You are on page 1of 31

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Đề tài: Nhận thức về hình ảnh Việt Nam có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế: thể hiện qua Hội nghị
Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2

MÔN: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI


GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH: TS. VŨ ĐOÀN KẾT
GV. NGUYỄN PHƯƠNG LY
SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ KHÁNH LINH – NNA48C10654
LỚP: NNA48CLC_LỚP 14
NHÓM: 9
SỐ LƯỢNG TỪ: 8796 từ

Hà Nội, 29 Tháng 12 Năm 2023

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 4


TÓM TẮT: ........................................................................................................ 5
PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ........................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 6
2.1. Mục đích ................................................................................................... 6
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 7
3.2 Khách thể nghiên cứu ................................................................................ 7
3.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 8
6. Giả định nghiên cứu........................................................................................ 8
7. Kết cấu đề tài .................................................................................................. 9
PHẦN II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ BỐI CẢNH VIỆT NAM .............. 9
1. Khái quát Đường lối đối ngoại Việt Nam từ Đại Hội VI đến Đại Hội XII .... 9
2. Bối cảnh Việt Nam khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ............... 11
PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 12
Câu hỏi 1: Việt Nam nhận thức thế nào về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng
quốc tế trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2? ................................. 12
1. Chuyển biến nhận thức của Việt Nam về hình ảnh trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế qua đường lối đối ngoại: từ Đại hội VI đến Đại hội XII ......... 12
2. Nhận thức Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh
đại hội XII (2016) và Hội nghị Ngoại giao 29 (2016) .................................. 14
Câu hỏi 2: Từ nhận thức và chính sách đó, Việt Nam đã có những hoạt động
thực tiễn nào để lan tỏa hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế qua
Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2? ........................................................................ 17

2
1. Thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hòa bình, hợp tác và
phát triển ........................................................................................................ 17
2. Thể hiện vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế và khu vực .. 18
3. Giao lưu, hợp tác rộng rãi với các nước trên thế giới ............................... 19
Câu hỏi 3: Thượng đỉnh Mỹ - Triều dù không thành công, song hiệu quả lan
tỏa hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế đã được đánh giá
như thế nào? ...................................................................................................... 20
1. Những ghi nhận trong nước ...................................................................... 20
2. Những ghi nhận quốc tế ............................................................................ 22
PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN.......................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 29

3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu này, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và những lời góp ý, chia sẻ chân thành để có được kết
quả như ngày hôm nay.

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên, TS Vũ Đoàn Kết –
người đã trực tiếp giảng dạy, nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho
em và GV. Nguyễn Phương Ly đã tận tình góp ý và chỉnh sửa để bài làm của em
được tốt nhất.

Mặc dù đã rất nỗ lực trong việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu và tổng hợp ý kiến
của giảng viên bộ môn, song đề tài nghiên cứu của em vẫn không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự thông cảm, góp ý, giúp đỡ, chỉ bảo,
ý kiến đánh giá của các thầy cô và các bạn để có thêm vốn kinh nghiệm cho những
đề tài nghiên cứu tiếp theo.

4
TÓM TẮT:

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã gặt hái thành công rõ rệt, với sức mạnh và vị
thế ngày càng nâng cao không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế. Chủ
trương hội nhập quốc tế qua các kỳ đại hội, đã góp phần đáng kể vào sự phát triển
kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, và tiến triển đa chiều về chính trị, văn hóa,
xã hội. Trước tầm nhìn toàn cầu của hội nhập này, Việt Nam đã nhận thức sâu sắc
việc cần mở rộng hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, nhằm gia tăng vị
thế của mình. Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đã là nơi Việt Nam thực hiện
mục tiêu trên. Bài nghiên cứu sẽ tập trung phân tích hình ảnh Việt Nam trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế qua nhận thức của Việt Nam thể hiện qua chính sách
đối ngoại qua các thời kì, những hoạt động thực tiễn để chuyển hóa những nhận
thức này qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 và đánh giá, ghi nhận từ
trong và ngoài nước để thấy được hiệu quả của việc lan tỏa này, cuối cùng là đưa
ra kết luận.

PHẦN I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đối
với Việt Nam và thế giới. Hội nghị đã góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định ở khu
vực và trên thế giới, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao hình ảnh và vị thế trên
trường quốc tế. Nhân cơ hội được chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị, Việt Nam
đã thể hiện mình là một quốc gia an toàn, thân thiện, yêu hòa bình và có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Trong bài nghiên cứu của nhóm 9 với đề tài: ““Từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều lần 2: Lan tỏa hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện, yêu hòa bình, có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế và nhận thức về vị thế quốc gia” đã phân tích hình
5
ảnh Việt Nam muốn lan tỏa qua hội nghị Thượng đỉnh lần 2 này qua ba ý chính:
một Việt Nam an toàn, một Việt Nam thân thiện, yêu hòa bình và một Việt Nam
có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế cũng như có đánh giá được sự thành công
của việc lan tỏa này qua góc nhìn cả trong nước và quốc tế và đưa ra những chủ
trương, chính sách của Việt Nam trong tương lại để tiếp tục lan tỏa hình ảnh này.
Tuy nhiên, nhận thấy bài nghiên cứu của nhóm chưa đi sâu phân tích được từng
hình ảnh, cũng như thiếu phần nhận thức về hình ảnh trong chính sách, do đó,
trong bài nghiên cứu cá nhân, em sẽ phân tích một khía cạnh trong bài là hình ảnh
Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế qua đề tài: “Nhận thức về một
Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế: thể hiện qua Hội nghị Thượng
Đỉnh Mỹ - Triều lần 2”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

- Làm rõ nhận thức của Việt Nam về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế
trước khi Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra.
- Làm rõ quá trình chuyển hóa từ nhận thức về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng
quốc tế thành chính sách và hành động cụ thể qua Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ -
Triều lần 2
- Đánh giá vai trò của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 trong việc khẳng
định trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu trên, bài nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:

6
- Thứ nhất, làm rõ bối cảnh Việt Nam trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều
diễn ra để dẫn tới nhận thức và chính sách của Việt Nam
- Thứ hai, từ nhận thức và chính sách đó, phân tích những hành động Việt Nam đã
làm để lan tỏa hình ảnh trách nhiệm này
- Thứ ba, tìm những đánh giá cả trong nước và quốc tế để phân tích hiệu quả, tác
động của Hội nghị Thượng Đỉnh cho việc lan tỏa hình ảnh này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế

3.2 Khách thể nghiên cứu

- Nhận thức của Việt Nam về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế
- Việc lan tỏa hình ảnh qua Hội nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2
- Đánh giá của những chuyên gia trong và ngoài nước về tác động của Hội nghị
Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 trong việc lan tỏa hình ảnh Việt Nam có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

So với bài nghiên cứu gốc của nhóm, bài nghiên cứu cá nhân chỉ tập trung nghiên
cứu về nhận thức của 1 trong 3 hình ảnh là trách nhiệm với cộng đồng quốc tế,
trong giai đoạn từ trước cho đến Hội nghị Thượng đỉnh lần 2.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu:

7
a. Phân tích và tổng hợp tài liệu: Được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu liên
quan như tạp chí, báo cáo khoa học trong ngành, tác phẩm khoa học trong ngành,
tài liệu lưu trữ, số liệu thống kê, thông tin đại chúng… có liên quan đến đề tài
nghiên cứu nhằm tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tự mà những tác giả
đi trước đã làm. Từ đó, nghiên cứu có thể khai thác khía cạnh khác nhau của tài
liệu để phục vụ đề tài, đặc biệt là những định nghĩa, nhận định phục vụ cho việc
nghiên cứu.

b. Phân tích diễn ngôn: là một phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng các kỹ
thuật phân tích ngôn ngữ để khám phá, mô tả và giải thích các hiện tượng, vấn đề
xã hội. Trong bài nghiên cứu này, phương pháp phân tích diễn ngôn được sử dụng
để phân tích các câu nói của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, cán bộ ngoại giao về
nhận thức, chính sách và hành động của Việt Nam trong việc thực hiện trách nhiệm
với cộng đồng quốc tế.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Việt Nam nhận thức thế nào về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng
quốc tế trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2?

Câu hỏi 2: Từ nhận thức và chính sách đó, Việt Nam đã có hoạt động thực tiễn để
lan tỏa hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế qua Thượng đỉnh Mỹ - Triều
lần 2?

Câu hỏi 3: Thượng đỉnh Mỹ - Triều dù không thành công, song hiệu quả lan tỏa
hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế đã được đánh giá như thế
nào?

6. Giả định nghiên cứu


8
Giả định 1: Việt Nam nhận thức được về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng
đồng quốc tế và coi đây là một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại

Giả định 2: Việt Nam đã có nhiều hoạt động thực tiễn giúp lan tỏa hình ảnh trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế thông qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2

Giả định 3: Hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có trách nhiệm, kiên định với
mục tiêu hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển đã được ghi nhận và nâng cao vị
thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

7. Kết cấu đề tài

Ngoài tổng quan đề tài và kết luận, nghiên cứu có 3 phần chính như sau:
Chương 1: Đường lối đối ngoại và bối cảnh Việt Nam
Chương 2: Nội dung nghiên cứu hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế của
Việt Nam
Chương 3: Kết luận và đánh giá

PHẦN II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI VÀ BỐI CẢNH VIỆT


NAM

1. Khái quát Đường lối đối ngoại Việt Nam từ Đại Hội VI đến Đại
Hội XII

Chuyển biến từ đường lối đối ngoại mang đậm ý thức hệ sang đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế
Trước Đại hội VI, đường lối đối ngoại của Việt Nam mang đậm tính chất ý thức
hệ, chủ yếu tập trung vào việc củng cố quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Sau
Đại hội VI, Đảng ta đã có những đổi mới tư duy trong quan hệ đối ngoại, thể hiện
9
ở việc xác định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế.
Chuyển biến này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự trưởng thành về nhận thức của
Đảng ta trong lĩnh vực đối ngoại. Nó mở ra cho Việt Nam cơ hội mở rộng quan hệ
với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trên cơ
sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Chuyển biến từ chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại sang chủ trương chủ
động hội nhập quốc tế
Từ Đại hội VI đến Đại hội VII, Đảng ta đã chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại,
hợp tác với các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chủ trương này
vẫn mang tính chất thụ động, chưa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam
trong hội nhập quốc tế.
Từ Đại hội VIII đến Đại hội XII, Đảng ta đã xác định chủ trương chủ động hội
nhập quốc tế. Đây là bước phát triển quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt
Nam, thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Chuyển biến từ chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế sang chủ trương hội
nhập quốc tế
Tại Đại hội VI, Đại hội VII, Đảng ta đã đề ra chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.
Đây là bước đi quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Tại Đại hội IX, Đại hội XI, Đại hội XII, Đảng ta đã xác định chủ trương hội nhập
quốc tế. Điều này thể hiện sự mở rộng phạm vi hội nhập của Việt Nam, không chỉ
giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như chính trị,
quốc phòng, an ninh và văn hóa - xã hội.

10
Chuyển biến từ chủ trương hội nhập quốc tế ở mức độ rộng mở, đa dạng hóa
sang chủ trương hội nhập quốc tế ở mức độ chủ động, tích cực và chủ động
đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương
Tại Đại hội X, Đại hội XI, Đảng ta đã xác định chủ trương hội nhập quốc tế ở mức
độ rộng mở, đa dạng hóa. Điều này thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam
trong hội nhập quốc tế.
Tại Đại hội XII, Đảng ta đã xác định chủ trương hội nhập quốc tế ở mức độ chủ
động, tích cực và chủ động đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương.
Điều này thể hiện trách nhiệm và vị thế của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Tóm lại, đường lối đối ngoại của Việt Nam từ Đại hội VI đến Đại hội XII đã có
những chuyển biến quan trọng, thể hiện sự chủ động, tích cực, trách nhiệm và vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.1

2. Bối cảnh Việt Nam khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra

Với sự chuyển biến của chính sách đối ngoại sau hơn 30 năm mở cửa cho tới 2019,
có thể thấy bối cảnh của Việt Nam khi tổ chức Hội Nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều
là một giai đoạn quan trọng trong hành trình hội nhập quốc tế và tăng cường quan
hệ đa phương của quốc gia.
Trước hội nghị này, Việt Nam đã chứng kiến sự đổi mới và mở cửa của mình trong
việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và đối ngoại với nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế đã giúp Việt Nam thiết

1
Đào Duy Tùng, Hoàng Thị Hương. “Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đối ngoại từ Đại
hội VI đến đại hội XIII”. Lý luận chính trị số 7 (2021)
http://113.165.166.110:81/bitstream/DL_134679/36029/1/CVv238S072021045.pdf

11
lập và phát triển quan hệ với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ2, tăng trưởng kinh
tế ổn định, GDP tăng từ 6 tỷ USD (1986) lên gần 300 tỷ USD (2019). Xuất khẩu
tăng gấp 200 lần, thu hút hơn 30.000 dự án FD, văn hóa ngày càng đa dạng và nền
du lịch phát triển, thu hút 18 triệu du khách năm 2019. Hệ thống giáo dục và y tế
được cải thiện. Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia 16 Hiệp định
Thương mại tự do, thể hiện tầm ảnh hưởng toàn cầu và sức mạnh địa vị. Nhờ vào
các thành tựu này, nước ta đã ngày càng khẳng định được sức mạnh kinh tế và vị
thế quốc tế của mình, tạo ra cơ hội mới về việc tạo ra việc làm và tăng thu nhập
cho người dân.

Tầm nhìn xa hơn trong việc phát triển đất nước cũng được xác định thông qua việc
mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế. Trước bối cảnh đất nước đang hội
nhập sâu rộng mạnh mẽ, Việt Nam luôn chuẩn bị cho những thách thức cũng như
nắm bắt các cơ hội mới trong tương lai thông qua việc tham gia các diễn đàn và
các hội nghị quốc tế. Việc chủ động đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều
lần 2 cũng đi đúng với định hướng hội nhập của đất nước trong bối cảnh bấy giờ.

PHẦN III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Việt Nam nhận thức thế nào về hình ảnh trách nhiệm với
cộng đồng quốc tế trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2?

1. Chuyển biến nhận thức của Việt Nam về hình ảnh trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế qua đường lối đối ngoại: từ Đại hội VI đến Đại hội XII

2
Nguyễn Thế Bính. “30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu, thách thức và những bài học”.
Phát triển và Hội Nhập 22, số 32 (2015): 10-13. https://user-cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-05-06-
22/2-so-22.pdf
12
Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội XII (2016), tức trước khi Hội Nghị Thượng
Đỉnh Mỹ-Triều lần 2 diễn ra, nhận thức của Đảng về sự trách nhiệm của Việt Nam
với cộng đồng quốc tế có những chuyển biến quan trọng, thể hiện qua đường lối
đối ngoại như sau:
Từ chủ trương “tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ
nghĩa, với các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước
ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi” (Đại hội VI) sang chủ trương “hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực” (Đại hội
IX). Đây là bước phát triển về chất trên tiến trình thực hiện quan hệ đối ngoại của
Việt Nam thời kỳ đổi mới, thể hiện sự chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của
Việt Nam.
Từ chủ trương “hội nhập kinh tế quốc tế” (Đại hội IX, X) sang chủ trương “hội
nhập quốc tế” (Đại hội XI, XII). Sự thay đổi này thể hiện sự nhận thức sâu sắc hơn
của Đảng về hội nhập quốc tế, không chỉ là hội nhập kinh tế mà còn là hội nhập
trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm chính trị, quốc phòng, an ninh và văn hóa - xã
hội.
Từ chủ trương “chủ động tham gia hội nhập quốc tế” (Đại hội XI) sang chủ trương
“chủ động và tích cực tham gia hội nhập quốc tế, tích cực và chủ động đóng góp
xây dựng, định hình các thể chế đa phương” (Đại hội XII). Sự thay đổi này thể
hiện sự chủ động, tích cực, trách nhiệm cao hơn của Việt Nam trong hội nhập quốc
tế, không chỉ tham gia mà còn đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa
phương.3

3
Đào Duy Tùng, Hoàng Thị Hương. “Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam về đối ngoại từ Đại
hội VI đến đại hội XIII”. Lý luận chính trị số 7 (2021)
http://113.165.166.110:81/bitstream/DL_134679/36029/1/CVv238S072021045.pdf
13
Nhìn chung, nhận thức về sự trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế qua các kì đại
hội đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện sự chủ động, tích cực, trách nhiệm
cao hơn của Việt Nam trong hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.

2. Nhận thức Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong bối cảnh
đại hội XII (2016) và Hội nghị Ngoại giao 29 (2016)

Để thể hiện được rõ hơn nhận thức về một Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng
quốc tế trước khi Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, bài nghiên cứu sẽ
phân tích diễn văn khai mạc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội Nghị
Ngoại Giao lần thứ 29 (2016), một trong những sự kiện quan trọng góp phần vào
chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng.

Cụ thể, trong bài phát biểu, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú trọng đã thể hiện nhận thức
Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế thông qua những điểm sau:

2.1. Thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hòa bình, hợp tác và
phát triển
Tổng bí thư đã nhấn mạnh, trước bối cảnh tình hình, diễn biến khu vực và thế giới
ngày càng phức tạp, chứng kiến nhiều cuộc xung đột vũ trang, các hoạt động can
thiệp, lật đổ, khủng bố, ... chúng ta cần phải “Vừa kiên quyết, kiên trì bảo vệ
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia
dân tộc, vừa phải hết sức giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát
triển”. Theo đó, hòa bình là tiền đề, môi trường thuận lợi để phát triển. Việt Nam
luôn mong muốn và nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam
luôn tích cực tham gia các hoạt động đa phương, đóng góp tích cực vào việc giải
quyết các vấn đề quốc tế và khu vực như các vấn đề phức tạp trên biển Đông, vấn

14
đề biến đổi khí hậu, góp phần thúc đẩy tiến trình hòa bình, hợp tác và phát triển
trên thế giới. Để thực hiện mục tiêu đó, Tổng Bí Thư nhấn mạnh cần “giương cao
ngọn cờ hòa bình”, thể hiện chủ trương của Việt Nam với việc giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây là
nguyên tắc quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, thể hiện cam kết
mạnh mẽ của Việt Nam đối với hòa bình, hợp tác và phát triển.

2.2. Đề cao vai trò của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực.
Tổng Bí thư khẳng định, Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế, có vị thế và vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế
giới, có thể kể đến như thành viên tích cực trong quá trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN Việt Nam được đánh giá cao trong việc thực hiện Chương trình Thiên
niên kỷ của Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên tham gia và được tín nhiệm trong hoạt
động của Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tranh thủ có được những
vị trí xứng đáng trong Hội đồng Bảo an, Ủy ban nhân quyền, Hội đồng kinh tế-xã
hội của Liên Hợp Quốc... . Tổng Bí Thư cũng nhấn mạnh “Những nỗ lực trong
hoạt động đối ngoại đã phát huy vai trò của nước ta trên nhiều diễn đàn và tổ chức
quốc tế”, qua đó thấy được Việt Nam luôn chủ động mong muốn đóng góp tích
cực vào việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực, góp phần duy trì hòa bình,
ổn định và phát triển trên thế giới.

2.3. Giao lưu, hợp tác rộng rãi với các nước trên thế giới
Theo Tổng Bí thư, Việt Nam luôn coi trọng giao lưu, hợp tác với các nước trên
thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa. Việt
Nam luôn mong muốn mở rộng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả
các nước trên thế giới, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Cụ thể, quan hệ đối ngoại của Việt Nam
được mở rộng và đi vào chiều sâu, không chỉ với các nước láng giềng và trong
15
khu vực mà còn với các nước trên thế giới, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược,
đối tác toàn diện với nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Lào, Mỹ, Nga,
Nhật Bản, Ấn Độ…

2.4. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
“Nói cách khác, chúng ta phải luôn luôn đặt dân tộc mình vào dòng chảy của thời
đại, nêu cao đại nghĩa của dân tộc, tranh thủ được thiện cảm của nhân loại tiến bộ,
nâng cao cả thực lực và vị thế của đất nước một cách bền vững nhất.”
Với lời khẳng định trên, Tổng Bí Thư đã nhấn mạnh quyết tâm nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, trở thành một quốc gia phát triển, có vị thế ngày
càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này,
Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại, tranh thủ tối đa các nguồn lực
bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước.
Tóm lại, trong bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29, với sự nhìn lại quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng về đối ngoại,
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ ràng nhân thức Việt Nam có trách
nhiệm với cộng đồng quốc tế. Việt Nam là một quốc gia hòa bình, thân thiện, luôn
mong muốn và nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam luôn
tích cực tham gia các hoạt động đa phương, đóng góp tích cực vào việc giải quyết
các vấn đề quốc tế và khu vực, góp phần thúc đẩy tiến trình hòa bình, hợp tác và
phát triển trên thế giới. 4
Tiểu kết: Qua việc phân tích những chuyển biến của chính sách đối ngoại trên
phương diện nhận thức về hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng và bài
phát biểu của Tổng Bí Thư tổng kết những hoạt động đối ngoại, ta thấy được Việt
Nam đã nhận thức sâu sắc việc cần lan tỏa, giữ vững và đẩy mạnh trách nhiệm của

4
Chinhphu.vn. “Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29”. Báo điện tử Chính phủ.
22/08/2016. https://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-bi-thu-tai-hoi-nghi-ngoai-giao-lan-thu-29-
102207908.htm
16
mình với cộng đồng quốc tế từ đó nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và
trên trường quốc tế.

Câu hỏi 2: Từ nhận thức và chính sách đó, Việt Nam đã có những
hoạt động thực tiễn nào để lan tỏa hình ảnh trách nhiệm với cộng
đồng quốc tế qua Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?

Với phương châm “Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế”5 được tái khẳng định Đại Hội Đảng XII (2016), Hội nghị Thượng
đỉnh Mỹ - Triều lần 2 có thể coi là cơ hội vàng để Việt Nam lan tỏa mạnh mẽ hơn
hình ảnh này. Nắm bắt cơ hội này, Việt Nam đã thể hình ảnh trách nhiệm với quốc
tế qua các điểm sau:

1. Thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với hòa bình, hợp tác và phát
triển

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch
sử, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Qua
việc trở thành nước chủ nhà của Hội nghị, Việt Nam mong muốn thể hiện thiện
chí trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác, góp phần vào việc giải quyết
vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như cải thiện quan hệ song
phương giữa Mỹ và triều Tiên, đồng thời tiến tới mục tiêu lâu dài là xây dựng hòa
bình trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài việc trở thành “cầu nối” hòa bình cho hai đất nước ngồi lại đàm phán, bên
lề hội nghị, Việt Nam cũng đưa ra những khẳng định, lập trường nhất quán là “ủng
hộ tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên” - một trong những
vấn đề được thảo luận trong Hội nghị lần này. Việt Nam chia sẻ mong muốn của

5
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung Ương Đảng. 2016,
tr34-35.
17
cộng đồng quốc tế là các bên tiếp tục kiên trì đối thoại giải quyết các vấn đề trên
Bán đảo Triều Tiên cũng như thúc đẩy quan hệ giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên; sẵn
sàng tiếp tục đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hòa bình, phối hợp thúc đẩy tiến trình
hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. 6

2. Thể hiện vai trò của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế và khu vực

Với trọng trách là nước chủ nhà của một sự kiện lớn, nhiều nhạy cảm chính trị, lại
nhiều kỳ vọng như vậy, Việt Nam vẫn kịp thời triển khai tất cả các công việc chuẩn
bị từ lễ tân, an ninh, tổ chức, hậu cần đến cả những vấn đề chính trị đối ngoại nhạy
cảm, được cả thế giới và hai nước trong cuộc đánh giá rất cao.7 Việt Nam chỉ có
chưa đến 20 ngày để chuẩn bị cho sự kiện này, ngắn hơn so với lần tổ chức trước
tại Singapore với gần hai tháng. Tuy nhiên, Việt Nam đã triển khai các biện pháp
an ninh mạnh mẽ tại các cảng hàng không, đảm bảo an ninh tối đa từ di chuyển,
an ninh mạng đến bảo vệ cho các nhà lãnh đạo tham dự. Việc triển khai các phương
án an ninh và bảo vệ được thực hiện với sự chi tiết và cẩn trọng. Từ bảo vệ các
tuyến đường di chuyển của nguyên thủ đến an ninh thông tin mạng, mọi khía cạnh
đều được quan tâm. Công tác an ninh không chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia mà
còn được triển khai một cách chặt chẽ và chuyên nghiệp tại cấp đô thị. Lực lượng
an ninh, từ Cảnh sát Cơ động đến Cảnh sát Giao thông, đã được huy động và phối
hợp nhịp nhàng. Việc bảo vệ không chỉ tập trung vào mặt an ninh mà còn chú
trọng đến hình ảnh thân thiện, mến khách của Việt Nam. Các lực lượng an ninh
được huấn luyện để đối xử tôn trọng và hỗ trợ khách quốc tế, từ cửa khẩu sân bay
đến các khu vực khác. Tổng thể, qua việc tổ chức và triển khai các biện pháp bảo
vệ an ninh một cách chuyên nghiệp, Việt Nam thể hiện trách nhiệm cao trong việc

6
Mạnh Hùng. “Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai: Lập trường nhất quán của Việt Nam”. Báo điện
tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 28/02/2019. https://dangcongsan.vn/thoi-su/hoi-nghi-thuong-dinh-hoa-ky--trieu-
tien-lan-hai-lap-truong-nhat-quan-cua-viet-nam-514843.html
7
Hải Minh. “Thêm một góc nhìn về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều”. Báo Điện tử Chính phủ. 01/03/2019.
https://baochinhphu.vn/them-mot-goc-nhin-ve-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-102252726.htm
18
tổ chức sự kiện quan trọng này, đồng thời tạo ấn tượng tích cực với cộng đồng
quốc tế về bản lĩnh và chuẩn bị tốt của đất nước.

3. Giao lưu, hợp tác rộng rãi với các nước trên thế giới

Không chỉ thế hiện sự cam kết, thiện chí với hòa bình, hợp tác và phát triển cũng
như hoàn thành tốt vai trò, trọng trách được giao, đây cũng là dịp Việt Nam cho
thấy mình tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác với các nước trên thế
giới, không phân biệt chế độ chính trị, hệ tư tưởng, tôn giáo, văn hóa.
Thực hiện đúng với đường lối đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế, cho tới nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với gần 200 nước “Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới có
mối quan hệ hữu nghị thân thiện và tin cậy cả với Mỹ và Triều Tiên - hai quốc gia
từng có quan điểm thù địch mà mới gần đây thôi còn đe dọa chĩa tên lửa hạt nhân
nhắm vào nhau.8”, đó cũng chính là một lí do Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức
Hội nghị này. Cụ thể, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ tốt
với Triều Tiên. Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm
1950. Năm 1961, nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thăm Việt Nam là Kim
Il Sung, ông nội của Kim Jong-un. Kể từ đó, nhiều quan chức cấp cao của Triều
Tiên cũng đã tới thăm Việt Nam. Còn về phía Mỹ, đã từng là địch thủ trong một
cuộc chiến tranh tàn khốc trong suốt hai thập kỷ với biết bao mất mát hy sinh, nay
hai cựu thù đã từng bước san lấp hố sâu ngăn cách, tiến lại gần nhau, hóa giải thù
hận và đẩy quan hệ hai quốc gia lên tầm đối tác toàn diện 9(2013). Cho tới năm
2019, hai đất nước đã có nhiều chuyến thăm cấp quốc gia với nhiều bước tiến lớn
trong việc hợp tác và phát triển trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế, văn hóa,

8
Khánh Nguyễn. “Vì sao Hà Nội trở thành địa điểm lý tưởng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều”. VTV
Online. 15/02/2019. https://vtv.vn/trong-nuoc/vi-sao-ha-noi-tro-thanh-dia-diem-ly-tuong-to-chuc-hoi-nghi-
thuong-dinh-my-trieu-20190215001204059.htm
9
Nguyễn Văn Hưởng. “Việt Nam trong cuộc hòa giải lịch sử Mỹ - Triều Tiên”. Vietnamnet. 26/02/2019.
https://vietnamnet.vn/viet-nam-trong-cuoc-hoa-giai-lich-su-my-trieu-tien-510104.html
19
giáo dục, thể thao. Việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị thượng
đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội là một minh chứng rõ ràng cho việc Việt Nam
thực hiện thành công đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa. Hội nghị
đã mang lại những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và
hợp tác ở khu vực và trên thế giới.
Tiểu kết: Từ nhận thức và chính sách đối ngoại của Việt Nam, Việt Nam đã có
những hoạt động thực tiễn để lan tỏa hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng quốc tế
qua Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2. Các hoạt động này đã góp phần nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện Việt Nam là một quốc gia có trách
nhiệm, luôn mong muốn góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển
ở khu vực và trên thế giới.

Câu hỏi 3: Thượng đỉnh Mỹ - Triều dù không thành công, song hiệu
quả lan tỏa hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế
đã được đánh giá như thế nào?

Tuy kết quả của Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 không được như mong đợi, song
hình ảnh một Việt Nam có trách nhiệm với cộng đồng đã được lan tỏa và ghi nhận
trên các phương tiện truyền thông, nhiều bài viết, phóng sự không chỉ trong nước
mà còn ở quốc tế.

1. Những ghi nhận trong nước

Trong bài báo “Việt Nam thể hiện trách nhiệm rất cao tại Hội nghị Thượng đỉnh
Mỹ-Triều”, trích lời bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng
tại phiên họp báo Chính Phủ thường kì tháng 2 ngay sau khi Hội nghị diễn ra, ông
đã nhấn mạnh “Việc Việt Nam được lựa chọn thể hiện trách nhiệm, vị thế của đất
nước, đóng góp vào sự hòa bình chung của thế giới và khu vực. Đồng thời, thể
hiện trách nhiệm rất cao, trong thời gian rất ngắn, chúng ta tổ chức 1 sự kiện đảm
20
bảo tuyệt đối an toàn an ninh, lịch trình được sắp xếp chu đáo, đảm bảo sự thống
nhất của 2 nước, hai nhà lãnh đạo. Sự kiện này được cả thế giới dõi theo". 10Việc
nhấn mạnh từ khóa "trách nhiệm" ở đầu và cuối đoạn văn đã cho thấy vai trò quan
trọng trong việc xây dựng hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Trách nhiệm là một phẩm chất quan trọng, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và sự trưởng
thành của một quốc gia. Việc Việt Nam thể hiện được trách nhiệm trong việc tổ
chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nguyên thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cũng đánh giá rằng qua sự kiện
này “Việt Nam đã thể hiện không chỉ độ tin cậy cao mà còn có trách nhiệm rất cao
trong đóng góp vào các công việc quốc tế và sự trông đợi của các nước liên quan
cũng như của bạn bè thế giới.” 11Cụm từ “trách nhiệm cao” đã được ông diễn giải
trước đó khi Việt Nam đã đảm bảo tuyệt đối an toàn an ninh, lịch trình được sắp
xếp chu đáo, đảm bảo sự thống nhất của 2 nước, hai nhà lãnh đạo. Đây là một
thành tựu lớn, thể hiện trách nhiệm cao của Việt Nam trong việc tổ chức các sự
kiện quốc tế quan trọng. đánh giá của nguyên thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang
Vinh đối với hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với cộng đồng quốc tế qua Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là đánh giá khách quan, toàn diện và có cơ sở. Những
từ ngữ, cách biểu đạt được sử dụng trong đánh giá này cũng thể hiện sự đánh giá
cao của ông đối với hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Khẳng định lần nữa thành công của việc lan tỏa hình ảnh này, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức phục vụ Hội nghị thượng đỉnh
Mỹ - Triều Tiên đã phát biểu: “Tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -

10
Minh Chiến, Thế Dũng. “Việt Nam thể hiện trách nhiệm rất cao tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều”. Người
lao động. 01/03/2019. https://nld.com.vn/thoi-su/viet-nam-the-hien-trach-nhiem-rat-cao-tai-hoi-nghi-thuong-
dinh-my-trieu-20190301140125991.htm
11
Hải Minh. “Thêm một góc nhìn về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều”. Báo Điện tử Chính phủ. 01/03/2019.
https://baochinhphu.vn/them-mot-goc-nhin-ve-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-102252726.htm

21
Triều thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Việt Nam12”. Trong phát biểu của Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc, cụm từ "thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Việt
Nam" đã được sử dụng rất khéo léo và hiệu quả. Cụm từ này đã thể hiện được súc
tích và dễ hiểu hai khía cạnh quan trọng trong hình ảnh Việt Nam trách nhiệm với
cộng đồng quốc tế: Cụ thể, cụm từ "tình cảm" đã được sử dụng để nhấn mạnh sự
thiện chí và mong muốn của Việt Nam trong việc góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn
định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới. Việc Việt Nam được lựa chọn đăng cai
và tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 là một minh chứng cho tình cảm
hữu nghị, đoàn kết của Việt Nam đối với các nước trên thế giới. Cụm từ "trách
nhiệm" đã được sử dụng để nhấn mạnh trách nhiệm cao của Việt Nam trong việc
tổ chức các sự kiện quốc tế quan trọng. Việt Nam đã đảm bảo tuyệt đối an toàn an
ninh, lịch trình được sắp xếp chu đáo, đảm bảo sự thống nhất của 2 nước, hai nhà
lãnh đạo. Đây là một thành tựu lớn, thể hiện trách nhiệm cao của Việt Nam trong
việc tổ chức các sự kiện quốc tế quan trọng. Việc sử dụng cụm từ "thể hiện tình
cảm và trách nhiệm của Việt Nam" đã góp phần thể hiện được hình ảnh Việt Nam
trách nhiệm với cộng đồng quốc tế một cách toàn diện và sâu sắc.

Qua những nhận định trên đến từ các lãnh đạo trong nước, ta có thể thấy Việt Nam
đã một phần tự đánh giá được sự hiệu quả trong việc lan tỏa hình ảnh trách nhiệm
với cộng đồng quốc tế qua sự kiện lần này. Tuy vậy, để làm sáng tỏ và khách quan
hơn, bài nghiên cứu sẽ thu thập các đánh giá đến từ thông tấn, báo chí và các
chuyên gia nước ngoài để thấy rõ hơn tính lan tỏa của hình ảnh này trong mắt bạn
bè quốc tế.

2. Những ghi nhận quốc tế

12
VTV.vn. “Tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều thể hiện tình cảm và trách nhiệm của Việt
Nam.” VTVTOnline. 13/03/2019. https://vtv.vn/trong-nuoc/to-chuc-thanh-cong-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-
the-hien-tinh-cam-va-trach-nhiem-cua-viet-nam-20190313184643122.htm
22
2.1. Những ghi nhận từ Mỹ
Về phía Mỹ, khi vừa đặt chân tới Việt Nam, tổng thống Trump không ngần ngại
chia sẻ trên tài khoản Twitter cá nhân của mình rằng:
"Just arrived in Vietnam. Thank you to all of the people for the great reception in
Hanoi. Tremendous crowds, and so much love!”
(Tạm dịch: "Mới đến Việt Nam. Cảm ơn tất cả mọi người vì sự đón tiếp tuyệt vời
ở Hà Nội. Đám đông thật lớn và rất nhiều tình yêu!")
Câu Tweet không chỉ đơn thuần là một báo cáo thực tế về việc ông đến Việt Nam,
mà còn là một thông điệp gửi đến cả thế giới về sự chào đón nồng hậu của người
dân Việt Nam và cũng có thể là một cách để ông tạo ra ấn tượng tích cực về chuyến
thăm của mình.
Sau đó, ông tiếp tục gửi lời cảm ơn Việt Nam tại cuộc họp báo ngay sau hội nghị:
"Tôi muốn bắt đầu bằng việc cảm ơn ngài Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam,
chúng ta đang ở Hà Nội, một thành phố tuyệt vời. Những gì đã xảy ra trong 25
năm qua thật kỳ diệu. Tôi muốn cảm ơn tất cả những người dân Việt Nam vì đã
đón tiếp chúng ta thật nồng hậu".13Câu nói này của ông Trump đồng thời gửi lời
cảm ơn và đánh giá cao đến lãnh đạo cũng như người dân Việt Nam. Từ việc khen
ngợi thành phố Hà Nội và ghi nhận sự phát triển kỳ diệu của Việt Nam trong 25
năm qua, ông Trump đã giúp lan tỏa một hình ảnh tích cực trong mắt bạn bè thế
giới. Việc ông nhấn mạnh sự nồng hậu của người dân Việt Nam trong việc đón
tiếp cũng thể hiện tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường thân thiện, chào đón
đối với sự kiện lớn như Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên. Điều này có thể
giúp lan tỏa hình ảnh về sự chu đáo và trách nhiệm của Việt Nam trong việc tổ
chức một sự kiện quốc tế quan trọng và thu hút sự chú ý từ các quốc gia khác.

13
Thanh Hà. “Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2: Không đạt được thỏa thuận, nhưng vẫn có bước tiến.” Lao
động. https://laodong.vn/the-gioi/khong-dat-duoc-thoa-thuan-nhung-van-co-buoc-tien-659926.ldo
23
Trên chuyên cơ bay trở về Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa gửi lời
cảm ơn lãnh đạo và những “người dân Việt Nam tuyệt vời” đã tổ chức tốt đẹp cuộc
gặp thượng đỉnh lần 2.
Bằng việc chia sẻ trên Twitter và trong cuộc họp báo, ông Trump đã không chỉ tập
trung vào việc đến Việt Nam, mà còn tạo ra một bức tranh tích cực về sự nồng hậu,
tình cảm mà người dân Việt Nam đã dành cho ông và đoàn người Mỹ. Điều này
có thể làm tăng cường uy tín và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Về khâu chuẩn bị, hàng loạt tờ báo lớn, hãng tin của Mỹ đều có những nhận định
ghi nhận rất tích cực. Hãng tin CNN của Mỹ đánh giá Việt Nam không chỉ chuẩn
bị tốt về khâu an ninh, an toàn cho hội nghị, mà còn là “thiên đường ẩm thực không
thể bỏ qua”. 14
Hay trong tờ báo Los Angeles Times, tờ báo phổ biến thứ hai của Mỹ cũng đã có
nhận định: “Việt Nam có chưa đầy ba tuần để chuẩn bị tổ chức một hội nghị thượng
đỉnh lớn, một hội nghị có sự tham gia của hai nguyên thủ quốc gia khó lường nhất
thế giới, hàng nghìn nhà báo nước ngoài, đường bị đóng ở trung tâm thủ đô hỗn
loạn và chi phí hàng triệu đô la.” 15Tờ báo đã cho rằng, dù có thời gian chuẩn bị
hạn chế và áp lực lớn từ việc đón tiếp hai nhà lãnh đạo quốc gia và hàng ngàn nhà
báo quốc tế, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ này một cách chuyên nghiệp và có
trách nhiệm. Trách nhiệm của Việt Nam được thể hiện qua việc họ không chỉ
chuẩn bị về mặt an ninh, an toàn cho sự kiện mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho
các đối tác quốc tế. Việt Nam đã triển khai biện pháp đặc biệt để đảm bảo sự suôn
sẻ trong việc di chuyển của lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, cũng như tiếp đón các
phóng viên quốc tế. Tuy không đạt được thỏa thuận cụ thể, nhưng những đóng góp
của Việt Nam đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc tiếp xúc trực tiếp giữa

14
Specials.laodong.vn. “Từ APEC đến Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2: Nâng Tầm Vị Thế Việt Nam.” N.d.
https://specials.laodong.vn/tu-apec-den-thuong-dinh-my-trieu-2-nang-tam-vi-the-viet-nam-660353/
15
Shashank Bengali. “Trump and Kim left their summit empty-handed, but there was one clear winner:
Vietnam.” Los Angeles Times. 01/03/2019. https://www.latimes.com/world/la-fg-vietnam-trump-kim-summit-
20190301-story.html
24
hai nhà lãnh đạo. Điều này chứng tỏ rằng dù kết quả không như mong đợi, Việt
Nam đã chứng minh khả năng và trách nhiệm của mình trong việc đóng góp vào
việc thúc đẩy giao tiếp và hòa giải giữa các quốc gia. Trách nhiệm của Việt Nam
không chỉ dừng lại ở việc tổ chức sự kiện, mà còn mở ra cơ hội cho các cuộc đối
thoại và tiếp tục các nỗ lực hòa bình trong tương lai.
Qua những nhận định trên, ta có thể kết luận Mỹ đã đánh giá cao trách nhiệm của
Việt Nam trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế lớn, đặc biệt là Hội nghị Thượng
đỉnh Mỹ-Triều Tiên.
2.2. Những ghi nhận từ Triều Tiên
Phía Triều Tiên đã dành cho Việt Nam nhiều lời khen cho sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng.
Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào chiều 1/3/2019, Chủ tịch
Kim Jong Un đã bày tỏ sự đánh giá cao về vai trò quan trọng của Việt Nam trên
trường quốc tế, đặc biệt trong việc đảm nhận vai trò chủ nhà cho cuộc gặp thượng
đỉnh lần thứ hai giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ. Chủ tịch Kim Jong-un đã thể hiện
lòng biết ơn với sự tiếp đón trọng thị, thân thiện và chu đáo của lãnh đạo và nhân
dân Việt Nam. Tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều
Tiên, số ra ngày 27.2 với tiêu đề “Lãnh đạo tối cao Kim Jong-un đến Hà Nội” đã
mô tả không khí rợp cờ hoa và sự chào đón của người dân Việt Nam dành cho chủ
tịch Triều Tiên, góp phần làm rõ nét hơn hình ảnh trách nhiệm của nước chủ nhà
qua công tác tổ chức và tiếp đón các vị khách đặc biệt. 16

2.3. Các nước khác trên thế giới


Không chỉ nhận được sự ghi nhận từ Mỹ và Triều Tiên, nhiều cơ quan báo chí, các
học giả thế giới đều nêu bật vai trò của Việt Nam trong việc tổ chức Hội Nghị
Thượng đỉnh. Các tờ báo lớn như nhật báo The Australian (Australia), báo Nikkei

16
Specials.laodong.vn. “Từ APEC đến Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2: Nâng Tầm Vị Thế Việt Nam.” N.d.
https://specials.laodong.vn/tu-apec-den-thuong-dinh-my-trieu-2-nang-tam-vi-the-viet-nam-660353/

25
Asian Review, báo Nhật Bản ngày nay (Nhật Bản), Đài Truyền hình, Báo Tin tức,
Nhật báo, Tin tức hằng ngày, Báo Nghị viện Séc, Nhật báo Séc đều nhấn mạnh
việc Việt Nam đảm nhận vai trò chủ nhà cho sự kiện quan trọng này đã nâng cao
uy tín và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế cũng như thấy được sự
đóng góp của Việt Nam vào nhiều vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh tình
hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đòi hỏi sự can thiệp và hòa giải từ nhiều
quốc gia.
Đa số các học giả, chuyên gia cũng có đánh giá tích cực về đóng góp của Việt
Nam trong sự kiện này. Tiến sĩ Takashi Hosoda, chuyên gia an ninh châu Á-Thái
Bình Dương từ Cộng hòa Séc, đã đánh giá cao công tác tổ chức hội nghị của Việt
Nam, đặc biệt là về an ninh và lễ tân, trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tại
Hà Nội. Ông Hosoda nhấn mạnh rằng việc tổ chức thành công hội nghị này đã
khẳng định khả năng của Việt Nam trong việc tổ chức các sự kiện quốc tế quan
trọng và nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong
lĩnh vực ngoại giao và an ninh.
Giáo sư cộng tác tại Trung tâm an ninh Châu Á Thái Bình Dương ở Honolulu, ông
Alexander Vuving cũng nhận định: “Hội nghị tuy không thành công, nhưng ít nhất
cũng có một người chiến thắng, đó là Việt Nam.” 17Ông cho rằng dù cuộc họp
thượng đỉnh đã không đạt được mục tiêu cuối cùng của việc đàm phán giữa Mỹ
và Triều Tiên, Việt Nam vẫn được xem là người chiến thắng lớn nhất trong bối
cảnh này khi nhận được nhiều lợi ích từ việc đăng cai tổ chức sự kiện như việc
tăng cường vị thế, hình ảnh trong mặt bạn bè quốc tế, đóng góp cho hòa bình và
ổn định của thế giới.

17
Shashank Bengali. “Trump and Kim left their summit empty-handed, but there was one clear winner:
Vietnam.” Los Angeles Times. 01/03/2019. https://www.latimes.com/world/la-fg-vietnam-trump-kim-summit-
20190301-story.html
26
Tiểu kết: Nhận xét từ truyền thông quốc tế đã ghi nhận vai trò đáng kinh ngạc của
Việt Nam trong việc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều. Được đánh giá cao
về trách nhiệm tổ chức, Việt Nam đã chuẩn bị và tổ chức sự kiện này một cách
chuyên nghiệp, đảm bảo an ninh và lễ tân với mức độ cao. Việt Nam cũng đã tận
dụng cơ hội này để tăng cường vị thế quốc tế, thu hút sự quan tâm của thế giới và
tạo ấn tượng tích cực với khả năng đóng góp vào các vấn đề hòa bình và ổn định
trong khu vực, đặc biệt là liên quan đến Bán đảo Triều Tiên. Mặc dù cuộc họp
không đạt được thỏa thuận cuối cùng, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá cao về
vai trò và năng lực của mình trong việc thúc đẩy đối thoại và hòa bình trên trường
quốc tế.

PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN

Qua phân tích và đánh giá đã chứng minh được những giả định của nghiên cứu đặt
ra, theo đó, Việt Nam đã nhận thức được về hình ảnh trách nhiệm với cộng đồng
đồng quốc tế và coi đây là một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại
qua đó, thông qua Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tiếp tục có nhiều hoạt
động thực tiễn lan tỏa hình ảnh này. Hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có trách
nhiệm, kiên định với mục tiêu hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển đã được ghi
nhận và nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới.

Việc Việt Nam thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế tại Hội nghị Thượng
Đỉnh Mỹ-Triều lần 2 đặt nền tảng cho một hành động thống nhất và nhất quán
theo chiều hướng đúng đắn trong chính sách đối ngoại “chủ động và tích cực đóng
góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương". Sự nhận thức sâu sắc về trách
nhiệm này không chỉ là một nguyên tắc cốt lõi mà còn là hành động thực tế, được
thể hiện qua nhiều hoạt động thiết thực. Việt Nam đã chứng tỏ cam kết với mục

27
tiêu hòa bình, an ninh và phát triển toàn cầu, đồng thời đóng góp vào môi trường
ổn định và hợp tác quốc tế.

Thông qua việc tham gia các sự kiện đa phương, Việt Nam tạo điều kiện để thể
hiện trách nhiệm và cam kết của mình. Qua sự kiện Mỹ-Triều lần 2, quốc gia này
không chỉ tập trung vào quan hệ song phương mà còn đặt mục tiêu rõ ràng về tầm
nhìn toàn cầu. Sự xuất hiện của Việt Nam tại diễn đàn quốc tế đã góp phần củng
cố vị thế của nước này, chứng minh vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng
quốc tế hòa bình và phát triển.

Sự nhất quán trong việc thể hiện trách nhiệm này đã giúp Việt Nam đặt mình ở vị
trí của một đối tác đáng tin cậy và một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Việc tăng cường tầm nhìn đối ngoại với trách nhiệm đã giúp đất nước này không
chỉ là người tham gia mà còn là người định hình cộng đồng quốc tế, mở ra cơ hội
mới và nâng cao vị thế toàn diện trong khu vực và thế giới.

28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chinhphu.vn. “Phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29”.
Báo điện tử Chính phủ. 22/08/2016. https://baochinhphu.vn/phat-bieu-cua-tong-
bi-thu-tai-hoi-nghi-ngoai-giao-lan-thu-29-102207908.htm

2. Chinhphu.vn. “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Kim
Jong Un.” Văn phòng Chính phủ. 01/03/2019. https://vpcp.chinhphu.vn/thu-
tuong-chinh-phu-nguyen-xuan-phuc-tiep-chu-tich-kim-jong-un-11521743.htm

3. Đại tá, PGS.TS. Lưu Ngọc Khải, Thiếu tá. Ths. Đặng Công Thành. “Đường lối
đối ngoại của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII – Một tầm cao mới”.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 16/12/2019. https://dangcongsan.vn/tu-
lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-
dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/duong-loi-doi-ngoai-cua-dang-theo-
tinh-than-nghi-quyet-dai-hoi-xii-mot-tam-cao-moi-544967.html

4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn
phòng Trung Ương Đảng. 2016, tr34-35.

5. Đào Duy Tùng, Hoàng Thị Hương. “Sự phát triển nhận thức của Đảng Cộng
Sản Việt Nam về đối ngoại từ Đại hội VI đến đại hội XIII”. Lý luận chính trị số
7. 2021.
http://113.165.166.110:81/bitstream/DL_134679/36029/1/CVv238S072021045.p
df

29
6. Hải Minh. “Thêm một góc nhìn về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều”. Báo
Điện tử Chính phủ. 01/03/2019. https://baochinhphu.vn/them-mot-goc-nhin-ve-
hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-102252726.htm

7. Khánh Nguyễn. “Vì sao Hà Nội trở thành địa điểm lý tưởng tổ chức Hội nghị
thượng đỉnh Mỹ - Triều”. VTV Online. 15/02/2019. https://vtv.vn/trong-nuoc/vi-
sao-ha-noi-tro-thanh-dia-diem-ly-tuong-to-chuc-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-
20190215001204059.htm

8. Mạnh Hùng. “Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai: Lập trường
nhất quán của Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 28/02/2019.
https://dangcongsan.vn/thoi-su/hoi-nghi-thuong-dinh-hoa-ky--trieu-tien-lan-hai-
lap-truong-nhat-quan-cua-viet-nam-514843.html

9. Minh Chiến, Thế Dũng. “Việt Nam thể hiện trách nhiệm rất cao tại Hội nghị
Thượng đỉnh Mỹ - Triều”. Người lao động. 01/03/2019. https://nld.com.vn/thoi-
su/viet-nam-the-hien-trach-nhiem-rat-cao-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-
20190301140125991.htm

10. Nguyễn Thế Bính. “30 năm hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Thành tựu,
thách thức và những bài học”. Phát triển và Hội Nhập 22, số 32. 2015: 10-13.
https://user-cdn.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-05-06-22/2-so-22.pdf

11. Nguyễn Văn Hưởng. “Việt Nam trong cuộc hòa giải lịch sử Mỹ - Triều Tiên”.
Vietnamnet. 26/02/2019. https://vietnamnet.vn/viet-nam-trong-cuoc-hoa-giai-
lich-su-my-trieu-tien-510104.html

30
12. Shashank Bengali. “Trump and Kim left their summit empty-handed, but there
was one clear winner: Vietnam.” Los Angeles Times. 01/03/2019.
https://www.latimes.com/world/la-fg-vietnam-trump-kim-summit-20190301-
story.html

13. Specials.laodong.vn. “Từ APEC đến Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2: Nâng Tầm
Vị Thế Việt Nam.” N.d. https://specials.laodong.vn/tu-apec-den-thuong-dinh-my-
trieu-2-nang-tam-vi-the-viet-nam-660353/

14. Thanh Hà. “Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2: Không đạt được thỏa thuận,
nhưng vẫn có bước tiến.” Lao động.

https://laodong.vn/the-gioi/khong-dat-duoc-thoa-thuan-nhung-van-co-buoc-
tien-659926.ldo

15. Việt Hưng. “Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -
Triều”. Công an nhân dân Online. 26/02/2019. https://cand.com.vn/Phong-su-
Tieu-diem/Bao-ve-tuyet-doi-an-ninh-an-toan-Hoi-nghi-Thuong-dinh-My-Trieu-
i511935/

16. VTV.vn. “Tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều thể hiện tình
cảm và trách nhiệm của Việt Nam.” VTVTOnline. 13/03/2019.
https://vtv.vn/trong-nuoc/to-chuc-thanh-cong-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trieu-
the-hien-tinh-cam-va-trach-nhiem-cua-viet-nam-20190313184643122.htm

17. Vũ Anh Tuấn. “Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Truyền thông quốc tế đánh giá cao
Việt Nam”. Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam. 02/03/02019. https://vov.vn/chinh-
tri/thuong-dinh-my-trieu-truyen-thong-quoc-te-danh-gia-cao-viet-nam-
881295.vov

31

You might also like