You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ MÔN TÂM THẦN

RỐI LOẠN ĂN UỐNG

BSNT. Nguyễn Thị Hoa


Hà Nội, ngày 14/08/2023
Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa và dịch tễ học rối loạn ăn uống
2. Kể tên được các cơ chế bệnh sinh của rối loạn ăn uống
3. Nêu được các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn ăn uống: chán ăn tâm thần và ăn vô độ
tâm thần
4. Hiểu được nguyên tắc điều trị và chiến lược quản lý và dự phòng rối loạn ăn uống
KHÁI NIỆM
• Rối loạn ăn uống (ED): là một tình trạng sức khoẻ tâm thần nghiêm trọng được đặc trưng bởi
những rối loạn hành vi ăn uống cũng như những suy nghĩ và cảm xúc liên quan. Thông thường,
những người mắc ED phát triển mối bận tâm quá mức với thức ăn và chiều cao, cân nặng hoặc
hình dáng cơ thể.
• Có 4 loại rối loạn ăn uống chính:
- Chán ăn tâm thần (AN)
- Ăn vô độ tâm thần (BN)
- Cuồng ăn tâm thần
- Các rối loạn ăn uống khác
KHÁI NIỆM
• Chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa) là một chứng rối loạn ăn uống được định nghĩa là hạn
chế năng lượng ăn vào so với nhu cầu, dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp so với tuổi tác, giới tính,
quỹ đạo phát triển và sức khỏe thể chất.
• Cân nặng thấp đáng kể được định nghĩa là cân nặng thấp hơn mức tối thiểu bình thường hoặc
với trẻ em và thanh thiếu niên thấp hơn mức tối thiểu dự kiến.
• Nỗi sợ tăng cân hoặc trở nên béo phì, hoặc hành vi dai dẳng cản trở việc tăng cân, mặc dù ở
mức cân nặng thấp đáng kể.
• Rối loạn trong trải nghiệm về trọng lượng và hình dạng cơ thể, ảnh hưởng quá mức của trọng
lượng và hình dạng cơ thể đến việc tự đánh giá, hoặc liên tục không nhận ra mức độ nghiêm
trọng của trọng lượng cơ thể thấp hiện tại.
KHÁI NIỆM

 2 loại AN:
• Loại hạn chế: trong vòng 3 tháng qua, cá nhân không tái diễn hành vi cuồng ăn
hoặc thải trừ mà giảm cân chủ yếu thông qua ăn kiêng, nhịn ăn và/ hoặc tập thể dục
quá mức.
• Loại cuồng ăn/ thải trừ: trong 3 tháng qua, cá nhân đã tái diễn các đợt cuồng ăn
hoặc hành vi thải trừ (tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc
thụt tháo).
Khái niệm

• Ăn vô độ tâm thần là một hội chứng được đặc trưng bằng các giai đoạn ăn
vô độ tái diễn và sự bận tâm quá mức đến kiểm tra cân nặng cơ thể, làm
cho bệnh nhân dùng các biện pháp cực đoan để giảm tác dụng gây béo
của thức ăn đã dùng
Một giai đoạn ăn vô độ được đặc trưng bởi 2 đặc điểm:
• Ăn trong một khoảng thời gian riêng biệt một lượng thức ăn chắc chắn lớn
hơn lượng mà hầu hết mọi người sẽ ăn trong một khoảng thời gian tương
tự trong một hoàn cảnh tương tự
• Cảm giác mất kiểm soát đối với việc ăn uống trong giai đoạn này
Các biện pháp tiêu cực để giảm béo được ghi nhận gồm: tự gây nôn, lạm
dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu và một số loại thuốc khác, nhịn ăn từng
giai đoạn, tập luyện quá mức.
DỊCH TỄ
Dịch tễ
Dịch tễ
Dịch tễ
DỊCH TỄ

• Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

• AN thường khởi phát ở thanh thiếu niên trong

giai đoạn đầu đến giữa tuổi vị thành niên. 85%

khởi phát trong độ tuổi từ 13 – 18 tuổi.

• Tỷ lệ theo nam/ nữ là 1/ 8, phổ biến nhất ở trẻ gái

vị thành niên và phụ nữ trẻ.

• Ở trẻ em sự phân bố giới tính ít khác biệt hơn.


YẾU TỐ NGUY CƠ
1. CƠ CHẾ GEN VÀ SINH HOÁ NÃO

- Yếu tố gia đình: 10 lần ở gia đình có người mắc ED


- Gen: 1p33-36 đối với AN, 1q31.3 đối với mẫu hành vi, 10p14 đối với
BN, OPDR 1 (liên quan đến thụ thể opioid delta 1). Theo nghiên cứu
GWAS có 1q41 và 11q22
- Sinh hoá não:
+ Hệ Serotonergic, Opioid, Cannabinoid và Dopaminergic
+ BDNF
+ Peptide điều tiết sự thèm ăn và thụ thể của chúng: leptin, ghrelin,
protein liên quan đến agouti, thụ thể melanocortin, neuropeptide
2. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG VÀ SINH LÝ
CƠ CHẾ BỆNH SINH
• Cũng giống như đối với nhiều rối loạn phức tạp, bằng chứng khoa học có thể
dẫn đến các mô hình cơ chế bệnh sinh khác nhau trong AN
 Chán ăn tâm thần là một bất thường của hệ tưởng thưởng
 Chán ăn tâm thần là sự đề kháng đặc hiệu ghrelin
 Chán ăn tâm thần là một kích thích mạn tính của hệ thống tưởng thưởng
bởi neuropeptide orexigenic của vùng dưới đồi bên
 Hệ vi sinh vật đường ruột là một yếu tố trung tâm trong chứng chán ăn tâm
thần
 Chán ăn tâm thần như một rối loạn miễn dịch của tín hiệu neuropeptide
 Chán ăn tâm thần bắt nguồn từ cách ăn uống và nuôi dưỡng từ thời thơ ấu
 Chán ăn tâm thần là một nỗ lực để duy trì trạng thái cân bằng tâm thần
Cơ chế tâm lý
Thuyết văn hóa- xã hội

• Một số thuyết văn hóa- xã hội giải thích hiện tượng này theo
hướng ảnh hưởng của sự thiếu hài lòng với cơ thể. Khi thân hình
lý tưởng của xã hội là hình thể gầy, được thể hiện qua nhiều hình
thức văn hóa- xã hội khác nhau, khiến cho bệnh nhân nội tâm
hóa và tự cảm thấy thiếu hài lòng với hình thể của mình.
• Bên cạnh sự nội tâm hóa, có 3 nguồn áp lực được liệt kê ra bao
gồm: nhóm đồng đẳng, phụ huynh và các phương tiện truyền
thông.
Thuyết tâm lý- xã hội học
• Các thuyết về tâm lý- xã hội học chủ yếu là các mô hình giữa các cá nhân
và thuyết nhận thức- hành vi
• Treasure và Schmidt (2006) đề ra mô hình giữa các cá nhân nhấn mạnh sự
tránh né, những khó khăn trong quan hệ giữa các cá nhân và niềm tin về
bệnh tật là những yếu tố duy trì rối loạn. Các bằng chứng về nét tính cách
ám ảnh- cưỡng chế, phương thức xử lý nhận thức cứng nhắc và những khó
khăn trong xử lý cảm xúc- xã hội gây lo âu và tránh né, những khó khăn
mâu thuẫn trong quan hệ với người khác càng thúc đẩy bệnh lý tiến triển.
• Corstorphine (2006) coi rằng các yếu tố cảm xúc thứ phát như tức giận, xấu
hổ, tội lỗi đóng vai trò quan trọng, nhấn mạnh rằng sự né tránh những cảm
xúc khó chịu này là yếu tố trung tâm duy trì chán ăn tâm thần.
Thuyết nhận thức- hành vi

• Sự khởi đầu của các thuyết nhận thức- hành vi là từ những quan
sát lâm sàng của Hilde Bruch (1973) với sự nhấn mạnh tầm quan
trọng của phương thức tư duy của bệnh nhân “cảm giác tê liệt về
sự thiếu hiệu quả, bao trùm mọi tư duy hoạt động của người bệnh
chán ăn tâm thần”.
• Những ý tưởng của Bruch về sau được mở rộng hơn bởi Gardner
và Bemis (1985), khi họ áp dụng lý thuyết nhận thức của Beck
vào lý thuyết chán ăn tâm thần. Hiện tại đây vẫn là học thuyết dẫn
đầu về nhận thức- hành vi trong chán ăn tâm thần.
Thuyết nhận thức- hành vi
• Về sau Vitousek (1993) tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn về học thuyết này, tập trung
vào vai trò của các quá trình xử lý thông tin, đại diện bản thể, các yếu tố nhân cách
và động lực. Vitousek đã tóm tắt như sau:
Về bản chất, mô hình nhận thức- hành vi cho rằng triệu chứng chán ăn và ăn vô độ
được duy trì bởi một hệ thống ý tưởng đặc trưng của những quan điểm bản thân về
hình thể cũng như cân nặng. Những quan điểm này bắt nguồn từ sự tương tác giữa
những đặc điểm cá thể ổn định (như tính cầu toàn, khổ hạnh và khó khăn trong kiểm
soát cảm xúc) với những hình mẫu lý tưởng của xã hội- văn hóa về ngoại hình phụ
nữ. Một khi hình thành, các niềm tin này ảnh hưởng đến bệnh nhân và khiến họ có
những hành vi ăn uống và loại trừ (móc họng, nôn, gây tiêu chảy) mang tính định
hình, có vai trò đáp ứng với những đặc điểm xử lý thông tin thiên vị, bị ảnh hưởng bởi
những hậu quả về mặt tâm lý cũng có vai trò duy trì những niềm tin và hành vi trên.
Thuyết nhận thức- hành vi

• Fairburn đã đưa ra lý thuyết về những yếu tố khởi đầu và duy trì


chán ăn tâm thần
• Khởi đầu của rối loạn:
Ban đầu người bệnh có nhu cầu tự kiểm soát bản thân, thường liên
quan đến cảm giác của bệnh nhân về sự buông thả và tính cách cầu
toàn. Đầu tiên, bệnh nhân thử kiểm soát cuộc sống của mình về
nhiều khía cạnh: công việc, thể thao, và các sở thích khác; nhưng
sau một thời gian thì sự kiểm soát về ăn uống trở nên vượt trội hơn
so với các khía cạnh khác và được trải nghiệm như “sự thành công
trong hoàn cảnh trải nghiệm thất bại ở tất cả các lĩnh vực khác”.
Thuyết nhận thức- hành vi

Có một số đặc điểm khiến kiểm soát ăn uống trở thành chủ đề được quan tâm
chính trong việc kiểm soát bản thân:
- Thành công trong kiểm soát chế độ ăn cung cấp bằng chứng trực tiếp và tức
thì về khả năng kiểm soát bản thân, đặc biệt việc ăn uống là một chủ đề rất
được quan tâm với những người khổ hạnh.
- Kiểm soát ăn uống có ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, thường là
trong gia đình, có thể có ý nghĩa đáng kể khi các mối quan hệ trong gia đình
rạn nứt.
- Sự tập trung vào ăn uống có thể là do một số gia đình đã có truyền thông
quan tâm về lĩnh vực này.
- Kiểm soát chế độ ăn có thể được củng cố bởi những niềm tin về ngoại hình
và cân nặng.
Thuyết nhận thức- hành vi

• Duy trì rối loạn:


Một khi cố gắng ăn kiêng bắt đầu, chúng được củng cố thông qua 3
cơ chế điều hòa ngược chính khiến cho rối loạn này trở nên tự duy
trì.
- Chế độ ăn kiêng làm cải thiện cảm giác về khả năng kiểm soát.
- Các khía cạnh của cảm giác đói càng làm củng cố ăn kiêng.
- Sự quan tâm quá mức về ngoại hình và cân nặng làm tăng mức
độ ăn kiêng.
Thuyết nhận thức- hành vi

Cơ chế 1: Chế độ ăn kiêng làm cải thiện cảm giác về khả năng kiểm soát.
Những thành công ban đầu trong việc ăn kiêng khiến bệnh nhân càng được
củng cố và nâng cao sự kiêng khem của mình, kiểm soát không chỉ lượng ăn
vào mà còn là loại thức ăn, thời gian ăn, và sự tập trung hướng vào kiêng khem
thay vì kết quả. Sự kiểm soát ăn uống dần dần trở thành một chỉ số cho thấy
khả năng kiểm soát bản thân và giá trị chung của bản thân.
Kết quả là việc kiểm soát ăn uống thành công trở thành lĩnh vực quan trọng nhất
trong cuộc sống, theo cách này người bệnh tránh né đối mặt với các khó khăn
khác như vấn đề về gia đình, thiết lập mối quan hệ cũng như tình dục. Cảm giác
thành công trong quản lý ăn uống trong khi cảm nhận thấy thất bại trong tất cả
lĩnh vực khác khiển cho việc ăn kiêng có tính phần thưởng cao và cải thiện lớn
cho cảm giác giá trị của người bệnh.
Thuyết nhận thức- hành vi

Cơ chế 2: Các khía cạnh của cảm giác đói càng làm củng cố ăn kiêng.
Việc ăn kiêng dẫn đến giảm cân và một trạng thái đói ăn đặc trưng bởi những
thay đổi đặc trưng về tâm sinh lý. Một số những dấu hiệu này càng làm tăng
hành vi ăn kiêng do nó làm giảm cảm giác kiểm soát của bệnh nhân.
- Cảm giác đói dữ dội khiến bệnh nhân sợ sẽ mất kiểm soát
- Tăng cảm giác thoải mái sau khi ăn được nhìn nhận như dấu hiệu thất bại
trong cố gắng ăn kiêng.
- Những nghiền ngẫm và bận tâm về đồ ăn và giảm sự ham thích đối với các
vấn đề khác càng phóng đại xu hướng sử dụng khả năng kiểm soát ăn
uống là một chỉ số đo lường giá trị bản thân và khả năng kiểm soát bản
thân.
Thuyết nhận thức- hành vi

Cơ chế 3: Sự quan tâm quá mức về ngoại hình và cân nặng làm
tăng mức độ ăn kiêng.
Ở những nền văn hóa có hình mẫu lý tưởng về cân nặng thấp và ngoại
hình gầy thì các đối tượng có xu hướng đánh giá bản thân thông qua
các giá trị này.
Mục tiêu chính của ăn kiêng ở đây là để giảm cân, và số lượng cân
giảm được là một chỉ số đo lường khả năng kiểm soát bản thân. Việc
quan sát cân nặng thường xuyên càng duy trì và làm tăng nặng bệnh lý.
Chỉ sự giảm cân nhỏ cũng được coi là thành công và càng củng cố ăn
kiêng, trong khi một sự tăng cân nhỏ cũng bị coi là một thất bại và càng
làm bệnh nhân kiêng ăn mạnh mẽ hơn.
Thuyết tổng hợp tâm lý- xã hội- sinh
học
• Theo thuyết tổng hợp này, có 8 yếu tố chính đóng vai trò quyết định trong
duy trì rối loạn chán ăn tâm thần:
- Các yếu tố nguy cơ về di truyền.
- Rối loạn về khả năng kiểm soát và xử lý cảm xúc.
- Tăng cảm giác dễ tổn thương.
- Niềm tin về bản thân
- Phương thức điều hòa sinh lý kém thích ứng: đói ăn và tập thể dục quá
mức.
- Phương thức điều hòa tâm lý kém thích ứng: các phương thức đối phó.
- Những hành vi xã hội kém thích ứng
- Những nhu cầu căn bản không được đáp ứng
Cơ chế
• Ăn vô độ đề cập đến việc tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian riêng biệt, kèm theo cảm
giác mất kiểm soát. Trong một đợt ăn vô độ, những người mắc chứng ăn vô độ thường ăn nhanh và đến mức khó
chịu, ngay cả khi không đói. Các giai đoạn ăn uống vô độ thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc đau khổ.
• Hành vi thải trừ là những hành động được thực hiện bởi những người mắc chứng ăn vô độ để chống lại tác động
của việc ăn uống vô độ và ngăn ngừa tăng cân. Những hành vi này nhằm tiêu giảm lượng calo tiêu thụ trong một
đợt ăn uống vô độ. Các hành vi thải trừ phổ biến bao gồm tự gây nôn, tập thể dục quá mức, nhịn ăn hoặc lạm dụng
thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác.
• Những người mắc chứng ăn vô độ thường có mối bận tâm mãnh liệt về cân nặng, hình dáng và hình ảnh cơ thể
của họ. Họ có thể quá chú trọng vào ngoại hình và có nhận thức méo mó về cơ thể mình, cho rằng mình thừa cân
hoặc có hình dáng cơ thể méo mó ngay cả khi nhìn nhận một cách khách quan thì không phải như vậy.
Cơ chế

• Cá nhân trải qua các giai đoạn ăn uống vô độ lặp đi lặp lại, sau đó là cảm giác tội lỗi, xấu
hổ và mong muốn bù đắp lượng calo đã tiêu thụ. Điều này dẫn đến việc tham gia vào các
hành vi bù đắp để cố gắng kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa tăng cân.
• Các yếu tố cảm xúc và tâm lý đóng một vai trò quan trọng. Nhiều người bệnh ăn uống vô
độ và thải trừ như một cách để đối phó với những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng hoặc các
vấn đề tâm lý tiềm ẩn như lòng tự trọng thấp, chủ nghĩa hoàn hảo hoặc sự không hài lòng
về cơ thể. Ăn uống vô độ và thải trừ tạm thời làm giảm bớt đau khổ nhưng củng cố chu kỳ
rối loạn.
• Bí mật và xấu hổ: Những người mắc chứng ăn vô độ thường cố gắng giữ bí mật về các
hành vi rối loạn ăn uống của họ do cảm giác xấu hổ, tội lỗi và bối rối. Sự bí mật này có thể
khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ và duy trì giao tiếp cởi mở về
những khó khăn của họ.
LÂM SÀNG

 3 nhóm triệu chứng cốt lõi:


• Mô hình hành vi ăn uống: ăn qúa nhiều hoặc ăn quá ít
• Hành vi thải trừ
• Nỗi sợ tăng cân và nhận thức sai lệch về trọng lượng và hình dạng cơ thể
LÂM SÀNG

 Các đặc điểm cốt lõi:


• Liên tục hạn chế năng lượng đưa vào cơ thể dẫn đến trọng lượng cơ thể thấp bất
thường.
• Nỗi sợ tăng cân hoặc trở nên béo phì, hoặc hành vi ngăn cản tăng cân dai dẳng.
• Nhận thức sai lệch về trọng lượng và hình dạng cơ thể.
LÂM SÀNG
 Các giai đoạn ăn uống vô độ lặp đi lặp lại:
• Tiêu thụ một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian
• Thường cảm thấy mất kiểm soát khi ăn uống vô độ - như không thể ngừng ăn hoặc không thể kiểm
soát những gì ăn vào
• Thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc đau khổ
• Đi vệ sinh sau khi ăn
 Hành vi thải trừ bao gồm:
• Tự gây nôn
• Tập thể dục quá mức
• Nhịn ăn, hạn chế calo hoặc tránh một số loại thực phẩm giữa các bữa ăn
• Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác
• Có sự dao động đáng kể về cân nặng (thường không bị thiếu cân)
LÂM SÀNG
 Bận tâm mãnh liệt về cân nặng, hình dáng cơ thể
• Coi trọng ngoại hình quá mức
• Thấy mình thừa cân hoặc có hình dáng cơ thể méo mó, ngay cả khi những người khác có thể nhìn nhận khác
• Rất tự phê bình hoặc bị ám ảnh bởi hình ảnh cơ thể và mong muốn có một hình dạng hoặc trọng lượng cơ thể khác
• Sợ tăng cân
 Rối loạn đồng mắc, trầm cảm và lo âu.
• Lòng tự tin thấp, tự chỉ trích bản thân và cảm giác xấu hổ, bối rối, tội lỗi, vô dụng
• Bí mật về ăn uống, cố gắng che giấu các hành vi rối loạn ăn uống
 Hậu quả về sức khỏe thể chất:
• Mất cân bằng điện giải, mất nước, bất thường về nội tiết tố.
• Các vấn đề về đường tiêu hóa,
• Các vấn đề về răng (do nôn mửa thường xuyên)
LÂM SÀNG
Dấu hiệu cảnh báo
• Dành quá nhiều thời gian trong phòng tắm hoặc ở một mình sau khi ăn. Thể hiện nhu cầu riêng tư hoặc bí
mật tăng dần. Thường xuyên đi vệ sinh ngay sau khi ăn, trong bữa ăn hoặc trong thời gian dài. Không muốn
ăn ở nơi công cộng hoặc trước mặt người khác.
• Mối bận tâm mãnh liệt về trọng lượng, hình dáng và ngoại hình của cơ thể. Tự nhận xét tiêu cực, méo mó về
cơ thể, hoặc tham gia vào việc cân đo quá mức.
• Quy tắc ăn uống cứng nhắc, hoặc cố định về kế hoạch bữa ăn, hành vi ăn kiêng, đếm calo hoặc thay đổi thói
quen ăn uống thường xuyên. Thể hiện sự ưa thích đối với thực phẩm ít calo và tránh một số nhóm thực
phẩm nhất định.
• Sưng tuyến nước bọt (do nôn), các vấn đề về răng miệng (như mòn men răng hoặc sâu răng), vết chai hoặc
vết sẹo trên mu bàn tay (do nôn) hoặc cân nặng dao động.
• Dễ cáu kỉnh, rút ​lui khỏi xã hội, tránh các tình huống xã hội liên quan đến thức ăn và thay đổi cách tập thể
dục.
Chẩn đoán chán ăn tâm thần
(ICD 10 – F50.0)
• A. Có sự sụt cân hoặc, ở trẻ em, không có sự lên cân, dẫn tới trọng lượng cơ thể ít nhất hoặc thấp
hơn 15% so với mức bình thường hoặc trọng lượng dự kiến theo tuổi và chiều cao.
• B. Sự sụt cân do tự bản thân gây ra bằng cách tránh các “thực phẩm gây béo”.
• C. BN tự cho là mình quá béo, với một nỗi sợ béo như một ý tưởng xâm phạm, dẫn tới việc tự áp
đặt cho bản thân một ngưỡng trọng lượng cơ thể thấp.
• D. Rối loạn nội tiết lan tỏa liên quan đến trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục biểu hiện ở phụ
nữ là sự mãn kinh và ở nam giới là sự mất thích thú và mất khả năng tình dục (ngoại lệ rõ rệt là sự
ra máu âm đạo dai dẳng ở những phụ nữ chán ăn tâm thần đang sử dụng liệu pháp thay thế
hormone, phổ biến nhất là dùng thuốc tránh thai).
• E. Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn A và B đối với chứng ăn vô độ tâm thần (F50.2)
CHẨN ĐOÁN
(ICD 10 – F50.0)
• Các đặc trưng sau đây hỗ trợ cho chẩn đoán này, nhưng không phải là những nhân tố cơ bản:
tự gây nôn, tự tẩy ruột, tập luyện quá mức, và sử dụng các thuốc gây mất khẩu vị và/hoặc các
thuốc lợi tiểu.
• Nếu khởi bệnh vào giai đoạn trước dậy thì, thì các hiện tượng kế tiếp của thời kỳ dậy thì bị
chậm hoặc thậm chí bị ngừng lại (ngừng lớn: trẻ gái vú không phát triển và có sự mất kinh
nguyên phát; ở trẻ nam bộ phận sinh dục vẫn như trẻ con). Khi hồi phục, hiện tượng dậy thì
hoàn toàn bình thường, nhưng kinh nguyệt muộn.
 F50.1 Chán ăn tâm thần không điển hình: những người nghiên cứu các dạng không điển
hình của chán ăn tâm thần, được khuyến cáo tự đưa ra quyết định về số lượng và các tiêu
chuẩn cần được đáp ứng.
CHẨN ĐOÁN
(DSM V)
A. Hạn chế lượng năng lượng đưa vào cơ thể so với nhu cầu, dẫn đến cân nặng cơ
thể thấp đáng kể so với tuổi, giới tính, quỹ đạo phát triển và sức khỏe thể chất.
Trọng lượng thấp đáng kể được định nghĩa là trọng lượng thấp hơn mức bình
thường tối thiểu hoặc đối với trẻ em và thanh thiếu niên là ít hơn mức mong đợi tối
thiểu.
B. Nỗi sợ hãi mãnh liệt về việc tăng cân hoặc trở nên béo, hoặc hành vi dai dẳng cản
trở việc tăng cân, mặc dù cân nặng đang ở mức thấp đáng kể.
C. Rối loạn trong trải nghiệm về trọng lượng hoặc hình dạng cơ thể, ảnh hưởng quá
mức của trọng lượng hoặc hình dạng cơ thể đến việc tự đánh giá hoặc thiếu nhận
thức dai dẳng về mức độ nghiêm trọng của trọng lượng cơ thể thấp hiện tại.
CHẨN ĐOÁN
(DSM V)

Bao gồm:
• Loại hạn chế: Trong 3 tháng qua, người bệnh có các giai đoạn tái diễn của hành vi ăn
vô độ hoặc thải trừ (ví dụ: tự gây nôn hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu
hoặc thụt). Loại chán ăn tâm thần này này mô tả các biểu hiện trong đó giảm cân được
thực hiện chủ yếu thông qua chế độ ăn kiêng, nhịn ăn và / hoặc tập thể dục quá mức.
• Loại cuồng ăn/ thải trừ: Trong vòng 3 tháng, người bệnh có các giai đoạn tái diễn
hành vi cuồng hoặc thải trừ.
CHẨN ĐOÁN
(DSM V)

• Thuyên giảm một phần: Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cho chán ăn tâm
thần trước đó, tiêu chuẩn A (trọng lượng cơ thể thấp) không được đáp ứng trong một
thời gian dài, nhưng tiêu chuẩn B (nỗi sợ tăng cân mãnh liệt hoặc trở nên béo hoặc
hành vi cản trở việc tăng cân) hoặc tiêu chuẩn C (rối loạn tri giác của bản thân về cân
nặng và hình dạng) vẫn được đáp ứng.
• Thuyên giảm hoàn toàn: Sau khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cho chán ăn tâm
thần trước đó, không có tiêu chí nào được đáp ứng trong một khoảng thời gian dài.
CHẨN ĐOÁN
(DSM V)

Phân loại mức độ nặng: Mức độ nghiêm trọng tối thiểu dựa trên, đối với người lớn,
dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) hiện tại hoặc đối với trẻ em và thanh thiếu niên, dựa
trên phân vị BMI.
• Nhẹ: BMI ≥ 17 kg/m2
• Trung bình: BMI 16-16.99 kg/m2
• Nặng: BMI 15-15.99 kg/m2
• Nghiêm trọng: BMI < 15 kg/m2
Chẩn đoán – ăn vô độ tâm thần
ICD-10 (F50.2)
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
• A. Có các giai đoạn tái diễn của việc ăn quá nhiều (ít nhất hai lần một tuần trong vòng ba tháng)
trong các giai đoạn đó một khối lượng lớn thức ăn được sử dụng trong các khoảng thời gian ngắn
• B. Có sự bận tâm dai dẳng về việc ăn uống, và có sự ham muốn mãnh mẽ hoặc có một cảm giác
cưỡng bực phải ăn (thèm ăn không cưỡng được).
Chẩn đoán – ăn vô độ tâm thần
ICD-10 (F50.2)
C. Bệnh nhân cố gắng chống lại tác dụng “gây béo” của thực phẩm bằng một hoặc nhiều cách trong số
các cách sau:

(1) Tự gây nôn

(2) Tự tẩy ruột

(3) Có các giai đoạn nhịn đói xen kẽ

(4) Sử dụng các thuốc như các thuốc làm mất sự ngon miệng, các chế phẩm của tuyến giáp, hoặc các thuốc lợi
tiểu: khi chứng ăn vô độ tâm thần xảy ra ở những bệnh nhân đái tháo đường thì vô độ tâm thần xảy ra ở những
bệnh nhân đái tháo đường thì bệnh nhân có thể chọn cách không dùng liệu pháp điều trị bằng insulin
• D. Bệnh nhân tự cho là mình quá béo, với một nỗi sợ béo như một ý tưởng xâm phạm (thường dẫn tới việc
thiếu cân)
DSM-V
Theo DSM-5, tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho ăn vô độ tâm
thần là:
A. Các đợt ăn uống vô độ tái diễn. Một giai đoạn ăn vô độ được đặc
trưng bởi cả hai điều sau đây:
- Việc ăn trong một khoảng thời gian riêng biệt (ví dụ như trong mỗi
khoảng thời gian 2 giờ), một lượng thức ăn chắc chắn lớn hơn lượng mà hầu
hết mọi người sẽ ăn trong khoảng thời gian tương tự và trong những hoàn
cảnh tương tự.
- Cảm giác thiếu kiểm soát việc ăn uống trong giai đoạn này (ví dụ:
cảm giác không thể ngừng ăn hoặc kiểm soát những gì hoặc ăn bao nhiêu).
B. Hành vi bù trừ không phù hợp tái diễn để ngăn ngừa tăng cân,
chẳng hạn như tự gây nôn, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu hoặc
các loại thuốc khác, nhịn ăn hoặc tập thể dục quá mức.
DSM-V
C. Việc ăn uống vô độ và các hành vi bù đắp không phù hợp
trung bình xảy ra ít nhất một lần một tuần trong ba tháng.
D. Việc tự đánh giá bản thân bị ảnh hưởng quá mức bởi hình
dáng và cân nặng của cơ thể.
E. Rối loạn không chỉ xảy ra trong các giai đoạn chán ăn tâm
thần.
Đi kèm với những triệu chứng này là cảm giác đau khổ, hối hận và ghê
tởm bản thân. Các hành vi phải gây ra căng thẳng cá nhân và giữa các
cá nhân đáng kể. DSM-5 có thể tiếp tục phân loại bệnh nhân là thuyên
giảm một phần hoặc toàn bộ, tùy thuộc vào tần suất của các đợt ăn uống
vô độ và mô hình tăng và giảm tự nhiên của bệnh.
Phân loại mức độ theo DSM-V

Ăn vô độ tâm thần được đánh giá dựa trên mức độ nghiêm trọng và tần suất của
các triệu chứng:

Nhẹ: Trung bình 1-3 cơn/tuần.

Trung bình: Trung bình 4-7 cơn mỗi tuần.

Nặng: Trung bình 8-13 cơn mỗi tuần.

Extreme: Trung bình 14 cơn trở lên mỗi tuần.


Bệnh đồng diễn
Hậu quả và biến chứng
Hậu quả và biến chứng
Hậu quả và biến chứng
Hậu quả và biến chứng
QUẢN LÝ
QUẢN LÝ

ĐIỀU TRỊ
Chỉ định
nhập viện
LIỆU PHÁP TÂM LÝ
LIỆU PHÁP HÓA DƯỢC

• Hóa dược trị liệu không phải là phương pháp điều trị ban đầu hoặc cơ bản cho AN.
• Liệu pháp dược lý bổ sung có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Đối với những BN
trầm cảm nặng hoặc lo âu kéo dài mặc dù đã phục hồi cân nặng sử => dụng thuốc chống
trầm cảm, chẳng hạn như SSRIs, thường được dung nạp tốt. Nên tránh dùng thuốc chống
trầm cảm ba vòng vì lo ngại về độc tính trên tim ở bệnh nhân suy dinh dưỡng và bupropion
chống chỉ định ở bệnh nhân rối loạn ăn uống vì có liên quan đến tỷ lệ co giật cao hơn.
• Suy nghĩ lệch lạc về hình thể và thức ăn thường không đáp ứng với điều trị bằng thuốc,
thuốc duy trì cũng không giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa các đợt tái phát.
LIỆU PHÁP HÓA DƯỢC
 Tăng cân: mục tiêu chính của điều trị ở những bệnh nhân AN ổn định về mặt y tế.
 Thuốc chống loạn thần:
• Olanzapine được chỉ định bổ sung ở bệnh nhân bị bệnh cấp tính, được điều trị bước đầu
bằng phục hồi dinh dưỡng cùng với liệu pháp tâm lý nhưng không tăng cân. (liều 2,5mg –
10mg/ngày)
• Các thuốc chống loạn thần khác: các thử nghiệm lâm sàng với risperidone, quetiapine và
aripiprazole chưa cho thấy bằng chứng có hiệu qủa trong phục hồi cân nặng.
 Thuốc chống trầm cảm: Không có dữ liệu thuyết phục nào cho thấy thuốc chống trầm cảm
hỗ trợ giúp khôi phục trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân chán ăn tâm thần.
 Các loại thuốc khác: bổ sung D-cycloserine cùng liệu pháp phơi nhiễm (tập trung vào ngăn
chặn lo lắng và sợ hãi) với AN cho thấy một số bằng chứng về lợi ích đối với việc tăng cân.
ĐIỀU BIẾN NÃO
(TMS, DBS, tDCS)

• Một thử nghiệm ngẫu nhiên đã so sánh một phiên TMS với kích thích giả được áp dụng cho
vỏ não trước trán bên trái ở những bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần. Phân tích đầy
đủ hơn (n = 49 bệnh nhân nữ) về thước đo tổng hợp các triệu chứng cho thấy xu hướng cải
thiện với TMS nhiều hơn so với điều trị giả trong 24 giờ sau điều trị.
• Kích thích não sâu (DBS) là một quy trình thử nghiệm đối với AN kháng trị có thể có lợi và
an toàn. Tuy nhiên, mới chỉ ở giai đoạn điều tra sơ bộ, các nghiên cứu cho thấy có hiệu quả
không chỉ về cân nặng mà còn cải thiện các rối loạn đồng mắc như lo âu, trầm cảm.
• tDCS (anodal, DLPFC) cũng cho thấy nhiều hứa hẹn trong điều trị chán ăn tâm thần.
HƯỚNG DẪN CỦA NICE

• Quản lý AN nên bao gồm liệu pháp tâm lý, theo dõi cân nặng, nguy cơ về tâm thần và
thể chất hoặc bất kỳ yếu tố rủi ro nào khác, cũng như là sự phối hợp đa ngành giữa
các dịch vụ và có sự tham gia của các thành viên gia đình (hoặc người được ủy
thác). NICE không khuyến cáo sử dụng thuốc để điều trị AN, trừ các trường hợp điều
trị các rối loạn đi kèm.
• Trong điều trị AN, mục tiêu chính là đạt được cân nặng khỏe mạnh/chỉ số BMI
khỏe mạnh theo độ tuổi.
• Tăng cân là rất quan trọng trong việc hỗ trợ những thay đổi tâm lý và thể chất khác
cần thiết để phục hồi.
HƯỚNG DẪN CỦA NICE
(Người trưởng thành)

• Liệu pháp đầu tiên cho AN là điều trị tâm lý (trừ khi bệnh nhân cần nhập viện trong
phòng chăm sóc đặc biệt). Có 3 loại điều trị tâm lý được khuyến nghị:
 Liệu pháp nhận thức - hành vi cá nhân tập trung vào điều trị rối loạn ăn uống
(CBT-ED).
 Điều trị chán ăn tâm thần Maudsley cho người lớn (MANTRA).
 Quản lý lâm sàng hỗ chán ăn tâm thần (SSCM)
• Nếu CBT‑ED, MANTRA hoặc SSCM riêng lẻ không được chấp nhận, chống chỉ định
hoặc không hiệu quả đối với người lớn mắc chứng chán ăn tâm thần, hãy xem xét:
 Một trong 3 phương pháp điều trị mà người đó chưa từng thực hiện trước đó hoặc
 Liệu pháp tâm động học tập trung vào rối loạn ăn uống (FPT).
HƯỚNG DẪN CỦA NICE
(Trẻ em và vị thành niên)

• Với trẻ em và vị thành niên liệu pháp gia đình tập trung vào điều trị chán ăn tâm
thần (FT-AN) được khuyến nghị.
• Nếu FT‑AN không được chấp nhận, chống chỉ định hoặc không hiệu quả đối với trẻ
em hoặc thanh niên mắc chứng chán ăn tâm thần, hãy xem xét CBT-ED cá nhân
hoặc liệu pháp tâm lý tập trung vào thanh thiếu niên cho chứng chán ăn tâm thần
(AFP‑AN).
HƯỚNG DẪN CỦA NICE
(Chế độ ăn)
• Chỉ cung cấp tư vấn chế độ ăn uống như một phần của phương pháp tiếp cận đa ngành.

• Khuyến khích những người mắc chứng chán ăn tâm thần uống thuốc bổ sung đa vitamin
và đa khoáng chất phù hợp với lứa tuổi cho đến khi chế độ ăn uống của họ bao gồm đủ
để đáp ứng các giá trị tham chiếu về chế độ ăn uống của họ.
• Bao gồm các thành viên gia đình hoặc người chăm sóc trong bất kỳ chương trình giáo dục
hoặc lập kế hoạch bữa ăn nào cho trẻ em và thanh thiếu niên đang tự điều trị.
Khuyến cáo điều trị chứng ăn vô độ
APA, NICE, Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ADA) đã ban hành các hướng dẫn hoặc khuyến nghị điều trị cho BN:
• Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như fluoxetine, citalopram và sertraline đã cho thấy làm giảm các
triệu chứng của chứng cuồng ăn.
• Fluoxetine là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận cho chứng cuồng ăn.
• Trazodone làm giảm đáng kể tần suất các đợt ăn uống vô độ khi so sánh với giả dược.
• Topiramate, đã cho thấy giảm các đợt cuồng ăn, nhưng các tác dụng phụ cần được theo dõi cẩn thận,
• Các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp nhận thức-hành vi và liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân cũng đã chứng minh
được lợi ích đối với bệnh nhân mắc chứng ăn vô độ.
• Bệnh nhân mắc BN nên được sàng lọc về ý định tự sát và bệnh tâm thần mắc kèm theo vì họ có nguy cơ mắc các
bệnh tâm thần khác cao hơn so với dân số chung.
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

• Chán ăn tâm thần thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc thanh
niên. Khởi phát trước tuổi dậy thì hoặc sau 40 tuổi là không phổ
biến.
• Việc ăn uống vô độ thường bắt đầu trong hoặc sau một giai đoạn
ăn kiêng để giảm cân. Trải qua nhiều sự kiện căng thẳng trong
cuộc sống cũng có thể dẫn đến khởi phát chứng cuồng ăn.
• Hành vi ăn uống bị rối loạn kéo dài ít nhất vài năm chiếm tỷ lệ
cao. Quá trình này có thể là mạn tính hoặc không liên tục, với các
giai đoạn thuyên giảm xen kẽ với các đợt tái phát ăn uống vô độ.
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
• Khoảng 50% mắc AN có kết quả phục hồi tốt (bao gồm tăng cân), 25% có kết quả trung bình
và 25% có kết quả kém.
• Kết quả kém có liên quan đến tuổi khởi phát muộn, thời gian mắc bệnh lâu hơn, cân nặng
tối thiểu thấp hơn, tỷ lệ mỡ cơ thể thấp hơn sau khi phục hồi cân nặng và bệnh đi kèm (ví
dụ: rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất)
• Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc chứng chán ăn tâm thần đã hồi phục vẫn có thể bị các rối
loạn tâm thần khác kéo dài. Trong một nghiên cứu hồi cứu trên 70 bệnh nhân nữ, những
người không còn đáp ứng các tiêu chí của chứng chán ăn tâm thần vẫn biểu hiện cân nặng
tương đối thấp và các đặc điểm nhận thức (chủ nghĩa cầu toàn và hạn chế nhận thức) của
rối loạn, cũng như tỷ lệ cao mắc rối loạn trầm cảm nặng kèm theo suốt đời, nghiện rượu , và
rối loạn lo âu.
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
 Tử vong: tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn từ 4 đến 14 lần ở bệnh nhân chán ăn tâm
thần so với dân số chung. Các biến chứng y khoa (ví dụ như tim mạch) của chứng chán ăn tâm
thần chiếm khoảng 60% các trường hợp tử vong ở bệnh nhân chán ăn tâm thần.
• Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở AN cao hơn khoảng 2-3 lần so với rối
loạn lưỡng cực, trầm cảm và tâm thần phân liệt. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong ở
chứng chán ăn cao hơn gấp 3-4 lần so với chứng cuồng ăn và ăn vô độ.
 Tự sát: so với dân số nói chung, bệnh nhân mắc AN có tỷ lệ tự sát và tử vong cao hơn.

• Tử vong do tự sát chiếm khoảng 25% số ca tử vong ở người bệnh AN.


• Các yếu tố liên quan đến tự sát ở người bệnh AN bao gồm rối loạn sử dụng chất đồng mắc và tiền
sử lạm dụng tình dục và có anh chị em mắc ED.
TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG
• Bệnh nhân hồi phục sau AN thường tái phát. Tỷ lệ tái phát khác nhau tùy thuộc vào nhiều
yếu tố như cách xác định phục hồi và tái phát, việc sử dụng điều trị duy trì, tần suất và thời
gian theo dõi.
• Ba nghiên cứu quan sát tiến cứu kéo dài từ 1 đến 9 năm và một thử nghiệm ngẫu nhiên kéo
dài một năm cho thấy tỷ lệ tái phát xảy ra ở khoảng 35 đến 55% bệnh nhân.
• Tuy nhiên, một yếu tố liên quan đến tái phát/giảm cân trong nhiều nghiên cứu là hoạt động
thể chất hoặc tập thể dục ở mức độ cao hơn tại thời điểm hồi phục.
• Ngoài ra, các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng bức có thể dự báo tái phát và yếu tố
khác bao gồm BMI thấp hơn tại thời điểm phục hồi, động lực hồi phục thấp hơn tại thời điểm
hồi phục, mối quan tâm về trọng lượng và hình dáng cơ thể tại thời điểm hồi phục và tỷ lệ
giảm cân cao hơn trong tháng đầu tiên sau khi hồi phục.
Tiến triển và tiên lượng

• Tiên lượng cho chứng ăn vô độ tốt hơn chứng chán ăn tâm thần. Với
điều trị chứng ăn vô độ, khoảng 60% bệnh nhân sẽ khỏi bệnh.
• Bệnh nhân ăn kiêng quá mức của chứng ăn vô độ thường có tiền sử
tiến triển thành hành vi kiểu ăn vô độ (gây ra nôn mửa) với việc ăn
kiêng lặp đi lặp lại. Và sử dụng thuốc tẩy / nhuận tràng để tránh hàm
lượng calo trong thức ăn.
• Nôn mửa nhiều và tiêu chảy do thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến
mất cân bằng điện giải, có thể đe dọa tính mạng nếu không được
điều trị.
DỰ PHÒNG

You might also like