You are on page 1of 19

Các yếu tố tâm lý quyết định việc ăn uống theo cảm xúc ở tuổi vị thành niên

Tóm tắt sơ lược

Ăn uống theo cảm xúc (emotional eating) được khái niệm hóa như là ăn uống để
phản ứng lại tác động tiêu cực. Dữ liệu từ một nghiên cứu có quy mô lớn hơn về
hoạt động thể chất đã được áp dụng để xem xét các mối liên hệ giữa xúc
cảm/tâm trạng và việc ăn uống theo cảm xúc ở một mẫu tuổi vị thành niên/thanh
thiếu niên.

666 học sinh với gốc gác/xuất thân khác nhau từ 7 trường trung học cơ sở tại Los
Angeles đã tham gia vào nghiên cứu. Phân tích cắt ngang (cross-sectional analysis)
cho thấy không có sự khác biệt về giới tính trong hoạt động ăn uống theo cảm
xúc, và chỉ ra rằng sự căng thẳng, phiền muộn được nhận thức (perceived stress
and worries) có liên quan đến hoạt động ăn uống theo cảm xúc trong toàn bộ
mẫu.

Các phân tích phân tầng giới (gender stratified analyses) đã tiết lộ những mối liên
kết đáng kể giữa sự căng thẳng, cảm giác phiền muộn và sự bất an được nhận
thức với việc ăn uống theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên nữ, trong khi ở trẻ vị thành
niên nam thì việc này chỉ liên quan đến tâm trạng hoang mang, rối bời (confused
mood).

Những phát hiện này mang nhiều ý nghĩa tiềm năng đối với việc điều trị và ngăn
chặn bệnh béo phì ở trẻ em cùng với các hội chứng rối loạn ăn uống vì chúng cho
rằng những biện pháp can thiệp sẽ được hưởng lợi từ việc kết hợp các kĩ thuật
giảm căng thẳng và thúc đẩy tâm trạng tích cực.

Mặc dù các dấu hiệu cho thấy rằng ăn uống theo cảm xúc là một hành vi có vấn đề
và phổ biến, nhưng các tài liệu thực nghiệm về hiện tượng này lại không bao quát.
Việc công nhận hành vi thường gặp này là rắc rối đã được chứng minh bằng việc
tái diễn các cảnh trong phim hoặc trong các chương trình truyền hình khi ai đó
(đặc biệt là nữ) buồn bã hoặc căng thẳng, và ăn nhiều thức ăn hơn mức độ cần
thiết về mặt sinh lý. Mức độ của tâm trạng tiêu cực, thường là hệ quả của việc
chia tay hoặc các sự kiện gây căng thẳng, được minh họa bởi lượng thực phẩm
tiêu thụ. Nó có thể là cả một hộp kẹo, nguyên một gói khoai tây chiên, một hộp
kem, hoặc tất cả những thứ vừa được liệt kê.

Không chỉ trên các phương tiện truyền thông, mà ngay cả trong cuộc sống thường
ngày, chúng ta cũng đều thấy mọi người ăn uống để cố đối phó với những tình
huống căng thẳng, cũng như tin tức và/hoặc tâm trạng tồi tệ. Mặc dù công chúng
có vẻ đã nhận thức được hiện tượng ăn uống theo cảm xúc, nhưng các tài liệu
khoa học nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa có nhiều, đặc biệt là ở đối tượng
tuổi vị thành niên.

Ăn uống theo cảm xúc thường được định nghĩa là ăn uống (quá mức/vô độ) để
phản ứng lại với các tác động/ảnh hưởng tiêu cực, mà không có đặc trưng/đặc
thù đối với các tâm trạng hoặc cảm xúc cụ thể. Vì nghiên cứu về hiện tượng ăn
uống theo cảm xúc xuất hiện với nỗ lực giải thích bệnh béo phì, nên nhiều nghiên
cứu khác cũng tập trung vào các dân số béo phì. Ví dụ, Sims cùng cộng sự (2008)
đã phát hiện thấy rằng sự căng thẳng được nhận thức đã lý giải tỷ lệ phương
sai/khác nhau (proportion of the variance) cao hơn trong hiện tượng ăn uống
theo cảm xúc ở một mẫu phụ bao gồm các đối tượng tham gia thừa cân và béo
phì so với mẫu tổng thể. Tuy nhiên, chỉ có một vài nghiên cứu ít ỏi là đề cập đến
các cảm xúc cụ thể trong mối quan hệ với hiện tượng ăn uống theo cảm xúc.
Người ta lập luận rằng sự thiếu hụt tính đặc trưng/đặc thù của cảm xúc đã cản trở
nghiên cứu chi tiết về các tiền thân tâm lý dẫn đến tình trạng ăn uống quá mức.
Hơn nữa, những nghiên cứu đánh giá các cảm xúc cụ thể thường có xu hướng đo
lường hành vi ăn uống để đối phó với những cảm xúc/tâm trạng cụ thể, mà không
sử dụng cấu trúc của hoạt động ăn uống theo cảm xúc.

Thayer (2001) đã chỉ mặt gọi tên cảm giác của sự căng thẳng gia tăng và năng
lượng thấp, “sự mệt mỏi căng thẳng,” là thủ phạm chính dẫn đến hiện tượng ăn
uống theo cảm xúc, vì nó là cơ sở của nhiều tâm trạng tiêu cực (ví dụ buồn
chán/trầm cảm và lo âu) mà đã được phát hiện là có liên quan đến việc ăn quá
mức. Do đó, thực phẩm được sử dụng như một nỗ lực để tự chữa trị và tự điều
chỉnh tâm trạng. Weingarten và Elston (1991) nhận thấy rằng tình trạng căng
thẳng ở sinh viên đại học thường thôi thúc cảm giác thèm ăn ở những đối tượng
này.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xác định sự mệt mỏi, trầm cảm, cô đơn, bất an/lo âu,
căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn quá
nhiều ở nữ giới, và phát hiện ra rằng những cảm giác này thường cải thiện sau khi
ăn. Mặc dù nữ giới cũng ăn khi giận dữ và trầm cảm, nhưng những cảm giác này
lại không cải thiện sau khi ăn uống; ở những người tham gia bị béo phì, cảm giác
giận dữ và trầm cảm thậm chí còn gia tăng (các tác giả kết luận rằng điều này có
thể là do cảm giác tội lỗi và tức giận bản thân vì tự ăn quá nhiều). Steptoe, Lipsey,
và Wardle (1998) đã nhận ra rằng y tá và giáo viên gia tăng lượng năng lượng tiêu
thụ của họ trong những tuần căng thẳng so với những tuần ít căng thẳng hơn, và
việc này được chỉ ra bởi các báo cáo nhật kí thực phẩm.

Một số lý thuyết đã được đưa ra để giải thích hiện tượng ăn uống theo cảm xúc,
các yếu tố quyết định hiện tượng này cũng như hệ quả của nó. Lý thuyết chính
liên quan đến việc ăn uống theo cảm xúc là Lý thuyết Tâm lý về Béo phì cho rằng
trong những thời điểm khó khăn, đau buồn, thực phẩm được sử dụng như một
công cụ bảo vệ cảm xúc, nhưng từ đó cũng dẫn đến bệnh béo phì. Nó cũng cho
rằng bệnh béo phì là hệ quả của việc ăn quá nhiều để đối phó với các trạng thái
tiêu cực, bao gồm lo âu, trầm cảm, giận dữ, và chán nản (không có cảm xúc tiêu
cực cụ thể nào được coi là thủ phạm chính). Nó còn lưu ý thêm rằng những người
bị béo phì tham gia vào hoạt động ăn quá mức để đối phó với các cảm xúc tiêu
cực, trong khi những người có cân nặng bình thường có cơ chế đối phó thích nghi
hơn và không ăn để đáp ứng với sự đau khổ về cảm xúc. Do đó, nghiên cứu ăn
theo cảm xúc, đặc biệt là ở người trưởng thành, thường tập trung vào dân số béo
phì.

Trong một đánh giá ban đầu của tài liệu này, mô hình giảm thiểu tình trạng lo
âu/bất an đã được đề xuất và cho rằng bệnh béo phì được phát triển và duy trì từ
việc ăn quá nhiều trong nỗ lực giảm sự lo âu. Đánh giá sau đó của Ganley về việc
ăn uống theo cảm xúc ở người trưởng thành béo phì (nghiên cứu lâm sàng,
nghiên cứu không lâm sàng, nghiên cứu phòng nghiệm) tiết lộ một mô hình phức
tạp hơn mà giải thích được cả những sự khác biệt cá nhân. Ông ấy nhận thấy rằng
những người bị béo phì thường báo cáo là họ ăn để đối phó với sự giận dữ, cô
đơn, chán nản, và trầm cảm. Sau đó, ông còn lưu ý thêm về tầm quan trọng của
đánh giá toàn diện về sự căng thẳng cũng như sự cần thiết của việc chú ý đến các
trạng thái tâm trạng cụ thể mà có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Trong
đánh giá này, bằng chứng nằm ở thực tế là phần lớn tài liệu đều tập trung vào
phái nữ. Nghiên cứu của Faith, Allison, và Geliebter (1997) về các vấn đề liên quan
đến sự khác biệt trong bệnh béo phì và việc đánh giá cũng như điều trị hiện tượng
ăn uống theo cảm xúc đã đưa ra những đề xuất/gợi ý để tìm hiểu sâu xa hơn cấu
trúc này. Những đề xuất này bao gồm việc cho trẻ em tham gia vào nghiên cứu,
nghiên cứu các tác nhân gây căng thẳng mãn tính, và tìm hiểu kĩ những cảm xúc
cụ thể.

Những lý thuyết được áp dụng vào tài liệu về việc ăn uống do căng thẳng cũng có
thể được áp dụng với hiện tượng ăn theo cảm xúc. Trong tài liệu này, có hai mô
hình tư duy: Ảnh hưởng/Hiệu ứng chung (hầu như là nghiên cứu trên động vật) và
Khác biệt cá nhân (chỉ có nghiên cứu ở người). Mô hình Ảnh hưởng chung cho
rằng sự căng thẳng sẽ làm tăng hoạt động ăn uống ở tất cả các sinh vật, trong khi
đó thì Khác biệt cá nhân lại tuyên bố rằng việc ăn để đối phó với sự căng thẳng sẽ
phụ thuộc vào các yếu tố nhất định của một cá nhân. Ba giả thuyết chính đã được
thử nghiệm trong Mô hình Khác biệt cá nhân là: béo phì so với cân nặng bình
thường, những người ăn uống hạn chế/kiềm chế so với những người ăn uống
không hạn chế, và nữ giới so với nam giới, trong đó cả 3 nhóm đầu tiên trong mỗi
một sự so sánh này (béo phì, người ăn hạn chế, nữ giới) đều được cho là dễ ăn
uống do căng thẳng hơn. Đánh giá của Greeno đã dẫn đến sự hỗ trợ cho một
trong hai mô hình ăn uống do căng thẳng, vì vậy, có vẻ như căng thẳng trong đa
số trường hợp đều là tiền nhân của tình trạng ăn quá nhiều. Vì nhiều nghiên cứu
về sự khác biệt cá nhân mang ý nghĩa đáng kể, nên các tác giả đề xuất các nghiên
cứu nên tiếp tục tập trung vào mô hình khác biệt cá nhân. Các tác giả cũng đặt ra
một số câu hỏi, chẳng hạn như những loại căng thẳng nào thì dẫn đến hoạt động
ăn uống, và liệu mối quan hệ này có được áp dụng cho nam giới hay dân số không
phải trưởng thành trong những môi trường không phải phòng thí nghiệm hay
không.

Phòng ngừa bệnh béo phì là ưu tiên số một trong nghiên cứu sức khỏe công cộng.
Rõ ràng là việc ăn uống theo cảm xúc có thể đóng một vai trò quan trọng trong
nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Hơn nữa, so với trẻ vị thành niên da trắng thì
trẻ vị thành niên Latin là đối tượng có nguy cơ bị thừa cân cao nhất. Do đó, việc
cần thiết là phải nghiên cứu các yếu tố hành vi quyết định tiềm năng dẫn đến tình
trạng tăng cân để có thể xác định được các phương pháp phòng ngừa – việc ăn
uống theo cảm xúc có một điểm can thiệp tốt vì đây dường như là một yếu tố
nguy cơ có thể thay đổi. Bởi vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là làm sáng tỏ thêm
tài liệu về việc ăn uống theo cảm xúc để giúp xác định các cách thức phòng chống
bệnh béo phì. Chúng tôi hướng đến việc xác định những yếu tố tâm lý cụ thể
quyết định hoạt động ăn uống theo cảm xúc trong một mẫu tuổi vị thành niên ở
các ngôi trường cấp hai. Chúng tôi cho rằng tất cả các trạng thái cảm xúc và tâm
trạng tiêu cực đều liên quan đến hiện tượng ăn uống theo cảm xúc. Chúng tôi
cũng dự đoán rằng trẻ vị thành niên nữ sẽ dễ ăn theo cảm xúc hơn trẻ vị thành
niên nam, như đã được tìm thấy trong tài liệu về người trưởng thành.

Phương pháp

* Mẫu

Nghiên cứu hiện tại sử dụng dữ liệu cắt ngang từ một mẫu gồm 666 học sinh đên
từ bảy ngôi trường trung học cơ sở cả công lập lẫn tư thục (Công giáo) ở Los
Angeles. Các học sinh đều đang học lớp bảy và lớp tám, và đang tham gia vào một
nghiên cứu can thiệp quy mô lớn hơn về hoạt động thể chất ở trẻ vị thành niên
nữ người Latin. Các cuộc khảo sát đã đánh giá những yếu tố nhân khẩu học và áp
dụng các biện pháp tâm lý và hành vi, bao gồm tâm trạng, sự căng thẳng được
nhận thức, và ăn uống theo cảm xúc.

* Lựa chọn trường

Việc lựa chọn trường học được thiết kế để chọn ra những ngôi trường có nhiều
học sinh Latin đến từ Los Angeles hơn. Những sự phân phối dân tộc tại các trường
học được xác định qua dữ liệu từ Hội đồng Giáo dục California và Tổng Giáo phận
Công giáo La Mã. Tình trạng kinh tế xã hội (SES) của các trường cũng đã được xác
định để có thể chọn được những ngôi trường trong phạm vi SES. Nhà nghiên cứu
chính đã tiếp cận chín trường với tỷ lệ học sinh Latin cao và SES đa dạng, trong đó
có tám trường đồng ý tham gia. Vì những yêu cầu liên quan đến chương trình học
của học khu, nên một trường đã không thể tham gia, do vậy mà chúng tôi chỉ thu
thập dữ liệu từ bảy trường còn lại.
* Tuyển mộ học sinh

Giáo viên thể chất ở từng trường được liên lạc để xác định những lớp tham gia
vào nghiên cứu. Trong số 18 giáo viên được yêu cầu tham gia, chỉ có một người từ
chối vì các vấn đề về lịch trình/lịch dạy. Tất cả học sinh trong lớp của những giáo
viên đồng ý tham gia đều được mời gia nhập vào cuộc nghiên cứu. Quá trình
tuyển mộ học sinh diễn ra trong vòng 4 ngày (bao gồm cả ngày thu thập dữ liệu).
Vào ngày đầu tiên, nhà nghiên cứu chính đã giải thích về dự án nghiên cứu và
phát đơn đồng thuận/cam kết dành cho cha mẹ. Vào ngày thứ hai và thứ ba, đơn
đồng thuận được thu lại và, vào ngày thứ ba, đơn từ chối được phân phát cho cha
mẹ của học sinh (đơn đồng thuận và từ chối riêng biệt được sử dụng để cho phép
“sự thỏa thuận ngụ ý” nếu các đối tượng tham gia không nộp lại đơn đồng
thuận/chấp thuận và đơn từ chối chủ động). Quy trình/thủ tục đồng thuận chủ
động hoặc ngụ ý được phê duyệt bởi Hội đồng Đánh giá Thể chế (IRB), các học
khu, và Tổng giáo phận. Các loại đơn đồng thuận hay từ chối dành cho bố mẹ, và
đơn đồng thuận của học sinh, cũng như các khảo sát được thu thập vào ngày thứ
tư. Tất cả các hình thức đơn dành cho bố mẹ cũng được trình bày bằng tiếng Tây
Ban Nha, và học sinh được yêu cầu chọn loại đơn có ngôn ngữ phù hợp.

Nếu một phụ huynh cung cấp văn bản đồng thuận dạng chủ động đồng ý để con
họ tham gia nghiên cứu (cụ thể là đã kí và nộp lại đơn đồng thuận), thì học sinh
này đã đủ điều kiện để tham gia. Nếu một phụ huynh cung cấp văn bản từ chối
chủ động (cụ thể là đã kí và trả lại đơn từ chối), tức là con của họ không đủ điều
kiện để điền vào bảng khảo sát. Những học sinh mà cha mẹ không chủ động từ
chối sự cho phép trên đơn từ chối chỉ có đủ điều kiện để hoàn thành một phần
khảo sát. Phiên bản khảo sát được rút ngắn chỉ chứa những câu hỏi mà, theo quy
định của IRB và Hội đồng Giáo dục California, có thể được thực hiện mà không cần
sự đồng thuận chủ động.

Những học sinh đủ điều kiện tham gia sau đó được yêu cầu viết văn bản đồng
thuận là một phần của nghiên cứu. Những học sinh có sự đồng thuận chủ động
của cha mẹ hoặc không thể hiện sự từ chối chủ động của cha mẹ và cung cấp đơn
đồng thuận (dạng văn bản) đã tham gia vào nghiên cứu. Đã có 85% học sinh tham
gia vào nghiên cứu (con số này bao gồm các đối tượng nhận được sự đồng thuận
chủ động lẫn ngụ ý).

* Quy trình/thủ tục

Các khảo sát đã được phân phối và lựa chọn bởi những người thu thập dữ liệu
được đào tạo, không quen biết các học sinh, theo một hướng dẫn và tập lệnh thu
thập dữ liệu được cung cấp cho từng người thu thập dữ liệu một. Học sinh dùng
bút chì để điền vào một bảng câu hỏi khảo sát bằng tiếng Anh trong thời gian hai
tiết học. Vì các tiết học đều được dạy bằng tiếng Anh, nên những đối tượng tham
gia được mặc định là có khả năng đọc tiếng Anh. Ngoài ra, nghiên cứu trước đây
của chúng tôi với các trẻ vị thành niên Latin ở Los Angeles đã chỉ ra rằng khi được
giới thiệu các bảng câu hỏi khảo sát bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, có chưa
đến 1% học sinh chọn phiên bản tiếng Tây Ban Nha. Các trường học đã cung cấp
một biên dịch viên trong quá trình thu thập dữ liệu khi cần thiết và/hoặc khi có
thể, nếu không thì người thu thập dữ liệu cũng sẵn sàng thực hiện công tác biên
dịch. Những bảng câu hỏi khảo sát này được xác định bằng một con số cụ thể với
mỗi một đứa trẻ để duy trì tính bảo mật của dữ liệu.

* Biện pháp đo lường

Ăn uống theo cảm xúc

Ăn uống theo cảm xúc được đo lường bằng một thang đo phụ (subscale) của Bảng
câu hỏi Hành vi Ăn uống Hà Lan (DEBQ). Thang đo 13 mục này hỏi về việc ăn uống
để phản ứng lại với một số cảm xúc khác nhau. Các học sinh tham gia đưa ra câu
trả lời theo thang đo Likert 5 điểm từ không bao giờ đến rất thường xuyên. Hai
phương án mã hóa khác nhau được sử dụng trong biện pháp đo lường hiện tượng
ăn uống theo cảm xúc của chúng tôi: (1) thang điểm liên tục đạt được bằng cách
lấy điểm số trung bình của 13 mục (hệ số Cronbach α = 0,95), và (2) Để đánh giá
những khác biệt về giới trong tỷ lệ “người ăn uống theo cảm xúc,” điểm số ăn
uống theo cảm xúc liên tục của học sinh được phân loại dựa vào các điểm cắt
được mô tả trong phần hướng dẫn DEBQ.

Sự căng thẳng được nhận thức


Sự căng thẳng được đánh giá thông qua một phiên bản đã qua sửa đổi của Thang
đo sự căng thẳng nhận thức (PSS). PSS là một thang đo gồm 14 mục tìm hiểu về
việc nhận thức những trải nghiệm căng thẳng trong tháng vừa rồi. Các lựa chọn
phản ứng/phản hồi thay đổi từ không bao giờ đến rất thường xuyên theo thang
đo Liker 5 điểm. Dựa vào phản hồi từ những bài phỏng vấn ngắn với trẻ vị thành
niên đánh giá thang đo này, ngôn ngữ được điều chỉnh cho dễ hiểu và có thêm ba
mục được bổ sung vào biện pháp này. Những mục này bao gồm: “thấy mình phải
làm quá nhiều việc,” “phải giữ bí mật để bạn bè hoặc bố mẹ không biết,” và “luôn
lo lắng về cuộc sống xã hội của mình.” Tổng số điểm được tính toán để có được
một thang điểm (hệ số Cronbach α = 0,73).

Lo lắng

Sự lo lắng được đo lường thông qua một thang đo lo lắng do Spruijt-Metz và


Spruijt phát triển (1997). Lo lắng cũng tương tự như các biện pháp đo sự căng
thẳng và bất an. Biện pháp này tìm hiểu về mức độ lo lắng của một người đối với
từng mục trong tháng vừa rồi. Các mục liên quan đến một số vấn đề quen thuộc
với cuộc sống của trẻ vị thành niên, bao gồm hình ảnh bản thân, các mối quan hệ
và trường học. Điểm lo lắng được tính bằng cách tính điểm trung bình của mỗi
một mục (hệ số Cronbach α = 0,88).

Tâm trạng

Phiên bản tuổi vị thành niên của Hồ sơ Trạng thái Tâm trạng (POMS-A) được sử
dụng để đánh giá tâm trạng. Thanh đo này được tạo thành từ 6 thang đo phụ
(mỗi thang gồm 4 mục): Giận dữ (hệ số Cronbach α = 0,80), Tâm trạng hoang
mang/bối rối (hệ số Cronbach α = 0,81), Trầm cảm (hệ số Cronbach α = 0,88), Mệt
nhọc (hệ số Cronbach α = 0,85), Căng thẳng (bất an) (hệ số Cronbach α = 0,79), và
Mạnh mẽ/hăng hái/khỏe mạnh/giàu sinh lực (hệ số Cronbach α = 0,72). Những
thang đo này yêu cầu người được hỏi nói về cảm giác của họ vào thời điểm đó,
với những lựa chọn phản hồi/phản ứng theo thang đo Likert 5 điểm từ không có
gì đến vô cùng/tột cùng.

Ngoại hình
Thang đo trạng thái ngoại hình (BISS) là một thang đo gồm 6 mục (hệ số Cronbach
α = 0,69) đánh giá ngoại hình/hình tượng cơ thể. Thang đo này có định dạng phản
ứng/phản hồi Likert 7 điểm, trong đó người tham gia biểu thị cảm giác hài lòng
của họ với vẻ ngoài, sự hấp dẫn, và so sánh với người khác. Ngoại hình được bao
gồm trong mẫu như một biến ngoại sinh/hiệp biến (covariate).

Các mối quan tâm về cân nặng

Để đánh giá các mối quan tâm về cân nặng, những người được hỏi đã chỉ ra trong
phạm vi 4 điểm từ không bao giờ đến rất thường xuyên mức độ họ lo lắng hoặc
cảm thấy tiêu cực hoặc tích cực về diện mạo và cơ thể mình (hệ số Cronbach α =
0,77). Các mối quan tâm về cân nặng được bao gồm như một hiệp biến/biến
ngoại sinh trong mẫu.

Tuổi tác

Tuổi tính bằng tháng được sử dụng trong tất cả phân tích. Yếu tố này được tính
bằng cách dùng ngày sinh lấy được từ văn phòng hành chính nhà trường và ngày
kiểm tra.

Sắc tộc

Thang đo sắc tộc của Phinney (1992) được áp dụng để thu thập thông tin về dân
tộc/sắc tộc. Các đối tượng tham gia được cung cấp nhiều nguồn gốc dân tộc khác
nhau, sau đó được yêu cầu đánh dấu dân tộc tương ứng với gốc gác của họ. Nếu
người tham gia đánh dấu nhiều hơn một thì họ được phân loại là Đa sắc tộc/Đa
dân tộc. Một số nhóm có rất ít người và do đó mà được gộp thành một nhóm
“Khác.”

* Phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả được tính toán cho tất cả các biến nhân khẩu học. Phương pháp
kiểm định t và kiểm định chi bình phương được áp dụng để đánh giá những khác
biệt về giới trong hoạt động ăn uống theo cảm xúc. Vì dữ liệu được lồng ghép vào
trong các trường học, nên mô hình hồi quy đa biến đa bậc được tiến hành để
kiểm tra mối liên hệ giữa trạng thái cảm xúc/tâm trạng và việc ăn uống theo cảm
xúc, đồng thời kiểm soát/đối chứng với tuổi tác, giới tính, dân tộc, ngoại hình, các
mối quan tâm về cân nặng, và nhóm can thiệp (dữ liệu theo dõi cắt ngang được
sử dụng trong các phân tích, do đó mà chúng tôi cần phải kiểm soát/đối chứng
mọi tác động can thiệp có thể xảy ra, mặc dù chúng tôi không lường trước hay dự
đoán bất cứ ảnh hưởng/tác động can thiệp nào đối với hiện tượng ăn uống theo
cảm xúc vì sự can thiệp chỉ chú trọng vào hoạt động thể chất). Tuổi tác, giới tính
và dân tộc được đưa vào như các biến ngoại sinh để giải thích cho mọi tác
động/hiệu ứng mà những yếu tố này có thể gây ra đối với các mối quan hệ. Vì khả
năng là ngoại hình cùng với các mối quan tâm về cân nặng có thể ảnh hưởng đến
các biến độc lập và phụ thuộc, nên chúng tôi đã bao gồm những yếu tố này vào
các mẫu để giải thích cho mọi hiệu ứng gây nhiễu có thể xảy ra. Phân tích tương
tác (tương tác của những cảm xúc đáng kể giới tính X) được tiến hành bằng cách
sử dụng các phương pháp hồi quy tương tự. Mỗi một biến được chuẩn hóa theo
một giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn bằng 1 để tạo ra các ước tính tham
số chuẩn hóa.

Kết quả

Trong số 666 người tham gia thì có 76% hoàn thành các bảng câu hỏi khảo sát
cung cấp dữ liệu hoàn chỉnh cho các biến liên quan đến nghiên cứu này. Những
đối tượng cung cấp dữ liệu đầy đủ không khác biệt đáng kể so với những người
với dữ liệu không hoàn chỉnh về các biến ngoại sinh/hiệp biến, biến phụ thuộc, và
biến độc lập, ngoại trừ tâm trạng tức giận và tâm trạng hoang mang/bối rối.
Những người có dữ liệu đầy đủ (Mtức giận = 0,7054; Mhoang mang = 0,6228) có
điểm tức giận (t = 2,18, p = ,03) và điểm hoang mang (t = 2,07, p = ,04) thấp hơn
những người có dữ liệu không đẩy đủ (Mtức giận = 0,8869; Mhoang mang =
0,7772). Các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu theo giới tính được biểu thị trong
Bảng 1. Nhìn chung, trong số các học sinh tham gia thì có 74% là nữ, với độ tuổi
trung bình là 12,5 (độ lệch chuẩn SD = 0,65, và sự phân phối dân tộc/sắc tộc như
sau: 62,0% Latin, 17,7% châu Á, 10,5% đa sắc tộc, 6,2% khác, và 3,6% da trắng.
Bảng 1 cũng cho thấy sự khác biệt về giới trong các biến nhân khẩu học cùng các
biến ngoại sinh khác.

Bảng 1: Các đặc điểm của mẫu (n = 505)


Nam Nữ
n = 133 (26%) n = 372 (74%)
Phạm Khác biệt về
Biến
Độ Độ vi giới
Trung Trung
lệch lệch
bình bình
chuẩn chuẩn

11– t(199) = 0,63,


Tuổi 12,55 (0,75) 12,50 (0,62)
15 p = ,5262

Dân tộc*

Châu χ2(1) = 17,02;


39 (29,6%) 50 (13,5%)
Á p < ,0001

χ2(1) = 7,49,
Latin 69 (52,3%) 243 (65,5%)
p = ,0062

Đa sắc χ2(1) = 1,70,


10 (7,6%) 43 (11,6%)
tộc p = ,1920

χ2(1) = 0,829,
Khác 6 (4,6%) 25 (6,7%)
p = ,3623

Da χ2(1) = 3,15,
8 (6,1%) 10 (2,7%)
trắng p = ,0757

t(198) = 0,39,
Giận dữ 0,73 (0,9) 0,70 (0,80) 0–4
p = ,6944

t(208) =
Hoang
0,60 (0,86) 0,63 (0,75) 0–4 −0,44, p =
mang
,6637

t(503) =
Trầm
0,64 (1,00) 0,68 (0,89) 0–4 −0,46, p =
cảm
,6444

t(503) =
Mệt mỏi 1,00 (1,03) 1.,02 (0,96) 0–4 −0,23, p =
,8159
Căng
thẳng t(275) =
được 17,95 (6,39) 19.,17 (7,61) 0–68 0,180, p =
nhận ,0733
thức

Căng t(503) =
thẳng/bất 0,73 (0,86) 0,82 (0,81) 0–4 −1,07, p =
an ,2843

Mạnh
mẽ/hăng t(501) = 2,33,
2,03 (1,01) 1,80 (1,00) 0–4
hái/giàu p = ,0202
sinh lực

t(503) = 3,04,
Lo lắng 2,22 (0,64) 2,41 (0,59) 1–4
p = ,0025

Ăn uống
theo cảm
xúc

Điểm
t(207) =
ăn uống
1,80 (0,94) 1,87 (0,81) 1–5 −0,78, p =
theo cảm
,434
xúc

Người
ăn uống χ2(1) = 0,947,
22 (16,5%) 76 (20,4%)
theo cảm p = ,330
xúc*

Ngoại t(503) = 0,97,


4,29 (1,09) 4,18 (1,18) 1–7
hình p = ,3328

Các mối
t(503) =
quan tâm
2,17 (0,72) 2,29 (0,72) 1–4 −1,54, p =
về cân
,1239
nặng
Ghi chú: n* (%)
Các phân tích chỉ ra rằng việc ăn uống theo cảm xúc không khác biệt đáng kể theo
giới tính (Bảng 1). Phương pháp kiểm định chi bình phương cũng cho thấy rằng
không có sự chênh lệch đáng kể trong tỷ lệ người ăn uống theo cảm xúc ở học
sinh nam (16,5%) so với học sinh nữ (20,4%; %; χ2 = 0,95, p = ,33). Ngoài ra, kiểm
định t cũng không phát hiện ra sự khác biệt đáng kể về điểm số ăn uống theo cảm
xúc giữa nam giới (M = 1,80) và nữ giới (M = 1,87; t = -0,78, p = ,43).

Bảng 2 báo cáo kết quả của các mô hình hồi quy đa biến đa bậc của việc ăn uống
theo cảm xúc như một mối tương quan giữa cảm xúc và thực phẩm. Kiểm
soát/đối chứng các biến ngoại sinh đã được nhắc đến trước đó và tác động/ảnh
hưởng ngẫu nhiên của trường học, các phân tỉnh tổng thể đã chỉ ra rằng hoạt
động ăn uống theo cảm xúc được phát hiện là có liên quan đáng kể đến sự căng
thẳng được nhận thức (Hệ số β đã chuẩn hóa = 0,1835, p < ,0001) và sự lo lắng
(hệ số β đã chuẩn hóa = 0,1189, p = ,02). Không có các yếu tố dự đoán tâm lý khác
liên quan đến hiện tượng ăn uống theo cảm xúc, mặc dù căng thẳng/bất an (p =
,05) và tâm trạng hoang mang (p = ,07) mang ý nghĩa tương đối đáng kể.

Bảng 2: Mối liên hệ giữa cảm xúc/tâm trạng và hoạt động ăn uống theo cảm xúc

Ăn uống theo cảm xúc

Tổng thể Nam giới Nữ giới

Giá trị Giá Giá


β β β
p trị p trị p

Biến độc lập

Giận dữ −0,0287 ,6562 −0,0030 ,9801 −0,0469 ,5448

Tâm trạng
0,1321 ,0727 0,3513 ,0270 0,0365 ,6643
hoang mang

Trầm cảm −0,0578 ,4613 −0,0701 ,6438 −0,0570 ,5428

Mệt mỏi −0,0479 ,3839 −0,0789 ,5224 −0,0228 ,7158

Sự căng 0,1835 <,0001 0,1493 ,2165 0,1905 ,0002


thẳng được
nhận thức

Căng
−0,1310 ,0505 −0,0138 ,9261 0,1843 ,0148
thẳng/bất an

Mạnh
mẽ/hăng
−0,0230 ,6061 −0,0995 ,7061 0,0228 ,6479
hái/giàu sinh
lực

Lo lắng 0,1189 ,0174 0,0503 ,6444 0,1384 ,0145

Các biến
ngoại sinh

Ngoại hình 0,0005 ,9918 −0,1143 ,3502 0,0349 ,5320

Các mối
quan tâm về 0,1422 ,0073 0,2583 ,0387 0,1132 ,0533
cân nặng
Ghi chú: Tất cả các ước tính tham số (beta) đều được điều chỉnh theo tuổi, giới
tính, dân tộc/sắc tộc, mối quan tâm đến cân nặng, ngoại hình, và tác động ngẫu
nhiên của trường học.

Vì chúng tôi đã mong đợi là sẽ tìm thấy những khác biệt về giới trong việc ăn uống
theo cảm xúc, nên các phân tích tương tác được tiến hành đối với sự căng thẳng
nhận thức và lo lắng để nghiên cứu những chênh lệch về giới tính trong các mối
liên hệ này. Các thuật ngữ tương tác giới tính đối với những yếu tố này được bổ
sung vào các mẫu riêng biệt, và kết quả cho thấy không có tác động/hiệu ứng
tương tác cho sự căng thẳng được nhận thức (β = 0,0299, p = ,77) hoặc lo lắng
(β = 0,0071, p = ,94). Mặc dù các tương tác không đáng kể, nhưng tài liệu trước
đây vẫn hỗ trợ sự khác biệt về giới trong cảm xúc và hành vi ăn uống, do đó, các
phân tích hồi quy mô hình đa bậc phân tầng được tiến hành (Bảng 2), đối chứng
với các biến ngoại sinh. Các phân tích phân tầng giới tính cho thấy rằng tâm trạng
hoang mang/bối rối (β = 0,3513, p = ,03) có liên quan đến hiện tượng ăn uống
theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên nam, còn sự căng thẳng được nhận thức (β =
0,1905, p = ,0002), lo lắng (β = 0,1384, p = ,01) và căng thẳng/bất an (hệ số β được
chuẩn hóa = 0,1834, p = ,01) có liên quan đáng kể đến hoạt động ăn uống theo
cảm xúc ở trẻ vị thành niên nữ.

Thảo luận

Việc nghiên cứu các trạng thái cảm xúc/tâm trạng cụ thể liên quan đến hiện
tượng ăn uống theo cảm xúc đã hé lộ rằng sự căng thẳng được nhận thức và cảm
giác lo lắng có liên quan đến hoạt động ăn uống theo cảm xúc ở mẫu tuổi vị thành
niên. Thú vị là ở chỗ, trái với kì vọng/mong đợi của chúng tôi, không hề có sự khác
biệt về giới trong tỷ lệ người ăn theo cảm xúc hoặc mức độ ăn theo cảm xúc giữa
trẻ vị thành niên nam và trẻ vị thành niên nữ trong mẫu này. Nơi chúng tôi tìm
thấy sự khác biệt/chênh lệch giới tính là trong các tâm trạng cụ thể liên quan đến
việc ăn uống theo cảm xúc. Trong số các yếu tố tâm lý được cho là có liên quan
đến hoạt động ăn uống theo cảm xúc, thì sự căng thẳng được nhận thức, lo lắng
và căng thẳng/bất an đều là những mối tương quan của việc ăn uống theo cảm
xúc ở trẻ vị thành niên nữ, trong khi đó thì chỉ có tâm trạng hoang mang là tác
động đến hoạt động này ở trẻ vị thành niên nam.

Các tài liệu về ăn uống (rối loạn ăn uống, ăn kiêng, ăn theo cảm xúc) thường tập
trung vào nữ giới, do đó sự thiếu hụt những khác biệt/chênh lệch về giới trong
hoạt động ăn uống ở mẫu tuổi vị thành niên này là tương đối đáng kể. Nó chỉ ra
nhu cầu tiềm năng để giải quyết các vấn đề ở nam giới cũng như nữ giới. Các vấn
đề đo lường có thể là lý do dẫn đến việc các phát hiện thường chỉ ra rằng đây là
vấn đề của phụ nữ. Có thể là việc xác định xem trẻ vị thành niên nam có bị ảnh
hưởng hay không có thể phụ thuộc vào yếu tố được do lường và cách nó được
hỏi. Điều này có ý nghĩa với các tài liệu về ăn uống theo cảm xúc vì nhiều nghiên
cứu ở người trưởng thành thường thí nghiệm hoạt động ăn uống để phản ứng lại
cảm xúc so với những khác biệt trong cấu trúc của bản thân hoạt động ăn uống
theo cảm xúc. Ngoài ra, những vấn đề liên quan đến ăn uống này có thể gia tăng ở
nam giới ngày nay. Điều này có vẻ hợp lý trong một thời đại mà diện mạo/vẻ bề
ngoài dường như là một mối quan tâm ngày càng tăng đối với trẻ vị thành niên
nam, và được hỗ trợ thêm bởi thực tế là trong các phân tích này, biến ngoại
sinh/hiệp biến các mối quan tâm về cân nặng có liên quan đến hoạt động ăn uống
theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên nam. Mặc dù chúng tôi đã thấy mối liên hệ này ở
các trẻ vị thành niên nữ, nhưng các nghiên cứu bổ sung nên bao gồm hoặc cũng
tập trung vào nam giới trong mẫu của họ để có thể làm tăng vốn hiểu biết về
những vấn đề này đối với trẻ vị thành niên nam vì dường như nó cũng quan trọng
đối với họ.

Các cảm xúc/tâm trạng khác nhau liên quan đến việc ăn uống theo cảm xúc ở trẻ
vị thành niên nam so với trẻ vị thành niên nữ cũng đáng lưu ý. Hoạt động ăn uống
theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên nam dường như đi theo một cảm xúc phổ biến
hơn của tâm trạng hoang mang/bối rồi, trong khi những yếu tố liên quan đến hoạt
động này ở trẻ vị thành niên nữ lại bắt nguồn từ một nhóm các trạng thái tâm lý
tương tự của sự căng thẳng, lo lắng, và bất an. Do đó, có thể là các biện pháp can
thiệp nên được điều chỉnh theo giới tính. Điều này có thể chỉ ra rằng các nỗ lực
giảm sự căng thẳng có thể đóng vai trò như những phương pháp hữu ích giúp
giảm thiểu tình trạng ăn quá nhiều đặc biệt là ở trẻ vị thành niên nữ, còn các
chiến lược làm tăng hiểu biết về tình huống có thể hữu ích hơn cho các trẻ vị
thành niên nam.

Đáng ngạc nhiên là chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ với nhiều tâm trạng tiêu
cực được bao gồm trong mẫu. Dựa vào các tài liệu được trích dẫn, chúng tôi đã
dự đoán rằng việc ăn uống theo cảm xúc sẽ liên quan đến tâm trạng trầm
cảm/chán nản và mệt mỏi. Một lời giải thích tiềm năng cho việc này có thể là vì
các phát hiện trước đây đều xuất phát từ nghiên cứu ở người trưởng thành. Ảnh
hưởng/tác động tiêu cực cụ thể dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc có lẽ cũng
không giống với ảnh hưởng ở giai đoạn tuổi vị thành niên. Có thể là trẻ vị thành
niên trải qua cảm giác căng thẳng và hoang mang nhiều hơn, còn người trưởng
thành lại thường xuyên trải nghiệm tâm trạng trầm cảm/chán nản và mệt mỏi
hơn. Thực tế là không có bất cứ mối liên hệ đáng kể nào với cảm xúc tích cực duy
nhất trong mẫu, cụ thể là mạnh mẽ/hăng hái/giàu sinh lực, có thể hỗ trợ ý kiến
cho rằng hoạt động ăn uống theo cảm xúc xảy ra để đối phó với những cảm xúc
tiêu cực. Tuy nhiên, việc cảm thấy mạnh mẽ/giàu sinh lực có thể là một cảm xúc
cụ thể mà không liên quan đến nhu cầu đối với lượng năng lượng tiêu thụ gia
tăng, vậy nên cũng không có mối quan hệ tiêu cực. Cần có thêm nhiều nghiên cứu
đánh giá mối quan hệ giữa các cảm xúc tích cực khác với việc ăn uống theo cảm
xúc ở tuổi vị thành niên.

Một hạn chế tiềm tàng của nghiên cứu này là thang đo ăn uống theo cảm xúc hỏi
về việc ăn để phản ứng lại những cảm xúc cụ thể và chúng tôi đã thử nghiệm mối
liên hệ giữa thang đo này với các cảm xúc cụ thể. Điều này có thể đã dẫn đến
những mối quan hệ ngụy tạo/giả mạo vì cả hai thang đo đều bao gồm những cảm
xúc cụ thể. Tuy nhiên, việc các thang đo tâm lý đo mức độ của một tâm trạng
hoặc cảm xúc cụ thể, trong khi thang đo ăn uống theo cảm xúc lại đo lường hành
vi ăn uống để đối phó với tâm trạng hoặc cảm xúc chỉ ra rằng các thang đo đang
đo hai cấu trúc khác nhau hoàn toàn. Do đó, chúng tôi tin rằng phát hiện của mình
đại diện những mối quan hệ thật sự/đích thực.

Bản chất cắt ngang của cuộc nghiên cứu không cho phép chúng tôi quyết định liệu
cảm xúc hoặc tâm trạng có được trải nghiệm trước khi ăn uống theo cảm xúc hay
không, tuy nhiên bản chất của thang đo ăn uống theo cảm xúc lại hướng đến sự
liên kết ngầm. Các mục trong thang đo đánh giá hỏi rằng liệu hoạt động ăn uống
có xảy ra khi một người đang trải nghiệm cảm xúc nhất định nào đó hay không.
Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng trẻ vị thành niên nam trải nghiệm sự hoang
mang, bối rối nhiều hơn và trẻ vị thành niên nữ thường thấy căng thẳng, lo lắng
và bất an hơn rất dễ ăn để đối phó với những cảm xúc khác nhau. Việc áp dụng
các phương pháp đánh giá nhất thời sinh thái (EMA) có thể giúp ích cho việc xác
định xem những lần ăn uống theo cảm xúc có trực tiếp xảy ra ngay sau các trạng
thái tâm trạng cụ thể hay không. EMA cho phép đo lường các sự kiện/yếu tố khi
chúng xảy ra; phương pháp đánh giá này đã được chứng minh là có ích trong
nghiên cứu về một số hành vi sức khỏe, bao gồm sự lo âu/bất an và hành vi ăn
uống, cũng như rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity
disorder – ADHD).

Hiệu lực/tính hợp lý của dữ liệu còn có thể bị ảnh hưởng bởi bản chất tự báo cáo
của nghiên cứu. Tuy nhiên, các đối tượng tham gia được đảm bảo về tính bảo mật
của tất cả dữ liệu, và các biện pháp được thực hiện để chứng minh tính bảo mật
với những người tham gia. Vì vậy, không có lý do gì để nghĩ rằng những học sinh
tham gia nghiên cứu đã không thành thật trong câu trả lời của các em.
Khả năng khái quát hóa của kết quả nghiên cứu bị giới hạn bởi một số yếu tố.
Chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này trong một dân số/quần thể mở, trẻ vị
thành niên thiểu số, do đó mà chúng tôi không thể cho rằng những phát hiện này
vẫn đúng/có giá trị ở các quần thể tuổi vị thành niên khác. Tuy nhiên, dựa vào tài
liệu đánh giá, và cân nhắc thực tế rằng đa số nghiên cứu ăn uống theo cảm xúc
được tiến hành ở phụ nữ da trắng, và rằng nghiên cứu của chúng tôi cũng hé lộ
những phát hiện tương tự, nên chúng tôi cảm thấy nghiên cứu này đã bổ sung
vào khả năng khái quát hóa của nghiên cứu ăn uống theo cảm xúc. Trong tương
lai cần tiến hành nghiên cứu ở nhiều nhóm tuổi vị thành niên/thanh thiếu niên đa
dạng hơn để có thể bổ sung vào tính khái quát hóa của những phát hiện nhi
khoa/ở trẻ em.

Cấu trúc của việc ăn uống theo cảm xúc nhi khoa vẫn chưa được nghiên cứu kĩ
càng, tỉ mỉ ở Mỹ. Vì thế mà không có dữ liệu quốc gia để đối chiếu/so sánh với kết
quả của chúng tôi. Khả năng so sánh tỷ lệ ăn uống theo cảm xúc cùng với tỷ lệ
thừa cân và béo phì rất hữu ích trong việc xác định tác động tiềm năng mà việc
giảm thiểu hoạt động ăn uống theo cảm xúc có thể tạo ra đối với bệnh béo phì.
Trong một mẫu với hơn 1.400 trẻ em ở Bỉ, Braet cùng cộng sự (2008) đã báo cáo
rằng 10,5% số trẻ thừa cân có biểu hiện ăn uống theo cảm xúc. Vì vậy, việc ăn
uống theo cảm xúc có thể tác động đáng kể đến tình trạng thừa cân và béo phì,
do đó mà cần nghiên cứu thêm về hiện tượng ăn uống theo cảm xúc trong các nỗ
lực phòng chống bệnh béo phì.

Kết quả từ nghiên cứu này hỗ trợ giả thuyết cho rằng hành vi ăn uống bị ảnh
hưởng bởi tác động tiêu cực. Nghiên cứu này độc nhất ở chỗ nó được tiến hành
với dân số tuổi vị thành niên thiểu số bao gồm các bé trai, và những cảm xúc cụ
thể được xác định có liên quan đến việc ăn uống theo cảm xúc trong một bối cảnh
không phải phòng thí nghiệm. Do vậy, những phát hiện trước đây mà chứng minh
rằng tác động tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến việc ăn uống theo cảm xúc cũng có
thể được áp dụng với một dân số/quần thể mới. Chúng tôi cũng phát hiện thấy
rằng không phải tất cả tác động/ảnh hưởng tiêu cực đều dẫn đến hiện tượng ăn
uống theo cảm xúc ở trẻ vị thành niên, điều này có thể cung cấp trọng tâm đối với
biện pháp can thiệp trong dân số/quần thể này. Các kết luận này có những ý nghĩa
tiềm năng đối với việc điều trị và phòng ngừa bệnh béo phì cũng như các chứng
rối loạn ăn uống ở trẻ em, vì chúng cho rằng những biện pháp can thiệp có thể
được hưởng lợi từ sự kết hợp các kỹ thuật giảm căng thẳng với việc thúc đẩy tâm
trạng tích cực. Hơn nữa, xét đến việc các quần thể/dân số trẻ em là những đối
tượng có nguy cơ bị béo phì cao nhất, nghiên cứu này khá phù hợp với những nỗ
lực sức khỏe công cộng hiện tại. Mặc dù có vẻ mang tính trực quan khi cho rằng
việc loại bỏ “yếu tố kích thích” việc ăn uống theo cảm xúc có thể giảm thiểu hoạt
động này, nhưng trong tương lai vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để quyết định
xem những kiểu can thiệp này có thực sự giảm được việc ăn uống theo cảm xúc
hay không.

–––

Dịch từ bài viết: Psychological Determinants of Emotional Eating in Adolescence

Tác giả: SELENA T. NGUYEN-RODRIGUEZ, JENNIFER B. UNGER, và DONNA SPRUIJT-


METZ

DOI: 10.1080/10640260902848543

Người dịch: Tống Hải Anh, nhóm Hạ Mến, hướng dẫn ăn đúng

Nguồn wed: https://hamen.org/tam-ly-an-uong-vi-thanh-nien/

You might also like