You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN GIỮA KÌ II

I – Những kiến thức cần học thuộc:


1. Thơ (trừ khổ 1,2,4,5 của bài “Nhớ rừng”)
2. Tên tác giả, HCRĐ, Thể loại, mạch cảm xúc
3. Đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu chia theo mục
đích nói, phân biệt các kiểu câu.
4. Dàn ý đoạn văn NLXH
5. Cách viết câu mở đoạn, câu kết đoạn của đoạn văn NLVH
6. Cách khai thác tín hiệu nghệ thuật để phát triển thành câu, kết
nối câu thành đoạn
II – Những kiến thức cần nắm chắc:
1. Dàn ý các bài phân tích văn bản của thơ (buổi sáng) => vẽ sơ đồ
tư duy cho các bài học văn bản hoặc hệ thống hóa kiến thức theo cách
sau(từng khổ):
Tên bài thơ: ……………
Khổ thơ câu thơ tín hiệu nghệ thuật tác dụng

2. Kĩ năng tạo câu chia theo mục đích trong đoạn văn nghị luận.
III – Câu hỏi ôn luyện:
1. Nêu tác giả, HCRĐ, thể loại, mạch cảm xúc của các bài thơ:
- Nhớ rừng
- Ông đồ
- Quê hương
- Khi con tu hú
- Tức cảnh Pác Bó
- Đi đường
2. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức chi tiết hoặc vẽ sơ đồ tư duy
chi tiết cho từng khổ thơ của từng bài
3. Nêu cách viết mở đoạn, kết đoạn của đoạn văn TPH, quy nạp
nghị luận về đoạn thơ
4. Nêu dàn ý của đoạn văn NLXH.
Bài làm
Câu 1:
1. Nhớ rừng:
- Tác giả: Thế Lữ
- HCRĐ: năm 1934, khi đất nước ta đang bị thực dân Pháp xâm
lược, chịu cảnh một cổ hai tròng.
- Thể loại: thơ 8 chữ
- Mạch cảm xúc:
+ khổ 3: bức tranh tứ bình thời hoàng kim trong nỗi nhớ rừng
thời quá khứ của con hổ
2. Ông đồ:
- Tác giả: Vũ Đình Liên
- HCRĐ: năm 1936, khi thực dân Pháp đã bình ổn việc xâm lược
nước ta; thời kì này một số nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc bị
mai một.
- Thể loại: thơ 5 chữ
- Mạch cảm xúc: bài thơ được khơi nguồn từ nỗi niềm bâng
khuâng tiếc nhớ một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai
một
+ 2 khổ thơ đầu: thời kì hoàng kim đắt khách xin chữ của
ông đồ
+ 2 khổ tiếp: thời kì ế khách không còn người xin chữ của
ông đồ
+ Khổ cuối: nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nhớ của nhà thơ
trước sự vắng bóng của ông đồ.
3. Quê hương:
- Tác giả: Tế Hanh
- HCRĐ: năm 1939, khi nhà thơ xa quê ra Huế học; được rút ra từ
tập thơ “Nghẹn ngào”
- Thể loại: thơ 8 chữ
- Mạch cảm xúc: bài thơ được khơi nguồn từ tình yêu và nỗi nhớ
quê của nhà thơ vì lúc này ông đang xa quê học ở Huế.
+ Khổ 1: lời giới thiệu giản dị về vị trí địa lí và nghề truyền
thống của quê hương
+ Khổ 2: bức tranh làng chài quê hương ra khơi đánh cá được
tái hiện qua nỗi nhớ và trí tưởng tượng của nhà thơ
+ Khổ 3: bức tranh làng chài quê hương trở về bến cá được tái
hiện qua nỗi nhớ và trí tưởng tượng của nhà thơ
+ Khổ 4: nỗi nhớ quê luôn thường trực trong lòng nhà thơ
4.
Câu 2:
1. Văn bản: “Nhớ rừng”
Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
2,4,6,8 phép điệp đại từ “ta” khắc họa tâm thê, tư
thế làm chủ, chúa sơn
lâm của con hổ
1 -> 8 điệp cấu trúc câu hỏi khắc họa tâm trạng
tu từ “Nào đâu”, đau đớn, bi thương
“Đâu” và kết thúc của con hổ vì quá
các cặp câu bằng dấu nhớ rừng, quá khao
“?” khát tự do, quá tiếc
nuối thời vàng son
của chúa sơn lâm

9 câu cảm thán “Than đẩy cao hơn bi kịch,


ôi!” + câu hỏi tu từ khắc họa tâm trạng
đau đớn, tuyệt vọng
của con hổ vì quá
nhớ rừng, quá khao
khát tự do, quá nuối
tiếc thời vàng son là
chúa sơn lâm
cả khổ nghệ thuật nhân hóa khắc họa sâu sắc cảm
và ẩn dụ (ẩn dụ cho xúc của con hổ, cũng
hình ảnh người dân chính là của người
Việt nam mất nươc) dân Việt nam mất
nước thời bấy giờ

2. Văn bản “Ông đồ”:


Khổ thơ Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 1 -> 4 phó từ “mỗi” + “lại” khắc họa bức
+ phép liệt kê tranh mùa xuân
truyền thống theo
quy luật tự nhiên
và truyền thống
văn họa dân tộc:
cứ mỗi khi tết đến,
xuân về hoa đào
lại khoe sắc là
hình ảnh ông đồ
già với mực tàu,
giấy đỏ lại xuất
hiện
2 1 đại từ “bao nhiêu” chỉ số lượng người
thuê viết rất đông
2 động từ “tấm tắc” gợi sự thán phục
của khách hàng
3+4 phép so sánh ca ngợi tài năng và
tấm lòng của ông
đồ - nghệ nhân tạo
hình cho chữ cũng
là linh hồn của thú
chơi chữ
3 1 quan hệ từ “Nhưng” khắc họa không
+ điệp từ “mỗi” + gian đối lập giữa
tính từ “vắng” những năm trước
với nhữn năm sau:
ông đồ ngày càng
vắng khách
2 câu hỏi tu từ khắc họa tâm
trạng thoảng thốt
đến ngơ ngác của
ông đồ khi không
còn ai thuê viết
chữ
3+4 phép nhân hóa khắc họa nỗi buồn
sầu, xót xa đến
đau đớn của ông
đồ. Nỗi niềm như
lan ra, thấm vào
giấy mực, nghiên;
và thấm cả vào
không gian mùa
xuân
4 1 phó từ “vẫn” + cụm khẳng định ông đồ
động từ “ngồi đấy” vẫn cố để bám víu
vào niềm hi vọng
mong manh, vẫn
chưa chấp nhận
được hiện thực
phũ phàng rằng
ông đã bị người
đời quên lãng
2 câu phủ định tạo sự tương phản
giữa niềm hi vọng
của ông đồ và hiện
thực phũ phàng:
nhấn mạnh sự
quên lãng của
người đời đối với
ông
3 nghệ thuật ẩn dụ, tả mùa xuân vốn
cảnh ngụ tình không có lá vàng
vì vậy đây là nghệ
thuật tả cạnh ngụ
tình và ẩn dụ cho
sự tàn lụi của ông
đồ, của một nét
đẹp văn hóa đã bị
mai một.
4 nghệ thuật tả cảnh
ngụ tình
5 1 kết cấu đầu cuối tạo nên mạch cảm
tương ứng xúc sâu lắng cho
bài thơ.
2 kết cấu đầu cuối khắc họa sự cô
tương ướng nhưng đơn, lạc lõng của
ông đồ già đã được ông đồ  sự tàn
chuyển thành ông đồ lụi của một lớp
xưa ông đồ
3 ẩn dụ “những người
muôn năm cũ” ẩn
dụ cho ông đồ,
ngày trước được
mọi người quan
tâm, đến xem viết
chữ nhưng hiện tại
lại bị quên lãng
4 câu hỏi tu từ + phép khắc họa nhớ
nói giảm nói tránh nhung da diết của
nhà thơ nói riêng
và của những con
người tâm huyết
với giá trị văn hóa
truyền thống của
dân tộc nói chung
dành cho những
người thổi hồn
vào con chữ.

3. Văn bản “Quê hương”:


Khổ thơ Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 1

2 1 trạng ngữ chỉ thời gợi bức tranh


gian + phép liệt kê không gian tươi
đẹp, dự báo về một
ngày ra khơi bình
yên và hiệu quả
3+4 nghệ thuật so sánh gợi ra hình ảnh con
+ phép nhân hóa thuyền dũng mãnh,
làm chủ biển khơi
và đầy sức sống
5 phép so sánh + ẩn cánh buồm vốn là
dụ sư vật cụ thể được
so sánh với khái
niệm trừu tượng là
“mảnh hồn làng”
khiến cánh buồm
trở thành biểu
tượng, ẩn dụ cho
những ước mơ,
khát vọng về cuộc
sống ấm no bình
yên của làng chào
6 phép nhân hóa cánh buồm vôi vốn
giản dị nhưng lại
mạnh mẽ và dũng
mãnh, luôn căng
mình đón gió đưa
thuyền ra khơi và
về biển
3 1 trạng ngữ “ngày gợi ra thời gian và
hôm sau” hành trình lao động
của ngư chài
1+2 từ láy “ồn ào” được gợi ra không gian
đảo lên trước + từ bến cá đặc trưng:
láy “tấp nập” đông vui, nhộn
nhịp.
3 câu nói trực tiếp là lời cảm tạ đầy
chân thành, xúc
động của ngư chài
dành cho trời đất vì
thành quả sau một
ngày ra khơi và còn
vì ngư chài bình
yên về bến
4 hình ảnh “những tượng trưng cho
con cá” thành quả lao động
vất vả của ngư chài
5+6 miêu tả hình ảnh ngư chài
với làn da ngăm
rám nắng, hương vị
của cá kết tinh lại
tạo nên hơi thở đặc
trưng của con
người nơi đây
7 nhân hóa gợi ra sự liên tưởng
đầy thú vị: chiếc
thuyết cũng như
một con người, lúc
ra khơi mạnh mẽ
hết mình, khi trở về
bến thì mệt mỏi
nằm nghỉ ngơ, thư
giãn lấy lại sức để
chuẩn bị cho hành
trình tiếp theo
8 ẩn dụ chuyển đổi “nghe” là động từ
cảm giác chỉ hoạt động của
thính giác nhưng
“thấm” lại là động
từ chỉ hoạt động
của xúc giác =>
hình ảnh con
thuyền nằm im cảm
nhận sự ru vỗ của
sóng và sự mặn
mòi của muối biền
4 1 trạng ngữ ‘nay” + câu thơ chỉ thời
phó từ ‘luôn” + gian xa quê của nhà
động từ “tưởng thơ nhưng cũng
nhớ” khẳng định chắc
chắn và tha thiết:
nhà thơ luôn nuôi
dưỡng, ấp ủ hình
bóng quê hương
trong lòng, trong
tim mình
2 phép liệt kê gợi ra những hình
ảnh và mùi vị hết
sức đặc trưng của
làng chài quê
hương đã ăn sâu,
bắt rễ; ngấm vào
máu thịt, tâm hồn
và trái tim của nhà
thơ
4 câu cảm thán khẳng định nỗi nhớ
quê luôn trào dâng
trong lòng tác giả

4. Văn bản “Khi con tu hú”:


Khổ thơ Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 1 trạng ngữ “khi con tu đánh dấu thời khắc
hú” vào hè của thiên
nhiên, vừa đánh thức
tâm hồn khao khát tự
do của người tù chiến
sĩ. Đó là âm thanh
của tiếng chim tu hú –
sứ giả mùa hè.
2 -> 6 phép liệt kê + miêu tạo nên một bức tranh
tả trạng thái, màu thiên nhiên tươi vui,
sắc, âm thanh của sự rực rỡ. Hai bức tranh
vật đối lập giữa không
gian thoáng đãng, tự
do với nhà tù ngột
ngạt đã khắc họa bi
kịch mất quyền tự do
của người tù cách
mạng
2 1 đại từ “ta” khẳng định tâm thế
làm chủ và kiêu hãnh
của người tù cách
mạng trước nhà tù,
trước kẻ thù
2 động từ mạnh + liệt diễn tả cảm xúc uất
kê + câu cảm thán ức, bức bối, khao khát
sự tự do của người tù
chiến sĩ
3 câu cảm thán khẳng định nỗi lòng
khao khát tự do của
người tù chiến sĩ
4 câu cảm thán + kết nhấn mạnh sự uất ức,
cấu đầu cuối tương bức bối, khao khát tự
ứng do của người tù chiến

5. Văn bản “Tức cảnh Pác Bó”


Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 phép đối tái hiện nhịp điệu đều đặn
trong nét sinh hoạt của Bác,
vừa khắc họa hoàn cảnh ăn ở
trong không gian và thời gian
cụ thể, gợi điều kiện sống đặc
biệt: ở trong hang núi  cuộc
sống thiếu thốn, vất vả
2 phép liệt kê + phó từ “vẫn” gợi sự phong phú về thức ăn,
+ tính từ “sẵn sàng” thể hiện tinh tế nét đặc trưng
của thức ăn miền núi. Đồng
thời cũng thể hiện tinh tế sự
thiếu thốn, đơn sơ trong bữa
cơm của Bác. Ngoài ra cũng
mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Bác rất yêu thích và trân trọng
những món ăn dân dã nơi
đây; Cho dù bữa ăn có đơn
sơ, đói khổ thì tình chiến đấu
và hoạt động cách mạng được
phát huy, luôn sẵn sàng.
3 hình ảnh “bàn đá chông nhấn mạnh điều kiện làm việc
chênh” thiếu thốn của Bác, vừa gợi
lên sự liên tưởng đến tình
hình cách mạng Việt Nam lúc
bấy giờ: cách mạng còn non
yếu, phải đối mặt với biết bao
kẻ thù, khó khăn, thử thách
nên hình ảnh bàn đá gợi sự
chông chênh của tình hình lúc
bấy giờ
4 cụm từ “cuộc đời cách nhấn mạnh cuộc đời cách
mạng” + từ “sang” mạng đầy tự hào, thân thương,
thiêng liêng. Đó là cuộc đời
vui vẻ, hạnh phúc vì được cống
hiến cho quê hương, đất nước,
được sống và hòa hợp trong
lòng thiên nhiên

6. Văn bản “Ngắm trăng”


Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 trạng ngữ “ngục trung” + gợi không gian đặc biệt – trong
điệp từ “vô” + phép liệt kê tù (ngột ngạt, bẩn thỉu,..). Khắc
họa thêm hoàn cảnh ngắm trăn
thiếu thốn và đặc biệt của Bác.
2 câu hỏi tu từ thể hiện tinh tế, sâu sắc tâm
trạng của thi nhân trước hoàn
cảnh ngắm trăng của mình
3+4 phép đối + phép nhân hóa cảm nhận được trọn vẹn sự
giao hòa tuyệt đối giữa người
và trăng: người đã để tâm hồn
vượt lên hoàn cảnh tù ngục để
bay bổng, tự do cùng ánh
trăng; trăng đã len lỏi vượt qua
song sắt để tìm đến giao hòa
với thi nhân

7. Văn bản “Đi đường”


Câu thơ Tín hiệu nghệ thuật Tác dụng
1 điệp ngữ “tẩu lộ” + tính từ khẳng định và nhấn mạnh đi
“nan” đường là một công việc vô
cùng khó khăn, vất vả
2 điệp ngữ “trùng san” tại hiện hoàn cảnh cụ thể của
việc đi đường núi, khẳng định
thêm sự gian khổ của việc đi
đường: vượt qua ngọn núi này
lại xuất hiện ngọn núi khác
phải vượt
3 cụm từ “cao phong” + khép lại hành trình của việc đi
“đăng đáo” + ẩn dụ đường khi đã đặt chân lên đỉnh
núi cao cuối cùng. “cao phong”
còn là hình ảnh ẩn dụ cho kết
quả tốt đẹp đầu tiên sau khi
vượt trùng trùng lớp lớp núi
4 cụ thể hóa thành quả đẹp đẽ,
ngọt ngào của quá trình đi
đường: được trải nghiệm hòa
mình vào thiên nhiên hùng vĩ,
cũng như đạt được những
thành công trên đường đời

Câu 3:
- Cách viết kết đoạn cho đoạn văn quy nạp và tổng phân hợp:
+ Cách 1: Nói tóm lại, khổ thơ X trong bài thơ Y là khổ thơ kết
tinh tài năng và tấm lòng của tác giả Z bởi qua bài thơ, người đọc
thấm thía (cảm nhận)… (thông điệp).
+ Cách 2: Nói tóm lại, khổ thơ X trong bài thơ Y của tác giả (thi
nhân) Z đã thể hiện (khắc họa) vô cùng chân thực và sinh động (vô
cùng xúc động, vô cùng thành công, vô cùng tinh tế,…) vấn đề G.
Qua đây, mỗi người đọc chúng ta cảm nhận sâu sắc thông điệp mà
nhà thơ gửi gắm:…
+ Cách 3: Khổ thơ đã khép lại nhưng mở ra trong lòng người
đọc những dư âm (suy tư, suy ngẫm, rung cảm,…) sâu sắc về…
(thông điệp).
- Cách viết mở đoạn cho đoạn văn diễn dịch và tổng phân hợp:
Đoạn thơ X trong tác phẩm Y của tác giả Z (nhà thơ, thi nhân hoặc
không cần nói danh từ chung mà chỉ cần tên riêng của tác giả) đã thể
hiện (khắc họa) vô cùng chân thực và sinh động (vô cùng xúc động,
vô cùng thành công, vô cùng tinh tế,…) vấn đề.
Câu 4:
Dàn ý cho đoạn văn nghị luận xã hội:
* Mở đoạn: giới thiệu vấn đề (gói gọn một câu).
* Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề.
- Khẳng định và chứng minh ý nghĩa (tác hại) của vấn đề.
-> Phải có dẫn chứng.
+ Cá nhân.
+ Gia đình.
+ Trường học.
+ Xã hội.
- Thực trạng của vấn đề, hậu quả.
- Giải pháp (lan tỏa điều tốt đẹp, hạn chế điều tiêu cực).
* Kết đoạn: Liên hệ bản thân.

You might also like