You are on page 1of 24

MỤC LỤC

I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh
niên
1. Khái niệm lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
1.1. Khái niệm tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
1.2 Khái niệm tuổi thanh niên

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đầu
thanh niên.
2.1. Lứa tuổi thiếu niên
2.1.1 Sự phát triển về mặt sinh lý
2.1.2. Sự phát triển về chiều cao và cân nặng
2.1.3. Sự phát triển của hệ cơ xương
2.1.4. Sự phát triển của hệ tim mạch
2.1.5. Sự phát triển của hệ thần kinh
2.1.6. Sự phát triển hệ nội tiết

2.2. Lứa tuổi đầu thanh niên


2.2.1. Sự phát triển về mặt sinh lý
2.2.2. Sự phát triển chiều cao và cân nặng
2.2.3. Sự phát triển hệ cơ xương
2.2.4. Sự phát triển của hệ tim mạch
2.2.5. Sự phát triển của hệ thần kinh
2.2.6. Sự phát triển hệ nội tiết

3. Sự phát triển về mặt xã hội


3.1. Thiếu niên
3.1.1. Trong gia đình
3.1.2. Ở nhà trường và xã hội
3.1.3. Sự chuyển phát về tâm lý

3.2. Thanh niên


3.2.1. Trong gia đình
3.2.2. Ngoài xã hội
3.2.3. Sự chuyển phát về tâm lý

2
II. Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên (hoạt động trong học
tập - hướng nghiệp)
2.1. Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên
2.2 Hoạt động chủ đạo của tuổi đầu thanh niên

III. Đặc điểm về hoạt động nhận thức của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
3.1 Hoạt động nhận thức của tuổi thiếu niên
3.1.1. Tri giác
3.1.2 Trí nhớ
3.1.3. Tư duy

3.2. Hoạt động nhận thức của tuổi đầu thanh niên
3.2.1 Tri giác
3.2.2. Trí nhớ
3.2.3. Tư duy

IV. Đặc điểm xúc cảm- tình cảm của lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên của
học sinh
4.1. Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của lứa tuổi thiếu niên
4.1.1. Tình cảm gia đình
4.1.2. Tình cảm bạn bè
4.1.3. Tình cảm tập thể
4.1.4. Tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ

4.2. Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của lứa tuổi đầu thanh niên
4.2.1. Tình bạn
4.2.2. Tình yêu

V. Đặc điểm nhân cách của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
5.1. Đặc điểm nhân cách của tuổi thiếu niên
5.1.1. Sự hình thành tự ý thức của thiếu niên
5.1.2. Sự hình thành đạo đức của thiếu niên
5.1.3. Sự hình thành tình cảm của thiếu niên

5.2. Đặc điểm nhân cách của tuổi đầu thanh niên
5.2.1. Sự hình thành thế giới quan khoa học

3
5.2.2. Sự phát triển ý thức
5.2.3 Sự phát triển nhu cầu
5.2.4. Sự hình thành lý tưởng sống

VI. Liên hệ, dẫn chứng, kết luận sư phạm trong quá trình giảng dạy với học sinh
lứa tuổi này, ví dụ thực tiễn
6.1. Kết luận sư phạm
6.1.1. Kết luận sư phạm về lứa tuổi thiếu niên
6.1.2. Kết luận sư phạm về lứa tuổi thanh thiếu niên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4
ĐỀ BÀI ĐÁNH GIÁ: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Đề bài: Anh/ Chị hãy phân tích đặc điểm tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên.
Từ đó rút ra các kết luận sư phạm trong quá trình giảng dạy với học sinh lứa tuổi này,
nêu ví dụ thực tiễn mà Anh/ Chị đã có thể áp dụng.

5
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh
niên
1. Khái niệm lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
1.1. Khái niệm tuổi thiếu niên
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11- 15 tuổi, các em được vào học ở
trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - lớp 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm
quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ
sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ
quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”,...

Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi
thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội
dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: “thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo
đức…” của thời kỳ này.

Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”,
điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống,
hoạt động…của các em.
Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía
cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau
của các em tạo nên. Hoàn cảnh đó có cả hai mặt.

Những yếu điểm của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào
việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho
trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, xã hội. Những yếu tố của
hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục,
nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao
động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.

1.2 Khái niệm tuổi thanh niên


Tuổi thanh niên xét về mặt thuật ngữ và giới hạn độ tuổi cho đến ngày hôm nay vẫn
chưa thống nhất. Các nhà sinh lý học phân chia quá trình dậy thì thành 3 giai đoạn:
trước dậy thì, dậy thì và, sau dậy thì.

Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì
và kết thúc trước khi bước vào tuổi mới lớn.

6
Ở giai đoạn đầu thanh niên, hầu hết các em đều tham gia học tập tại các trường trung
học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên hay các cơ sở giáo dục. Vì vậy
người ta thường gọi các em ở tuổi này bằng những tên gọi khác như: tuổi học sinh
trung học phổ thông, tuổi thanh niên học sinh. Đây là giai đoạn các em có sự trưởng
thành về mặt cơ thể nhưng về mặt xã hội thì chưa. Các em cảm thấy mình không còn
là trẻ con nhưng chưa phải là người lớn thực sự.

Ngày này, do gia tốc phát triển nhanh mà các giới hạn về độ tuổi thanh thiếu niên ngày
càng hạ thấp. Nội dung phát triển của tuổi đầu thanh niên được quyết định không chỉ
đơn giản bởi độ tuổi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như các đặc điểm về
sinh lý, xã hội và tâm lý, do đó sẽ có sự kéo dài hay rút ngắn và tính không xác định
về giới hạn độ tuổi.

Các nhà khoa học lại chú ý đến tính xã hội hoá của giai đoạn phát triển và xem mức
độ xã hội hoá của mỗi cá thể là tiêu chí chủ yếu quyết định sự phát triển của giai đoạn
này. Nhưng nhiều nhà tâm lý học hiện đại lại cho rằng cần nghiên cứu lứa tuổi này
một cách phức tạp như các yếu tố sinh học, phân tâm học và xã hội học đều được xem
xét và xác định rõ vai trò vị trí của nó, tìm ra những quy luật hoạt động bên trong cũng
như mối tác động qua lại của chúng.

Từ đó cho thấy rằng: “Tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội”.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên và đầu
thanh niên.
2.1. Lứa tuổi thiếu niên
2.1.1. Sự phát triển về mặt sinh lý
Giai đoạn này cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý. Một cách mạnh mẽ
và mang tính chất không cân đối.

2.1.2. Sự phát triển chiều cao và cân nặng


Về chiều cao: đây là thời kỳ nhảy vọt về tầm vóc, xương tay chân dài ra nhưng xương
ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Điều này làm cho hoạt động của trẻ trở nên
lóng ngóng vụng về.

2.1.3. Sự phát triển của hệ cơ xương

7
Về hệ cơ: chứa nhiều nước, chưa phát triển hết. Nên các em chóng mệt và không có
khả năng làm việc cao. Ở cuối giai đoạn này, lực cơ phát triển mạnh đặc biệt là ở các
em trai. Về hệ xương: xương sống và xương tứ chi phát triển mạnh. Nhưng xương
lồng ngực phát triển chậm. Vì thế làm cho các em có vẻ gầy còm, không cân đối.

2.1.4. Sự phát triển của hệ tim mạch


Về hoạt động tim mạch: sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể
tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn. Nhưng kích thước của
mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn,
tăng huyết áp, tim đập nhanh, gây nhức đầu chóng mặt mệt mỏi khi làm việc.

2.1.5. Sự phát triển của hệ thần kinh


Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không
làm chủ được cảm xúc của mình, không kiếm chế được xúc động mạnh Các em dễ bị
kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,...Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện
đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều
kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em
nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”,...Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời,
khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn.

2.1.6. Sự phát triển hệ nội tiết


Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của
thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất hiện những dấu
hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì. Biểu hiện bên ngoài
chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các
em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14
tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm. Sự
phát dục cùng với những chuyển biến trong cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa
không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới: Cảm giác về tính người lớn
thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới.

2.2 Lứa tuổi đầu thanh niên


2.2.1 Sự phát triển về mặt sinh lý
Từ giai đoạn 15, 16, 17 đến 18 tuổi là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con người
đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh, tuy nhiên sự phát triển này còn kém so với sự phát
triển của người lớn. Sự phát triển về mặt sinh lý ở thiếu niên có đặc điểm là sự phát

8
triển về mặt sinh lý ở tuổi đầu thanh niên tương đối êm ả, đi dần đến sự hoàn thiện các
bộ phận và chức năng trong cơ thể.

2.2.2. Sự phát triển chiều cao và cân nặng


Tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm dần. Sự phát triển chiều cao ở nữ thường dừng lại
ở sau tuổi 17, 18 và ở nam thường dừng lại sau tuổi 22, 23. Điều này giúp hình thành
một cơ thể cân đối, đẹp, khoẻ của thanh niên. Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân
nặng của một thanh niên 16, 17 tuổi có thể gấp đôi một thiếu niên 11, 12 tuổi.

2.2.3. Sự phát triển của hệ cơ xương


Hệ cơ tiếp tục phát triển, sức mạnh cơ bắp tăng nhanh, lực cơ của em trai 16 tuổi gấp
2 lần so với năm 12 tuổi. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được
tăng cường.

2.2.4. Sự phát triển của hệ tim mạch


Hệ tim mạch hoạt động nhịp nhàng, nhịp tim 70 - 75 lần/ phút, chấm dứt thời kỳ mất
cân bằng giữa tim và mạch. Điều đó giúp cho các em có sức chịu đựng bền bỉ hơn,
khả năng làm chủ cảm xúc và tâm trạng của mình tốt hơn.

2.2.5. Sự phát triển của hệ thần kinh


Hệ thần kinh, não bộ phát triển gần như của người lớn tạo những điều kiện tối ưu phát
triển các loại tư duy trừu tượng, tư duy logic. Cấu trúc bán cầu đại não có những cấu
trúc trong cấu trúc tế bào não của người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên,
liên kết các phần khác nhau của đại não. Điều đó tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp
hoá hoạt động phân tích, tổng hợp…của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.

2.2.6. Sự phát triển của hệ nội tiết


Các tuyến nội tiết hoạt động ổn định. Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục với những
biểu hiện giới tính rất rõ từ hình thức bên ngoài đến các chức năng bên trong của cơ
quan sinh dục. Đây là thời kỳ trưởng thành về giới tính, những khủng hoảng dậy thì
chấm dứt để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn, xét cả trên các mặt hoạt động hưng
phấn, ức chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác của cơ thể về thể chất.

Nguyên nhân của những thay đổi về mặt sinh lí học trên là do hoạt động của các nội
tiết tố, đặc biệt là vai trò của nội tiết tố sinh trưởng và nội tiết tố giới tính. Nhìn chung
đây là lứa tuổi có thể lực sung mãn, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, khỏe, đẹp:

9
“Tuổi mười sáu trăng tròn”, “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”, tuy nhiên một số em
cơ thể vẫn gầy ốm như thiếu niên. Vì vậy, việc hướng dẫn các em biết cách ăn uống,
ngủ nghỉ và tập luyện để đạt được sự phát triển toàn vẹn nhất là nhiệm vụ quan trọng
của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo.

3. Sự phát triển về mặt xã hội


3.1 Thiếu niên
3.1.1. Trong gia đình
Địa vị của các em trong gia đình đã thay đổi, được gia đình thừa nhận một thành viên
tích cực. Được giao nhiệm vụ cụ thể, được tham gia bàn bạc một số công việc của gia
đình. Bản thân thiếu niên cùng tích cực khẳng định bị thế mới của mình (đó là tính
chủ động, tự lập và ý thức trách nhiệm phát triển). Thiếu niên vẫn phụ thuộc vào bố
mẹ và những người lớn trong gia đình về kinh tế và quan hệ xã hội. Điều này dẫn đến
hoàn cảnh mang tính hai mặt trong đời sống gia đình của thiếu niên.

3.1.2. Ở nhà trường và xã hội


Ở nhà trường, hoạt động học tập có nhiều thay đổi tác động mạnh đến đời sống tâm lý
của các em nhỏ. Ngoài xã hội, lứa tuổi này được thừa nhận như một thành viên tích
cực. Tham gia hoạt động công tác xã hội. Vì thế mối quan hệ của các em được mở
rộng, tầm hiểu biết. Kinh nghiệm sống, nhân cách của các em được phát triển phong
phú hơn.

Nội dung học tập thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Số lượng môn học tăng, mức
độ trừu tượng và khái quát của nội dung học tập cũng cao hơn. Điều này sẽ tạo cơ hội
cho các em mở rộng vốn hiểu biết, kiến thức, song cũng đòi hỏi ở các em khả năng tư
duy trừu tượng và khái quát. Phương pháp và hình thức học tập cũng thay đổi. Sự đa
dạng về môn học và phương pháp học tập môn học đòi hỏi thiếu niên phải linh hoạt,
mềm dẻo và có khả năng thích ứng trí tuệ, sự đa dạng của giáo viên và phương pháp
dạy đòi hỏi tính tích cực và khả năng thích ứng học tập cao ở các em. Mối quan hệ của
thiếu niên với thầy cô giáo cũng thay đổi.

3.1.3. Sự chuyển phát về tâm lý


Tình cảm của các em sâu sắc, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn giai đoạn trước.
Tuy nhiên rất dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hóa
nhanh chóng. Trong mối quan hệ với bạn bè xuất hiện tình cảm khác giới. Có nguyện
vọng được bạn khác giới quan tâm, yêu thích.

10
Tình cảm bắt đầu phục tùng ý chí, tình cảm đạo đức phát triển mạnh. Tình cảm bạn
bè, tình tập thể, tình đồng chí cũng được phát triển. Xuất phát từ việc coi trọng tình
bạn, muốn giao tiếp với bạn cùng tuổi mà ở các em, có nguyện vọng được khẳng định
vị trí của mình trong tập thể, nhóm bạn bè. Nguyện vọng này thể hiện nhu cầu tự
khẳng định và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm lý và nhân cách của thiếu
niên. Các em nhỏ có cảm xúc nặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thương, mất bạn, sự
tẩy chay của bạn bè.

3.2 Thanh niên


Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã hội của
lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi về cả chất
lượng.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của người lớn và các
em thực hiện các vai trò đó ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm hơn.
Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Các em không phải là
những đứa trẻ nhưng cũng chưa hẳn là người lớn, các em đang trở thành người lớn
nên các yếu tố xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý trong giai
đoạn này. Vai trò và vị trí xã hội của các em ngày một nâng cao. Các em không còn là
trẻ con nhưng chưa phải là người lớn thực sự. Hoạt động của các em đa dạng, phong
phú về cả nội dung và hình thức.

3.2.1. Trong gia đình


Vị trí các em ở gia đình được nâng cao, cha mẹ bắt đầu xem các em như người lớn,
giao cho các em một số quyền hành, các em được cùng cha mẹ bàn bạc một số việc
trong gia đình, được hỏi ý kiến khi có việc quan trọng. Trong gia đình các em có nhiều
quyền lợi hơn nhưng đồng thời trách nhiệm cũng cao hơn. Nhìn chung, đa số các em
đã biết quan tâm đến cuộc sống gia đình, có ý thức chia sẻ công việc nhà, thậm chí
một số em đã đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.

Tuy vậy, đa số các em vẫn đang tuổi lớn, lo ăn lo học là chủ yếu, về vật chất còn lệ
thuộc hoàn toàn vào cha mẹ nên chưa thể tự lập. Trong gia đình các em đặc biệt quan
tâm đến lối sống và đạo đức của cha mẹ. Lối sống và đạo đức của cha mẹ ảnh hưởng
rất mạnh đến sự phát triển nhân cách của các em giai đoạn này Cha mẹ tốt sẽ là tấm
gương để các em học hỏi noi theo, giúp các em tự tin và vững bước vào đời. Cha mẹ
ly thân, ly dị, chỉ lo làm ăn, không quan tâm con cái sẽ khiến các em cảm thấy bị bỏ

11
rơi, mất niềm tin vào cuộc sống, hay tủi thân và dễ buông xuôi giữa dòng đời phức tạp
và đầy biến động.

3.2.2. Ngoài xã hội


Hoạt động xã hội của các em rất đa dạng và phong phú, phức tạp hơn về hình thức và
nội dung. Đa số các em có tinh thần và tính tích cực hoạt động xã hội. Các em quan
tâm nhiều hơn đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá trong và ngoài nước,
tích cực tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá, trao đổi và bày tỏ thái độ đối với các vấn đề đó.

Các em sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với sở trường như thi thố tài
năng, thể dục thể thao, thi học sinh thanh lịch, tham gia các hoạt động từ thiện, bảo vệ
môi trường sạch và xanh… Thông qua các hoạt động xã hội, các em được tiếp xúc
rộng rãi với nhiều tầng lớp trong xã hội, các em tạo lập được nhiều mối quan hệ xã hội
hơn, hứng thú của các em được mở rộng hơn. Các em có điều kiện gặp gỡ, trao đổi và
học hỏi những người nổi tiếng qua các hoạt động như kết bạn qua facebook và các
trang mạng xã hội, giao lưu sự kiện…

Tâm lý chung của các em là thích làm những việc lớn lao, có ý nghĩa xã hội, không
thích làm những việc nhỏ, vụn vặt đời thường như nấu cơm, rửa chén, quét nhà. Các
em thích tham gia các hoạt động chủ yếu vì vui. Khi không hoàn thành nhiệm vụ, hết
vui các em dễ sinh ra chán nản, bàng quang với các hoạt động xã hội. Từ đó cho thấy
vai trò của Đoàn, Hội phải tạo các sân chơi và các hoạt động có nội dung và hình thức
hấp dẫn đối với các em.

Xã hội nhìn nhận các em như những công dân sắp trưởng thành, có vị trí xã hội gần
như người lớn. Cuối lứa tuổi, các em có quyền công dân và phải thực hiện một số
nghĩa vụ công dân đối với xã hội: nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự,… Điều đó tạo
ra cho các em một động lực để nỗ lực phấn đấu, rèn luyện bản thân trên các phương
diện để trưởng thành.

3.2.3. Sự chuyển phát về tâm lý


Trong giai đoạn chuyển tiếp từ cuối tuổi thiếu niên sang tuổi đầu thanh niên, các em
đã đạt được những thành tựu nổi bật về sự phát triển tâm lý như: tư duy trừu tượng và
tính chủ định trong tất cả các quá trình nhận thức phát triển mạnh, xúc cảm -tình cảm
trong sáng, đa dạng. Tự ý thức và đặc biệt khả năng tự đánh giá phát triển mạnh mẽ,
các em bắt đầu biết suy xét khi hành động. Cùng với cảm giác mình đã lớn, các em có

12
nhu cầu được tôn trọng và đối xử bình đẳng. Ý thức về tính người lớn của bản thân
phát triển mạnh, ý thức sẵn sàng dấn thân để chứng tỏ bản thân và được công nhận là
người lớn đang hừng hực trong các em. Đó chính là những điều kiện tâm lý thúc đẩy
sự hình thành và phát triển tâm lý ở tuổi đầu thanh niên.

Tóm lại, sự phát triển cơ thể ổn định, hài hòa, cân đối, sự thay đổi điều kiện sống và
hoạt động trong vị trí một công dân sắp trưởng thành; sự kế thừa những kết quả đạt
được trong quá trình phát triển về cấu trúc và chức năng tâm lý cuối tuổi thiếu niên là
những yếu tố thúc đẩy sự phát triển tâm lý ở tuổi đầu thanh niên.

II. Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên (hoạt động trong học
tập - hướng nghiệp)
2.1. Hoạt động chủ đạo của tuổi thiếu niên
- Hoạt động chủ đạo là giao tiếp cá nhân - tinh thần.
- Đây là độ tuổi thiếu niên, các em bắt đầu dậy thì, sự thay đổi được biểu hiện rõ rệt
nhất là ở sự chuyển biến giữa giao tiếp trong gia đình và bạn bè, “nổi loạn tuổi dậy
thì”. Trẻ có xu hướng tập trung vào giao tiếp - kết bạn đồng trang lứa, “hướng ra bên
ngoài” hơn trước đây, mong muốn được thể hiện cái tôi khác biệt,...Do đó, độ tuổi này
là độ tuổi nhạy cảm, bố mẹ cần thấu hiểu và hỗ trợ trẻ kết bạn - giao tiếp đồng trang
lứa lành mạnh nhưng không cần quá áp lực và ràng buộc.

2.2. Hoạt động chủ đạo của tuổi đầu thanh niên
- Hoạt động chủ đạo của học sinh THPT là hoạt động học tập - hướng nghiệp.
- Hoạt động học tập - hướng nghiệp chi phối mạnh mẽ sự hình thành và phát triển
nhân cách của các em và được thể hiện rất rõ qua xu hướng nghề nghiệp. Đây là nét
cấu tạo tâm lý mới trung tâm trong nhân cách của tuổi đầu thanh niên.
- Khuynh hướng chọn lọc nghề tại một trường cao đẳng hay đại học vẫn đang là vấn
đề quan trọng cần được giải quyết ở lứa tuổi này.
- Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội là cần thiết để giúp các
em cân nhắc và chọn lựa nghề nghiệp đúng đắn dựa trên nhu cầu, sở thích cá nhân,
năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
- Gia đình và nhà trường phối hợp tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho các em.

III. Đặc điểm về hoạt động nhận thức của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
3.1. Hoạt động nhận thức của tuổi thiếu niên
Nhận thức của thiếu niên thể hiện khá rõ nét tính chất chuyển tiếp.

13
3.1.1. Tri giác
Tính có chủ định phát triển mạnh, tri giác dần trở nên trình tự và hoàn thiện hơn. Khối
lượng tri giác tăng, có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác một sự
vật. Đôi khi tri giác hời hợt, đại khái, hấp tấp, tính hệ thống và tính tự chủ trong tri
giác còn yếu. So sánh, phân tích và khái quát trong tri giác mang nặng hình thức.

3.1.2. Trí nhớ


Tính có chủ định phát triển mạnh, trí nhớ dần mang tính chất của quá trình được tổ
chức được điều khiển. Biết lựa chọn các biện pháp ghi nhớ thích hợp tuỳ theo yêu cầu
của nội dung học tập. Tốc độ và khối lượng ghi nhớ tăng, ghi nhớ ý nghĩa dần chiếm
ưu thế, có khả năng phân tích, so sánh và khái quát cao trong ghi nhớ các tài liệu. Có
khả năng liên tưởng và hệ thống hóa trong gìn giữ các tài liệu đã ghi nhớ. Thành phần
không chỉ định vẫn có những ảnh hưởng nhất định trong trí nhớ, đôi khi còn tuỳ tiện
trong ghi nhớ máy móc, coi thường việc ghi nhớ chính xác tài liệu. Sự liên tưởng và
hệ thống hoá đôi khi còn dựa vào nhiều hình thức biểu hiện của tài liệu (liên tưởng
hình thức)

Chú ý có chủ định phát triển, thể hiện rõ tính lựa chọn trong chú ý. Tuy nhiên, sự lựa
chọn đối tượng lại phụ thuộc nhiều vào tính chất của đối tượng và hứng thú đối với
đối tượng. Khối lượng chú ý tăng: khả năng di chuyển chú ý tốt hơn, chú ý bền bỉ, dễ
bị phân tán do những ấn tượng và rung động mạnh mẽ đối với các đối tượng trong khi
khả năng ức chế phân biệt còn hạn chế.

3.1.3. Tư duy
Đôi khi còn mang tính dàn trải, thiếu trọng điểm. Tư duy trừu tượng phát triển, có khả
năng trừu tượng hoá và phân hoá cao trong suy luận và phán đoán các vấn đề nhận
thức. Tính phê phán của tư duy phát triển, biết lập luận để giải quyết vấn đề một cách
có căn cứ và hợp lô-gíc. Các thành phần tư duy hình tượng cụ thể vẫn tiếp tục nắm giữ
một vai trò quan trọng trong hoạt động tư duy. Sự phê phán đôi khi chỉ là thói quen
bướng bỉnh, thích tranh luận.

Trí tưởng tượng và khả năng tưởng tượng phong phú, nhưng còn bay bổng. Ngôn ngữ,
vốn từ phong phú hơn, ngôn ngữ của các em phức tạp hơn và tính lô gíc trong ngôn
ngữ phát triển ở mức cao hơn tuy nhiên khả năng dùng từ diễn đạt ý nghĩ còn hạn chế,
dùng chính xác cấu trúc ngữ pháp chưa chặt chẽ; một số em dùng nhưng sáo rỗng do ý
muốn bắt chước.

14
3.2. Hoạt động nhận thức của tuổi đầu thanh niên
3.2.1. Tri giác
Tri giác có mục đích, có suy xét và có hệ thống. Khi quan sát một đối tượng nào đó,
các em có thể nhận biết được những chi tiết nào là quan trọng và chủ yếu, chi tiết nào
là ít quan trọng và thứ yếu. Giáo viên cần quan tâm hướng dẫn quan sát các em hướng
vào mục tiêu nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đủ điều kiện.

3.2.2. Trí nhớ


Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh và đóng vai trò chủ đạo. Ghi nhớ có chủ định
chủ động ghi nhớ bài học theo cách riêng của mình. Từ đó, việc học tập của các em sẽ
có kết quả cao hơn. Ghi nhớ có ý nghĩa ghi nhớ logic ngày một tăng tạo nên tính logic
và tính hệ thống trong nhận thức của các em.

Tuy vậy, một số em không xem trọng học tập, vẫn còn ghi nhớ máy móc, hoặc ghi nhớ
đại khái chung chung. Giáo viên THPT cần nhận biết đặc điểm này và hướng dẫn các
em ghi nhớ có ý nghĩa, có hệ thống.

3.2.3. Tư duy
Tư duy trừu tượng, tư duy lý luận phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong
cấu trúc tư duy. Các phẩm chất quan trọng của tư duy như: tính độc lập, tính sáng tạo,
tính mềm dẻo của tư duy cùng phát triển mạnh mẽ. Các em biết vận dụng sự hiểu biết
của mình vào nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là những lĩnh vực mới mẻ.

Cơ sở hình thành năng lực tư duy sáng tạo: Các em chỉ phát triển năng lực khi đối với
các hoạt động gây hứng thú cho các em. Nên học sinh yếu kém chưa chắc là do tư duy
không phát triển. Ví dụ: Có học sinh văn không giỏi nhưng có khả năng sáng tác nhạc
rất tốt. Học sinh đạt trình độ tư duy đặc trưng cho lứa tuổi chưa cao, các em còn kết
luận vội vàng theo cảm tính. Giáo viên cần tập trung phát triển các phẩm chất tư duy
cho học sinh bằng cách lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực và thiết kế nội
dung bài học đa dạng.

IV. Đặc điểm xúc cảm- tình cảm của lứa tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
4.1 Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của lứa tuổi thiếu niên
Đời sống xúc cảm - tình cảm của thiếu niên phát triển mạnh, dần hình thành nên
những loại tình cảm cấp cao đa dạng, phong phú, có chiều sâu. Xúc cảm - tình cảm
mang tính bồng bột dần giảm đi, nhường chỗ cho các loại xúc cảm - tình cảm biết

15
phục tùng ý chí. Xúc cảm - tình cảm có nhiều thay đổi cả về nội dung và các hình thức
biểu hiện so với tuổi nhi đồng. Về nội dung, các mức độ của đời sống xúc cảm - tình
cảm phát triển mạnh, dần hình thành các loại tình cảm cấp cao, được củng cố và phát
triển sâu sắc hơn theo năm tháng

4.1.1. Tình cảm gia đình


Trong tình cảm đối với cha mẹ, các em hiểu được công lao cha mẹ, có ý thức phụ giúp
cha mẹ. Trong tình cảm anh - em, trẻ em có ý thức nhường nhịn, yêu thương nhau.

4.1.2. Tình cảm bạn bè


Trong tình cảm đối với bạn bè, trẻ em biết giúp đỡ nhau, chia sẻ những tâm tình.

4.1.3. Tình cảm tập thể


Nói chung thiếu yêu mẹ, kính cha, yêu bạn bè, thần tượng, yêu bản thân, yêu con
người,..., hết lòng với người mình thương. Đặc biệt, lòng yêu nước, tình yêu thương
con người được phát triển.

4.1.4. Tình cảm trí tuệ và tình cảm thẩm mỹ


Trong tình cảm trí tuệ, những rung động liên quan đến nhu cầu nhận thức, nhu cầu
khám phá, phát hiện cái mới được phát triển, vượt ra khỏi lĩnh vực học tập và trường
học, đem lại cho thiếu niên nhiều trải nghiệm cảm xúc khác nhau. Trong tình cảm
thẩm mỹ, quan niệm về cái đẹp của thiếu niên phong phú, sâu sắc hơn tuổi nhi đồng.
Nhiều em đã có những sáng tác về thơ văn, hội hoạ âm nhạc có giá trị, bộc lộ tình cảm
với cái đẹp trong cuộc sống

Điểm đặc trưng trong các biểu hiện của đời sống tình cảm -riêng các phương diện sinh
lý, nhận thức, hành vi là tính mâu thuẫn, chưa ổn định, dễ thay đổi. Các trạng thái xúc
cảm – tình cảm thường có cường độ khá mạnh, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các xúc
cảm tích cực và tiêu cực nhanh chóng thay thế nhau.

Biểu hiện sinh lý: Thiếu niên dễ mất cân bằng, dễ bị kích : động, hay xúc động,…
Những biểu hiện sinh lý thường theo hướng xung động, quyết liệt khi không được đáp
ứng nhu cầu.

Biểu hiện trên phương diện nhận thức: Thiếu niên nhận biết được các xúc cảm – tình
cảm của bản thân, có thái độ nhất định đối với những tình cảm của bản thân, biết kiềm

16
chế bản thân. Thiếu niên đã có thể ý thức được các tình cảm của mình và dùng ngôn
ngữ mô tả lại các trải nghiệm đó một cách khá chính xác. Đây cũng là một nét mới
trong tình cảm của thiếu niên, giúp các nhà giáo dục có thể phân tích được tình cảm
của thiếu niên đang ở mức độ nào. Tất nhiên, trong nhận thức của thiếu niên cũng còn
nhiều mâu thuẫn, dễ thay đổi.

Biểu hiện hành vi, cử chỉ, điệu bộ: Tất nhiên, xúc cảm – tình cảm còn nhiều mâu
thuẫn thì biểu hiện của xúc cảm – tình cảm trên phương diện hành vi, cử chỉ, điệu bộ
cũng hay thay đổi. Thiếu niên vừa vui đó, rồi buồn đó, khi vui thì ồn ào náo nhiệt, khi
buồn thì ủ rũ, lặng thinh. Đối với cha mẹ, vừa mới biểu hiện “ngoan” đó, rồi lại “hư
đó.

Như vậy, trong đời sống xúc cảm – tình cảm ở tuổi thiếu niên đang hình thành phát
triển mạnh mẽ các loại tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, tình cảm
tập thể đặc biệt là tình bạn. Tuy nhiên, xúc cảm – tình cảm của đa số thiếu niên có
cường độ khá mạnh, chưa ổn định, còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn và dễ thay đổi. Vì
vậy, khi giáo dục xúc cảm – tình cảm cho thiếu niên nhà giáo dục cần tránh tạo ra
những cơn xúc động mạnh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thiếu niên, cần tôn
trọng những nhu cầu và mong muốn chính đáng của thiếu niên, tôn trọng xúc cảm –
tình cảm của thiếu niên, tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ để thiếu niên có đời sống xúc
cảm – tình cảm lành mạnh, phong phú.

4.2. Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của lứa tuổi đầu thanh niên
Đời sống các em mang tính xúc cảm cao. Xúc cảm của các em thường ổn định và ít
thay đổi hơn so với thiếu niên. Bởi vì khi đến đô z tuổi này, các em có thể nhận thức
được những nguyên nhân gây nên xúc cảm của mình, có thể hiểu được những tác
động của cuộc sống có ý nghĩa gì đối với nhu cầu của bản thân và có thể làm chủ được
cảm xúc. Ngay cả trong những tình huống khó như sự thất bại trong học tập, mâu
thuẫn với bạn bè,… các em cũng có thể làm chủ được mình và làm chủ được tình
huống.

Các em biết kiềm chế che giấu cảm xúc của mình, thái độ đối với người khác bắt đầu
mang tính ổn định. Các loại tình cảm cấp cao được phát triển và có sự phân hoá.
Trong tình cảm đạo đức các em phát triển mạnh các loại tình cảm gia đình, tình bạn,
tình yêu…

17
4.2.1. Tình bạn
Đời sống tình cảm của thanh niên học sinh rất phong phú và nhiều vẻ. Đặc điểm đó
được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức
đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng.

Nhu cầu kết bạn tâm tình ở các em tăng lên rõ rệt. Tình bạn ở các em có cơ sở, có lý
trí hơn so với tuổi thiếu niên. Cơ sở để các em chọn bạn là cùng tính cách, sở thích,
hứng thú và hoạt động chung. Trong quan hệ với bạn bè các em đề cao sự trung thành,
sự gắn bó, sự tin cậy. Tình bạn của các em khá bền vững và kéo dài. Có những tình
bạn vượt qua mọi thử thách và kéo dài suốt cả cuộc đời. Bên cạnh tính bền vững, tình
bạn của các em còn mang tính xúc cảm cao. Sự quyến luyến về mặt cảm xúc khiến các
em thường lí tưởng hóa tình bạn, ít nhận ra những khuyết điểm thực tế ở bạn.

4.2.2. Tình yêu


Ở tuổi đầu thanh niên quan hệ nam nữ được tích cực hoá một cách rõ rệt. Phạm vi
quan hệ bạn bè được mở rộng. Bên cạnh những nhóm bạn thuần nam hoặc nữ, xuất
hiện thêm nhiều nhóm bạn pha trộn (cả nam và nữ). Do vậy nhu cầu về tình bạn khác
giới được tăng cường. Các yếu tố thúc đẩy tình yêu của các em xuất hiện là: sự gặp
nhau trong tìm
kiếm về ngoại hình, sự ngưỡng mộ tài năng, sự rung động trước những hành vi và cử
chỉ hay cách nói năng đáng yêu trong giao tiếp, những phẩm chất đáng quý của
“người ấy”.

Tình cảm yêu đương ở lứa tuổi này là tình cảm hồn nhiên, thầm kín, nhưng cũng rất
dễ vỡ. Tại sao nói dễ vỡ? Ở lứa tuổi này thường xuất hiện mối tình đầu. Mối tình đầu
thường có những điểm đặc trưng như: rất trong sáng và giàu cảm xúc; nhiều e lệ, thầm
kín, thẹn thùng và bối rối; rất trữ tình, đẹp đẽ và chân thật; thuần khiết và lý tưởng. Vì
là tình cảm đặc biệt đầu đời cho nên các em còn rất bỡ ngỡ và lúng túng. Khả năng
nhận thức về bản thân và người khác chưa đầy đủ và sâu sắc, tình cảm còn mang tính
cảm xúc cao, quan niệm sống của bản thân chưa xác lập, các yếu tố khách quan như:
thái độ
của cha mẹ, dư luận xã hội,… có thể cản trở và làm tan vỡ tình yêu của các em. Bên
cạnh những tình yêu đẹp đã giúp các em có thêm động lực để vượt qua những khó
khăn trong học tập và cuộc sống, vẫn còn tồn tại không ít những tình yêu để lại hậu
quả xấu như: lợi dụng nhau trong tình cảm, cảm tính khi quyết định tình cảm của
mình, chưa nhận biết đầy đủ bản chất và quy luật của tình yêu, sống thử trước hôn

18
nhân, không quan tâm đến sự góp ý của cha mẹ, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh
sản,....

V. Đặc điểm nhân cách của tuổi thiếu niên và đầu thanh niên
5.1. Đặc điểm nhân cách của tuổi thiếu niên
5.1.1. Sự hình thành tự ý thức của thiếu niên
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi thiếu
niên là sự hình thành tự ý thức

Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đặc biệt do sự phát triển của các mối quan hệ xã
hội và sự giao tiếp trong tập thể mà ở các em đã biểu hiện nhu cầu tự đánh giá nhu cầu
so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một
nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
Mức độ tự ý thức của các em cũng có sự khác nhau.

Về nội dung, không phải tất cả những phẩm chất của nhân cách đều ý thức được hết.
Ban đầu các em chỉ nhận thức hành vi của mình, sau đó là nhận thức những phẩm chất
đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong những phạm vi khác nhau, cuối cùng
các em mới nhận thức những phẩm chất phức tạp thể hiện nhiều mặt của nhân cách
(tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng…).

Về cách thức, ban đầu các em còn dựa vào đánh giá của những người gần gũi và có uy
tín với mình. Dần dần các em hình thành khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá
bản thân. Nhưng khả năng tự đánh giá của thiếu niên còn hạn chế, chưa đủ khách
quan…Do đó, nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em
với địa vị thực tế của chúng trong tập thể; mâu thuẫn giữa thái độ của các em đối với
bản thân, đối với những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với
người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi.

Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi này cuộc sống tập thể của
các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở
các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình, là những yêu cầu ngày càng cao đối
với hành vi, hoạt động của các em… cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặt tự ý
thức của các em.

19
Việc nhận thức về mình còn thông qua việc đối chiếu so sánh mình với người khác.
Nhưng khi đánh giá người khác, các em còn chủ quan, nông cạn, nhiều khi chỉ dựa
vào một vài hình tượng không rõ ràng các em đã vội kết luận hoặc chỉ chú ý vào một
vài phẩm chất nào đó mà quy kết toàn bộ. Vì thế, người lớn rất dễ mà cũng rất khó
gây uy tín với thiếu niên. Và khi đã có kết luận đánh giá về một người nào đó, các em
thường có ấn tượng dai dẳng, sâu sắc.
- Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên có ý nghĩa lớn lao ở chỗ, nó thúc đẩy các em
bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các
em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng
thời là chủ thể của quá trình này.

5.1.2. Sự hình thành đạo đức của thiếu niên


Khi đến trường, trẻ được lĩnh hội chuẩn mực và quy tắc hành vi đạo đức một cách có
hệ thống. Đến tuổi thiếu niên, do sự mở rộng quan hệ xã hội, do sự phát triển mạnh
mẽ của tự ý thức…mà trình độ đạo đức của các em được phát triển mạnh. Sự hình
thành ý thức đạo đức nói chung, sự lĩnh hội tiêu chuẩn của hành vi đạo đức nói riêng
là đặc điểm tâm lý quan trọng trong lứa tuổi thiếu niên.

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi hình thành thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức, những
phán đoán giá trị…Do tự ý thức và trí tuệ đã phát triển, hành vi của thiếu niên bắt đầu
chịu sự chỉ đạo của những nguyên tắc riêng, những quan điểm riêng của thiếu niên.
Nhân cách của thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được kinh
nghiệm đạo đức như thế nào thực hiện đạo đức nào?

Những nghiên cứu tâm lý học cho thấy trình độ nhận thức đạo đức của thiếu niên là
cao. Thiếu niên hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức đối với chúng…

Nhưng cũng có cả những kinh nghiệm và khái niệm đạo đức hình thành một cách tự
phát ngoài sự hướng dẫn của giáo dục, do ảnh hưởng của những sự kiện trong sách,
phim, bạn bè xấu…Do vậy, các em có thể có những ngộ nhận hoặc hiểu phiến diện,
không chính xác một số khái niệm đạo đức… Trong công tác giáo dục cần chú ý giúp
các em hiểu được khái niệm đạo đức một cách chính xác… và tổ chức hành động để
thiếu niên có được kinh nghiệm đạo đức đúng đắn…

5.1.3. Sự hình thành tình cảm của thiếu niên

20
Tình cảm của học sinh trung học cơ sở sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu
học. Đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng,
tình cảm còn mang tính chất bồng bột, hăng say…Điều này do ảnh hưởng của sự phát
dục và thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.

Nhiều khi còn do hoạt động thần kinh không cân bằng, hưng phấn mạnh hơn ức chế
đã làm cho các em không tự kiềm chế nổi. Thiếu niên dễ có phản ứng mãnh liệt trước
sự đánh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng của người lớn. Tâm trạng của thiếu
niên thay đổi nhanh chóng, thất thường, có lúc đang vui nhưng chỉ là một cớ gì đó lại
sinh ra buồn ngay hoặc đang lúc bực mình nhưng gặp điều gì thích thú lại tươi cười
ngay. Do đó, nên thái độ của các em đối với những người xung quanh cũng có nhiều
mâu thuẫn.

Rõ ràng, cách biểu hiện xúc cảm của thiếu niên mang tính chất độc đáo. Đó là tính
bồng bột, sôi nổi dễ bị kích động và dễ thay đổi.

5.2. Đặc điểm nhân cách của tuổi đầu thanh niên
5.2.1. Sự hình thành thế giới quan khoa học
Sự hình thành thế giới quan mang tính khoa học và hệ thống là một nét cấu tạo tâm lý
mới đặc trưng của tuổi đầu thanh niên. Nó là kết quả của sự trưởng thành của cơ thể,
của sự mở rộng phạm vi và quyền hạn trong giao tiếp nói chung và với người lớn nói
riêng, là kết quả của hoạt động học tập - hướng nghiệp và của các thành tựu hình
thành thế giới quan ở cuối tuổi thiếu niên. Nó thường thể hiện: - Trong mọi mặt của
đời sống, chẳng hạn như trong những cuộc tranh luận khi trao đổi các vấn đề về đúng
-sai, thiện-ác, đẹp-xấu.
- Ở việc lựa chọn những nguyên tắc, cách thức hành xử
- Ở việc đánh giá vai trò của cá nhân và các mối quan hệ;
- Ở việc tìm hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

5.2.2. Sự phát triển ý thức


Nhu cầu tìm hiểu bản thân, đánh giá bản thân và xây dựng hình ảnh bản thân. Đây là
một dấu hiệu tích cực của sự trưởng thành về nhân cách. Các em không chỉ quan tâm
phân tích ngoại hình mà còn đánh giá nội tâm của chính mình. Những khía cạnh về
nội tâm thường được các em quan tâm là các nét tính cách của bản thân, những khả
năng và những mặt mạnh, mặt yếu của bản thân. Nhiều em thường tự hỏi bản thân đã

21
có đủ khả năng và tính cách cần thiết đối với mục tiêu mình đặt ra hay không và lập
kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu đó.

Nhưng cũng có không ít các em chưa có kỹ năng phân tích bản thân cũng như chưa có
mục tiêu phát triển bản thân. Các em đã có khả năng nhận thức và đánh giá một cách
tổng hợp toàn bộ các thuộc tính của nhân cách.

Các em có khả năng nhìn nhận và đánh giá được các phẩm chất nhân cách phức tạp
như: lương tâm, danh dự, lòng tự trọng cá nhân. Sự nhận thức đánh giá đã dựa trên
các chuẩn độc lập, các em có quan điểm riêng trong việc nhìn nhận, đánh giá bản thân
và người khác. Ở các em bắt đầu hình thành năng lực tự ý thức. Đa số các em có khả
năng nhìn nhận đánh giá bản thân khá chính xác, tuy vậy nhiều em vẫn còn có biểu
hiện sai lầm trong tự đánh giá.

5.2.3. Sự phát triển nhu cầu


Nhu cầu được tôn trọng, được độc lập và được bình đẳng trong giao tiếp với mọi
người là nhu cầu quan trọng và phổ biến. Các em không chỉ cần bạn bè cùng trang lứa
tôn trọng mình mà đặc biệt rất cần người lớn tôn trọng ý kiến của mình và đối xử bình
đẳng với mình. Nhu cầu được thể hiện bản thân cũng là một nhu cầu nổi bật. Các em
biết rằng mình đã lớn, vị trí của mình đang ngày càng quan trọng hơn trong gia đình,
hiểu biết của mình ngày càng được mở rộng hơn. Vì vậy, các em thường cho mình là
đúng.
Nhìn chung, có hai hướng thể hiện bản thân ở lứa tuổi này: tích cực và tiêu cực.
- Hướng thể hiện tích cực thường là: cố gắng học giỏi một môn học, cố gắng vượt qua
khó khăn để thực hiện một hành động cao đẹp, thể hiện một nghĩa cử hợp đạo đức,
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao,…
- Hướng thể hiện tiêu cực thường là: tạo ra một cái gì đó khác người và gây sốc
nhưng lệch chuẩn, ví dụ một kiểu tóc, một bộ trang phục, một câu nói, một việc
làm,...và cao hơn là một thói quen, một lối sống không phù hợp với lứa tuổi.

5.2.4. Sự hình thành lý tưởng sống


Lý tưởng sống là mục tiêu cao đẹp và hoàn chỉnh mà mỗi cá nhân mong muốn đạt
được. Nó là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc, là động cơ mạnh nhất thúc đẩy cá
nhân hành động tích cực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

22
Các em mong muốn tìm kiếm cho mình một “mẫu hình lý tưởng”. Mẫu hình lý tưởng
các em rất khác nhau: một chuyên gia hữu ích, một nhà hoạt động xã hội danh tiếng,
một nhà thiết kế được ngưỡng mộ, một nghệ nhân, một giáo viên được yêu mến, một
người thợ lành nghề,…Tuy nhiên, đến tuổi trưởng thành mẫu hình này không còn gắn
liền với các cá nhân cụ thể mà bắt đầu có tính khái quát cao về các phẩm chất tâm lý,
nhân cách điển hình của nhiều cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động, nghề nghiệp
được các em quý trọng và ngưỡng mộ noi theo.

Tuy nhiên trong thực tế có khá nhiều thanh niên học sinh chưa xác định lý tưởng sống
của bản thân và đang cần sự định hướng của người lớn. Vì vậy cha mẹ và thầy cô cần
có những định hướng đúng đắn cho các em.

VI. Liên hệ, dẫn chứng, kết luận sư phạm trong quá trình giảng dạy với học sinh
lứa tuổi này, ví dụ thực tiễn
6.1. Kết luận sư phạm
6.1.1. Kết luận sư phạm về lứa tuổi thiếu niên
- Lứa tuổi HS THCS có một vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ em. Vị trí
đặc biệt này được phản ánh bằng các tên gọi: “thời kỳ quá độ", “tuổi khó bảo", “tuổi
bất trị", “tuổi khủng hoảng"... Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan
trọng của lứa tuổi này trong quá trình phát triển của trẻ em.
- Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Nội dung cơ bản và sự
khác biệt ở lứa tuổi HS THCS với các em ở lứa tuổi khác là sự phát triển mạnh mẽ,
thiếu cân đối về các mặt trí tuệ, đạo đức. Sự xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng
thành do kết quả của sự biến đối cơ thể; của sự tự ý thức; của các kiểu giao tiếp với
người lớn, với bạn bè; của hoạt động học lập, hoạt động xã hội...

6.1.2. Kết luận sư phạm về lứa tuổi thanh thiếu niên


Tuổi thiếu niên là thời kỳ quá độ, thời kỳ chuyển tiếp từ thế giới trẻ con sang thế giới
người lớn. Đây là thời kỳ phát triển đầy biến động, có sự nhảy vọt cả về thể chất lẫn
tinh thần.

Sự phát triển “nhảy vọt” về thể chất, sự thay đổi điều kiện sống và hoạt động (học tập,
giao tiếp,…), nhất là sự trưởng thành về mặt sinh dục và sự thay đổi vị thế trong gia
đình, nhà trường, xã hội đã tạo điều kiện phát sinh nét cấu tạo tâm lý mới trung tâm
của tuổi thiếu niên: “cảm giác mình là người lớn. (tược thể hiện rất rõ thông qua xu
hướng vươn lên làm người lớn ở các em.

23
Từ cảm nhận về sự trưởng thành của bản thân, ở thiếu niên phát triển mạnh mẽ nhu
cầu được độc lập, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu tìm kiếm một vị trí trong gia
đình, nhà trường và xã hội, đây cũng chính là động lực giúp tự ý thức của thiếu niên
được hình thành và phát triển mạnh mẽ.

Hoạt động học tập có những thay đổi cơ bản về nội dung và hình thức tạo điều kiện
cho tính chủ định được phát triển mạnh trên tất cả các dạng hoạt động nhận thức của
thiếu niên. Đặc biệt, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho thiếu
niên lĩnh hội được những tri thức lý luận, mang tính khái quát hóa cao. Đây cũng là
cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong hoạt động nhận thức của thiếu niên.

Hoạt động giao tiếp nói chung, và đặc biệt dạng giao tiếp mang tính chất cá nhân thân
tình là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi thiếu niên. Giao tiếp với người lớn được cải tổ
lại, hình thành kiểu quan hệ mới dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng. Tình bạn cùng
giới, tình bạn khác giới phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu kết bạn tâm tình, tìm kiếm một
chỗ đứng trong lòng bạn bè trở thành động cơ chủ lực thúc đẩy các hành động của
thiếu niên.

Đời sống tình cảm của thiếu niên phong phú cả về nội dung và các hình thức biểu
hiện, về nội dung, hình thành và phát triển các loại tình cảm cấp cao như tình cảm đạo
đức (nhất là tình cảm gia đình và tình bạn), tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, xuất
hiện những rung cảm giới tính,… về hình thức biểu hiện còn nhiều mâu thuẫn, dễ thay
đổi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thanh Nga (2020), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb. Công an nhân
dân.
2. Mến Thương (2019), Bi kịch những đứa trẻ được thú hoang nuôi dưỡng, báo
Pháp luật.
3. Nguyễn Xuân Thức (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Sư
phạm.
4. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (2010), Giao tiếp ứng xử văn hóa trong đời
sống gia đình: phần 2

24

You might also like