You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN

***

BÁO CÁO
THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Việt Phúc

Sinh viên thực hiện: Đặng Ngọc Bách

Lớp: Kỹ thuật ô tô 3 – K62

Mã sinh viên: 211311836

1
THỰC HÀNH BUỔI 1: GIỚI THIỆU CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN

I) MCCB( Model Case Circuit Breaker): Aptomat

1, Tìm hiểu chung về MCCB:

MCCB hay còn được gọi là át khối,aptomat vỏ đúc.Thiết bị điện này có tác
dụng bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức,có thể gây quá tải hoặc ngắn
mạch.

+) Với khả năng xử lý nhanh,hoạt động liên tục, MCCB giúp bảo vệ hiệu quả
dòng điện, thiết bị điện tránh cháy nổ, hỏng hóc và hạn chế nguy cơ giật điện,
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+) MCCB thường có dòng cắt định mức, dòng cắt ngắn mạch lớn, thích hợp sử
dụng trong công nghiệp, hệ thống điện của tòa nhà, nhà máy sản xuất, trung
tâm thương mại, siêu thị.

+) Các loại MCCB được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, theo tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế. Vì vậy, trong quá trình hoạt động rất an toàn.

+) Khả năng chịu nhiệt tốt và cách điện hiệu quả nhờ làm từ nhựa tổng hợp
phenolic.

+) Thông số MCCB rõ ràng, dễ lắp đặt và được bán nhiều hơn.

+) Tuổi thọ rất cao, độ bền đạt tiêu chuẩn IEC 947 quốc tế.

+) Duy trì ổn định hệ thống điện trong thời gian dài ( trên 10 năm).

2, Phân loại:

Hiện nay, MCCB có rất nhiều loại khác nhau.Tùy theo nhu cầu, điều kiện sử
dụng các công trình mà chúng ta đưa ra sự lựa chọn phù hợp, bao gồm:

*) Phân loại MCCB theo cực: MCCB 1 cực, MCCB 2 cực, MCCB 3 cực và
MCCB 4 cực

*) Phân loại MCCB theo dòng điện: 10A, 15A, 20A, 30A, 40A, 50A, 60A, 75A,
100A, 125A, 175A, 200A, 225A, 250A, 300A,…

*) Phân loại MCCB theo dòng ngắn mạch: 7kA, 10kA, 15kA, 18kA, 22kA,…

2
*) Phân loại MCCB theo khả năng chỉnh dòng: MCCB có dòng định mức không
đổi và MCCB có thể chỉnh dòng định mức.

Tuy nhiên, thông số MCCB về cơ bản các sản phẩm đều giống nhau, bao gồm:

*) Dòng điện định mức (In): Là dòng điện tối đa mà MCCB có thể hoạt động
được. DÒng điện định mức này xác định giới hạn cho phép đòng điện đi qua và
là giá trị xác định dòng ngắt của MCCB.

*) Công suất ngắt mạch tối đa (ICU): Thông số này có nghĩa là nếu dòng sự
cố vượt qua giá trị này thì MCCB sẽ không thế ngắt mạch. Khi xảy ra trường
hợp vượt quá mức ICU thì MCCB có thể có cơ chế bảo vệ khác mà khả năng
chịu được dòng sự cố sẽ hoạt động. Điều này đảm bảo độ tin cậy của MCCB.

*) Dòng ngắn mạch thực tế (ICS): Thông số này có ý nghĩa MCCB sẽ hoạt
động khi xảy ra dòng sự cố trong ngưỡng này xảy ra. MCCB sẽ có thể sử dụng
lại sau khi gặp sự cố ngắt mạch với điều kiện không vượt qua ngưỡng thông số
này. Ics càng cao thì MCCB càng đáng tin cậy. Đây là giá trị dòng sự cố cao
nhất mà MCCB có thể xử lý.

*) Điện áp cách điện định mức (Ui): Thông số Ui thể hiện giá trị điện áp tối đa
mà MCCB có thể chống lại được trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thường
điện áp định mức hoạt động bình thường của MCCB sẽ thấp hơn giá trị điện áp
Ui để cung cấp biên độ an toàn cho thiết bị.

*) Điện áp làm việc định mức (Ue): Ue là điện áp hoạt động liên tục của
MCCB. Giá trị này thường tương đương với điện áp của hệ thống.

*) Điện áp xung điện định mức (Uimp): Thông số này thể hiện giá trị điện áp
xung cao nhất mà MCCB có thể chịu được khi gặp sự có đóng cắt hoặc bị sét
đánh.

3
VD: ABN 53c – Aptomat LS MCCB 3P 20A 18kA

*) Số cực: 3 pha

*) Dòng điện định mức (In): 20A

*) Điện áp làm việc định mức (Ue): 690V

*) Điện áp cách điện định mức (Ui): 750V

*) Điện áp xung điện định mức (Uimp): 8kV

4
Kích thước:

5
II) Rơ le trung gian
1. Khái niệm về rơ le trung gian
Rơ le trung gian là một loại mạch điện tử, chức năng tương tự với công tắc
điện trong nhà bạn dạng on/off. Rơ le trung gian đóng vai trò truyền tải
điện, chuyển tín hiệu từ thiết bị có công suất nhỏ sang thiết bị công suất cao
hơn trong sơ đồ điện.
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Rơ le trung gian
- Cấu tạo của Relay trung gian
Rơ le được cấu tạo từ hai phần chính là cuộn hút và mạch tiếp điểm.
 Cuộn hút ( nam châm điện ). Gồm có lõi thép động, lõi thép tĩnh và
cuộn dây. Cuộn dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hay có thể
cuộn cả điện áp lẫn cường độ. Lõi thép động sẽ được định vị bằng một
vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
 Mạch tiếp điểm (mạch lực). Gồm có tiếp điểm thuận và tiếp điểm
nghịch. Tiếp điểm nghịch sẽ đảm nhận vai trò đóng cắt tín hiệu thiết bị
tải với dòng nhỏ được cách ly với cuộn hút.

- Nguyên lý hoạt động rơ le trung gian

+ Khi dòng điện chạy qua rơ le trung gian, đi tới cuộn dây của nam châm điện,
tạo thành từ trường hút. Từ trường tác động để đóng hoặc mở tiếp điểm
điện. Từ đó làm thay đổi trạng thái đóng mở của rơ le trung gian. Tùy vào
thiết kế mà số tiếp điểm điện sẽ thay đổi khác nhau.

+ Rơ le trung gian có 2 mạch hoạt động độc lập. Một mạch sẽ điều khiển cuộn
dây relay để dòng chảy có thể đi qua cuộn dây hoặc không đi qua. Mạch
còn lại sẽ điều khiển dòng điện để xem xét dòng điện có thể đi qua relay
được hay không.

6
- Cách đầu nối rơ le 14 chân

- Relay 14 chân có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó:


 Chân 1 2 3 4 là NC (thường đóng)
 Chân 5 6 7 8 là NO (thường mở)
 Chân 9 10 11 12 là COM.
 Chân 13 14 là chân cấp điện áp cho Coil.

Còn relay kiếng loại 14 chân thực tế nó có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó; 13 và

14 luôn là chân cuộn dây cấp nguồn.


3. Vai trò của Rơ le trung gian
 Rơ le trung gian có thể thay thế contactor nhỏ
 Rơ le trung gian có thể nhận 1 hoặc nhiều tín hiệu điều khiển
 Relay trung gian có thể tăng khả năng tiếp xúc
 Rơ le trung gian có thể chuyển đổi loại tiếp điểm
 Rơ le trung gian có thể được sử dụng như một công tắc
 Rơ le trung gian có thể chuyển đổi điện áp và loại bỏ nhiễu mạch

7
*) RƠ LE TRUNG GIAN RN4S-NL-A230 IDEC.

 Rơ le 14 chân dẹp, 4 cực


 Dòng điện liên tục: 3 A
 Điện năng tiêu thụ: 1.2 VA
 Điện áp cuộn định mức: 230 VAC
 Đèn báo: có đèn
 Tiếp điểm: 4PDT
 Điện trở tiếp điểm: 100 mΩ max
 Hãng sản xuất: IDEC

*) ĐẾ RƠ LE 14 CHÂN DẸP IDEC SN4S-05D.

8
 Mã sản phẩm: SN4S-05D
 Chân: 14 chân dẹp
 Điện áp tối đa: 300V
 Tải tối đa: 6A
 Tiêu chuẩn sản phẩm: UL, CSA, CE
 Áp dụng cho các dòng rơ le trung gian: RY4S và RU4S
 Xuất xứ: IDEC – JAPAN

III) Rơ le thời gian

9
1.Rơ le thời gian là gì

Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị dung

để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời gian đóng,

cắt của các tiếp điểm rơ le.Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng

nhiều trong điều khiển tự động. Với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết

bị điều khiển theo thời gian định trước.


Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi
không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần
thiết. Được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông
gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh
theo chu kỳ…
Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy
theo ứng dụng thực tế.

2.Cấu tạo và nguyên lí hoạt động


Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời
gian ON Delay và OFF Delay (hình trên). Ngoài ra còn có rơ le thời gian
24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị theo các giờ trong ngày như đèn
chiếu sáng hay máy bơm.– Đặc điểm chung:
+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian
được ghi trên nhãn, thông thường là 110V, 220V.
+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử
đếm thời gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.

3.Rơ le thời gian on delay

Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay

10
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:
Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp
điểm tức thời thay đổi trạng thái ngay lập tức.
Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái
và duy trì ở trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các
tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

4.Rơ le thời gian off delay

Tuy không đa dạng như Timer ON nhưng Timer OFF Delay cũng là một thiết bị

không thể thiếu trong lĩnh vực tự động.

11
Ký hiệu rơ le thời gian OFF Delay.

Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF Delay


Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm thay đổi
trạng thái ngay lập tức.
Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái
ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.
Sau một khoảng thời gian đặt trước, tiếp điểm định thời trở về vị trí ban
đầu.

Sơ đồ đấu dây rơ le thời gian


12
5.Thông số kĩ thuật
– Dải thời gian : 60S, 60M
– Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz

– Kiểu chỉnh thời gian: Chiết áp

– Độ chễ: ≤10%

– Số tiếp điểm: 1

– Thông số tiếp điểm: 5A 220V

– Tuổi thọ đóng ngắt điện:1×10⁵

– Tuổi thọ đóng ngắt cơ khí: 1×10⁶

– Nhiệt độ làm việc: -5ºC ÷ 40ºC


IV).Nút nhấn

13
14
1.Giới thiệu về nút bấm

Nút nhấn (nút ấn) là một loại khí cụ dùng để ngắt đóng từ xa các máy móc,
thiết bị điện hoặc một số loại quá trình trong điều khiển.

Nút nhấn (nút ấn) thường đặt ở tủ điện, trên bảng điều khiển, trên hộp nút
nhấn… Khi thao tác với nút nhấn cần dứt khoát để đóng hoặc mở mạch
điện.

Hầu hết, các nút nhấn (nút ấn) là kim loại hoặc nhựa. Hình dạng của nút ấn
có thể phù hợp với bàn tay hoặc ngón tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ
thuộc vào thiết kế của cá nhân.

Nút nhấn được thiết kế và sản xuất dựa theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng
đẹp, kết cấu chắc chắn, chất lượng, dễ dàng thay thế và lắp đặt.

Công tắc nút nhấn sử dụng nhiều trong các ứng dụng khác nhau như điện
thoại, máy tính, nút nhấn và rất nhiều thiết bị gia dụng. Bạn có thể nhìn thấy
chúng trong văn phòng, nhà và trong các ứng dụng công nghiệp ngày nay.
Chúng có thể tắt, bật máy hoặc làm cho thiết bị thực hiện các hoạt động cụ
thể, như trường hợp với máy tính. Trong một số trường hợp, các nút nhấn
có thể được kết nối thông qua liên kết cơ học, điều khiển một nút nhấn khác
hoạt động

Đa số, các nút sẽ có màu sắc cụ thể để hiển thị mục đích của chúng. Ví dụ
như nút nhấn màu đỏ thường được sử dụng để tắt thiết bị, nút nhấn màu
xanh để bật thiết bị. Điều này tránh gây ra một số nhầm lẫn. Nút dừng khẩn
cấp thường sẽ là các nút ấn lớn, thường có màu đỏ và có đầu nút lớn hơn để
sử dụng dễ dàng hơn.

15
2.Cấu tạo
Nút nhấn gồm hệ thống các tiếp điểm thường đóng – thường hở, hệ thống
lò xo và vỏ bảo vệ. Khi có tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm sẽ chuyển
trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban
đầu.

3.Thông số kĩ thuật
– Uđm là điện áp định mức

– Iđm là dòng điện định mức

– Tuổi thọ cơ khí của nút nhấn

– Ucđ là Điện áp cách điện

4.Nguyên lí hoạt động


Nút nhấn có ba phần: Các tiếp điểm cố định, bộ truyền động và các rãnh.
Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía
bên dưới. Bên trong là lò xo và một tiếp điểm động. Khi nhấn nút, nó chạm
vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số
trường hợp, người dùng cần nhấn liên tục hoặc giữ nút để thiết bị hoạt
động. Với các loại nút nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người sử
dụng nhấn nút lần nữa.

V) KHỞI ĐỘNG TỪ (CONTACTOR)

GIỚI THIỆU THIẾT BỊ

Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp,
thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor là
thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể
điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút
nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

16
Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu
khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại contactor
điện từ. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến contactor (công tắc tơ) đóng ngắt
theo cơ chế điện từ.

ỨNG DỤNG CỦA CONTACTOR

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được
sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ
hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa
bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức
tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất
phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ
điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến. Contactor vẫn
là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:

- Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp.
Contactor được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.

17
- Contactor khởi động sao - tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ
sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn
định, mục đích để giảm dòng khởi động.

- Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất
phản kháng. Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động được điều khiển
bằng Bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.

- Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng rơ le
thời gian hoặc PLC để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt đèn theo
giờ quy định.

- Contactor kết hợp bảo vệ pha: Tiếp điểm cảnh báo của Rơ le bảo vệ pha (mất
pha, quá áp, thấp áp, lệch pha, mất trung tính,...) kết nối với cuộn hút của
Contactor cho phép ngắt contactor khi gặp các sự cố về pha. Khi contactor nhả
ra thì hệ thống/thiết bị đằng sau sẽ mất nguồn điện phải dừng hoạt động do đó
bảo vệ an toàn cho thiết bị.

18
THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

- Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của
contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch dẫn
điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.

- Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của
contactor.

- Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà
contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần giá
trị dòng điện định mức.

- Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà
ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. Thường
giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

- Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp
điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư
hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5
triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.

- Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại thường
có độ bền điện vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.

19
VD:Contactor Schneider LC1E0910M5 9A 1NO 220V

Thương hiệu Schneider

Xuất xứ Ấn Độ

Thời gian bảo hành 1 Năm

Dòng điện 9A

Điện áp điều khiển 220V

Công suất 4kW

Tiếp điểm 1NO

Series Schneider LC1E

Kích thước 74x45x80mm(HxWxD)

Khối lượng 0.3kg

20
VI) Đèn báo nguồn AD16 – 22D/S

Là loại đèn có chức năng thông báo, hiển thị tín hiệu, trạng
thái hoạt động của nguồn điện. Với nhiều màu sắc hiển thị
khác nhau như xanh, đỏ, vàng… hiển thị chi tiết từng trạng
thái của nguồn điện đang bình thường hay có sự bất thường
trong hệ thống.

Chẳng hạn như quá dòng, quá điện áp… khiến nguồn điện bị
quá tải, dễ xảy ra sự cố. Khi đó, đèn báo nguồn sẽ thay đổi tín
hiệu màu sang những màu sắc khác nhau, nhờ vào đó ta có
thể dự đoán được và khắc phục được sự cố một cách dễ dàng.

Ngoài ra, đèn báo nguồn còn có một chức năng quan trọng nữa là thông báo tình
trạng nguồn của hệ thống. Theo tiêu chuẩn, đèn phải luôn sáng để thông báo
rằng nguồn điện của hệ thống vẫn đang trong tình trạng làm việc bình thường,
không gặp bất kì sự cố nào.

Thông số định mức:

- Điện áp: 24V


- Dòng tải: < 20mA
- Đường kính lỗ tròn gắn vào tủ điện Phi 22 mm,
- Đường kính phi đèn 20mm
- Đường kính mặt hiển thị LED phi 28.3 mm

21
VII) Cầu chì Omega OMG-FS32M
- Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch
điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng
nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây
gây cháy, nổ.
- Nguyên lý hoạt động: Cầu chì thực hiện theo nguyên lý
tự chảy hoặc uốn cong để tách ra khỏi mạch điện khi
cường độ dòng điện trong mạch tăng đột biến. Để làm
được điều này, điện trở của chất liệu làm dây cầu chì cần
có nhiệt độ nóng chảy, kích thước và thành phần thích
hợp.

- Cấu tạo: Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì

một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch

điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước

các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,… Các

thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v... được

thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ

Thông số định mức vỏ cầu chì:


- Điện áp định mức: 690 VAC
- Dòng điện định mức: 32 A
- Vỏ hộp ngắt mạch cầu chì làm bằng nhựa -
PBT chống cháy cao cấp.
- Tiếp điểm làm bằng đồng mạ bạc cao cấp
- Có đèn cảnh báo khi cầu chì bị đứt
- Đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC 60269.
- Đăc tính cắt gG/gL theo IEC 60269.
- Sử dụng với cầu chì ống chuẩn 10x38mm

22
Thông số định mức lõi cầu chì:

- Điện áp định mức: 500 VAC


- Dòng điện định mức lõi chì: 2A ; 6A ; 10A
- Dòng cắt ngắn mạch: 100KA
- Thân cầu chi làm bằng gốm sứ chất lượng cao.
- Đầu bít làm bằng đồng mạ Nickel có độ dẫn điện cao.
-Kíchthước:10x38mm
- Đăc tính cắt gG/gL theo IEC 60269

VIII) Động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc


Rotor lồng sóc còn gọi là động cơ không đồng bộ lồng sóc, chúng bao gồm
nhiều lớp thép ở bên trong lõi với các thanh đồng hoặc thanh nhôm cách
đều nhau được đặt dọc theo trục ngoại vi, đồng thời bị chập vĩnh viễn ở 2
đầu bởi các vòng dây cuối. Cấu trúc đơn giản nhưng vô cùng chắc chắn này
làm cho nó được ưa chuộng trong hầu hết các ứng dụng.

Việc lắp ráp có 1 vòng xoắn: các thanh đồng/ nhôm được xiên hoặc đặt
nghiêng để làm giảm tiếng ồn từ tính và làm hài hòa cho các khe và làm
giảm xu hướng khóa. Nằm trong stator, bộ phận răng rotor và răng stator có
thể được khóa lại khi chúng đạt được số lượng bằng nhau, đồng thời các
nam châm nằm cách đều nhau, quay ngược chiều nhau và theo cả 2 hướng.

Vòng bi ở mỗi đầu có gắn rotor bên trong vỏ của nó, với một đầu của trục
được làm nhô ra có thể cho phép gắn tải. Trong một số động cơ, có 1 phần
mở rộng ở đầu không lái sẽ gây ra cảm biến tốc độ hoặc giúp điều khiển
điện tử khác. Các mô men xoắn cũng tạo ra lực chuyển động, thường là
thông qua các cánh quạt đến tải.

Đặc điểm của roto lồng sóc:

 Rotor này được quay với tốc độ nhỏ hơn lực từ trường quay của stato
hoặc lực của tốc độ đồng bộ.

 Khi tốc độ của cánh quạt tăng thì độ trượt sẽ giảm.


23
 Việc tăng độ trượt sẽ làm tăng thêm dòng điện động cơ, do đó sẽ làm
tăng dòng rotor, điều này cũng dẫn đến mô men xoắn cao hơn để làm
tăng nhu cầu tải

24
*) Các thông số
- Frame: kích thước khung, là thông số về cấu trúc, kết cấu của động cơ.
- VOLTS: là đơn vị đo điện áp của động cơ, ở đây là 400V.
- AMPS: là đơn vị đo dòng điện đầy tải của động cơ, ở đây là 0,95A.
-KW: công suất của động cơ, ở đây là 0,37kW.
- RPM(Round per minute): số vòng quay trên một phút của động cơ – tốc độ
động cơ.
- INS.CL / CLASS (insulating class): Cấp chịu nhiệt .Có 7 cấp chịu nhiệt : Y,
A, E, B, F, H, C tương ứng với nhiệt độ cho phép là 90oC, 105oC, 120oC, 130oC,
155oC, 180oC, >180oC.
- Hz: là tần số điện lưới xoay chiều, thường là 50Hz.
- IP – Ingress of protection: là cấp bảo vệ động cơ, chỉ số chống nước, chống
bụi, chỉ số cao nhất là IP68.
- Rating:S1 là chế độ hoạt động liên tục.
- Cân nặng: khối lượng của động cơ: Kg
IX) MCB (Miniature Circuit Breaker) : Aptomat

I. Tìm hiểu chung về MCB :

- MCB là thiết bị bảo vệ điện tự động ngắt mạch điện khi xảy ra sự cố về điện
như quá tải hoặc ngắn mạch. Còn được gọi là CB tép, cầu dao tự động,…

25
MCB Mitsubishi

- MCB tự ngắt mạch nên cũng có thể được gọi là một công tắc điện tự động.
MCB là bộ ngắt mạch có công suất hoặc điện áp thấp nhất. Nó có sẵn lên đến
125A. Các mạch trên 125A thường được sử dụng loại cầu dao bảo vệ khác.

- MCB đã thay thế các cầu chì được sử dụng ngày xưa để bảo vệ điện. Ngày
nay, hiếm khi thấy cầu chì được sử dụng nữa. MCB là thiết bị bảo vệ hữu dụng
nhất cho các mạch điện áp thấp trong các ứng dụng dân dụng cũng như công
nghiệp.
2. Nguyên lý hoạt động của MCB :

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, MCB (Aptomat) được giữ ở trạng

thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động.

Bật Aptomat ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần

ứng 4 không hút. Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam

châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do,

lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch

điện bị ngắt.

26
3.Tính năng MCB :

* MCB có thể tự động ngắt hoặc ngắt mạch khi xảy ra sự cố quá dòng hoặc sự
cố ngắn mạch.

* Dễ sử dụng và an toàn để vận hành.

* Sau khi loại bỏ lỗi, MCB có thể dễ dàng bật lại mà không phải sửa chữa hay
thay thế như cầu chì.

* MCB nhạy hơn cầu chì, nhỏ gọn, dễ lắp đặt và dễ kết nối.

- MCB được phân thành nhiều loại dựa trên số cực, cấu tạo, thời gian đáp ứng,
… Nhưng chủ yếu được phân loại theo số cực như: MCB đơn cực, MCB hai
cực, MCB ba cực.

- MCB đơn cực chỉ cho phép một đầu vào và một đầu ra. Nói chung, MCB một
cực được sử dụng với dây pha hoặc dây trực tiếp khi nó được sử dụng trong hệ
thống một pha.

- MCB hai cực cho phép hai đầu vào và hai đầu ra.

- MCB ba cực sử dụng trong các hệ thống ba pha cho phép ba đầu vào và ba đầu
ra.

4.Ứng dụng của MCB :

- MCB được sử dụng trong các mạch dây điện trong nhà với vai trò là cầu dao
chính hoặc công tắc của các thiết bị điện như Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt.

- Sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp như một thiết bị bảo vệ.

II. Thông số định mức :

- Dòng định mức (A): dòng điện tiêu chuẩn nhà sản xuất quy định cho MCB, và
tối đa là 125A
- Dòng ngắn mạch (kA): lớn nhất 25kA
- Icu (Ultimate breaking capacity- kA): là dòng điện ngắn mạch tối đa chịu

27
đựng được khi xảy ra sự cố của thiết bị.
- Ics (Service breaking capacity (%Icu)): là dòng ngắn mạch thực tế, khả năng
chịu được dòng ngắn thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị.
- Thông thường thì Ics= 75% Icu, và có loại sẽ là 100%, tuy nhiên điều này còn
phụ thuộc vào từng nhà sản xuất và giá thành cũng sẽ chênh lệch hơn.

- Đường đặc tính loại B: Dòng ngắn mạch của thiết bị nằm trong khoảng 4-7

lần dòng định mức. Phù hợp với các hệ thống điện chiếu sáng gia đình, chung

cư, công ty nhỏ ..

- Đường đặc tính loại C: Dòng ngắn mạch nằm trong khoảng 7-10 hoặc 9-14

lần dòng định mức. được sử dụng trong các môi trường thương mại và công

nghiệp nhẹ có thể có các mạch chiếu sáng huỳnh quang lớn, máy biến áp ..

- Đường đặc tính loại D: Dòng ngắn mạch của thiết bị nằm khoảng là 10-20 lần

dòng định mức. được sử dụng trong các cơ sở công nghiệp nặng như nhà máy

sử dụng động cơ cuộn dây lớn, máy X-quang hoặc máy nén ...

- MCB còn được thiết kế với MCB được thiết kế với số cực (poles): 1P, 2P,
3P, 4P để có thể phù hợp với nhu cầu cho từng loại dòng điện

VD : MCB BKN LS 1P 6A 6kA C :

28
Số cực : 1P

Dòng ngắn mạch ICU : 6kA

Dòng định mức In (A) : 6A

Điện áp cách điện định mức Ui : 230/400 VAC


X) RƠ LE NHIỆT
Rơ le nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt, Rơle nhiệt) là một loại thiết bị
điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng
kèm với Contactor (Khởi động từ). Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng
cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

29
Hình ảnh: Rơ le nhiệt Schneider

Ứng dụng của Rơ le nhiệt


Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết
bị điện đặc biệt là động cơ điện khi quá dòng, quá tải trong quá trình hoạt
động. Lưu ý: Rơ le nhiệt chỉ tác động thay đổi trạng thái tiếp điểm chứ
không tự ngắt được nguồn điện do đó bắt buộc phải kết hợp với 1 thiết bị
đóng cắt khác.

Sau đay là bảng chi tiết cách chọn Rơ le nhiệt bảo vệ theo công suất động cơ.

220VAC 400VAC Ngưỡng tác động

KW KW Rơ le nhiệt

0,2 0,4 0,7A – 1,1A

30
0,3 0,75 1,3A – 2,1A

0,4 1,1 1,6A – 2,6A

0,75 1,5 2,5A – 4,1A

1,1 2,2 3,4A – 5,4A

1,5 3 5A – 8A

2,2 3,7 7A – 11A

3 5,5 9A – 13A

3,7 7,5 12A – 18A

31
Hình ảnh: Sơ đồ mạch điện bảo vệ động cơ bằng Rơ le nhiệt và Contactor
Đặc điểm của Rơ le nhiệt là cần phải có một khoảng thời gian nhất định để
tác động dựa trên cơ chế dãn nở vì nhiệt chứ không tác động nhanh (tức
thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ. Do đó rơ le nhiệt chỉ
dùng để bảo vệ quá tải chứ không dùng bảo vệ ngắn mạch. Muốn bảo vệ
ngắn mạch thì phải dùng kèm với Aptomat, Cầu chì.
Rơ le nhiệt hoạt động ở điện áp xoay chiều đến 500V, tần số 50Hz, có
nhiều khoảng tác động từ vài trăm mA đến vài trăm A. Rơ le nhiệt của các
hãng Mitsubishi, LS, Schneider có khoảng tác động từ 0.1A đến 800A.

32
VD :RƠ LE NHIỆT Schneider

Thương hiệu Schneider

Xuất xứ Thái Lan

Thời gian bảo hành 1 Năm

Dòng điện 13A

Series Schneider LRD

Kích thước 66x45x70mm(HxWxD)

Khối lượng 0.124kg

THỰC HÀNH BUỔI HAI: KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ


KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PH A

33
II. Thí nghiệm mở máy động cơ không đồng bộ ba pha roto lồng sóc.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1. Mạch điều khiển.
- Nối điểm L của MCB 2 pha với điểm đầu vào của nút OFF.
- Từ điểm đầu ra của nút OFF nối với tiếp điểm đầu vào của nút ON.
- Từ đầu ra của nút ON nối với điểm đầu vào của cuộn hút K là A1.
- Nối song song nút ON với tiếp điểm thường đóng Contactor bằng
cách nối từ điểm đầu vào của nút ON với điểm 43 và từ điểm đầu ra
của nút ON nối với điểm 44.
- Từ điểm đầu ra của cuộn hút là A2 ta nối về điểm N của MCB 2 pha.
- Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra thông mạch. Nếu thông mạch thì
chuyển sang bước kiểm tra còn nếu không thông mạch thì phải kiểm
tra lại đã nối sai ở đâu.
- Sau khi kiểm tra thông mạch thì cho dòng điện chạy qua mạch điều
khiển để kiểm tra. Sau khi đóng MCB 2 pha thì bấm nút ON mạch sẽ
kín và có dòng điện chạy qua cuộn hút K làm cho tiếp điểm thường
mở của Contactor đóng lại và duy trì mạch sau đó bấm nút OFF

34
mạch sẽ hở làm cho cuộn hút không có điện khiến cho tiếp điểm
thường mở của Contactor mở ra.
2. Mạch động lực.
- Từ ba pha R, S, T của nguồn ba pha nối với điểm đầu vào của MCB
3 pha.
- Nối điểm đầu ra của MCB 3 pha với điểm đầu vào 3 pha của
Contactor lần lượt là R, S, T.
- Sau đó nối từ ba điểm đầu ra của Rơ le nhiệt là U, V, W với 3 điểm
đầu vào của động cơ 3 pha không đồng bộ rô to lồng sóc.
- Dùng đồng hồ đo để kiểm tra thông mạch.

Trên đây là toàn bộ báo cáo thực hành của em, em xin chân thành cảm ơn
thầy Đặng Việt Phúc đã hướng dẫn em làm bài thực hành.Em xin chân
thành cảm ơn thầy.

35

You might also like