You are on page 1of 10

CHƯƠNG 4

1. Hệ thống chùa Tư Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai
quản các hiện tượng tự nhiên, gồm:

- Thần Mây – Mưa – Sấm – Chớp.

2. Tín ngưỡng phổ biến nhất ở VN:

- Thờ cúng tổ tiên.

3. Thổ công là tên gọi khác của vị thần nào?

- Thổ địa

4. Tục thờ Tứ Bất Tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt,
thờ 4 vị:

- Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.

5. Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của
người Việt?

- Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất.

6. Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người VN (gần như trở
thành 1 tôn giáo):

- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

7. Thờ cúng tổ tiên của người VN là 1 hình thức:

- Tín ngưỡng.

8. Ngày cúng rước ông Táo từ trời về nhà của người VN để chuẩn bị đón năm
mới là:
- Ngày 30 tháng Chạp âm lịch.

9. Một trong những biểu hiện của chế độ mẫu hệ trong đời sống văn hóa tâm
linh của người VN là:

- Tín ngưỡng thờ Mẫu.

10. Trong tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của nngười VN, loài thực vật nào
được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất?

- Cây lúa.

11. Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê VN, có vai trò cai quản, che chở,
định đoạt phúc họa cho dân làng là:

- Thành Hoàng.

12. Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là:

- Sinh thực khí nam, nữ và hành vi giao phối.

13. Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực:

- Cầu cho mùa màng và con người sinh sôi nảy nở.

14.Trong phạm vi gia đình, vị thần canh giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy
nhiễu, mang may mắn đến cho gia đình là:

- Thổ Công.

15. Dân gian có câu: “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy
thờ”. Vị thánh trong câu ca dao là vị nào?

- Thành Hoàng.

16. Năm 1572, vua Lê Anh Tông ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần tích của
Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần. Các vị Thành Hoàng
được vua ban sắc phong được gọi chung là:
- Phúc thần.

17. Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày,
người ăn trộm, người chết trôi,…) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành
Hoàng làng là vì:

- Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ.

18. Theo quan niệm của người Chàm, thần thánh thường ngự trị ở hướng nào
của làng?

- Bắc.

19. Tác phẩm “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu: “Thà đui mà
giữ đạo nhà, còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. “Đạo nhà” trong câu thơ
trên là đạo nào?

- Đạo thờ cúng tổ tiên.

20. Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng… là những nghi
thức hành lễ của tín ngưỡng nào?

- Tín ngưỡng thờ Mẫu.

- Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị Thành Hoàng thành mấy
bậc?

21. Tục thờ Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ VN thờ phụng các vị
nữ thần gồm:

- Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thánh Mẫu Thoải, Thánh Mẫu Thượng Ngàn,
Thánh Mẫu Địa Phủ.

22. Tín ngưỡng khác tôn giáo ở đặc điểm:

- Tín ngưỡng không có hệ thống giáo lý chung.


23. Những thói quen, những nếp sống có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng,
một dân tộc ăn sâu vào đời sống xã hội, được đa số mọi người thừa nhận và
làm theo gọi là:

- Tín ngưỡng.

24. Vùng đất chôn cất người chết của người Tây Nguyên thường nằm về hướng
nào của làng?

- Tây.

25. Nhận định nào bên dưới là không đúng khi nói về phong tục xông đất của
người VN?

- Người xông đất phải ăn mặc chỉnh tề, đứng ở trước cửa nhà để chúc mừng
năm mới gia chủ.

26. Lễ Hạ điển thuộc hệ thống lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức vào thời
điểm:

- Đầu mùa cấy lúa.

27. Phong tục nào bên dưới liên quan đến việc đi lại của người VN vào đầu
năm mới?

- Thăm mộ tổ tiên.

28. Lễ bỏ mả là 1 nghi lễ của các tộc người ở:

- Khu vực Tây Nguyên.

29. Người VN đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm này
thể hiện trong thói quen:

- Thích thăm viếng, hiếu khách.


30. Câu tục ngữ “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” là biểu hiện của đặc điểm tính
cách nào của người VN?

- Khả năng ứng phó linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo.

31. Thói quen nói chuyện “vòng vo tam quốc”, luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng
khi nói phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người VN?

- Tế nhị, ý tứ.

32. Thái độ “vừa cởi mở, vừa rụt rè” trong giao tiếp là đặc điểm tính cách của:-

- Nhật Bản.

33. Trọng tình là đặc điểm trong quan hệ giao tiếp của người VN có nguồn gốc
từ:

- Kinh tế nông nghiệp

34. Phẩm chất nào sau đây không thuộc hệ thống tính cách của người VN?

- Sống sòng phẳng, rạch ròi.

35. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của VN, loại hình nào
chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất?

- Cải lương.

36. Câu “Cải cách hát ca theo tiến bộ, Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”
nói về nghệ thuật sân khấu nào của VN?

- Cải lương.

37. Vè là:

- Thể loại tự sự dân gian bằng văn vần.

38. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của sân khấu truyền thống VN?
- Thời gian của các hành động, các phân cảnh trên sân khấu phải giống với
thời gian thật bên ngoài cuộc sống.

39. Thủ pháp ước lệ trên sân khấu phản ánh đặc tính gì của nghệ thuật thanh sắc
và hình khối VN?

- Tính biểu trưng.

40. Sân khấu truyền thống VN thường có sự giao lưu mật thiết với người xem.
Điều này phản ánh đặc tính gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống VN?

- Tính linh hoạt.

41. Bộ Tứ linh Long – Lân – Quy – Phụng được thể hiện phổ biến trong hội
họa, điêu khắc truyền thống VN với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình
tượng con Lân mang ý nghĩa:

- Biểu trưng cho ước vọng thái bình.

42. Đặc điểm rõ nét phân biệt nghệ thuật hình khối truyền thống của văn hóa
VN với văn hóa phương Tây là?

- Tính biểu trưng.

43. Nhạc cụ biểu hiện tính tổng hợp trong nghệ thuật thanh sắc truyền thống
của người VN là:

- Đàn bầu.
CHƯƠNG 5

1. Thường ngày, người Việt có thói quen ăn thức ăn được:

- Giữ ấm, nóng.

2. Khi dùng bữa, người Việt thường ăn theo hình thức:

- Ngồi ăn chung với nhau.

3. Người Việt thường sử dụng loại lương thực cơ bản nào sau đây trong bữa
ăn?

- Cơm gạo.

4. Theo Trần Ngọc Thêm, cơ cấu bữa ăn của người Việt truyền thống là:

- Cơm-rau-cá.

5. Món cơm nào sau đây là món nổi tiếng miền Trung?

- Cơm gà.

6. Món cơm nào sau đây là món nổi tiếng miền Nam?

- Cơm tấm.

7. Tính linh hoạt của người Việt thể hiện rõ nét nhất trong món ăn nào sau đây?

- Gỏi cuốn.

8. Với địa hình bờ biển dài, sông rạch chằng chịt, phương tiện di chuyển chủ
yếu của người Việt cổ là:

- Thuyền ghe.

9. Ca dao, tục ngữ VN sử dụng hình ảnh nào để so sánh, ví von nhiều nhất?

- Nước.

10. Về trang phục thân dưới, phụ nữ Việt cổ thường mặc:


- Váy.

11. Về trang phục thân trên, phụ nữ Việt cổ thường mặc:

- Yếm cột dây.

12. Về trang phục, đàn ông Việt cổ thường:

- Cởi trần, đóng khố.

13. Theo Trần Ngọc Thêm, Lương Kim Định, Hà Văn Tấn, Ngô Đức Thịnh và
nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khác, đàn ông Việt cổ thường:

- Xăm mình.

14. Người Việt xưa có thói quen phổ biến nào sau đây?

- Nhai trầu.

15. Tại sao đàn ông Việt cổ thường xăm mình?

- Đánh lừa thủy quái khi đi chài lưới.

16. Chiếc áo bà ba mà phụ nữ Nam Bộ thường mặc có xuất xứ tên gọi là:

- Bộ tộc Pàpai người Mã Lai.

17. Chiếc áo dài như phụ nữ VN mặc ngày nay đã được cách tân từ kiểu áo dài
do 2 nhà thiết kế nổi tiếng thời Pháp thuộc là:

- Cát Tường-Lê Phổ.

18. Loại hình nghệ thuật nào của người Việt cổ tận dụng sự đặc sắc ngày từ môi
trường sống?

- Múa rối nước.

19. Loại hình mỹ thuật nổi tiếng nào của người Việt cổ tận dụng các nguyên
liệu từ môi trường sống còn lưu truyền đến nay?
- Tranh khảm xà cừ.

20. Bốn loại hoa nào được người Việt cổ xem là đại diện cho cái đẹp hoàn mỹ,
là chủ đề xuất hiện rất nhiều trong tranh ảnh?

- Mai, lan, cúc, trúc.

21. Bốn loại cây nào được người Việt gọi là “Tứ quý”, làm đại diện cho sự
trang nhã tao nhân mặc khách, thường xuất hiện trên các bình gốm, dụng cụ
thư phòng?

- Tùng, trúc, cúc, mai.

22. Tâm thức “vạn vật hữu linh” được người Việt thể hiện rõ trong câu tục ngữ
nào sau đây?

- Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề.

23. Tâm thức “vạn vật hữu linh” được người Việt thể hiện rõ trong phong tục
nào sau đây?

- Khảo cây.

24. Hình tượng con rồng trong văn hóa dân gian VN được xem là sự kết hợp
giữa:

- Rắn & cá sấu.

25. Con kênh dài nhất VN, hơn 93km, được đào bằng tay dưới thời nhà Nguyễn
để chuyển lưu đường thủy toàn vùng Tây Nam Bộ là:

- Kênh Vĩnh Tế.

Món ăn nổi tiếng nào sau đây là đặc sản của Hội An?

- Cao lầu.
26. Yến sào và trầm hương là 2 trong số những phương thuốc quý hiếm bậc
nhất phương Đông, hiện là sản vật thiên nhiên nổi tiếng ở tỉnh?

- Khánh Hòa.

27. Những sản vật thiên nhiên nào sau đây là đặc sản của đảo Phú Quốc?

- Rượu sim, tiêu xanh, ngọc trai.

28. Món bánh nào là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hải Dương?

- Bánh đậu xanh.

You might also like