You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
~~~~~~*~~~~~~

BÀI TẬP THU HOẠCH

ĐỀ TÀI:
Qua chuyến đi thực tế tại Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi
cao cấp TOPFEEDS –Tập đoàn Dabaco Việt Nam em rút ra cơ hội và
thách thức ntn đối với ngành chăn nuôi VN hiện nay? Để phát triển
trong lĩnh vực chăn nuôi này em hãy xây dựng sơ lược 1 dự án mình
làm chủ?

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh


Mã sinh viên: 11216270
Lớp : Kinh doanh nông nghiệp 63
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2

1. Lời cảm ơn: 2

2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2
2.1. Mục đích nghiên cứu: 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
2.3. Đối tượng nghiên cứu: 3
2.4. Phương pháp nghiên cứu: 3

3. Kết cấu của bài: 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: Phân tích sơ lược Tập đoàn DABACO. 4


1. Giới thiệu chung: 4
2.Hoạt động kinh doanh chính: 4
3. Lịch sử hình thành: 4
4. Cơ cấu bộ máy : 5
5. Năng lực cạnh tranh của DABACO: 6
5.1. Điểm mạnh (Strengths) của DABACO: 6
5.2. Điểm yếu (Weakness) của DABACO: 6
5.3. Cơ hội (Oppportunities) của DABACO: 6
5.4. Thách thức (Threats) của DABACO: 6

CHƯƠNG II: phân tích cơ hội và thách thức của nên nông nghiệp Việt Nam 7
1. Chính trị (Politics) : 7
1.1. Cơ hội: 7
1.2. Thách thức: 7
2. Kinh tế (Economic) : 8
2.1. Cơ hội: 8
2.2. Thách Thức: 8
3. Văn hoá xã hội (Social): 9
3.1. Cơ hội: 9
3.2. Thách thức: 9
4. Công nghệ (Technology): 9
4.1. Cơ hội: 9
4.2. Thách thức: 10

CHƯƠNG III: Sơ lược dự án của bản thân 11


1.Tổng quan dự án: 11
1.1. Ý tưởng: 11
1.2. Lí do hình thành ý tưởng: 11
2. Nội dung dự án: 11
2.1. Những công nghệ cần thiết: 11
2.1.1. Trí tuệ nhân tạo: 11
2.1.2. Công nghệ robot và tự động hoá: 12
2.2. Nguyên lí hoạt động: 13
2.3. Rủi ro có thể gặp phải: 15
3. Tính khả thi của dự án: 15

KẾT LUẬN 17

1
LỜI MỞ ĐẦU

Chuyến tham quan thực tế, học tập và giao lưu tại Nhà máy sản xuất chế
biến thức ăn chăn nuôi cao cấp Topfeeds – Tập đoàn DABACO thuộc Cụm
công nghiệp Khắc Niệm Thành phố Bắc Ninh vào ngày 9/11 vừa qua đã để lại
nhiều dư âm đáng nhớ đối với sinh viên lớp chuyên ngành Kinh doanh nông
nghiệp 63. Bên cạnh kỉ niệm cùng bạn bè đồng khoá cũng như khoá dưới, chúng
em đã có được những kiến thức hữu ích, quý báu, thực tế nhất mà chỉ có thể có
đươc thông qua giao tiếp với chính những người lãnh đạo, những người công
nhân của nhà máy cũng như là được quan sát các công đoạn hoạt động của nhà
máy.

1. Lời cảm ơn:

Em cũng như các bạn thực sự biết ơn thầy cô khi đã tạo điều kiện cho
chúng em có chuyến đi thực tế đầy bổ ích này, đây không chỉ đơn thuần là một
chuyến đi thực tế thông thường, mà còn là dịp để chúng em có thể giao lưu học
hỏi những kinh nghiệm quý báu để chuẩn bị hành trang cho tương lại phía
trước. Bên cạnh đó sau chuyến đi chúng em còn được giao bài tập thu hoạch
như một cơ hội để có thể tổng hợp lại những kiến thức đã học được và rèn luyện
những kĩ năng quan trọng.

2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Tổng hợp lại những kiên thức đã tích luỹ được từ chuyến đi thực tế tại
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao cấp TOPFEEDS –Tập đoàn Dabaco
Việt Nam. Để từ dó ta có thể rút ra được những cơ hội và thách thức đối với
ngành chăn nuôi của Việt Nam, giúp ta có được tầm nhìn khách quan về nên
nông nghiệp nước nhà.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Cần chỉ ra những cơ hội mà ngành chăn nuôi cần nắm bắt và những
thách thức mà ngành phải đối mặt. Để từ đó xây dựng cho mình một dự án riêng
để có thể phát triển trong lĩnh vực này.

2
2.3. Đối tượng nghiên cứu:

Từ cụ thể là Tập đoàn DABACO đến rộng hơn ra là ngành chăn nuôi Việt
Nam .

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Bài tâp vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích- tổng hợp, sử
dụng mô hình PEST, SWOT,…

3. Kết cấu của bài:

- Bài tập gồm 3 phần chính: Lời mở đầu, Nội dung, Kết luận.
- Nội dung bài tập gồm 3 chương:
o Chương I : Phân tích sơ lược Tập đoàn DABACO.
o Chương II: Phân tích những cơ hội và thách thức của nền nông
nghiệp Việt Nam.
o Chương III: Sơ lược dự án của bản thân.

3
NỘI DUNG

CHƯƠNG I: Phân tích sơ lược Tập đoàn DABACO.

1. Giới thiệu chung:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DABACO) là một tập đoàn
hoạt động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn
nuôi, giống gia súc, giống gia cầm và chế biến thực phẩm, bên cạnh đó đây Là
đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới sở hữu chuỗi giá trị khép kín 3F:
Feed – Farm – Food.

2.Hoạt động kinh doanh chính:

DABACO là doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đầu tiên có quy trình
khép kín từ sản xuất con giống, đến chăn nuôi gia công, sản xuất thức ăn, chế
biến thực phẩm đến tiêu thụ sản phẩm.
Thức ăn chăn nuôi: DBC hiện có 6 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với
tổng công suất 85 tấn/giờ (tương đương 700,000 tấn/năm), trong đó có 3 nhà
máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm; 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản; 1
nhà máy sản xuất thức ăn cho lợn con và 1 nhà máy sản xuất thức ăn đậm đặc
Sản xuất và tiêu thụ con giống: Trại gà giống, và lớn giống bố mẹ của DBC
có qui mô và công nghệ, kỹ thuật hiện đại bậc nhất cả nước.
Chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm: DBC có hệ thống các trang trại
chăn nuôi gia công và chế biến gà, lợn với qui mô lớn, trang thiết bị hiện đại, tự
động hóa và thân thiện với môi trường.

3. Lịch sử hình thành:

Năm 1996, công ty được thành lập với tên gọi là Công ty Nông sản Hà Bắc
trên cơ sở đổi tên Công ty dâu tằm tơ Hà Bắc theo Quyết định 27/UB ngày
29/3/1996 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc. Đây được kỳ vọng là dự
án trọng điểm với mục đích phát triển nông nghiệp đầu ngành cho tỉnh Hà Bắc.
Năm 1997, công ty được đổi tên thành Công ty Nông sản Bắc Ninh (do tách
tỉnh Hà Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang). Giai đoạn 2000-2005 là những
bước đi đầu tiên cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận
thấy cơ hội và vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong việc phát

4
triển kinh tế đất nước, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy
cũng như phát triển thị trường này gắn liền với việc cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước. Công ty hiểu tình thế và chủ trương của Đảng và Chính phủ lúc đó,
chính thức từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 công ty chuyển sang hoạt động theo
hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ 70 tỷ đồng. Năm 2006 đánh dấu
bằng sự kiện khánh thành nhà máy chế biến thức ăn thủy sản Kinh Bắc Á chủ
đầu tư xây dựng xí nghiệp lợn giống lạc vệ và mở rộng sang lĩnh vực chăn nuôi
gia công chức cơ sở hợp tác liên kết chăn nuôi tiêu thụ với người dân từ. Năm
2008 Dabaco group đầu tư xây dựng và thành lập mới hàng loạt các công ty
thành viên chính thức hoàn chỉnh chuỗi sản xuất khép kín 3F. Tiếp tục vai trò vị
trí tiên phong, Dabaco Group là doanh nghiệp đầu tiên trong ngành quyết định
đưa cổ phiếu lên niêm yết tại sàn chứng khoán năm 2008 và chính thức Đổi tên
từ công ty Cổ phần Nông sản Bắc Ninh thành công ty cổ phần Dabaco Việt
Nam vào ngày 29 tháng 04 năm 2008. Giai đoạn năm 2015-2020 không chỉ
minh chứng cho sự thay đổi cả về lượng và chất mà cả về lượng Dabaco group
lên nấc thang mới khi đánh dấu hàng loạt công ty nhà máy được ra đời.Dabaco
group hiện tại đang hướng đến mục tiêu 5 năm (2020-2025) đạt mức doanh thu
trên 1 tỷ đô la Mỹ

4. Cơ cấu bộ máy :

Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam được tổ chức theo mô hình
trực tuyến - chức năng:

5
5. Năng lực cạnh tranh của DABACO:

5.1. Điểm mạnh (Strengths) của DABACO:

Ta có thể thấy rằng DABACO có những thế mạnh rất lớn có thể tự tin
cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trong nước cũng như quốc tế khi vừa
có sự uy tín của thương hiệu được xây dựng từ lâu và đi đầu trong ngành nông
nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó DABACO còn có tiềm lực cả vể con người lẫn
công nghệ cũng như là tài chính.

Quy mô khá lớn, quy trình sản xuất khép kín sẽ giúp DBC tận dụng được
những lợi thế về nguồn nguyên liệu và nhân lực, đồng thời hạn chế được các rủi
ro về biến động giá. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty luôn nằm trong
danh sách các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đứng đầu của Việt Nam, cạnh tranh
trực tiếp với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài .

5.2. Điểm yếu (Weakness) của DABACO:

Bên cạnh là một điểm mạnh thì chuỗi khép kín cũng là một điểm yếu khi
chỉ cần một mắc xích bị đứt gãy sẽ dẫn đến sự đinh trệ của toàn bộ máy.
Đặc biệt, chi phí nguyên vật liệu chiếm 90% cơ cấu giá vốn của công ty,
vì vậy biến động giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh
doanh của DBC. Tỷ lệ tồn kho cao, đáng chú ý là vấn đề tiêu thụ các dự án
BĐS. Rủi ro về lãi suất vì tỷ lệ nợ cao (57%).

5.3. Cơ hội (Oppportunities) của DABACO:

Việt Nam là nước nông nghiệp, chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu đưa chăn nuôi
thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu giá trị ngành nông
nghiệp. Như vậy nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao trong thời
gian tới.
Đồng thời khi nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng hội nhập thì đây
là cơ hội để DABACO vươn mình hơn nữa và khẳng định được vị thế của mình
trên quốc tế.
5.4. Thách thức (Threats) của DABACO:

6
Điều hành một quy mô lớn cũng đem đến một thách thức không nhỏ cho
bộ máy quản lí. Bên cạnh đó thì nhận thức của người dân ở một số vùng còn
chưa cao dẫn đến khó phát triển.
Trong nền kinh tế hội nhập bây giờ thì DABACO sẽ càng phải cạnh tranh
gắt gao hơn đặc biệt sau khi các hiệp định thương mại quốc tế được kí kết thì
các rào cán thuế quan sẽ gần như bằng không.

CHƯƠNG II: phân tích cơ hội và thách thức của nên nông
nghiệp Việt Nam

1. Chính trị (Politics) :


1.1. Cơ hội:
Việt Nam là nước được đánh giá là nước có nền chính trị tưởng đối ổn
định điều này sẽ tạo được sự an tâm không chỉ cho khách hàng trong mà còn cả
ngoài nước.
Đảng và nhà nước luôn đặt niềm quan tâm và chú trọng bậc nhất đến
ngành nông nghiệp khi đây là một trong những ngành lớn mà nền kinh tế phụ
thuộc vào. Những cải cách của đảng và nhà nước giúp tạo điều kiện để tăng
nguồn cung hàng hóa nông nghiệp đáp ứng nhu cầu đang tăng trong nước và cải
thiện cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

1.2. Thách thức:


Mặc dù luôn có mong muốn giúp đỡ người dân và tinh giảm các thủ tục
không cần thiết thế nhưng vẫn còn đó là những thủ tục rườm ra gây khó dễ cho
người dân. Và cũng còn nhiều thể chế bất cập, hệ thống pháp luật chưa phù hợp
với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập.
Thủy lợi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong chi tiêu của Chính phủ
cho nông nghiệp, trong khi các cơ sở hạ tầng nông nghiệp khác và nghiên cứu
và phát triển nông nghiệp vẫn thiếu kinh phí. Các dịch vụ khuyến nông nhà
nước vẫn thực hiện theo định hướng từ trên xuống.
Mặc dù nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư được dành cho các nhà đầu
tư nhỏ và lớn, các luật, nghị định và các quy định ở cấp tỉnh dẫn đến một mạng
lưới phức tạp các biện pháp khuyến khích đầu tư, tạo ra sự không chắc chắn cho
các nhà đầu tư về quyền lợi họ được hưởng từ những ưu đãi này. Sự thiếu vắng
một cơ quan đủ mạnh và độc lập chuyên về xúc tiến đầu tư dẫn đến tình trạng
phức tạp này. Trên thực tế, các hoạt động xúc tiến đầu tư được phối hợp thực

7
hiện bởi nhiều cơ quan, gồm Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (MPI), Viet-Trade thuộc Bộ Công Thương, Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ
Nông nghiệp và PTNT, và các phòng ban xúc tiến đầu tư của tỉnh. Một số hạn
chế làm suy yếu đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này có thể kể đến như:
- Các hạn chế về quyền sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không đảm bảo.
- Hạn chế tiếp cận tín dụng:

2. Kinh tế (Economic) :
2.1. Cơ hội:
Việt Nam đang chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy
“kinh tế nông nghiệp”, chuyển từ theo đuổi giá trị gia tăng sang vừa tạo ra giá
trị gia tăng, vừa giảm thiểu chi phí sản xuất, chi phí xã hội, chi phí môi
trường...Đồng thời, chuyển từ “nền nông nghiệp sản lượng cao” sang “nền nông
nghiệp công nghệ cao, sinh thái, trách nhiệm, bền vững”; chuyển từ “phát triển
đơn ngành” sang mục tiêu “phát triển tích hợp liên ngành”, từ mục tiêu “đơn giá
trị” sang mục tiêu “tích hợp đa giá trị”. Từ đó, hình thành hệ sinh thái kinh tế
nông thôn, phát triển hạ tầng nông nghiệp, không chỉ phục vụ sản xuất mà phục
vụ phát triển kinh tế nông thôn; du lịch nông nghiệp, nông thôn…Vậy nên nông
nghiệp sẽ ngày càng có nhiều hướng để phát triển hơn.
Trong nền kinh tế hội nhập ngày nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và
thực thi 17 FTA, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới
gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),
FTA giữa Việt Nam - EU (EVFTA), FTA giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương
quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA); và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện
khu vực (RCEP). Trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế quốc tế, đặc biệt là tham gia và thực hiện cam kết của các hiệp định
thương mại song phương, đa phương thế hệ mới, hàng hoá của Việt Nam nói
chung, hàng nông sản nói riêng sẽ có nhiều cơ hội.

2.2. Thách Thức:


Tuy nhiên, hàng nông sản Việt Nam cũng còn nhiều tồn tại và phải đối
mặt với rất nhiều thách thức. Theo đánh giá, có tới trên 80% lượng hàng nông
sản của nước ta ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các
“thương hiệu” nước ngoài. Cùng với đó là rào cản chống bán phá giá, môi
trường, rào cản kỹ thuật tại “sân chơi” hội nhập mà hàng hóa nước ta phải đối
mặt. Sự phát sinh tranh chấp thương mại nhưng năng lực giải quyết còn thấp là

8
một trong những thách thức lớn, đặc biệt là trong bối cảnh nhận thức về luật
pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và kinh nghiệm đối phó của các DN và
hiệp hội DN, ngành hàng chưa đầy đủ.

3. Văn hoá xã hội (Social):


3.1. Cơ hội:
Với thực trạng dân số ngày càng đông và xã hội phát triển từng ngày
cũng như mức sống của người dân ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ
thực phẩm cũng sẽ tăng theo.
Việc giao lưu văn hoá, hội nhập với thế giới cũng sẽ mở ra nhiều hướng
cho nông nghiệp cơ cơ hội phát triển và phải nâng cao hơn nữa chất lượng cũng
như uy tín của bản thân.

3.2. Thách thức:


Ngại thay đổi có thể nói là một trong những tâm lý chung của người Việt
Nam, điều ấy ắt hẳn sẽ là một thách thức không nhỏ khi muốn bắt kịp với xu thế
hiện đại hoá và kinh tế hội nhập để có thể phát triển nông nghiệp hơn nữa, sánh
vai với những cường quốc năm châu.
Bên cạnh đó, hợp tác xã (HTX) xuất hiện như một hình thức tổ chức sản
xuất tập thể của các hộ nông dân nhỏ để tham gia thị trường. Tuy nhiên, do xa
cách về địa lý và thiếu phương tiện thông tin nên làng, xã hay HTX chưa hỗ trợ
được nhiều các dịch vụ công cho hộ nông dân. Đây là những khó khăn, thách
thức chính đối với sự phát triển bền vững của nông nghiệp và thu nhập của nông
dân trong thập niên tới.

4. Công nghệ (Technology):


4.1. Cơ hội:
Theo kinh nghiệm của quốc tế thì Chuyển đổi số nông nghiệp và nông
thôn (NN và NT) nên được thiết kế thông qua 2 nền tảng chính là Cơ sở dữ liệu
nông nghiệp số và Làng thông minh phục vụ phát triển NN và NT bền vững.
Đối với cả hai nền tảng, người nông dân phải là trung tâm với các dịch vụ kinh
tế số và xã hội số giải quyết được các khó khăn của họ.
Chuyển đổi số sẽ mang lại cơ hội tăng cường khả năng kết nối cho nông
dân với thông tin, xoá nhoà một phần khoảng cách về địa lý, giảm bớt sự phức
tạp của các thủ tục hành chính nhiều cấp như hiện nay để được sử dụng trực tiếp
các dịch vụ công của Chính phủ. Vì vậy người nông dân phải là khách hàng
mục tiêu của quá trình chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.

9
Cơ hội về hoạt động kinh tế số thông qua sử dụng Cơ sở dữ liệu nông
nghiệp số, lợi ích cụ thể đầu tiên là người nông dân có thể tiếp cận với nhiều
thông tin hơn để ra quyết định sản xuất chính xác hơn, giảm chi phí sản xuất,
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường
thông qua các nền tảng số của doanh nghiệp hay nhà nước cung cấp để kết nối
với các dịch vụ đầu vào sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
dịch vụ cơ giới hoá, vay tín dụng, tiếp cận khuyến nông số, dịch vụ dự báo thời
tiết khí hậu, bảo hiểm nông nghiệp, dịch vụ BVTV, dịch vụ bảo quản, vận
chuyển, thu hoạch, tiếp cận thông tin về nhu cầu của người mua, các tiêu chuẩn
của thị trường, thông tin giá cả cập nhật…

4.2. Thách thức:


Đầu tiên là số lượng hộ nông dân lớn, nhưng quy mô canh tác nhỏ, vốn
đầu tư ít, thiết bị cũ, lạc hậu. Điểm yếu phổ biến là thiếu hợp tác, liên kết, sản
xuất manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc vào thương lái trung gian. Vì vậy để áp dụng
chuyển đổi số nông nghiệp thành công thì hộ nông dân trước hết phải thay đổi
tư duy sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, tham gia hợp tác liên kết
vào các HTX theo chuỗi giá trị. Một số thách thức khác như sau:

- Ngôn ngữ địa phương, nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh
của nông dân là những hạn chế;
- Các mô hình quản trị minh bạch trong các chuỗi giá trị nông sản-thực
phẩm chưa phổ biến, thiếu các nghiên cứu về các mô hình quản trị số, để
thiết kế được các nền tảng phần mềm phù hợp với các làng thông minh,
với nhu cầu của các chuỗi giá trị, các sản phẩm nông sản rất đa dạng của
các vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc;
- Khả năng cung ứng công nghệ cho nông nghiệp thông minh còn hạn chế,
các công ty vừa và nhỏ thường sử dụng các giải pháp riêng lẻ, không kết
nối với nhau;
- Suất đầu tư cho nông nghiệp thông minh, công nghệ cao hơn rất nhiều so
với nông nghiệp truyền thống nên phần lớn hộ không không đủ điều kiện
để đầu tư, trong khi tiếp cận tín dụng còn khó khăn;
- Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa theo
kịp thực tiễn yêu cầu sản xuất; các tiêu chí về nông nghiệp CNC, nông
nghiệp thông minh cùng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất
cho từng đối tượng vật nuôi, cây trồng chưa được nhà nước ban hành.

10
CHƯƠNG III: Sơ lược dự án của bản thân
1.Tổng quan dự án:

1.1. Ý tưởng:
Dự án về “Tự động hoá thu hoạch trái cây thông qua phân tích của
trí tuệ nhân tạo (AI)".

1.2. Lí do hình thành ý tưởng:


Các nghiên cứu gần đây cho biết, để đảm bảo nguồn lương thực cho dân
số thế giới thì sản lượng của ngành nông nghiệp phải tăng thêm 60% vào năm
2030. Điều này đòi hỏi người nông dân cũng như nhà sản xuất thực phẩm cần
đón nhận các xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số trong nông nghiệp bằng cách sử
dụng công nghệ như một nguồn tài nguyên bền vững, đưa nông nghiệp lên một
tầm cao mới.
Trong sản xuất trái cây thì cơ giới hóa khâu làm đất đạt trên 90%, khâu
chăm sóc đạt từ 70 - 80%, thế nhưng cơ giới hóa khâu chế biến và bảo quản sau
thu hoạch mới chỉ khoảng 20%. Trong khâu thu hoạch trái cây có tính đặc thù
cao, chủ yếu là thủ công nên việc áp dụng cơ giới hóa còn thấp, khiến tỷ lệ tổn
thất sau thu hoạch vẫn còn cao.
Từ những số liệu cùng với thời đại công nghê đang bùng nổ như hiện này
thì khi có thể áp dụng được công nghệ 4.0 như AI và máy móc tự động hoá vào
việc thu hoạch trái cây là một bước tiến thực sự cần thiết và đột phá khi có thể
giảm thiểu được sai sót, bớt tổn thất hơn và có thể tăng được sản lượng.

2. Nội dung dự án:


2.1. Những công nghệ cần thiết:
2.1.1. Trí tuệ nhân tạo:
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence
– viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính liên quan đến
việc tự động hóa các hành vi thông minh. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập
trình logic trong các ngôn ngữ lập trình. AI được ứng dụng các hệ thống học
máy để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt
hơn máy tính.
Hiện nay trên các cánh đồng, nông trại nhiều nông dân trên thế giới
đang sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giảm đáng kể việc sử dụng các hóa
chất ảnh hưởng đến môi trường. Những tiến bộ trong chế tạo robot điều khiển
bằng AI cũng đang giúp nhà nông trong việc tăng gia sản xuất sử dụng ít đất và

11
ít nhân công hơn. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo mang đến nền sản xuất nông nghiệp
các lợi ích sau:
● Tăng năng suất và chất lượng thực phẩm: Với trí tuệ nhân tạo công
nhân không cần phải đi khắp trang trại để kiểm tra cây trồng. Thay vào
đó, các camera robot sẽ thu thập hình ảnh của thực vật, đưa dữ liệu vào
các thuật toán AI để tính toán chính xác thời điểm chín muồi, phân tích
thông tin cây trồng trên quy mô lớn để đưa ra dự báo thu hoạch và
năng suất chính xác,…
● Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật: AI còn có thể giúp quản lý cây
trồng trên cánh đồng. Các thuật toán sẽ phát hiện và xác định cỏ dại
xen kẽ giữa các vùng trồng trọt. Sau đó, với từng loại cây không mong
muốn, máy sẽ phun ra một lượng thuốc diệt cỏ hoặc thuốc diệt nấm
cần thiết cũng như thêm lượng phân bón thích hợp cho mỗi loại cây
trồng. Hệ thống này cho phép nông dân tránh được việt phải phun
thuốc trừ sâu trên diện rộng.
● Thúc đẩy sự phát triển bền vững theo hướng tự động hóa: Giảm chất
thải mùa màng, cải thiện an toàn thực phẩm, giảm lượng hóa chất trong
môi trường và phát triển tài nguyên bền vững – đây là những mục tiêu
quan trọng đối với nông dân nói riêng và toàn xã hội nói chung. Bằng
cách giới thiệu các phương thức canh tác mới, AI đang chuyển đổi
nông nghiệp theo hướng có lợi cho xã hội trên toàn cầu.

2.1.2. Công nghệ robot và tự động hoá:


Đó là việc sử dụng nhiều khâu trong sản xuất, thu hoạch và chế
biến được sử dụng người máy thay cho người chăm sóc cây trồng vật nuôi ngày
càng phổ biến ở những nơi thiếu nhân lực hay nhân công giá quá cao.

Sử dụng các thiết bị bay không người lái và các vệ tinh thu thập dữ
liệu của các trang trại nhà vườn để phân tích và đưa ra khuyến nghị nhằm quản
lí trang trại tốt hơn. Hiện nay, ngành nông nghiệp đã cập nhật thiết bị bay không
người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trứ sâu, phun phân bón, vẽ bản đồ các
thửa ruộng, dự báo tình trạng sạt lở đất, phá rừng, cháy rừng…

Sử dụng thiết bị tưới tiêu tự động hóa phun sương khi nhiệt độ
trong vườn quá cao và độ ẩm xuống thấp. Những con robot trong lĩnh vực nông
nghiệp đang gia tăng năng lực sản xuất cho nông dân bằng nhiều cách khác
nhau.

12
2.2. Nguyên lí hoạt động:

Quy trình hoạt động sẽ bao gồm 4 quá trình:


- Cung cấp các đặc điểm nhận dạng của trái cây đã đến thời điểm
thu hoạch cho AI.
- AI kiểm tra trái (thông qua máy bay không người lái).
- Xác định thời điểm thu hoạch.
- Truyền dữ liệu đến robot thu hoạch đặc thù của từng loại trái.
Để có thể thực hiện được quy trình trên trước hết, ta cần phải tìm hiểu về
những đặc điểm nhận dạng của từng loại trái cây vì mỗi loại sẽ có một đặc điểm
nhận dạng khác nhau ví dụ như:
- Nhãn:
+ Nhãn trồng ở nước ta có nhiều giống như nhãn Tiêu Huế, nhãn
Xuồng cơm vàng v. v.... khác nhau về thời gian sinh trưởng, thời
gian thu hoạch, màu sắc, kích thước trái v. v...tuy nhiên trong khi
chín đều có đặc điểm chung sau và cần chú ý sau khi thu hoạch và
bảo quản.
+ Nhãn là loại trái không có đỉnh hô hấp khi chín vì vậy phải thu
hoạch đúng lúc.
+ Nhãn thu hoạch đúng lúc khi trái chuyển màu sáng bóng, hoặc có
hương thơm khi độ brix /18% nhãn để lâu trên cây dễ bị rụng,
nứt trái.

- Măng cut:
+ Để xác định độ chín của quả người ta thường dựa vào màu sắc của
vỏ quả; hồng lúc mới chín, tía lúc chín trung bình và tím sẫm
khi chín hoàn toàn. Quả có một đài hoa cứng ở cuống và được hái
cả cuống. Thịt quả tách rời với vỏ khi quả chín.

-Dâu tây:
+ Tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ xa hay gần để xác định độ chín
thu hái cho phù hợp: nếu thị trường gần nên thu hoạch khi có 75%
số quả trên ruộng có màu đỏ hồng ở 1/3 tính từ đáy quả. Trong
trường hợp thị trường ở xa phải vận chuyển dài ngày, nên thu
hoạch khi có từ 20 đến 40% số quả có màu đỏ hoặc hồng để
chúng chín từ từ trên đường vận chuyển cho tới nơi tiêu thụ là vừa.
+ Cách nhận biết độ chín của quả: quả còn non có màu xanh lục ánh
trắng rồi dần dần chuyển màu hồng rồi màu đỏ khi đã chín. Khi

13
gần chín tai quả cong lên, da bón và có mùi thơm đặc trưng của
dâu tây.
Bên cạnh cần truyền dư liệu về cách nhận dạng hoa quả chín của từng
loại quả thì thông tin về thời gian chín thông thường từ lúc mọc quả và thời
điểm nên hái của từng loại quả cũng rất quan trọng vì mỗi loại quả sẽ cần được
hái vào một thời điểm khác nhau trong ngày, không những vậy thời tiết, độ
ẩm trong không khí, độ sáng cũng là những thông tin không thể thiếu nếu muốn
thu hoạch đạt được kết quả cao nhất. Tất cả thông tin ấy sẽ giúp AI tính toán
được thời điểm thu hoạch thích hợp.
Sau khi đã xác định chính xác được thời điểm để có thể thu hoạch sẽ đến
bước làm sao để các robot có thể thu hoạch mà không làm tổn hại đến sản phẩm
thì mỗi robot thu hoạch của từng loại trái sẽ cần được thiết kế và lập trình khác
nhau khi vị trí để có thể thu hoạch được của từng cây là không giống nhau cũng
như các bước để có thể vừa thu hoạch và vừa bảo quản được trái vậy. Điển hình
như:
-Nhãn:
+ Nhãn được cắt cả trùm, đặt trong giỏ, tránh để rơi xuống đất. giỏ
trái phải được che phủ tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Thời gian hái vào buổi sáng sớm, trời mát sau đó chuyển ngay về
nhà thu mua càng sớm càng tốt.
+ Tránh chất quá đầy giỏ bằng cách ấn mạnh xuống khi vận chuyển
dễ gây tổn thương quả.
+ nhiệt độ từ 3- 5°C và độ ẩm cao 95%.
-Măng cụt:
+ Hái cả cuống còn xanh.
+ Nhiệt độ thích hợp để bảo quản măng cụt là 13°C.
+ Độ ẩm 90 - 95%.
-Dâu tây:
+ Thu hái quả lúc sáng sớm (7-10 giờ) hoặc chiều mát (16-18 giờ),
lúc trời mát, ráo sương; tránh thu hái vào những lúc nắng to hoặc
những ngày mưa.
+ Bấm nhẹ cuống quả để thu chọn những quả đủ tiêu chuẩn.
+ Từ 0 đến 2°C, ẩm độ không khí từ 90-95%
Từ đó có thể thấy để có thể có được một quy trình hoàn chỉnh chúng ta
cần một lượng dữ liệu rất lớn để truyền vào cũng như vẫn hành mà điều này thật
khó có thể làm nếu công nghệ chưa phát triển như bây giờ. Bên cạnh đó nó cũng

14
đòi hỏi sự tính toán rất kĩ lưỡng và chi tiết để mọi thứ có thể đạt đến độ chính
xác cao nhât.

2.3. Rủi ro có thể gặp phải:


Sẽ luôn có những rùi ro khó có thể tránh khỏi nhưng chúng ta vẫn có thể
hạn chế chúng. Các rủi ro có thể kể đến như về hư hỏng máy móc thiết bị thì
đây là điều không mong muốn và thật khó có thể lường trước được thời điểm
xảy ra. Thay vào đó, ta có thể giảm thiểu bằng cách kiểm tra và bảo dưỡng
thường xuyên, điều ấy không chỉ giúp bộ máy hoạt động trơn tru mà còn giúp
kéo dài tuổi thọ của các máy móc. Không giống như việc máy móc bị hỏng, thì
thời tiết là một thứ mà khó có thể sửa chữa hay thay đổi được trừ khi là chúng ta
nuôi trồng theo mô hình nhà kính hay các biện pháp tương tự như vậy. Thế
nhưng với việc công nghệ dự báo thời tiết ngày càng hiện đại và phát triển thì
sẽ giúp chúng ta ngày càng có được dự báo sát với thực tế và nhanh chóng hơn
để đưa ra những phương án để giảm thiểu tối đa thiệt hại. AI cũng sẽ góp phần
nào trong công việc này khi có thể đưa ra tính toán để có thể đi đến phương án
tốt nhất.

3. Tính khả thi của dự án:


Những loại máy ứng dụng móc trí tuệ nhân tạo đã không còn xa lạ trong
thời đại công nghệ phát triển. Những loại máy này được sáng tạo và ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực đời sống, nông nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ.
Không chỉ có vậy mà trên thế giới đã có những nước áp dụng những công nghệ
tương tự ví dụ như:
- Ứng dụng AI vào thu hoạch trà tại Nhật:
Hãng sản xuất trà và đồ uống ITO EN cùng công ty Fujitsu đã
cùng nhau phát triển kĩ thuật xác định thời điểm thu hoạch lá trà nhờ
phân tích hình ảnh AI. bắt đầu thử nghiệp phát triển lá chè (búp chè)
bằng cách sử dụng phân tích hình ảnh AI.
Công nghệ này sử dụng thuật toán nhận dạng hình ảnh dựa vào sự kết
hợp kiến ​thức của ITO EN về trồng trà với công nghệ phân tích hình ảnh
của Fujitsu và máy học AI. Nó sẽ phân tích và ước lượng hàm lượng axit
amin và hàm lượng chất xơ để đánh giá thời điểm thu hoạch lá trà. Việc
vận hành thử nghiệm công nghệ này sẽ bắt đầu từ việc thu hoạch lá trà
mới vào năm 2022, qua đó đánh giá tính chính xác cũng như tính thực
tiễn của thuật toán nhận dạng hình ảnh. Điều này sẽ giúp giải quyết
những rào cản đối với những người mới tham gia vào ngành trồng chè
khi người lực lượng sản xuất ngày một già đi và thiếu người kế thừa,

15
đồng thời góp phần nâng cao năng suất và tính bền vững của ngành
trồng chè.
Trong tương lai, dự án được kì vọng sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thúc
đẩy nền nông nghiệp bền vững thông qua sản xuất ổn định nguồn nguyên
liệu trà xanh chất lượng cao, an toàn, phát triển công nghệ giảm gánh
nặng lao động cho người sản xuất chè và nâng cao chất lượng.
- Sử dụng máy bay không người lái để thu hoạch táo:
Tevel Aerobotics Technologies đã phát triển một robot bay tự hành
(FAR) sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để xác định và hái trái cây.
Công ty tuyên bố rằng robot hái trái cây tự động bay của họ có thể được
triển khai ở mọi nơi, đáp ứng nhu cầu lao động với chi phí thấp hơn bằng
cách giúp việc quản lý vườn cây ăn quả dễ dàng hơn.

Robot FAR sử dụng thuật toán nhận thức AI để xác định vị trí cây và
thuật toán tầm nhìn để phát hiện quả giữa các tán lá. Khi thu hoạch trái
cây, thời điểm là vô cùng quan trọng, ví dụ, trái cây hái muộn hai tuần sẽ
mất 80% giá trị. Robot chỉ chọn trái cây chín bằng cách phân loại kích
thước và độ chín của nó, xử lý vấn đề đó một cách hiệu quả. Sau khi chọn
trái cây, robot sẽ tìm ra cách tốt nhất để tiếp cận nó và sử dụng cánh tay
hái để nắm lấy.

Nhiều robot có thể thu hoạch một vườn cây ăn quả mà không va chạm
nhau nhờ vào bộ não kỹ thuật số tự động duy nhất dựa trên mặt đất. Hơn
nữa, FAR có thể làm việc 24 giờ một ngày. Thông qua một ứng dụng
chuyên dụng, chủ trang trại có thể theo dõi năng suất, thời gian hoàn
thành và chi phí dự kiến ​trong khi tham gia vào các khía cạnh khác của
công việc. Những con robot này còn có khả năng cắt tỉa cây cối.

Từ những ví dụ trên ta có thể nhận định rằng dự án có hoàn toàn khả thi
và đây là một dự án tiềm năng khi có thể giải quyết được những vấn đề không
nhỏ còn tồn đọng của nông nghiệp.

16
KẾT LUẬN

Đây quả thực là một chuyến đi thực tế hết sức ý nghĩa với em, giúp chúng
em có cơ hội gắn kết, giao lưu không chỉ với nhưng sinh viên khác mà còn cả
với đội ngũ ban lãnh đạo và công nhân nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cao
cấp TOPFEEDS, không chỉ có vậy chúng em cũng đã học hỏi được không ít
kiến thức, kinh nghiệm quý báu và bổ sung được thêm những hành trang cần
thiết cho mình.
Sau chuyến đi, em còn được tìm hiểu và đúc kết ra được những kiến thức
như cơ hội và thách thức của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Ta có thể
thấy rằng, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, xu thế hội nhập và sự phát
triển của cơ chế thị trường, thì ngành nông nghiệp vẫn luôn đóng một vai trò vô
cùng quan trọng và những cơ hội để phát triển sẽ ngày càng nhiều đồng thời
những thách thức cũng không hề giảm đi. Vậy để có thể nắm bắt được những cơ
hội và vượt qua được thách thức điều quan trọng nhất vẫn là xác định rõ vai trò
ngành nông nghiệp không chỉ là trụ đỡ mà phải là lợi thế chiến lược của đất
nước. Phải hình thành nền kinh tế tổng hợp đủ sức tạo ra sự phát triển kinh tế xã
hội trong điều kiện mới. Cư dân nông thôn phải trở thành trung tâm và chủ thể
của quá trình phát triển.
Không chỉ dừng lại ở đó, những kiến thức thu thập được từ chuyến đi,
cũng như từ việc tìm hiểu về nền nông nghiệp Việt Nam còn được vận dụng vào
“dự án của bản thân". Đây là một cơ hội không thể tuyệt vời hơn để em có thể
thử sức của bản thân và cho thấy chuyến đi thực tế không chỉ là một chuyến
tham quan thông thường mà còn như là một môn học không thể thiếu vậy.
Cuối cùng thay mặt cho toàn thể sinh viên lớp Kinh doanh nông nghiệp
63 nói riêng và cho tất cả sinh viên 2 khối ngành Kinh tế nông nghiệp và Kinh
doanh nông nghiệp K63, 64, em xin được gửi lời cảm ơn đến nhà trường, thầy
cô lãnh đạo trong khoa và quý doanh nghiệp đã tạo điều kiện để chúng em có
một chuyến đi thực tế với nhiều trải nghiệm thú vị và vô cùng ý nghĩa. Mong
rằng trong những năm học tới chúng em sẽ có thêm nhiều cơ hội được trải
nghiệm qua những chuyến đi thực tế như vậy góp phần củng cố và bồi dưỡng
kiến thức thực tế về chuyên ngành Nông nghiệp phục vụ cho quá trình học tập
cũng như nâng cao kiến thức chuyên môn.

17

You might also like