You are on page 1of 2

I.

Lý thuyết

3. So sánh quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động của viên chức.

Giống nhau: làm việc trên cơ sở hợp đồng.

Khác nhau

-Căn cứ pháp lý

Cá nhân:Chủ yếu Bộ luật lao động 2019.

Viên chức: Luật Viên chức 2010,Luật hành chính,…

-Tính chất

Cá nhân: làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và
chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (Điều 3 BLLĐ
2019).

Viên chức: làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc,
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
(Điều 2 Luật Viên chức 2010).

- Hình thức tuyển dụng

Cá nhân: Tùy theo nhu cầu của người sử dụng lao động (Điều 11 Bộ luật lao động
2019).

Viên chức: thi tuyển hoặc xét tuyển ( Điều 23 Luật Viên chức 2010).

- Căn cứ tuyển dụng

Cá nhân: theo nhu cầu người sử dụng lao động (Điều 11 Bộ luật lao động 2019).

Viên chức: căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Điều 20 Luật Viên chức
2010).

 Có thể thấy sự khác biệt lớn nhất quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động
của viên chức là cá nhân làm theo nội dung như thỏa thuận với người sử dụng lao
động, các điều khoản có thể được thảo luận, bàn bạc để đạt được lợi ích cho cả hai
bên. Còn viên chức làm trong đơn vị công lập sẽ được quản lý chặt chẽ hơn các cá
nhân hoạt động ở doanh nghiệp bình thường, làm việc và hưởng lương theo quy
định của nhà nước.

You might also like