P. 210- 230.
15. Escamilla, P., Alguacil, F.M., Carril, S.L., 2021. Incorporating TikTok in higher
education: Pedagogical perspectives from a corporal expression sport sciences
course. Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education. Vol. 28.
16. Escamilla-Fajardo, P., Alguacil, M. and López-Carril, S., 2021. Incorporating
TikTok in higher education: Pedagogical perspectives from a corporal expression
sport sciences course. Journal of Hospitality, Leisure, Sport & Tourism Education,
28, p.100302.

Trang 37
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

17. Fanbytes (2021), “TikTok & Education: How TikTok Is Pushing Educational
Content For Gen Z”, https://fanbytes.co.uk/tiktok-and-education/.
18. Fashion and Lifestyle Trends Research Group. (2022). "Impact of TikTok News on
Fashion and Lifestyle Awareness among College Students." Journal of Social and
Cultural Trends, 28(3), 78-94
19. Fiallos A, Fiallos C, Figueroa S. TikTok and Education: Discovering Knowledge
through Learning Videos.
20. Financial Freedom and Decision-Making Studies Group. (2023). "Exploring the
Relationship Between TikTok News Interaction and Perspectives on Personal
Financial Freedom and Decision-Making." Financial Studies Review, 29(2), 134-
150
21. Green, B., & Rodriguez, J. (2020). "Environmental Perspectives in TikTok News
Consumption." Environmental Communication, 17(3), 321-338
22. Greenhow, C. and Lewin, C., 2015. Social media and education: reconceptualizing
the boundaries of formal and informal learning. Learning, Media and Technology,
[online] 41(1), pp.6-30.
23. Guo, P.J., Kim, J. & Rubin, R. (2014), “How video production affects student
engagement: an empirical study of MOOC videos”, Proceedings of the first ACM
conference on Learning @ scale conference.
24. Herath H. Impact of TikTok on University Students’ Academic Achievements-A
Case Study of UvaWellassa University of Sri Lanka. (06):141–6.
25. Hinchliffe, T., 2021. Teens on TikTok: Do the Benefits Outweigh the Risks?
[online] The Sociable.https://sociable.co/social-media/teens-ontiktok-do-the-
benefits-outweigh-the-risks/[Accesse d 29 October 2021].
26. Jaffar, B.A., Riaz, S., Mushtaq, A., 2019. Living in a Moment: Impact of TikTok
on Influencing Younger Generation into Micro-Fame. Journal of Content,
Community & Communication, Amity School of Communication. Vol. 10. P. 187
- 188.

Trang 38
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

27. Johnson, E., & Martinez, B. (2021). "Economic Development Awareness Impact
of TikTok News." Journal of Economic Development Studies, 26(2), 78-94
28. Johnson, L., & Smith, R. (2020). "Cultural and Historical Awareness Impact of
TikTok News." Journal of Cultural Studies, 22(4), 512-527
29. Johnson, M. (2020). "Gender Perspectives in TikTok News Consumption."
International Journal of Communication, 12, 789-805 .
30. Johnson, R., & Martinez, B. (2022). "Volunteering Decision Influences of TikTok
News Engagement." Journal of Social Action in Communities, 18(1), 112-128
31. Khlaif, Z.N. & Solha, S. (2021), “Using TikTok in Education: A Form of Micro-
learning or Nano-learning?”, Interdisciplinary Journal of Virtual Learning in
Medical Science, Vol. 12 No. 3, pp. 213 - 218.
32. Lee, A., & Davis, B. (2021). "Educational Equity Awareness Impact of TikTok
News Consumption." Journal of Educational Equity Studies, 25(3), 301-315
33. Lee, A., & Davis, B. (2021). "Educational Equity Awareness Impact of TikTok
News Consumption." Journal of Educational Equity Studies, 25(3), 301-315).
34. Lee, A., & Davis, B. (2021). "Environmental Quality Awareness Impact of TikTok
News Consumption." Journal of Environmental Quality Studies, 25(3), 301-315
35. Lee, A., & Davis, B. (2021). "Social Innovation Awareness Impact of TikTok
News Consumption." Journal of Social Innovation Studies, 25(3), 301-315
36. Lee, K., & Smith, M. (2020). "Perceptions of Information Reliability in TikTok
News." Journal of Information Science, 12(1), 67-82
37. Lee, Q., & Brown, P. (2022). "Privacy and Security Perspectives in TikTok News
Sharing." Journal of Privacy Studies, 19(1), 112-128
38. Martinez, D., & Nguyen, Q. (2019). "Personal Development Perspectives in
TikTok News Discourse." Journal of Personal Growth, 14(4), 201-216).
39. Martinez, G., & Smith, H. (2019). "Power and Social Justice Perspectives in
TikTok News Interaction." Journal of Social Justice Research, 15(2), 513-529

Trang 39
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

40. Masciantonio A, Bourguignon D, Bouchat P, Balty M, Rimé B. Don’t put all social
network sites in one basket: Facebook, Instagram, Twitter, TikTok, and their
relations with well-being during the COVID-19 pandemic. 2021 Mar 1.
41. Ma Y, Hu Y. Business Model Innovation and Experimentation in Transforming
Economies: ByteDance and TikTok. 2020
42. Meng, K. and Leung, L., 2021. Factors influencing TikTok engagement behaviors
in China: An examination of gratifications sought, narcissism, and the Big Five
personality traits. Telecommunications Policy, 45(7), p.102172.
43. Mental Health and Well-being Research Center. (2021). "The Role of TikTok
News in Shaping Awareness and Attitudes Toward Mental Health and
Psychological Well-being among College Students." Journal of Mental Health
Studies, 28(3), 78-94
44. Meric P, Kılınc DD. Evaluation of quality and reliability of videos about
orthodontics on TikTok. APOS Trends Orthod Published online February 4, 2022
45. Milton A, Ajmani L, Ann DeVito M, Chancellor S. ``I See Me Here’’: Mental
Health Content, Community, and Algorithmic Curation on TikTok. 2023
46. Montag C, Yang H, Elhai JD. On the Psychology of TikTok Use: A First Glimpse
From Empirical Findings. Front Public Heal. 2021 Mar 16;9.
47. Nabilah, A., M.P, D.L., Lazuwardiyyah, F., Syaifuddin, S. & Abdi, W.M. (2021),
“Students' perception toward the use of TikTok video in learning writing
descriptive text at MAN 1 Gresik”, Journal of Research on English and Language
Learning, Vol. 2 No. 1, pp. 16 - 21.
48. New ways to foster kindness and safety on TikTok | TikTok Newsroom [Internet].
49. Nguyen, A., & Brown, K. (2021). "Academic Level Variations in Gender Equality
Awareness Impact of TikTok News." Higher Education Studies, 28(3), 78-94).
50. Nguyen, C., & Brown, D. (2022). "Social Consensus and Power Perspectives in
TikTok News Sharing." Journal of Social Consensus Studies, 19(1), 112-128
51. Nguyen, M., & Patel, N. (2020). "Social Skills Development in TikTok News
Engagement." Journal of Social Skills and Interaction Research, 15(3), 211-228

Trang 40
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

52. Social Issues and Democracy Observatory. (2022). "Democracy and Power
Perspectives in Daily Social Issues Awareness Impact of TikTok News Sharing."
Social and Political Issues Journal, 25(3), 301-315
53. Song S, Zhao YC, Yao X, Ba Z, Zhu Q. Serious information in hedonic social
applications: affordances, self-determination and health information adoption in
TikTok. J Document 2021 Nov 19
54. Taylor, E., & Martinez, A. (2021). "Sports Participation Decision Influences of
TikTok News Engagement." Journal of Sports Psychology, 25(3), 301-315
55. Thompson, E., & Baker, J. (2020). "Innovation and Technological Progress
Awareness Impact of TikTok News." Journal of Innovation Studies, 18(2), 89-104
56. Thompson, E., & Davis, S. (2019). "Etic and Emic Principles Awareness Impact of
TikTok News." Cultural Studies, 15(2), 513-529
57. Turner, B., & Smith, D. (2021). "Individual Freedom and Power Perspectives in
TikTok News Interaction." Journal of Individual Rights, 28(1), 512-527
58. Turner, E., & Garcia, F. (2020). "Political Reform Awareness Impact of TikTok
News." Journal of Political Reform Studies, 12(1), 67-82
59. Turner, G., & Harris, M. (2021). "Political Engagement Decision Influences of
TikTok News." Journal of Political Communication, 38(2), 301-315
60. Turner, H., & Nguyen, M. (2021). "Academic Level Variations in Legal and Social
Justice Awareness Impact of TikTok News." Legal Studies, 22(4), 512-527
61. Turner, P., & Smith, L. (2021). "Age-Related Changes in Democracy and Power
Perspectives in TikTok News Sharing in Large University Communities." Journal
of Community Studies, 21(2), 201-218
62. Turner, R., & Harris, J. (2021). "Educational Decision Influences of TikTok News
Consumption." Journal of Educational Research, 38(4), 512-527
63. Wojdan W, Wdowiak K, Witas A, Drogoń J, Brakowiecki W. The impact of social
media on the lifestyle of young people. Polish J Public Heal. 2020 Jan 1;130(1):8–
64. Wood H. DigitalCommons@URI DigitalCommons@URI The Influence of Tik
Tok on Body Image The Influence of Tik Tok on Body Image.

Trang 41
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

65. Yu JX. Original Paper Research on TikTok APP Based on User-Centric Theory.
Appl Sci Innov Res [Internet]. 2019
66. Zulli DJ. Extending the Internet meme: Conceptualizing technological mimesis
and imitation publics on the TikTok platform.
https://doi.org/101177/1461444820983603 [Internet]. 2020 Dec 26;24(8):1872–90.

Trang 42
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

PHỤ LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


Quan hệ công chúng – Truyền
1 QHCC-TT
thông
2 MXH Mạng xã hội

DANH MỤC BẢNG


Bảng 6.2: Quy ước thang đo

Hình 1: Kết quả khảo sát về tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok

Hình 2: Kết quả khảo sát về mục đích chính sử dụng TikTok

Hình 3: Kết quả khảo sát về yếu tố thu hút người xem quan tâm đến một bản tin trên nền
tảng TikTok

Hình 4: Kết quả khảo sát về chủ đề tin tức được quan tâm trên TikTok

Hình 5: Kết quả khảo sát về người xem tin tức thời lượng bao lâu trên nền tảng TikTok

Hình 6: Kết quả khảo sát tin tức về môi trường ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của sinh
viên về việc bảo vệ môi trường

Hình 7: Kết quả khảo sát về tin tức môi trường ảnh hưởng tích cực đến hành vi của sinh
viên về việc bảo vệ môi trường

BẢNG HỎI

Mục đích chính mà bạn sử dụng TikTok là để giải trí (xem review, video
trending,....)?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

Trang 43
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

[2] Không đồng ý

[3] Bình thường

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Mục đích chính mà bạn sử dụng TikTok là để cập nhật kiến thức và tin tức (những
video học thuật, video về tin tức thời sự, …)?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Việc sử dụng TikTok có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập và làm việc của sinh
viên?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Việc sử dụng TikTok có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập và làm việc của sinh
viên?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

Trang 44
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Việc sử dụng TikTok có thể giúp bạn kiếm thêm thu nhập?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Các bạn sinh viên có đồng ý rằng TikTok rất có ích trong việc phổ cập tin tức hằng
ngày không?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Bạn có cảm thấy TikTok giúp bạn chi tiêu tiết kiệm hơn (mua hàng sale, voucher
trên TikTok,...)

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

Trang 45
Bài Giữa Kỳ Nhóm 5 Nghiên cứu truyền thông

[5] Hoàn toàn đồng ý

Bạn cho rằng thông tin tích cực trên TikTok nhiều hơn thông tin tiêu cực?

[1] Hoàn toàn không đồng ý

[2] Không đồng ý

[3] Phân vân

[4] Đồng ý

[5] Hoàn toàn đồng ý

Với câu hỏi mở và đóng nhóm sẽ đưa ra bộ câu hỏi có phương án trả lời, đồng thời cũng
có phần để người được hỏi đưa ra quan điểm và lý do chọn phương án

Giải pháp để khắc phục tác động tiêu cực giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội
TikTok một cách lành mạnh hơn là gì?

[1] Hạn chế xem những nội dung tiêu cực trên TikTok

[2] Xem những video phù hợp với tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok

[3] Report những video, những bình luận tiêu cực trên TikTok

[4] Follow những kênh TikTok về cuộc sống, về tin tức để biết thêm nhiều kiến thức mới

[5] Khác

Tần suất sử dụng mạng xã hội TikTok của bạn dao động bao nhiêu tiếng/ngày?

[1] Dưới 2 tiếng

[2] Từ 3-5 tiếng/ngày

[3] Từ 6-7 tiếng/ngày

[4] Trên 8 tiếng/ ngày

[5] Khác

Trang 46

You might also like