You are on page 1of 4

(Trang 1)

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN


HỌC PHẦN: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO
HỢP ĐỒNG

Mã Bài tập lớn: 01

Họ và tên: Trần Đức Vinh


MSSV: 224060086
Lớp niên chế: K22LKTB
Nhóm lớp tín chỉ: LAW40A01
Số thứ tự theo danh sách điểm: 25
(Trang 2)

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2

Câu 1 Câu 2 Tổng Câu 1 Câu 2 Tổng

ĐIỂM TRUNG BÌNH:


: Câu 1. (3,0 điểm) Thông qua Tọa đàm “Các vấn đề cần lưu ý khi đàm phán, soạn thảo
hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm” diễn ra vào ngày 09/3/2024, Anh/Chị hãy
trình bày những vướng mắc thường gặp liên quan đến việc ủy quyền trong quá trình
thực hiện các hợp đồng tín dụng để từ đó đưa ra những lưu ý về việc ủy quyền khi soạn
thảo hợp đồng tín dụng.

Trả lời: Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện
theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015.

Cụ thể, Điều 138 Chương IX, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 (Bộ
luật Dân sự năm 2015) quy định: đại diện theo ủy quyền thì các cá nhân, pháp nhân có
thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Hình
thức ủy quyền đa dạng và do các bên thỏa thuận có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành
vi, trừ trường hợp pháp luật quy định phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, để hoạt động
ủy quyền bảo đảm đúng quy định pháp luật, thể hiện đầy đủ nội dung ủy quyền, quyền,
nghĩa vụ của các bên, đồng thời làm căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh thì ủy
quyền thường được xác lập dưới hình thức văn bản là hợp đồng ủy quyền. Điều 562 Bộ
luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy
quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 563, Bộ
luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp
luật quy định. Trường hợp không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp
đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Thông qua Tọa đàm “Các vấn đề cần lưu ý khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng tín dụng và
hợp đồng bảo đảm” diễn ra vào ngày 09/3/2024. Ta có thể thấy các vướng mắc thường gặp
liên quan đến vấn đề ủy quyền thường gặp là:

Thứ nhất, Hợp đồng vô hiệu khi người đại diện của pháp nhân không đủ năng lực pháp luật.
Đối với cá nhân, năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Nó
có từ khi con người sinh ra cho đến khi con người chết đi và không thể đương nhiên bị bác bỏ,
hạn chế ngoại trừ pháp luật quy định trong những trường hợp đặc biệt.
Khác với cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân, tổ chức không mặc nhiên mà có. Nó chỉ
tồn tại khi pháp nhân, tổ chức đó tồn tại và chấm dứt khi pháp nhân, tổ chức đó không còn.
Việc người đại diện của pháp nhân không có năng lực pháp luật để thực hiện đại diện cho các
hợp đồng tín dụng khi được ủy quyền
Thứ hai, Hợp đồng ủy quyền đi kèm hợp đồng bảo đảm tiền vay và những hệ lụy. Hiện nay,
trên thực tế khá nhiều ngân hàng đề nghị khách hàng vay vốn thực hiện hợp đồng ủy quyền xử
lí tài sản cho các Tổ chức tín dụng(TCTD) đề đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng.
Tuy nhiên, theo các quy định của pháp luật về ủy quyền và đảm bảo tài sản thì việc ủy quyền
xử lí tài sản của TCTD vẫn phải thông qua chủ sở hữu tài sản đó.
Như ta thấy ở trên, nếu TCTD với tư cách là người đại diện cho chủ sở hữu theo ủy quyền để
thực hiện quyền xử lý tài sản, thì chúng ta sẽ thấy sự mâu thuẫn trong quan hệ đại diện này.
Bên cạnh đó, với hợp đồng ủy quyền cho các tổ chức tín dụng để xử lý tài sản thì TCTD chỉ
được thực hiện nghĩa vụ xử lý tài sản bảo đảm mà không thể bán cho bên thứ ba vì nằm ngoài
phạm vi hoạt động của TCTD.
Và đối tượng của ủy quyền chỉ đơn thuần là các công việc, và như đã nói, người được đại diện
chỉ có thể là cá nhân để thực hiện việc đại diện.

CÂU 2:

You might also like