You are on page 1of 11

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM


------------------
ĐỀ THI HẾT MÔN
HỌC KỲ:I NĂM HỌC 2021- 2022
Đề thi số: 001
Môn thi: Văn hoá kinh doanh Số tín chỉ: 02
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội của mình. Đây là định nghĩa của:
A. GS. TS Trần Ngọc Thêm C. UNESCO
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2: Yếu tố giá trị cấu thành văn hoá được định nghĩa là………….
A. Những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các
thành viên trong nhóm xã hội được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác
B. Sự suy nghĩ, đánh giá, sự cảm nhận, cảm xúc và sự phẩn ứng trước một sự
vật
C. Niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vô hình, nhưng nó chi phối toàn bộ đời
sống con người
D. Những niềm tin và những chuẩn mực làm căn cứ để các thành viên của một
nền văn hoá xác định, phân biệt đúng và sai, tốt và không tốt, đẹp và xấu,
quan trọng và không quan trọng, đáng mong muốn và không đáng mong
muốn
Câu 3: Những hành vi được xem là đúng đắn trong một xã hội riêng biệt. Đó là
………………………….
A. Thói quen B. Cách cư xử
C. Thái độ D. Tín ngưỡng
Câu 4: Văn hoá kinh doanh là?
A. Là toàn bộ giá trị văn hoá trong kinh doanh

Page
1
B. Là các thói quen, tập quán trong kinh doanh
C. Là sự tuân thủ pháp luật
D. Là sự gương mẫu của lãnh đạo doanh nghiệp
Câu 5: Động cơ khiến cho các nhà kinh doanh kiếm lợi không chỉ là …….mà còn
do các nhu cầu cao cấp hơn đó là nhu cầu mong muốn được xã hội tôn trọng,
mong muốn được tự thể hiện sáng tạo
A. Các nhu cầu sinh lý và bản năng
B. Các nhu cầu tâm lý
C. Các nhu cầu vật chất
D. Các nhu cầu xã hội
Câu 6: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt
động kinh doanh. Đây là định nghĩa theo………..
A. Vai trò B. Các yếu tố cấu thành
C. Cách thức hình thành
Câu 7: Những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp thường tập trung ở các vấn đề
như:……….
A. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những sự đổi mới, năng suất, các
nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách
nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công
nhân và trách nhiệm xã hội
B. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, những sự đổi mới, năng suất, khả
năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,
thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội
C. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, các nguồn tài nguyên vật chất và
tài chính, khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội
D. Những sự đổi mới, năng suất, các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính,
khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp, thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội
Câu 8: Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức bao gồm…….

Page
2
A. Độ lượng, khoan dung, chính trực kiêm tốn, dung cảm
B. Trung thực, tín nhiệm, tàn bạo, tham lam
C. Kiêu ngạo, hàn nhát, phản bội, bất tín, ác
D. Cả A, B và C đúng
Câu 9: Khái niệm đạo đức kinh doanh là gì? Lựa chọn đáp án đúng nhất.
A. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh
B. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
C. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá, kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh
Câu 10: Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là ……
A. Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp
B. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và khách hàng
C. Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh và khách hàng
Câu 11: Những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng
không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hoá thành luật.
Điều này thể hiện ở khía cạnh nào của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Khía cạnh pháp lý B. Khía cạnh kinh tế
C. Khía cạnh đạo đức D. Khía cạnh nhân văn
Câu 12: Những đóng góp có thể trên các phương diện nào sau đây thuộc khía
cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng
cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức của
người lao động.
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ và phát
triển nhân cách đạo đức của người lao động.
C. San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân
viên và phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.

Page
3
Câu 13: Đạo đức là tập hợp……. nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con
người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội
A. Các chuẩn mực xã hội
B. Các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội
C. Các nguyên tắc, quy tắc
D. Các quy tắc
Câu 14: Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh bằng cách nào sau đây?
A. Tác động vào lương tâm của doanh nhân, kết hợp với pháp luật được thi
hành nghiêm chỉnh
B. Bằng các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh; kết hợp với pháp
luật được thi hành nghiêm chỉnh
C. Bằng các nguyên tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh; tác động vào
lương tâm của doanh nhân, kết hợp với pháp luật được thi hành nghiêm
chỉnh
Câu 15: ……. là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều
hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có
thể xảy ra
A. Năng lực lãnh đạo B. Trình độ quản lý kinh doanh
C. Trình độ chuyên môn D. Văn hoá cá nhân

Câu 16: Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi mấy nhân tố chính?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 17: Năng lực của doanh nhân là khái niệm dùng để chỉ khả năng:
A. Trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý kinh doanh, đạo đức
của một con người
B. Trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý kinh doanh, tầm nhìn
chiến lược

Page
4
C. Trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh doanh
D. Trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý kinh doanh
Câu 18: Đạo đức kinh doanh xuất hiện từ khi nào?
A. Cả văn hóa hữu hình và vô hình.
B. Từ khi có hoạt động kinh doanh.
C. Tầm nhìn chiến lược, định hướng mục tiêu và tính kiên nhẫn
D. Có niềm tin vững chắc vào cuộc sống
Câu 19: Vai trò của triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp là rất quan trọng
nhưng nó KHÔNG thể giúp doanh nghiệp có khả năng chiến thắng mọi đối thủ
cạnh tranh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 20: Nếu không có triết lý kinh doanh đúng đắn thì doanh nghiệp sẽ:
A. Thể chế xã hội
B. Nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn
C. Khó có thể phát triển lâu bền
D. Chỉ là không biết cách cư xử do chưa hiểu rõ
Câu 21: Triết lý kinh doanh có tác dụng:
A. định hướng cho hoạt động của chủ thể kinh doanh.
B. điều chỉnh hoạt động của chủ thể kinh doanh.
C. điều tiết hoạt động của chủ thể kinh doanh.
D. khuyến khích các hoạt động của chủ thể kinh doanh.
Câu 22: Xác định một luận điểm đúng bàn về vị trí của triết lý kinh doanh trong
cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp trong các luận điểm sau:
A. Triết lý kinh doanh thuộc giá trị hữu hình của văn hóa doanh nghiệp.
B. Triết lý kinh doanh thuộc hoạt động bề nổi của văn hóa doanh nghiệp.
C. Triết lý kinh doanh thuộc giá trị vô hình của văn hóa doanh nghiệp.
D. Triết lý kinh doanh là một trong những biểu trưng trực quan của văn hóa doanh
nghiệp.
Câu 23: Văn hóa là một hệ thống các giá trị……….. do con người sáng tạo ra

Page
5
trong quá trình lịch sử.
a. Giá trị vật chất
b. Giá trị tinh thần
c. Giá trị vật chất và tinh thần
d. Tất cả đều sai
Câu 24:. Những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa bao gồm:
a. Tính tập quán, tính kế thừa, tính cộng đồng, tính dân tộc
b. Tính khách quan, tính chủ quan
c. Văn hóa có thể học hỏi được, văn hóa luôn tiến hóa
d. Tất cả a, b, c
Câu 25:. Văn hóa do các yếu tố sau cấu thành:
a. Khía cạnh vật chất, ngôn ngữ, giáo dục, phong tục tập quán
b. Tôn giáo và tín ngưỡng, giá trị và thái độ, thẩm mỹ, thói quen và cách ứng xử,
c. Cả a và b
d. Tất cả đều sai
Câu 26:. Văn hóa có các chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng giải trí
b. Chức năng thẩm mỹ, chức năng nhận thức
c. Chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ
d. Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải
trí
Câu 27:. Chức năng quan trọng nhất của văn hóa là
a. Chức năng nhận thức
b. Chức năng giáo dục
c. Chức năng thẩm mỹ
d. Chức năng giải trí
Câu 28: Vai trò của văn hóa với sự phát triển xã hội, ngoại trừ
a. Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển xã hội
b. Văn hóa là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển
c. Văn hóa là động lực của sự phát triển

Page
6
d. Văn hóa không quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của con
người
Câu 29:. Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu tố chính, ngoại trừ
a. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh
b. Văn hóa doanh nhân, đạo đức kinh doanh
c. Văn hóa nghệ thuật
d. Triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nhân,
Câu 30:. Văn hóa kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động
a. Thể chế xã hội, Sự khác biệt và giao lưu văn hóa, toàn cầu hóa
b. Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc
c. Các yêu tố nội bộ doanh nghiệp, khách hàng
d. Tất cả a, b, c
Câu 31:. Kinh doanh có văn hóa là hình thức kinh doanh
a. Chú trọng đến việc đầu tư lâu dài, giữ gìn chữ tín
b. Kinh doanh trốn tránh pháp luật
c. Kinh doanh gian dối, thất tín, gây ô nhiễm môi trường
d. Kinh doanh chụp giật, ăn xổi
Câu 32:. Nội dung của bản triết lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm
a. Sứ mệnh, mục tiêu và hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
b. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp
c. Mục tiêu của doanh nghiệp
d. Sứ mệnh của doanh nghiệp
Câu 33:. Sứ mệnh kinh doanh là bản tuyên bố về .... của doanh nghiệp
a. Cá nhân kinh doanh
b. Lý do tồn tại
c. Nhân viên
d. Sản phẩm
Câu 34:. Đặc điểm của một bản tuyên bố sứ mệnh, ngoại trừ
a. Tập trung vào thị trường
b. Bản tuyên bố sứ mệnh phải cụ thể

Page
7
c.Tập trung vào sản phẩm cụ thể
d. Bản tuyên bố sứ mệnh có tính khả thi
Câu 35:. Các mục tiêu cơ bản doanh nghiệp khi xây dựng triết lý kinh doanh cần
tập trung ở các vấn đề, ngoại trừ:
a. Vị thế trên thị trường, việc đổi mới, năng suất,
b. Không tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, quản trị
c. Khả năng sinh lời, thành tích và trách nhiệm của Ban lãnh đạo
d. Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính, trách nhiệm xã hội, thành tích và
thái độ của nhân viên
Câu 36:. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp bao gồm
a. Hướng dẫn hành vi ứng xử mong đợi, các nguyên tắc tạo ra phong cách ứng xử,
giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thủ
b. Những nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp, lòng trung thành và cam kết
c. Cả a và b
d. Tất cả ba phương án đều sai
Câu 37:. Triết lý doanh nghiệp ra đời cần những điều kiện cơ bản, ngoại trừ
a. Cơ chế pháp luật, sự chấp nhận tự giác của nhân viên
b. Bản lĩnh và năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp
c. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và kinh nghiệm của người lãnh đạo
d. Sự hài lòng của khách hàng
Câu 38:. Triết lý doanh nghiệp được tạo lập bởi các cách thức cơ bản
a. Triết lý kinh doanh được tạo lập từ kế hoạch của Ban lãnh đạo
b. Cả a và d
c. Triết lý kinh doanh tạo lập từ ý tưởng của các nhà khoa học
d. Triết lý kinh doanh được hình thành dần từ kinh nghiệm kinh doanh
Câu 39:. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh bao gồm:
a. Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt
b. Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội
c. Tôn trọng con người, trung thực
d. Tất cả a, b, c

Page
8
Câu 40:. Trách nhiệm xã hội là những cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho
việc phát triển kinh tế….
a. Không bền vững
b. Lạm phát
c. Bền vững
d. Không tăng trưởng
Câu 41:. Đạo đức kinh doanh thể hiện trong việc quản trị nguồn nhân lực của
doanh nghiệp, ngoại trừ
a. Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động
b. Đạo đức trong việc hài lòng khách hàng
c. Đạo đức trong việc bảo vệ người lao động
d. Đạo đức trong việc đánh giá người lao động
Câu 42:. Đạo đức trong việc bảo vệ người lao động được thể hiện
a. Bảo đảm điều kiện lao động an toàn
b. Buộc người lao động thực hiện công việc nguy hiểm
c. Không thực hiện chăm sóc y tế, bảo hiểm
d. Không trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn
Câu 43:. Các hình thức maketing được coi là phi đạo đức:
a. Quảng cáo phi đạo đức, bán hàng phi đạo đức
b. Cả a và c
c. Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh
d. Quảng cáo đúng sự thật
Câu 44:. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi:
a. Quảng cáo đúng với sản phẩm
b. Quảng cáo hay và hấp dẫn
c. Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm
d. Quảng cáo không lừa dối khách hàng
Câu 45:. Các vấn đề đạo đức liên quan đến người lao động bao gồm:
a. Cáo giác, bí mật thương mại
b. Điều kiện môi trường lao động và lạm dụng của công,

Page
9
c. Quyền sở hữu trí tuệ
d. Tất cả a, b và c
Câu 46:. Các vấn đề đạo đức kinh doanh toàn cầu, ngoại trừ
a. Tham nhũng, hối lộ
b. Phân biệt đối xử
c. Có trách nhiệm với cộng đồng
d. Ô nhiễm môi trường
Phần II: Vì sao ở nước ta hiện nay có ít công ty quốc doanh có Triết lý kinh
doanh của mình?

Phần III: Tình huống:


Chuck Atchinson là một nhà kiểm soát chất lượng cho Brown & Root, một công
ty xây dựng đang tiến hành thi công một nhà máy điện hạt nhân tại Texas.
Atchinson đã tố cáo lên chính phủ việc công ty mình không tuân thủ các quy định
về an toàn sau khi anh ta không thể khiến những người có thẩm quyền trong công
ty giải quyết những mối lo lắng của mình. Anh ta đã bị sa thải sau đó với lý do
không hoàn thành công việc trên cương vị là một nhân viên kiểm soát chất lượng.
Trong quá trình cung cấp bằng chứng cho các người có thẩm quyền của chính
phủ, Atchinson đã nhận được một số cuộc điện thoại đe doạ và sau đó anh ta đã
gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Atchinson và gia đình phải gánh chịu những thiệt hại về tài chính cũng như xã hội
do hành động “ Tuýt còi” của mình.
Joseph Rose, một luật sư làm việc cho công ty Associated Milk Producers
Incorporated (AMPI), đã phát hiện rằng AMPI đã đóng góp một cách bất hợp
pháp cho chiến dịch tái tranh cử của Nixon. Yêu cầu giữ bí mật trong mối quan hệ
luật sư – khách hàng đã ngăn cho chủ tịch của AMPI về phát hiện của mình và
tuyên bố rằng anh ta sẽ không đồng ý nhận thù lao nữa. Anh này liền bị ngăn
không cho trình bày chứng cứ trước hội đồng quản trị và bị sa thải. AMPI sau đó
bắt đầu chiến dịch vu khống Rose trong một nỗ lực nhằm huỷ hoại danh tiếng của
anh này để đề phòng luật sư Rose công bố thông tin ra công chúng. Trước những

Page
10
bằng chứng được Rose trình bày trước toà, AMPI bị phạt 35.000 đô la và buộc
phải trả 2,9 triệu đô la tiền thuế. Hai giám đốc của công ty bị buộc tội đóng góp
những khoản tiền bất hợp pháp cho hoạt động chính trị.
Câu 1: Chuck Atchinson và Joseph Rose có hành động đúng hay không? Liệu
hành động của họ có mang tính bắt buộc về mặt đạo đức hay không? Có nghĩa là
liệu họ có hành động sai nếu như họ không “tuýt còi”?
Câu 2: Chuck Atchinson và Joseph Rose được coi là những nhân viên trung thành
hay phản bội (Liệu họ có phải là nhân viên trung thành nếu họ giữ im lặng?). Một
nhân viên trung thành chính xác cần phải hành động như thế nào trong tình huống
của hai người trên?
--------------------------------------
Ghi chú: ……..

Page
11

You might also like