You are on page 1of 13

Ngày soạn: 1/10/2020

BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ 1


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Về kiến thức:
- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 12; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với
yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều
chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học.
2. Về kĩ năng
-Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá các tình huống pháp luật diễn ra trong đời sống một cách khách quan khoa
học
- Rèn luyện kỹ năng sống và làm việc theo pháp luật
3. Về thái độ
- Thái độ: Có ý thức tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật; Có thái độ tôn trọng pháp luật ; Ủng
hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật; Biết thực hiện và nhận xét việc
thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh;
4. Năng lực cần hướng tới :
- Năng lực chung:
+Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức, hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên và xã hội
+Năng lực xử lý tình huống, giải quyết tình huống
- Năng lực chuyên biệt :
+Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
+Biết vận dụng kiến thức để định hướng được hành vi của bản than
II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
- Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
+ Bài 1: Pháp luật và đời sống
+ Bài 2: Thực hiện pháp luật
+ Chủ đề: Quyền bình đẳng của công dân trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội
III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
- Kiểm tra tập trung tại lớp
- Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm 100% .
- Số câu hỏi các cấp độ:
+ Tự luận: 3 câu ( 1 nhận biết, 1 thông hiểu, 1 câu vận dụng)
+ Trắc nghiệm: 20 câu ( 6 nhận biết, 6 thông hiểu, 4 câu vận dụng, 4 câu vận dụng cao)
- Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2: chung nhau nội dung câu hỏi vận dụng và vận dụng cao)

IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Cấp độ
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng
Chủ đề
Bài 1: Pháp - Nêu được khái niệm Hiểu được các đặc Biết đánh giá hành vi Vận dụng kiến thức Pl
luật và đời PL trưng của pháp luật xử sự của bản thân và để giải thích một số
sống của những người xung trường hợp diễn ra
quanh theo các chuẩn quang quang
mực của pháp luật.
Số câu: 1 1 1 1 4
Số điểm: 0,25 0,25 0,25 0,25 1
Tỉ lệ: 2,5% 2,5% 2,5% 2,5% 10%
Bài 2: Thực - Nêu được khái niệm - Hiểu được thế nào Đánh giá được các Tôn trọng pháp luật ;
hiện pháp luật thực hiện pháp luật, là thưc hiện Pl, vi hành vi vi phạm pháp ủng hộ những hành vi
các hình thức phạm pháp luật và luật của người khác và thực hiện đúng pháp
trách nhiệm tự giác điều chỉnh hành luật và phê phán những
pháp lí. vi của mình cho đúng hành vi làm trái quy
pháp luật định của pháp luật.
Biết cách xử lí các tình Lựa chọn được cách xử
huống thực hiện pháp sự đúng khi thực hiện
luật trong cuộc sống pháp luật.
Số câu: 5 5 4 3 17
Số điểm: 1,25 1,25 1 0,75 4,25
Tỉ lệ: 12,5% 12,5% 10,0% 7,5% 43%
Chủ đề: Nêu được thế nào là Hiểu được nội dung Biết xử lí được các tình Tôn trọng quyền bình
Quyền bình bình đẳng trong hôn của quyền bình đẳng huống về các quyền đẳng của công dân, phê
đẳng của công nhân và gia đình, trong hôn nhân và gia bình đẳng trong đời phán những hành vi vi
dân trên một trong lao động, trong đình trong lao động, sống xã hội phạm quyền bình đẳng
số lĩnh vực kinh doanh. trong kinh doanh Biết thực hiện và thực cuả công dân trong lĩnh
của đời sống hiện được quyền của vực kinh doanh, lao
xã hội công dân, qua đó bản động, HNGĐ
thân có trách nhiệm với
XH.
Số câu: 6 6 4 3 19
Số điểm: 1,5 1,5 1 0,75 4,75
Tỉ lệ: 15,0% 15,0% 10,0% 7,5% 48%
Số câu: 12 12 9 7 40
Số điểm: 3 3 2,25 1,75 10
Tỉ lệ: 30% 30% 23% 18% 100%

V. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA


ĐỀ TRẮC NGHIỆM SỐ 1

Câu 1: Pháp luật do chủ thể nào dưới đây ban hành?
A. Do nhà nước ban hành. B. Do cơ quan, tổ chức ban hành.
C. Do cá nhân ban hành. D. Do địa phương ban hành.
Câu 2: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì
pháp luật cho phép?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 3: Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 4: Hành vi trái pháp luật mang tính có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ
xã hội được pháp luật bảo vệ là
A. xâm phạm pháp luật. B. trái pháp luật.
C. vi phạm pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 5: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lý nhà nước. B. các hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.D. quan hệ tài sản và nhân thân.
Câu 6: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ
A. nhân thân. B. tình bạn. C. gia đình. D. xã hội.
Câu 7: Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng
A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm. D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 8: Việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh khi có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa vợ và chồng thể hiện nội dung quyền
bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân. B. tài sản. C. giao dịch. D. giám hộ.
Câu 9: Công dân tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm là thể hiện nội dung bình đẳng
về
A. quyền tự do lao động. B. công bằng trong lao động.
C. hợp đồng lao động. D. thực hiện quyền lao động.
Câu 10: Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung
quyền bình đẳng giữa
A. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. B. lực lượng lao động và bên đại diện.
C. người sử dụng lao động và đối tác. D. lao động nam và lao động nữ.
Câu 11: Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải
A. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm B. tuyển dụng chuyên gia cao cấp
C. kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên
Câu 12: Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh
nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh. D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
Câu 13: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính
A. bao quát, định hướng tổng thể. B. chuyên chế độc quyền.
C. bảo mật nội bộ. D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 14: Hành vi nào sau đây là không thi hành pháp luật?
A. Không vượt đèn đỏ.
B. Không phụng dưỡng cha mẹ già.
C. Không dùng hóa chất làm tươi sống thực phẩm.
D. Không sản xuất pháo trái phép.
Câu 15: Đến hạn nộp tiền điện mà X vẫn không nộp. Vậy X không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 16: Nhà hàng A không đáp ứng đủ thức ăn theo thực đơn khách hàng đã đặt trước là thuộc loại vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự.
Câu 17: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính khi tự ý
A. lấn chiếm hành lang giao thông. B. tàng trữ trái phép vũ khí.
C. tổ chức sản xuất tiền giả. D. thay đổi kết cấu nhà đang thuê.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí?
A. Răn đe người khác. B. Giáo dục pháp luật.
C. Điều chỉnh hành vi. D. Bảo mật danh tính.
Câu 19: Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển gia đình đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh
H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. tôn trọng, giữ gìn danh dự của nhau.
B. lựa chọn nơi cư trú.
C. tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
D. sở hữu tài sản chung.
Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Chăm lo giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
B. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.
C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
D. Tôn trọng ý kiến của con
Câu 21: Cùng làm việc một doanh nghiệp nhưng anh B có trình độ chuyên môn cao hơn nên được sắp xếp vào công việc với
mức lương cao hơn C là biểu hiện bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong hợp đồng lao động. B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm. D. Bình đẳng thực hiện quyền lao động.
Câu 22: Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của
giám đốc công ty. Trong trường hợp này, giám đốc công ty đã
A. vi phạm giao kết hợp đồng lao động.
B. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. vi phạm quyền bình đẳng trong tự do sử dụng sức lao động.
D. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm.
Câu 23: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại
lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ?
A. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân.
C. Nhà nước quản lý công dân.
D. Nhà nước quản lý các tổ chức.
Câu 24: Sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghệ thông tin, H đã xin mở Công ty máy tính và được cơ quan có thẩm quyền
chấp nhận. Việc làm của H là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?
A. Thực hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Sáng kiến pháp luật.
Câu 25: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với
mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 26: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 27: Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú
với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến
nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật?
A. Ông H và anh S. B. Ông H, anh S và ông Q.
C. Anh S và ông Q. D. Anh T, ông Q và anh S.
Câu 28: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là
chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B
đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự.
Câu 29: Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy
trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị
đưa về trụ sở công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh K, anh N. B. Anh M, anh K, anh V, anh N.
C. Anh N, anh V. D. Anh M, anh K, anh V.
Câu 30: Anh T đã cho bà con trong khu dân cư nơi mình ở mượn lâu dài ngôi nhà anh được thừa kế riêng làm điểm sinh hoạt
văn hóa dù vợ anh muốn cho thuê ngôi nhà đó để trang trải cuộc sống. Anh T không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình
trong quan hệ nào dưới đây?
A. Thừa kế. B. Kinh tế. C. Nhân thân. D. Tài sản.
Câu 31: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V
phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng.
C. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp. D. Giao kết hợp đồng lao động.
Câu 32: Giám đốc một khách sạn là ông A ép đầu bếp là chị H phải sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến thức
ăn cho khách. Vì chị H không đồng ý và dọa sẽ làm đơn tố cáo ông A nên ông A trì hoãn thanh toán tiền lương cho chị. ông A đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Chính sách bảo vệ người dân. B. Chế độ ưu tiên lao động nữ.
C. Quy trình tuyển dụng nhân sự. D. Giao kết hợp đồng lao động.
Câu 33: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại
lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong kinh doanh?
A. Cải tiến quy trình đào tạo. B. Thay đổi phương thức quản lí.
C. Chủ động giao kết hợp đồng. D. Tự chủ đăng kí kinh doanh
Câu 34: Công ty sản xuất nước nước giải khát X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo N đăng tin không đúng sự thật rằng
nước giải khát của công ty X có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty X đã đề
nghị báo N cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 35: Trong thời gian D và T yêu nhau, họ thường xuyên chụp ảnh và lưu lại những bức ảnh của nhau trên máy tính của
mình. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn dẫn đến việc 2 người chia tay. Thấy T yêu anh V, thì D tỏ ra bực tức và tuyên bố với K là sẽ
tìm cách chia rẽ 2 người. Trong 1 lần vô tình cho K mượn máy tính, thấy trong máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã
đăng lên trang cá nhân của anh V nhằm chia rẽ tình yêu giữa T và V. Trong trường hợp này anh K đã chưa thực hiện pháp luật theo
hình thức nào dưới dây ?
A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 36: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi.
Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng
đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của
bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 37: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu
cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV
khiến gia đình anh C bị kì thị còn anh C bị trầm cảm. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B. B. Anh C.
C. Chị T. D. Chị C và chị B.
Câu 38: Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng chị O ở nhà ăn bám chồng
nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không
cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị O, anh V và bà D. B. Chị O và anh V.
C. Anh V và bà D. D. Bà D và chị O.
Câu 39: Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự
ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông
P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc.
Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và ông P. B. Chị K, chị L và chị T.
C. Ông P, chị L và chị T. D. Ông P và chị T.
Câu 40: Chị V được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm, nhờ bà Q môi giới chị V đã bán thêm một số hàng
mỹ phẩm và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bức xúc anh P chủ cửa hàng mỹ phẩm bên cạnh tung tin chị V kinh doanh hàng
giả, hàng nhái. Chị V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mở rộng thị trường kinh doanh.
B. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
C. Kinh doanh hàng kém chất lượng.
D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
ĐỀ TRẮC NGHIỆM SỐ 2
Câu 1: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật?
A. tính quy phạm phổ biến B. tính cưỡng chế
C. tính xác định chặt chẽ về hình thức D. tính quyền lực bắt buộc chung
Câu 2: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện quyền, không thực hiện cũng
không bị ép buộc phải thực hiện?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 3: Công dân không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. sử dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật.
C. vận dụng chính sách. D. thực hiện chính sách,
Câu 4: Một trong những dấu hiệu cơ bản xác định hành vi vi phạm pháp luật là
A. chủ thể đại diện phải ẩn danh. B. người ủy quyền được bảo mật.
C. người vi phạm phải có lỗi. D. chủ thể làm chứng bị từ chối.
Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?
A. Lao động và việc làm. B. Tài sản và nhân thân.
C. Xã hội và kinh tế. D. Kinh tế và lao động.
Câu 6: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt
A. chuyển quyền nhàn thân. B. hành vi trái pháp luật.
C. mọi quan hệ dân sự. D. kê khai tài sản thế chấp.
Câu 7: Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất cách giáo dục con là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong
quan hệ
A. nhân thân. B. giáo dục. C. tài sản. D. gia tộc.
Câu 8: Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý
kiến vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ
A. sở hữu. B. nhân thân. C. tài sản. D. hôn nhân.
Câu 9: Hợp đồng lao động được giao kết giữa người lao động và
A. phòng thương binh xã hội. B. người sử dụng lao động.
C. ủy ban nhân dân quận. D. Tòa án nhân dân.
Câu 10: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là
thực hiện quyền
A. đầu tư. B. quản lí. C. lao động. D. phân phối.
Câu 11: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp
là nội dung quyền bình đẳng trong
A. tìm kiếm việc làm. B. tuyển dụng lao động.
C. lĩnh vực kinh doanh. D. đào tạo nhân lực.
Câu 12: Chị H nộp hồ sơ đăng kí và được cấp giấy phép mở công ti may thời trang. Chị H đã thực hiện nội dung nào dưới
đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Chủ động tìm kiếm thị trường. B. Chủ động mở rộng quy mô.
C. Nâng cao năng lực cạnh tranh. D. Lựa chọn hình thức kinh doanh.
Câu 13: Đặc trưng nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối
với tất cả mọi người trong đời sống xã hội?
A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 14: Trường hợp nào dưới đây là hình thức áp dụng pháp luật?
A. Xử phạt hành chính trong giao thông. B. Đăng kí kết hôn theo luật định.
C. Xử lí thông tin liên ngành. D. Sử dụng dịch vụ truyền thông.
Câu 15: Ông T gửi đơn tố cáo công ty Z thường xuyên xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Ông T đã thực hiện pháp
luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 16: Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp
luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tôn trọng pháp luật.
Câu 17: Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật dân sự ?
A. Tham ô tài sản của Nhà nước.
B. Học sinh đi học muộn không có lý do chinh đáng.
C. Nhân viên công ty thường xuyên đi làm muộn.
D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.
Câu 18: Công dân vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?
A. Giao hàng không đúng hợp đồng. B. Chạy xe vào đường cấm.
C. Đánh người gây thương tích D. Nghỉ việc nhiều ngày không lí do.
Câu 19: Chị H tự ý bán ngôi nhà mà hai vợ chồng tích góp được khi chồng đi công tác xa, vậy chị H đã vi phạm quyền bình
đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản riêng. B. tình cảm. C. tài sản chung. D. nhân thân.
Câu 20: Biểu hiện nào thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ, chồng không phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội.
B. Người chồng phải quyết định công việc lớn của gia đình.
C. Người chồng phải làm những công việc phức tạp, nguy hiểm, nặng nhọc.
D. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế.
Câu 21: Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào duới đây trong hợp
đồng lao động ?
A. Tự do thực hiện hợp đồng. B. Tự do ngôn luận.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. D. Tự do, công bằng, dân chủ.
Câu 22: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. thực hiện nghĩa vụ lao động. B. kí hợp đồng lao động.
C. tìm kiếm việc làm. D. sử dụng lao động.
Câu 23: Sau khi tốt nghiệp đại học H, K, L đã cùng nhau góp vốn để mở công ty cổ phần. Việc làm của 3 người trên thể hiện
nội dung nào về bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do mở rộng quy mô kinh doanh
B. Tự do mở rộng ngành nghề kinh doanh.
C. Tự chủ đăng ký kinh doanh
D. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh
Câu 24: Công ty của ông DL chuyên về sản xuất móc chìa khóa, hàng tháng ông chủ động nộp thuế theo quy định, điều này
phản ánh nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh ?
A. Bình đẳng về hình thức kinh doanh.
B. Bình đẳng về mở rộng quy mô.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ kinh doanh.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
Câu 25: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với
mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 26: Chủ một cửa hàng tạp hóa là bà K thường xuyên nhập hàng hóa không rõ nguồn gốc về bán, đồng thời không thực
hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bà K đã không thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 27: Ông H thuê anh S tìm gặp và yêu cầu anh T gỡ bỏ bài viết trên mạng xã hội bịa đặt việc mình có con ngoài giá thú
với chị K. Do anh T không đồng ý và còn lớn tiếng xúc phạm nên anh S đã đánh anh T gãy chân. Tức giận, ông Q là bố anh T đến
nhà ông H để gây rối và đẩy ông H ngã khiến ông bị chấn thương sọ não. Những ai dưới đây chưa tuân thủ pháp luật?
A. Ông H và anh S. B. Ông H, anh S và ông Q.
C. Anh S và ông Q. D. Anh T, ông Q và anh S.
Câu 28: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là
chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B
đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Dân sự.
Câu 29: Anh M và anh K hướng dẫn cho anh N và anh V sử dụng thiết bị đọc trộm thông tin ở thẻ ATM và làm thẻ giả để lấy
trộm tiền của nhiều người. Một hôm, khi anh N và anh V đang rút tiền thì bị công an bắt quả tang. Anh N chạy thoát còn anh V bị
đưa về trụ sở công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh K, anh N. B. Anh M, anh K, anh V, anh N.
C. Anh N, anh V. D. Anh M, anh K, anh V.
Câu 30: Anh T đã cho bà con trong khu dân cư nơi mình ở mượn lâu dài ngôi nhà anh được thừa kế riêng làm điểm sinh hoạt
văn hóa dù vợ anh muốn cho thuê ngôi nhà đó để trang trải cuộc sống. Anh T không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình
trong quan hệ nào dưới đây?
A. Thừa kế. B. Kinh tế. C. Nhân thân. D. Tài sản.
Câu 31: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V
phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm. B. Bảo vệ lợi ích khách hàng.
C. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp. D. Giao kết hợp đồng lao động.
Câu 32: Giám đốc một khách sạn là ông A ép đầu bếp là chị H phải sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc để chế biến thức
ăn cho khách. Vì chị H không đồng ý và dọa sẽ làm đơn tố cáo ông A nên ông A trì hoãn thanh toán tiền lương cho chị. ông A đã vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Chính sách bảo vệ người dân. B. Chế độ ưu tiên lao động nữ.
C. Quy trình tuyển dụng nhân sự. D. Giao kết hợp đồng lao động.
Câu 33: Biết mình không đủ điều kiện nên anh A lấy danh nghĩa em trai mình là dược sĩ đứng tên trong hồ sơ đăng kí làm đại
lí phân phối thuốc tân dược. Sau đó anh A trực tiếp quản lí và bán hàng. Anh A đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình
đẳng trong kinh doanh?
A. Cải tiến quy trình đào tạo. B. Thay đổi phương thức quản lí.
C. Chủ động giao kết hợp đồng. D. Tự chủ đăng kí kinh doanh
Câu 34: Công ty sản xuất nước nước giải khát X đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo N đăng tin không đúng sự thật rằng
nước giải khát của công ty X có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, công ty X đã đề
nghị báo N cải chính thông tin sai lệch này. Sự việc này cho thấy, pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Pháp luật bảo vệ mọi quyền lợi của công dân.
B. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Pháp luật luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh.
D. Pháp luật bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 35: Trong thời gian D và T yêu nhau, họ thường xuyên chụp ảnh và lưu lại những bức ảnh của nhau trên máy tính của
mình. Tuy nhiên gần đây do mâu thuẫn dẫn đến việc 2 người chia tay. Thấy T yêu anh V, thì D tỏ ra bực tức và tuyên bố với K là sẽ
tìm cách chia rẽ 2 người. Trong 1 lần vô tình cho K mượn máy tính, thấy trong máy tính có nhiều hình ảnh nhạy cảm của T, K đã
đăng lên trang cá nhân của anh V nhằm chia rẽ tình yêu giữa T và V. Trong trường hợp này anh K đã chưa thực hiện pháp luật theo
hình thức nào dưới dây ?
A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật.
C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 36: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi.
Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng
đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của
bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T. B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A. D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 37: Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu
cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV
khiến gia đình anh C bị kì thị còn anh C bị trầm cảm. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị B. B. Anh C.
C. Chị T. D. Chị C và chị B.
Câu 38: Sau khi lấy chị O, anh V bắt chị O phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc gia đình. Vì cho rằng chị O ở nhà ăn bám chồng
nên bà D, mẹ chồng chị nói với anh V rằng mọi việc chi tiêu, mua bán trong gia đình anh V đều toàn quyền quyết định mà không
cần hỏi ý kiến của chị O. Ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Chị O, anh V và bà D. B. Chị O và anh V.
C. Anh V và bà D. D. Bà D và chị O.
Câu 39: Chị K và em gái ruột là chị L cùng làm việc cho công ti X. Trong thời gian chị K đang nghỉ chế độ thai sản, chị L tự
ý nghỉ việc để chuyển sang công ty khác làm việc với mức lương cao hơn. Liên lạc với chị L không được, giám đốc công ti X là ông
P đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với cả chị K và chị L, đồng thời nhận cháu họ của mình là chị T vào làm việc.
Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lao động?
A. Chị L và ông P. B. Chị K, chị L và chị T.
C. Ông P, chị L và chị T. D. Ông P và chị T.
Câu 40: Chị V được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng văn phòng phẩm, nhờ bà Q môi giới chị V đã bán thêm một số hàng
mỹ phẩm và được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Bức xúc anh P chủ cửa hàng mỹ phẩm bên cạnh tung tin chị V kinh doanh hàng
giả, hàng nhái. Chị V đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mở rộng thị trường kinh doanh.
B. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
C. Kinh doanh hàng kém chất lượng.
D. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
VI. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ SỐ 1:

Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án

1 A 8 B 15 A 22 A 29 B 36 D
2 D 9 D 16 D 23 A 30 D 37 A
3 C 10 D 17 A 24 C 31 D 38 C
4 C 11 C 18 D 25 D 32 D 39 A
5 A 12 A 19 B 26 B 33 D 40 B
6 A 13 D 20 C 27 D 34 B
7 A 14 B 21 D 28 A 35 D
ĐỀ SỐ 2:

Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án Câu Đ.án

1 D 8 C 15 C 22 C 29 B 36 D
2 D 9 B 16 C 23 D 30 D 37 A
3 B 10 C 17 D 24 D 31 D 38 C
4 C 11 C 18 B 25 D 32 D 39 A
5 B 12 D 19 C 26 B 33 D 40 B
6 B 13 C 20 A 27 D 34 B
7 A 14 A 21 C 28 A 35 D

You might also like