You are on page 1of 42

TRIỂN VỌNG

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


Năm 2024
TÓM TẮT NỘI DUNG
Chúng tôi đánh giá triển vọng thị trường chứng khoán năm 2024 ở mức KHẢ QUAN, được hỗ trợ bởi các yếu tố:

I. THẾ GIỚI II. VĨ MÔ TRONG NƯỚC III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bước vào 1. Tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao. 1. Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết được
chu kỳ hồi phục. 2. Lạm phát được kiểm soát tốt. kỳ vọng tăng trưởng mạnh.
2. Nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và kỳ 3. Tỷ giá ổn định. 2. Định giá thị trường ở mức thấp so với
vọng FED giảm lãi suất 4. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp. trung bình 5 năm.
3. Trung Quốc phát tín hiệu nới lỏng chính 5. Tăng trưởng tín dụng tăng tốc. 3. Dư nợ vay margin vẫn ở mức an toàn.
sách hơn nữa. 6. Đầu tư công tiếp tục là động lực tăng 4. Dòng tiền có xu hướng quay trở lại thị
trưởng chính. trường chứng khoán.
7. FDI tiếp tục là điểm sáng. 5. Kỳ vọng vào hệ thống KRX và nâng hạng
8. Xuất khẩu hồi phục trở lại. thị trường.
9. Sản xuất công nghiệp cải thiện.
10. Tiêu dùng duy trì đà hồi phục.
11. Du lịch hồi phục mạnh mẽ.
12. Kỳ vọng các luật sửa đổi được thông
qua tại kỳ họp Quốc hội khoá XV.

Tuy nhiên, một số rủi ro cần theo dõi như:


1. Căng thẳng địa chính trị leo thang.
2. FED tiếp tục duy trì lãi suất cao.
3. Trung Quốc hồi phục chậm.
4. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp.
5. Lợi nhuận doanh nghiệp hồi phục yếu hơn kỳ vọng.
6. KRX bị trì hoãn. 2
TÓM TẮT NỘI DUNG
Dự báo chỉ số VN-Index năm 2024 theo phân tích kỹ thuật:

1. KỊCH BẢN TÍCH CỰC (XÁC SUẤT 60%) 2. KỊCH BẢN TRUNG LẬP (XÁC SUẤT 30%) 3. KỊCH BẢN TIÊU CỰC (XÁC SUẤT 10%)

Ở kịch bản TÍCH CỰC, chúng tôi kỳ vọng Ở kịch bản TRUNG LẬP, chúng tôi cho rằng Ở kịch bản TIÊU CỰC, thị trường sẽ có nhịp
VN-Index sẽ giữ vững được sự vận động thị trường đã thành công tạo đáy dài hạn ở giảm sâu và phá vỡ đi vùng hỗ trợ quanh
theo lý thuyết Elliott wave và thành công năm 2023 và kịch bản của chỉ số trong năm mức tâm lý 1,000 điểm. Khi đó, chỉ số sẽ có
vượt cản 1,250 điểm để kéo dài mẫu hình 5 2024 sẽ khó giảm sâu về mức đáy này. Tuy khả năng tiếp tục lao dốc trước khi lực cầu
sóng tăng hướng tới mục tiêu xa hơn quanh nhiên, thị trường trong kịch bản này sẽ thiếu thật sự trở lại đầy quyết liệt tại vùng đáy
mức 1,400 điểm và hoàn thành sóng tăng đi các chất xúc tác mặt về mặt vĩ mô cũng tháng 12/2022. Ở kịch bản này, chứng tôi kỳ
lớn 1 tại đây. Theo đó, VN-INDEX trong như tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp vọng lực cầu bắt đáy sẽ một lần nữa giúp
năm 2024 có thể đạt 1,300 – 1,400 niêm yết chưa đặt đúng kỳ vọng. Trong bối chỉ số thành công tạo đáy 2 quanh mức 900
cảnh đó, thị trường sẽ chuyển qua xu hướng điểm để hình thành mẫu hình đảo chiều 2
điểm.
tích lũy trung hạn dạng sideway up hoặc flat đáy (Double Bottom) trước khi phục hồi trở
pattern. Điểm cần chú ý là kịch bản này chỉ lại. Theo đó, VN-Index trong năm 2024
diễn ra khi chỉ số chưa thể vượt được cản
có khả năng điều chỉnh xuống khu
1,280 điểm và giữ được mức đáy tháng
vực 900 – 1,000 điểm.
11/2023 (quanh mức 1,120 điểm). Kịch bản
này sẽ khá giống với giai đoạn tháng 03-
12/2019. Theo đó, VN-Index trong năm
2024 có thể đạt 1,200 – 1,300 điểm.
3
DỰ BÁO CHỈ SỐ VNINDEX

1. KỊCH BẢN TÍCH CỰC (XÁC SUẤT 60%)

Ở kịch bản TÍCH CỰC, chúng tôi kỳ


vọng VN-Index sẽ giữ vững được
sự vận động theo lý thuyết Elliott
wave và thành công vượt cản 1,250
điểm để kéo dài mẫu hình 5 sóng
tăng hướng tới mục tiêu xa hơn
quanh mức 1,400 điểm và hoàn
thành sóng tăng lớn 1 tại đây. Theo
đó, VN-INDEX trong năm 2024 có
thể đạt 1,300 – 1,400 điểm.

4
DỰBÁO
DỰ BÁOCHỈ
CHỈ SỐ
SỐ VN-INDEX
VNINDEX
2. KỊCH BẢN TRUNG LẬP (XÁC SUẤT 30%)

Ở kịch bản TRUNG LẬP, chúng tôi cho


rằng thị trường đã thành công tạo đáy
dài hạn ở năm 2023 và kịch bản của
chỉ số trong năm 2024 sẽ khó giảm sâu
về mức đáy này. Tuy nhiên, thị trường
trong kịch bản này sẽ thiếu đi các chất
xúc tác mặt về mặt vĩ mô cũng như tốc
độ phục hồi của các doanh nghiệp
niêm yết chưa đặt đúng kỳ vọng. Trong
bối cảnh đó, thị trường sẽ chuyển qua
xu hướng tích lũy trung hạn dạng
sideway up hoặc flat pattern. Điểm cần
chú ý là kịch bản này chỉ diễn ra khi chỉ
số chưa thể vượt được cản 1,280 điểm
và giữ được mức đáy tháng 11/2023
(quanh mức 1,120 điểm). Kịch bản này
sẽ khá giống với giai đoạn tháng 03-
12/2019. Theo đó, VN-Index trong
năm 2024 có thể đạt 1,200 – 1,300
điểm.
5
DỰBÁO
DỰ BÁOCHỈ
CHỈ SỐ
SỐ VN-INDEX
VNINDEX

3. KỊCH BẢN TIÊU CỰC (XÁC SUẤT 10%)


Ở kịch bản TIÊU CỰC, thị trường sẽ
có nhịp giảm sâu và phá vỡ đi vùng
hỗ trợ quanh mức tâm lý 1,000 điểm.
Khi đó, chỉ số sẽ có khả năng tiếp tục
lao dốc trước khi lực cầu thật sự trở
lại đầy quyết liệt tại vùng đáy tháng
12/2022. Ở kịch bản này, chứng tôi
kỳ vọng lực cầu bắt đáy sẽ một lần
nữa giúp chỉ số thành công tạo đáy 2
quanh mức 900 điểm để hình thành
mẫu hình đảo chiều 2 đáy (Double
Bottom) trước khi phục hồi trở lại.
Theo đó, VN-Index đóng cửa năm
2024 trong vùng 900 – 1,000 điểm.

6
TRIỂNVỌNG
TRIỂN VỌNG NGÀNH
NGÀNH 2024
2024

TRIỂN VỌNG NGÀNH 2024


STT NGÀNH ĐIỂM TRIỂN VỌNG CÂU CHUYỆN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NỔI BẬT ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ
1 Chứng khoán +3 Hệ thống KRX và nâng hạng thị trường SSI, HCM, VCI, FTS, BSI +3 Rất tích cực
2 Bất động sản khu công nghiệp +3 Làn sóng dịch chuyển FDI lần thứ 4 KBC, VGC, SIP, IDC, SZC +2 Tích cực
3 Ngân hàng +3 Tín dụng cải thiện và chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ VCB, TCB, ACB, MBB, SSB +1 Khá tích cực
4 Mía đường +2 Giá đường duy trì ở mức cao SBT, QNS 0 Trung tính
5 Công nghệ & viễn thông +2 Nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ FPT, VGI -1 Khá tiêu cực
6 Thép +2 Nhu cầu thép phục hồi và giá bán tăng HPG, HSG, TVN -2 Tiêu cực
7 Hàng không +2 Khách quốc tế dẫn dắt tăng trưởng HVN, ACV -3 Rất tiêu cực
8 Bất động sản nhà ở +1 Tháo gỡ pháp lý và chính sách tiền tệ nới lỏng VHM, NLG
9 Xây dựng +1 Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công CTD, VCG
10 Điện +1 Nhu cầu về điện tăng cao POW
11 Dầu khí +1 Chuỗi siêu dự án điện khí Lô B – Ô Môn 12 tỷ USD GAS, BSR, PVS, PVD
12 Thủy sản +1 Xuất khẩu dần hồi phục VHC
13 Cảng biển & vận tải +1 Nhu cầu cải thiện và chi phí tài chính giảm GMD, VSC, SGP, PVT, VTO, PVP, HAH
14 Dệt may +1 Xuất khẩu dần hồi phục VGT, TNG
15 Xi măng +1 Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công HT1, BCC
16 Bán lẻ & phân phối +1 Lợi nhuận hồi phục từ mức nền thấp MWG, PNJ, DGW, PET, VRE
17 Ô tô và phụ tùng +1 Nhu cầu hồi phục VEA, HAX
18 Bảo hiểm 0 Doanh thu hoạt động tài chính giảm BVH, BMI
19 Phân bón 0 Dư cung và giá bán giảm DPM, DCM
20 Chăn nuôi 0 Chi phí thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức cao DBC

7
I. THẾ
MỤC GIỚI
LỤC

I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI


II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
IV.RỦI RO
V. CÁC NGÀNH CẦN QUAN TÂM

8
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI

1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu bước vào chu kỳ hồi phục
Dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu
❖ Năm 2023 là một năm khó khăn chung cho nền kinh tế thế 8.00% 6.34%
giới, với sự giảm sút cả tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư 6.00%
3.52% 3.53% 3.24% 3.63% 3.20% 3.14%
4.00% 3.00%
toàn cầu; trong khi nợ xấu tăng và lạm phát vẫn duy trì ở mức
cao, gắn với những diễn biến căng thẳng của các xung đột địa 2.00%

chính trị và phân mảnh công nghệ, thời tiết cực đoan và dịch 0.00%

bệnh diện rộng... -2.00%


-4.00% -2.80%
❖ Tăng trưởng toàn cầu năm 2024 có thể tiếp tục phục hồi
với tốc độ chậm trong môi trường lãi suất cao. Trong báo cáo
"Triển vọng kinh tế thế giới“, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế
giới năm 2024 ở mức 3%, tương đương với năm 2023. Trong đó, Dự báo tỷ lệ lạm phát thế giới
các nền kinh tế phát triển tăng trưởng 1.4% và các nền kinh tế 10.00% 8.71%
đang phát triển tăng trưởng 4.1%. 8.00%
5.79%
❖ Lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục hạ nhiệt, với dự báo lạm phát 6.00% 4.70% 4.62%
4.08% 3.94%
toàn cầu sẽ giảm từ mức 6.8% vào năm 2023 xuống mức 5.79% 3.23% 3.62% 3.25%
4.00% 2.74%
vào năm 2024. Đặc biệt, lạm phát sẽ tiếp tục giảm tốc hơn nữa ở
2.00%
các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu, một phần do mức
nền so sánh của cùng kỳ năm 2023. Lạm phát ở Trung Quốc dự 0.00%

kiến sẽ ở mức thấp và có nguy cơ rơi vào tình trạng giảm phát.
Nguồn: WorldBank, Asean Research Nguồn: Statista, Aseansc tổng hợp

10
I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI

2. Nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và kỳ vọng FED giảm lãi suất


GDP của Mỹ theo Quý
❖ Nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm năm 2023. Dưới góc độ thuần 14.00%
12.00%
túy dựa trên dữ liệu, lịch sử, có thể coi năm 2023 là một năm tốt đối 12.00%
với kinh tế Mỹ, vì tỷ lệ thất nghiệp thấp trong khi đạt được mục tiêu 10.00%
giảm lạm phát. Hiện tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ ở mức 3.7%, tăng 8.00%
không nhiều so với mức 3.5% của một năm trước. Trong khi đó, 6.00% 5.40%
4.70%
lạm phát YoY đã giảm xuống còn 3.1%, chưa bằng một nửa so với 3.60%
mức tăng 7.1% được thấy vào tháng 11/2022. Tăng trưởng GDP
4.00%
1.90% 1.70% 2.40% 2.90% 2.50%
1.60% 1.70% 1.60%
2.00% 0.70%
năm 2023 dự báo ở mức 2.5%.
0.00%

❖ Dự báo cơ bản của kinh tế Mỹ cho năm 2024 có thể tăng


trưởng 2%, không suy thoái, lạm phát dừng ở ngưỡng 2.1% và tỷ
lệ thất nghiệp ở mức khoảng
Tỷ lệ 4%. hàng năm của Mỹ
lạm phát Lãi suất FED
8.00% 6.00% 5.50%
7.00%
7.00% 6.50% 5.00%
6.00% 4.00%
5.00% 3.00% 2.50%
4.00% 3.10% 2.00%
3.00% 2.10% 2.10% 1.90% 2.30% 2.10% 1.00% 0.25% 0.25%
2.00% 1.40%
0.80% 0.70% 0.00%
1.00%

10/2014

12/2015

11/2017

12/2018

11/2021

12/2022
1/2014
6/2014

3/2015
7/2015

4/2016
9/2016
2/2017
6/2017

3/2018
8/2018

5/2019
9/2019
1/2020
4/2020
9/2020
1/2021
6/2021

3/2022
7/2022

5/2023
9/2023
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023F 2024F

Nguồn: FRED, Bloomberg, Asean Research 11


I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI

2. Nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm và kỳ vọng FED giảm lãi suất (tiếp)
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ
8.00%
❖ Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo chỉ số chi tiêu 7.00%
7.00% 6.50%
tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của
6.00%
Fed, sẽ giảm xuống mức 2.1% vào năm 2023, khi chi tiêu của
người tiêu dùng suy yếu sau một năm 2023 mạnh mẽ, trong khi 5.00%
nguồn cung sẽ được cải thiện và giá thuê nhà giảm. 4.00%
3.10%
3.00% 2.30%
2.10% 2.10% 2.10%
❖ Theo biên bản tóm tắt cuộc họp tháng 12/2023, FED dự kiến sẽ 2.00%
1.90%
1.40%
cắt giảm lãi suất tổng cộng 0.75 điểm % vào cuối năm 2024, 1.00%
0.80% 0.70%

trong bối cảnh cuộc chiến chống lạm phát có nhiều tiến triển và 0.00%
thị trường lao động dần trở nên cân bằng hơn. 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023F 2024F

Lãi suất FED


6.00% 5.50%
5.00%
4.00%
3.00% 2.50%
2.00%
1.00% 0.25% 0.25%
0.00%
12/2020

12/2021

12/2022

12/2023
1/2014
7/2014
1/2015
7/2015
1/2016
7/2016
2/2017
7/2017
1/2018
8/2018
1/2019
7/2019
1/2020
6/2020

6/2021

6/2022

6/2023

Nguồn: FRED, CME, Asean Research 12


I. BỐI CẢNH THẾ GIỚI

3. Trung Quốc phát tín hiệu nới lỏng chính sách hơn nữa
Tăng trưởng GDP Trung Quốc
❖ Trung Quốc phục hồi chậm trong năm 2023. Trong Q3/2023, 20.00% 18.70%
18.00%
Trung Quốc công bố mức tăng trưởng GDP là 4.9% YoY, thấp hơn mức 16.00%
14.00%
6.3% trong Q2/2023, phản ánh sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid 12.00%
10.00% 8.30%
thấp hơn kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu do khủng hoảng Bất động sản 8.00% 6.40% 6.30%
6.00% 5.20% 4.30% 4.80% 4.50% 4.90%
3.90%
của Trung Quốc kéo dài, cùng tình trạng dân số già đi và tỷ lệ thất 4.00% 2.90%
2.00% 0.40%
nghiệp ở thanh niên tăng vọt. 0.00%
❖ Năm 2024, Chính phủ Trung Quốc đã tung ra hàng loạt các
chính sách hỗ trợ như nới lỏng chính sách tiền tệ cùng hàng loạt
chính sách kích cầu tuy nhiên hiệu quả chưa cao.
Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc
❖ Chính phủ Trung Quốc dự kiến thực hiện một loạt biện pháp
6.00%
mới trong năm 2024, bao gồm: nới lỏng các điều kiện thế chấp đối với 5.00%
người mua nhà, giảm các khoản trả trước, giảm thuế thu nhập, nâng 4.00%
3.00%
cấp cơ sở hạ tầng, các chương trình nhà ở giá rẻ và đưa ra các cam
2.00%
kết cho vay đặc biệt. Những biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp quá 1.00%
trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn và giúp khôi phục niềm tin thị 0.00%
-1.00%
trường.

10/2019
12/2019

10/2020
12/2020

10/2021
12/2021

10/2022
12/2022

10/2023
2/2020
4/2020
6/2020
8/2020

2/2021
4/2021
6/2021
8/2021

2/2022
4/2022
6/2022
8/2022

2/2023
4/2023
6/2023
8/2023
Nguồn: Bloomberg, Asean Research
13
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

1. Tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao


Tăng trưởng GDP của Việt Nam
9% 8.02%
8%
❖ Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi 6.81% 7.08%
7% 6.21%
6.5%
và tăng trưởng, GDP quy mô 430 tỉ USD, tăng trưởng 6%
5.05%
5%
5.05%, cao gấp 1.5 lần so với mức tăng trưởng 2.9% của 4%
2.91% 2.58%
kinh tế toàn cầu. 3%
2%
1%
0%
❖ Năm 2024, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng
GDP của Việt Nam ở mức 6 – 6.5%.
So sánh tốc độ tăng trưởng GDP giữa Việt Nam và Thế giới

8.02%
7.20%
9%

6.60%
❖ Chúng tôi dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của

6.40%
8%

5.60%

6.5%
7%
Việt Nam ở mức 6.5% (tương đương với GDP trung

5.05%
4.60%
6%
bình trong giai đoạn 2013 - 2019), được hỗ trợ bởi sự

3.50%
3.10%
5%

2.40%
2.10%

2.10%

3%
phục hồi của nhu cầu trong nước và toàn cầu, xuất khẩu 4%

1.30%
1.10%
3%

0.80%

0.80%
0.70%
tăng trưởng với tốc độ vừa phải và đầu tư mạnh mẽ từ

0.40%

1%
2%
vốn Nhà nước và dòng vốn FDI. 1%
0%
Nguồn: GSO, WorldBank, Asean Research Thế giới Mỹ Châu Âu Nhật Bản Trung Quốc Ấn Độ Việt Nam
2022 2023E 2024F 15
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

2. Lạm phát được kiểm soát tốt

Tăng trưởng CPI bình quân ở mức 3.25% trong năm Chỉ số CPI giai đoạn 2016 - 2024F
2023 và được dự báo tăng lên 3.5% trong năm 2024,
do áp lực chính: 3.52% 3.54% 3.51% 3.50%
❖ Tác động của chính sách tiền tệ nới lỏng trong 2023. 3.22%
❖ Giá dầu có xu hướng neo ở vùng đỉnh nhiều năm. 3.25%

Tuy vậy, lạm phát nhiều khả năng vẫn được kiểm soát 2.80%
2.67%
tốt, vì:
❖ Giá cả các mặt hàng lương thực & vật liệu xây dựng
được kiểm soát tốt.
❖ Tổng cầu trong nước còn khá yếu, do đó các chính 1.84%

sách kích cầu như giảm 2% thuế VAT & tăng lương cơ
sở công chức 20.8% từ nửa sau 2023 không gây áp lực
mạnh lên Lạm phát trong 2024. 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
Nguồn: GSO, Asean Research

16
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

3. Tỷ giá ổn định
Tương quan biến động tỷ giá trung tâm VND/USD và
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam
❖ Năm 2023, tiền đồng (VND) mất giá khoảng 2.9%, thấp Đơn vị: triệu USD
1% 120,000
hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và khu vực,
trong bối cảnh FED duy trì lãi suất ở mức cao. Chúng tôi dự 0.1% 100,000
-0.1%
báo tỷ giá VND/USD năm 2024 sẽ ổn định hơn, khi FED 0%
-0.1%

bắt đầu hạ lãi suất. 80,000

-1% -1.2% -1.1% 60,000


❖ Dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2023 ở mức 87.2 -1.4%
tỷ USD (+2.5 tỷ USD so với đầu năm). Chúng tôi kỳ vọng -1.8% 40,000
-2.0%
NHNN sẽ tăng dự trữ ngoại hối trong năm 2024, nhờ -2%

thặng dư thương mại, giải ngân FDI ổn định, cũng như lượng -2.9%
20,000

kiều hối dồi dào.


-3% 0
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
Nguồn: SBV, FiinPro, Asean Research

Dự trữ ngoại hối USD Biến động tỷ giá trung tâm

17
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

4. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp

❖ Trong năm 2023, các đợt giảm lãi suất liên tục của Mặt bằng lãi suất chính sách tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước đã khiến mặt bằng lãi suất xuống
vùng thấp tương đương thời kỳ đại dịch Covid-19. Cụ 8%

thể, lãi suất tiền gửi bình quân kỳ hạn 12 tháng NHTM giảm 7%

xuống 5.9%/năm vào tháng 8 (-0.5% MoM và 2% YTD). Lãi 6%

suất huy động chạm đáy do dư thừa thanh khoản hệ thống 5%


trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu. Có thể thấy chính sách 4%
tiền tệ mở rộng thông qua việc cắt giảm lãi suất đã đến mức 3%
giới hạn, việc quan trọng là đẩy nhanh vòng quay tiền trong
2%
nền kinh tế.
1%
❖ Chúng tôi cho rằng NHNN sẽ duy trì môi trường “tiền
0%
rẻ” để hỗ trợ hồi phục nền kinh tế trong phần lớn năm

Sep-16

Sep-17

Sep-18

Sep-19

Sep-20

Sep-21

Sep-22

Sep-23

Sep-24
May-16

May-17

May-18

May-19

May-20

May-21

May-22

May-23

May-24
Jan-16

Jan-17

Jan-18

Jan-19

Jan-20

Jan-21

Jan-22

Jan-23

Jan-24

Jan-25
2024, trước khi có thể nâng nhẹ 25 điểm cơ bản để cân bằng
với áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm 2024.
Lãi suất qua đêm cho vay bù đắp Lãi suất tái cấp vốn
Nguồn: SBV, FiinPro, Asean Research
Lãi suất chiết khấu Lãi suất FFR

18
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

5. Tăng trưởng tín dụng tăng tốc

❖ Năm 2023, tăng trưởng tín dụng ở mức 13.71%, thấp Tăng trưởng tín dụng qua các năm
15.00%
hơn không đáng kể so với mức 14.18% của năm trước, và là
14.50%
mức tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức dự báo của nhiều 13.90%
13.60% 13.60% 13.71%
tổ chức và chuyên gia phân tích đưa ra trước đó (10 - 11%).
Tín dụng tăng cao vào cuối năm là nhờ sự quyết liệt điều hành
12.10%
tăng trưởng tín dụng trong quý IV và cuối năm 2023 của nhà
điều hành.
❖ NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở
mức 15% và cho phép các NHTM thực hiện ngay từ đầu 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024F
năm. Theo quan điểm của chúng tôi, tín dụng ngân hàng vẫn
đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế; Tỷ lệ M2/GDP và Tín dụng/GDP của Việt Nam trong 6 năm trở lại đây
theo đó, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc trong năm 2024, 250%
192%
trong bối cảnh hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu sẽ có 200%
146% 140%
nhiều tín hiệu tích cực hơn, nhu cầu chi tiêu cải thiện, cùng 150%

các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Ngoài ra, các ngân hàng 100% 122%
50%
thương mại liên tục cắt giảm lãi suất huy động trong năm
0%
2023, tạo cơ sở cho việc hạ lãi suất cho vay.
Nguồn: SBV, FiinPro, Asean Research
Tín dụng/GDP Cung tiền M2/GDP

19
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

6. Đầu tư công tiếp tục là động lực tăng trưởng chính Tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam giảm mạnh trong vài năm qua
60% 60%
❖ Năm 2023, vốn đầu tư công được thanh toán gần 579,850
50% 50%
tỉ đồng, đạt 73.5% kế hoạch và gần 82% theo chỉ tiêu được

51%

35%
36%
49%

46%
40% 40%

44%
giao. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân

43%

43%

38%
30% 30%
nguồn vốn đầu tư công cả năm 2023 tăng 21.2% so với
20% 20%
năm trước đã cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ
10% 10%
ngành và địa phương trong việc nỗ lực đẩy mạnh thực hiện
nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng 0% 0%
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
trưởng kinh tế.
Nợ công/GDP (%) Mức cảnh báo (%)
❖ Bước sang năm 2024, đầu tư công được dự báo sẽ tiếp
tục là mũi nhọn của nền kinh tế khi dự kiến tổng ngân Kế hoạch đầu tư công và tỷ lệ thực hiện giai đoạn 2016 – 2024F
sách dành cho đầu tư công tiếp tục tăng khoảng 10%.
Những yếu tố chính giúp Chính phủ có thể tiếp tục đẩy mạnh 900,000 200%
800,000
giải ngân bao gồm: 700,000 150%
600,000
(1) Mức nợ công thấp tạo dư địa mở rộng tài khóa; 500,000
98% 94% 100%
(2) Huy động nguồn vốn rẻ khi lợi suất TPCP duy trì ở mức 400,000 92%
83% 77% 75%
82% 85%
300,000 62%
thấp; 200,000 50%
100,000
(3) Lạm phát trong nước được kiểm soát tốt. 0 0%
Nguồn: GSO, Asean Research 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
Kế hoạch đầu tư công % hoàn thành 12M

20
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

7. Thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng


Tổng vốn FDI tại Việt Nam
❖ Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch 40.3
42 38.02 36.6 70%
35.88 35.46
và Đầu tư, tính đến ngày 20/12/2023, tổng vốn đầu tư 31.15
50%
32 44.4% 28.5 27.72
nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36.61 24.8
30%
tỷ USD, tăng 32.1% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của 22 32.1%
7.10% 7.2% 9.3% 10.0% 10%
dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23.18 tỷ USD, 12 -1.2%
-11.0% -10%
tăng 3.5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục
2 -25.0%
từ trước tới nay. -30%
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
❖ Thuế tối thiểu toàn cầu (*) có hiệu lực từ đầu năm 2024 -8 -50%
có thể làm giảm đáng kể sự hấp dẫn khi đầu tư vào thị Vốn thực hiện Tổng vốn FDI % growth

trường Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng Chính
phủ sẽ sớm đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm Vốn đăng ký theo lĩnh vực năm 2023
Công nghiệp chế biến, chế tạo
giữ chân và tiếp tục thu hút dòng vốn FDI trong năm Bất động sản

2024. Xây dựng


Y tế
❖ Chúng tôi dự báo tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng
Dịch vụ lưu trú & ăn uống
ký vào Việt Nam (FDI) năm 2024 sẽ đạt 40.3 tỷ USD, Khoa học công nghệ

tăng 10% so với năm 2023. 12.7%


Bán buôn bán lẻ + sửa chữa xe máy

64.2% Sản xuất, phân phối điện, khí, nước,


* Note: Mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đối với các điều hòa
Vận tải kho bãi
công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR (800
triệu USD) trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất. Nông, lâm, thủy sản
Giáo dục & đào tạo
Nguồn: GSO, Asean Research

21
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

8. Xuất khẩu hồi phục trở lại


Giá trị Xuất Nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây
❖ Năm 2023, thương mại toàn cầu suy giảm, hoạt động
450 30
xuất nhập khẩu của Việt Nam không đạt được kỳ vọng. Cụ 400
28.1
25
thể, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ 350 23.8

371.6

384.0
359.6

360.1
355.5
300 20

336.2
19.9

332.8

327.4
USD (-6.6% YoY), trong đó xuất khẩu giảm 4.4% YoY; nhập 250

282.6
264.3

262.7
15

253.5
khẩu giảm 8.9% YoY. Nguyên nhân chính đến từ sức mua của 200
12.0
150 10.8 10
người dân các quốc gia phát triển yếu trong bối cảnh lãi suất ở
100
5
mức cao. Mặc dù vậy, cán cân thương mại năm vừa rồi vẫn 50 3.3
đạt mức kỷ lục khi xuất siêu 28.1 tỷ USD, ghi nhận năm 0 0
2019 2020 2021 2022 2023 2024F
thứ 8 liên tục xuất siêu.
Xuất khẩu Nhập khẩu XNK ròng

❖ Chúng tôi kỳ vọng xuất nhập khẩu sẽ phục hồi trong Tăng trưởng XNK ròng vào khu vực EU và Mỹ 2 năm qua
năm 2024, nhờ vào các yếu tố như: 120% 5,000
100% 4,000
(1) Nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu dần có dấu hiệu 80% 3,000
60%
cải thiện trong những tháng cuối năm 2023; 40%
2,000
1,000
(2) Tồn kho của Mỹ đã giảm từ với mức đỉnh; 20%
0
0%
(3) Nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đã thu hẹp mức giảm -20% -1,000
-40% -2,000
đáng kể. -60% -3,000

01-2022
02-2022
03-2022
04-2022
05-2022
06-2022
07-2022
08-2022
09-2022
10-2022
11-2022
12-2022
01-2023
02-2023
03-2023
04-2023
05-2023
06-2023
07-2023
08-2023
09-2023
10-2023
11-2023
(4) Hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Nguồn: GSO, Asean Research
EU Mỹ Xuất nhập khẩu ròng
22
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

9. Sản xuất công nghiệp cải thiện


Chỉ số Quản trị nhà mua hàng (PMI) của Việt Nam hàng tháng
❖ Năm 2023, dưới sự ảnh hưởng của suy giảm kinh tế 60

toàn cầu, một quốc gia có độ mở lớn như Việt Nam cũng

51.2
55

50.5
khó tránh khỏi nhưng ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ số Quản trị
50
nhà mua hàng (PMI) của Việt Nam chỉ có duy nhất 2 tháng lớn

49.7

49.6

48.9
48.7
47.7
47.4

47.3
45

46.7
hơn mức 50 phản ánh khó khăn của ngành sản xuất ở Việt

46.2
45.3
Nam khi nhu cầu toàn cầu suy giảm mạnh. Đây là kết quả chỉ 40

số PMI trung bình năm thấp nhất kể từ thời điểm bùng phát đại 35
dịch Covid-19.
❖ Năm 2024, rủi ro “hạ cánh cứng” của các nền kinh tế lớn
trên thế giới như Mỹ đã giảm thiểu, tuy nhiên nhu cầu tiêu 2022 2023
dùng toàn cầu được dự báo vẫn duy trì tăng trưởng ở mức Tăng trưởng IIP và khấu phần qua các năm

10.24%
thấp khi các NHTW lớn trên thế giới mới chỉ bắt đầu xu hướng

9.11%
15.00%

7.76%
hạ lãi suất vào cuối năm. Do đó, chúng tôi cho rằng ngành

4.76%

4.50%
10.00%

3.35%

3.02%
sản xuất của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao
5.00%
hơn năm 2023, tuy nhiên chưa thể quay về giai đoạn
0.00%
trước đại dịch Covid-19.
-5.00%
Nguồn: GSO, Asean Research
-10.00%
2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024F
Toàn ngành công nghiệp Khai khoáng
Công nghiệp chế biến, chế tạo Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
Cung cấp nước và xử lý chất thải
23
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

10. Tiêu dùng duy trì đà hồi phục


Tổng mức bán lẻ hàng hóa & dịch vụ qua các năm
❖ Sau năm 2022 hồi phục mạnh mẽ nhờ nhu cầu tiêu dùng 8,000,000 20.0%
18.6%
bị dồn nén do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tổng mức 7,000,000 15.0%
6,000,000 12.4%
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2023 đã tăng trưởng 11.7%
9.7% 10.0%
5,000,000 8.0%
chậm lại, thấp hơn mức trung bình giai đoạn trước đại 4,000,000 5.0%
2.4%
dịch (~12-13%/năm). Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và 3,000,000 0.0%
2,000,000
doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 theo giá hiện hành 1,000,000 -5.3% -5.0%
ước đạt 6,232 nghìn tỷ đồng (+9.6% YoY). Những nỗ lực hỗ 0 -10.0%
2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024F
trợ phía cầu của phía Chính phủ như: (1) Giảm thuế VAT; (2)
Bán lẻ hàng hóa Dịch vụ lưu trú, ăn uống Dịch vụ lữ hành
Cải cách tiền lương toàn diện, đặc biệt ở khu vực công chưa
Dịch vụ khác % YoY TMBL HH&DV
đủ để bù dắp cho việc thu nhập bình quân đầu người tăng
trưởng chậm lại khiến người dân cân nhắc hơn trong việc Thu nhập bình quân đầu người hàng năm
tiêu dùng và tiết kiệm. 3000 12%
10.6% 10%
2500
8.7% 8.5% 8%
❖ Bước sang năm 2024, tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp 2000
5.9% 6%
tục tăng trưởng ở mức độ vừa phải, nhờ vào các yếu tố: 1500 4%
(1) Mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp trong bối 1000 2%
0%
cảnh lạm phát được kiểm soát chặt; 500 -1.7%
-0.9%
-2%
(2) Đà hồi phục kéo dài của ngành du lịch. 0 -4%
(3) Các chính sách kích cầu của Chính Phủ. 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024F
Thu nhập hộ gia đình bình quân đầu người tăng trưởng %YoY
Nguồn: GSO, Asean Research
24
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

11. Du lịch hồi phục mạnh mẽ


Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua các năm
❖ Năm 2023, tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
2024F 17.0
trong năm 2023 ước đạt 12.5 triệu lượt; khách du lịch nội địa
2023 12.6
ước đạt 108 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 678.3 tỷ
2022 3.7
đồng, tăng 37% YoY, và gần như trở lại mức trước đại
2021 0.0
dịch.
2020 3.7

2019 18.0
❖ Tiếp nối xu hướng hồi phục, ngành du lịch Việt Nam
2018 15.5
được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2024, khi
Chính phủ sẽ đẩy mạnh triển khai các phương án phát triển Tổng thu từ Khách du lịch qua các năm
900 200%
thị trường khách du lịch, tập trung quảng bá, giới thiệu sản 175%
800
150%
phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng 700
600 100%
dòng khách. Kỳ vọng năm 2024 ngành Du lịch phấn đấu đạt 500
50%
400 37% 32%
17 triệu lượt khách quốc tế (+35% YoY), tổng thu du lịch 300
14% 37%
0%
200
đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng (+32% YoY). -42%
-57% -50%
100
0 -100%
Nguồn: Tổng Cục du lịch, Asean Research 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024F
Tổng thu từ Khách du lịch Tốc độ tăng trưởng
25
II. KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

12. Kỳ vọng các luật sửa đổi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá XV
Những điểm chính trong nội dung sửa đổi Luật Tổ chức Tín dụng và Luật Đất đai

Luật Tổ chức Tín dụng sửa đổi Luật đất đai sửa đổi

Nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, sử dụng đất

Hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động Hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục
của tổ chức tín dụng đích sử dụng đất
Số hóa dịch vụ ngân hàng Quy định cụ thể hơn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất

Cơ cấu lại tổ chức tín dụng Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường
Xử lý nợ xấu và Tài sản đảm bảo của nợ xấu, tránh tạo khoảng trống
pháp lý

Giới hạn cấp tín dụng

❖ Bước sang năm 2024, Chính phủ tập trung hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 được thực hiện với
mục đích cải tiến và hoàn thiện các quy định hiện hành, phù hợp với thực tế hoạt động của thị trường tài chính và ngân hàng.

❖ Bên cạnh việc sửa đổi


DESCRIPTION 02 2 luật quan trọng là Luật nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS trong năm 2023, Chính phủ sẽ tiếp tục xem xét dự thảo, dự kiến thông
qua Luật đất đai sửa đổi trong năm 2024 nhằm định hướng thị trường, tạo khung pháp lý và khai thông dòng vốn giúp hỗ trợ tốt cho chiến lược phát
triển nhà ở và thị trường bất động sản tại Việt Nam, đặc biệt là với phân khúc nhà ở xã hội.

❖ Việc sửa đổi và thông qua Luật Đất đai và Luật Tổ chức tín dụng dự kiến sẽ được trình Quốc hội trong kỳ họp bất thường ngày 18/01/2024 tới đây.
Nguồn: Asean Research 26
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1. Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng tăng trưởng mạnh Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm
-20.0% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0%
Theo tính toán của ASEANSC, Lợi nhuận ròng của các doanh
nghiệp trong năm 2024F sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 2022 -14.4%
27.0%

17.6%. Trong đó: 4.1%

❖ Ngành Chứng khoán tăng trưởng khá mạnh (+30%yoy), nhờ vào 3.5%
2023E -14.6%
việc hệ thống KRX đi vào vận hành và triển vọng tích cực từ thị -4.8%
trường, qua đó hỗ trợ tích cực cho các mảng hoạt động Môi giới, tự
20.2%
doanh & dịch vụ tài chính. 2024F 13.8%
17.6%
❖ Ngành Ngân hàng cũng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng khá cao
(+20%) ,nhờ vào việc tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh ngay từ Tài chính Phi tài chính VNI
đầu năm. Ngoài ra, NIM cũng sẽ được cải thiện nhờ vào mặt bằng lãi
suất huy động có xu hướng giảm nhanh hơn so với lãi suất cho vay. Cơ cấu lợi nhuận của Vn-Index
❖ Nhóm phi tài chính ghi nhận sự hồi phục của các doanh nghiệp 120.0%
xuất khẩu như Thủy sản (+30%yoy), Dệt may (+20%yoy), và Thép 100.0%
(+20%),… 80.0% 40.9% 39.5%
45.6%
55.7% 55.4%
❖ Ngoài ra, các nhóm ngành dịch vụ & du lịch như hàng không, bán
60.0%
lẻ, vận tải thủy, cảng biển, dịch vụ ăn uống, du lịch & khách sạn cũng
40.0%
sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trở lại nhờ sự hồi phục nhanh của 54.4% 59.1% 60.5%
20.0% 44.3% 44.6%
nhu cầu tiêu dùng và mặt bằng lợi nhuận ở mức rất thấp trong năm
2023. 0.0%
2020 2021 2022 2023E 2024F
Nguồn: Asean Research
Tài chính Phi tài chính
28
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2. Định giá thị trường ở mức thấp so với trung bình 5 năm
Định giá P/E của Vn-Index từ 2019 đến nay
❖ VN-Index đang giao dịch với mức P/E và P/B lần lượt là 13.6
25.0
lần và 1.6 lần, đều thấp hơn mức trung bình trong 5 năm qua là
20.0 19.6
15.0 lần và 2.2 lần. Có thể thấy thị trường đang được định giá
15.0 15.0
rẻ hơn tương đối so với quá khứ, đặc biệt trong bối cảnh Lợi 13.6
nhuận sau thuế của các doanh nghiệp lớn trên sàn được kỳ vọng 10.0 10.5
9.5
hồi phục mạnh (+17.6% yoy) trong năm 2024, qua đó đưa P/E 5.0
forward năm 2024 xuống chỉ còn khoảng 11.6 lần, và nằm dưới 0.0
mức P/E trung bình 5 năm – 1 độ lệch chuẩn.

P/E TB 5 năm +/-1SD +/-2SD +1SD +2SD

P/E và ROE các thị trường chứng khoán Định giá P/B của Vn-Index từ 2019 đến nay
3.5
3.0 3.0
2.5
2.2
2.0
1.5 1.6
1.4
1.0 1.5
0.5
0.0

Nguồn: Bloomberg, Fiinpro, Asean Research P/B TB 5 năm +/-1SD +/-2SD +1SD +2SD
29
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3. Dư nợ cho vay margin vẫn ở mức an toàn


Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu
❖ Đến hết quý 3 năm nay, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu
142%
ngành Chứng khoán hiện đang ở mức 75%, tăng mạnh so với
mức đáy thấp nhất (59%) từ cuối năm trước nhờ vào nhu cầu vay 103%
90%
margin của khách hàng tăng trong bối cảnh thị trường ghi nhận sự 81% 77% 78%
hồi phục về cả thanh khoản lẫn điểm số. Theo ước tính của chúng 59%

tôi, đến hết năm 2023, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu sẽ vào
khoảng 78%.
❖ Như vây, sau 3 năm bùng nổ với các hoạt động tăng vốn của các 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
công ty chứng khoán, tỷ lệ dư nợ/vốn chủ sở hữu đã được điều
chỉnh về mức rất thấp so với mức đỉnh điểm trong những tháng Tăng trưởng dư nợ cho vay tại các Công ty chứng khoán
cuối năm 2021. Tại thời điểm đó, nhiều công ty chứng khoán rơi 120,000 129%
vào tình trạng chạm trần tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu (tối đa 100,000
200%) dẫn tới nhu cầu vay vốn của nhiều nhà đầu tư chưa được 80,000 51%
38% 30%
đáp ứng. 60,000 -3%
7%
❖ Hiện nay, với tỷ lệ dư nợ/vốn chủ sở hữu ở mức thấp như 40,000 -44%
hiện tại, dư địa để thị trường chứng khoán mở rộng và phát 20,000
triển trong những năm sắp tới sẽ là rất lớn.
-
2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
Nguồn: Asean Research
Dư nợ cho vay Tăng trưởng (%yoy)

30
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

4. Dòng tiền có xu hướng quay trở lại thị trường chứng khoán
VNINDEX (EOM) & GTGD bình quân tháng
❖ Thanh khoản thị trường đang trong xu hướng cải thiện. Sau 30,000 1,600
giai đoạn thanh khoản thấp điểm nhất của thị trường nằm trong 25,000 1,400
khoảng từ Q4.2022 đến Q1.2023, thanh khoản thị trường hiện nay 1,200
20,000 1,000
đã đang có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn thấp điểm trước
15,000 800
đó. Cụ thể, giá trị giao dịch bình quân phiên đã bật tăng rất mạnh 600
10,000
liên tiếp trong 2 quý II & III trước khi sụt giảm nhẹ trở lại trong quý 400
5,000
IV.2023 nhưng vẫn đang duy trì được mặt bằng thanh khoản cao 200
- -
hơn đáng kể so với mức thấp điểm trước đó.

❖ Thị trường chứng khoán liên tục đón nhận thêm nhiều tài
khoản mở mới. Mặc dù số lượng tài khoản mở mới giảm mạnh, GTGD BQ (trái) VNINDEX (EOM)
thậm chí âm trong 3 tháng trở lại đây. Tuy nhiên, phần lớn tài
khoản bị đóng đến từ MBS khi đơn vị này chủ động đóng lượng Số lượng tài khoản mở mới
lớn tài khoản chứng khoán đã mở mới tự động trước đây khi triển 600
466

Thousands
khai hoạt động liên kết với MBBank. Nếu loại trừ đi số liệu bất 500
thường này tại MBS, lượng tài khoản mở mới trong các tháng 400
300
Q4.2023 vẫn đang tiếp tục duy trì ở mức khá cao. Điều này cho 200
thấy thị trường chứng khoán trong nước vẫn đang liên tục thu hút 100
0
thêm nhiều tài khoản mở mới trong nhiều năm trở lại đây, nhất là -100
trong các giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ mạnh cả về -200
thanh khoản lẫn điểm số, khi đó, sức hút của thị trường đối với -193 -300
-400
giới đầu tư, đặc biệt là giới đầu tư trong nước là rất lớn. -500
Nguồn: Fiinpro, Asean Research

31
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

4. Dòng tiền có xu hướng quay trở lại thị trường chứng khoán (tiếp theo)
Biến động chỉ số Vn-Index và giá vàng, giá BTC từ 01/01/2022 đến nay
❖ Nhiều yếu tố hỗ trợ thúc đẩy quá trình chuyển dịch
của dòng tiền về thị trường chứng khoán:
(1) Lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục giảm
mạnh trong thời gian qua khiến cho nhiều nhà đầu tư
sẽ không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm ngân hàng.
(2) Thị trường bất động sản tiếp tục diễn biến trầm lắng,
chờ đợi luật đất đai sửa đổi được thông qua để tháo gỡ
những bế tắc về pháp lý chưa được xử lý trong thời
gian qua.
(3) Các kênh đầu tư thay thế như Vàng và Tiền số đã Lãi suất huy động bình quân của nhóm ngân hàng lớn
ghi nhận mức tăng rất đáng kể từ đầu năm khiến cho 10.00
triển vọng sinh lời bị suy giảm một cách đáng kể. 8.00
(4) Tín dụng tăng mạnh trở lại là cơ sở để kỳ vọng có 6.00
thêm dòng tiền vào thị trường chứng khoán. 4.00
2.00
❖ Dòng vốn ngoại cũng thể hiện sự quan tâm hơn tới
-
thị trường Việt Nam trong điều kiện đồng USD suy

01/08/20
01/10/20
01/12/20
01/02/21
01/04/21
01/06/21
01/08/21
01/10/21
01/12/21
01/02/22
01/04/22
01/06/22
01/08/22
01/10/22
01/12/22
01/02/23
01/04/23
01/06/23
01/08/23
01/10/23
yếu. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam có cơ hội nâng hạng
trong năm 2024 cũng sẽ là yếu tố thu hút dòng tiền
ngoại Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 12 tháng
Nguồn: Fiinpro, Asean Research
32
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

5. Hệ thống giao dịch chứng khoán KRX chuẩn bị được đưa vào vận hành
Kế hoạch triển khai hệ thống KRX của HOSE ❖ Hệ thống giao dịch KRX được dự kiến sẽ đưa vào vận hành từ cuối
Q2/2024. Theo đánh giá của chúng tôi, thời gian go-live có thể từ cuối
Q2/2024, do tiến độ test hệ thống giữa các bên vẫn chưa hoàn thành và hiện
đang phát sinh nhiều lỗi. Mặc dù có thể chậm hơn dự kiến nhưng với việc
chính thức triển khai hệ thống KRX trong năm 2024 sẽ mang đến cho thị
trường chứng khoán Việt Nam cơ hội bứt phá với nhiều lợi ích dành cho nhà
đầu tư như có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm phái sinh như bán khống cổ
phiếu, hướng tới giao dịch T+0 sau khi xử lý xong kỹ thuật thanh toán bù trừ
liên tục. Ngoài ra, hệ thống KRX cũng sẽ góp phần vào lộ trình nâng hạng
TTCK khi nhà đầu tư có sự thuận lợi và bình đẳng hơn trong giao dịch.

❖ Thanh khoản hệ thống được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể nhờ việc
hệ thống vận hành ổn định, ít trục trặc hơn và thời gian chứng khoán chờ
về được rút ngắn giúp tăng sức mua của nhà đầu tư và làm gia tăng
thanh khoản giao dịch cho thị trường.
Nguồn: Asean Research
III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

6. Triển vọng nâng hạng thị trường trước năm 2025 Bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá nâng hạng thị trường
MSCI FTSE
❖ Các cơ quan quản lý đang đặt quyết tâm cao Đạt được 4 tiêu chuẩn định lượng gồm: Đạt chuẩn 10 tiêu chí, trong đó chủ yếu là các tiêu chí
về lưu ký, thanh toán & môi trường pháp lý
giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nâng ✓ Số lượng công ty
✓ Tổng vốn hóa thị trường Đạt 2/5 tiêu chí quy định về môi trường pháp lý:
hạng từ thị trường cận biên sang thị trường mới ✓ Tổng vốn hóa theo free-float
✓ Có cơ quan quản lý thị trường,
nổi trước năm 2025. Như vậy, việc triển khai tất cả Đạt 9/18 tiêu chí định tính: ✓ Không có sự phản đối hay hạn chế hoặc hình phạt áp
các tiêu chí để đáp ứng yêu cầu nâng hạng thị ✓ Thanh khoản thị trường
dụng với dòng vốn đầu tư hoặc dòng vốn và thu nhập
Tiêu chí đã hồi hương
trường cần hoàn thành ngay trong năm 2024 tới đây. ✓ Chủ yếu là các tiêu chí về lưu ký, thanh
đạt
toán & môi trường pháp lý Đạt 3/9 tiêu chí quy định về thị trường cổ phiếu:
Việc nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt
✓ Môi trường cạnh tranh
Nam có thêm lượng lớn vốn đầu tư từ các tổ chức ✓ Chi phí công khai
✓ Tính minh bạch thị trường
tài chính nước ngoài, đặc biệt là từ các quỹ ETF
hiện đang sử dụng các bổ chỉ số MSCI Emerging
Markets Index và FTSE EM làm tham chiếu. Việc 9/18 tiêu chí định tính chưa đạt được: Các tiêu chí hạn chế trong môi trường pháp lý:
nâng hạng thị trường lên mới nổi có thể mang đến ✓ Giới hạn sở hữu nước ngoài ✓ Đối xử công bằng với cổ đông thiểu số
thêm 10 tỷ USD đầu tư gián tiếp mới cho Việt Nam ✓ Room khối ngoại ✓ Hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài
✓ Quyền bình đẳng đối với NĐTNN ✓ Đơn giản hóa quy trình đăng ký cho NĐTNN
thông qua thị trường chứng khoán, trong đó năm ✓ Tự do hóa thị trường ngoại hối
✓ Luồng thông tin bằng tiếng Anh Các tiêu chí hạn chế về môi trường giao dịch:
đầu tiên có thể tiếp nhận thêm từ 2-5 tỷ USD. Tiêu chí ✓ Thanh toán bù trừ ✓ Thị trường ngoại hối chưa phát triển
chưa đạt ✓ Khả năng chuyển nhượng ✓ Hoạt động cho vay chứng khoán
Nguồn: UBCK, Asean Research ✓ Cho vay chứng khoán ✓ Thị trường phái sinh phát triển
✓ Bán khống ✓ Cơ chế giao dịch hiệu quả
✓ Các tiêu chí chưa đạt chuẩn
✓ Cho phép bán khống và giao dịch OTC
✓ Trung tâm thanh toán bù trừ (cho cổ phiếu)

34
IV. RỦI RO
IV. MỘT SỐ RỦI RO CẦN THEO DÕI

1. Căng thẳng địa chính trị leo thang. Xung đột kéo dài giữa Nga – Ukraine và Israel – Hamas hay căng thẳng giữa Trung Quốc – Đài Loan vẫn
sẽ là những ẩn số của nền kinh tế trong năm2024. Bất đổn địa chính trị sẽ có những ảnh hưởng đến giao thương toàn cầu, từ đó khiến giá
hàng hóa gia tăng và làm khơi dậy nỗi lo lạm phát trở lại. Đáng chú ý hơn, dư địa để các NHTW lớn trên thế giới tăng lãi suất đã không còn. Do
đó, nếu bóng ma lạm phát trở lại, NHTW sẽ có động thái thắt chặt tiền tệ để kéo giảm chỉ số này trở lại.

2. FED tiếp tục duy trì lãi suất cao. Fed vẫn có khả năng sẽ không bắt đầu giảm lãi suất theo kỳ vọng của nhà đầu tư là tháng 03/2024 (hiện tại,
xác suất FED giảm lãi suất vào thời điểm này được thị trường dự đoán là 70%). Nếu viễn cảnh này diễn ra, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ
vẫn được neo ở mức cao, qua đó thu hút dòng tiền tìm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư toàn cầu khi giờ đây tỷ suất sinh lời
của các kênh đầu tư rủi ro như chứng khoán đã không còn quá hấp dẫn.

3. Kinh tế Trung Quốc hồi phục chậm. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang đối mặt với các bất ổn về thị trường bất động sản và
vấn đề giảm phát. Nếu những bất ổn này tiếp tục kéo dài ở năm 2024, sức mua toàn cầu sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng và các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam sẽ khó có thể hồi phục nhanh chóng.

4. Áp lực đáo hạn trái phiếu. Tổng lượng trái phiếu đến hạn năm 2024 vẫn lớn, lên đến gần 40 nghìn tỷ đồng, điều này sẽ tác động tới tiếp cận
và huy động vốn của các doanh nghiệp trong năm 2024.

5. Lợi nhuận doanh nghiệp hồi phục yếu hơn kỳ vọng. Thu nhập của doanh nghiệp niêm yết phục hồi yếu hơn kỳ vọng sẽ đẩy định giá thị
trường theo P/E lên mức cao, qua đó khiến cho kênh đầu tư chứng khoán trở nên kém hấp dẫn. Cùng với đó, sự phục hồi yếu này làm giảm
định giá của các cổ phiếu, từ đó gây ra tình trạng thoái lui trên thị trường.

6. KRX bị trì hoãn. Hiện tại, KRX “go-live” đang là sự kiện được kỳ vọng nhất. Bởi lẽ, triển khai KRX là yếu tố tiên quyết để đáp ứng yêu cầu hạ
tầng trong quá trình nâng hạng của cả FTSE và MSCI. Với sự kỳ vọng này, nếu trường hợp KRX tiếp tục bị trì hoãn trong năm 2024 thì khả
năng cao tâm lý nhà đầu tư - đặc biệt là cá nhân (dòng tiền chính của thị trường) sẽ chuyển sang hoài nghi và hụt hẫng, từ đó gây ra tình trạng
bán ròng mạnh. Ngoài ra, việc chậm triển khai KRX sẽ có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch nâng hạng sau này.

36
V. CÁC NGÀNH CẦN QUAN TÂM
V. TRIỂN VỌNG NGÀNH 2024

1. Câu chuyện ngành BĐS Khu công nghiệp: Kỳ vọng vào làn sóng FDI lần thứ 4
Triển vọng: Nguồn cung BĐS KCN và mức giá cho thuê trung bình ở hai khu
Các lợi thế bền vững của BĐS KCN tại Việt Nam tiếp tục được duy
vực lớn tại Việt Nam
9000 250 300
trì trong năm 2023, khi: 8000
250
7000
(1) Vị trí chiến lược cạnh Trung Quốc, hưởng lợi từ dòng tiền đầu tư 175
6000 165 160 160 200
toàn cầu thoái lui khỏi quốc gia này; 5000 140 135 135 135
115 150
(2) Duy trì mối quan hệ tốt với các Tập đoàn lớn toàn cầu như 4000 100 100
3000 100
Samsung, LG, Lego, NVIDIA,…; 2000
50
(3) Tham gia vào các hiệp định FTAs. 1000
Triển vọng ngành BĐS KCN Việt Nam trong năm 2024 khá tích cực, 0 0
Hà Nội Bắc Hải Hưng Vĩnh Hải Quảng TP Bình Đồng Long BR-VT
khi: Ninh Phòng Yên Phúc Dương Ninh HCM Dương Nai An
(1) Dòng vốn FDI tiếp tục tăng trưởng, nhờ kỳ vọng làn sóng FDI lần
Miền Bắc Miền Nam
thứ 4;
Nguồn cung BĐS KCN Giá cho thuê trung bình
(2) Nguồn cung cho thuê mới tăng nhanh ở khu vực miền Nam;
(3) Tỷ lệ lấp đầy được cải thiện ở cả hai khu vực Bắc, Nam bất chấp Thu nhập tối thiểu hàng tháng tại một số quốc gia cạnh tranh trực
việc giá cho thuê trung bình vẫn duy trì ở mức khá cao (Miền Bắc: tiếp (Đơn vị: USD)
$123/m2/50 năm và Miền Nam: $167/m2/50 năm). 450 392.01
400
Rủi ro: 350 308.23 307.36 292.9
275.23
Mặc dù vậy, rủi ro của ngành đến từ việc áp Thuế tối thiểu toàn cầu 300
250 194 192.55
(GMT) khiến ưu đãi về thuế khi đầu tư tại Việt Nam bớt hấp dẫn và Chi 200 160.31
134.97
phí nhân công của Việt Nam không còn quá rẻ. 150 95.41 92
100 78.47
Các cổ phiếu cần quan tâm: SZC, IDC, và SIP. 50
0
Nguồn: Cushman Wakefield, Savills, Statistia, Asean Research

38
V. TRIỂN VỌNG NGÀNH 2024

2. Câu chuyện ngành Ngân hàng: Tín dụng bứt phá và chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế (%YTD)
Triển vọng:
❖Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng bứt phá mạnh trong năm 2024, dựa trên cơ 16.00% 15.00%
sở: 14.00% 13.71%
(i) Nền kinh tế bước vào chu kỳ hồi phục; 12.00%
(ii) Mặt bằng lãi suất thấp hơn thúc đẩy hoạt động đi vay của doanh nghiệp và tiêu dùng 10.00%
cá nhân;
8.00%
(iii) Tăng trưởng tín dụng tiếp tục là vấn đề được ưu tiên trong các chính sách điều hành
của Chính phủ, khi mới đầu năm 2024, NHNN đã thông báo hạn mức tăng trưởng tín 6.00%
dụng cấp cho cả năm; 4.00%
(iv) Thông tư 02/2023/TT-NHNN cũng đang được xem xét gia hạn thêm để hỗ trợ tối đa 2.00%
cho quá trình phục hồi của nền kinh tế và doanh nghiệp. 0.00%
(v) Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng cung ứng nguồn vốn, đáp ứng 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12
nhu cầu tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước giao hết toàn bộ Room tăng
trưởng tín dụng 15% năm 2024 ngay từ đầu năm. 2021 2022 2023 2024F
❖NIM sẽ tiếp tục có sự cải thiện nhờ mặt bằng lãi suất huy động đang hạ nhiệt nhanh hơn NIM (TTM) ngành Ngân hàng
so với lãi suất cho vay.
❖Môi trường lãi suất thấp tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô CASA do FD
kém hấp dẫn KH hơn. 3.61% 3.54% 3.65%
❖Thị trường phân phối bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng được kỳ vọng phục hồi dựa 3.40%
trên mức nền thấp điểm của năm 2023 và niềm tin của người tiêu dùng đang dần được 3.27% 3.18%
cải thiện.
Rủi ro: 2.81% 2.79% 2.84% 2.73%
❖Thị trường bất động sản vẫn còn trầm lắng khiến cho các công ty bất động sản và cá
nhân vay mua nhà tiếp tục gặp khó trong vấn đề trả nợ ngân hàng.
❖Lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong năm 2024, đe dọa đến chất lượng
tài sản của nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng.
❖Áp lực trích lập dự phòng nợ xấu tăng thêm và nợ tái cơ cấu Covid chuyển nhóm vẫn sẽ
đè nặng lên kết quả kinh doanh của nhóm Ngân hàng.
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023E 2024F
Cổ phiếu tiềm năng: VCB, BID, CTG, ACB, SSB, và MBB.
Nguồn: SBV, Asean Research 39
V. TRIỂN VỌNG NGÀNH 2024

3. Câu chuyện ngành chứng khoán: Hệ thống KRX và nâng hạng thị trường
Triển vọng: Dự báo điểm số và thanh khoản của Vn-Index
❖ Thị trường chứng khoán được kỳ vọng tiếp tục có sự bứt phá mạnh cả về điểm số lẫn 1,498
25,000 1,350 1,600
thanh khoản trong năm 2024, qua đó hỗ trợ tích cực cho sự phục hồi các mảng hoạt 1,104 1,130
1,400
20,000
984 1,007 1,200
động môi giới, tự doanh & cho vay tại các công ty chứng khoán. 893 961
15,000 1,000
❖ Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi tích cực sau khi nghị định 08/2023/NĐ- 665 800
546 579
CP có hiệu lực, cùng với đó là việc đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu đã 10,000 600
400
mang đến triển vọng phục hồi tốt cho mảng hoạt động IB. 5,000
200
❖ Mặt bằng lãi suất ở mức thấp thúc đẩy dòng tiền quay trở lại kênh chứng khoán. - -
❖ Số lượng tài khoản mở mới được kỳ vọng tiếp tục có sự cải thiện mạnh.
❖ Chênh lệch lãi suất cho vay margin và lãi suất huy động tiếp tục được duy trì ở mức
cao nhờ mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh hơn so với lãi suất cho vay. GTGD BQ (trái) Vn-Index (phải)
❖ Các yếu tố tích cực khác: (i) Hệ thống KRX sắp được đưa vào triển khai; (ii) Chính Giá trị phát hành TPDN trong 2 năm trở lại đây
phủ đặt quyết tâm cao đưa thị trường chứng khoán Việt Nam nâng hạng từ thị trường
5,000
cận biên sang thị trường mới nổi trước năm 2025. 4,500
Rủi ro: 4,000
3,500
❖ Cạnh tranh gay gắt về phí giao dịch & lãi suất Margin giữa các công ty chứng khoán.
3,000
❖ Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/09/2023 khiến cho việc huy 2,500
động vốn giữa các công ty chứng khoán qua kênh ngân hàng trở nên khó khăn hơn 2,000
1,500
khi hoạt động huy động vốn từ ngân hàng để gửi tiền hoặc mua CDs bị hạn chế. 1,000
Cổ phiếu tiềm năng: SSI, VND, MBS, BSI, và VDS. 500
-
Nguồn: SBV, Asean Research

40
KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG
Bản báo cáo thị trường này bao gồm các nhận định chủ quan và dựa trên nguồn thông tin tin cậy và
cơ sở phân tích chi tiết, cẩn trọng. ASEANSC không đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của các nguồn
thông tin này đồng thời bản báo cáo này được chuẩn bị cho mục đích duy nhất là cung cấp thông tin
và không nhằm đưa ra bất kỳ đề nghị hay hướng dẫn mua bán chứng khoán cụ thể nào. Nhà đầu tư
nên xem báo cáo này như một nguồn tham khảo khi đưa ra quyết định đầu tư và phải chịu toàn bộ
trách nhiệm đối với quyết định đầu tư của chính mình. Các quan điểm và ước tính trong đánh giá của
chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đối mà không cần báo cáo trước. Bản báo cáo
này được giữ bản quyền ASEANSC. Mọi sự sao chép, chuyển giao hoặc sửa đổi trong bất kỳ trường
hợp nào mà không có sự đồng ý của ASEANSC đều trái luật.
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
Website: www.aseansc.com.vn
Hội sở chính
Tầng 4,5,6,7 – số 3 Đặng Thái Thân, Phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 024 6275 8668
Tổng đài đặt lệnh: 1900.638.088
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Tầng 2 - số 77-79 Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3933 0308
Tổng đài đặt lệnh: 1900.638.088

Mở tài khoản dễ dàng


với công nghệ Ekyc &
nhận báo cáo định kì

You might also like