You are on page 1of 36

CHƯƠNG 5

CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ


5.1. Khái niệm công ty đa quốc gia

Trong các tài liệu về công ty xuyên quốc gia, nhiều thuật ngữ được sử
dụng như Công ty quốc tế (International Enterprise/Firm), công ty đa quốc gia
(Multinational Corporation/Enterprise-MNC/MNE), công ty xuyên quốc gia
(Transnational Corporation-TNC) và gần đây thuật ngữ công ty toàn cầu
(Global Firm) được sử dụng khá phổ biến.

Trong những năm 1960, các thuật ngữ công ty quốc tế và công ty đa
quốc gia được sử dụng với ý nghĩa như nhau, nhưng nhìn chung thuật ngữ
công ty quốc tế vẫn quen được sử dụng. Các thuật ngữ này nói đến sự lớn
mạnh của công ty đã vượt khỏi phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới (Jenkins, 1987). Đặc điểm cơ bản
của công ty quốc tế hoặc đa quốc gia là qui mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có
phạm vi hoạt động ở nhiều nước.

Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa như nhau, nhưng xét ở cách tiếp
cận, thuật ngữ thứ nhất xem xét công ty từ giác độ kinh doanh quốc tế, trong
khi thuật ngữ thứ hai đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty
(Richard E. Caves, 1986). Vì thế đã phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của MNE.

Đầu những năm 1970, thuật ngữ MNE được sử dụng nhiều hơn thuật
ngữ công ty quốc tế và có ý phân biệt với khái niệm công ty quốc tế. Trong
thời kỳ này, cơ cấu tổ chức và các hoạt động của MNEs chuyển sang cơ chế
phi tập trung, kinh doanh đa dạng hơn trước. Quá trình ra quyết định các hoạt
động của công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc, mà
người nước ngoài cũng được tham gia quản lý các chi nhánh của công ty hoạt
động ở nước họ. Hơn nữa, họ còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và quyết
định hình thức hợp tác (FDI) với MNE ở nước chủ nhà. Bởi vậy, cơ cấu tổ

2
chức và hoạt động của MNE không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét
đa quốc gia.

Ngoài những đặc điểm chung như đã nêu, các tiêu chí để xem xét một
công ty là MNE còn được quan niệm không thống nhất giữa các học giả.
Chẳng hạn, các học giả Mỹ thường căn cứ vào phạm vi kiểm soát và quản lý
các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nước trở lên. Hơn nữa, họ còn sử dụng
thuật ngữ doanh nghiệp (enterprise) hơn là công ty (company) và nhấn mạnh
đến mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp các hoạt động của công ty ở nước
ngoài (Richard E. Caves, 1986). Trong khi đó, một số học giả khác lại nhấn
mạnh về đặc điểm qui mô tài sản của công ty phải đạt đến mức trên 100 triệu
USD (Raymond Vernon, 1971) hoặc được xếp vào danh sách 500 công ty lớn
nhất về tài sản trên thế giới được công bố hàng năm (Harvard Business
School, 1974) mới được gọi là MNE. Ngoài ra, có tài liệu còn định nghĩa
MNE dựa trên một số tiêu chuẩn cần thiết như số lao động sử dụng ở nước
ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nước ngoài trên tổng giá trị tài sản của công ty
(Jenkins, 1987).

Một số học giả khác còn định nghĩa MNE là một công ty lớn bao gồm
nhiều công ty nhỏ hay thực thể kinh tế. Những công ty này có thể thuộc
quyền sở hữu cá nhân hay sở hữu nhà nước hoặc sở hữu hỗn hợp, được thành
lập ở nhiều nước khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ. Chúng ảnh hưởng
đến hoạt động của nhau và đặc biệt cùng có chung mục đích và nguồn vốn
kinh doanh. Trong một MNE, mức độ tự chủ của các công ty rất khác nhau,
tùy thuộc vào hình thức liên kết và lĩnh vực hoạt động giữa chúng.

Cuối những năm 1980, do sự nới lỏng các qui chế đầu tư nước ngoài ở
các nước đang phát triển và xu hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế, các
MNEs đã tăng trưởng mạnh mẽ. Trào lưu các công ty mẹ (parent firms) mở
rộng các chi nhánh ra nhiều nước (transnationals) đã trở thành đặc điểm nổi

3
bật trong những năm cuối của những năm 1980. Bởi vậy, trong thời kỳ này,
thuật ngữ TNCs được sử dụng rộng rãi.

Theo định nghĩa, TNC là doanh nghiệp có sở hữu và kiểm soát tài sản
như nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc nhiều nước
(Colman and Nixson, 1994). Nhiều học giả cũng có định nghĩa tương tự về
TNC (Jenkins, 1987; Rasiah, 1995; Dunning and Sauvant, 1996; ...). Như vậy,
theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của TNCs và MNEs là giống nhau, đều
là những công ty có qui mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở nhiều nước và
tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác nhau về tên gọi chỉ là sự
phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng của TNC hoặc
thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả.

Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD)
đã đưa ra định nghĩa chung như sau: TNCs bao gồm các công ty mẹ và các
công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là công ty kiểm
soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài. Công ty
con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và
thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài. Có các loại công ty con
dưới đây:

 Công ty phụ thuộc (Subsidiary): Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở


hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi
nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công
ty.
 Công ty liên kết (Associate): Chủ đầu tư tuy chiếm 10 % tài sản của
công ty, nhưng chưa đủ tỷ lệ sở hữu để có quyền hạn như trường hợp
công ty phụ thuộc.
 Công ty Chi nhánh (Branch): Công ty hoạt động ở nước ngoài với
100% tài sản thuộc sở hữu của công ty mẹ.

4
Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, nhiều quốc gia
mở cửa thu hút TNCs, các hoạt động của TNCs không còn giới hạn ở một số
lĩnh vực chuyên doanh nữa mà đã chuyển sang kinh doanh đa ngành có phạm
vi ảnh hưởng toàn cầu. Bởi thế, đã xuất hiện thuật ngữ công ty toàn cầu. Thực
ra, thuật ngữ này chỉ phản ánh đặc điểm của TNC trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay, còn về bản chất và định nghĩa vẫn không có sự khác biệt đáng kể.

Như vậy, qua các khái niệm và định nghĩa trên, có thể đi đến hai nhận
xét quan trọng: Thứ nhất, về bản chất, các thuật ngữ về TNC không có sự
khác biệt đáng kể. Chúng có đặc điểm chung là qui mô lớn, sở hữu đa quốc
gia và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước. Sự khác
biệt chủ yếu là tên gọi, phản ánh đặc điểm nổi bật của TNC trong từng giai
đoạn lịch sử phát triển hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả. Thứ
hai, khó có thể đưa ra định nghĩa chính xác về TNC. Bởi thế, định nghĩa
chung về TNCs của UNCTAD (như đã nêu) là hợp lý hơn cả và sẽ được sử
dụng trong tài liệu này.

5.2. Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý của các công ty đa quốc gia

Cơ cấu tổ chức của TNCs rất đa dạng và phức tạp. Tính đa dạng được
thể hiện ở sự phong phú trong mô hình tổ chức của TNCs của các nước và
trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Còn sự phức tạp có thể nhận thấy
trong các mối liên hệ đan xen về chức năng giữa các bộ phận của TNCs
(Geoffrey Jones, 1996).

Cơ cấu tổ chức theo thứ bậc (hierarchical organization) là đặc điểm nổi
bật của TNCs. Có hai hình thức cơ bản của mô hình này: Tổ chức theo chức
năng (functional organization-F) và nhiều đầu mối (multidivisional
organization-MD). Hình thức tổ chức theo chức năng bao gồm một nhóm các
phòng chức năng, trong đó mỗi phòng có chức năng riêng và báo cáo trực tiếp
với giám đốc điều hành (chief executive). Tính chuyên môn hóa rất cao trong
các phòng chức năng của mô hình F. Các nhân viên của mỗi phòng chức năng

5
chỉ tập trung vào một việc cụ thể mà không cần phải liên hệ với các nhân viên
ở các phòng khác (Richard Caves, 1986). Mô hình tổ chức này rất hiệu quả
nếu công việc không cần phải hợp tác giữa các phòng trong công ty.

Khi các hoạt động của công ty đã trở nên đa dạng thì mô hình F không
còn thích hợp nữa, thay vào đó là mô hình MD vì nó có hiệu quả hơn
(Stopford and Wells, 1972). Trong mô hình tổ chức này, mỗi hoạt động (loại
hình sản phẩm hoặc khu vực địa lý) của công ty có một bộ phận quản lý riêng
và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh (lợi nhuận) của mình. Lúc này,
ban lãnh đạo công ty phân quyền, tăng tính tự chủ kinh doanh cho các bộ
phận thành viên, còn họ chủ yếu tập trung vào các vấn đề có tính chiến lược
dài hạn của công ty như dự báo những thay đổi lớn, phân bổ tài chính giữa
các đơn vị thành viên, nghiên cứu các biện pháp tối ưu để sử dụng các nguồn
lực của công ty.

Theo cơ cấu tổ chức MD, ban lãnh đạo công ty quản lý các bộ phận
thành viên thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận hơn là bằng các mệnh lệnh trực
tuyến. Bởi thế, nó được áp dụng phổ biến đối với công ty có loại hình hoạt
động đa dạng và ở nhiều vùng lãnh thổ. Hình thức tổ chức này được áp dụng
ở Mỹ vào khoảng những năm 1920, sau đó được phát triển nhanh chóng sang
các nước khác.

Mô hình cơ cấu tổ chức của TNCs luôn thay đổi, phụ thuộc vào đặc
điểm cơ cấu thị trường (market structure) và chiến lược hoạt động của chúng.
Đối với TNCs mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tìm kiếm thị trường (market-
seeking) thì cơ cấu tổ chức cải tiến gọn nhẹ hơn để tiết kiệm chi phí quản lý.
Điển hình của chiều hướng này là hình thức sáp nhập và mua lại (mergers and
acquisitions-M & A). Trong khi đó, nếu theo hướng tìm kiếm nguồn nguyên
liệu (resource/asset-seeking), TNC lập nhiều công ty chi nhánh (chuyên môn
hóa sản xuất theo lợi thế phân công lao động quốc tế) và cấu trúc theo hệ
thống “mẹ-con” (mother-daughter system).

6
Qua nhiều nghiên cứu thực chứng (Davidson and Haspeslagh, 1993;
Egelhoff, 1993; Gunnar Hedlund, 1996...) cho thấy, cải tiến cơ cấu tổ chức
của TNCs của Mỹ và Châu Âu thiên nhiều vào hướng thứ nhất, trong khi
TNCs của Nhật Bản và Châu á lại chú trọng vào hướng thứ hai.

Xu hướng liên kết giữa TNCs ngày càng phát triển mạnh trong những
năm gần đây. Một số TNCs đã liên kết với nhau theo chiều ngang dưới hình
thức liên kết (concern), tức là thông qua các quan hệ hợp tác cùng sử dụng
bằng phát minh, sáng chế, nghiên cứu và phát triển (R & D), kinh doanh và hệ
thống tài chính, tín dụng... Mô hình liên kết không hình thành pháp nhân
riêng, tính pháp lý của nó thể hiện ở tư cách pháp nhân độc lập của các công
ty thành viên. Dù vậy, mối quan hệ bền vững của hình thức tổ chức này được
thiết lập trong sự liên hệ chặt chẽ giữa các cá nhân lãnh đạo chủ chốt với nhau
và với các thành viên của chính phủ dựa trên cơ sở lợi ích kinh tế (thông qua
các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng, các khoản tài trợ,...).

Mô hình tổ chức liên kết thường cấu trúc theo hình tháp, tức là thông tin
điều hành truyền từ trung tâm xuống các công ty chi nhánh và phản hồi trở lại
đều qua nhiều tầng lớp có tính thứ bậc. Theo hệ thống này, mỗi cá nhân được
chuyên môn hóa sâu một việc cụ thể và chịu trách nhiệm trực tiếp với người
phụ trách mình. Cơ cấu tổ chức này xếp đặt vị trí làm việc của từng người rất
chặt chẽ nên họ hiểu rất rõ công việc và trách nhiệm được giao. Vì thế, tính hệ
thống và quyền lực của các quyết định quản lý rất cao. Tuy nhiên, cách tổ
chức đó chỉ có hiệu quả trong điều kiện công ty phát triển ổn định, môi trường
kinh doanh ít bị cạnh tranh và phạm vi hoạt động nhỏ hẹp.

Khi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh gay gắt, phạm vi hoạt động của
công ty mở rộng thì tính hệ thống có tính cứng nhắc bộc lộ nhiều hạn chế.
Lúc này, do phải qua nhiều tầng cấp trung gian nên các thông tin không phản
ánh đúng và kịp thời với sự biến động nhanh chóng của thị trường. Hơn nữa,
bộ máy quản lý cồng kềnh làm tăng chi phí giá thành, vì thế làm giảm tính

7
cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, nhiều TNCs đã chuyển đổi sang cơ cấu tổ
chức mới, dưới hình thức tập đoàn (Conglomerate).

Cơ cấu tổ chức Tập đoàn Conglomerate khá phổ biến trong TNCs hiện
đại. Mô hình tổ chức này là kết quả của quá trình liên kết công ty theo chiều
dọc. Theo mô hình này, mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty chi
nhánh chủ yếu dựa trên các quan hệ về tài chính (thông qua thị trường chứng
khoán). Mức độ kiểm soát của công ty mẹ đối với các công ty chi nhánh phụ
thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nó trong các chi nhánh. Bởi thế, so với
hình thức liên kết (Concern), cơ cấu tổ chức theo Tập đoàn (Conglomerate)
gọn nhẹ và linh hoạt hơn.

Mô hình tổ chức theo Tập đoàn (Conglomerate) cấu trúc theo kiểu
mạng lưới hoặc mạng nhện. Vì các công ty chi nhánh và các bộ phận thành
viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên chúng không liên kết với
nhau theo thứ bậc chặt chẽ. Thay vào đó, quyền lực điều hành trực tiếp trong
Conglomerate thường tập trung vào các nhà quản lý trong các tổ chức thành
viên. Theo mô hình tổ chức này, mỗi một bộ phận quản lý trong mạng lưới
hoặc thậm chí mỗi người quản lý đều có thể là “trung tâm” của hệ thống. Nhờ
đó, khắc phục được sự quan liêu, tin tức không thông suốt, sai lệch, quyết
sách chậm chạp, chuyên quyền và sự thiếu hợp tác giữa các bộ phận trong nội
bộ TNC. Tuy nhiên, để cải tiến theo mô hình này, TNCs phải đối mặt với vấn
đề sa thải lao động.

Trước nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm và hạ thấp chi phí giá thành,
TNCs đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức thành từng đội cơ sở (platform team) hoặc
theo kiểu tế bào sản xuất (cell manufacturing). Theo mô hình này, nhiều
người có kỹ năng, công việc khác nhau được tập hợp lại thành từng đội để
làm việc cùng nhau. Nhờ đó, họ thấy được đầy đủ mục tiêu và nội dung của
toàn bộ quá trình sản xuất hơn là từng công đoạn như mô hình quản lý kiểu

8
hình tháp. Theo cơ cấu tổ chức này, từng đội tự quản lý sản xuất, phát huy cao
độ tinh thần hợp tác và thích ứng tốt với sự biến động nhanh của thị trường.

Để hiểu rõ hơn cơ chế quản lý theo kiểu đội cơ sở, chúng ta hãy xem
mô hình quản lý của công ty chế tạo xe hơi Chrysler nổi tiếng của Mỹ. Công
ty này đã cơ cấu sản xuất xe hơi theo từng đội (xí nghiệp), trong đó toàn bộ
các công việc thiết kế, sản xuất và tiêu thụ xe hơi (nhãn hiệu NEON) được
thực hiện theo một qui trình trọn gói. Cụ thể, xí nghiệp bố trí các kỹ sư thiết
kế làm việc cùng một địa điểm (chung tầng lầu) với các nhân viên tiếp thị, tài
vụ, cung ứng vật tư,.... và dưới sự điều hành của một người quản lý. Đội cơ sở
của công ty Chrysler đã thu được thành công rất lớn trong kinh doanh. Do đó,
từ năm 1994, công ty đã giải tán phần lớn các bộ phận quản lý theo chức
năng, cơ cấu lại nhân viên của họ vào 4 đội cơ sở: xe du lịch nhỏ, xe du lịch
lớn, xe Jeep và xe vận tải.

Theo cơ chế quản lý kiểu tế bào sản xuất, công nhân được chia thành
từng kíp (thường từ 2-50 người) và mỗi người có thể làm nhiều việc. Trong
quá trình tác nghiệp, mọi người hợp tác chặt chẽ với nhau, tâm lý làm việc
thoải mái (không bị buộc chặt vào từng khâu của dây chuyền sản xuất) và nếu
có vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết kịp thời chứ không phải chờ tới hết dây
chuyền. Bởi thế, cơ chế quản lý kiểu tế bào sản xuất đã được nhiều TNCs áp
dụng.

Như vậy, qua các phân tích trên, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm
nổi bật trong cơ cấu tổ chức và quản lý của TNC, đó là: Thứ nhất, TNCs được
tổ chức và quản lý theo hai mô hình chủ yếu là kiểu hình tháp và kiểu mạng
lưới. Mỗi mô hình có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của TNC và mức độ cạnh tranh của thị trường; mô hình cơ cấu tổ
chức và quản lý của TNC luôn thay đổi để thích ứng với đặc điểm của thị
trường, qui mô và lợi thế cạnh tranh của chúng. Mặc dù cả hai mô hình tổ
chức và quản lý nêu trên được sử dụng đan xen nhau, nhưng mô hình theo

9
kiểu mạng lưới được sử dụng nhiều hơn vì tính ưu việt của nó và có thể được
coi là đặc trưng của cơ cấu tổ chức và quản lý của TNCs hiện đại. Thứ hai,
yêu cầu cải tiến mô hình tổ chức và quản lý đang là đòi hỏi cấp bách của
TNCs hiện nay. Trong quá trình giải quyết vấn đề này, TNCs luôn phải đứng
trước sức ép rất lớn khi sa thải lao động để gọn nhẹ bộ máy quản lý. Đây cũng
chính là một trong những vấn đề nổi cộm của TNCs hiện nay.

5.3. Chiến lược đầu tư quốc tế của các công ty đa quốc gia

Có thể nói, khác với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, TNCs rất coi trọng
đến việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Chiến lược của
chúng có tính dài hạn và thường bao gồm các nội dung cơ bản về: mở rộng
mạng lưới sản xuất, phân phối, chuyển giao và phát triển công nghệ, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, quan hệ với các chính phủ (nước đầu tư và
nước chủ nhà).

5.3.1. Mở rộng mạng lưới sản xuất

Với TNCs, tiết kiệm chi phí sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ là
các vấn đề sống còn trong chiến lược kinh doanh. Đối với vấn đề thứ nhất,
TNCs thường mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng khai thác nguồn
nguyên liệu tự nhiên (dầu mỏ, than đá, lâm thủy sản,...) và các yếu tố đầu vào
rẻ (lao động, vật liệu, dịch vụ,...). Theo hướng này, TNCs chủ yếu thực hiện
chiến lược đầu tư mới (greenfield investment-GI). Hình thức GI được thực
hiện phổ biến qua con đường cắm nhánh ở nước ngoài, tức là xây dựng các cơ
sở sản xuất mới ở các nước nhận đầu tư.

Khác với GI, để mở rộng thị trường tiêu thụ, TNCs thực hiện chiến lược
mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng sáp nhập và mua lại (M & A) các
công ty hiện có ở nước sở tại (cross-border M & A). Với chiến lược này,
TNCs có được mạng lưới phân phối sẵn có ở thị trường mới, trong đó đặc biệt
là dễ tiếp cận vào thị trường độc quyền và giảm đối thủ cạnh tranh. Bởi thế,

10
trước tình trạng cạnh tranh gay gắt trong những năm gần đây, xu hướng M &
A tăng rất nhanh và đã trở thành đặc điểm nổi bật trong chiến lược phát triển
của TNCs từ những năm 1990.

Lựa chọn hình thức sở hữu trong chiến lược mở rộng sản xuất ra nước
ngoài cũng được TNCs rất chú trọng. Thông thường, TNCs lựa chọn theo ba
hình thức cơ bản: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, liên doanh và sở
hữu 100%.

Kết quả các nghiên cứu của Porter (1987) Woodcock, Beamish &
Makino (1994) cho thấy, lựa chọn hình thức sở hữu đầu tư phù hợp có tính
quyết định đến sự thành công của TNCs trong việc mở rộng sản xuất ra thị
trường nước ngoài. Đối với TNCs của Mỹ, hình thức 100% vốn đầu tư của họ
ở nước ngoài được chú trọng hơn, trong khi TNCs của Nhật Bản và Châu Âu
lại quan tâm nhiều đến các hình thức liên doanh và kinh doanh trên cơ sở hợp
đồng. Nhận định này được rút ra trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của
Somkiat Mansumitrchai, Micheal S. Minor và Sameer Prasad năm 1999.

5.3.2. Phân phối (distribution/logistics)

Mục tiêu chiến lược phân phối của TNCs là phải đảm bảo được lợi ích
tổng thể của công ty hơn là lợi ích riêng của từng công ty chi nhánh. Bởi
vậy, việc xây dựng và điều hành chiến lược phân phối được thực hiện từ trụ
sở của công ty mẹ (headquarter), các chi nhánh chỉ thực hiện các quyết định
phân phối từ trung tâm và báo cáo số liệu, thông tin về diễn biến của thị
trường về trụ sở của công ty mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp một công ty
chi nhánh có mạng lưới phân phối ở nhiều nước, công ty mẹ khó điều phối
và hạch toán lợi nhuận độc lập thì có thể được tự hoạch định chính sách
phân phối (Michael R. Czinkota, 1996).

Đặc điểm nổi bật trong chiến lược phân phối là tối thiểu hóa các chi
phí giao dịch (transation costs) trong mạng lưới phân phối toàn cầu của

11
TNC. Để thực hiện được mục tiêu này, TNCs thường xây dựng các công ty
chi nhánh sản xuất gần thị trường (nơi tiêu thụ) hoặc vùng nguyên liệu. Đối
với một số thị trường độc quyền, TNCs thường áp dụng chiến lược sáp nhập
hoặc mua lại các cơ sở phân phối hiện có để thâm nhập được vào thị trường
và hạ bớt chi phí giao dịch nhờ hiệu quả kinh tế theo qui mô.Trong chiến
lược phân phối, TNCs thường sử dụng hai hình thức trao đổi cơ bản: giữa
TNCs (inter- firm trade) và trong nội bộ từng TNC (intra-firm trade). Giá cả,
đối với hình thức thứ nhất, được hình thành trên cơ sở giá thị trường (arm’s-
length price), trong khi đối với hình thức thứ hai lại dựa trên giá thỏa thuận
(transfer pricing) giữa các chi nhánh trong nội bộ của TNC. Hình thức giá
chuyển giao được TNCs áp dụng rất rộng rãi và có xu hướng ngày càng tăng
mạnh (Sylvain Plasschaert, 1994), đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

TNC rất chú trọng đến các hoạt động quảng cáo trong chiến lược tiêu
thụ sản phẩm của họ. Chi phí này thường chiếm tới khoảng 20% giá bán và
có xu hướng ngày càng tăng. Mặt khác, TNC thiết kế và triển khai chiến
lược marketing rất bài bản, trong đó đặc biệt là ở các thị trường mới xâm
nhập. TNCs thường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền
hình) của nước sở tại để quảng cáo cho sản phẩm của họ.

5.3.3. Chuyển giao và phát triển công nghệ

Cũng như chiến lược phân phối, TNCs chuyển giao công nghệ qua hai
hình thức chủ yếu: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của cùng
một TNCs (intra-firm networks) và giữa TNCs với nhau (inter-firm
networks). TNCs rất hạn chế chuyển giao công nghệ mới, có tính cạnh tranh
cao cho các chi nhánh ở nước ngoài, vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền
công nghệ do việc bắt chước (technological imitation), cải biến (adaptation)
hoặc nhái lại (copy) công nghệ của nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ
nhà, thường là những nước đang phát triển còn chưa đáp ứng được các yêu
cầu sử dụng công nghệ của TNCs và có chính sách bảo hộ sản xuất nội địa

12
cao nên TNCs chưa cần phải áp dụng công nghệ hiện đại mà vẫn tiêu thụ
được sản phẩm của họ ở nước chủ nhà.

Chiến lược chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược
mở rộng sản xuất ra nước ngoài của TNCs và cơ cấu thị trường của nước chủ
nhà. Nếu đầu tư theo hướng thị trường, TNCs thường chuyển giao các công
nghệ hiện đại để thắng đối thủ cạnh tranh, nhờ đó chiếm vị trí độc quyền (J.
Dunning, 1993). Tuy nhiên, mức độ hiện đại của công nghệ còn phụ thuộc
vào điều kiện áp dụng và môi trường chính sách của nước chủ nhà.

TNCs chi phí rất lớn cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R &
D) công nghệ và coi đây là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh.
Phần lớn các hoạt động này được công ty mẹ thực hiện ở chính quốc, vì ở đó
có điều kiện tốt cho nghiên cứu sáng chế, sản xuất thử và hạn chế được lộ bí
mật công nghệ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, TNCs đã nới lỏng hạn
chế chuyển các cơ sở nghiên cứu ra nước ngoài, trong đó đặc biệt ở những
nước có điều kiện khoa học công nghệ phát triển và có các chi nhánh của
chúng.

5.3.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, TNCs thường
chú trọng đến đào tạo lao động tại chỗ (ở nước chủ nhà), có tính ngắn hạn để
đáp ứng được yêu cầu công việc của dự án đầu tư, kinh doanh. Số lao động
được gửi đi đào tạo ở nước ngoài (cơ sở đào tạo của TNCs) rất hạn chế, bởi
vì chi phí cao và mạo hiểm (những người sau khi được đào tạo có thể không
trở về hoặc không gắn bó lâu dài với dự án). Tuy nhiên, trong các vị trí công
việc quan trọng (quản lý), TNCs có chiến lược đào tạo rất bài bản và thường
xuyên cập nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ
chủ chốt của họ.

13
Chiến lược đào tạo của TNCs được triển khai theo hai hướng chính:
Tự đào tạo trong các cơ sở đào tạo (trường đại học, cao đẳng, dậy nghề và
viện nghiên cứu chiến lược) của công ty; hoặc liên kết với các cơ sở đào tạo
ngoài công ty (chủ yếu ở nước chủ nhà). Trong những năm gần đây, xu
hướng thứ hai ngày càng áp dụng phổ biến vì giảm được chi phí đào tạo
(nhờ vào hiệu quả đào tạo theo qui mô) và cơ cấu và trình độ đào tạo ở nước
chủ nhà (các nước đang phát triển) được cải thiện nhiều.

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có sự khác nhau giữa
TNCs. Chẳng hạn, trong khi TNCs Hoa Kỳ chú trọng đến đào tạo và sử
dụng đội ngũ quản lý nước sở tại thì TNCs của Nhật Bản phần lớn sử dụng
đội ngũ này của họ. Bởi vậy, chiến lược đào tạo của TNCs Nhật Bản thường
bài bản, có tính dài hạn hơn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của TNCs Hoa Kỳ. Đặc điểm này cũng thấy khá rõ trong chiến lược đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực của TNCs Châu Âu (giống với TNCs Hoa Kỳ),
nhưng ít rõ ràng hơn trong TNCs của các nước ÁChâu (Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Trung Quốc,…).

Chiến lược đào tạo của TNCs thường nhằm vào đối tượng có trình độ
hoặc tay nghề cao (high skill levels), bởi vì những đối tượng này mới đáp
ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ cao của TNCs và tạo ra năng suất lao
động cao. Trong khi đó, họ rất ít chú ý đến đào tạo những lao động không có
tay nghề hoặc ít được đào tạo chuyên môn (ILO/UNCTC, 1988). Tuy nhiên,
ở các nước đang phát triển, do sử dụng công nghệ nhiều lao động (labour-
intensive technologies) nhằm khai thác giá lao động rẻ, nên TNCs phải đào
nhiều lao động chưa có tay nghề hoặc nghiệp vụ thấp, trong số này đặc biệt
là lao động phụ nữ và trẻ em (Enderwick, 1983 and Mirza, 1986).

5.4. Tác động của các công ty đa quốc gia trong đầu tư quốc tế

Cùng với việc giải thích quá trình hình thành và phát triển của TNCs,
tác động của TNCs đối với các nước (đặc biệt với các nước đang phát triển)

14
và nền kinh tế thế giới cũng thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên
cứu. Các đánh giá về tác động này có sự trái ngược nhau (Lall, 1974; Hood
& Young, 1979). Trong khi một số quan điểm cho rằng TNCs có tác động
tích cực đến sự phát triển của các nước và nền kinh tế thế giới và coi chúng
như “động lực của sự tăng trưởng”, thì không ít nhà nghiên cứu lại không
đánh giá như vậy. Chúng ta sẽ xem xét sự tác động của các công ty đa quốc
gia theo 2 hướng nghiên cứu: tác động tích cực và tác động tiêu cực.

5.4.1. Tác động tích cực

a. TNCs bổ sung nguồn vốn và thúc đẩy tăng trưởng của nước đầu tư

Theo mô hình Macdougall-Kemp (1964), TNCs đã mang lại lợi ích


(trực tiếp và gián tiếp) cho các nước tham gia đầu tư và gia tăng sản lượng
thế giới. Tác động tích cực này được thể hiện qua việc bổ sung nguồn vốn
tăng trưởng cho nước chủ nhà và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nước
đầu tư. Mặt khác, nhờ nâng cao sử dụng các nguồn lực sản xuất ở các nước
mà sản lượng thế giới tăng lên.

Trong những năm 1960, nhiều nhà kinh tế phát triển, trong đó nổi bật
là Meier (1967), đã đánh giá cao vai trò của đầu tư nước ngoài (được thực
hiện bởi MNCs) đối với bổ sung nguồn tích lũy nội địa và nguồn ngoại tệ
cho các nước đang phát triển và coi đó như là động lực tăng trưởng của các
nước này. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của May (1970), Rueber
(1973) và tổ chức TNCs của Mỹ (1975) đã chứng minh cho các quan điểm
này.

b. TNCs chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển

Ngoài lợi ích trên, đầu tư nước ngoài bởi TNCs còn mang lại nhiều lợi
ích khác như chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý, đào tạo và phát triển

15
nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển (Rueber, 1973; Lall, 1974;
Rugman, 1981; Meier, 1967; Vernon, 1979).

Theo lý thuyết chu kỳ sản phẩm, các nước đang phát triển được
chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển do sự bão hòa sản phẩm ở
nước này. Chuyển giao công nghệ đã giúp cho các nước đang phát triển có
được công nghệ hiện đại và nhờ đó phát triển được khả năng công nghệ của
mình. Hơn nữa, TNCs đã mang lại nhiều sản phẩm chất lượng cao (tiêu
chuẩn hóa) cho các nước đang phát triển (Vernon, 1966). Quan điểm này lại
càng được nhấn mạnh trong mô hình chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu
(1969).

c. TNCs giúp tăng khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng đối với
nước chủ nhà

Thông qua liên kết kinh tế giữa TNCs với các doanh nghiệp nội địa,
TNCs giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh ở nước chủ nhà. Sự xuất hiện của
các TNCs làm gia tăng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (cả lúc thâm
nhập thị trường và trong quá trình hoạt động của TNCs), vì thế giảm bớt tính
tập trung hoặc độc quyền thị trường (Reuber,1973). Kết quả nghiên cứu thực
chứng của Vernon (1977) ở các nước Châu Mỹ La tinh và ấn Độ đã minh
chứng cho quan điểm này. Mặt khác, các tác giả còn cho rằng TNCs kiếm
được mức lợi nhuận ở các nước đang phát triển trên tỷ suất lợi nhuận trung
bình ở chính quốc là nhờ sử dụng có hiệu quả các lợi thế cạnh tranh của
chúng ở các nước này.

Cùng với những quan điểm trên, các tác giả Buckley & Casson (1976)
và Rugman (1981) cũng cho rằng TNCs làm tăng tính hiệu quả của nền kinh
tế thế giới nhờ khai thác đặc điểm không hoàn hảo của thị trường. Theo cách
tiếp cận này, các tác giả Agmon và Hirsch (1979) còn cho rằng TNCs mang
lại lợi ích cho các nước đang phát triển nhiều hơn các nước phát triển do
mức độ không hoàn hảo cao hơn của thị trường ở các nước này.

16
d. TNCs tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế

Tác động của TNCs thông qua đầu tư quốc tế tác động đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển theo chiều hướng tăng
nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng của các ngành
kinh tế truyền thống như nông nghiệp, khai thác.... Theo các lý thuyết của
Hymer(1976), Kindleberger (1969), FDI được coi là kênh quan trọng để
chuyển giao công nghệ, vốn, mạng lưới phân phối,... cho các nước đang phát
triển, nhờ đó tác động mạnh đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở các nước này.
Các tác giả như Singer (1950), Lall (1973), Muller và Barnet (1974), Vaitsos
(1974) cũng thừa nhận những tác động tích cực này ở một mức độ nhất định.

Như vậy, qua các quan điểm trên cho thấy, TNCs thực hiện phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực sản xuất quốc tế, nhờ đó đã tác động tích cực đối với
sự phát triển của các nước và nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, các nước đang
phát triển được nhiều lợi ích từ TNCs nhờ vào việc tăng cường tiết kiệm nội
địa, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến,….

5.4.2. Các tác động tiêu cực

Bên cạnh những quan điểm đánh giá tác động tích cực của TNCs,
cũng có khá nhiều các quan điểm phê phán về tác động tiêu cực của TNCs

 TNCs tạo ra độc quyền nhóm

Có nhiều quan điểm cho rằng TNCs đầu tư ra nước ngoài không chỉ
đơn giản là thực hiện di chuyển các nguồn lực sản xuất quốc tế mà chủ yếu
là thực hiện chiến lược cạnh tranh độc quyền của các công ty lớn
(Hirschman, 1971). Các quan điểm trên còn được thể hiện rất rõ trong các lý
thuyết tổ chức công nghiệp (industrial organization theory) vào những năm
1960 và lý thuyết FDI của Hymer (1976). Theo các quan điểm này, các
TNCs đầu tư ra nước ngoài xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Khai thác

17
lợi thế độc quyền của chúng và loại bỏ hoặc hạn chế cạnh tranh với các đối
thủ ở nước ngoài (Newfarmer & Mueeller, 1975 và Hymer, 1976).

TNCs đầu tư ra nước ngoài bằng con đường mua lại (acquisition) các
công ty sẵn có ở nước chủ nhà chứ không phải chỉ bằng con đường đầu tư
mới (Greenfield investment), vì thế đã làm giảm đối thủ cạnh tranh trên thị
trường. Kết quả điều tra của UNCTC (1978) đã cho thấy các công ty chi
nhánh của TNCs Mỹ chiếm khoảng 2/5 ở các nước đang phát triển và hơn
1/4 ở Âu Châu các chi nhánh là theo con đường mua lại các công ty sẵn có ở
nước chủ nhà. Thứ hai, TNCs đầu tư vào các ngành công nghiệp mới (new
industries), hướng vào thay thế nhập khẩu, hơn là các ngành công nghiệp
hiện có (existing industries) ở nước chủ nhà, do đó khả năng tăng số lượng
đối thủ cạnh tranh trong các ngành công nghiệp hiện có là rất hạn chế. Xu
hướng này rất phổ biến ở các nước đang phát triển thực hiện chiến lược công
nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu.

Mặt khác, khi vào được thị trường, đặc biệt ở các nước đang phát
triển, với lợi thế về công nghệ hiện đại, mạng lưới marketing rộng lớn, nhiều
vốn và hiệu quả sản xuất theo qui mô (Lall, 1980), TNCs đã nhanh chóng trở
thành các đối thủ độc quyền trong các ngành công nghiệp mà chúng hoạt
động. Đặc điểm này được biểu hiện khá rõ trong các nghiên cứu của Lall
(1980), Newfarmer & Marsh (1981) ở Malaixia và Braxin.

Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, TNCs có thể dùng lợi thế của
mình để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh (các công ty của nước chủ nhà) để
chiếm vị trí độc quyền. Việc loại bỏ này thường được thực hiện theo hai
cách: làm cho các đối thủ bị phá sản hoặc ra khỏi thị trường; mua lại các đối
thủ kém khả năng cạnh tranh.

Các quan điểm phê phán TNCs thường xoay quanh lợi thế về sức
mạnh thị trường của TNCs (market power of TNCs). Sức mạnh thị thường
của TNCs được biểu hiện ở lợi thế độc quyền về mặt huy động vốn, bảo mật

18
công nghệ, marketing và sử dụng nguồn nguyên liệu (Vaitsos, 1974; Lall &
Streenten, 1977; Hood & Young, 1979). Theo các quan điểm này, TNCs đã
tạo ra thị trường không hoàn hảo.

 TNCs chuyển giao các công nghệ, sản phẩm không phù hợp cho
các nước đang phát triển.

Một số quan điểm khác còn cho rằng TNCs chuyển giao các công
nghệ, sản phẩm không phù hợp cho các nước đang phát triển. Tính phù hợp
của công nghệ được đặc trưng ở mức độ sử dụng tối đa các yếu tố sản xuất
dư thừa và tiết kiệm tối thiểu các yếu tố sản xuất khan kiếm ở nơi sử dụng.
Với đặc trưng này, hầu hết các TNCs sử dụng nhiều vốn, công nghệ hiện
đại,…do đó không phù hợp với điều kiện ở các nước đang phát triển (thiếu
vốn, trình độ sử dụng thấp, thừa lao động,…). Mặt khác, các sản phẩm của
TNCs được cho là không phù hợp với điều kiện ở các nước đang phát triển
vì giá cao so với thu nhập thấp ở các nước này (Hirscherman, 1969).

Theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác xít (Lenin và Bukharin,
1917), sự tiến bộ kỹ thuật đã thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung tư
bản để hình thành các tổ chức độc quyền công nghiệp (cartels/trusts), nhờ đó
kiếm được lợi nhuận độc quyền. Lênin còn nhấn mạnh bản chất “ăn bám”
của chủ nghĩa đế quốc nhờ vào độc quyền và cũng chính sự phát triển của
độc quyền sẽ làm cho chủ nghĩa đế quốc nhanh chóng đi tới trì trệ và thối
nát.

Theo Lênin, xuất khẩu tư bản thực chất là xuất khẩu phương tiện (vốn,
kỹ thuật,..) và quan hệ bóc lột (chủ-thợ) của chủ nghĩa tư bản sang các nước
đang phát triển. Bởi thế, việc bành trướng sản xuất ra nước ngoài của các tổ
chức độc quyền ở chính quốc đã được coi là phương tiện để “nô dịch” các
nước thuộc địa và là rào cản đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của các
nước này (Lenin, 1917).

19
Phát triển các quan điểm của các nhà kinh điển trên, Dos Santos
(1968) và Pizarro (1970) cho rằng TNCs đã nhập khẩu cơ cấu thị trường độc
quyền vào nước chủ nhà và phát triển nó, nhờ đó kiếm được lợi nhuận độc
quyền cao ở các nước này.

Như vậy, hầu hết các quan điểm phê phán trên đã nhìn nhận TNCs như
là tác nhân tạo ra tính không hoàn hảo của thị trường và phát triển cơ cấu thị
trường cạnh tranh độc quyền ở nước chủ nhà. Hoạt động của TNCs chủ yếu
mang lại lợi ích cho các nước phát triển, trong khi các nước đang phát triển
phải chịu nhiều hậu quả. Hơn nữa, TNCs còn được coi như là công cụ của
các nước giàu để nô dịch các nước nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

1. Nguyễn Thiết Sơn (2003), Các công ty xuyên quốc gia, khái niệm, đặc

trưng và những biểu hiện mới, NXB Khoa học xã hội.


2. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các công ty xuyên quốc gia – Lý thuyết và thực

tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.


3. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư Quốc tế, NXB Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

20
CHƯƠNG 6
CHUYỂN GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
6.1. Khái niệm chuyển giá
 Quan điểm 1

Chuyển giá là thuật ngữ ám chỉ hành vi đặt giá của các công ty đa quốc
gia khác với giá cả theo nguyên tắc thị trường nhằm thực hiện mục đích nào
đó. Công ty đa quốc gia có thể chuyển giá nhằm tránh thuế, chiếm lĩnh thị
phần, biến liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài…

 Quan điểm 2

Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa
quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách ấn định giá mua bán
sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, không
theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.

 Quan điểm 3

Chuyển giá là một hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một
tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không
dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác,
tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn.

 Quan điểm 4

Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch vụ chuyển giao giữa các
công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của
tập đoàn.

Hiểu theo nghĩa rộng, chuyển giá doanh nghiệp là việc tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp bằng cách tối giản hóa nghĩa vụ đối với Ngân sách
nhà nước. Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là “việc thực hiện
chính sách giá, “pricing policy”, đối với hàng hóa, dịch vụ giữa các thành

21
viên trong cùng nhóm (hoặc tập đoàn) qua biên giới không theo giá thị trường
nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước nhận đầu tư trên
toàn cầu. Để làm được điều này, công ty đa quốc gia phải vận dụng những
khác biệt trong chính sách, ưu đãi thuế, chênh lệch thuế suất giữa các quốc
gia để xây dựng chính sách về giá giao dịch trong nội bộ nhóm (hoặc tập
đoàn).Thực tế, nhóm lợi ích hoặc tập đoàn không nhất thiết phải có tính đa
quốc gia mà có thể là nhóm công ty có nhiều công ty con hoạt động kinh
doanh trong nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể
kinh tế độc lập, song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ liên kết với
nhau. Như vậy, cần hiểu hành vi chuyển giá theo một nghĩa rộng hơn, đó là
hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao
đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa
tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết.

6.2. Nguyên nhân của hiện tượng chuyển giá trong đầu tư quốc tế

Hành vi chuyển giá thông qua việc các tập đoàn, các công ty mẹ tại
nước ngoài ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh, dịch vụ với các nước với
đơn giá cao, sau đó giao lại cho các công ty con với giá rất thấp và ngược lại
một phần là do các nguyên nhân sau đây:

 Động cơ tối đa hoá lợi nhuận: Doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn
đa quốc gia nói riêng, không bao giờ từ bỏ các cơ hội, các biện pháp nhằm tối
đa hoá lợi nhuận, kể cả các hành vi chuyển giá, gian lận giá, gian lận thương
mại,… Chuyển giá thông qua các giao dịch hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư qua
biên giới sẽ khó bị phát hiện hơn so với các gian lận khác và kể cả trong
trường hợp bị phát hiện thì việc xử lý cũng không hề đơn giản bởi chính phủ
của mỗi nước thường có thiên hướng bảo vệ DN của mình vì lợi ích quốc gia.
 Quyền tự do định đoạt trong kinh doanh thương mại và đầu tư: Quyền
này đã tạo cơ hội cho các DN được quyền quyết định giá trong các giao dịch.
Do đó, trong quan hệ với các bên liên kết, các DN được toàn quyền định mua,

22
bán, trao đổi những hàng hoá hoặc dịch vụ theo mức giá họ mong muốn và
được thể hiện trong các văn kiện, hợp đồng được luật pháp quốc tế bảo hộ.
 Mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa các nhóm liên kết: Vừa thuận
lợi trong điều hành ở phạm vi rộng lớn, vừa có được lợi ích kinh tế nhiều hơn.
Sự khác biệt về mức giá giao dịch được thực hiện giữa các bên so với giá
chung của thị trường sẽ đưa đến kết quả là một bên có thể được lợi ít hơn
hoặc thiệt hại, trong khi bên kia được lợi nhiều hơn nhưng xét về tổng thể lợi
ích của toàn cục họ sẽ được nhiều. Chuyển giá mang lại lợi ích toàn cục được
nhiều hơn do “né thuế”. Do đó, các DN có mối quan hệ liên kết không thể bỏ
qua hành vi này.
 Sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về chính
sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia: Vừa tạo ra động cơ, đồng thời
cũng tạo ra những điều kiện để các tập đoàn đa quốc gia xây dựng và triển
khai thực hiện được chiến lược chuyển giá của họ. Sự khác biệt trong chính
sách thuế, đặc biệt là các ưu đãi thuế là bức tranh phổ biến và rõ nét trong thời
gian vừa qua, có thể nói rất nhiều, gần như đại đa số các nước đang phát triển
đều sử dụng các chính sách ưu đãi thuế là một trong những công cụ thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, các yếu tố về chính trị, về chính
sách đối ngoại của những nơi, những khu vực bị “lép vế” hơn so với các khu
vực khác cũng làm nảy sinh hành vi chuyển giá và nó được triển khai thực
hiện vòng vèo hơn, qua các nước trung gian khác.

6.3. Các hình thức chuyển giá trong đầu tư quốc tế

Trên thực tế, các hình thức chuyển giá quốc tế rất đa dạng, phong phú.
Tuỳ vào hoàn cảnh kinh doanh khác nhau mà các MNCs sử dụng các biện
pháp khác nhau để thực hiện chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm
vi toàn cầu. Bằng cách nhóm các hình thức theo đặc điểm chung, ta có thể
chia thành các dạng hình thức chuyển giá như sau:

6.3.1. Định giá yếu tố đầu vào cao hơn thị trường

23
Các yếu tố đầu vào được định giá cao từ trong giai đoạn đầu của quá
trình đầu tư (như kê khai vốn góp bằng tài sản vô hình cũng như vô hình để
góp vốn kinh doanh) đến khi dự án trong giai đoạn triển khai (như chi phí
nhập nguyên phụ liệu, chi phí tư vấn, làm quảng cáo ở nước ngoài…).

 Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: là nhà
đầu tư, bất cứ ai cũng muốn phần vốn của mình chiếm giá trị lớn trong tổng
số vốn pháp định, nên dù đầu tư bằng hình thức liên doanh hay 100% vốn đầu
tư nước ngoài, đều tìm mọi cách để nâng cao trị giá phần vốn góp của mình.
Việc làm này mang lại lợi ích to lớn và cụ thể, như đầu tư dưới dạng liên
doanh, sẽ giúp gia tăng quyền chi phối các quyết định liên quan đến hoạt
động của dự án, tăng mức lợi nhuận được chia, tỷ lệ trị giá tài sản được chia
sau khi kết thúc dự án cũng được tăng. Hoặc đối với công ty 1oo% vồn nước
ngoài, việc tăng tài sản góp vốn ảnh hưởng đến việc khấu hao tài sản cố định.
Chủ đầu tư sẽ mau hoàn vốn, giảm rủi ro và giảm mức thuế thu nhập doanh
nghiệp do chi cao.

 Chuyển giá bằng cách nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu…:
quản lý, sở hữu và sử dụng tài sản vô hình đã khó, việc định giá các tài sản vô
hình này lại còn phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, mặc dù lợi ích của việc chuyển
giao/ góp vốn bằng tài sản vô hình dễ dàng nhận thấy cho nhà tiếp nhận,
nhưng đây cũng là một kẽ hở mà các nhà đầu tư thường hay lợi dụng, bằng
cách định giá cao phần vốn góp này.

 Nhập khẩu nguyên phụ liệu từ công ty mẹ ở nước ngoài hoặc từ công ty
đối tác trong liên doanh với giá cao: Hành động này nhằm hai mục đích, một
là thông qua việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu, vô hình chung đã chuyển
một phần lợi nhuận ra nước ngoài. Hai là, khi mua hàng nhập khẩu với giá
đắt, chi phí được hạch toán tăng lên, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
giảm xuống, làm cho tổng lợi nhuận sau thuế tăng.

24
 Làm quảng cáo ở nước ngoài với chi phí cao: tương tự, việc thuê các
công ty nước ngoài (hầu hết các trường hợp, công ty này là công ty con trong
cùng một tập đoàn) với chi phí quảng cáo rất cao, thậm chí là cao ở mức bất
thường cũng là một hình thức chuyển lợi nhuận sang cho tập đoàn mẹ. Việc
này đồng thời gây thất thu nguồn thuế đáng kể cho quốc gia tiếp nhận đầu tư,
do chi phí quảng cáo nằm trong khoản mục chi phí kinh doanh, chi phí tăng
cao kéo theo lợi nhuận chịu thuế giảm.

 Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý: thông qua các hợp đồng tư vấn, thuê chuyên gia, thuê quản lý từ
công ty mẹ hoặc công ty con khác trong cùng một tập đoàn; hoặc cử chuyên
viên, công nhân sang thực tập, tham gia các khóa huấn luyện tại công ty mẹ
với chi phí cao, các công ty có vốn FDI đã thực hiện hành vi chuyển giá để
chuyển lợi nhuận về nước.

6.3.2. Định giá yếu tố đầu ra thấp hơn thị trường

Một số doanh nghiệp FDI (chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài) khi xuất hàng ra khỏi lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư thường xuất về
công ty mẹ hoặc công ty con khác tại các nước có thuế suất thuế thu nhập
công ty thấp, với hóa đơn xuất bán thấp hơn nhiều so với giá thành; hoặc có
tình trạng một số dịch vụ thu tiền ở nước ngoài không được phản ánh đúng
doanh thu để giảm số thuế phải nộp tại các nước này. Việc này nhằm mục
đích giảm đi lợi tức phải kê khai ở nước tiếp nhận đầu tư, trong khi số lợi tức
này trên sổ sách của đơn vị được hiểu ngầm rằng đã được bù trừ bởi số “lãi
đầu vào” thu được từ việc khai khống các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI được thành lập từ một công ty mẹ
ở chính quốc, hoạt động trên thị trường nội địa cũng có chính sách tương tự
như trên: tiêu thụ hàng hóa với giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

6.3.3. Chuyển giá thông qua hoạt động tài trợ

25
Hoạt động tài trợ gồm có tài trợ bằng nghiệp vụ vay và tài trợ bằng
cách cung cấp thiết bị, máy móc, dịch vụ tư vấn… cho nước được tài trợ vốn
(ODA). Công ty mẹ tài trợ vốn cho công ty con nhưng không phải với mục
đích tăng vốn góp chủ sở hữu, mà tài trợ cho các tài sản cố định làm cho chi
phí hoạt động tài chính tăng cao như chi phí chênh lệch tỷ giá, chi phí lãi
vay… và chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay và chi phí
bảo lãnh vay vốn để tránh thuế thu nhập doanh nghiệp, tránh lỗ do chênh lệch
tỷ giá về sau. Bên cạnh đó, khi tài trợ cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật
liệu, dịch vụ tư vấn cho nước được tài trợ vốn, nhiều nhà cung cấp ở nước tài
trợ nâng giá thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ lên cao đẩy giá đầu tư
lên cao có lợi cho nước tài trợ.

6.3.4. Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất

Lợi dụng sự chênh lệch về thuế suất thuế lợi tức và thuế quan giữa hai
quốc gia mà các công ty MNCs thực hiện hành vi chuyển giá. Cụ thể là về
thuế lợi tức, nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế lợi tức hay thuế quan phải nộp,
một MNCs sẽ tối đa hóa chi phí tại một nước có thuế suất cao và tối đa hóa
thu nhập ở nước có thuế suất thấp. Thủ thuật của hành vi chuyển giá của
MNCs tại một nước có thuế suất cao là định giá cao ở các đầu vào nhập khẩu
và định giá thấp ở các đầu ra xuất khẩu. Mặt khác, sự khác biệt về thuế quan
cũng là động cơ của chuyển giá. Nếu thuế suất nhập khẩu ở nước tiếp nhận
đầu tư cao hơn, công ty mẹ ở nước ngoài sẽ định giá thấp hàng nhập khẩu vào
công ty con để giảm thuế phải nộp. Tương tự, nếu thuế suất thuế xuất khẩu ở
nước tiếp nhận đầu tư thấp hơn, các công ty con này sẽ định giá thấp hàng
xuất khẩu cho công ty mẹ.

6.4. Vai trò và hậu quả của chuyển giá

6.4.1. Đối với quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư

26
Vai trò: Thu được ngoại tệ nhiều hơn nhờ đó góp phần cải thiện cán
cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế. Sự hoạt động của các công ty mẹ
tốt hơn về hình thức cũng tác động tốt hơn đến hiệu quả kinh tế xã hội: đóng
góp nhiều thuế hơn cho nhà nước, tác động tốt tới tăng trưởng GNP của nước
xuất khẩu vốn đầu tư.

Hậu quả: Thất thu một khoản thuế nhất định: khoản thuế thất thu này
bắt nguồn từ việc chênh lệch thuế suất giữa nước xuất khẩu vốn và nước tiếp
nhận vốn. Khi các khoản thuế này ở nước xuất khẩu vốn cao hơn nước tiếp
nhận thì các khoản lợi nhuận núp bóng dưới nhiều hình thức sẽ chạy từ công
ty mẹ ra nước ngoài sang các công ty con, để công ty mẹ có thể tối thiểu hóa
số thuế phải nộp. Từ đó, quốc gia xuất khẩu vốn thất thu một khoản thuế do
hoạt động chuyển giá của các tập đoàn có trụ sở tại nước mình gây ra.

6.4.2. Đối với quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư


 Vai trò: Quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư thường có mức thuế thu nhập
thấp để thu hút đầu tư, do đó xảy ra hoạt động chuyển giá ngược, tức là thông
qua hình thức trả các chi phí cao, như chi phí mua hàng, chi phí tư vấn…lợi
nhuận sẽ được chuyển từ công ty mẹ sang công ty con. Việc làm này giúp cho
công ty mẹ tránh được các mức thuế thu nhập cao tại nước mình, đồng thời
làm cho quốc gia tiếp nhận đầu tư tăng thu nhập ngoại tệ.
 Hậu quả

 Cơ cấu vốn của nền kinh tế ở quốc gia tiếp nhận vốn sẽ bị đột ngột thay
đổi do việc thực hiện hành vi chuyển giá của các MNCs làm các luồng vốn
chảy vào nhanh mạnh, sau đó lại có xu hướng chảy ra trong thời gian ngắn.
Hậu quả là tạo ra một bức tranh kinh tế bị sai lệch ở các quốc gia này trong
các thời kì khác nhau.

 Đối với các quốc gia được coi là thiên đường về thuế, họ là những
người hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá trong ngắn hạn, nhưng trong dài
hạn, họ phải đương đầu với các khó khăn tài chính khi các MNC thoái vốn do

27
các thu nhập không bền vững trước đây trong ngắn hạn không phản ánh chính
xác sức mạnh của nền kinh tế.

 Với việc thực hiện hành vi chuyển giá và thao túm thị trường, chính
phủ các nước tiếp nhận đầu tư sẽ khó khăn hơn trong việc hoạch định chính
sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

 Hoạt động chuyển giá sẽ phá vỡ cán cân thanh toán quốc tế và các kế
hoạch kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư, chính vì thế nếu không kiểm
soát tốt sẽ dẫn tới lệ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc, về lâu dài có thể
dẫn tới lệ thuộc về chính trị.

 Tạo ra một sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm từ chính sách bán hạ
giá sản phẩm đầu ra. Đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước vào thế bất
lợi, quốc gia tiếp nhận đầu tư khó khăn trong việc thúc đẩy các ngành sản
xuất trong nước phát triển.

 Ngoài ra hoạt động chuyển giá, trong ngắn hạn, người tiêu dùng tại
quốc gia này được hưởng lợi khi mua hàng giá rẻ ví các doanh nghiệp FDI
trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh
nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và
chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng buộc phải tuân theo luật
chơi, mà chính xác hơn là phụ thuộc vào sản phẩm và giá cả mà các doanh
nghiệp này đưa ra.

6.5. Các biện pháp chống chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế

Nguyên tắc cơ bản của việc chống chuyển giá: bản chất của chuyển giá
là việc xác định giá không theo nguyên tắc giá thị trường, nên một trong
những biện pháp chống chuyển giá là quy định các cách thức định giá thị
trường trong giao dịch giữa các bên liên kết.

Để xác định giá thị trường phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên cơ sở so
sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập từ đó lựa

28
chọn ra phương pháp xác định giá phù hợp. Theo đó, dù là sử dụng phương
pháp nào thì việc so sánh cũng phải đưa giao dịch độc lập làm cơ sở quy
chiếu về điều kiện tương đương với giao dịch liên kết. Do đó các giao dịch
tương đối dùng để so sánh có thể không hoàn toàn giống giao dịch liên kết
nhưng phải đảm bảo là không có các khác biệt trọng yếu. Trường hợp có khác
biệt trọng yếu, việc so sánh phải dùng biện pháp phân tích và đánh giá các
tiêu thức ảnh hưởng dẫn đến khác biệt nhằm loại trừ sự khác biệt mang lại sự
tương đồng. Có 4 tiêu thức được xem là những yếu tố có thể gây ra sự khác
biệt, đó là đặc tính của sản phẩm, chức năng hoạt động của cơ sở kinh doanh,
điều kiện của hợp đồng giao dịch và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch.

6.5.1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

Dựa vào đơn giá sản phẩm được vận dụng trong trường hợp giao dịch
độc lập có điều kiện tương đương với giao dịch liên kết. Chẳng hạn như việc
so sánh 2 hợp đồng được ký kết với 2 công ty khác nhau, 1 công ty có quan
hệ liên kết và 1 công ty không có liên hệ gì. Sau khi trừ các khác biệt trọng
yếu để hai hợp đồng trên tương đương về điều kiện giao dịch. Lúc đó sẽ có
thể nhận thấy được sự chênh lệch giữa mức giá thị trường và mức giá khống
được kê cao/ thấp để thực hiện chuyển giá.

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho
các trường hợp:

 Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên
thị trường.
 Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế
ước vay

Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết
về cùng một chủng loại sản phẩm.

6.5.2. Phương pháp giá bán lại

29
Dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán
cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.
Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch
đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại
phân phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu
biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không
qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với
nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm.

6.5.3. Phương pháp giá vốn cộng lãi

Được lựa chọn khi giao dịch liên kết thuộc khâu sản xuất khép kín để
bán cho bên liên kết hoặc cung ứng đầu vào và bao tiêu đầu ra cho bên liên
kết. Phương pháp này xác định giá dựa vào giá vốn hay giá thành của sản
phẩm để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:

 Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để
bán cho các bên liên kết;
 Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên danh, hợp đồng
hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực
hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản
phẩm đầu ra;
 Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết.
6.5.4. Phương pháp so sánh lợi nhuận

Để thực hiện phương pháp này phải dựa trên tỷ suất sinh lời của sản
phẩm trong giao dịch độc lập được chọn. Phương pháp này không cho ra kết
quả về giá mà tính ra được thu nhập thuần trước thuế là cơ sở tính thuế
TNDN.

30
Đây được xem là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại và giá
vốn cộng lãi, nên có thể áp dụng đối chiếu trong trường hợp có những điều
kiện tương tự.

6.5.5. Phương pháp tách lợi nhuận

Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao
dịch liên kết tổng hợp do nhiều cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết thực hiện
để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng cơ sở kinh doanh (hoặc bên) liên kết
đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao
dịch độc lập tương đương.

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nhiều bên liên kết
cùng thực hiện một giao dịch liên kết tổng hợp, chẳng hạn như cùng tham gia
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc sản phẩm là tài sản vô hình độc
quyền, kinh doanh chuyển tiếp từ khâu đầu đến khâu cuối gắn với quyền sở
hữu trí tuệ.

Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết mà
không có có giao dịch độc lập tương đương để chọn một trong các phương
pháp trên so sánh thì có thể sử dụng biện pháp tổng hợp (như mở rộng phạm
vi lựa chọn sang phân ngành khác, xác định biên độ giá thị trường thích hợp
bằng các phương pháp tổng hợp...) hoặc vận dụng các số liệu giữa kỳ (để tính
mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận...).

6.6. Kinh nghiệm của các nước trong vấn đề chống chuyển giá

Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống quan điểm chủ yếu về chuyển
giá là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và của Mỹ. Hai hệ
thống này tương tự như nhau ở những nội dung chính như khái niệm, phương
pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ lưu giữ của đối tượng nộp
thuế… Mỹ có xu hướng sáng tạo ra các phương pháp xác định giá mới, đưa ra
hướng dẫn riêng cho hàng hoá hữu hình và vô hình bởi Mỹ là nước tiên phong

31
trong phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, hầu hết các nước hiện nay
đều thừa nhận quan điểm của OECD trong xử lý về giá chuyển giao vì nó có
tính trung lập và tương đồng trong khả năng quản lý.

6.6.1. Mỹ

Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế
của Mỹ từ thời điểm chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khởi đầu là phần 482
của Luật Thu nhập nội bộ (IRC) ban hành năm 1968. Điều khoản 482 này
được xây dựng nhằm cải thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan Thuế. Theo
đó, giá chuyển giao tài sản hữu hình và vô hình giữa các chi nhánh của một
doanh nghiệp ở các nước khác nhau phải được xác định tương đương với giá
cung cấp cho bên thứ ba, hoặc tương đương với giá của một doanh nghiệp
khác có sản phẩm tương tự.

Khi giá chuyển nhượng của doanh nghiệp làm thay đổi đáng kể số thuế
thu nhập phải nộp, điều khoản này cho phép cơ quan thuế xác định lại giá
chuyển giao nhằm tính lại lợi nhuận trước thuế để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Ví dụ trường hợp của Nissan, công ty này chuyển nhượng ô tô và các
phụ tùng với giá cao cho các chi nhánh ở Mỹ, làm cho lợi nhuận chi nhánh ở
Mỹ giảm và lợi nhuận của công ty mẹ ở Nhật tăng lên gần 1 tỷ USD. Điều
này đồng nghĩa với việc một phần số thuế thu nhập doanh nghiệp đúng ra
phải nộp ở Mỹ đã được chuyển về cho Nhật. Năm 1993, Cơ quan Thuế nội
địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng hãng ô tô Nissan của Nhật
Bản đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập khẩu vào Mỹ,
cuối cùng Nissan phải nộp một khoản tiền phạt là 170 triệu USD.

Tháng 10/1988, Cơ quan Thuế nội địa Mỹ (IRS) đề nghị hai phương
pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân
tích các giao dịch có thể so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các
bên có liên kết.

32
Tháng 1/1992, IRS ban hành quy định giới thiệu ba phương pháp định
giá mới, tất cả dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Tháng
1/1993, IRS ban hành quy định tạm thời. Ngày 1/7/1994 quy định chính thức
được ban hành, có hiệu lực từ ngày 8/7/1994 cho đến nay.

Quy định yêu cầu giá chuyển giao tài sản vô hình phải được xác định theo
một trong bốn phương pháp sau: Phương pháp giao dịch không liên kết có thể
so sánh (CUT); Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh (CPM); Phương pháp
tách lợi nhuận; và các phương pháp khác không định rõ. Về hình thức xử
phạt, số tiền phạt vi phạm về giá chuyển giao dao dộng từ 20-40% số thuế
khai thiếu.

6.6.2. OECD

Ngày 8/7/1994, OECD đưa ra dự thảo “Hướng dẫn giá chuyển giao đối
với các công ty đa quốc gia và các cơ quan quản lý thuế ”. OECD hướng dẫn
cho các công ty đa quốc gia và các cơ quan quản lý thuế dựa trên nguyên tắc
“định giá công bằng”. Trong việc kiểm soát giao dịch giữa hai công ty ở hai
nước khác nhau, hai cơ quan thuế có thể thống nhất cách áp giá giao dịch để
tránh bị đánh thuế hai lần. Khi đó, mỗi bên sẽ được chia một phần lợi nhuận,
chứ không có chuyện một nước gánh toàn bộ chi phí, còn nước kia được
hưởng toàn bộ lợi nhuận.

Hướng dẫn cũng đề ra các phương pháp tính giá chuyển giao, trong đó
phương pháp phân chia lợi nhuận được coi là tốt nhất trong phần lớn các
trường hợp, và là phương pháp tương đối trực tiếp. Phương pháp này xác định
lãi gộp để phân chia giữa các công ty liên kết dựa trên cơ sở giá trị kinh tế để
phân chia phần lợi nhuận dự kiến và được phản ánh trong hợp đồng ký kết
giữa các bên.

33
Tháng 7/1995 OECD bản hướng dẫn chính thức được ban hành. Trong
đó chương 6 của bản hướng dẫn là “Những xem xét đặc biệt đối với quyền sở
hữu tài sản vô hình” được ban hành vào tháng 3/1996.

6.6.3. Anh

Luật về chuyển giá đã ban hành vào tháng 08/98 tại Anh, các văn bản
hướng dẫn và xử phạt cũng được ban hành sau đó 2 tháng. Luật của Anh cũng
thống nhất với các nguyên tắc của OECD, chỉ ra rằng các giao dịch nội bộ
phải theo nguyên tắc tiêu chuẩn thị trường. Phương pháp áp dụng: Không quy
định phương pháp cụ thể để xác định giá chuyển giao phù hợp, mặc dù yêu
cầu nguyên tắc giá giao dịch sòng phẳng được áp dụng phù hợp với hướng
dẫn của OECD. Trong thực tế, Cục Thu nội địa Anh ưu tiên phương pháp nào
hợp lý nhất, nói chung các phương pháp dựa vào giao dịch được ưu tiên hơn
các phương pháp dựa vào lợi tức.

Hình thức phạt: Khoản phạt có thể đến 100% số thuế bị truy thu trong
trường hợp phát hiện chuyển giá nếu đối tượng nộp thuế cố ý không tuân thủ
các quy định pháp lý về chuyển giá.

Tóm lại, hoạt động chống chuyển giá tại Anh chưa đạt được nhiều tiến
bộ, thậm chí Anh quốc còn được mệnh danh là thiên đường cho hoạt động
trốn thuế phát triển. Nói cách khác, chính phủ Anh có lí do để cố tình “làm
ngơ” trước hoạt động chuyển giá của các tập đoàn, mà một trong những lí do
quan trọng đó là dòng chảy của vốn ồ ạt đổ vào trong nước, không cần quan
tâm nguồn gốc của lượng vốn khổng lồ đó là hợp pháp hay không, và mục
đích của chủ nhân số vốn đó là đầu tư nghiêm túc hay rửa tiền.

6.6.4. Trung Quốc

Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được tham khảo từ nhiều
chuyên gia, được xây dựng năm 1998 dựa theo hướng dẫn của OECD, sử

34
dụng nguyên tắc giá thị trường và các phương pháp định giá chuyển giao
tương tự của Hoa kỳ và các nước thuộc OECD.

So với luật của Hoa kỳ, Luật chống chuyển giá của Trung Quốc được
tăng cường hơn ở nhiều điểm như: Cơ chế hạch toán thuế đối với các nhà đầu
tư nước ngoài không thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ, điều này cho phép
Trung Quốc sử dụng các công cụ chống chuyển giá để điều tiết việc thu hút
vốn FDI; Trung Quốc thường sử dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận để
định giá chuyển giao nhằm phát hiện hoạt động chuyển giá; bên cạnh đó,
nước này cũng sử dụng các biện pháp về thuế để hạn chế hoạt động này;
ngoài ra, Trung Quốc còn thực hiện kiểm toán mang tính bắt buộc và thường
xuyên đối với các đối tượng có khả năng vi phạm; để góp phần vào việc phát
hiện và xử lý hành vi chuyển giá, các cơ quan thuế còn được hỗ trợ bằng các
công cụ công nghệ thông tin.

Hình thức phạt: Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bị phát hiện kê
khai giảm thu nhập thì sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn (5 lần trong trường
hợp nghiêm trọng). Thời hiệu truy thu thuế thông thường là 3 năm trở về
trước, và từ 5 đến 10 năm đối với những trường hợp trốn thuế lớn gây hậu quả
nghiêm trọng. Lãi suất tính lãi đối với số thuế nợ: 0,05%/ngày, tương đương
với 20%/năm.

Luật chống chuyển giá của Trung Quốc là một trong những bộ luật
được đầu tư kỹ lưỡng, đáng để các nước tham khảo và học hỏi. Bằng cách
nghiên cứu luật chống chuyển giá của Mỹ và OECD, cùng với sự tư vấn của
nhiều chuyên gia Châu Âu và Mỹ, Cơ quan Thuế của Trung Quốc đã phát
triển luật chống chuyển giá khá chặt chẽ để phát hiện kịp thời các hành vi
chuyển giá của các công ty đa quốc gia, thậm chí là của các tập đoàn kinh tế
nội địa. Tuy nhiên, hoạt động chuyển giá của các MNC rất đa dạng và ngày
càng tinh vi, chính vì vậy, dù luật chống chuyển giá có phát triển như thế nào

35
thì cũng khó lòng ngăn chặn tuyệt đối, mà chỉ có thể hạn chế được một phần
nào đó.

6.6.5. Singapore

Không có luật riêng để quản lí hoạt động chuyển giá. Các quy định liên
quan đến hoạt động chuyển giá nằm trong luật chung về thuế:

IRA S (Inland Revenue Authority of Singapore) phát hành hướng dẫn


về hoạt động chuyển giá ngày 23/2/2006.

Singapore Tranfer Pricing Guidelines: Hướng dẫn về chuyển giá của


Singapore dựa trên và thống nhất với hướng dẫn của OECD.

Những hướng ph ương pháp định giá được đưa ra bởi OECD được chấp
nhận ở Singapore. IRA S hầu như không ưu tiên ch o ph ương pháp nào
trong số 5 phương ph áp được liệt kê trong hướng dẫn của OECD. Phương
pháp xác định giá chuyển giao nào tạo ra kết quả tin cậy nhất sẽ được lựa
chọn và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể. Singapore không quy định mức
phạt cụ thể dành riêng cho hành vi chuyển giá. Mức ph ạt chung cho các vi
phạm về thuế nằm từ khoảng 100% đến 400% khoản thuế phải trả. Một điểm
đáng lưu y trong thực tế là khi một vụ điều tra về chuyển giá được tiến hành,
án phạt gần như sẽ được áp dụng nếu đơn vị đóng thuế không có hoặc không
đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc điều tra chuyển giá. Luật thuế của
Singapore cũng như hướng dẫn về vấn đề chuyển giá không đưa ra một yêu
cầu về việc phải chuẩn bị xuất trình các tài liệu về chuy ển giá . IRAS mong
muốn các đơn vị và cá nhân đóng thuế phải tự đánh giá nguy cơ rủi ro bị kết
tội chuyển giá và tự chuẩn bị những tài liệu phù hợp với rủi ro đó. Các tài
liệu tối thiểu cần có khi kiểm tra về vấn đề chuyển giá bao gồm:

Mô tả về các bên liên quan tron g các chuyển nhượng, bao gồm giá trị
mua bán và các điều khoản kí kết.

36
Một phân tích sâu trong đó mô tả những yếu tố chính liên quan đến
quá trình mua bán như chức năng, sự phát triển của tài sản, việc sử dụng tài
sản và các rủi ro được dự báo

Bảng đánh giá của đơn vị đóng thuế về những rủi ro về thuế của đơn
vị. Ngoài ra, tùy vào mức độ rủi ro bị kết tội chuy ển giá cũng như mức độ
phứctạp và quy mô của các ho ạt động mua bán, chuyển nh ượng mà doanh
nghiệp cóthể cần chuẩn bị những tài liệu chi tiết hơn.

Singapore hầu như không quy định th ời hạn cho việc xuất trình các tài
liệu. Tuy nhiên, khi đơn vị đóng thuế tin rằng mình có khả năng bị kiểm tra
chuyển giá, thì việc chuẩn bị các tài liệu liên quan cần được chuẩn bị một
cách đồng thời. Không có yêu cầu nộp hoặc thời hạn nộp các tài liệu, tuy
nhiên việc xuất trình các tài liệu phải được thực hiện ngay nếu được yêu cầu
từ IRAS. Có th ể nhận th ấy việc ban hành hướng dẫn về chuyển giá của
Singap ore chủyếu nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết của doanh nghiệp
về vấn đề chuyển giá. Các thỏa thuận APA đơn phương, song phương hay đa
phương đều được chấp nhận ở Singapore. Tuy nhiên, đối với các thỏa th uận
song phương và đa phương thì phải có thỏa thuận thuế đôi (double tax
agreement) giữa Singapore và quốc gia liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6

1. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư Quốc tế, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia, Hà Nội.


2. Phùng Xuân Nhạ (2007), Các công ty xuyên quốc gia - Lý thuyết và thực

tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.


3. Võ Thanh Thu, Bài giảng Đầu tư Quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương,

Hà Nội.
4. Thông tư 66/2010/TT-BTC (2010), Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá

thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.

37

You might also like