You are on page 1of 1

2.

Khai thác bệnh sử

 Bệnh sử nên khai thác kỹ về đặc điểm, mức độ nghiêm trọng và thời gian của triệu chứng
mệt mỏi:
● Khởi phát (Onset) – Đột ngột hay từ từ, có liên quan đến bệnh đang/đã mắc phải hay
các sự kiện trong cuộc sống.
● Diễn tiến (Course) – Ổn định, cải thiện, tệ hơn.
● Thời gian bao lâu và chu kỳ diễn ra hằng ngày (Duration and daily pattern).
● Các yếu tố làm giảm/tăng (Factors that alleviate or exacerbate it).
● Ảnh hưởng lên hoạt động thường ngày (Impact on daily life) – Khả năng làm việc,
giao tiếp, tham gia vào các hoạt động xã hội.
● Các cách đối phó tạm thời với các triệu chứng (Accommodations that the
patient/loved ones have had to make to deal with symptoms).

 Ngoài ra, chúng ta cũng cần khai thác thêm:

 Các bệnh nhân có các bệnh lý tiềm ẩn khi họ cảm thấy mệt mỏi để hoàn tất các công
việc hằng ngày. Khác với các bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi liên quan đến tâm lý,
ngộ độc thuốc hay các chất gây nghiện – bởi họ có thể luôn mệt mỏi, triệu chứng mệt
mỏi này không liên quan đến sự gắng sức và không cải thiện khi nghỉ ngơi.
 Hỏi thêm về giấc ngủ, sinh hoạt, thể dục, ăn uống, cân nặng.
 Ngáy và gián đoạn giấc ngủ thường xuyên  nghi ngờ ngưng thở khi ngủ
( sleep apnea).
 Hay đau nhức tay chân, khớp  đau cơ xơ hóa ( fibromyalgia ).
 Giảm cân ngoài ý muốn  nghi ngờ bệnh ác tính.
 Các bệnh nhân cũng nên được hỏi về các triệu chứng của bệnh trầm cảm. ( Tâm trạng
thất thường, rối loạn giấc ngủ/ăn uống, rối loạn lo âu hay HC ám ảnh, sợ hãi-phobias ).
 Có sử dụng các chất gây nghiện ( rượu bia, cocaine…) hay đã/đang bị các bạo lực gia
đình/học đường/làm việc.
 Tiền sử bệnh lý gia đình. Các thuốc mà bệnh nhân sử dụng trước/gần đây.

Nguồn:
 UpToDate: approach to the adult patient with
fatigue . https://www.uptodate.com/contents/approach-to-the-adult-patient-with-
fatigue
 Cullen W, Kearney Y, Bury G. Prevalence of fatigue in general practice. Irish Journal
of Medical Science 2002;171:10–12. Search PubMed

You might also like