You are on page 1of 1

“Miệng cắn thân, chân xé mình”, một câu nói miêu tả bức thượng được tìm thấy trong

đền thờ
của thái sư Lê Văn Thịnh - trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Trong cuộc đời của mình, ông
đã đóng góp rất nhiều cống hiến cho Đại Việt nhưng lại chịu nỗi oan mà đến tận 10 thế kỷ sau
mới được giải oan. Đến nay, sự kiện này được gọi là “vụ án hồ Dâm Đàm”.
Lê Văn Thịnh sinh ra ở hương Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh. Theo thần tích địa phương, ông sinh năm Dần, nhưng có nơi chép là năm Mậu Dần
(1038), có nơi chép là năm Canh Dần (1050). Tương truyền, cha mẹ ông là người nhân từ,
thường giúp đỡ tất cả những ai có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. Cha ông vừa dạy học vừa
bốc thuốc trong làng và ngay từ còn nhỏ, Lê Văn Thịnh đã được cha dạy dỗ cẩn thận. Tháng
2 năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông cho mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học
tam trường, Lê Văn Thịnh dự thi và đã đỗ đầu. Ban đầu, ông được vào hầu vua học, sau trải
thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ Binh vào năm Bính Thìn (1076).
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 11 năm Ất hợi ( 1095 ), vua Lý Nhân Tông đang trên hồ
Dâm Đàm, nay là hồ Tây xem đánh cá. Lúc bấy giờ, vua ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ với
số lượng quân lính hạn hẹp. Lê Văn Thịnh có nội gián ngay khi hay tin đã dùng tà đạo tạo
một lớp sương dày đặc trên hồ khiến trời như buổi tối. Các người giúp việc liền hô lên là
“Việc nguy rồi!”. Một lát sau, có tiếng chèo thuyền đến, vua Lý Nhân Tông phóng một mũi
lao về phía tiếng động. Dần dần hình bóng một chiếc đò hiện ra sau màn sương, một chú hổ
hiên ngang đứng trên đò với nhiều hung khí đằng sau. Người lái thuyền cho vua, Mục Thận
lấy lưới tung ra con hổ thì phát hiện đó là thái sư Lê Văn Thịnh. Nể tình ông đã từng là thầy
của mình, vua Lý Nhân Tông hạ lệnh đẩy ông lên trại đầu Thao Giang. Theo lưu truyền dân
gian, khi sức lực tàn kiệt, Lê Văn Thịnh được ân xá, lần tìm về quê hương. Nhưng khi
đến làng Điềng (xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) thì yếu dần. Cuối cùng, ông
qua đời ở ngay trên đất chôn rau cắt rốn của mình. Đến nay, người đời thường giải thích pho
tượng kì lạ xuất hiện ở đền thờ của ông là lời biểu thị sự hối hận của Vua Lý Nhân Tông, như:
tượng rồng có đôi tai, thì một bên lành, một bên bị bịt kín ám chỉ việc vua Lý nghe lời xiểm
nịnh của gian thần. Việc rồng tự cắn thân, xé mình thể hiện cho việc đau lòng khi gây ra nỗi
oan trái cho người thầy của mình. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, bức tượng kỳ lạ được
tạc vào thời Hậu Lê (thế kỷ 14 đến 17, khi công trạng của ông Lê Văn Thịnh đã được ghi
nhận và vụ án hồ Dâm Đàm đã phần nào được soi xét). Vì vậy, pho tượng đặc biệt được hậu
thế tạc để biểu thị cho nỗi oan trái của Thái sư Lê Văn Thịnh - bị triều đình gán ghép tội danh
"hóa hổ giết vua".

Lê Văn Thịnh - vị trạng nguyên trạng nguyên đầu tiên của nước ta, một người đã có những
đóng góp to lớn cho hậu thế về cả giáo dục, chính trị và văn hóa. Hơn nữa, sau vụ án hồ Dâm
Đàm, chúng ta không thể phủ nhận công lao của ông khi đã mở đầu cho sự nghiệp khoa cử
hơn 900 năm ở nước ta. Đồng thời, tôi cũng thương tiếc cho việc đất nước Đại Việt chúng ta
đã mất đi một nhân tài trung quân.

You might also like