Nội Dung Thuyết Trình "Kỹ Năng Cân Bằng Cảm Xúc Trong Môi Trường Học Tập"

You might also like

You are on page 1of 11

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

“KỸ NĂNG CÂN BẰNG CẢM XÚC TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP”
I. GIỚI THIỆU (không cần đưa vào slide)
- Cảm xúc là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Và
cảm xúc thuộc về bản năng nên rất khó làm chủ được cảm xúc của mình. Trong cuộc
sống, khi luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc từ yêu thương, hạnh phúc, khó chịu,
sự sợ hãi, tức giận nếu không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc, chúng ta sẽ dễ hành động
nóng vội, thiếu suy nghĩ, mất kiểm soát, thậm chí vô tình làm tổn thương người khác.

=> Cân bằng tốt cảm xúc giúp chúng ta phát triển bản thân và phát triển các mối quan hệ trong
xã hội, học tập

II. KHÁI NIỆM


1. Cảm xúc là gì?
- Cảm xúc có thể hiểu đơn giản là trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người gồm cảm
nhận, cảm giác, suy nghĩ và phản ứng của cơ thể. Cảm xúc được hình thành từ trạng thái cơ thể,
từ ánh mắt, cử chỉ, hành động cho đến suy nghĩ của con người.
- Cảm xúc được vận hành theo cơ chế hai chiều:
+ Cơ thể và suy nghĩ của con người tạo ra cảm xúc. Ví dụ: Khi được khen thì chúng ta sẽ
cảm thấy vui, còn khi bị phê bình thì sẽ cảm thấy buồn.
+ Cảm xúc tác động trực tiếp đến cơ thể và suy nghĩ của con người. Ví dụ: Khi cảm thấy
hồi hộp thì con người thường có xu hướng đổ mồ hôi, tim đập nhanh, tay chân bủn rủn
- Cảm xúc thường được chia làm hai nhóm phổ biến:
+ Cảm xúc tích cực: “Cảm xúc tích cực là một trạng thái cơ bản trong cuộc sống con
người, mang lại hạnh phúc và niềm vui. Hiểu một cách đơn giản, cảm xúc tích cực có thể được
định nghĩa là một trạng thái thích thú, mãn nguyện và hài lòng của một con người.”1. Ví dụ: vui
vẻ, hài lòng, tự tin, hạnh phúc, …
+ Cảm xúc tiêu cực: “Cảm xúc tiêu cực là bất kỳ cảm giác nào gây ra đau khổ và buồn
bã. Những cảm xúc này có thể khiến bạn không thích bản thân hoặc người khác, làm giảm sự tự
tin, lòng tự trọng và giảm nhiệt huyết đối với cuộc sống.”2. Ví dụ: căng thẳng, buồn bã, tức giận,

2. Cân bằng cảm xúc là gì?

1
https://www.aia.com.vn/vi/song-khoe/loi-khuyen/tinh-than/cam-xuc-tich-cuc.html#:~:text=C%E1%BA
%A3m%20x%C3%BAc%20t%C3%ADch%20c%E1%BB%B1c%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20tr
%E1%BA%A1ng%20th%C3%A1i%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n,l%C3%B2ng%20c%E1%BB%A7a
%20m%E1%BB%99t%20con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di.
2
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/lam-sao-de-kiem-soat-cam-xuc-tieu-
cuc/
- Cân bằng cảm xúc là khả năng nhận thức, điều chỉnh và quản lý cảm xúc một cách chính xác,
hợp lý phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh.
III. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Vì sao cần phải “Cân bằng cảm xúc”
- Cân bằng cảm xúc là một kỹ năng sống quan trọng, ảnh hưởng đến cách mọi người đối diện với
mọi thứ xung quanh
- Nếu để cảm xúc chi phối cuộc sống, sẽ dễ bị mất tự chủ, mất lý trí, làm những việc không suy
nghĩ kỹ sẽ có thể đưa ra phán đoán sai lệch, làm tổn thương các mối quan hệ xung quanh,...
- Biết cân bằng cảm xúc, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, duy trì một
tâm trạng tốt, tạo ra những quan hệ tốt với người khác. 3 4
2. Lý do chọn đối tượng là học sinh - sinh viên
- Học sinh:
+ Thiếu ý thức, sống theo cảm tính
+ Bạo lực học đường làm rối loạn cảm xúc cho người bị bạo lực
+ Dễ dàng bị kích động bởi mọi việc
+ Chưa biết tôn trọng giá trị cuộc sống

- Sinh viên:
+ Thay đổi môi trường học, cách giảng dạy và bài học
+ Học xa nhà người thân, phải làm quen với chỗ ở mới
+ Vấn đề về công việc và tiền bạc để trang trải cho cuộc sống của bản thân nếu đang trong
tình cảnh sống xa nhà
+ Căng thẳng học tập hay trong tình cảm lứa đôi

Đối với học sinh thì vẫn còn nhỏ nên chưa rõ về nhận thức với cuộc sống, vẫn sống theo cảm
tính, không biết kiểm soát được cảm xúc của mình. Họ sống một lối sống thiếu ý thức, chỉ biết
theo đuổi những thứ thoáng qua mà không tôn trọng giá trị của cuộc sống và cũng như là vấn đề
bạo lực học đường cũng làm rối loạn cảm xúc cho người bị bạo hành.5

Nếu xét về sinh viên thì đã nhận thức rõ về nhận thức và hành động của bản thân, nhưng sẽ phải
trải qua nhiều áp lực như thay đổi môi trường học, cách giảng dạy và bài học mới, căng thẳng
học tập hay trong tình cảm lứa đôi, học xa nhà người thân, phải làm quen với chỗ ở mới và cũng

3
https://hoatieu.vn/hoc-tap/suy-nghi-ve-su-can-thiet-phai-biet-can-bang-cam-xuc-trong-cuoc-song-
221532
4
https://kh.dai-ichi-life.com.vn/song-vui-khoe/bi-quyet/thoi-quen-song-khoe/phat-trien-tinh-than/can-bang-
cam-xuc-4-cach-de-thoat-khoi-cam-xuc-tieu-cuc?
zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1PjSSbSiCuyAmwg6
K_R370e5If4yKaVx7cScbsvYEHUmEHvszemLk7ycU
5
https://hoatieu.vn/hoc-tap/suy-nghi-ve-su-can-thiet-phai-biet-can-bang-cam-xuc-trong-cuoc-song-
221532
như là vấn đề về công việc và tiền bạc để trang trải cho cuộc sống của bản thân nếu đang trong
tình cảnh sống xa nhà. 6

III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT


1. Cấp 1,2
1.1. Cấp 1
- Nguyên nhân:
+ Thời đại công nghệ hiện đại: Thích ứng với thời đại hiện đại, trẻ em tiếp cân với
công nghệ, điện tử quá sớm khiến trẻ em bị lệ thuộc vào công nghệ, mạng xã hội.
+ Sự quan tâm của cha mẹ đến con cái: Có hai tình huống xảy ra:
- Cha mẹ quá mức quan tâm và chiều chuộng con cái khiến trẻ trở nên lệ
thuộc vào người lớn, không chủ động học hành.
- Cha mẹ thiếu sự quan tâm khiến trẻ thiếu đi sự giáo dục đạo đức và chủ
động tìm tòi học hỏi.
+ Tâm lý vui chơi, tò mò với mọi thứ, độ tập trung của trẻ còn thấp xu hướng thích
hoạt động vui chơi vì vậy để trẻ có thể ngồi một chỗ và chỉ tiếp nhận kiến thức
thụ động từ giáo viên là một điều quá khó với trẻ.
+ Bài giảng cách truyền tải thường chỉ là thụ động tiếp nhận từ một chiều của giáo
viên khiến trẻ nhanh chán và không muốn học

- Thực trạng:
+ Trẻ em từ độ tuổi từ (6-10 tuổi ) khi học ở bậc tiểu học thường có xu hướng
không muốn tiếp cận và học hỏi những kiến thức học thuật ví dụ như làm toán,
đọc viết chính tả. Khi phải đi học thường chán nản và có biểu hiện trốn tránh
những bài tập về nhà mà thầy cô giao. Trong lớp đùa nghịch thiếu tập trung vào
bài giảng hay nói chuyện và làm việc riêng.
+ Đi học thêm nhiều khiến cho trẻ không có thời gian giải trí và phát triển năng
khiếu của bản thân
+ Khả năng tư duy chưa hoàn thiện nên trẻ học dễ quên, dễ chán.
- Biện pháp:
+ Tăng độ kích thích thị giác cho trẻ trong các bài học bằng hình ảnh âm thanh sống
động với màu sắc đa dạng và bắt mắt
+ Hiểu và nắm bắt tâm lý hành vi hành động của trẻ em khi mới tiếp xúc với môi
trường học đường còn chưa quen thầy cô và cách dạy học
+ Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc và những bài học cùng con học tập
để bé tiếp thu nhanh và nhớ lâu hơn
+ Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa để giúp trẻ áp dụng được kiến thức học
thuật vừa tăng độ hứng thú khi bé học tập ở trường
+ Có phương pháp dạy học phù hợp theo khả năng tư duy và tiếp thu của trẻ
6
https://tuoitre.vn/tan-sinh-vien-co-the-gap-bat-on-tam-ly-khi-vao-dai-hoc-20221022143447211.htm
+ Luôn động viên, khuyến khích trẻ học tập: trẻ em cũng cần được công nhận; đơn
giản như một phần thưởng, một lời khen sẽ giúp trẻ có hứng thú và tinh thần học
tập hơn.
1.2. Cấp 2
- Nguyên nhân:
● Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi về mặt tâm lý, cảm xúc của
các bạn học sinh cấp 2 là dậy thì: 7
- Các bạn học sinh trong đội tuổi dậy thì lúc thì sẽ có những lúc cảm thấy vui vẻ
phấn khích nhưng rồi lại trầm lắng hoặc buồn bã, thường xuyên hay nổi nóng một
cách vô cớ với khi gặp vấn đề, thay đổi cảm xúc một cách bất thường khó mà cân
bằng lại được cảm xúc của bản thân.
- Trong độ tuổi dậy thì, nhiều bạn học sinh thay đổi về ngoại hình dẫn đến sự khác
biệt với bạn bè đồng trang lứa. Khi đó, nhiều ánh mắt sẽ đổ dồn về phía các học
sinh làm các bạn xuất hiện cảm giác tự ti, ngại tiếp xúc và dần rơi vào trạng thái
khủng hoảng tâm lý. ->Dễ bị ảnh hưởng bởi lời nói của người khác, tâm lý chưa
vững vàng
- Ngoài ra các bạn học sinh nữ cấp 2 ngày đây rất thích đua đòi theo những trào lưu
quay tik tok khoe nhan sắc, trang điểm,…, còn đối với các bạn học sinh nam cấp
2 thì hay bị cám dỗ bởi những thói hư tật xấu tràn lan trên mạng, chơi những tựa
game không phù hợp với lứa tuổi của bản thân,… -> Chạy theo xu hướng không
phù hợp với bản thân

● Ngoài ra tâm lý, cảm xúc của học sinh cấp 2 còn bị ảnh hưởng bởi điểm số trên lớp:8
- Các bài kiểm tra ngày càng khó, kiến thức ngày càng nâng cao, số lượng các bài
kiểm tra ngày càng nhiều mà khả năng tiếp thu thông tin của học sinh là có hạn.
- Luôn phải học những môn mình không thích, không phải thế mạnh của bản thân
nên điểm lúc nào cũng không được cao.
- Các bậc phụ huynh có xu hướng so sánh con em mình với những học sinh giỏi
hơn nó dần dần xuất hiện nên khái niệm “con nhà người ta”
- Các bạn luôn tự so sánh bản thân với các bạn đồng trang lứa, luôn cảm thấy tự ti
về bản thân khi môn nào cũng thấp hơn bạn mình,…
- Đặt biệt hơn là lứa học sinh lớp 9 áp lực đè lên vai là rất lớn khi mà các em đang
phải đối mặt với kì thi tuyển sinh cấp 3 đầy khó khăn trước mặt; áp lực về việc
phải đáp ứng được kỳ vọng mà ba mẹ đặt ra,…

7
https://medlatec.vn/tin-tuc/khung-hoang-tam-ly-tuoi-day-thi-va-nhung-dieu-bo-me-can-biet-s65-
n32931#:~:text=Nh%E1%BB%AFng%20tr%E1%BA%BB%20trong%20kho%E1%BA%A3ng%20th
%E1%BB%9Di,b%E1%BB%B1c%20m%E1%BB%99t%20c%C3%A1ch%20b%E1%BA%A5t%20th
%C6%B0%E1%BB%9Dng
8
https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-hoc-tap-4039.html
- Thực trạng:9
+ Chán chường và mất hứng thú khi học tập là biểu hiện thường gặp nhất của áp lực
học tập. Dần dần trẻ đánh mất niềm vui, sự hào hứng khi đến trường và có tâm lý
học tập để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Tâm lý buồn bực, bất ổn, bi quan, dễ tức giận và giảm các cảm xúc tích cực như
vui vẻ, hào hứng, phấn khởi,…
+ Cảm thấy mông lung, không hiểu rõ bản thân thích gì và khó định hướng được
tương lai.
+ Trẻ bị áp lực học tập đôi khi vẫn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô và bố mẹ. Tuy
nhiên, vẫn có một số trẻ hình thành phản ứng chống đối như cãi lời, không muốn
đến trường, không muốn dành thời gian nghỉ ngơi để học thêm, phát triển năng
khiếu,…

- Biện pháp:10
+ Các bậc phụ huynh không nên quá áp lực con em mình về mặt điểm số, kiến thức
của một người không chỉ được phản ánh bởi điểm số mà còn nhiều mục khác nữa.
+ Các bậc phụ huynh dành nhiều thời gian chia sẻ nỗi lòng, tâm lý của con em đừng
để nó trải qua một mình sẽ dẫn đến trầm cảm
+ Hỗ trợ con sắp xếp thời gian học tập khoa học, hợp lý
+ Nếu các bậc phụ huynh không thể giúp đỡ được thì đến các cơ sở chăm sóc sức
khỏe tuổi vị thành niên để trao đổi thêm về tâm lý, cảm xúc,…
+ Đối với bản thân, các bạn cần có kế hoạch học tập hợp lý và phương pháp học tập
hiệu quả của riêng mình.
+ Chú trọng sức khỏe, trung hòa giữa việc học và việc thư giãn.
2. Cấp 311
- Nguyên nhân:
+ Do sự cạnh tranh khốc liệt, kỳ thi quan trọng, mong muốn đáp ứng kỳ vọng của
gia đình, lo sợ thất bại. Áp lực học tập có thể ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tinh
thần, và thậm chí cả sức khỏe thể chất của học sinh.
+ Kỳ vọng gia đình: Áp lực từ gia đình, đặc biệt là kỳ vọng của cha mẹ, có thể là
một nguồn gốc chính của áp lực học tập. Cha mẹ thường mong muốn con cái đạt
thành tích xuất sắc để có cơ hội tốt hơn trong tương lai.
+ So sánh với người khác: So sánh bản thân với bạn bè có thể dẫn đến áp lực để đạt
được thành tích tương tự hoặc vượt qua họ.
+ Do chưa biết cách làm chủ cảm xúc của bản thân, cái tôi quá lớn dễ dẫn đến nổi
loạn, cãi vã, bốc đồng trong suy nghĩ và hành động.
- Thực trạng:

9
https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-hoc-tap-4039.html
10
https://tapchitamlyhoc.com/ap-luc-hoc-tap-4039.html
11
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/kiem-soat-cam-xuc#giai-toa-cam-xuc
+ Học sinh cấp 3 khá nhạy cảm bởi sự nhận xét, đánh giá của những người xung
quanh đến bản thân.

VD: Khi bị bạn bè trêu chọc về khuyết điểm của cơ thể: Miệt thị thân hình, vóc
dáng: Chê người khác béo, gầy, lùn. Những lời nói đó dễ gây ra nỗi ám ảnh, tổn
thương sâu sắc khiến người nghe cảm thấy tự ti, tức giận, ảnh hưởng xấu tới tâm
lý.

+ Dễ nóng giận, cãi vã và nổi loạn, thường xuyên gây hấn với mọi người, cãi vã và
khủng hoảng trong nhiều mối quan hệ. Mọi chủ đề đều trở nên nhạy cảm hơn,
chúng suy nghĩ nhiều và sâu xa hơn sự vô tư khi còn bé.
+ Áp lực học tập là cảm thấy căng thẳng, lo lắng trong quá trình học tập. Điều này
có thể bao gồm áp lực từ gia đình, xã hội, hoặc chính bản thân người học. Áp lực
học tập thường xuất hiện khi người học cảm thấy phải đạt được kết quả xuất sắc
trong việc học tập, cạnh tranh, đáp ứng các mong đợi từ gia đình.
- Biện pháp

1. Xây dựng lối quen sinh hoạt, học tập:

a. Lập kế hoạch và quản lý thời gian: Tạo một lịch học tập cụ thể và ưu tiên
công việc theo đúng mức quan trọng của chúng. Sử dụng ứng dụng quản lý thời
gian để theo dõi và sắp xếp công việc một cách hợp lý, chia nhỏ công việc: đừng
cố gắng hoàn thành tất cả mọi thứ cùng một lúc để giảm áp lực học tập.

b. Học cách nói "không": Đừng áp lực bản thân bằng cách chấp nhận mọi
yêu cầu và lời mời tham gia hoạt động khác ngoài học tập. Hãy học cách từ chối
một số yêu cầu không quan trọng.

c. Tạo môi trường học tập tốt: Tìm một nơi yên tĩnh và thoải mái để học.

d. Làm thể dục và duy trì dáng vóc: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm
căng thẳng và tăng cường sức kháng. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc tập
thể dục để giữ sức khỏe tinh thần và thể chất.

2. Học cách yêu thương tâm trạng của bản thân:

a. Không nhìn mọi thứ 1 cách tiêu cực: học cách điều chỉnh cảm xúc của để
không bị mãi mắc kẹt trong những thứ tiêu cực, không để những lời nhận xét,
đánh giá của những người xung quanh làm ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của
mình.
b. Học cách thư giãn: Học cách thực hiện các phương pháp thư giãn như
thiền, yoga, hoặc thậm chí chỉ đơn giản là hít thở sâu để giảm căng thẳng và tạo ra
sự bình an trong tâm hồn.

3. Giải tỏa cảm xúc:

Các hoạt động giải tỏa cảm xúc là phương pháp tốt để giúp rèn luyện kĩ năng cân bằng, kiểm
soát cảm xúc: khi thấy cuộc sống mất cân bằng, chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì, thì
hãy dành cho bản thân một quãng nghỉ để giải tỏa lành mạnh.

VD: đi du lịch, đi mua sắm, rời bỏ thành phố ra đảo sống hoang dã, lặn biển, bắt ca, làm
những việc mình cảm thấy thích.

Đại học

- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc và
suy nghĩ của sinh viên trong môi trường đại học
+ Yếu tố khách quan:
● Sự thay đổi môi trường, cách giảng dạy và tiếp thu, kỷ luật và quản lý sinh
viên: Nếu như các cấp dưới các bạn đã quen với việc chấp hành quy định
gắt gạo, thầy cô chủ dẫn từng bước một thì đại học sẽ khiến bạn sốc ngay
lập tức khi các bạn phải tự học là chính..
● Bỡ ngỡ, lạc lõng cô đơn (thường xảy ra ở tân sinh viên) : “Đặc điểm tâm
lý ở lứa tuổi này thường chưa ổn định nên các bạn dễ rơi vào trạng thái
khó cân bằng cảm xúc và chưa có các cách ứng phó thích hợp với căng
thẳng, áp lực”12 - theo Đinh Huỳnh Đức - Chuyên viên tham vấn tâm lý,
Phòng Hỗ trợ sức khỏe tinh thần Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐH Quốc
gia TP.HCM
● Bạn mới, nơi ở mới, thiếu đi sự giám sát của người lớn: Thiếu đi sự quản
thúc của người lớn thường khiến sinh viên buông thả bản thân quá mức,
thiếu tính kỷ cương. Chưa kể, bạn bè mới thường dễ nảy sinh mâu thuẫn
hay sự thiếu tin tưởng lẫn nhau.
● Nội dung học tập, quy tắc điểm số, áp lực nợ môn: Với một cách tính điểm
hoàn toàn mới, khi mỗi môn học giờ đây tính bằng tiền, áp lực học tập của
sinh viên sẽ ngày càng lớn vì không ai muốn bỏ tiền cho sự thất bại của
mình.
+ Yếu tố chủ quan:
● Vừa trải qua một kỳ thi lớn: Nếu bạn đạt được nguyện vọng mong muốn,
bạn có thể sa đọa vào niềm vui. Ngược lại khi điểm số không cao, rớt
nguyện vọng, bạn bị sa sút tinh thần và không tập trung học hành.
12
https://tuoitre.vn/tan-sinh-vien-co-the-gap-bat-on-tam-ly-khi-vao-dai-hoc-20221022143447211.htm?
fbclid=IwAR3L8ZHmr6FlFhfCP1utJtzOFn9mmzdkbQ3PSTJA8ME3LvaG88hqrrY7Mho
● Suy nghĩ về sự trưởng thành và tự lập: Sinh viên có thể sẽ có những suy
nghĩ người lớn mà họ cho là bản thân đã đủ tuổi thực hiện. Mặt khác, suy
nghĩ tự lập còn chưa đủ cứng cáp để quản thúc bản thân.
● …
- Thực trạng: Những nguyên nhân trên đã dẫn đến những thực trạng xấu ở sinh viên:
+ Không tập trung học hành, ăn chơi quá đà
Sau một kì thi quan trọng thì sinh viên cũng đồng thời mất đi quyết tâm và nỗ lực.
Đồng thời cuộc sống tự lập giai đoạn đầu chưa đủ vững để đưa sinh viên vào kỷ
cương
+ Dễ thay đổi cảm xúc khi có tình huống xảy ra
Khi phải tự thân giải quyết những vấn đề, ta dễ mất đi cái đầu lạnh và để cảm xúc
dẫn lối
+ Áp lực, stress dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực và chọn lối giải quyết tiêu cực
● “Theo một thông tin từ Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, mỗi
năm nước ta có đến gần 40 ngàn ca tự sát vì trầm cảm. Đáng lo ngại là
bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.” 13- theo Báo dân trí (2017)
● Trong một số nghiên cứu, nữ giới có ý định tự tử cao gần như gấp đôi nam
giới (Blum et al., 2012; Hương, 2009; Thanh et al., 2005; BYT, 2005;
BYT và các tổ chức khác, 2010). Chẳng hạn, theo kết quả điều tra SAVY
II (BYT, 2010), tỷ lệ thanh thiếu niên có ý nghĩ tự tử ở thành thị cao hơn
so với khu vực nông thôn (5,4% so với 3,6%), và cũng cao hơn trong các
nhóm tuổi trẻ hơn. Ngoài ra, nhóm tuổi 18-21 báo cáo có ý nghĩ tự tử cao
nhất (4,4% trong tổng số thanh niên tuổi từ 18-21).14
+ Tính tự lập chưa được rèn giũa, dễ bị sa vào những vấn đề xấu: tệ nạn, đánh nhau,
bị dụ dỗ… 15
● Tệ nạn trong đời sống sinh viên không thể không nhắc đến “vấn nạn”
nhậu. Có thể nói, nhậu là căn bệnh trầm kha của hầu hết sinh viên. Bất kể
vui hay buồn, sinh nhật hay tiệc tùng. Việc nhậu không chỉ diễn ra đối với
những sinh viên đi thuê trọ thoải mái, tự do, thậm chí ở một số kí túc xá
hiện tượng này cũng lén lút được thực hiện.
● Nhiều bạn năm đầu tiên vào đại học, không biết gì đến cá độ, lô đề,
nhưng sang năm thứ hai, do bạn bè rủ rê, lôi kéo, nhiều bạn sinh viên đã
thử cho biết và ham lúc nào không hay.
● Ngoài vấn đề tệ nạn ma túy thì vấn đề mại dâm cũng là một tệ nạn xảy ra
nhiều ở các bạn sinh viên nữ. Nhiều nữ sinh lựa chọn hình thức bán dâm
để có một cuộc sống dễ thở hơn trong quãng đời sinh viên, nhiều bạn lấy
lý do hoàn cảnh gia đình để ngụy biện cho việc lười nhác, thích hưởng thụ,
mua sắm, chưng diện đua đòi cho bản thân.
13
https://dantri.com.vn/dien-dan/ap-luc-hoc-tap-nhin-tu-cac-vu-tu-tu-20171028204649755.htm
14
https://drive.google.com/open?id=1FqYNUnj_RspHilPpmDs_Ed6OqRtmd_eg
15
https://luatduonggia.vn/danh-gia-ve-tinh-trang-te-nan-xa-hoi-cua-sinh-vien-hien-na
+ Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: làm trì trệ công việc chung hay có thái độ
không phù hợp với mọi người
- Phương pháp giải quyết: Chúng ta vẫn sẽ giải quyết bằng những phương pháp chung
nhưng từ đó, chọn ra những cách hiệu quả nhất đối với lứa tuổi đại học
+ Chấp nhận, nhìn nhận những khó khăn, ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực mà bản
thân gặp phải.
● Chấp nhận chính là sự sẵn sàng để đối mặt với khủng hoảng. Từ đó chúng
ta sẽ có quyết tâm và đề ra những kế hoạch giải quyết vấn đề cũng như
điều tiết cảm xúc theo hướng tốt hơn.
● Hãy tự đặt ra những câu hỏi về thực tại của bản thân và trả lời chúng. Câu
trả lời sẽ là hướng giải quyết cho bạn. Ví dụ như: “Giận dữ có giúp mình
giải bài toán này không?” ,”Giận cá chém thớt có giúp nhóm mình hoàn
thành công việc không?”
+ Quản lý, cân bằng cảm xúc chứ không đè nén cảm xúc
● Chúng ta phải nhận ra cảm xúc của bản thân có vấn đề và tìm hướng giải
quyết nó. Chứ không nên để đó và chịu đựng. Rồi sẽ đến lúc cảm xúc vỡ
oà, hậu quả càng nghiêm trọng hơn.
+ Có thời gian biểu, quản lý thời gian, chi tiêu hợp lý
● Tưởng chừng không liên quan nhưng thời gian và tài chính sẽ ảnh hưởng
đến cảm xúc của bạn. với một kế hoạch quản lý thời gian tuyệt vời bạn sẽ
cảm thấy thoải mái hơn trong sinh hoạt và cảm xúc sẽ cân bằng hơn.
+ Quan tâm đến sức khỏe:
● Sức khỏe là cầu nối giữa cảm xúc và ý chí cá nhân. Hãy chú tâm và duy trì
một sức khỏe tốt để tăng năng suất học tập. Từ đó, cảm xúc sẽ không bị
biến động quá nhiều.
+ Gặp gỡ bạn bè hay dành thời gian cho bản thân đúng lúc
● Với mỗi tính cách khác nhau, con người luôn có cách giải tỏa cảm xúc
khác nhau. Đôi khi là chia sẻ, tâm sự với bạn bè. nhưng đôi khi lại là ở
một mình để nghiền ngẫm, thư giản theo cách riêng của mình. Vì thế, tùy
vào mỗi người, hãy hiểu bản thân cần gì để hành xử đúng đắn trong những
lúc cảm xúc không ổn định.
+ Dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi
● Thư giãn không phải chỉ là nằm xuống và bấm điện thoại. Đó có thể một
buổi cafe, một chuyến du lịch hay đơn giản là tận hưởng âm nhạc hoặc
một bộ phim. Đó cũng có thể là một trải nghiệm mới với một bộ môn, sở
thích mới. Sở thích hay thú vui của bạn sẽ là cách riêng của chính bạn để
điều hòa cảm xúc sau thời gian học tập căng thẳng
+ Hãy làm hết sức
● Luôn luôn nỗ lực làm việc hết mình, đặt ra mục tiêu và cố gắng tiến lên
phía trước. Có thể bạn sẽ gặp những chỉ trích, phàn nàn và không hài lòng
của người khác kéo bạn xuống với những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên,
hãy tích cực suy nghĩ lạc quan và làm việc hết mình để đạt được thành quả
tốt đẹp. Sự hăng hái, sẵn sàng đương đầu với khó khăn sẽ mang đến cái
nhìn tích cực của người khác đến bạn. Lấy những lời chỉ trích của người
khác làm động lực thực hiện công việc tốt hơn. Nếu gặp thất bại, sai lầm
dũng cảm thừa nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả.

Tiểu kết:
Môi trường đại học có nhất thay đổi lớn đối với cá nhân mỗi sinh viên khi không chỉ lo
học tập mà còn phải quan tâm đến những vấn đề khác như chi tiêu, thời gian, cuộc sống tự lập,...
Tất cả đều có ảnh hưởng đến cảm xúc của mình. Vì vậy, hãy luôn quan tâm đến bản thân, cả sức
khỏe và tinh thần, để kịp thời giải quyết những khó khăn và điều hòa cảm xúc theo hướng tích
cực và tốt hơn.

IV. VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ
THỰC TIỄN
Ví dụ thực tế về việc mất cân bằng cảm xúc trong học tập
1. Ví dụ 1.
Một sinh viên A năm nhất vì bị áp lực từ bạn bè và gia đình nên đã đặt ra mục tiêu của
mình trong học kỳ này như sau: Kỳ này phải đạt được GPA trên 9.5, phải có một công
việc làm thêm ổn định, phải đạt được học bổng của trường, phải hoàn thành mọi hoạt
động đoàn khoa một cách hoàn hảo.

Sinh viên A là một sinh viên chăm chỉ và có kỷ luật tốt. Do đó khi gặp phải một kỳ thi
quan trọng hay một dự án lớn sinh viên A luôn đặt hết mọi tâm huyết của mình và hoàn
thành thật tốt. Tuy nhiên khi nhận về kết quả không như mong muốn, sinh viên A nghĩ
mình không đủ thông minh hoặc không đủ giỏi để đối mặt với những thử thách này dẫn
đến cảm giác tự ti và lo sợ thất bại với mục tiêu đặt ra. ⇒ Dẫn đến mất cân bằng cảm xúc

Từ đây hình thành những suy nghĩ tiêu cực trong đầu của sinh viên A. Sinh viên A luôn
trong tình trạng lo lắng và căng thẳng kéo dài. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới việc học
của sinh viên A và thậm chí sinh viên A đã phải trải qua những cơn trầm cảm ngắn hạn,
mất hứng thú trong học tập do áp lực đề ra quá lớn.

Hậu quả là, dù là một sinh viên nỗ lực học tập và chăm chỉ. Nhưng tổng kết học tập, GPA
của sinh viên A chỉ đạt mức 8.5 và sức khỏe sa sút vì phải bận đi làm thêm khuya. Sinh
viên A cũng không thể đạt được học bổng của trường cũng như hoàn thành hết deadline
của đoàn khoa dẫn đến chỉ tiêu của bạn thậm chí bị giảm so với kỳ trước. Mất cân bằng
cảm xúc và căng thẳng liên tục đã làm giảm hiệu suất học tập và ảnh hưởng xấu đến tinh
thần và sức khỏe tâm lý của sinh viên A. Điều này dẫn đến một vòng lặp tiêu cực kéo dài
cho sinh viên A.
Đặt ra câu hỏi:
- Nguyên nhân vì sao sinh viên A lại mất cân bằng cảm xúc? những nguyên
nhân này bắt nguồn từ đâu?

Trả lời: Nguyên nhân từ việc đặt mục tiêu không hợp lý của sinh viên A. Bắt nguồn từ áp lực bạn
bè (peer pressure) và gia đình

- Việc đặt ra những mục tiêu quá cao có thật sự cần thiết?

Trả lời: Có thể cần thiết hoặc không cần thiết vì đều có những mặt lợi và hại khác nhau:
- Ưu điểm:
+ Tạo động lực
+ Mở rộng giới hạn
+ Trở thành một người có ý thức và trách nhiệm
- Nhược điểm:
+ Áp lực không cần thiết
+ Phản tác dụng
+ Mất cân bằng cảm xúc và căn thẳng (*) ⇒ suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm
Qua đó ta thấy khi đặt ra mục tiêu đều mang lại những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên trong
trường hợp trên nhược điểm đã ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên A nhiều hơn là những lợi ích
mà nó mang lại. Vì vậy ta cần xem xét và tránh đặt ra những mục tiêu quá sức với bản thân.

Giải pháp cho tình huống trên:


1. Đặt ra mục tiêu PHÙ HỢP với năng lực của bản thân, hạ bớt mục tiêu nếu không cần
thiết
2. Học cách CHẤP NHẬN với kết quả đạt được và TẬN HƯỞNG quá trình đạt mục tiêu
hơn là tự áp lực chính mình
3. Ngừng SO SÁNH bản thân với người khác và không lấy người khác làm mục tiêu để
phấn đấu, thay vào đó TẬP TRUNG vào quá trình phát triển của bản thân qua từng ngày
nhiều hơn.
4. CHIA SẺ cảm xúc và TÌM KIẾM sự hỗ trợ từ người khác.
5. Tạo môi trường học tập TÍCH CỰC.

You might also like