You are on page 1of 3

BÀI TẬP MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bài tập 1
Trong nhận định về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay có đoạn
viết: “Qua gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng
trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo… Về cơ bản, những thành tựu tăng
trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng rõ rệt về thu nhập
và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua. Tuy nhiên nền kinh tế cũng
đang bộc lộ ngày càng rõ những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng
trưởng, xét cả về trung hạn và dài hạn… Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững,
thể hiện ở các vấn đề xã hội và môi trường ngày càng bức xúc.”
Yêu cầu:
Câu 1: Từ nhận định trên đây, anh (chị) phát hiện vấn đề nghiên cứu. Từ vấn đề đã được
phát hiện, hãy đặt tên một đề tài nghiên cứu.
Câu 2: Xác định: mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và tính mới của đề tài.
Câu 3: Xác định phương pháp nghiên cứu chính của đề tài? Vì sao đề tài lại sử dụng
phương pháp nghiên cứu đó.
Câu 4: Xác định tối thiểu 3 vấn đề cơ bản nhất phải giải quyết trong đề tài đó? Mối quan
hệ giữa các vấn đề đó.
Câu 5: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài.

Bài tập 2
Theo báo điện tử VnEconomy: “Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, từ năm
2006 đến nay, cơ quan này đã phát hiện và xử lý 23 trường hợp sai phạm, tham nhũng ở
cả ba cấp, trong đó có 8 vụ việc thuộc các cơ sở giáo dục do Bộ quản lý, 2 cơ sở thuộc
Bộ và ngành khác, còn lại 13 vụ thuộc quản lý của địa phương. Phần lớn các vụ sai
phạm, tham nhũng trên có liên quan đến công tác quản lý tài chính, thu và nhận tiền trái
quy định, tổ chức tuyển sinh, cấp bằng không đúng quy định, chạy điểm… Theo Thứ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý, các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực
giáo dục tuy không phổ biến, thiệt hại về kinh tế nhiều, song đã gây nên những hậu quả
xấu về nhiều mặt, ảnh hưởng đến uy tín của ngành giáo dục, của giáo viên, cán bộ quản
lý, từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với một số cơ sở giáo dục. Đặc biệt,
những hành vi như chạy điểm, mua bằng, mau chứng chỉ… đã làm phương hại đến hệ
thống giáo dục quốc dân.”
Yêu cầu:
Câu 1: Từ nhận định trên đây, anh (chị) phát hiện vấn đề nghiên cứu. Từ vấn đề đã được
phát hiện, hãy đặt tên một đề tài nghiên cứu.
Câu 2: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và tính mới của đề tài.
Câu 3: Xác định phương pháp nghiên cứu chính của đề tài? Vì sao đề tài lại sử dụng
phương pháp nghiên cứu đó.
Câu 4: Xác định tối thiểu 3 vấn đề cơ bản nhất phải giải quyết trong đề tài đó? Mối quan
hệ giữa các vấn đề đó.
Câu 5: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài.

Bài tập 3
Theo kết quả của cuộc điều tra, khảo sát thực tế cho thấy: Trong thời ký đổi mới ở Việt
Nam, các nguồn lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh như các nguồn lực tự nhiên,
nguồn lực lao động, vốn…đã không ngừng được khai thác và không ngừng được phát
huy. Điều đó được thể hiện tổng hợp ở tốc độ tăng trưởng GDP tương đối đều và ở mức
cao trong nhiều năm. Tuy nhiên, nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế vẫn chưa được
khai thác ở mức triệt để, đồng thời hiệu quả sử dụng các nguồn lực vẫn còn chưa thực sự
có hiệu quả.
Yêu cầu:
Câu 1: Từ nhận định trên đây, anh (chị) phát hiện vấn đề nghiên cứu. Từ vấn đề đã được
phát hiện, hãy đặt tên một đề tài nghiên cứu.
Câu 2: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và tính mới của đề tài.
Câu 3: Xác định phương pháp nghiên cứu chính của đề tài? Vì sao đề tài lại sử dụng
phương pháp nghiên cứu đó?
Câu 4: Xác định tối thiểu 3 vấn đề cơ bản nhất phải giải quyết trong đề tài đó? Mối quan
hệ giữa các vấn đề đó?
Câu 5: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài.
Bài tập 4
Trong nhận định về tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam hiện nay có đoạn
viết: “Qua gần 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tích đầy ấn tượng
trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo… Về cơ bản, những thành tựu tăng
trưởng đã đến được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng rõ rệt về thu nhập
và tiêu dùng của tất cả các nhóm dân cư trong thời gian qua. Tuy nhiên nền kinh tế cũng
đang bộc lộ ngày càng rõ những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng
trưởng, xét cả về trung hạn và dài hạn… Chất lượng tăng trưởng kinh tế không cao, thể
hiện ở tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm, tính hiệu quả và sức cạnh tranh thấp…”
Yêu cầu:
Câu 1: Từ nhận định trên đây, anh (chị) phát hiện vấn đề nghiên cứu. Từ vấn đề đã được
phát hiện, hãy đặt tên một đề tài nghiên cứu.
Câu 2: Xác định: mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và cái mới của đề tài.
Câu 3: Xác định phương pháp nghiên cứu chính của đề tài? Vì sao đề tài lại sử dụng
phương pháp nghiên cứu đó.
Câu 4: Xác định tối thiểu 3 vấn đề cơ bản nhất phải giải quyết trong đề tài đó? Mối quan
hệ giữa các vấn đề đó?
Câu 5: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài.

Bài tập 5
Cho nhận định: “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy Nhà nước là yêu cầu và đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế
– xã hội cũng như hội nhập kinh tế quôc tế của đất nước trong giai đoạn hiện nay”.
Yêu cầu:
Câu 1: Từ nhận định trên, hãy phát hiện vấn đề nghiên cứu.
Câu 2: Qua đó, lựa chọn 1 vấn đề nghiên cứu, hình thành đề tài khoa học và đặt tên cho
đề tài ấy.
Câu 3: Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết của đề tài.

You might also like