You are on page 1of 3

Đạo đức, chuẩn mực nghề nghiệp, lương tâm nghề nghiệp

- Đạo đức nghề nghiệp là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực của đạo đức xã
hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó nhằm
định hướng và điều chỉnh hành vi ứng xử những mối quan hệ của họ trong hoạt động của
mình. Cho nên, đạo đức nghề nghiệp được coi là một trong những nội dung quan trọng của
công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Hơn nữa, đạo đức nghề
nghiệp sẽ góp phần nâng cao chất lượng lao động sản xuất, tăng năng suất chất lượng của
công việc, đạo đức nghề nghiệp còn là cách thức để nâng cao sự tín nhiệm của mọi người vào
nghề nghiệp, là phương thức nhằm củng cố lòng tin của người dân vào các ngành nghề, các
sản phẩm hàng hóa dịch vụ được cung cấp.
- Khi ta đi bắt đầu đi làm thì việc có đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp phát triển bản thân rất là nhiều, hơn
thế nữa sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho chúng ta hơn. Không phải cứ có đạo đức nghề nghiệp
không thôi mà trong quá trình làm việc ta cần phải rèn luyện những điều tốt đẹp đó. Chắc hẳn đối với
một kỹ sư đặc biệt là kỹ sư sinh học việc rèn luyện bản thân về các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
trong quá trình làm việc là vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ là nền tảng đánh giá bản thân đối với
mọi người mà còn là những nấc thang giúp bản thân trở thành nhà nghiên cứu khoa học.

- Việc thực hành CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH như nói phải đi đôi với làm, tự rèn luyện bản thân để
có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh, hãy tự phê
bình và phê bình, gương mẫu chấp hành quy định, kỷ luật, không tham nhũng, biết tiết kiệm, không
lãng phí, sống thân thiện với môi trường, phải biết giữ gìn, bảo vệ môi trường.

- Về KIỆM trong quá trình làm việc:

Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần, không lãng phí, tiêu dùng một cách
hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Trong công nghệ sinh học cũng vậy, có rất nhiều cách để rèn luyện tính kiệm.

+Trong khi nghiên cứu hạn chế lãng phí các dụng cụ hay chất hóa học

+Không lãng phí quá nhiều găng tay y tế hay đồ bảo hộ

+Sử dụng hợp lí vi sinh vật khi làm,….

- Về LIÊM trong quá trình làm việc:

Liêm là liêm khiết, trong sáng, không tham của cải vật chất, không tham địa vị, không tham sung
sướng; không nịnh hót kẻ trên và cũng không thích người khác tâng bốc mình.
Với nghiên cứu khoa học không trung thực, gian lận hay ăn cắp ý tưởng khoa học là những điều
cấm kỵ không nên có. Bản thân là một kỹ sư sinh học phải tuân theo các nguyên tắc cốt lõi (Resnik,
1993) và các tiêu chuẩn đạo đức giúp chỉ dẫn nghiên cứu khoa học và đảm bảo các nỗ lực nghiên cứu:

+Trung thực trong báo cáo dữ liệu khoa học và trong quá trình làm

+Phân tích và giải thích các kết quả một cách độc lập dựa trên những dữ liệu và không dựa trên ảnh
hưởng của các nguồn bên ngoài

+Chia sẻ công khai phương pháp, số liệu và diễn giải thông qua việc công bố trình bày

+Trích dẫn chuẩn xác nguồn thông tin, dữ liệu và ý tưởng

+Có trách nghiệm trong việc cân nhắc các quyền của con người và động vật

Ngoài ra có các cách rèn luyện các chuẩn mực đạo đức như tường trình đúng sự thật, không làm
giả hay tạo số liệu hoặc kết quả khống, không làm hỏng sự hoàn chỉnh của số liệu ban đầu, cung cấp
chứng nhận đạt giải thưởng giả, không báo cáo sai thành quả,…

-CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm
được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai” mà còn “có nghĩa
rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần”. Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố
gắng không phải một sớm một chiều mà thường xuyên và liên tục. Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có
nghĩa là làm để nuôi dưỡng tinh thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục
đích đề ra. Đối với 1 người nghiên cứu khoa học, việc cần cù, siêng năng, chịu khó là 1 điều rất quan
trọng bởi vì để đạt được kết quả trong nghiên cứu khoa học phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử
thách, nếu người nghiên cứu không đủ sự kiên trì thì sẽ không có kết quả, dễ gây tình trạng chán nản
kéo theo hiệu quả công việc kém. Để đạt được cái chữ “CẦN” thì chúng ta phải cố gắng đạt được
những điều sau:

+Khi đã bắt đầu nghiên cứu khoa học 1 dự án nào đó, cần phải xác định đúng mục tiêu, mục đích cần
đạt được.

+Lập kế hoạch, lên danh sách công việc, thời gian làm việc dự tính, chuẩn bị thực hiện với tinh thần
cao độ nhất.

+Không xao lãng, tập trung, kiên trì, gạt bỏ những việc không liên quan đến kế hoạch (trừ những việc
gia đình,…)

-“CHÍNH” nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình; không tự cao, tự đại, luôn chịu khó
học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối
với người; không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ thái độ chân thành,
khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá, lừa lọc. Trong nghiên cứu khoa học, cần phải liên tục cập
nhật cho mình những kiến thức mới nhất, phải luôn biết xem xét lại mình, phát huy những điểm
mạnh, khắc phục những điểm yếu. Ngoài ra, phải khiêm tốn không vênh váo, thể hiện là mình biết
nhiều thứ. Chúng ta có thể rèn luyện chữ “CHÍNH” bằng những cách sau:

+Làm nghiên cứu, báo cáo phải trung thực, đúng sự thật, có sao nói vậy, không thêm bớt những điều
dối trá.

+Không nịnh hót, tham ô nhằm mục đích đánh cắp ý tưởng của khác.

+Luôn giữ thái độ khiêm tốn, hòa đồng, đoàn kết với mọi người trong suốt quá trình nghiên cứu.

Phải tự rà soát lại bản thân để khắc phục những điểm yếu còn tồn đọng.

- “Chuẩn mực đạo đức”:

Chuẩn mực đạo đức là yêu cầu bắt buộc đối với bất kì ngành nào cũng cần phải có chuẩn mực đạo
đức riêng, công nghệ sinh học cũng vậy. Công nghệ sinh học là một ngành mới xuất hiện trong những
năm gần đây, đặc trưng của công nghệ sinh học sử dụng sự kết hợp giữa công nghệ và môi trường để
phát triển xã hội, chính vì thế nó đòi hỏi việc thực hiện chuẩn mực đạo đức một cách nghiêm túc vì nó
tác động trực tiếp đến thực vật, động vật và con người. Chuẩn mực đạo đức có thể nằm ở việc là tận
tâm và trung thực, trung thực trong từng số liệu, dữ liệu báo cáo và tận tâm với nghề. Công nghệ sinh
học gắn liền với việc làm thí nghiệm liên tục, có những thí nghiệm lên tới hàng giờ, hàng đêm để
hoàn thành, một kĩ sư sinh học cần có sự nhiệt huyết với nghề thì mới có thể ở trong phòng thí
nghiệm hàng giờ để giám sát. Công nghệ sinh học phải làm việc trên những vi sinh vật có kích thước
rất nhỏ, nên việc kiên nhẫn là việc rất cần thiết và bắt buộc vì những thứ càng nhỏ càng khó thao tác,
không những thế, các vi sinh vật rất dễ lây lan ra bên ngoài nếu bất cẩn và làm việc một cách cẩu thả.
Ngoài ra, công nghệ sinh học đa phần tạo nên những sản phẩm cho động vật hay con người nhằm mục
đích phát triển chất lượng cuộc sống cho mọi người. Cho nên, kĩ sư sinh học cần có trọng trách đạo
đức đối với xã hội nói chung và trong một số khuôn khổ, trách nhiệm trong việc cân nhắc các quyền
của con người và động vật, chẳng hạn như mọi việc thí nhiệm trên cơ thể con người đều phải dựa trên
sự tự nguyện và kết quả phải vì một xã hội tốt hơn. Ngày nay, ngày càng nhiều các sản phẩm từ công
nghệ sinh học được phát triển vì một kết quả tốt đẹp hơn như protein tái tổ hợp, thực phẩm chức năng,
thịt nhân tạo, vaccine,... đó là những sản phẩm tác động đến sức khỏe nên yêu cầu mọi người cần có
trách nhiệm với sản phẩm nghiên cứu của mình, cũng như là sự nghiên cứu kĩ lưỡng, giám sát kĩ từng
công đoạn để đảm bảo chất lượng, thành phần, hóa chất nằm trong giới hạn. Ví dụ: vụ ngộ độc pate
Minh Chay đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng thậm chí là ngộ độc do sự cẩu thả trong
việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Công nghệ sinh học đang dần chiếm vị
trí cao hơn về mặt đời sống, nên việc thực hiện chuẩn mực đạo đức cần phải đảm bảo thực hiện có
hiệu quả để đảm bảo sự an toàn cho môi trường cũng như là con người.

You might also like