You are on page 1of 43

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

HỌC PHẦN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI:

Tìm hiểu hội nghị Giơ-ne-vơ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954). Rút ra nhận xét.

Nhóm: 3
Giảng viên hướng dẫn: Cô Hoàng Thị Thắm
Lớp học phần: 231HCMI013101

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC
THÀNH VIÊN...............................................................................................................2
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
CHƯƠNG I - HỘI NGHỊ GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI
HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954...............................................................4
1.1. Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa
bình ở Đông Dương.......................................................................................................4
1.1.1. Bối cảnh thế giới...................................................................................................4
1.1.2. Bối cảnh Đông Dương...........................................................................................5
1.2. Thành phần tham gia............................................................................................6
1.3 Lập trường và quan điểm các bên tham dự.........................................................7
1.3.1. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà................................................................................7
1.3.2. Pháp.......................................................................................................................9
1.3.3. Liên Xô................................................................................................................11
1.3.4. Hoa Kỳ................................................................................................................11
1.3.5. Trung Quốc..........................................................................................................12
1.3.6. Anh......................................................................................................................13
1.4. Diễn biến hội nghị................................................................................................14
1.5. Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao Việt Nam
......................................................................................................................................16
CHƯƠNG II - NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954.............................17
2.1. Nội dung cơ bản hội nghị Genève.......................................................................17
2.2. Nội dung toàn văn của hiệp định Genève...........................................................18
2.3. Nội dung cơ bản của hiệp định Genève..............................................................35
CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM.................................................37
3.1. Nhận xét.................................................................................................................37
3.1.1. Thành công..........................................................................................................37
3.1.2 Hạn chế.................................................................................................................38
3.2. Kinh nghiệm..........................................................................................................39
KẾT LUẬN.................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................42

1
THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Nhiệm vụ


41 Nguyễn Thanh Hằng Thuyết trình + Kết luận
42 Nguyễn Thị Hằng Chương II
43 Vũ Khánh Hiền Chương II
44 Đào Duy Hòa Làm Slide
45 Đỗ Văn Huy Chương III
46 Lê Thị Khánh Huyền Chương I
47 Phạm Thị Ngọc Huyền Chương I
48 Phùng Thị Thanh Huyền Thuyết trình + Mở đầu
49 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương Chương II
50 Phạm Nguyễn Trọng Khôi Chương III
51 Ngô Thị Lan Chương I
52 Hoàng Phương Liên Chương III
53 Dương Thị Thùy Linh Chương I
54 Dương Vũ Diệu Linh Chương III
55 Hoàng Thị Tuyết Linh Chương I
56 Lê Khánh Linh Chương II
57 Lê Thị Linh Chương III
58 Lê Thùy Linh Làm slide
59 Mùi Hạ Linh ( Nhóm trưởng ) Chương II + Hoàn thành bản Word
60 Nguyễn Diệu Linh Chương I

2
MỞ ĐẦU
Trong lịch sử đấu tranh nước nhà, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh Việt Nam, là một trong những bức tranh
sáng trong lịch sử của nhân dân cách mạng. Cuộc kháng chiến ấy nêu bật truyền thống
vẻ vang của Đảng ta, đó là truyền thống kiên cường, bất khuất của Đảng vì lý tưởng
cách mạng cao cả, vì nước, vì dân, với sự hy sinh anh dũng của nhiều thế hệ cán bộ
lãnh đạo, đảng viên kiên trung của Đảng, nhất là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử mà dân tộc ta đạt được. Một trong số đó không thể không đề cập tới sự kiện
lịch sử trọng đại của dân tộc ta là Hội nghị Genève và Hiệp định Genève. Hiệp định ấy
đã hoàn tất việc đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình ở Đông Dương, trở thành
một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Dân tộc Việt Nam, buộc Chính phủ Pháp
phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Hội nghị ghi nhận các điều khoản trong hiệp định đình chiến tại Việt các nước đưa
quân đội và nhân viên quân sự cũng như tất cả các loại vũ khí, đạn dược vào Việt
Nam. Mặc dù đặt được nhiều tiếng vang sau 3 giai đoạn nhưng Hội nghị Genève còn
tồn đọng nhiều hạn chế, chi tiết chưa được khai thác. Vì vậy, nhóm đã thực hiện thảo
luận về đề tài “Tìm hiểu hội nghị Genève và Hiệp định Genève về chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương (1954)” nhằm khai thác, nghiên cứu về những
vấn đề liên quan và từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về Hội nghị nêu trên. Bài thảo luận
của nhóm còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn sẽ đưa ra những góp ý để giúp bài
thảo luận hoàn thiện hơn.

3
CHƯƠNG I - HỘI NGHỊ GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP
LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954.

1.1. Bối cảnh lịch sử của Hội nghị Genève về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa
bình ở Đông Dương.
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Hội nghị Genève về Đông Dương diễn ra trong một bối cảnh quốc tế có nhiều biến
chuyển mới mẻ và phức tạp. Năm 1953 là một năm ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng,
tác động trực tiếp đến sự chuyển biến của cục diện toàn cầu nói chung và châu Á nói
riêng, đặc biệt là đối với cuộc chiến tranh Đông Dương.
Vào năm 1953 chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ ra sức chuẩn bị chiến
tranh, nhanh chóng triển khai chiến lược toàn cầu hóa phản cách mạng của chúng. Đế
quốc Mỹ áp dụng chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” và chính sách ngoại giao “bên
miệng hố chiến tranh” của Ai-xen-hao và Đa-lét nhằm bao vây Liên Xô, Trung Quốc
và các nước xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản, đàn áp
phong trào giải phóng dân tộc, hòng làm bá chủ thế giới. Lợi dụng chiến tranh Triều
Tiên, đế quốc Mỹ pháp triển quân đội Mỹ từ 1.400.000 người (năm 1949) lên
3.500.000 người vừa chống Liên Xô ở châu Âu, vừa chống Trung Quốc ở châu Á.
Chúng xúc tiến vũ trang lại Tây Đức khôi phục lại chủ nghĩa phục thủ Tây Đức, thành
lập quân đội Tây Âu (NATO), khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở châu Á.
Từ sau cách mạng Trung Quốc thành công, sự so sánh lực lượng trên thế giới đang
thay đổi có lợi cho cách mạng. Phe xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô, với liên
minh Xô Trung làm nòng cốt, ngày một củng cố vững mạnh.
Cả Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào thời kỳ kinh tế kế hoạch dài hạn. Liên Xô đã
có bom khinh khí (8.1953) và Trung Quốc sau chiến tranh Triều Tiên, đã trở thành
một nước có lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Á.
Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa đoàn kết nhất chí và gương cao ngọn
cờ chống đế quốc gây chiến, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc,
nên có uy tín to lớn trên thế giới.
Song song với sự hình thành phe xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc
tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở Nam Á, Đông Nam Á, Trung Cận Đông và châu Phi. Xu
hướng trung lập tích cực, không tham gia các liên minh quân sự với các nước phương
Tây, phát triển trong các nước mới giành được độc lập như 5 nước tham gia kế hoạch
Colombo Ấn Độ, Miến Điện, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a, và chủ nghĩa dân tộc Nát-xe ở
Ai Cập.

4
Hai phe đều tranh thủ tập hợp lực lượng và đấu tranh quyết liệt. Nhưng so sánh lực
lượng lúc bấy giờ, hai phe đã có hoà hoãn với nhau ở mức thấp. Chấp nhận đình chiến
tại Triều Tiên (1953) gần như nguyên trạng của cả hai bên ở vĩ tuyến 38 và sau đó thỏa
thuận họp hội nghị Bá Linh (1/1954) để bàn giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên và
bàn việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là hội nghị đầu tiên của bốn nước lớn kể
từ năm 1949, sau những năm hết sức căng thẳng của chiến tranh lạnh Đông Tây. Kết
quả hội nghị này là hai phe đồng ý triệu tập hội nghị Genève vào ngày 26 tháng 4 năm
1954 với sự tham dự của Trung Quốc.

1.1.2. Bối cảnh Đông Dương.


Sau 8 năm sa lầy tại cuộc chiến Đông Dương, Pháp đã phải gánh chịu những thiệt
hại nặng nề về cả người và của. Vào Thu-Đông năm 1953 lực lượng ta trên chiến
trường đã giành được chủ động tiến công trên chiến trường chính. Ta đã liên tiếp mở
bốn chiến dịch lớn thắng lợi: giải phóng Lai Châu ở Tây Bắc (10/12/1953), tiến quân
vào Thà Khẹt (25/12/1953) ở Trung và Hạ Lào, giải phóng khu vực sông Nậm Líu và
Phong-sa-ly (26/11/1953) ở Thượng Lào và giải phóng Kon Tum ở Tây Nguyên.
Mùa hè năm 1953, Pháp đã gặp nhiều khó khăn lớn ở Đông Dương. Lực lượng Pháp
tuy còn 45 vạn quân ( so với khoảng trên 30 vạn của ta), song phân tán, làm nhiệm vụ
chiếm đóng ở ba nước Đông Dương, thiếu quân cơ động, nhiều nguỵ quân và tinh thần
giảm sút.
Tướng Hăng-ri Na-va, là một nhà chiến lược xuất sắc ở Pháp, vừa được cử sang làm
tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương, lúc đó nhận xét rằng: “Sau 7 năm chiến
tranh, nhìn chung so sánh các phương tiện của chúng ta với đối phương đã trở nên bất
tiện cho ta”. Và y báo cáo chính phủ Pháp như sau: “Sự phân tán và tình trạng bất
động của lực lượng chúng ta chỉ còn để lại Bộ chỉ huy những khả năng hết sức hạn
chế. Mọi cuộc hành quân chiến lược tương đối lớn đều không thể tiến hành được trong
tình trạng hiện nay.”
Để cứu vãn tình hình, chính phủ Pháp thông qua kế hoạch Na-va gồm hai giai đoạn:
1953 - 1954: phòng ngự chiến lược ở miền Bắc Việt Nam, tấn công chiến lược ở
Nam vĩ tuyến 18 đi đôi với việc tăng cường quân cơ động bằng xây dựng nguỵ quân
và tăng viện từ Pháp sang.
1954 - 1955: tấn công chiến lược miền Bắc, giành lấy thắng lợi quân sự to lớn, buộc
ta phải đình chiến theo điều kiện của Pháp.
Đây là một kế hoạch đầy tham vọng, được Mỹ hết sức ủng hộ và viện trợ thêm 385
triệu đô la để thực hiện. Nhưng vì qua nhiều khó khăn, không thể đáp ứng hết yêu cầu
xin tăng quân của Na-va, ngày 13/11/1953, Uỷ ban quốc phòng Pháp chỉ thị cho Na-

5
va phải sử dụng các lực lượng hiện có, phát triển tối đa quân ngụy và xác định mục
tiêu hành động của Pháp ở Đông Dương là làm sao cho đối phương “nhận thấy không
thể giành được một quyết định quân sự ”
Để thực hiện kế hoạch trên, trong khoảng thời gian Hè - Thu năm 1953, Na-va liên
tiếp mở hàng chục cuộc càn quét ở vùng chúng chiếm đóng ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên
và Nam Bộ, nhảy dù tập kích Lạng Sơn (7/1953), tăng cường biệt kích thổ phỉ ở Lào
Cai, Lai Châu, Sơn La, mở cuộc tấn công lớn gọi là chiến dịch Hải Âu vào vùng Nho
Quan ( Ninh Bình), tuyên bố đã giành được chủ động chiến trường. Nhưng do bị tổn
thất nặng nề nên chúng phải rút khỏi Nho Quan.
Trước việc ta tiến quân lên hướng Tây Bắc, Na-va cho quân nhảy dù xuống Điện
Biên Phủ (20/11/1953) nhằm mở rộng địa bàn của chúng ở Tây Bắc và bảo vệ Lào mà
Pháp mới trao trả độc lập chưa đầy một tháng (22/10/1953). Lực lượng của địch lúc
đầu có 6 tiểu đoàn. Ngày 3/12 tướng Na-va quyết định tăng cường lực lượng cho Điện
Biên Phủ và tiếp nhận cuộc chiến đấu với lực lượng chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ và
Điện Biên Phủ trở thành đấu với lực lượng chủ lực của ta ở Điện Biên Phủ và Điện
Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Trước khi ta đánh Điện Biên Phủ, ngày 20/11/1954, Na-va mở chiến dịch “At-lăng-
tơ” (Atlante) đổ bộ lên Tuy Hoà. Phú Yên, đánh chiếm vùng tự do liên khu 5. Sau mấy
chiến dịch lớn của ta Na-va cho rằng ta không đủ sức tấn công nữa, càng không thể
đánh Điện Biên Phủ được. Vì vậy, ngày 12/3/1954, Pháp đổ bộ lên chiếm Quy Nhơn,
tiếp tục chiến dịch Atlante.
Ngày 13/3/1954, ta mở cuộc đại tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và
sau 55 ngày đêm chiến đấu, ta tiêu diệt hoàn toàn Điện Biên Phủ, 16.000 quân địch
gồm 21 tiểu đoàn bị tiêu diệt và bị bắt làm tù binh.
Nhìn chung, trong Đông – Xuân 1953 – 1954 địch bị thiệt hại 112.000 tên, tức 4 lực
lượng vũ trang của địch tại Đông Dương. Những thắng lợi đó đã đưa cuộc kháng chiến
của nhân dân ta từ hình thái phản công cục bộ tiến lên hình thái phản công lớn, từ tư
thế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ tiến lên giành chủ động trên chiến
trường cả nước.

1.2. Thành phần tham gia


Thành phần tham gia vào Hội nghị lúc này bao gồm :
1. Phái đoàn Anh Quốc, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
2. Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
3. Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
4. Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.

6
5. Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
6. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
7. Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay
thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ nhưng không được tham gia đàm phán
tại hội nghị, việc đàm phán do phái đoàn Pháp thực hiện và chỉ thông báo lại sau khi
ký kết.
8. Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn nhưng
không được phép tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp.
9. Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn nhưng
không tham gia đàm phán trực tiếp, ủy nhiệm cho phái đoàn Pháp.
10. Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak không được chính thức tham gia
hội nghị mà ủy nhiệm cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các nguyện
vọng của hai đoàn này được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trình bày trước hội nghị.
Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.

1.3 Lập trường và quan điểm các bên tham dự


1.3.1. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường
10 điểm:
1. Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và
Campuchia.
2. Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước trong thời
hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng
quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vực hạn chế.
3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập chính phủ duy nhất
cho mỗi nước.
4. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định xem xét việc tự nguyện gia nhập
Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó.
5. Ba nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau
khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết
theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng cố.
6. Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời
gian chiến tranh.
7. Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh.

7
8. Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn Đông Dương, đình chỉ đưa quân
đội và thiết bị quân sự mới vào Đông Dương, lập Ủy ban Liên hợp quân sự hai bên và
Ủy ban Quốc tế giám sát để bảo đảm thực hiện Hiệp định đình chiến.
9. Giới tuyến quân sự không được coi là biên giới quốc gia và chỉ tồn tại cho đến
khi hoàn thành Tổng tuyển cử để thành lập chính phủ liên hiệp.
10. Chấp nhận nhượng bộ về việc tồn tại giới tuyến quân sự, đổi lại các lực lượng
quân sự nước ngoài phải rời khỏi Việt Nam. Lập trường ban đầu của Việt Nam là tập
kết tại chỗ. Nếu không được sẽ chuyển sang phương án lấy Vĩ tuyến 13, cắt ngang đèo
Đại Lãnh giữa Phú Yên và Khánh Hòa, làm giới tuyến quân sự tạm thời. Giới tuyến
quân sự không được coi là biên giới quốc gia.
Tuy nhiên, nếu xét về mặt chủ trương, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có mục tiêu
"độc lập, thống nhất, dân chủ và hòa bình" với 4 phương châm:

1. Mục đích không thay đổi nhưng để đạt được mục đích có con đường thẳng, có
con đường quanh co.
2. Tôn trọng chủ quyền Việt Nam, bình đẳng, tự nguyện có lợi cả hai bên.
3. Lực lượng chủ quan (nội lực của Việt Nam) là điều kiện căn bản để đi tới thắng
lợi.
4. Luôn luôn đặt lợi ích của Việt Nam trong lợi ích của phong trào hoà bình, dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
Thậm chí trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, Hồ Chí Minh còn tuyên bố
vào tháng 11/1953: "Nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh
mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải
quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó... Cơ sở của đình chiến ở Việt Nam là Chính phủ
Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thật sự của nước Việt Nam".

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham dự Hội nghị ở thế tương đối bị động dù đã
có sự chuẩn bị trước do sự thiếu thông tin từ việc phải đặt căn cứ ở vùng rừng núi,
không kiểm soát được các thành phố lớn và thiếu một hệ thống tình báo chiến lược có
hiệu quả. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải dựa vào thông tin từ phía Liên
Xô và Trung Quốc cung cấp. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tỏ ra thiếu kinh
nghiệm khi coi thường các hoạt động của các chính phủ thuộc Liên hiệp Pháp như
Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia và Quốc gia Việt Nam. Cũng do thiếu
thông tin nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không đánh giá được hết ý đồ của các

8
nước lớn trong đó có vai trò của Trung Quốc, tham vọng của Anh và Hoa Kỳ cũng như
không nắm được hết những mâu thuẫn giữa những nước lớn với nhau.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, do lực lượng Pathet Lào và Khmer Issarak không
được tham dự Hội nghị đã gây bất lợi về tương quan lực lượng cho Việt Nam, khiến
sức ép tạo ra cho đối phương là không đủ. Tại Hội nghị, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng
đã dành toàn bộ bài phát biểu đầu tiên cho việc đòi đại diện các lực lượng kháng chiến
Lào và Campuchia phải được tham dự Hội nghị như các thành viên bình đẳng. Lúc đó,
Bộ trưởng Ngoại giao Pathet Lào là Nu Hắc và Bộ trưởng Ngoại giao Khmer Khmer
Issarak Keo Pha đã có mặt tại Genève để phối hợp đấu tranh với Việt Nam. Tuy nhiên,
các nước phương Tây bác bỏ đề nghị của Việt Nam về việc cho Pathet Lào và Khmer
Issarak tham gia Hội nghị do Hội nghị tách biệt vấn đề tại Việt Nam và vấn đề tại Lào-
Campuchia thành hai vấn đề khác nhau. Lập trường ban đầu của Trung Quốc giống
với Việt Nam là giải quyết cùng một lúc vấn đề ở ba nước Đông Dương. Tuy nhiên,
đến giữa tháng 5, sau khi Việt Nam chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ,
Trung Quốc chuyển sang ủng hộ quan điểm của các nước phương Tây. Ngày 20/6,
Chu Ân Lai đã tiếp Ngoại trưởng Vương quốc Campuchia (thân Pháp) Tep Phan và
21/6 đã tiếp Ngoại trưởng Vương quốc Lào (thân Pháp) Sananikon để bàn thảo các vấn
đề liên quan giữa những bên này với Trung Quốc và Việt Nam. Tới ngày 12/7, Chu Ân
Lai ép phái đoàn Việt Nam chấp nhận phương án Pathet Lào tập kết về hai tỉnh
Thượng Lào còn Khmer Issarak không nên vấn đề tập kết quân sự, Quân đội nhân dân
Việt Nam rút quân khỏi Campuchia. Quan điểm này khác với quan điểm của Việt Nam
là Pathet Lào sẽ tập kết ở các tỉnh giáp biên với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn
quyết tâm bảo vệ lợi ích của Pathet Lào và Khmer Issarak bất chấp sức ép của Trung
Quốc.

1.3.2. Pháp
Lập trường của Pháp trong hiệp định Genève là một lập trường ngoan cố và không
muốn thừa nhận thất bại của mình trước quân dân Việt Nam. Pháp hy vọng có thể giữ
lại ảnh hưởng của mình ở Đông Dương bằng cách chia cắt Việt Nam thành hai phần,
đặt vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời và tổ chức tổng tuyển cử vào năm
1956. Pháp cũng muốn duy trì quân sự và kinh tế của mình ở Lào và Cam-pu-chia, hai
nước mà Pháp coi là "đệ tử" của mình.
Tuy nhiên, lập trường của Pháp không được các nước khác trong Hội nghị Genève
đồng tình. Các nước như Liên Xô, Trung Quốc, Anh và Ấn Độ đều ủng hộ việc tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

9
Các nước này cũng phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước và cấm
đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.
Cụ thể:
Trước khi bàn bạc ở Hội nghị, Pháp và Việt Nam đều coi trận Điện Biên Phủ là trận
quyết chiến để giành lợi thế cho mình. Pháp đang gặp khó khăn trong nội chiến khi
dân chúng phản đối chiến tranh, Đảng Cộng sản Pháp lên ngôi trong Quốc hội, và
chính sách Bảo Đại không hiệu quả. Pháp muốn tìm một lối thoát danh dự khỏi cuộc
chiến và bảo toàn những quyền lợi còn lại ở Đông Dương.
Ban đầu, phái đoàn Pháp có thái độ rất kiên quyết: chỉ đàm phán với Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa để làm dịu dư luận và giữ chức vụ cho Thủ tướng Laniel, đồng thời chờ
thời cơ cứu vớt quân đội Pháp ở Đông Dương. Pháp chỉ muốn giải quyết vấn đề quân
sự theo kiểu Triều Tiên, tức là ngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng không
chính quy mà không có giải pháp chính trị. Nhưng sau đó, Pháp thua trận Điện Biên
Phủ, nội các của Thủ tướng Laniel bị chỉ trích dữ dội và phải từ chức vào ngày 12/06
Phong trào chủ hòa của Pháp chiến thắng, Mendès France thành lập chính phủ mới.
Ngày 18 tháng 6, khi nhậm chức, Mendès France tuyên bố sẽ từ chức nếu trong vòng
một tháng không có ngừng bắn ở Đông Dương. Pháp muốn rút lui khỏi chiến tranh
Đông Dương một cách danh dự và vẫn giữ được những lợi ích kinh tế và ảnh hưởng
văn hoá ở Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam. Pháp không đồng ý với phương
án vĩ tuyến 13 của Việt Nam vì Pháp cho rằng chính quyền Bảo Đại cần có Huế, Pháp
cần có Đường 9 để tiếp tế cho Lào từ Biển Đông, và nếu mất Tây Nguyên thì Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ sớm chiếm được miền Nam Việt Nam.
Pháp đề nghị vĩ tuyến 18 để buộc Việt Nam phải bỏ vùng kháng chiến ở miền Trung
gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nơi có lực lượng Việt Minh rất mạnh. Bộ
trưởng Quốc phòng René Pleven nói rằng: “Vấn đề Đông Dương chỉ có thể giải quyết
bằng cách nhượng bộ Trung Quốc, công nhận ngoại giao và hủy bỏ cấm vận buôn bán
(đối với Việt Nam)”.
Mendes là Trưởng phái đoàn Pháp nghi ngờ Việt Nam sẽ phong tỏa Đường 9 - Khe
Sanh như Liên Xô đã làm với Tây Berlin sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Dựa
vào tình hình giữa Lào và Pháp, phái đoàn Việt Nam đã nhận ra Đường 9 rất quan
trọng với Pháp và không phải là một chiêu bài đàm phán khi Pháp rất kiên quyết về
vấn đề Lào và trước khi từ nhiệm, Tổng thống Eisenhower cũng đã ép Tổng thống
Kenedy phải giữ được Vương quốc Lào (thân Pháp).

10
1.3.3. Liên Xô
Lập trường của Liên Xô trong hội nghị Genève là ủng hộ việc khôi phục hòa bình ở
Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất của các nước trong
khu vực. Liên Xô cũng đề nghị mời đại diện của chính phủ kháng chiến Pathét Lào và
Khơme Ítxarắc Campuchia tham gia hội nghị, nhưng không được sự đồng ý của các
bên khác. Liên Xô cũng có những tính toán riêng về quan hệ với các nước phương Tây
và không muốn xung đột quá sâu với Pháp và Mỹ.
Cụ thể:
Mục tiêu của Liên Xô là ngăn chặn nguy cơ chiến tranh vượt ra khỏi phạm vi Đông
Dương khiến phương Tây đoàn kết lại ủng hộ Mỹ và buộc Liên Xô phải cam kết bảo
vệ Trung Quốc. Liên Xô cũng muốn ngăn ngừa việc quốc hội Pháp thông qua kế
hoạch thành lập Cộng đồng Phòng thủ châu Âu. Đồng thời Liên Xô muốn tạo dựng
hình ảnh là người bảo vệ hoà bình thế giới và nâng đỡ vị thế của Trung Quốc trên
trường quốc tế.
Theo Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Vũ Khoan, lúc đó Liên Xô chỉ quan tâm tới
các vấn đề ở châu Âu còn các vấn đề ở Châu Á - Thái Bình Dương, Liên Xô phó thác
toàn bộ cho Trung Quốc. Cũng theo ông này, do giữ được độc lập và tự chủ trong
đường lối đối ngoại nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã biết cách hóa giải quan điểm
này của Liên Xô.

1.3.4. Hoa Kỳ
Lập trường của Hoa Kỳ trong hội nghị Genève là không tham gia ký kết hiệp định,
nhưng cũng không phản đối hoặc cản trở việc đạt được thỏa thuận. Hoa Kỳ có mục
tiêu là ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á, và sẵn sàng hỗ
trợ các chính quyền thân Mỹ ở khu vực.
Hoa Kỳ cũng muốn duy trì quan hệ tốt với các đồng minh phương Tây như Anh và
Pháp, nhưng không muốn bị ràng buộc bởi các cam kết của họ. Hoa Kỳ đã từ chối
công nhận hiệp định Genève, nhưng tuyên bố sẽ coi mọi sự tái diễn của hành động bạo
lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại, là mối đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc
tế.
Cụ thể:
Trước khi chiến tranh Điện Biên Phủ kết thúc vào tháng 5 năm 1954, Hoa Kỳ đã
thúc giục Pháp phải giữ vững vị thế của mình ở Đông Dương, vì sợ rằng chủ nghĩa
cộng sản sẽ tràn lan ở khu vực này.
Hoa Kỳ đã không ký Hiệp định Genève, nhưng cũng không phản đối hoặc ngăn cản
việc đạt được thỏa thuận. Hoa Kỳ có mục tiêu là chống lại sự lây lan của chủ nghĩa

11
cộng sản ở Đông Nam Á, và sẵn sàng ủng hộ các chính quyền thân Mỹ ở khu vực. Hoa
Kỳ cũng muốn duy trì quan hệ tốt với các đồng minh phương Tây như Anh và Pháp,
nhưng không muốn bị ràng buộc bởi các cam kết của họ. Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm
của mình trong Tuyên bố rằng “mọi hành động bạo lực vi phạm Hiệp định là điều đáng
lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”.
Trong Tuyên bố của mình, Hoa Kỳ cũng nói rằng sự chia cắt Việt Nam không phải
là mong muốn của hai miền Nam - Bắc, và chính phủ Mỹ sẽ “tiếp tục cố gắng đạt được
sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cử tự do được giám sát bởi Liên Hợp Quốc
để bảo đảm chúng diễn ra công bằng”.
Sau khi Hội nghị Genève kết thúc, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi
nhận và cam kết tôn trọng quyết định của các bên tham gia Hội nghị Genève. Nhưng
ngay sau đó, Tổng thống Mỹ lại nói: “Hoa Kỳ không tham gia vào những quyết định
của Hội nghị Genève và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy”. Cũng giống
như Tổng thống của mình, thượng nghị sĩ (sau này trở thành Tổng thống) John F.
Kennedy cũng nói: “Nó (Quốc gia Việt Nam) là con của chúng ta. Chúng ta không thể
từ bỏ nó”

1.3.5. Trung Quốc


Lập trường của Trung Quốc trong hội nghị có thể tóm tắt như sau:
- Trung Quốc ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở
Đông Dương, nhưng cũng có những mục đích và lợi ích riêng của mình.
- Trung Quốc muốn duy trì quan hệ tốt với Pháp, để tránh bị cô lập trên
thế giới và để đạt được những nhượng bộ về vấn đề Đài Loan và Hồng Kông.
- Trung Quốc muốn ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ ở Đông Dương, để
bảo vệ an ninh quốc gia của mình và để giảm bớt căng thẳng với Liên Xô.
- Trung Quốc muốn duy trì ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, đặc biệt
là ở Lào và Campuchia, để tạo ra một vùng trung gian giữa Trung Quốc và các
nước phương Tây.
- Trung Quốc muốn giúp đỡ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng cũng
không muốn cho Việt Nam trở thành một đối thủ cạnh tranh hoặc một đồng
minh quá mạnh của Liên Xô.
Cụ thể:
Trung Quốc đã có những hành động và đề xuất sau trong hội nghị:
- Trung Quốc đã tự tiến hành đàm phán trực tiếp với Pháp về các giải pháp
cho chiến tranh, mà không tham khảo ý kiến của Việt Nam.

12
- Trung Quốc đã chủ trương giải quyết vấn đề quân sự trước, bằng cách
ngừng bắn và giải giáp tại chỗ những lực lượng không chính quy, mà không nói
gì đến giải pháp chính trị cho ba nước Đông Dương.
- Trung Quốc đã đề nghị chia cắt Việt Nam làm hai miền theo vĩ tuyến 17,
để tạo ra một thế cân bằng giữa Pháp và Việt Nam, và để ngăn chặn sự lan rộng
của cộng sản ở Đông Nam Á.
- Trung Quốc đã không đồng ý để các đại biểu Chính phủ kháng chiến
Lào và Campuchia tham gia Hội nghị Genève cùng với Việt Nam, mà chỉ công
nhận Chính phủ Vương quốc Lào và Vương quốc Campuchia (thân Pháp).
- Trung Quốc đã yêu cầu Pháp không để có căn cứ quân sự Mỹ ở Đông
Dương, và không để Mỹ can thiệp vào các cuộc đàm phán.

1.3.6. Anh
Lập trường của Anh trong hội nghị Genève là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến kết quả của hội nghị. Có thể tóm tắt như sau:
- Anh là một trong hai đồng chủ tịch của hội nghị, cùng với Liên Xô.
- Anh có lợi ích chiến lược ở Đông Dương, đặc biệt là ở Lào và Cam-pu-
chia, nơi Anh muốn duy trì ảnh hưởng của mình.
- Anh cũng muốn giữ mối quan hệ tốt với Pháp, đồng minh chính của Anh
trong NATO2.
- Anh không muốn để cho Trung Quốc hoặc Liên Xô có vai trò lớn hơn ở
Đông Dương, nhưng cũng không muốn xung đột với họ.
- Anh nhận thức được sức mạnh và ý chí của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, và ủng hộ việc thừa nhận độc lập và thống nhất của Việt Nam.
- Anh đề xuất việc tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam vào năm 1956
để giải quyết vấn đề chia cắt giữa Bắc và Nam.
- Anh cũng đề xuất việc thành lập một Ủy ban quốc tế để giám sát việc thi
hành Hiệp định Genève, và đề cử Ấn Độ làm Chủ tịch của Ủy ban này.
Từ những điểm trên, có thể thấy rằng Anh có một lập trường khá cân bằng và thực
dụng trong hội nghị Genève, nhằm bảo vệ lợi ích của mình và đóng góp vào việc lập
lại hòa bình ở Đông Dương.
Cụ thể:
Nước Anh không muốn dính líu vào cuộc tái xâm lược của Pháp ở Đông Dương
cùng với Mỹ nhưng cũng không muốn gây tổn hại đến quan hệ đồng minh với Mỹ.
Anh kiên trì khuyên Mỹ trì hoãn những hành động quân sự tại Đông Dương bao gồm

13
việc thành lập khối SEATO cho đến khi "lực lượng cộng sản đưa ra giải pháp hoà
bình" được Mỹ chấp thuận do đó không phải lựa chọn ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ.
Ngoài ra, Anh chủ trương ủng hộ Pháp thương lượng trên thế mạnh. Đồng thời Anh
cũng đề nghị các nước thân Anh tham gia Hội nghị bao gồm Myanmar, đồng thời loại
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khỏi Hội nghị. Tuy nhiên đề xuất của Anh bị Liên Xô
bác bỏ do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là bên tham chiến trực tiếp với Pháp.

1.4. Diễn biến hội nghị


Hội nghị Genève trải qua 75 ngày với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và
24 phiên họp cấp Trưởng đoàn. Có thể chia hội nghị thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ 8/5/1954 đến 19/6/1954):
Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, các Đoàn trình bày lập trường của mình về
giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
Đoàn Pháp. (Ngoại trưởng Bidault) phát biểu chỉ giải quyết vấn đề quân sự, không
đề cập vấn đề chính trị và tách vấn đề Lào, Campuchia ra khỏi vấn đề Việt Nam, được
Mỹ ủng hộ.
Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu yêu
cầu phải có đại diện kháng chiến Lào và Campuchia tham dự. Ngày 10/5/1954, ông
Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả ba
vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa
nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Quân đội nước
ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường của
Việt Nam.
Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai đưa ra hai điều kiện để lập lại hòa bình ở
Đông Dương: Pháp chấm dứt chiến tranh thực dân, Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp vào
Đông Dương.
Trường phái Liên Xô Bộ trưởng NG Mô-lô-tốp đề nghị lập Ủy ban giám sát quốc tế
gồm các nước trung lập. Tại phiên họp lần thứ 4, ông Mô-lô-tốp đề nghị lấy hai
phương án của Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm cơ sở thảo luận.
Sau 4 phiên họp rộng, Chủ tịch Hội nghị, Ngoại trưởng Anh Eden yêu cầu họp hẹp.
Mô-lô-tốp đề nghị vấn đề quân sự, chính trị và vấn đề ba nước sẽ bàn song song. Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, Liên Xô, Trung Quốc đồng ý. Anh và Pháp tán thành, Mỹ
đành phải chấp nhận.

14
Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, ông Phạm Văn Đồng đưa ra 2 nguyên tắc cho
vấn đề đình chiến: (1) Ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, (2) Điều chỉnh
vùng trong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên có
những vùng hoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi cho quản lý hành chính và hoạt
động kinh tế. Đại diện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện pháp
ngừng bắn để chuyển tới Hội nghị xem xét và thông qua.
Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
làm cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để
nghiên cứu việc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương. Cùng
ngày, Đoàn Trung Quốc đưa ra 6 điểm về vấn đề quân sự như ngừng bắn hoàn toàn và
cùng một lúc ở ba nước Đông Dương, thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các
nước trung lập nhưng chưa đề cập tới mặt chính trị của giải pháp.
Ngày 29/5/1954, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên họp cấp Trưởng đoàn, Hội nghị
Geneva ra quyết định:
1. Ngừng bắn toàn diện và đồng thời,
2. Đại diện hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để bàn về bố trí lực lượng theo
thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở Việt Nam.
Ngày 12/6/1954, Nội các Bidault bị Quốc hội Pháp đánh đổ. Ngày 29/6/1954, Chính
phủ Mendes France lên cầm quyền, hứa với Quốc hội Pháp trong vòng một tháng sẽ
giải quyết xong vấn để lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đây là sự kiện quan trọng góp
phần phá vỡ bế tắc, thúc đẩy đàm phán tiền triển.
Giai đoạn 2 (từ 20/6/1954 - 10/7/1954)
Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoàn
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng ở lại. Các quyền Trưởng đoàn tổ chức
các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt-Pháp. Các cuộc họp chủ yếu bàn các
vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai miền.
Trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai có cuộc gặp với Trưởng đoàn Chính phủ
Phnôm Pênh và Chính phủ Viêngchăn. Đặc biệt Chu Ân Lai gặp Thủ tướng Pháp
Mendes France tại Berne ngày 23/6/1954 bàn một số vấn đề quan trọng trong đó hai
ông nhất trí vấn đề quan trọng nhất là vạch vĩ tuyến nào để chia cắt Việt Nam. Sau
cuộc gặp Chu Ân Lai-Mendes France, vấn đề chia cắt Việt Nam là mục tiêu đảm phán
của Đoàn Pháp. Chauvel gặp Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu vấn đề chia cắt ở vĩ
tuyến 19.
Từ ngày 3-5/7/1954, tại Liễu Châu 9 (Trung Quốc), Hồ Chủ tịch gặp Chu Ân Lai để
bàn về các vấn đề phân vùng, thời hạn tổng tuyển cử, vấn đề Lào và Campuchia. Hai

15
bên chưa nhất trí về giới tuyến cụ thể: Ta muốn vĩ tuyến 16, Chu Ân Lai muốn vĩ
tuyến 17, về thời hạn tổng tuyển cử: Ta nêu 6 tháng, Chu Ân Lai đề nghị hai năm.
Ngày 9/7/1954, tại cuộc họp tiểu ban quân sự, ta đề nghị vĩ tuyến 14 nhưng Pháp
vẫn chủ trương vĩ tuyến 18. Hồ Chủ tịch điện cho Đoàn Việt nam Dân chủ Cộng hòa:
Cho Pháp dùng Đường 9 và Đà Nẵng để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giữ lấy Liên
khu 5.
Ngày 10/7/1954, Chu Ân Lai điện khuyên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên nhượng
bộ về vĩ tuyến, về Lào, về Ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế để sớm đi tới Hiệp
định.
Như vậy các cuộc họp hẹp ở Genève trong giai đoạn này không có tiến triển gì đáng
kể.
Giai đoạn 3 (từ ngày 11-21/7/1954): Nồi lại các cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng
Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Genève đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tay
đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn. Các phiên họp chủ yếu thông qua
các văn kiện, kể cả các điều khoản thi hành Hiệp định. Cuối cùng là phiên họp toàn thể
bế mạc Hội nghị.
Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia
vĩ tuyến (Đoàn ta nêu vĩ tuyến 16 vì ta muốn làm chủ đường 9 từ Savanakhot đi Quảng
Trị là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển, Đoàn Pháp nêu Vĩ tuyến 18); về thời hạn
tổ chức tổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp định, đặc biệt là Hiệp định về
Campuchia phải ký vào sáng 21/7/1954.
Ngày 21/7/1954, Hội nghị Genève về hòa bình ở Việt Nam, Lào, Campuchia kết
thúc. Hội nghị thông qua các văn kiện.

1.5. Kết quả Hội nghị Genève – thắng lợi to lớn trong lịch sử ngoại giao Việt
Nam
Việc ký kết Hiệp định Hội nghị Genève là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên, Chính phủ Pháp và “mỗi
nước tham gia Hội nghị Hội nghị Genève cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ…”, “tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội trị” của Việt
Nam; quân đội Pháp phải rút về nước, miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng,
bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững
chắc cho nhân dân miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước.
Hội nghị Genève 1954 cũng là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngoại giao
Việt Nam khi lần đầu tiên bước lên vũ đài đàm phán đa phương với sự tham gia của

16
các cường quốc, để bàn về các vấn đề liên quan đến quyền cơ bản của chính dân tộc
mình. Việt Nam đã giành được thắng lợi, mang lại những quyền lợi to lớn và chính
đáng cho dân tộc.

CHƯƠNG II - NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH GENÈVE VỀ CHẤM DỨT CHIẾN


TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1954.
2.1. Nội dung cơ bản hội nghị Genève 1954
Hội nghị Geneva năm 1954 là một cuộc họp quốc tế quan trọng được tổ chức tại
Geneva, Thụy Sĩ, với mục tiêu giải quyết xung đột ở Việt Nam sau Chiến tranh Đông
Dương. Hội nghị diễn ra trong 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23
phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động
công khai. Nội dung cơ bản của hội nghị bao gồm:

- Trao đổi các vấn đề về tình hình đình chỉ chiến sự, lập lại hòa bình tại Đông
Dương. Tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng - Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ
Việt Nam đưa ra các vấn đề quân sự liên quan đến việc đình chỉ chiến sự, ngừng bắn,
rút quân và trao đổi tù binh. Các vấn đề chính trị liên quan đến việc tôn trọng độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; không can thiệp
vào công việc nội bộ của ba nước; không sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng vũ lực
hoặc bất kỳ hình thức can thiệp nào khác để cản trở việc thực hiện hiệp định.

- Vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam Trong giai đoạn
2, hội nghị thảo luận vấn đề chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự tạm thời
và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam. Về vấn đề giới tuyến
phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam, Đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và
tổng tuyển cử sớm. Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc thống
nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giới tuyến đi qua đường số 9 mười km.
Phương án này được Đoàn Việt Nam gợi ý từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòi đi qua
vĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân
vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.

17
- Công bố bản Tuyên ngôn chính trị và ký kết Hiệp định Genève. Trải qua 8 phiên
họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của phái đoàn Việt
Nam, ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được
ký kết. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị
tạo thành khung pháp lý của Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương. Các nước tham
gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam, Lào và Campuchia. Hội nghị đã công bố bản Tuyên ngôn chính trị và
Hiệp định đình chiến ở Đông Dương, thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, quy định quân đội nước
ngoài phải rút khỏi Đông Dương và ở mỗi nước Đông Dương sẽ tổ chức tổng tuyển cử
tự do để thực hiện thống nhất đất nước. Trong hội nghị cũng quyết định các vấn đề
liên quan đến việc thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương, bao gồm việc thành
lập các ủy ban giám sát và kiểm tra quốc tế, các ủy ban hỗn hợp quốc gia và các ủy
ban hỗn hợp khu vực.

Hội nghị Genève đã chứng kiến sự ký kết của Hiệp định vào ngày 20-7-1954, nhằm
chấm dứt chiến tranh và khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định này cũng chấm
dứt chế độ thực dân Pháp tại khu vực và công nhận độc lập của ba quốc gia Việt Nam,
Lào và Campuchia. Ngày ký kết Hiệp định Genève trở thành một sự kiện lịch sử quan
trọng, đánh dấu sự kết thúc chiếm đóng của thực dân Pháp và mở ra một giai đoạn mới
cho ba nước đông dương Việt Nam, Lào và Campuchia.

2.2. Nội dung toàn văn của hiệp định Genève


CHƯƠNG I

ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ TẠM THỜI VÀ KHU PHI QUÂN SỰ

Điều 1

Đường ranh giới quân sự tạm thời sẽ được ấn định cho cả hai bên mà lực lượng
quân sự của hai bên sẽ tập hợp lại sau khi rút quân, lực lượng của Quân đội Nhân dân
Việt Nam về phía bắc của giới tuyến, và lực lượng Liêp hiệp Pháp về phía nam.

Đường ranh giới quân sự tạm thời sẽ ấn định theo sự trình bày trên bản đồ đính kèm
(không hoàn chỉnh).

Đó cũng là sự thoả thuận rằng một khu phi quân sự sẽ được thiết lập cho cả hai bên
của đường phân chia, mỗi bên không quá 5 km kể từ đường ranh ấy, để làm chức năng

18
vùng đệm và để tránh những xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái khởi động tình
trạng chiến tranh.

Điều 2

Phạm vi thời hạn, mà sự di chuyển tất cả lực lượng của mỗi bên về khu tập kết của
nó trên mỗi phía của giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được hoàn tất, thì sẽ không vượt
quá ba trăm ngày kể từ ngày hiệp định hiện thời có hiệu lực.

Điều 3

Khi giới tuyến quân sự tạm thời trùng khớp với đường thuỷ, mặt nước của đường
thuỷ ấy sẽ mở ra cho sự giao thông tàu thuyền dân sự bởi cả hai miền bất kì quãng nào
của một bờ sông được kiểm soát bởi một miền và bờ sông khác bởi miền khác. Uỷ ban
liên hợp sẽ được thiết lập quyền hạn về sự giao thông tàu bè đối với mạch đường của
đường thuỷ thuộc điều nói đến. Thuyền thương lái và các thuyền làm nghề thủ công
dân sự khác của mỗi miền sẽ có quyền lui tới không hạn chế ở phần đất dưới sự kiểm
soát quân sự của miền đó.

Điều 4

Giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai vùng tập kết cuối cùng được kéo dài đến mặt
nước thuộc lãnh thổ ấy bởi đường thẳng góc đến đường ranh chung của bờ biển (lãnh
hải).

Tất cả các hòn đảo thuộc lãnh hải phía bắc của đường biên giới sẽ được rút quân bởi
Liên hiệp Pháp, và tất cả các hòn đảo phía nam của nó sẽ được rút quân bởi Quân đội
Nhân dân Việt Nam.

Điều 5

Để tránh những cuộc xô xát nào đó mà có thể gây hậu quả tái diễn tình trạng chiến
tranh, tất cả lực lượng, hậu cần và thiết bị, sẽ được rút khỏi vùng phi quân sự trong
phạm vi hai mươi lăm (25) ngày theo hiệu lực thuộc bản hiệp định hiện thời.

Điều 6

Không người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép băng qua giới tuyến quân
sự tạm thời trừ phi đặc biệt được quyền băng qua như vậy bởi Uỷ ban liên hợp.

Điều 7

19
Không người nào, quân đội hay dân sự, sẽ được cho phép vào khu phi quân sự ngoại
trừ người liên quan tới với sự hướng dẫn của ban quản lí (ban hành chính) và cứu tế
dân sự, và người đặc biệt được quyền vào bởi Uỷ ban Liên hợp.

Điều 8

Ban quản lí (ban hành chính) và cứu tế dân sự trong khu phi quân sự thuộc bên này
hay bên kia giới tuyến quân sự tạm thời sẽ thuộc trách nhiệm của các viên thủ trưởng
các sĩ quan chỉ huy (tổng tư lệnh) của hai miền trong những khu tương ứng của hai
bên. Số lượng người, quân đội hay dân sự, từ mỗi phía, mà được phép vào khu phi
quân sự để hướng dẫn ban quan lí (đảm trách hành chính) và cứu tế dân sự sẽ được
định rõ bởi người chỉ huy (tư lệnh) tương ứng, nhưng không có trong trường hợp nào
tổng số người được phép bởi bên này hay bên kia, ở một thời điểm nhất định nào đó,
vượt quá con số được quy định bởi Uỷ ban quân sự Trung Giã hay Uỷ ban Liên hợp.
Số lượng cảnh sát dân sự và vũ khí được đưa đến bởi họ sẽ được quyết định bởi Uỷ
ban Liên hợp. Không một ai khác sẽ đưa vũ khí đến trừ phi đặc biệt được quyền làm
như thế do Uỷ ban Liên hợp.

Điều 9

Không một điều nào hàm chứa trong chương này sẽ được phân tích (được hiểu) theo
mức hạn chế hoàn toàn tự do di chuyển, vào, ra hoặc di chuyển trong pham vi khu phi
quân sự của Uỷ ban Liên hợp, nhóm liên hợp của họ, Uỷ ban Quốc tế để được bố trí
theo chỉ định dưới đây, đội kiểm tra của họ và một số người nào đó, hậu cần hay thiết
bị, đặc biệt có quyền vào khu phi quân sự bởi Uỷ ban Liên hợp. Sự tự do di chuyển sẽ
được phép đi qua địa phận thuộc sự kiểm tra quân sự của mỗi bên trên những con
đường bộ hay đường thuỷ, phải được ghi giữa các điểm trong phạm vi khu phi quân sự
khi mà những điểm ấy không được nối bởi những con đường bộ hay những đường
thuỷ nằm trọn vẹn trong phạm vi khu phi quân sự.

CHƯƠNG II

NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ CÁC THỦ TỤC QUẢN LÝ VIỆC THI HÀNH BẢN
HIỆP ĐỊNH HIỆN THỜI

Điều 10

20
Những người chỉ huy của quân lực trên mỗi bên, trên một bên là tổng tư lệnh của
quân đội Liên hiệp Pháp tại Đông Dương và trên một bên khác là tổng tư lệnh của
Quân đội Nhân dân Việt Nam, sẽ ra lệnh và buộc tuân thủ sự chấm dứt hoàn toàn tất
cả mọi tình trạng chiến tranh tại Việt Nam bởi tất cả quân lực vũ trang dưới sự kiểm
soát của họ, gồm cả các đơn vị và cá nhân thuộc bộ binh, hải quân và không lực

Điều 11

Trong sự thoả thuận với nguyên tắc của lệnh ngưng bắn đồng thời ở khắp nơi trên
Đông Dương , sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sẽ cùng một lúc khắp tất cả các phần
(kì) của Việt Nam, trong tất cả các vùng chiến sự và cho tất cả quân lực của hai bên.

Ghi nhận ở văn bản thời điểm quy định có hiệu lực truyền phát lệnh ngưng bắn
xuống chức vụ hành chính hay đội quân thấp nhất của lực lượng chiến binh trên cả hai
bên, hai miền được đồng ý rằng, lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực tuyệt đối và cùng một
lúc đối với những khu vực khác nhau của đất nước, như sau:

- Bắc Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 27 tháng 7-1954
- Trung Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 01 tháng 8-1954
- Nam Kỳ vào lúc 8:00 sáng (giờ địa phương) vào ngày 11 tháng 8-1954

Điều đó được đồng ý rằng giờ chính thức Bắc Kinh sẽ được lấy như giờ địa phương.

Từ thời điểm đó, theo lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực ở Bắc phần Việt Nam, cả
hai bên cam kết không tiến hành một tỉ lệ lớn hành động tấn công vào phần nào đó của
trường hoạt động (chiến trường) Đông Dương và không uỷ nhiệm không quân ở Bắc
phần Việt Nam đặt căn cứ bên ngoài khu vực đó. Hai miền cũng đảm nhiệm thông báo
cho mỗi bên về kế hoạch cho sự chuyển quân từ vùng tập kết này đến vùng khác trong
phạm vi hai mươi lăm ngày theo hiệu lực của bản hiệp định hiện thời.

Điều 12

Tất cả các hoạt động và di chuyển dẫn đến sự chấm dứt tình trạng chiến tranh và tập
kết phải tiến hành trong an toàn và khuôn mẫu phục tùng kỉ luật

(a) Trong phạm vi số ngày nhất định sau lệnh ngưng bắn khi đã có hiệu lực, số lượng
ngày được quyết định theo điều khoản bởi Uỷ ban Quân sự Trung Giã, mỗi bên sẽ chịu
trách nhiệm di chuyển và trung lập hoá (làm mất hiệu lực) mìn (gồm mìn trên sông và
trên biển), những bẫy ‘người khờ’ (bẫy treo), những chất nổ và mọi vật liệu nguy hiểm
khác đã cài đặt về phía mình. Trong trường hợp không thể thực hiện được để hoàn tất

21
công việc di chuyển và trung lập hoá (làm mất hiệu lực) trong thời hạn, bên liên quan
sẽ đánh dấu bằng cách dựng biển tín hiệu có thể nhìn thấy ở đó. Tất thảy vật phá huỷ,
bãi mìn, sự chăng dây nhợ và những mối nguy đối với sự tự do di chuyển của nhân
viên Uỷ ban Liên hợp và những toán liên hợp của Uỷ ban ấy, đã được biết để biểu thị
sau khi rút quân, sẽ được tường trình đến Uỷ ban Liên hợp bởi tổng tư lệnh lực lượng
đối phương;

(b) Từ thời hạn của lệnh ngưng bắn cho đến lúc được hoàn tất đối với mỗi phía giới
tuyến:

(1) Quân lực của mỗi miền sẽ được tạm thời rút quân khỏi vùng tập kết tạm thời
được ấn định cho miền bên kia.

(2) Khi quân lực của một miền rút quân bằng đường lộ (đường bộ, đường sông,
đường biển) mà xuyên qua lãnh thổ của miền kia (xem điều 24), lực lượng quân sự của
miền đến tiếp quản sẽ tạm thời rút quân 3 ki-lô-mét cách lề đường ấy, nhưng theo cách
xử sự như thế nào đó mà tránh sự gây khó khăn với sự di chuyển dân cư dân sự.

Điều 13

Từ thời hạn lệnh ngưng bắn cho đến khi hoàn tất sự di chuyển từ một vùng tập kết
tới chỗ khác, máy bay vận tải dân sự hay quân sự sẽ theo đường hành lang giữa các
vùng tập hợp được ấn định cho quân Liên hiệp Pháp, ở phía bắc của giới tuyến, theo
một sự kiểm soát, và biên giới Lào, và vùng tập kết được quy định cho lực lượng Liên
hiệp Pháp bởi sự kiểm soát khác nữa.

Vị trí đường hành lang không phận, bề rộng của nó, đường an toàn cho máy bay
quân sự một động cơ di chuyển về phía nam và thủ tục tìm kiếm và giải cứu cho máy
bay trong cảnh hiểm nghèo sẽ được quyết định tại địa điểm bởi Uỷ ban Quân sự Trung
Giã.

Điều 14

Phương sách chính trị và hành chính trong hai vùng tái tập kết trên cả hai phía của
giới tuyến quân sự tạm thời:

(a) Trong suốt cuộc tổng tuyển cử mà sẽ đưa ra việc thống nhất Việt Nam, sự chỉ đạo
của chính quyền dân sự trong mỗi vùng tái tập hợp sẽ nằm trong những quyền hạn của
miền mà có lực lượng được tái tập hợp ở đó theo hiệu lực của Hiệp định hiện thời.

22
(b) Lãnh thổ nào đó được kiểm soát bởi một bên mà [bên ấy] được di chuyển đến
miền khác bởi kế hoạch tái tập kết (tái định cư) sẽ tiếp tục được quản lí bởi chính miền
nguyên trạng cho đến thời điểm mà theo đó tất cả quân đội được di chuyển phải rời
khỏi lãnh thổ ấy để trả tự do cho vùng được quy định đối với miền được đề cập. Rồi
kế đó, lãnh thổ ấy sẽ được lưu tâm trong khi một bên di chuyển đến miền khác mà bên
ấy sẽ đảm đương trách nhiệm đối với nơi đó.

Những tiến hành sẽ được bảo đảm rằng không có sự gián đoạn trong việc chuyển
giao trách nhiệm. Theo ý hướng này, những thông báo thích ứng sẽ được cung cấp bởi
miền rút quân đến miền khác, miền mà sẽ thực hiện hoà giải cần thiết, một cách cẩn
trọng, bằng sự đưa đến sự vô tư của cảnh sát và chính quyền để chuẩn bị cho sự đảm
đương trách nhiệm quản lí. Độ dài [thời gian] của thông báo [trước] như thế sẽ được
quy định bởi Uỷ ban Quân sự Trung Giã. Sự di chuyển sẽ được tác động vào giai đoạn
thành công đối với các vùng lãnh thổ không giống nhau.

Sự chuyển giao chính quyền dân sự Hà Nội và Hải Phòng cho nhà chức trách Việt
Nam dân chủ cộng hoà sẽ được hoàn tất trong phạm vi giới hạn thời gian tương ứng
được trình bày phía dưới, trong điều 15 về sự di chuyển quân sự.

(c) Mỗi miền đảm trách sự tự kiềm chế khỏi sự trả thù nào đó hay sự phân biệt đối xử
chống lại những người hay tổ chức theo phần hành thuộc phạm vi hoạt động trong suốt
cảnh huống chiến tranh và bảo đảm quyền tự do dân chủ của họ.

(d) Kể từ ngày thuộc hiệu lực của bản hiệp định hiện thời cho đến khi việc chuyển
quân được hoàn tất, một số thường dân đang cư trú ở địa hạt được kiểm soát bởi một
miền, những người mà ước muốn ra đi và sinh sống ở vùng được quy định cho miền
khác, sẽ được cho phép và được giúp đỡ để thực hiện như thế, bởi người quản lí tại địa
hạt đó.

Điều 15

Sự phân tán quân lính, và sự rút quân cùng sự chuyển giao quân lực, đồ thiết bị và
hậu cần sẽ được sắp đặt theo sự thỏa thuận với những nguyên tắc sau đây:

(a) Việc rút quân và chuyển giao quân lực, thiết bị và hậu cần của hai miền sẽ được
hoàn tất trong phạm vi ba trăm (300) ngày, theo trình bày bên dưới trong điều 2 của
hiệp định hiện thời;

23
(b) Trong phạm vi cả hai lãnh thổ, việc rút quân thành công sẽ được thực hiện bởi
những khu vực, bộ phận của những khu vực hay tỉnh. Sự chuyển giao từ một vùng tái
tập kết đến một nơi khác sẽ được thực hiện tốt trong mỗi đợt theo từng tháng để làm
cân xứng theo số quân được chuyển giao.

(c) Hai miền sẽ đảm trách đưa ra tất cả việc rút quân và chuyển giao theo thỏa thuận
với mục tiêu của bản hiệp định hiện thời, sẽ không cho phép các hành vi thù địch và sẽ
không tiến hành bất kể việc gì mà có thể làm vướng việc rút quân và chuyển giao như
thế. Họ sẽ có mặt ở một nơi khác xa xôi mà điều có thể [: Hai bên sẽ giúp đỡ nhau
trong phạm vi có thể được].

(d) Hai miền sẽ không cho phép sự phá hoại hay tiêu huỷ tài sản công cộng nào đó và
sự đối xử bất công đến đời sống cũng như tài sản của cư dân dân sự. Họ sẽ không cho
phép sự cản trở trong chính quyền dân chính địa phương;

(e) Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế sẽ bảo đảm rằng những công đoạn được thực
hiện để bảo vệ quân lực trong tiến trình rút quân và chuyển giao:

(f) Uỷ ban Quân sự Trung Giã, và sau đó, Uỷ ban Liên hợp, sẽ quyết định bằng sự
đồng ý chung thủ tục xác đáng cho sự phân tán quân lính và cho sự rút quân, chuyển
quân, trên căn bản những nguyên tắc được kể ra và trong phạm vi hoạch định từng
bước (khuôn khổ) được trình bày dưới đây:

1. Sự phân tán của quân lính, bao gồm nơi tập trung của quân đội vũ trang của tất
thảy các binh chủng và cũng bao gồm cả sự di chuyển của mỗi miền đến các vùng tập
kết tạm thời được quy định cho miền ấy và sự rút quân tạm thời của miền kia khỏi
miền ấy, sẽ được hoàn tất trong giới hạn thời gian không vượt quá mười lăm (15) ngày
sau ngày mà lệnh ngừng bắn trở nên có hiệu lực.

Sự phác hoạ tổng thể của những vùng tập kết tạm thời được thể hiện trong những
bản đồ làm phụ lục cho Hiệp định tạm thời.

Theo yêu cầu để tránh những cuộc xô xát nào đó, không toán quân nào sẽ được đóng
ở vị trí ít hơn 1.500 mét kể từ đường phân ranh những khu tập kết tạm thời.

Trong suốt thời hạn cho đến khi sự chuyển giao được kết thúc, tất cả những hòn đảo
dọc bờ biển phía tây của những đường ranh sau đây sẽ được tính vào vành đai Hải
Phòng:

– Kinh tuyến của điểm phía nam thuộc quần đảo Kê Bảo
24
– Bờ biển phía bắc của Ile Rousse (ngoại trừ quần đảo ấy), trải rộng quãng xa đến
kinh tuyến của mỏ Cẩm Phả

– Kinh tuyến mỏ Cẩm Phả

2. Việc rút quân và chuyển giao sẽ được có hiệu lực theo yêu cầu sau đây và trong
phạm vi thời hạn sau đây (từ ngày bắt đầu có hiệu lực của hiệp định hiện thời)

Lực lượng Liên hiệp Pháp …. Số ngày

Vành đai Hà Nội …. 80

Vành đai Hải Dương …. 100

Vành đai Hải Phòng …. 300

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam …. Số ngày

Vùng tập kết tạm thời Hàm Tân và Xuyên Mộc …. 80

Vùng tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt đầu tiên …. 80

Vùng tập kết tạm thời Plaine des Jones ….. 100

Vùng tập kết tạm thời tại địa điểm Cà Mau …. 200

Vùng tập kết tạm thời Trung Kỳ Việt Nam – mỗi đợt cuối …. 300

CHƯƠNG III

CẤM CHỈ VIỆC ĐƯA THÊM VÀO NHỮNG TOÁN QUÂN, THÀNH VIÊN
QUÂN ĐỘI, VŨ KHÍ VÀ ĐẠN DƯỢC, CĂN CỨ QUÂN SỰ MỚI

Điều 16

Với tác dụng từ ngày bắt đầu có hiệu lực của bản hiệp định hiện thời, việc đưa vào
Việt Nam thuộc sự tiếp viện quân đội nào đó và sự tăng thêm nhân viên quân sự thì bị
ngăn cấm.

Dẫu sao, điều đó được hiểu rằng, sự luân phiên của các đơn vị và các toán nhân viên,
việc đến Việt Nam của các nhân viên riêng lẻ trên cơ sở chức trách tạm thời và sự trở
lại Việt Nam của nhân viên riêng lẻ sau những thời hạn ngắn của sự rời khỏi [:nghỉ
25
phép] hay công vụ tạm thời bên ngoài Việt Nam sẽ được cho phép dưới các điều kiện
dưới đây:

(a) Sự luân phiên của các đơn vị (định rõ ở đoạn (c) của điều này) và các nhóm nhân
viên sẽ không được phép đối với quân đội Liên hiệp Pháp đóng ở phía bắc của giới
tuyến quân sự tạm thời được chỉ dẫn ở điều 1 thuộc hiệp định hiện thời, trong suốt thời
hạn rút quân được quy định ở điều 2.

Dù sao, dưới sự dẫn đầu (sự mới đến) của viên chức riêng lẻ, không hơn năm mươi
(50) người, gồm cả nhân viên văn phòng (hay sĩ quan), sẽ được phép, trong suốt một
tháng nhất định, đi vào phần đất phía bắc của giới tuyến quân sự tạm thời trên cơ sở
chức vụ lâm thời hoặc quay lại nơi ấy sau thời gian ngắn rời khỏi [nghỉ phép] hay bằng
công vụ bên ngoài Việt Nam.

(b) “Luân phiên” được định rõ như sự thay thế đơn vị hay nhóm nhân viên bởi đơn vị
có chức vụ hành chính tương đương hoặc bằng viên chức mà đang đến lãnh thổ Việt
Nam để làm nhiệm vụ hải ngoại của họ tại đó;

(c) Những đơn vị luân phiên sẽ không bao giờ được gia tăng nhiều hơn một tiểu đoàn
hay chức vụ hành chính tương xứng đối với lực lượng hải quân và không quân;

d) Sự luân phiên sẽ được chỉ huy trên cơ sở người-đổi-người, được cung cấp, bằng
bất kỳ cách nào, rằng, trong một phần tư nhất định (một quý = ba tháng) không một
miền nào sẽ được đưa vào nhiều hơn mười lăm ngàn năm trăm quân thuộc lực lượng
vũ trang của miền ấy, vào Việt Nam dưới chính sách luân phiên.

(e) Sự luân phiên đơn vị (định rõ ở đoạn (c) của điều này) và những toán viên chức,
và viên chức riêng lẻ đề cập ở điều này, sẽ đi vào và rời khỏi Việt Nam chỉ qua những
điểm tiếp nhận (cửa khẩu) được liệt kê ở điều 20 bên dưới

(f) Mỗi miền sẽ thông báo cho Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế ít nhất hai ngày
trước những chuyến đi đến hay rời khỏi đơn vị, nhóm viên chức và viên chức riêng lẻ
[đến] tại Việt Nam hoặc từ Việt Nam [đi]. Báo cáo về việc đến hoặc rời khỏi của đơn
vị, nhóm viên chức và cá nhân riêng lẻ tại Việt Nam hay từ Việt Nam sẽ được đệ trình
hằng ngày cho Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế.

Mọi báo cáo được đề cập bên trên và những tường trình sẽ định rõ những địa điểm
và những thời điểm của việc đến hoặc rời khỏi và số lượng người đến hoặc ra đi.

26
(g) Uỷ ban Quốc tế, thông qua Đội Thanh tra, sẽ giám sát và kiểm tra sự luân chuyển
đơn vị và nhóm viên chức cùng việc đến hoặc rời khỏi của viên chức riêng lẻ theo
quyền hạn bên trên, tại điểm tiếp nhận được liệt kê ở điều 20 bên dưới.

Điều 17

(a) Với tác dụng từ ngày có hiệu lực của hiệp định hiện thời, việc đưa vào Việt Nam
sự tăng cường theo các hình thức dạng loại vũ khí, đạn dược và vật dụng chiến tranh
khác, chẳng hạn máy bay chiến đấu, tàu hải quân, các bộ phận của súng pháo lớn, máy
phun cùng vũ khí vòi phun và xe bọc sắt, thì bị cấm chỉ.

(b) Được hiểu rằng, bằng bất cứ cách nào, vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược,
những cái đã bị phá huỷ, bị tổn thất, bị rách nát, hay bị tận dụng sau khi chấm dứt tình
trạng chiến tranh có thể được thay thế trên cơ sở mẫu-đổi-mẫu của cùng loại và đặc
tính tương tự. Sự thay thế như vậy về vật liệu chiến tranh, vũ khí, đạn dược sẽ không
được cho phép đối với quân đội Liên hiệp Pháp đồn trú ở phía bắc của giới tuyến quân
sự tạm thời, được trình bày phía dưới ở điều 1 của hiệp định hiện thời, trong suốt thời
hạn rút quân dự phòng ở điều 2.

Tàu hải quân có thể hoàn thành công việc chuyên chở giữa các vùng tái tập kết.

(c) Vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược vì mục đích thay thế được dự phòng ở
đoạn (b) của điều này, sẽ chỉ được đưa vào Việt Nam thông qua những điểm tiếp nhận
được đánh số ở điều 20 bên dưới. Vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược được thay
thế sẽ chỉ được chở khỏi Việt Nam thông qua những địa điểm tiếp nhận được đánh số
ở điều 20 bên dưới.

(d) Ngoài ra, việc thay thế được cho phép trong phạm vi những giới hạn được trình
bày ở đoạn [b?] văn bản của điều khoản này, sự tăng cường vật dụng chiến tranh, vũ
khí và đạn dược thuộc các loại theo dạng thức những bộ phận tháo rời để ráp lại về
sau, thì bị cấm chỉ.

(e) Mỗi bên sẽ khai báo với Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế ít nhất là hai ngày
trước những chuyến vận tải đến hoặc chuyên chở đi nào đó, mà có thể được diễn ra với
vật dụng chiến tranh, vũ khí và đạn dược thuộc tất thảy các loại.

Cốt để công bằng đối với những yêu cầu tăng cường vào Việt Nam những vũ khí,
đạn dược và vật dụng chiến tranh khác (như được định nghĩa rõ ràng ở đoạn (a) của
điều khoản này) vì mục đích thay thế, một báo cáo liên quan tới việc vận chuyển đến

27
bằng tàu thuỷ sẽ được đệ trình cho Uỷ ban Liên hợp và Uỷ ban Quốc tế. Những báo
cáo như thế sẽ chỉ định cách sử dụng được thực thi cho các hạng mục được thay thế
theo cách như vậy.

(f) Uỷ ban Quốc tế, nhờ vào những Đội Kiểm tra, sẽ giám sát và kiểm soát những
thay thế được cho phép theo những chi tiết được trình ra phía dưới thuộc điều khoản
này, tại những địa điểm tiếp nhận được đánh số ở điều khoản 20 bên dưới.

Điều 18

Với tác dụng từ ngày có hiệu lực của ban hiệp định hiện thời, sự thiết lập những căn
cứ quân sự mới thi bị cấm chỉ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều 19

Với tác dụng từ ngày có hiệu lực của bản hiệp định tạm thời, không một căn cứ quân
sự nào thuộc sự kiểm soát của nước ngoài có thể được thiết lập ở vùng tái tập kết của
mỗi miền; hai miền sẽ cam kết rằng những khu vực được quy định cho họ không gia
nhập vào khối liên minh quân sự nào và không được lợi dụng để tái diễn tình trạng
chiến tranh hay để đẩy mạnh chính sách xâm lược.

Điều 20

Những địa điểm tiếp nhận vào Việt Nam cho những viên chức hoán chuyển và những
thay thế vật dụng được quy định sau đây:

– Những vùng về phía bắc của giới tuyến tạm thời: Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên,
Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Mường Sén;

– Những vùng về phía nam của giới tuyến tạm thời: Đà Nẵng (Tourane), Quy Nhơn,
Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn, Vũng Tàu (Cap St. Jacques), Tân Châu.

CHƯƠNG IV

TÙ BINH CHIẾN TRANH VÀ TÙ NHÂN DÂN SỰ

Điều 21

28
Sự phóng thích và việc hồi hương của tất thảy tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự
bị giam giữ bởi mỗi bên, vào lúc có hiệu lực của bản hiệp định hiện thời, sẽ được đưa
đến theo các điều kiện sau đây:

(a) Tất cả những tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự của Việt Nam, Pháp và các
quốc gia khác bị bắt từ khi bắt đầu tình trạng chiến tranh tại Việt Nam, trong suốt các
hoạt động quân sự hay với các tình tiết nào khác của chiến tranh và ở một vài phần nào
đó thuộc lãnh thổ Việt Nam, sẽ được phóng thích trong phạm vi ba mươi (30) ngày sau
ngày lệnh đình chiến trở nên có hiệu lực trên mọi chỗ.

(b) Thuật ngữ “tù nhân dân sự” được hiểu để định nghĩa tất cả những người mà, với
hình thức nào đó, đã cộng tác với cuộc chiến đấu vũ trang và chính trị giữa hai bên, đã
bị bắt giữ vì lí do ấy và bị giam giữ trong sự cầm tù bởi cả hai bên trong suốt thời kì có
tình trạng chiến tranh.

(c) Tất cả tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự bị giam cầm bởi cả hai bên sẽ được
giao lại cho nhà cầm quyền phù hợp của bên kia, nơi sẽ cho họ sự giúp đỡ trong khả
năng theo cách tiến hành của nước gốc, bố trí nơi cư trú thường lệ hay vùng theo chọn
lựa của họ.

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 22

Những người chỉ huy quân lực của hai miền sẽ đoan chắc rằng những người dưới
quyền cai quản tương ứng mà xâm hại một số sự dự phòng của bản hiệp định hiện thời
thì bị trừng phạt thích đáng.

Điều 23

Trong những trường hợp tại nơi chôn cất mà được biết và sự tồn tại của mộ phần đã
được xây dựng, tổng tư lệnh quân lực của cả hai bên sẽ, trong thời hạn dứt khoát sau
khi bắt đầu có hiệu lực của ban hiệp định đình chiến, cho phép viên chức dịch vụ mồ
mả của bên kia đi vào một phần lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của họ
để tìm kiếm và di chuyển thi hài của viên chức quân sự đã chết của bên ấy, gồm cả thi
hài của tù binh chiến tranh đã chết. Uỷ ban Liên hợp sẽ quyết định những thủ tục và

29
thời hạn cho việc thực hiện nghĩa vụ này. Tổng tư lệnh của hai bên sẽ thông tri cho
mỗi bên kia tất cả thông tin về tài sản của người chết tính cho đến khi đưa đến nơi
chôn cất của viên chức quân sự thuộc bên kia.

Điều 24

Hiệp định hiện thời sẽ áp dụng cho tất cả lực lượng vũ trang của mỗi bên. Những lực
lượng vũ trang của mỗi bên sẽ tôn trọng vùng phi quân sự và lãnh thổ dưới sự kiểm
soát quân sự của bên kia, và sẽ không uỷ nhiệm một hành vi nào và không bảo đảm
một hoạt động nào chống lại phía đối phương kia và sẽ không cam kết về sự phong toả
bất kì cách thức nào đó tại Việt Nam.

Theo ý nhất định của hiệp định hiện thời, từ “lãnh thổ” bao gồm mặt nước thuộc lãnh
thổ và không phận.

Điều 25

Tổng tư lệnh của các quân lực thuộc hai bên sẽ có điều kiện bảo vệ đầy đủ và giúp
đỡ trong khả năng có thể và cộng tác với Uỷ ban Liên hợp cùng các nhóm liên hợp của
nó và với Uỷ ban Quốc tế cùng đội thanh tra của nó trong những việc thi hành chức
năng và những phận sự được trình bày cho họ bởi hiệp định hiện thời.

Điều 26

Phí tổn theo yêu cầu cho việc hoạt động của Uỷ ban Liên hợp và những nhóm liên
hợp của nó cũng như của Uỷ ban Quốc tế và những đội thanh tra của nó sẽ được chia
ra bằng nhau giữa hai bên.

Điều 27

Các nước ký kết hiệp định hiện thời và những người thắng lợi trong nhiệm vụ sẽ
được chịu trách nhiệm để cam kết và quan sát cũng như sự bắt buộc phải tôn trọng về
những thuật ngữ và dự phòng (lường trước khả năng xảy ra) của nó. Những người chỉ
huy của các lực lượng thuộc hai bên sẽ, trong phạm vi những mệnh lệnh tương ứng,
thực thi các bước và làm tất cả sự hoà giải cần thiết để bảo đảm sự bằng lòng trọn vẹn
với tất cả những trù liệu (những điều khoản) của hiệp định hiện thời bởi tất cả các yếu
tố và nhân viên quân sự dưới mệnh lệnh của họ.

30
Những thủ tục được bắt đầu thực hiện theo hiệp định hiện thời sẽ, bất kì thời điểm
cần thiết nào, được nghiên cứu bởi các viên tổng tư lệnh của hai bên, và, nếu cần thiết,
quy định một cách đặc biệt hơn bởi Uỷ ban Liên hợp.

CHƯƠNG VI

UỶ BAN LIÊN HỢP VÀ UỶ BAN QUỐC TÊ VỀ SỰ GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA


TẠI VIỆT NAM

Điều 28

Trách nhiệm đối với sự thi hành bản hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh
sẽ làm yên tâm với các miền.

Điều 29

Một Uỷ ban Quốc tế sẽ đảm bảo sự kiểm soát và sự giám sát về sự thi hành này.

Điều 30

Để tạo điều kiện thuận lợi, theo các điều kiện dưới đây, việc thực hiện các quy định
liên quan đến hành động chung của hai bên, một Ủy ban Liên hợp sẽ được thành lập
tại Việt Nam.

Điều 31

Uỷ ban Liên hợp sẽ được phiên chế số lượng cân bằng các đại diện của những viên
tổng tư lệnh của hai bên.

Điều 32

Vị chủ tịch của những phái đoàn đưa vào Uỷ ban Liên hợp sẽ tổ chức đội ngũ tuỳ
thuộc vào cấp tổng bộ (cấp tướng).

Uỷ ban Liên hợp sẽ khởi động những nhóm liên hợp số lượng mà sẽ được quy định
bởi sự nhất trí với nhau giữa các nước. Những nhóm sẽ được phiên chế số lượng nhân
viên cân bằng từ các nước. Vị trí của họ trên giới tuyến giữa những vùng tái tập kết
(tái định cư) sẽ được quy định bởi các nước trong khi đảm nhiệm phần hành, quyền
hạn của Uỷ ban Liên hợp.

31
Điều 33

Uỷ ban Liên hợp sẽ cam kết thi hành theo những trù liệu (những điều khoản) của
Hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh sau đây:

(a) Lệnh ngưng bắn chung và cùng lúc tại Việt Nam đối với các lực lượng vũ trang
chính quy và không chính quy.

(b) Một sự tái tập hợp của các lực lượng vũ trang của cả hai bên.

(c) Sự quan sát giới tuyến giữa các vùng tái tập kết và các khu phi quân sự.

Trong phạm vi giới hạn của việc hoàn tất của nó, nó sẽ giúp các bên thi hành những
trù liệu như đã nói, sẽ cam kết liên lạc giữa họ vì mục tiêu chuẩn bị và thi hành kế
hoạch áp dụng của những trù liệu này, và sẽ nỗ lực giải quyết những vấn đề tranh chấp
như thế một khi có thể phát sinh giữa các nước trong tiến trình thực thi những dự
phòng (những điều khoản) này.

Điều 34

Một Uỷ ban Quốc tế sẽ được phiên chế để kiểm tra và giám sát những sự áp dụng
thuộc những dự phòng của hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh tại Việt
Nam. Nó sẽ lập danh sách các đại diện của các nước sau đây: Ca-na-đa, Ấn Độ và Ba
Lan.

Nó sẽ được chủ trì bởi đại diện của Ấn Độ.

Điều 35

Uỷ ban Quốc tế sẽ phiên chế những đội thanh tra lưu động và cố định, soạn thảo số
lượng nhân viên cân bằng được chỉ định bởi mỗi nước đã đề cập bên trên. Những đội
cố định sẽ được bố trí vào các nơi sau đây: Lào Kay, Lạng Sơn, Tiên Yên, Hải Phòng,
Vinh, Đồng Hới, Mường Sén, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn,
Vũng Tàu, Tân Châu. Những địa điểm trú đóng này có thể, trong những ngày về sau,
được thay đổi theo yêu cầu của Uỷ ban Liên hợp, hay theo yêu cầu của một trong các
nước, hay do chính Uỷ ban Quốc tế, bằng sự thoả thuận giữa Uỷ ban Quốc tế và ban
chỉ huy của các nước liên quan. Những vùng hoạt động của những đội lưu động sẽ là
những vùng làm vành đai biên giới đất liền và biển của Việt Nam, những giới tuyến
giữa những vùng tái tập kết và những vùng phi quân sự. Trong phạm vi giới hạn của
những vùng này họ sẽ có quyền đi lại tự do và sẽ nhận từ những nhà chức trách quân

32
sự và dân chính địa phương tất cả mọi điều kiện thuận lợi mà họ yêu cầu cho sự hoàn
thành đầy đủ phận sự của họ (trù liệu nhân viên, cung cấp tài liệu cần chiết cho việc
kiểm soát, triệu tập những chứng cứ cần thiết cho tổ chức thẩm vấn, cam kết bảo vệ và
tự do giao thông của những đội thanh tra v.v…). Họ sẽ có sự bố trí của họ theo nghĩa
hiện đại (tối tân) như thế về việc vận chuyển, quan sát và giao thiệp như họ yêu cầu. Ở
bên ngoài những vùng hoạt động như đã định rõ trên, những đội lưu động có thể, bằng
sự thoả thuận với ban chỉ huy của nước liên đới, liên hệ những hoạt động khác trong
phạm vi giới hạn về phận sự được giao phó cho họ bởi hiệp định hiện thời.

Điều 36

Uỷ ban Quốc tế sẽ chịu trách nhiệm giám sát sự thi hành thực sự bởi các bên về
những trù liệu (những điều khoản) của hiệp định. Vì mục tiêu này nó sẽ làm tròn nghĩa
vụ kiểm tra, quan sát, thanh tra và sự điều tra nghiên cứu, kết hợp với sự áp dụng
những trù liệu của hiệp định về sự chấm dứt tình trạng chiến tranh, và nó sẽ thực hiện
với sự cẩn trọng:

(a) Kiểm tra sự di chuyển của các lực lượng vũ trang thuộc hai bên, làm cho có hiệu
quả trong phạm vi khóa biểu (khuôn khổ) của kế hoạch tái tập kết.

(b) Giám sát các giới tuyến giữa các vùng tái tập kết, và cũng như vậy, đối với những
vùng phi quân sự.

(c) Kiểm tra hoạt động về sự giải thoát những tù binh chiến tranh và tù nhân dân sự.

(d) Giám sát các cảng và sân bay cũng như tất cả các vùng biên giới của Việt Nam về
sự thực thi những dự phòng của hiệp định chấm dứt tình trạng chiến tranh, điều chỉnh
sự nhập vào đất nước những lực lượng vũ trang, nhân viên quân sự và tất thảy các loại
vũ khí, đạn dược và vật dựng chiến tranh.

Điều 37

Uỷ ban Quốc tế sẽ, thông qua môi giới của đội thanh tra đã đề cập trên, ngay khi có
thể, hoặc theo sáng kiến riêng của nó hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban Liên hợp, hoặc
của các nước, bảo đảm những sự điều tra nghiên cứu cần thiết cả tài liệu lẫn thực địa.

Điều 38

Đội kiểm tra sẽ đệ trình Uỷ ban Quốc tế những kết quả của sự giám sát của họ,
những điều tra nghiên cứu của họ và những quan sát của họ, hơn nữa, họ sẽ soạn thảo

33
chẳng hạn như những tường trình đặc biệt mà họ có thể duy trì sự thiết yếu, hoặc
chẳng hạn có thể được yêu cầu từ họ bởi Uỷ ban. Trong trường hợp bất đồng trong nội
bộ của các đội, những cách giải quyết của mỗi đội viên sẽ được đệ trình lên Uỷ ban.

Điều 39

Nếu một đội thanh tra nào đó không thể ổn định một cuộc xô xát hay nhưng duy trì
mà có một sự vi phạm hay một sự đe dọa vi phạm nghiêm trọng, Uỷ ban Quốc tế sẽ
được báo tin; ban kế nhiệm (Uỷ ban Quốc tế) sẽ nghiên cứu những tường trình và kết
luận của đội thanh tra và sẽ báo tin cho các bên về sự đo lường mà sẽ nhận được về
các cuộc ổn định xô xát, chấm dứt sự vi phạm hay cách chức vì sự đe doạ vi phạm.

Điều 40

Khi Uỷ ban Liên hợp không thể tìm được sự nhất trí về sự giải thích để trình ra một
vài việc trù liệu hay về sự định giá một thực tế, Uỷ ban Quốc tế sẽ được báo cáo về
những vấn đề tranh luận. Những đề nghị của Uỷ ban ấy sẽ được gửi trực tiếp đến các
bên và sẽ khai báo cho Uỷ ban Liên hợp.

Điều 41

Những đề nghị của Uỷ ban Quốc tế sẽ được chấp nhận bằng đa số phiếu, tuỳ theo (/
miễn trừ) những trù liệu chứa đựng trong điều khoản 42. Nếu những cuộc bầu cử phân
tán phiếu, thì phiếu của giám đốc sẽ quyết định.

Uỷ ban Quốc tế có thể làm nên công thức đề nghị liên quan tới sự cải thiện và sự
tăng thêm mà sẽ được thực hiện theo những trù liệu của hiệp định về sự chấm dứt tình
trạng chiến tranh tại Việt Nam, trong yêu cầu bảo đảm một sự thi hành hiệp định có
hiệu quả. Những đề nghị sẽ được nhất trí chấp nhận.

Điều 42

Khi sự giải quyết những vấn đề liên quan đến những xô xát, hay những đe doạ xô
xát, những sự việc mà có thể dẫn đến sự bắt đầu lại tình trạng chiến tranh, ấy là:

(a) Sự từ chối bởi các lực lượng vũ trang của một bên nhằm làm cho sự di chuyển có
hiệu quả được chuẩn bị đầy đủ theo kế hoạch tái định cư;

(b) Sự xô xát bởi các lực lượng vũ trang của một trong các bên thuộc các vùng tái
định cư, mặt nước thuộc lãnh thổ, hoặc không phận của một bên khác;

34
thì sự giải quyết của Uỷ ban Quốc tế phải được đồng lòng.

Điều 43

Nếu một trong các bên từ chối hướng về phía làm cho có hiệu quả một điều tra
nghiên cứu của Uỷ ban Quốc tế, các bên liên quan hay chính tự Uỷ ban sẽ báo cáo cho
các thành viên của Hội nghị Geneva.

Nếu Uỷ ban Quốc tế không đạt được sự nhất trí trong những trường hợp được cung
cấp ở điều khoản 42, nó sẽ đệ trình một báo cáo đạt đa số phiếu thuận và một hoặc
nhiều hơn những báo cáo đạt thiểu số phiếu thuận đến những thành viên của Hội nghị.

Uỷ ban Quốc tế sẽ thông trị cho các thành viên của Hội nghị trong tất thảy mọi
trường hợp nơi mà những hoạt động của nó bị trở ngại.

Điều 44

Uỷ ban Quốc tế sẽ được nêu lên, vào thời điểm của sự chấm dứt tình trạng chiến
tranh tại Đông Dương theo thủ tục, rằng, nó có thể xem là hợp lệ để làm đầy đủ các
nghĩa vụ được cung cấp tại điều khoản 36.

Điều 45

Uỷ ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm tra tại Việt Nam sẽ hoạt động cộng tác sát
cánh với Uỷ ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm tra tại Campuchia và tại Lào.

Các vị tổng thư kí của ba Uỷ ban sẽ chịu trách nhiệm đối với sự phối hợp công việc
của họ và đối với sự quan hệ giữa họ.

Điều 46

Uỷ ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm tra tại Việt Nam có thể,– sau khi thảo luận với
các Uỷ ban Quốc tế về Giám sát và Kiểm tra tại Campuchia và tại Lào, và đã lưu ý đến
sự phát triển tình hình tại Campuchia và tại Lào,– làm giảm nhẹ một cách tiến bộ
những hoạt động của nó. Một quyết định như thế phải được chấp nhận một cách đồng
lòng.

Điều 47

Tất cả những dự trù của hiệp định hiện thời, trừ đoạn văn phụ thứ hai của điều khoản
11, sẽ trở nên có hiệu lực vào lúc 24 giờ (giờ Geneva), ngày 22 tháng 7 năm 1954.

35
Được làm tại Geneva lúc 24 giờ vào ngày 20 tháng bảy năm 1954 bằng tiếng Pháp
và bằng tiếng Việt, cả hai văn bản có độ tin cậy ngang nhau.

2.3. Nội dung cơ bản của hiệp định Genève


- Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia.

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông
Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông
Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự
nào.

- Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc –
Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển
cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.

- Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những
người kế tục sự nghiệp của họ.

36
CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét

3.1.1. Thành công


Cách đây 65 năm, ngày 27/07/1954, tại Genève (Thụy Sĩ), Hiệp định Genève về
Đông Dương đã được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và nó đã mang lại những thành
công sau đây:
- Hiệp định Genève đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp,
trong đó quan trọng nhất là nền độc lập. thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam được các nước, kể cả Pháp phải cam kết tôn trọng. Tháng 7/1965, khi
trả lời phòng văn Nhật bao công nhân (Anh) về ý nghĩa và nội dung quan trọng nhất
của Hiệp định Genève năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần vừa khẳng định: "Tôi
cho rằng những điều khoản quan trọng nhất là Phải tôn trọng chủ quyền độc lập thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, không nước nào được lập căn cứ quân
sự ở nước Việt Nam. Viet Nam không liên minh quân sự với bất cứ nước nào; thi hành
các quyền tự do dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi… đi tới thực hiện thống nhất nước
nhà…"
- Những điều khoản quan trọng nhất của Hiệp định Genève chính là cơ sở pháp
lý cho cuộc đấu tranh tiếp theo chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đó cũng là kết quả của
đường lối cách mạng, đường lối kháng chiến, đường lối đối ngoại dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó còn là thành quả của sự
kết hợp chặt chẽ giữa ba mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao trong cuộc đấu
tranh chống thực dân xâm lược, là mình chứng hùng hồn của chính sách đoàn kết:
đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế..
- Với những quyết định của hiệp định Genève, miền Bắc nước ta được giải phóng
và trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Thắng lợi của Việt Nam là
một đóng góp tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Với ý nghĩa đó,

37
trong lớn kêu Hội Hội nghị Genève và thành công ngày 22/7/1954. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhận định: "Hội nghị Genève đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng to", "Thành
công của hiệp định Genève là thắng lợi vĩ đại của nhân dân Đông Dương, nhân dân
Pháp và nhân dân thế giới.
- Hiệp định Genève vẫn là dấu ấn đặc biệt trong thế kỷ XX của nền ngoại giao
Việt Nam. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hội nhập quốc tế, cùng với việc phát huy thế mạnh dân
tộc và sức mạnh thời đại, việc vận dụng những kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao trong
lịch sử nói chung và kinh nghiệm chỉ đạo đấu tranh đàm phán, ký kết Hiệp định
Genève của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng vẫn mang tính lý luận và thực tiễn sâu
sắc.
- Thắng lợi ở Hội nghị Genève là thắng lợi trong cuộc đấu tranh ngoại giao bằng
việc quán triệt sâu sắc các nghị quyết của Đảng, bằng đường lối đối thoại độc lập, tự
chủ, bằng nội lực của dân tộc và sự khôn khéo tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư
luận tiến bộ trên thế giới để có bước phá vây quốc tế có kết quả thuận lợi, tạo cục diện
quốc tế có lợi cho nước ta trong một bối cảnh phức tạp ở Hội nghị Genève; là bài học
còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN thời kỳ mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế hiện nay.

3.1.2 Hạn chế


Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một hội nghị quốc tế với sự tham dự của nhiều
cường quốc đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia
là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn chung, các nước châu Á,
kể cả Trung Quốc, khi tới hội nghị này không được coi là có vai trò bình đẳng với các
nước phương Tây. Họ tham dự Hội nghị không mang ý nghĩa là được sự thừa nhận của
các nước khác. Nhưng cuối cùng những nguyên tắc về chủ quyền quốc gia dân tộc đã
được thừa nhận. Cùng với những giá trị được khẳng định, Hội nghị Genève cũng còn
một số điểm hạn chế:

- Lẽ ra việc đàm phán để kết thúc chiến tranh phải là công việc chủ yếu giữa các
lực lượng kháng chiến ở Đông Dương với Pháp. Nhưng trật tự thế giới hai cực và cục
diện chiến tranh lạnh đã chi phối kết quả việc giải quyết cuộc chiến tranh bằng một hội
nghị quốc tế, với sự tham gia của nhiều cường quốc với những lợi ích khác nhau.
- Hội nghị đã quyết định những vấn đề có liên quan đến các lực lượng kháng
chiến ở Lào và Campuchia mà không có sự tham gia của các chính phủ kháng chiến ở
hai nước này.Việc xác định ranh giới quân sự tạm thời và phân chia khu vực tập kết

38
chuyển quân ở Việt Nam không phải vĩ tuyến 13 hay 16 theo phương án đấu tranh của
Việt Nam, mà là vĩ tuyến 17. Việt Nam phải bỏ lại toàn bộ vùng giải phóng khu V và
nhiều vùng tự do phía Nam vĩ tuyến 17 làm vùng tập kết, chuyển quân cho Pháp. Ở
Lào, lực lượng kháng chiến chỉ được một vùng tập kết gồm hai tỉnh Sầm Nưa và
Phôngxalỳ. Lực lượng kháng chiến Campuchia phải phục viên tại chỗ.
- Thời hạn tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam không phải là 6 tháng
như phương án của Việt Nam, mà là 2 năm.
- Về việc thi hành, trên thực tế Hiệp định Genève chỉ được thực hiện một phần:
chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương; tập kết, chuyển quân theo khu
vực và thời gian quy định. Việc tổng tuyển cử thống nhất nước Việt Nam đã không thể
thực hiện do chính sách can thiệp và xâm lược của Mỹ, và do vậy, một cuộc chiến
tranh mới cũng bắt đầu.

3.2. Kinh nghiệm


Tính đến nay, Hiệp định Genève đã đi vào lịch sử 60 năm. Việc nhìn nhận lại những
thành công, hạn chế, cho phép ta rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu làm hành
trang cho nền ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Thứ nhất, ngoại giao chỉ phát huy vai trò và công dụng trên nền tảng sức mạnh tổng
hợp của đất nước được thể hiện trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, quân sự...
Thực sự, chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán khi chúng ta
giành được chiến thắng trên chiến trường. Tháng 10/1953, khi Quốc hội Pháp biểu
quyết ủng hộ Chính phủ Lanien tìm giải pháp thương lượng để giải quyết cuộc chiến
tranh bằng cách đàm phán trực tiếp với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm của nhân dân ta: “Nếu thực dân Pháp tiếp tục
cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam quyết tâm tiếp tục cuộc chiến tranh
ái quốc đến thắng lợi cuối cùng”, bởi chính thắng lợi trên mặt trận quân sự sẽ là cơ sở
thực lực cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán tại mặt trận ngoại giao thuận lợi hơn và
“ta phải đẩy mạnh kháng chiến, tiêu diệt chỉ thật nhiều sinh lực địch hơn nữa, thì địch
mới chịu nhận thương lượng để giải quyết hòa bình về vấn đề Việt Nam, tôn trọng
quyền tự do, độc lập dân tộc ta”
Thứ hai, trong quá trình đàm phán, chúng ta phải quán triệt quan điểm nhân nhượng
có nguyên tắc. Rõ ràng, khi chấp nhận cùng nhau đàm phán tức là mỗi bên đều có
điểm mạnh, yếu của mình; trên bàn đàm phán, bên nào cũng cố gắng giành phần có thể
và nhân nhượng cho đối phương những điều mình chưa thể. Vì vậy, trong quá trình
đàm phán, sự nhân nhượng lẫn nhau là điều tất yếu nhưng điều không bao giờ được
phép nhân nhượng là độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Genève là ví dụ
39
điển hình của việc thực hiện nguyên tắc đó. Mặc dù Hiệp định có những điều khoản
chưa hoàn toàn thỏa nguyện đối với phía ta nhưng vấn đề cốt tử là độc lập dân tộc và
toàn vẹn lãnh thổ thì ta kiên quyết bảo vệ và đã được các nước thừa nhận. Vì thế, trong
quá trình đàm phán, nhà ngoại giao phải biết nhân nhượng đúng mức, không quá tả để
phá vỡ đàm phán, không quá hữu để tổn hại đến lợi ích cơ bản của dân tộc. Nguyên tắc
đó của Hội nghị Genève cho đến nay vẫn nguyên vẹn giá trị thời sự: không bao giờ vì
một tình hữu nghị viển vông, mơ hồ nào mà nhân nhượng lợi ích cốt lõi của dân tộc,
đó là chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng.
Thứ ba, trong đàm phán ngoại giao phải luôn giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ,
tránh phụ thuộc vào nước lớn, tránh đàm phán trung gian, đại diện hay ủy nhiệm mà
phải đàm phán trực tiếp. Đồng thời, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Liên Xô, Trung
Quốc cũng như của lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Tham gia vào hội
nghị đã tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếng nói chính nghĩa của mình và nâng cao
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán ngoại
giao, do ta chưa có kinh nghiệm, có lúc còn bị động với bối cảnh quốc tế “chưa thấu
hiểu hết ý định chiến lược của bạn đồng minh trong bước cuối của cuộc hòa đàm nên
có phần chưa phát huy được đầy đủ độc lập, tự chủ khi ký Hiệp định Genève”. Với
Lào và Campuchia, hai đại diện Pathet Lào và Khơme Ítxarắc không được chấp nhận
tham dự Hội nghị, nên quyền lợi pháp lý của hai dân tộc cũng không được tôn trọng.
Từ đó cho thấy những yêu cầu chính trị do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
cũng như Chính phủ kháng chiến Lào và Campuchia đặt ra, chưa đáp ứng được tâm tư,
nguyện vọng của đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ba nước Đông Dương.
Thứ tư, sự duy lợi trong quan hệ quốc tế là một thực tế hiển nhiên. Nếu trong đấu
tranh cách mạng, phải “mang sức ta mà giải phóng cho ta” thì trong đấu tranh ngoại
giao, số phận của dân tộc mình phải do chính mình tự định đoạt. Bài học kinh nghiệm
từ Hội nghị Genève giúp chúng ta vững vàng hơn, độc lập, tự chủ hơn, để đến Hội
nghị Pa-ri năm 1973, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đàm phán trực diện với
Mỹ. Tại Hội nghị Pa-ri, sự độc lập, tự chủ của ta thể hiện rõ, từ thành phần, nội dung,
thời gian đàm phán đến hình thức đàm phán…
Tóm lại, hững kinh nghiệm được rút ra từ Hiệp định Genève là bài học vô cùng quý
báu cho cách mạng Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại sau này và đã góp
phần vào thắng lợi hoàn toàn ở Hiệp định Pari năm 1973 “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất hai miền Nam, Bắc, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

40
KẾT LUẬN

Hội nghị Giơnevơ và Hiệp định Genève đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong
quá trình chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương vào năm 1954. Tuy
nhiên, những biện pháp chia cắt và can thiệp đã góp phần vào những hệ lụy và xung
đột kéo dài trong khu vực này.
Sự chia cắt Việt Nam và sự can thiệp của các cường quốc đã gây ra một tình hình
không ổn định và cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài hàng chục
năm, với những hậu quả nặng nề cho cả người dân và kinh tế của cả hai miền Việt
Nam.
Hiệp định Genève đã không đảm bảo sự ổn định và hòa bình lâu dài ở Đông Dương.
Các xung đột và tranh chấp tiếp tục xảy ra sau đó, và khu vực này tiếp tục đối mặt với
những thách thức và biến động địa chính trị trong suốt nhiều thập kỷ.
Từ Hội nghị Genève và Hiệp định Genève, chúng ta học được rằng để đạt được hòa
bình bền vững, cần thiết phải xây dựng độ tin cậy và đồng lòng giữa các bên liên quan.
Đồng thời, cần có sự cam kết của cộng đồng quốc tế và sự hỗ trợ trong việc giải quyết
các tranh chấp và xây dựng quy chế quốc tế để đảm bảo hòa bình và phát triển bền
vững trong khu vực Đông Dương.

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phương, ‘Hiệp định Genève năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa
bình Đông Dương’, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2018)
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình Đông Dương |
Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng
2. Phương Anh, ‘Từ ngày 8-5 đến 21-7-1954: Hội nghị Genève’, Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia (2016)
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/2002/68272/tu-ngay-8-5-djen-21-7-1954-hoi-
nghi-gionevo.html
3.‘Diễn biến Hội nghị và nội dung chính Hiệp định Geneva’, Báo Điện tử Đài Tiếng
nói Việt Nam VOV (2014)
https://vov.vn/chinh-tri/dien-bien-hoi-nghi-va-noi-dung-chinh-hiep-dinh-geneva-
339249.vov
4. Banbientap, ‘Hội nghị Genève về Đông Dương’, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Lạng Sơn
(2020),
Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương
5. The Avalon Project, Yale Law School
Geneva Agreements 20-21 July 1954 Agreement on the Cessation of Hostilities in
Viet-Nam 20 July 1954
6. Giáo trình: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà
Nội, 2021

42

You might also like