You are on page 1of 39

CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC TÂY NGUYÊN

BỘ MÔN: KINH TẾ
NGÀNH: LOGISTICS

MÔN HỌC: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THỰC HIỆN XUẤT KHẨU THÉP
THANH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

GVHD: Bùi Thị Mơ


Nhóm SVTH: Nhóm 3
Lớp: LOG104
1. Nông Thị Hoàn Mssv: Pk03619
2. Phan Phi Hùng Mssv: Pk03605
3. Đoàn Nhật Hào Mssv: Pk03723
4. Lê Thị Thu Hà Mssv: Pk03684
5. Hồ Xuân Hoàng Mssv: Pk03710
6. Y Nguy Mssv: Pk03652

TP. Buôn Ma Thuột, tháng 1 năm2024


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

Giảng viên 1:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Giảng viên 2:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
PHIẾU ĐÁNH MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHÓM….

NHÓM: Nhóm 3
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ 1
THAM CHẤT
GIA LƯỢNG ĐÚNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN TỔNG
ĐẦY NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Nông Thị Hoàn
2 Phan Phi Hùng
3 Đoàn Nhật Hào
4 Lê Thị Thu Hà
5 Hồ Xuân Hoàng
6 Y Nguy
NHÓM: 3
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM GĐ 2
THAM CHẤT
GIA LƯỢNG ĐÚNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN TỔNG
ĐẦY NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Nông Thị Hoàn
2 Phan Phi Hùng
3 Đoàn Nhật Hào
4 Lê Thị Thu Hà
5 Hồ Xuân Hoàng
6 Y Nguy
NHÓM: Nhóm 3
ĐÁNH GIÁ NHÓM VỀ: ASM FINAL
THAM CHẤT
GIA LƯỢNG ĐÚNG TRÁCH KÝ
STT THÀNH VIÊN TỔNG
ĐẦY NỘI HẠN NHIỆM TÊN
ĐỦ DUNG
1 Nông Thị Hoàn
2 Phan Phi Hùng
3 Đoàn Nhật Hào
4 Lê Thị Thu Hà
5 Hồ Xuân Hoàng
6 Y Nguy
LỜI CAM ĐOAN

Nhóm 3 – Học viên ngành Logistics K19.3 Trường FPT Polytechnic xin cam
đoan như sau:
Chúng em xin cam đoan đề tài: “Phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn
thiện hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu hàng hoá tại công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát” là
kết quả do nhóm chúng em thực hiện. Thông qua sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Mơ –
Giảng viên bộ môn Kinh tế trường FPT Polytechnic. Các thông tin được sử dụng trong
đề tài đảm bảo tính trung thực và chính xác cũng như tuân thủ các quy định về trích
dẫn thông tin và tài liệu tham khảo.
Chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

1.1.1 Thông tin doanh nghiệp:


Tên đầy đủ: HOA PHAT GROUP JSC
Địa chỉ trụ sở: KCN Phố Nối A - Xã Giai Phạm - Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 024 6279 7096 - 024 3974 7745

Tel: 024-62848666

Fax: 024-62833456

Email: prm@hoaphat.com.vn

Mã số thuế: 0900189284

Website: http://www.hoaphat.com.vn

1.1.2 Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi:


Tầm nhìn: Đối với Tập đoàn Hòa Phát, tập trung vào các sản phẩm cốt lõi và duy trì
tốc độ tăng trưởng các ngành hàng truyền thống coi khách hàng là trung tâm muốn vậy
phải xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín và minh bạch với slogan “hòa hợp và cùng
phát triển”. Với thông điệp đó, Tập đoàn liên tục đào tạo nguồn nhân lực, không
ngừng cải tiến và đổi mới về mọi mặt được coi là hiệu quả để thành công và luôn là
một tập thể thống nhất, mọi người tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau chủ tịch Trần Đình
Long khi đó không ngại "bật mí" kế hoạch phát triển trong 10 năm tới của Hòa Phát là
xây dựng Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2

Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm dẫn đầu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
đạt được sự tin yêu của khách hàng

Giá trị cốt lõi: Giá trị cốt lõi của Tập đoàn Hòa Phát là triết lý Hòa hợp cùng Phát triển.
Điều này thể hiện trong mối quan hệ giữa các cán bộ công nhân viên, giữa Tập đoàn và
đối tác, đại lý, cổ đông và cộng đồng xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan
trên cùng một con thuyền, hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, Tập đoàn Hòa Phát
đã xây dựng được mối quan hệ đối tác bền vững, lâu dài, tin tưởng như người một nhà với
các đại lý bán hàng song hành cùng Tập đoàn từ những ngày đầu thành lập
7

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển:

Được thành lập từ năm 1996, Hòa Phát đã mang đến cho khách hàng những sản phẩm
thép ống và thép hộp chất lượng cao như: Thép ống mạ kẽm, Thép ống đen, Thép hộp
mạ kẽm, Thép hộp đen. Hầu như hiện nay rất nhiều quan trọng từ lớn đến nhỏ, tầm cỡ
vừa hay cỡ trung đều chọn lựa các sản phẩm của nhà máy.
Năm 2000, Ống Thép Hòa Phát vinh hạnh nhận được chứng chỉ ISO:9002 do tổ chức
BVQI của vương quốc anh công nhận và tự hào là nhà sản xuất Ống thép chất lượng
cao, góp phần thay thế các sản phẩm nhập khẩu trên thị trường. Ngoài ra Ống Thép
Hòa Phát còn sản xuất các sản phẩm dành riêng cho sản xuất xe máy và xe đạp....Vào
năm 2006 Hòa Phát thành lập nhà máy sản xuất ống thép đen cỡ lớn, nâng ngành thép
lên tầm vị trí mới, hầu như những sản phẩm ống to của nhà máy sản xuất ra đã loại bớt
đi được các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Năm 2009, nhà máy ở Bình Dương khánh thành, nhằm cung cấp được cho khu vực
Bình Dương cũng như thị phần miền nam. Những sản phẩm cung cấp bởi nhà máy
Bình Dương rất đa dạng và phong phú bao gồm Ống thép đen hàn cán nóng, Ống Tôn
Mạ Kẽm, Ống thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng. Sản phẩm của nhà máy hiện tại ở thị phần
miền Trung, Miền Nam đã được khách hàng tin tưởng lựa chọn sử dụng rất nhiều.

Năm 2014, Công ty khánh thành nhà máy Ống Thép Hòa Phát tại Đà Nẵng nhằm đáp
ứng thêm nhu cầu sử dụng của khách hàng tại phân khúc miền Trung, Tây Nguyên.
Sản phẩm của nhà máy bao gồm: Ống thép đen hàn cán nóng, Ống thép mạ kẽm
nhúng nóng. Thương hiệu thép Hòa Phát hiện tại không những được khẳng định tại thị
trường miền Bắc, Miền Nam mà còn rất nổi tiếng và được nhiều khách hàng quan tâm
tại miền trung. Nhà máy ống thép Đà Nẵng tự hào đóng góp vào sự phát triển của công
ty Ống Thép Hòa Phát nói riêng và Tập đoàn Hòa Phát nói chung.

Năm 2015, nhà máy Hòa Phát Long An ra đời, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
khách hàng ở khu vực miền Trung.
Năm 2019, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của quý khách hàng, cũng nhằm nâng
cao năng lực sản xuất thép trong nước cũng như nhằm thay thế các sản phẩm của
Trung Quốc, nhà máy bắt tay vào sản xuất Ống Thép Cỡ Lớn với đường kính từ
273mm đến 323,8mm; Thép hộp 200x200mm; 250x250mm; Thép hộp đen chữ nhật
200x300mm và độ dày tối đa là 10ly.
8

1.1.4 Sơ đồ tổ chức:

Đạ i hộ i
đồ ng cổ
đô ng
Ban
kiểm Hộ i đồ ng
soá t quả n trị

Ban
giá m
đố c

Phò ng kỹ Phò ng Phò ng Phò ng


Phò ng đạ i tà i chính Phò ng xuấ t
thuậ t, sả n hả i kinh nhậ p khẩ u
lý vậ n tả i xuấ t, cung và kế
quan doanh quố c tế
ứ ng và dự á n toá n

Phò ng Phò ng kỹ Phò ng hoạ ch Phò ng


cung ứ ng thuậ t và định và phá t kiểm soá t
và dự á n chấ t triển nộ i bộ
lượ ng

1.2 Hình thức kinh doanh và lĩnh vực hoạt động:


Hình thức kinh doanh.

Hình thức kinh doanh của doanh nghiệp Hòa Phát là đa ngành, đa lĩnh vực.
Doanh nghiệp không chỉ tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh mà mở rộng hoạt động sang
nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.
Doanh nghiệp Hòa Phát là sản xuất và kinh doanh thép, xi măng, và các sản phẩm từ thép như
ống thép, tôn, sắt thép xây dựng, và phân phối các sản phẩm từ xi măng.

Lĩnh vực hoạt động


Hiện nay, doanh nghiệp hoạt động trong 5 lĩnh vực.
Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng)
Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực)
Nông nghiệp.
Bất động sản
9

Điện máy gia dụng.


Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn doanh
nghiệp

1.3 Sản phẩm chủ yếu của công ty:


Phôi thép :

Phôi thép Hòa Phát là sản phẩm của quá trình luyện gang, chúng nằm trong dây chuyền
sản xuất sắt thép. Quặng sau khi được khai thác từ các mỏ về sẽ được chuyển đến khu liên hợp
sản xuất gang thép. Ở đây sẽ diễn ra quá trình sản xuất thép từ khâu khai thác quặng tới cán thép
xây dựng thành phẩm. Trên thị trường hiện nay, phôi thép Hòa Phát được sản xuất chủ yếu theo 4
kích thước sau: 130x130x6m; 130x130x12m; 150x150x6m; 150x150x12m. Dùng để sản xuất các
loại thép cán nóng thông dụng.

Thép cuộn:

Thép cuộn Hòa Phát có bề mặt sáng bóng với tiết diện rất tròn và độ ôvan tương đối nhỏ. Tính cơ
lý của thép cuộn Hòa Phát đảm bảo các yêu cầu về giới hạn chảy, giới hạn độ bền, độ giãn
dài,...Với đường kính thông dụng Φ 6mm, Φ 8mm, hiện nay sản phẩm này được cung cấp ra thị
trường với trọng lượng trung bình từ 1.000 kg/cuộn đến 2.000 kg/cuộn. Được sử dụng rộng rãi
trong các công trình dân dụng, công trình cầu đường, hạ tầng,...
10

Thép thanh:

Thép thanh Hòa Phát với mặt ngoài có gân, đường kính từ D10mm - D55mm ở dạng thanh vằn.
Sản phẩm xuất xưởng được đóng thành từng bó, khối lượng trung bình rơi vào khoảng 2.700
kg/bó đến 3.000 kg/bó. Các thông số sẽ được in trên mặt thép hoặc trong phiếu đẻ giúp khách
hàng hiểu được những yêu cầu về giới hạn chảy, giới hạn độ bền, độ kéo, độ giãn của sản phẩm.
Được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng giao thông, công

nghiệp,...

Thép cuộn cán nóng:

Thép cuộn cán nóng được đánh giá là sản phẩm chiến lược cho chu kỳ tăng trưởng mới của Tập
11

đoàn Hòa Phát. Đây là loại thép cuộn được tạo thành thông qua quá trình cán nóng để tạo ra thành
phẩm cuối cùng. Chúng có thể là nguyên liệu của quá trình sản xuất thép cuộn cán nóng tiếp theo
như dầm, phôi, hoặc các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thép cuộn cán nguội như thép
cuộn và thép tấm. Được sử dụng rộng rãi, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và có mặt
trong hầu hết các lĩnh vực như kiến trúc xây dựng, thiết bị gia dụng, ngành công nghiệp ô tô,
khung gầm xe tải, container, sản xuất bình gas,...

Thép đặc biệt:

Dây rút đen: Được dùng để sản xuất các sản phẩm lưới hàn chập, đinh, vít,.. Ngoài ra còn được
sử dụng làm dây buộc và dây đóng kiện hàng trong công nghiệp.

Dây rút mạ kẽm: Được sử dụng làm lưới hàng rào B30, B40, rọ đá, thép lưới hàn.
Mặt bích: Dùng để sản xuất cọc ống bê tông dự ứng lực.

PC Bar: Hay còn có tên gọi khác là


thanh thép dự ứng lực. Chúng được sử
dụng trong những công trình quy mô
lớn đòi hỏi tính kỹ thuật, có khả năng
chịu tải, độ an toàn cao. Ví dụ như
tháp, cầu vượt biển, cầu cạn, nhà cao
tầng, cáp treo… đồng thời chúng có
thể giúp tối ưu hóa không gian cũng
như chi phí vật liệu, giúp rút ngắn thời gian thi công cho các công trình.

PC Strand: Hay còn có tên gọi khác là cáp thép dự ứng lực. Chúng được dùng phổ biến trong các
12

công trình quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật, khả năng chịu tải, độ an toàn cao. Ví dụ như: cầu, đường
cao tốc, đường sắt, dự án neo đất đá, sân vận động, các tòa nhà công nghiệp nhiều tầng,…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN XUẤT KHẨU
THÉP THANH TẠI CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

2.1 Mô tả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của công ty CP Tập Đoàn
Hòa Phát:
Nhiều năm qua, Thép Hòa Phát chiếm thị phần số 1 tại thị trường trong nước. Thị trường xuất
khẩu cũng ngày càng được mở rộng nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thép
Hòa Phát. Năm 2022, lĩnh vực thép xây dựng đạt 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu gần
1,2 triệu tấn thép, tăng 15% so với năm 2021.

Tháng 7/2022, Hòa Phát đã ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 8.000 tấn thép thanh vằn sang
Mexico. Lô hàng thép thanh vằn có mác thép ASTM, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM -Mỹ, là loại
thép cốt bê tông thường dùng để xây dựng các công trình. Đây là đơn hàng đầu tiên xuất sang
quốc gia này, tạo đà mở rộng thị trường cho sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát.

Cuối năm 2022, hợp đồng xuất khẩu lô hàng 10.000 tấn thép dây cuộn sang Châu Âu đã được ký
kết. Đây là lô hàng thép dây cuộn sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM Mỹ, carbon thấp. Sản phẩm
được dùng để rút dây hoặc làm lưới thép (wiremesh) thông dụng.

Với dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín sản xuất thép từ lò cao, Hòa Phát cung cấp đa dạng
mác thép chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác nước ngoài và có sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới.

Cho đến nay, thép Hòa Phát đã xuất khẩu đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục như:
Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, Bỉ, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc….Ngoài xuất khẩu thép dài,
Tập đoàn Hòa Phát còn xuất khẩu thép cuộn cán nóng, ống thép và tôn mạ các loại ra thị trường
thế giới. Điển hình là lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italia với khối lượng 35.000 tấn
vào đầu năm 2022. Đơn hàng đi châu Âu mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm HRC
của Tập đoàn. Ngoài ra, HRC Hòa Phát đã được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Italia,
Indonesia, Thái Lan,…

Tôn Hòa Phát hiện đã xuất khẩu tới hàng chục quốc gia tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ như Ấn
Độ, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ,.. Năm 2022,
Tôn Hòa Phát khai thác thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, và một số nước tại châu Âu.

Việc khai thác các thị trường xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời
góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam

2.1.1 Mặt hàng xuất khẩu:


13

Các mặt hàng thép Hòa Phát xuất khẩu:

+ Thép thanh

+ Thép cuộn

+Thép đặc biệt

+Phôi thép
- Trong các mặt hàng thép xuát khẩu Hòa Phát, thép thanh là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Thép
thanh Hòa Phát được sản xuất với quy trình sản xuất thép từ quặng theo công nghệ lò cao hiện đại,
khép kín, Hòa Phát cung cấp đa dạng mác thép, các sản phẩm thép của Hòa Phát đạt chất lượng
tốt, có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
2.1.2 Thị trường xuất khẩu:
Bỉ :
- Đặc điểm thị trường: Là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ thép cao, đầu tư vào không gian công
nghiệp và cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế.
- Sử dụng hàng hóa: Thép được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng ở nước BỈ, với sự khác
biệt trong sử dụng của thép trong các công trình khác nhau. Thép được sử dụng trong các công
trình như cao tốc, cầu, nhà khoa, công trình công nghiệp, và các công trình khác.Thép được sử
dụng trong các công trình như các thành phần của máy bay, các thành phần của tàu, và các thành
phần của nhiều loại công trình.
Bồ Đào Nha:
- Đặc điểm thị trường: là thị trường tiêu thu lớn, đầu tư vào công nghiệp, cơ sở hạ tầng vật chất
tiên tiến để phát triển kinh tế.
- Sử dụng hàng hóa: Thép là chất liệu quan trọng trong ngành xây dựng tại Bồ Đào Nha. Nó được
sử dụng trong các công trình xây dựng như các công trình công cộng, các công trình nhà ở, các
công trình công nghiệp, và các công trình khác. Thép được sử dụng trong các kết cấu như cột,
hàng, giàn, và làm đường.
Châu Mỹ:
- Đặc điểm thị trường: Châu Mỹ là một khu vực lớn với nhiều quốc gia, và thị trường của châu
Mỹ cũng rất đa dạng. Các quốc gia như Brazil, Argentina, Chile, Colombia, Peru, Venezuela,
Uruguay, Paraguay,và Bolivia đều có thị trường mạnh mẽ trong ngành công nghiệp, xây dựng, và
các ngành khác. Vì thế nhu cầu tiêu thụ thép ở đây rất cao.
- Sử dụng hàn hóa: Thép là chất liệu quan trọng trong ngành xây dựng tại Châu Mỹ. Nó được sử
dụng trong các công trình xây dựng như các công trình công cộng, các công trình nhà ở, các công
trình công nghiệp, và các công trình khác. Thép được sử dụng trong các kết cấu như cột, hàng,
14

giàn, và các kết cấu khác.

2.1.3 Đối tác bán hàng của công ty CP Tập Đoàn Hòa Phát
Công ty Hòa Phát có nhiều đối tác bán hàng trên thế giới, một số các đối tác chính là:
ArcelorMittal: ArcelorMittal là công ty thép lớn nhất thế giới, với quy mô sản xuất hơn 100 triệu
tấn thép mỗi năm. Công ty Hòa Phát và ArcelorMittal có mối quan hệ kinh doanh chính là các
khách hàng lớn trong ngành xây dựng và công nghiệp khoanh khắn.
Tata Steel: Tata Steel là công ty thép lớn nhất Ấu-Britannia, với quy mô sản xuất hơn 27 triệu
tấn thép mỗi năm. Công ty nghiệp Hòa Phát và Tata Steel có mối quan hệ kinh doanh chính là các
khách hàng lớn trong ngành xây dựng và công khoanh khắn.
Posco: Posco là công ty thép lớn nhất Hàn Quốc, với quy mô sản xuất hơn 45 triệu tấn thép mỗi
năm. Công ty Hòa Phát và Posco có mối quan hệ kinh doanh chính là các khách hàng lớn trong
ngành xây dựng và công nghiệp khoanh khắn.
JSW Steel: JSW Steel là công ty thép lớn nhất Ấu-Britannia, với quy mô sản xuất hơn 18 triệu
tấn thép mỗi năm. Công ty Hòa Phát và JSW Steel có mối quan hệ kinh doanh chính là các khách
hàng lớn trong ngành xây dựng và công nghiệp khoanh khắn.
Essar Steel: Essar Steel là công ty thép lớn nhất Ấu-Britannia, với quy mô sản xuất hơn 12 triệu
tấn thép mỗi năm. Công ty Hòa Phát và Essar Steel có mối quan hệ kinh doanh chính là các khách
hàng lớn trong ngành xây dựng và công nghiệp khoanh khắn.
2.2 Quy trình tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hoá tại công ty thép Hòa Phát

2.2.1 Sơ đồ quy trình hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thép của công ty:
15

2.2.2 Chi tiết quy trình hoạt động xuất khẩu công ty cp tập đoàn Hòa Phát:

2.2.2.1 Tìm kiếm khách hàng:

Quá trình đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu vật liệu thép xây dựng đến các quốc gia như
Châu Mỹ, Bồ Đào Nha và Bỉ có thể bao gồm các bước sau:

Nghiên cứu thị trường: Đầu tiên, nghiên cứu thị trường để hiểu về yêu cầu và tiêu chuẩn của từng
quốc gia, cũng như các quy định xuất khẩu.

Tìm đối tác:Xác định và liên hệ với các đối tác tiềm năng trong ngành công nghiệp xây dựng ở
Châu Mỹ, Bồ Đào Nha và Bỉ.

Xác định giá cả và điều kiện thanh toán: Thương lượng về giá cả, điều kiện thanh toán và các
điều khoản hợp đồng để đảm bảo sự minh bạch và công bằng.

Tuân thủ các quy định pháp lý:Đảm bảo rằng hợp đồng tuân thủ đầy đủ các quy định và luật lệ về
16

xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh ở từng quốc gia.

Kiểm soát chất lượng và vận chuyển: Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và giải pháp vận chuyển
để đảm bảo sản phẩm đến nơi một cách an toàn và không bị hỏng hóc.

Kiểm tra và chứng nhận:Chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết và kiểm tra để đảm bảo rằng sản
phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu và nhập khẩu.

Hợp đồng và kí kết: Hoàn tất hợp đồng và thực hiện quá trình kí kết chính thức, bao gồm việc xác
nhận giữa các bên và chứng minh sự cam kết.

2.2.2.2 Đàm phán ký kết hợp đồng:

Xác định nhu cầu và mục tiêu: Các bên tham gia cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của mình
trước khi bắt đầu đàm phán,nắm vững thông tin về các điều kiện, yêu cầu và kỳ vọng của mình để
trao đổi.

Nghiên cứu và chuẩn bị: Nghiên cứu về đối tác và thị trường giá cả hợp lí, tìm hiểu rõ vấn đề
được đưa ra để kí kết hợp đồng. Chuẩn bị tài liệu và thông tin hỗ trợ để có thể dễ dàng trao đổi về
vấn đề được đàm phán.
Chuẩn bị: Cả hai bên tham gia vào quá trình đàm phán, Công ty và khách hàng tiềm năng thường
sẽ chuẩn bị bằng cách thu thập các thông tin liên quan như thông số kỹ thuật sản phẩm, giá cả,
điều khoản giao hàng và bất kỳ yêu cầu cụ thể nào.

Thảo luận ban đầu: Quá trình đàm phán thường bắt đầu bằng các cuộc thảo luận ban đầu trong đó
cả hai bên bày tỏ nhu cầu, mong đợi cũng như mọi mối quan tâm hoặc yêu cầu mà họ có thể có.
Giai đoạn này liên quan đến việc làm rõ các chi tiết và xác định các lĩnh vực có thể đồng ý hoặc
không đồng ý.

Thương lượng và thỏa hiệp: Đàm phán thường bao gồm thương lượng và thỏa hiệp để đạt được
thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Điều này có thể bao gồm các cuộc thảo luận về giá cả, số lượng,
lịch trình giao hàng, điều khoản thanh toán và bất kỳ dịch vụ hoặc hỗ trợ bổ sung nào được yêu
cầu.

Soạn thảo hợp đồng: Sau khi hoàn tất giai đoạn đàm phán, hợp đồng sẽ được soạn thảo để chính
thức hóa các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận. Hợp đồng thường bao gồm các chi tiết như
thông số kỹ thuật của sản phẩm, giá cả, điều khoản giao hàng, điều khoản thanh toán, bảo hành và
17

cơ chế giải quyết tranh chấp.

Xem xét và hoàn thiện: Hai bên xem xét hợp đồng để đảm bảo rằng tất cả các điều khoản và điều
kiện đều phản ánh chính xác các điều khoản đã thỏa thuận. Mọi sửa đổi hoặc làm rõ cần thiết sẽ
được thực hiện và khi cả hai bên đều hài lòng, hợp đồng sẽ được hoàn thiện và ký kết.

Thực hiện và giám sát: Sau khi hợp đồng được ký kết, hai bên tiến hành thực hiện thỏa thuận.
Điều quan trọng là phải giám sát việc thực hiện hợp đồng, đảm bảo rằng cả hai bên đều thực hiện
nghĩa vụ của mình và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh trong thời gian hợp đồng.

2.2.2.3 Thực hiện thanh toán:

Xác định Thỏa Thuận Giao Dịch: Đầu tiên, doanh nghiệp thép và đối tác của họ (khách hàng
hoặc nhà cung cấp) sẽ cùng nhau xác định điều khoản và điều kiện của thỏa thuận giao dịch.

Xuất Hóa Đơn: Sau khi thỏa thuận được đạt được, doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn cho đối tác của
mình, chi tiết các sản phẩm hoặc dịch vụ đã được cung cấp.

Chuyển Hóa Đơn và Thanh Toán: Hóa đơn sau đó được chuyển đến đối tác, và quy trình thanh
toán sẽ bắt đầu.

Đối tác có thể chọn phương thức thanh toán, chẳng hạn như chuyển khoản ngân hàng, séc, thẻ tín
dụng, hoặc các phương thức thanh toán khác.

Kiểm Tra và Ghi Chú Thanh Toán: - Sau khi thanh toán được nhận, doanh nghiệp sẽ kiểm tra số
tiền và ghi chú thanh toán trong hệ thống kế toán của họ.

Bảo Lãnh và Xuất Hàng: - Trong một số trường hợp, có thể yêu cầu bảo lãnh thanh toán hoặc các
biện pháp bảo vệ khác trước khi xuất hàng.

Báo Cáo Tài Chính: Doanh nghiệp sẽ duy trì báo cáo tài chính để theo dõi các giao dịch thanh
toán và làm cơ sở cho quản lý tài chính.

2.2.2.4 Thực hiện giám định hàng hoá


18

Bước 1: Làm đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa với chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng
ở Cửa khẩu hoặc chi cục tiêu chuẩn đo lường ở nơi quản lý với các doanh nghiệp chế xuất. Sau
khi có đăng ký chi cục thì thực hiện mở tờ khai hải quan;

Bước 2: Làm đăng ký giám định hàng hóa với TTP theo mẫu BM-QT-10-01 của sản phẩm được
quy định

Bước 3: TTP cử giám định viên xuống kiểm tra và lấy mẫu thử nghiệm đối với hàng hóa, sản
phẩm đã đăng ký để kiểm định

Bước 4: TTP tiến hành thử nghiệm mẫu và đánh giá sự phù hợp của hàng hóa với tiêu chuẩn công
bố của doanh nghiệp đề ra phù hợp với chất lượng của sản phẩm

Bước 5: Gửi chứng thư giám định đánh giá phù hợp hay không phù hợp của hàng hóa với tiêu
chuẩn mà doanh nghiệp công bố về chất lượng hoặc trọng lượng của thép

Bước 6: Doanh nghiệp mang chứng thư nộp lên cho chi cục tiêu chuẩn đo lường nơi đăng ký
kiểm tra chất lượng để hoàn thiện thử tục đúng theo quy định tại nghị định 74/2018/NĐ-CP.

2.2.2.5 Đề nghị cấp giấy chứng nhận nguồn gốc:

Chứng chỉ chất lượng:

Chứng chỉ chất lượng của sản phẩm từ các tổ chức chứng nhận
hoặc các cơ quan quản lý chất lượng. Điều này có thể bao gồm
thông tin về thành phần hóa học, tính cơ học, và các đặc điểm kỹ
thuật khác của thép.

Các bước lấy giấy chứng chỉ chất lượng:

Liên hệ với tổ chức cấp chứng chỉ trung tâm kiểm nghiệm và
chứng nhận chất lượng TQC : Liên hệ trực tiếp với tổ chức hoặc
tổ chức kiểm định có thẩm quyền để biết thông tin chi tiết về quy trình đăng ký và yêu cầu cấp
chứng chỉ chất lượng

Đăng ký và Nộp hồ sơ: Hoàn thành hồ sơ đăng ký theo yêu cầu của tổ chức cấp chứng chỉ. Nếu
19

cần thiết, cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, nguyên liệu, và kế hoạch kiểm soát chất
lượng của công ty theo yêu cầu của trung tâm kiểm chứng

Kiểm tra và Thử nghiệm: Thực hiện các bước kiểm tra và thử nghiệm theo yêu cầu của tổ chức
cấp chứng chỉ. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng phòng thí nghiệm nội bộ hoặc bên ngoại
để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng được đề ra.

Kiểm tra Công Nhận và Xác nhận: Chờ xác nhận từ tổ chức cấp chứng chỉ sau khi họ đã kiểm tra
và đánh giá hồ sơ của bạn. Trong một số trường hợp, có thể có các đợt kiểm tra và đánh giá trực
tiếp tại cơ sở sản xuất của công ty.

Thanh toán chi phí phát sinh(nếu có): Thanh toán chi phí liên quan đến việc xin chứng chỉ. Chi
phí này có thể bao gồm cả các phí đăng ký, chi phí kiểm tra, và các chi phí khác liên quan đến
quá trình cấp chứng chỉ.

Nhận Chứng Chỉ Chất Lượng: Sau khi hoàn tất các bước trước đó và đảm bảo rằng sản phẩm của
bạn đáp ứng yêu cầu, bạn sẽ nhận được chứng chỉ chất lượng từ tổ chức cấp chứng chỉ.

Chứng chỉ xuất xứ CO

khi cung cấp CO giúp chứng minh nguồn gốc xuất xứ


của hàng hóa hợp pháp về mặt thuế quan. Ngoài ra, nó
cũng thể hiện sự tôn trọng các quy định khác của pháp
luật xuất nhập khẩu của nước xuất nhập khẩu.

Các bước lấy chứng chỉ xuất xứ CO:

Xác định loại chứng chỉ xuất xứ: Xác định loại chứng chỉ xuất xứ bạn cần. Chứng chỉ này có thể
liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, nguyên liệu, hay sản phẩm cụ thể.

Nắm bắt quy định của quốc gia: Tìm hiểu về quy định và yêu cầu cụ thể của quốc gia xuất xứ và
quốc gia nhập khẩu. Mỗi quốc gia có các quy định khác nhau về chứng chỉ xuất xứ.

Chuẩn bị tài liệu: Xác định các tài liệu cần thiết để yêu cầu chứng chỉ xuất xứ, chẳng hạn như hóa
đơn, danh sách hàng hóa, chứng nhận kiểm định, chất lượng của sản phẩm cần được cung cấp.

Liên hệ với cơ quan phù hợp: Liên hệ với cơ quan chính thức hoặc tổ chức có thẩm quyền tại
20

quốc gia xuất xứ để biết thông tin chi tiết về quy trình và yêu cầu

Điền đơn đăng ký: Nếu cần, điền đơn đăng ký chứng chỉ xuất xứ theo hướng dẫn của cơ quan
chính thức. Cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu kèm theo về sản phẩm cần cung cấp chứng chỉ.

Thanh toán chi phí: Nếu có phí liên quan đến việc xin chứng chỉ xuất xứ, hãy thanh toán đúng và
đủ theo yêu cầu của tổ chức.

Kiểm tra và xác nhận: Sau khi nộp đơn, kiểm tra tình trạng xử lý hồ sơ và xác nhận rằng đã tuân
thủ đầy đủ theo các yêu cầu mà tổ chức được ra hoặc quy định.

Nhận chứng chỉ xuất xứ: Khi yêu cầu của bạn được chấp nhận, bạn sẽ nhận được chứng chỉ xuất
xứ. Đảm bảo rằng thông tin trên chứng chỉ là hoàn toàn chính xác và phù hợp với yêu cầu của
quốc gia mà đơn hàng được nhập khẩu.

Chứng chỉ ISO:

Việc đánh giá và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn TCVN ISO14001:2010/ISO14001:2004 là yêu cầu quan trọng
đối với sản xuất công nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thép nói
riêng. Do đó, Ban lãnh đạo Công ty đã có những đầu tư, cải tiến trang
thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo vận hành thân thiện với môi
trường, đồng thời quyết tâm xây dựng và vận hành hệ thống quản lý
môi trường một cách hiệu quả để phát huy tối đa những lợi ích của bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 và phát triển bền vững.

Các bước lấy chứng chỉ ISO:

Xác định Tiêu Chuẩn ISO Phù Hợp: Xác định loại chứng chỉ ISO mà bạn muốn đạt được. Ví dụ,
có thể là ISO 9001 (Quản lý Chất lượng) hoặc ISO 14001 (Quản lý Môi trường).

Chuẩn Bị và Triển Khai Hệ Thống Quản Lý: Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý theo tiêu
chuẩn ISO tương ứng. Hệ thống này nên đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của
ISO.

Hợp Tác với Tổ Chức Chứng Nhận: Trong trường hợp của Hòa Phát, bạn có thể liên hệ trực tiếp
21

với các tổ chức chứng nhận uy tín hoạt động tại Việt Nam hoặc quốc tế.

Kiểm Tra và Đánh Giá Hệ Thống: Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá hệ
thống quản lý của bạn để đảm bảo rằng nó tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO.

Hiệu Chỉnh và Cải Tiến: Dựa trên kết quả đánh giá, hiệu chỉnh và cải tiến hệ thống nếu cần thiết
để đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn được cơ quan tổ chức thẩm định đề ra

Kiểm Tra Năng Lực Kỹ Thuật: Đối với sản phẩm như thép, có thể yêu cầu kiểm tra năng lực kỹ
thuật để chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng,trong lượng yêu cầu.

Nhận Chứng Chỉ ISO: Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá và đáp ứng đầy đủ yêu cầu, doanh
nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ ISO.

2.2.2.6 Chuẩn bị hàng hoá:

Lập Kế Hoạch Sản Xuất: Đầu tiên, kế hoạch sản xuất được thiết lập dựa trên nhu cầu thị trường, tồn
kho hiện có, và khả năng sản xuất của nhà máy. Kế hoạch này xác định sản lượng cần sản xuất, loại
sản phẩm và thời gian sản xuất.

Đặt Nguyên Liệu: Nhà máy sẽ đặt hàng nguyên liệu, bao gồm quặng sắt, than cốc, và các vật liệu
khác cần thiết để sản xuất thép. Việc quản lý nguồn cung và theo dõi chất lượng của nguyên liệu là
quan trọng để đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm thép.

Tiếp Nhận và Kiểm Tra Nguyên Liệu: Nguyên liệu được tiếp nhận và điều tra chất lượng. Các bước
kiểm tra bao gồm đo lường, xác định thành phần hóa học, và kiểm tra các yếu tố khác nhau để đảm
bảo rằng chúng đáp ứng tiêu chuẩn được đặt ra

Chế Biến Nguyên Liệu: Nguyên liệu sau đó được chế biến để tạo thành xi măng, thép chưa chế biến,
hoặc các sản phẩm trung gian khác. Quá trình này có thể bao gồm nung nóng, luyện kim, và các bước
chế biến khác tùy thuộc vào loại thép cụ thể được sản xuất.

Tạo Thành Phẩm Cuối Cùng: Theo sau đó là quá trình tạo thành sản phẩm thép cuối cùng. Thép có
thể được định hình thành các cuộn, lá, thanh, ống, hoặc các sản phẩm khác dựa trên yêu cầu của
khách hàng.
22

Kiểm Tra Chất Lượng: Sản phẩm thép được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất. Điều này
bao gồm kiểm tra kích thước, độ bền cơ học, thành phần hóa học, và các yếu tố khác theo tiêu chuẩn
chất lượng quy định.

Đóng Gói: Sản phẩm sau khi kiểm tra và đạt chất lượng sẽ được đóng gói cẩn thận để đảm bảo an
toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.

Xuất Kho và Giao Hàng: Sản phẩm thép sẽ được xuất kho và giao hàng đến các điểm đích theo đơn
đặt hàng của khách hàng. Thông tin vận đơn và chứng từ cần thiết sẽ được chuẩn bị và gửi đi cùng
với đơn hàng

Quản Lý Tồn Kho: Tồn kho được quản lý để đảm bảo sẵn sàng cho việc cung cấp khi có nhu cầu từ
thị trường và tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa cho khách hàng hoặc quá tồn kho.

2.2.2.7 Quy trình giao hàng:

EXW (Ex Works): Giao hàng tại xưởng

Người bán chỉ có trách nhiệm đưa hàng đến địa điểm đã thỏa thuận (nhà máy, kho của bên bán).

Người mua chịu trách nhiệm vận chuyển, phí xuất nhập khẩu, và mọi chi phí khác từ điểm xuất
hàng.

FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu

Người bán chịu trách nhiệm đưa hàng lên tàu tại cảng xuất hàng.

Người mua chịu trách nhiệm vận chuyển, phí xuất nhập khẩu, và mọi chi phí khác sau khi hàng đã
được đưa lên tàu.

CIF (Cost, Insurance, and Freight): Cước và phí bảo hiểm trả tới

Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đến bên mua.

Người bán chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm và phí cảng đến cảng đến nơi nhận hàng.
23

DDP (Delivered Duty Paid): Đã giao trả thuế

Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển và chi trả mọi chi phí đến nơi nhận hàng.

Người mua không phải lo lắng về bất kỳ chi phí nào liên quan đến vận chuyển và hải quan.

2.2.2.8 Thanh lý hợp đồng:


Thanh lý hợp đồng: Xem xét Hợp Đồng: Xem xét kỹ hợp đồng để hiểu rõ về các điều khoản và
điều kiện, đặc biệt là về việc thanh lý hợp đồng.

Liên Hệ với Bên Đối Tác: Liên hệ với đối tác để thảo luận về việc thanh lý hợp đồng. Điều này
có thể đòi hỏi sự đàm phán và thỏa thuận giữa hai bên.

Thảo Luận Điều Kiện Thanh Lý: Thảo luận với đối tác về điều kiện thanh lý hợp đồng. Điều này
có thể bao gồm các yếu tố như chi phí thanh lý, thời gian thanh lý, và các điều kiện khác liên
quan đến quy trình thanh lý.

Lập Thỏa Thuận Thanh Lý: Khi đạt được thỏa thuận, lập một tài liệu thỏa thuận thanh lý. Thông
tin trong tài liệu này nên bao gồm tất cả các điều kiện đã thảo luận và được đồng ý.

Kiểm Tra Pháp Lý: Kiểm tra các yếu tố pháp lý liên quan đến việc thanh lý hợp đồng, đảm bảo
rằng quy trình này tuân thủ đúng luật pháp và các điều khoản của hợp đồng.

Thực Hiện Thanh Lý: Thực hiện các bước cần thiết để thanh lý hợp đồng, bao gồm việc trả lại
hàng hóa, thanh toán các khoản nợ còn lại (nếu có), và thực hiện các yếu tố khác đã thỏa thuận.

Lập Hóa Đơn và Ghi Chú Kế Toán: Nếu có các khoản thanh toán hoặc nhận lại hàng hóa, lập hóa
đơn và ghi chú kế toán tương ứng để theo dõi tài chính.

Lưu Trữ Tài Liệu: Lưu trữ tất cả các tài liệu liên quan đến quá trình thanh lý hợp đồng, bao gồm
cả thỏa thuận, hóa đơn, và bất kỳ văn bản nào khác liên quan.

2.3. Liệt kê, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức thực hiện
xuất khẩu thép thanh của công ty CP Tập Đoàn Hoà phát:
2.3.1 Đối với hoạt động xuất khẩu của Hòa Phát chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:
24

Chính sách thương mại: Thay đổi trong chính sách thương mại của các quốc gia hoặc khu vực có
thể ảnh hưởng đến quy định và giới hạn về xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

Biểu đồ kinh tế toàn cầu: Tình hình kinh tế toàn cầu, bao gồm tăng trưởng kinh tế, suy thoái, lạm
phát, tỷ giá tiền tệ, có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của các thị trường xuất
khẩu/nhập khẩu.

Thị trường đối tác: Sự biến động trong nền kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia hoặc khu
vực đối tác có thể ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng mua hàng của các đối tác xuất khẩu/nhập
khẩu.

Cạnh tranh: Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác trong ngành cũng có thể ảnh hưởng đến khả
năng xuất khẩu/nhập khẩu của doanh nghiệp Hòa Phát.
Các yếu tố vận chuyển: Chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển, cơ sở hạ tầng vận chuyển, quy
định vận chuyển và các yếu tố liên quan khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu/nhập
khẩu của doanh nghiệp.

Quy định hải quan: Quy định hải quan, thuế nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá, chống
trợ cấp và các quy định khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu của doanh
nghiệp.

Biến động giá cả: Biến động giá cả của hàng hóa, nguyên liệu và các yếu tố khác có thể ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp Hòa Phát trong hoạt động xuất
khẩu/nhập khẩu.

Thay đổi trong quy định kỹ thuật và an toàn: Các thay đổi trong quy định kỹ thuật, quy định an
toàn và tiêu chuẩn chất lượng có thể yêu cầu doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất và tuân thủ
các yêu cầu mới để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu/nhập khẩu.

Biến động trong nguồn cung và nguồn cầu: Biến động trong nguồn cung và nguồn cầu của các
mặt hàng xuất khẩu/nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến giá cả và khả năng cung cầu của doanh
nghiệp.
25

Thay đổi trong chính sách thuế và hỗ trợ: Thay đổi trong chính sách thuế và hỗ trợ từ các quốc
gia hoặc khu vực có thể ảnh hưởng đến giá cả và cạnh tranh của doanh nghiệp Hòa Phát trong
hoạt động xuất khẩu/nhập khẩu.

2.3.2 Môi trường bên ngoài:


Yếu tố văn hóa, xã hội
Tại châu Âu và Mỹ, việc thiếu hụt nguồn cung sản phẩm từ sắt thép do ảnh hưởng của dịch
Covid-19 và thời gian giao hàng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất kéo dài là nguyên nhân
chính khiến mặt hàng này tăng mạnh. Trong khi đó, Việt Nam nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19
trong những tháng đầu năm 2021 nên sản xuất phục hồi, giúp thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu
mặt hàng này.
Giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam sang hầu hết các thị trường
chính ghi nhận mức tăng trưởng cao. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép
lớn nhất của Việt Nam, tốc độ xuất khẩu tăng trưởng bình quân 18,03%/năm, từ 339,56 triệu
USD năm 2016 tăng mạnh lên 623,35 triệu USD năm 2020. Có sự chuyển biến về cơ cấu thị
trường xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép trong giai đoạn 2016 - 2020, nhờ đáp ứng được các tiêu
chuẩn khắt khe của các thị trường “khó tính” như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, nên tỷ trọng
xuất khẩu mặt hàng sắt thép sang các thị trường này ngày càng tăng.
Yếu tố kinh tế:
Năm 2020, thị trường thép toàn cầu chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19 khí các chuỗi
cung ứng bị gián đoạn bởi các lệnh giãn cách xã hội. Sản lượng thép thô tại 64 nước trên thế giới
sụt giảm mạnh vào tháng 3 và tháng 4 và bắt đầu phục hồi trở lại trong những tháng sau đó.
Luỹ kế 11 tháng, tổng sản lượng thép thô thế giới đạt 1.672,5 triệu tấn, vẫn giảm 1,1% so với
cùng kỳ năm trước.Trung Quốc, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran là số ít những nước cề sản lượng
cao và tiếp tục tăng trưởng trong 10 tháng đầu năm. Đà phục hồi thị trường có được nhờ động lực
chỉnh từ thị trường Trung Quốc, nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới.
Ngành thép toàn cầu được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2021 cùng với một loạt chính sách kích
cầu hạ tầng. Về nhu cầu, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch viêm đường hô hấp cấp
COVID-19, nhu cầu tiêu thụ thép thế giới dự kiến sẽ tăng lên 1,83 tỷ tấn vào năm 2021, tăng
4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2020, ngành thép Việt Nam vẫn ghi nhận những con số khả quan trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Lũy kế trong cả năm 2020, Việt Nam sản xuất được 17,219 triệu tấn thép thô, tăng 14% so
26

với cùng kỳ năm 2019. Bản hảng đạt 16,984,915 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ 2019. Trong đó
xuất khẩu đạt 3.236.794 tấn, tăng gấp 3,55 lần so với cùng kỳ 2019.

Xuất khẩu thép sang Trung Quốc là điểm nhấn trong năm khi tăng đột biến cả về lượng và trị giá
xuất khẩu. Trong 11 tháng năm 2019, lượng thép xuất khẩu sang nước này đạt 3,25 triệu tấn
tương đương với trị giá 1,35 tỷ USD, chiếm 36,53% tỷ trọng xuất khẩu thép 11 tháng 2020 của cả
nước.
Sản phẩm thép của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 thị trường trên thế giới. Riêng xuất
khẩu thép xây dựng năm 2021 đã tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020, tương ứng khoảng
12 triệu tấn

Yếu tố chính trị - Pháp luật:


Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp phụ thuộc
vào nguồn cung nguyên liệu thô, trong đó có ngành thép. Cụ thể, cuộc xung đột này sẽ khiến
nguồn cung thép toàn cầu suy giảm và hỗ trợ giá một hàng này tăng lên, đặc biệt là tại thị trường
châu Âu.
Hiện nay, hầu hết các nước ASEAN đều nhập khẩu thép nguyên liệu và thép thành phẩm. Được
biết, Nga hiện đang là một trong những nguồn cung cấp thép thành phẩm, đặc biệt là thép dẹt lớn
nhất. Trong khi đó, nhập khẩu các sản phẩm từ thép từ Ukraine cua các tước trong ASEAN vẫn ở
mức thấp.
Theo số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu quặng sắt từ Nga và Ukraine không đáng kể (<6%).
Tuy nhiên, Việt Nam nhập khẩu khoảng 17% lượng than luyện cốc từ Nga vào năm 2020 và 15%
trong năm 2021 Năm 2020, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines nhập khẩu 11,1%,
10,9%, 7,5% và 6,6% tổng lượng của họ, than bitum, chủ yếu là than luyện cốc từ Nga.

Về mặt hàng phỏi thép, hiện các nguồn nhập khẩu phối cacbon chính trong khu vực ASEAN là
Oman, Ấn Độ, Nga và Bahrain. Trong đó, nhập khẩu phôi thép từ Nga chiếm 10% tổng lượng
nhập khẩu của cả khu vực.
Trong năm 2021, nhập khẩu thép tắm trong khu vực tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoài lên gần
3 triệu tấn. Các nguồn cung cấp thép tấm cacbon chính trong khu vực là Ấn Độ, Oman, Nga và
Nhật Bản. Cụ thể, nhập khẩu từ Nga chiếm tỉ trọng 20%, trong khi đó, nhập khẩu từ Ukraine chỉ
chiếm lượng nhỏ với 40.000 tấn.

Đối với các mặt hàng thép thành phẩm, trong năm 2021, các nước ASEAN đã nhập hơn 1,7 triệu
27

tấn. Nga là nguồn nhập khẩu lớn nhất, chiếm 20% tổng lượng nhập khẩu bên cạnh các nguồn
cung từ Nhật Bản, Oman, Ấn Độ, Iran và Indonesia. Ngoài ra, đối với các sản phẩm khác như
hợp kim thép, thép thanh, thép tấm, thép tôn mẹ hay thép cuộn cán nóng HRC, sản lượng nhập
khẩu của các nước ASEAN từ Nga và Ukraine là không đáng kể.
Yếu tố công nghệ:
Hiện tại, nhiều nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới đã bắt đầu làm sạch sản phẩm thép hoặc đặt
mục tiêu trong vài thập kỷ tới sẽ không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Mùa Hè năm nay, hãng thép SSAB của Thụy Điển đã sản xuất loại "thép xanh" theo công nghệ
mới mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tập đoàn Volvo đã mua lô hàng đầu tiên và
dùng chúng để sản xuất xe rác ra mắt hồi tháng 10 vừa qua.
Giám đốc khu vực của SSAB Monica Quinteiro cho biết, thay vì sử dụng than và thải ra CO2
theo phương pháp truyền thống, quy trình sản xuất mới sẽ thải ra nước, từ đó giảm tới 90% lượng
CO2 trong công nghiệp sản xuất thép. Đây được coi là cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp
vốn thải ra khoảng từ 8 - 9% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.
Theo đó, từ "xanh" ở đây được hiểu là thân thiện với môi trường, nhờ được sản xuất dựa trên
công nghệ được đặt tên là HYBRIT (Hydrogen Breakthrough Ironmaking Technology) - Công
nghệ sản xuất sắt đột phá bằng hydro. Nhà sản xuất sẽ sử dụng khí hydro nóng cho quy trình loại
bỏ oxy.
Hydro sẽ giống như carbon trong than cốc, kết hợp với oxy trong quặng sắt, tạo ra nước. Mặc dù
phương pháp này không mới, song HYBRIT khác biệt ở chỗ sử dụng hydro sản xuất từ quá trình
điện phân, đồng thời đảm bảo rằng tất cả điện sử dụng trong quá trình sản xuất là từ năng lượng
tái tạo.
Mặc dù thép có thành phần chủ yếu là sắt, song vẫn cần tăng thêm carbon trong thành phẩm. Tuy
nhiên, lượng carbon này là rất nhỏ và chỉ thêm vào ở cuối quy trình sản xuất. "Lô thép không
nhiên liệu hóa thạch đầu tiên trên thế giới không chỉ là bước đột phá với SSAB mà còn là bằng
chứng cho thấy tính khả thi của việc chuyển đổi và giảm đáng kể lượng khí thải carbon của ngành
thép" - Martin Lindqvist, CEO kiêm Chủ tịch SSAB cho hay.
SSAB đang đặt mục tiêu đến năm 2026, có thể sản xuất 1,5 triệu tấn thép không sử dụng nhiên
liệu hóa thạch/năm. Rào cản lớn nhất đối với việc mở rộng quy mô sản xuất là việc tiếp cận
nguồn điện, đặc biệt là điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo. Để có thể sản xuất ở
quy mô tối đa, SSAB cần 15 terawatt giờ (TWh)/năm, trong khi LKAB cần 55 TWh cho các hoạt
động khai thác. Lượng điện này chiếm tới 1/3 tổng lượng điện tiêu thụ tại Thụy Điển.
Yếu tố cạnh tranh quốc tế:
Một số thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu thép lớn trong năm 2021 gồm ASEAN đạt 3,093 tỷ
28

USD chiếm 26.2% tổng kim ngạch, EU đạt 1,866 tỷ USD chiếm 15,98%, Trung Quốc 1,666 tỷ
USD chiếm 14,12%, Mỹ đạt 1,365 tỷ USD chiếm 11,57%... Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết,
trong năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến cho thị trường
bất động sản kém sôi động, kom theo đó là hoạt động xây dựng giảm sút, tình hình sản xuất, tiêu
thụ trong nước bị ảnh hường do giãn cách xã hội, song sản xuất và bán hàng sản phẩm thép các
loại vẫn tăng khá do kế thừa kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021 và sự sôi
động trở lại ở thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm. Theo đó, sản xuất thép thô đạt khoảng
23 triệu tấn, tăng 16%; sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 33 triệu tấn, tăng 19% và thép thành
phẩm các loại đạt 29 triệu tấn, tăng 16% so cùng kỳ.
Tỷ giá:
Giá thép hôm nay 26/12/2023 - Giá thép giao tháng 5/2024 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng
10 NDT lên 3.948 NDT/tấn.
Về nguyên liệu thô, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng phiên thứ 4
liên tiếp. Quặng sắt đóng cửa cao hơn 3% ở mức 973 nhân dân tệ/tấn (136,16 USD/tấn), đạt mức
tăng hàng tuần là 3,2%.
Trên sàn giao dịch Singapore (SGX), giá quặng sắt chuẩn giao tháng 1 tăng 1,1% lên 137,5
USD/tấn và tăng 2,7% trong tuần.
Theo phân tích từ các chuyên gia, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn trên sàn SGX Exchange đã bứt phá
khỏi ngưỡng kháng cự 62% ở mức xấp xỉ 136 USD/tấn, thị trường sẵn sàng hướng tới mục tiêu
145 - 158 USD/tấn trong quý. Kế tiếp.
Dự báo này được thúc đẩy bởi sản lượng tăng từ các lò cao của Trung Quốc khi chúng hoạt động
để bổ sung trữ lượng quặng sắt trong nước. Nó cũng giải thích sự cần thiết phải bù đắp cho những
tổn thất tồn kho dự kiến trong các chương trình bảo trì mỏ theo mùa trong quý đầu tiên.
Theo dự báo, nhu cầu thép của Trung Quốc sẽ giảm thêm 1,7% vào năm 2024, do hoạt động xây
dựng giảm đáng kể.

2.3.3 Môi trường bên trong:

-Nhân tố nguồn lực:

Tuyển dụng và tuyển chọn: Hòa Phát thực hiện quy trình tuyển dụng và tuyển chọn nghiêm ngặt
để chọn lọc những ứng viên có năng lực và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc. Công ty đánh
giá cao sự đa dạng và công bằng trong quá trình tuyển dụng.

Đào tạo và phát triển: Hòa Phát đầu tư mạnh vào đào tạo và phát triển nhân viên. Công ty cung
cấp các chương trình đào tạo chuyên sâu để nâng cao
29

Lương thưởng và phúc lợi: Hòa Phát cam kết trả lương và thưởng công bằng và hấp dẫn. Công ty
cũng cung cấp các chế độ phúc lợi hợp lý như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và các khoản phúc
lợi khác để đảm bảo sự hài lòng và động viên nhân viên

Môi trường làm việc: Hòa Phát tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, an toàn và cởi mở.
Công ty khuyến khích sự giao tiếp và hợp tác giữa các bộ phận

Sự thăng tiến và đánh giá hiệu suất: Hòa Phát tạo ra cơ hội thăng tiến và phát triển sự nghiệp cho
nhân viên thông qua các chương trình đánh giá hiệu suất và phát triển cá nhân. Công ty đánh giá
và đề cao sự đóng góp và nỗ lực của nhân viên.

-Hệ thống phân phối:

Kênh phân phối: Hòa Phát sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau để tiếp cận khách hàng. Các
kênh bao gồm hệ thống đại lý, đại lý phân phối, cửa hàng bán lẻ, trực tiếp từ nhà máy, cung cấp cho
các dự án xây dựng lớn và xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Hệ thống kho bãi: Hòa Phát có một hệ thống kho bãi rộng khắp để lưu trữ và quản lý hàng hóa. Các
kho bãi được đặt ở các vị trí chiến lược, gần các cảng biển, cụm công nghiệp và các khu vực tiêu thụ
chính.
Vận chuyển và logistics: Hòa Phát đầu tư vào hệ thống vận chuyển và logistics để đảm bảo hàng hóa
được giao đến khách hàng đúng thời gian và đúng chất lượng. Công ty sử dụng các phương tiện vận
chuyển và đối tác logistics đáng tin cậy để quản lý quy trình vận chuyển và phân phối.
Hệ thống quản lý đặt hàng và phân phối: Hòa Phát sử dụng các hệ thống quản lý đặt hàng và phân
phối hiện đại để theo dõi và điều hành quy trình từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi hàng hóa
được giao đến tay khách hàng. Công ty sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện quản lý và tối ưu
hóa quy trình phân phối.
Dịch vụ hậu mãi: Hòa Phát cung cấp dịch vụ hậu mãi chất lượng để đảm bảo sự hài lòng của khách
hàng sau khi mua sản phẩm. Công ty có các đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng chuyên
nghiệp để giải quyết các vấn đề và yêu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC THỰC


HIỆN XUẤT KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP
3.1 Những ưu điểm trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa…:

3.1.1 Vốn:
30

Tập đoàn Hòa Phát đứng thứ 15 trong top 30 các công ty thép hòa vốn lớn nhất thế giới, theo
hãng dữ liệu của Anh Quốc công bố. Vì vậy nguồn vốn của tập đoàn Hòa Phát dồi dào đáp ứng
tốt cho tổ chức xuất khẩu.
3.1.2 Nguồn lực:
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và cung cấp dịch vụ. Nhân lực được chia thành những nhóm như nhân sự nội bộ, nhân viên
văn phòng, nhân viên kinh doanh và nhân 26 viên chuyên môn được phân bổ trên toàn cầu thuộc hơn
420 công ty trực thuộc, cộng với hơn 92.000 đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Nó giúp đảm
bảo rằng tất cả các quy trình và hệ thống của tập đoàn được thực hiện một cách trơn tru và đáp ứng
các nhu cầu của khách hang

3.1.3 Nguồn hàng:


Các nhà máy của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát được trang bị dây chuyền công nghệ hiện
đại, trình độ tự động hóa cao của Đức, Italia, Đài Loan,…. Từ nguyên liệu đầu vào là thép cuộn
cán nóng, Ống thép được sản xuất qua 05 bước cơ bản là tẩy gỉ, cắt xả băng, uốn ống hàn định
hình, công đoạn mạ (với ống mạ nhúng nóng) và làm mát hoặc phủ dầu chống han gỉ (với ống
thép đen hàn và ống thép cỡ lớn). Tất cả các công đoạn sản xuất đều tự động hóa cao, đáp ứng
các tiêu chuẩn khắt khe của Việt Nam, Mỹ, Anh,… và được kiểm soát nghiêm ngặt bởi hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Nhờ vậy, sản phẩm Ống thép Hòa Phát có chất lượng ưu việt, không chỉ nhiều năm liền chiếm vị
trí thị phần số 1 trong nước mà còn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như
Úc, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Ấn Độ… Từ đầu năm 2020, Ống thép Hòa Phát là đơn vị tiên phong sản
xuất và cung cấp cho thị trường sản phẩm ống thép cỡ lớn với các kích thước như ống tròn ⱷ273
và ⱷ 325mm, ống hộp vuông 200x200, 250x250 mm, ống chữ nhật 200x300. Dây chuyền thiết bị
sản xuất dòng sản phẩm này được đầu tư bài bản và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay với giá trị
trên 4 triệu USD, trang bị hệ thống thiết bị test thử áp lực, vét đầu ống, nạo đường hàn trong giúp
cung cấp cho thị trường các sản phẩm chất lượng vượt trội, sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A53
và ASTM A500 đảm bảo chịu lực tốt và tính thẩm mỹ cao.

3.1.4 Vị thế cạnh tranh:


Có quy mô lớn và chuỗi giá trị cao: Top 1 về công suất tại Việt Nam (thị phần thép xây dựng số 1
tại Việt Nam, thị phần thép ống số 1 tại Việt Nam), các sản phẩm thép Hoà Phát không chỉ chất
lượng, mà còn có giá thành cạnh tranh trên thị trường nhờ sở hữu quy trình sản xuất có chuỗi giá
31

trị cao.
Có cảng nước sâu: Tập đoàn có cảng Hoà Phát Dung Quất có tổng cộng 11 bến, trong đó bến 10
và bến 11 đón được tàu lớn nhất có trọng tải tới 200.000 tấn. Tại Khu Liên hợp Hoà Phát Dung
Quất, nhờ có cảng nước sâu, mỗi tấn nguyên nhiên vật liệu giúp Hoà Phát giảm 3-5USD/tấn, đây
là một lợi thế lớn đối với Tập đoàn vì nguyên nhiên vật liệu nhập hàng năm lên tới nhiều triệu
tấn, mặt khác Hoà Phát cũng dễ dàng xuất sản phẩm tới các thị trường phía Nam và xuất khẩu.
Phù hợp với giai đoạn phát triển của Đất nước: Vì Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu xây
dựng điện, đường, trường, trạm, cầu, cống, công trình, dự án, ngành sản xuất ô tô .v.v. là rất lớn,
cần nhiều tới vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép. Còn ở những Đất nước phát triển trên thế giới,
ngành thép ít có cơ hội phát triển, vì họ luôn ưu tiên bảo vệ môi trường, chẳng hạn như Trung
Quốc là nước xuất khẩu và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, hiện nay chính sách của Trung Quốc
đang hướng tới mục tiêu môi trường xanh, đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất thép của
Trung Quốc bắt buộc giảm công suất và rất khó để mở rộng quy mô.
Tự chủ sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC), hiện nay tại Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp tự chủ
sản xuất thép HRC đó là Tập đoàn Hoà Phát và Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh (trong khi nhu cầu
thép HRC cung đang nhỏ hơn cầu rất nhiều).
Tên tuổi thương hiệu Tập đoàn Hoà Phát dẫn đầu trong ngành thép tại Việt Nam: Nằm trong Top
7 thương hiệu mạnh nhất tại Việt Nam.
3.1.5 Mức độ bao phủ toàn cầu:
Doanh nghiệp Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất và kinh doanh thép hàng đầu tại
Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ bao phủ toàn cầu của Hòa Phát không được rõ ràng và đang tăng
dần theo chiến lược mở rộng quốc tế của công ty.

Hiện tại, Hòa Phát đã có một số hoạt động xuất khẩu sản phẩm thép sang các thị trường quốc tế
như Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Công ty đã xây dựng một số nhà máy sản xuất thép tại các quốc
gia như Lào và Campuchia, và đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu vào các thị
trường mới.
3.1.6 Quan hệ với các đối tác:
Đối tác nguồn cung cấp nguyên liệu: Hòa Phát hợp tác với các công ty khai thác quặng sắt, nhà
máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, và các nhà cung cấp khác để đảm bảo nguồn cung cấp
nguyên liệu thép ổn định và chất lượng.

Đối tác công nghệ: Hòa Phát hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu để nâng cao quy trình
sản xuất, tăng cường hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Điều này có thể bao gồm việc áp dụng
32

các công nghệ mới, sử dụng thiết bị hiện đại và tư vấn kỹ thuật.

Đối tác phân phối: Hòa Phát liên kết với các đối tác phân phối và đại lý để tiếp cận khách hàng
trên khắp Việt Nam và trên thế giới. Các đối tác này giúp Hòa Phát tiếp thị và phân phối sản
phẩm thép đến các thị trường khác nhau, đảm bảo sự hiện diện và tiếp cận khách hàng một cách
hiệu quả.

Đối tác tài chính: Hòa Phát hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tài chính để đảm bảo nguồn vốn
và hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư và phát triển. Điều này giúp công ty có nguồn lực và khả
năng tài chính để mở rộng quy mô sản xuất và phát triển các dự án mới.
3.1.7 Thị trường tiêu thụ toàn cầu:
Thép Hòa Phát đã xuất khẩu đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp 5 châu lục như: Mỹ, Nhật
Bản, Canada, Úc, Bỉ, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc….Ngoài xuất khẩu thép dài, Tập đoàn
Hòa Phát còn xuất khẩu thép cuộn cán nóng, ống thép và tôn mạ các loại ra thị trường thế giới.
Điển hình là lô thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italia với khối lượng 35.000 tấn vào đầu
năm 2022. Đơn hàng đi châu Âu mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm HRC của Tập
đoàn. Ngoài ra, HRC Hòa Phát đã được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Italia,
Indonesia, Thái Lan,…
Tôn Hòa Phát hiện đã xuất khẩu tới hàng chục quốc gia tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ như Ấn
Độ, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ,.. Năm 2022,
Tôn Hòa Phát khai thác thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, và một số nước tại châu Âu.
Việc khai thác các thị trường xuất khẩu giúp Hòa Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời
góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam

3.2 Những hạn chế trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại
Hòa Phát:
3.2.1 Chính sách và quy định pháp lý:
Chính sách an toàn lao động: Thép Hòa Phát tuân thủ các quy định về an toàn lao động và đảm
bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo và nâng
cao nhận thức về an toàn lao động cho nhân viên.

Chính sách bảo vệ môi trường: Thép Hòa Phát cam kết tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường và thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Công ty đầu
tư vào công nghệ tiên tiến để giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng.

Chính sách chất lượng: Thép Hòa Phát tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm và đảm bảo
rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Công ty thường xuyên kiểm tra và
33

nâng cao quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Quy định pháp lý về kinh doanh: Thép Hòa Phát tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh
và đảm bảo hoạt động của mình tuân thủ đúng quy trình và quy định của pháp luật.
3.2.1 Yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn:
Được hình thành và phát triển từ lâu đời, Hòa Phát đã gần như chiếm trọn niềm tin của khách
hàng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Với việc lấy lĩnh vực sắt thép làm cốt lõi, công ty đã
không ngừng phát triển mà đưa ra nhiều sản phẩm sắt thép đến tay người tiêu dùng. Mỗi sản
phẩm thép đều có những tiêu chuẩn sản xuất riêng.
Thép thanh vằn Hòa Phát

Thép thanh vằn Hòa Phát là loại thép dạng thanh có đường kính từ 10 đến 55mm. Đây là loại thép
được sử dụng trong tất cả các công trình xây dựng. Thép được sản xuất trên bề mặt có các đường
vân nổi hình xương cá trên thân thanh thép.

Các đường vân trên thân thép có tác dụng tạo tính liên kết giữa thép và bê tông để tạo thành khối
thống nhất, vững chắc. Thép khi xuất xưởng sẽ được đóng gói thành từng bó với chiều dài 1 cây
là 11,7m và trọng lượng mỗi bó khoảng 3 tấn.
Thép thanh vằn Hòa Phát có các đặc điểm riêng như: thép có màu xanh xám, bền chắc.

Thép thành phẩm phải đạt được giới hạn chảy, giới hạn bền, được xác định bằng việc thử kéo và
thử uốn ở dạng nguội. Chính vì vậy mà thép thanh vằn Hòa Phát được sử dụng rộng rãi trong các
công trình lớn như cao ốc, cầu đường, thủy điện, trung tâm thương mại,... Thép thường sử dụng
các mác như: Gr40, CB300, CB400, CB500,...

Bộ tiêu chuẩn thép Hòa Phát đang sử dụng đối với thép thanh vằn là: ASTM A615/A615M (Hoa
Kỳ), TCVN 1651 - 2:2018 (Việt Nam)

3.2.2 Vấn đề phân phối và vận chuyển:


Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, với quy mô sản xuất lớn
và thị trường tiêu thụ rộng khắp. Tuy nhiên, trong quá trình phân phối và vận chuyển sản phẩm,
Hòa Phát cũng gặp phải một số vấn đề:

Hạ tầng giao thông chưa phát triển đồng bộ: Việt Nam là một quốc gia có diện tích rộng lớn, với
nhiều địa hình khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn
34

chế, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núi. Điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển
thép của Hòa Phát, đặc biệt là ở những khu vực có địa hình hiểm trở, giao thông kém phát triển.

Thị trường tiêu thụ chưa được phân phối hợp lý: Hiện nay, Hòa Phát đang phân phối sản phẩm
của mình thông qua hệ thống đại lý và nhà phân phối. Tuy nhiên, hệ thống phân phối của Hòa
Phát vẫn chưa được phân phối hợp lý, đặc biệt là ở những khu vực có thị trường tiêu thụ tiềm
năng. Điều này khiến cho Hòa Phát gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị
trường.

Công nghệ quản lý vận chuyển chưa được ứng dụng hiệu quả: Hòa Phát hiện đang áp dụng hệ
thống quản lý vận chuyển truyền thống, dựa trên các phương pháp thủ công. Điều này khiến cho
việc quản lý vận chuyển của Hòa Phát chưa được hiệu quả, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian
và chi phí.
3.2.3 Vấn đề về tài chính:
Giá cổ phiếu giảm đã phản ánh phần nào triển vọng lợi nhuận. Mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng
trưởng nhưng việc giá thép giảm được cho là sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của Hòa Phát.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép mới đây, Chứng khoán SSI cho biết, sau khi tăng
15% trong quý 1 do nhu cầu bị dồn nén, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm trong nước (bao gồm
thép xây dựng, tôn mạ và thép ống) trong tháng 4 và tháng 5 đã giảm khoảng 32% so với cùng
kỳ.

Sản lượng xuất khẩu của thép thành phẩm đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ là 13% trong giai
đoạn 5 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, kênh xuất khẩu vẫn có xu hướng chững lại trong những
tháng gần đây, đặc biệt trong mảng tôn mạ, với sản lượng hàng tháng thấp hơn khoảng 30% so
với mức đỉnh trong quý 4 năm 2021. Sự sụt giảm về sản lượng như vậy là do nhu cầu giảm ở các
thị trường xuất khẩu chủ chốt (đặc biệt là Mỹ và EU), những thị trường mà trong điều kiện thuận
lợi từng chiếm 60-70% sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam.

Đối với Hòa Phát, SSI giảm dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 từ 176.000 tỷ đồng và
31.100 tỷ đồng xuống 160.000 tỷ đồng (tăng 6,9% so với cùng kỳ) và 26.500 tỷ đồng (giảm
23,1% so với cùng kỳ), chủ yếu do giả định giá thép giảm.

3.2.4 Yếu tố khách quan:


35

Kích thước và quy mô: Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp lớn và quy mô lớn nhất tại
Việt Nam. Quy mô của công ty này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc mua sắm nguyên
liệu, phân phối sản phẩm và đàm phán với các đối tác kinh doanh.

Dòng sản phẩm đa dạng: Hòa Phát sản xuất và kinh doanh nhiều dòng sản phẩm khác nhau, bao
gồm thép, xi măng, ô tô và các sản phẩm công nghiệp khác. Đa dạng hóa dòng sản phẩm giúp
công ty giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội kinh doanh trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Công nghệ tiên tiến: Hòa Phát đã đầu tư mạnh vào công nghệ và nâng cao quy trình sản xuất để
đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản phẩm. Công nghệ tiên tiến có thể giúp công ty tăng cường
năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tài chính ổn định: Hòa Phát có tài chính ổn định và khả năng tài chính mạnh mẽ để đầu tư và
phát triển. Tài chính ổn định giúp công ty thực hiện các dự án lớn và mở rộng hoạt động kinh
doanh một cách bền vững.

Thương hiệu đáng tin cậy: Hòa Phát đã xây dựng được một thương hiệu đáng tin cậy và uy tín
trong ngành công nghiệp. Điều này tạo lòng tin và sự tin tưởng từ phía khách hàng, đối tác kinh
doanh và nhà đầu tư.

Quan hệ đối tác: Hòa Phát đã thiết lập một mạng lưới đối tác rộng khắp trong và ngoài nước.
Quan hệ đối tác tốt có thể mang lại lợi ích về nguồn cung ứng, tiếp thị và phân phối sản phẩm.

3.2.5 Khó khăn với thị trường xuất khẩu:

Thị trường biến động: Giá thép và nhu cầu trên thị trường quốc tế thường xuyên biến động, ảnh
hưởng đến giá cả và lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu thép. Sự không ổn định này có thể
làm tăng rủi ro kinh doanh.

Cạnh tranh cao: Các doanh nghiệp xuất khẩu thép phải cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ từ các
quốc gia khác, đặc biệt là những nơi có chi phí sản xuất thấp. Điều này có thể tạo ra áp lực giảm giá
và giảm lợi nhuận.

Quy định thương mại và thuế quan: Các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và các thuế quan
có thể tăng nguy cơ và chi phí xuất khẩu. Nhiều quốc gia cũng áp đặt các biện pháp bảo vệ để bảo vệ
sản phẩm nội địa, điều này có thể làm giảm cơ hội xuất khẩu.
36

Yêu cầu chứng nhận và quy chuẩn: Nhiều quốc gia yêu cầu các sản phẩm thép tuân theo các tiêu
chuẩn chất lượng và an toàn cụ thể. Việc đáp ứng các yêu cầu này có thể tăng chi phí sản xuất và xuất
khẩu, cũng như đòi hỏi các biện pháp quản lý chất lượng.

Biến đổi khí hậu và môi trường: Áp lực ngày càng tăng đối với các ngành công nghiệp, bao gồm cả
ngành sản xuất thép, để giảm phát thải và tăng cường bảo vệ môi trường. Các biện pháp này có thể
đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ sạch và tái tạo năng lượng.

Thiếu hụt nguồn nhân lực: Các doanh nghiệp xuất khẩu thép có thể phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt
nguồn nhân lực chất lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật và chuyên môn về các khâu xuất
khẩu thép

3.3 Những rủi ro trong hoạt động tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại Hòa
Phát:
3.3.1 Rủi ro về văn hoá:
Những rủi ro về văn hóa trong hoạt động xuất khẩu tại Hòa Phát:
Khác biệt về văn hóa kinh doanh: Mỗi quốc gia có một nền văn hóa kinh doanh riêng, với
những quy tắc, chuẩn mực riêng. Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh có thể dẫn đến những
xung đột, mâu thuẫn trong quá trình giao dịch, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Hòa Phát
và các đối tác nước ngoài.
Khác biệt về phong tục tập quán: Mỗi quốc gia có những phong tục tập quán riêng, ảnh hưởng
đến cách thức giao tiếp, ứng xử của con người. Sự khác biệt về phong tục tập quán có thể
khiến các nhân viên của Hòa Phát không hiểu được đối tác nước ngoài, dẫn đến những hành
động, lời nói gây phản cảm, ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh doanh.

3.3.2 Rủi ro về ngôn ngữ:


Những rủi ro về ngôn ngữ trong hoạt động xuất khẩu tại Hòa Phát:

Hiểu lầm về hợp đồng: Do sự khác biệt về ngôn ngữ, dẫn đến sự hiểu lầm về nội dung hợp đồng,
dẫn đến tranh chấp giữa các bên.

Chậm trễ trong giao dịch: Do sự khác biệt về ngôn ngữ, dẫn đến sự chậm trễ trong giao dịch,
chẳng hạn như chậm trễ trong việc gửi thông tin, chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề phát
sinh,...

Thiếu hiệu quả trong giao tiếp: Do sự khác biệt về ngôn ngữ, có thể dẫn đến thiếu hiệu quả trong
giao tiếp, khiến cho việc trao đổi thông tin giữa các bên gặp khó khăn, dẫn đến những quyết định
37

sai lầm.

3.3.3 Rủi ro từ tôn giáo:


3.3.4 Rủi ro chính trị:
3.3.5 Rủi ro pháp lý:

Rủi ro về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa:Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào
thị trường Hoa Kỳ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ,
được hưởng lợi từ việc các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tăng cường nguồn cung cấp hàng thay thế hàng
hóa có xuất xứ từ Trung Quốc do việc chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng 7/2018 áp tăng thuế nhập
khẩu đối với nhiều mặt hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi thế này là hữu hạn và
chứa đựng nhiều rủi ro, đã phát sinh tranh chấp từ hoặc liên quan đến xuất xứ hàng hóa và chứng
nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thể hiện phổ biến ở hai dạng thức dưới đây:

- Một là, gian lận, giả mạo giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của Việt Nam, chuyển tải bất hợp
pháp để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, thường xuyên và phổ biến hơn sau khi
xảy ra cuộc chiến thương mại Mỹ Trung.

- Hai là, các tranh chấp cụ thể về chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với các hợp đồng mua bán
hàng hóa cụ thể.

Rủi ro về việc đáp ứng yêu cầu an toàn hàng hóa:Chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ là yêu cầu rất quan trọng, được ví von như visa nhập khẩu hàng hóa Việt
Nam vào thị trường này. Ví dụ, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm vào thị trường
Mỹ phải đăng ký chất lượng với Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ, đăng ký cơ sở sản xuất kinh
doanh để được cấp mã số kinh doanh của FDA. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp Việt Nam có khó
khăn trong việc nắm bắt quy định, trình tự, thủ tục xin cấp mã số FDA (quy định giám sát dộ an toàn
những sản phẩm thuộc danh mục quản lý lưu ý lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ), ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ

3.3.6 Rủi ro tín dụng và tài chính:


- Tín dụng
Rủi ro thanh toán (Payment Risk): Có thể xảy ra tình trạng mà đối tác không thanh toán đúng hóa
đơn theo thỏa thuận, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này có thể do khả năng tài
chính kém, vấn đề chính trị hoặc hậu quả của sự biến động kinh tế.
38

Rủi ro tín dụng của đối tác (Counterparty Credit Risk): Doanh nghiệp cần đánh giá khả năng
thanh toán của đối tác xuất khẩu. Nếu đối tác có lịch sử thanh toán không đảm bảo, có thể có rủi
ro cao về tín dụng.

Rủi ro hạn mức tín dụng (Credit Limit Risk): Doanh nghiệp cần thiết lập một mức tín dụng tối đa
cho mỗi đối tác để giảm nguy cơ mất mát tài chính. Tuy nhiên, nếu đối tác vượt quá mức tín dụng
đã đề ra, rủi ro tăng lên.

Rủi ro tài chính toàn cầu (Global Financial Risk): Sự không ổn định trong hệ thống tài chính toàn
cầu có thể ảnh hưởng đến khả năng vay vốn và chi phí vốn, tăng rủi ro tài chính cho các doanh
nghiệp xuất khẩu.

- Tài chính

Biến động giá cả: Thị trường thép thường chịu đựng sự biến động lớn về giá cả do nhiều yếu tố
như cung và cầu, chi phí nguyên liệu, và tình trạng kinh tế toàn cầu. Biến động giá cả có thể ảnh
hưởng đến giá bán và lợi nhuận từ xuất khẩu thép.

Thay đổi trong chi phí nguyên liệu: Xuất khẩu thép liên quan chặt chẽ đến chi phí nguyên liệu,
như quặng sắt và than cốc. Bất kỳ biến động nào trong giá của những nguyên liệu này có thể tác
động mạnh đến chi phí sản xuất và lợi nhuận.

Rủi ro hối đoái: Doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với rủi ro từ những biến động trong tỷ giá
hối đoái. Nếu giá trị đồng tiền địa phương giảm giá so với đồng tiền của đối tác xuất khẩu, có thể
tăng chi phí nhập khẩu và giảm lợi nhuận.

Chính sách thương mại và biện pháp chống bán phá giá: Thị trường quốc tế thường xuyên thay
đổi chính sách thương mại và áp đặt biện pháp chống bán phá giá. Những biện pháp như thuế
nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và giảm lợi nhuận.

Thách thức về vận chuyển và logistcs: Xuất khẩu thép thường liên quan đến quá trình vận chuyển
phức tạp và đòi hỏi hệ thống logistics hiệu quả. Sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc tăng chi phí vận
chuyển có thể ảnh hưởng đến chi phí tổng cộng và lợi nhuận.
39

3.3.7 Rủi ro chất lượng:


3.3.8 Rủi ro vận chuyển và hậu cần (Logistics):

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC


THỰC HIỆN XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
4.1 Nguyên nhân của những hạn chế và rủi ro trong hoạt động tổ chức thực
hiện xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp:

Thay đổi chính sách và quy định xuất khẩu: Các chính sách và quy định về xuất khẩu có
thể thay đổi đột ngột hoặc không nhất quán trong các quốc gia đối tác, gây ra khó khăn
cho doanh nghiệp trong việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá.

Vấn đề về chất lượng sản phẩm: Nếu sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chuẩn
chất lượng của thị trường đích, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận và
duy trì thị trường xuất khẩu. Điều này có thể gây mất động lực và đánh mất niềm tin từ
phía khách hàng.

Vấn đề về vận chuyển và giao nhận hàng hoá: Hạn chế trong vận chuyển và giao nhận
hàng hoá có thể làm tăng chi phí và thời gian vận chuyển, gây khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Yếu tố hậu cần: Yếu tố hậu cần như hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ hỗ
trợ và quy trình thủ tục hải quan có thể ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của doanh
nghiệp. Nếu hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và giao nhận hàng hoá,
doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện xuất khẩu.

Rủi ro tài chính: Việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá có thể đòi hỏi các khoản đầu tư lớn,
nhưng doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tài trợ hoặc đảm bảo tài chính đủ để
thực hiện hoạt động xuất khẩu. Sự biến đổi tỷ giá, việc không đảm bảo thanh toán từ phía
khách hàng hoặc rủi ro về tín dụng cũng có thể gây rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Rủi ro thị trường: Các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt với rủi ro thị trường như biến
động giá cả, thay đổi nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh
tranh. Việc không đảm bảo đủ thông tin về thị trường đích và không thực hiện được chiến
lược tiếp cận thị trường hiệu quả có thể gây tổn thất và rủi ro cho doanh nghiệp.

4.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
tổ chức thực hiện xuất khẩu hàng hoá:

You might also like