You are on page 1of 18

BYRON ĐẾN TRIỀU TIÊN:

DỊCH THUẬT CÙNG NHỮNG THAY ĐỔI TRONG NỀN VĂN HỌC VÀ VĂN
HÓA BUỔI ĐẦU THẾ KỶ HAI MƯƠI Ở TRIỀU TIÊN 1
Thesera Hyun
(Dương Bảo Linh, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh An, Nguyễn Thị Thanh
Hương, Phạm Quốc Đạt dịch)

Triều Tiên là một trường hợp khá thú vị đối với việc nghiên cứu vai trò thiết yếu của
dịch thuật trong sự phát triển văn hóa Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nền văn
hóa Trung Quốc qua nhiều thế kỷ, nền văn hóa bản địa Triều Tiên đã dần phát triển theo
sự giao lưu ảnh hưởng từ đất nước láng giềng. Điển hình, ở thế kỷ XVII, các nhà nghiên
cứu Triều Tiên đã trở nên quen thuộc với nhiều văn bản phương Tây thông qua các bản
dịch thuật tiếng Trung Quốc mà họ có. Các nhà nghiên cứu thuộc trường phái Silhak hay
phong trào học thuật thực hành đã đề cập đến những tài liệu phương Tây về cả hai chủ đề
khoa học và tôn giáo, bao gồm địa lý học, y học, thiên văn học và đạo Cơ đốc giáo 2. Đây
là giai đoạn đầu tiên của việc giới thiệu tri thức phương Tây tới Triều Tiên và tất nhiên
điều này đã tạo nền tảng cho sự du nhập những văn bản phương Tây trong các bản dịch
đã được xuất hiện ở thời kỳ Kaehwa (Khai hóa) vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Vào thế kỷ XVII, nhiều nhà nghiên cứu Triều Tiên của trường phái Silhak đã đến
thăm Trung Quốc và có sự quan tâm mạnh mẽ tới những tác phẩm châu Âu có sẵn trong
bản dịch của Trung Quốc, họ bắt đầu giới thiệu chúng đến với đất nước mình. Đây chính
là phương tiện đưa đến sự suy yếu dần tư tưởng dĩ Hoa vi trung đã được phổ biến một
thời gian dài ở Triều Tiên. Vào thế kỷ XV, việc sáng tạo ra hệ thống chữ viết biểu âm
Triều Tiên, ngày nay được biết đến với tên gọi Hangeul, đã dẫn đến việc dịch thuật
1
Nghiên cứu này được thực hiện bởi sự tài trợ từ tổ chức Daesan.
2
Phong trào Silhak (thế kỷ XVII tới thế kỷ XIX) bao gồm một nhóm học giả Triều Tiên theo đạo Nho gia mới –
những người đã cố gắng đi xa hơn nhằm tiếp cận các phương pháp lý thuyết siêu hình trừu tượng của đạo Nho gia
mới để tìm ra các giải pháp thiết thực cho các vấn đề về nông nghiệp, kinh tế và xã hội mà Triều Tiên đang phải đối
mặt.
những văn bản chữ Hán về đạo Nho và Đạo đức học ra tiếng bản xứ để truyền bá tư
tưởng Trung Quốc và đạo Nho vào Triều Tiên.
Phần đầu tiên của bài viết này sẽ khái quát nền dịch thuật và sự thay đổi văn hóa ở
Triều Tiên: 1) Bản dịch các tác phẩm Trung Quốc và những giá trị truyền thống ở Triều
Tiên, và 2) Bản dịch các tác phẩm phương Tây và quá trình chuyển đổi sang các giá trị
hiện đại. Trong phần thứ hai của bài viết, tác giả bàn về công trình của học giả Ch’oe
Namson, một trong những nhà dịch thuật văn học hiện đại đầu tiên của Triều Tiên, và là
người giới thiệu những tác phẩm của Byron vào Triều Tiên. Những hình tượng không
gian mới liên quan tới bản dịch đã góp một phần vào sự thay đổi từ tư tưởng dĩ Hoa vi
trung tới một thế giới quan theo định hướng phương Tây và mặt khác là vào sự thay đổi
bản sắc văn hóa ở Triều Tiên vào đầu thế kỷ XX.
I. Nền tảng của việc dịch thuật và sự thay đổi văn hóa ở Triều Tiên
1. Giai đoạn truyền thống
i. Thời kỳ đầu của triều đại Choson
Trong thời kỳ Choson (1392 - 1910), người Triều Tiên đã nhận ra sự vượt trội của văn
hóa Trung Hoa và tự coi mình nằm trong mối quan hệ chư hầu với Trung Hoa. Trước
năm 1876, khi người Triều Tiên ký kết hiệp ước hiện đại đầu tiên của họ với Nhật Bản,
thì trong những mối quan hệ quốc tế, Triều Tiên đã lấy Trung Quốc làm trung tâm và
dành sự kính trọng của mình cho Trung Quốc để đền đáp lại sự bảo trợ từ Trung Quốc.
Trong thời kỳ truyền thống, những khía cạnh khác nhau của nền văn minh Trung Hoa
đã được đưa vào Triều Tiên, bao gồm hệ thống chữ viết, triết học, văn học và tôn giáo.
Vào thời kỳ Tam quốc (thế kỷ I tới thế kỷ VII Công nguyên), Nho giáo, Phật giáo, và nền
văn minh Trung Quốc trước tiên đã được thừa nhận bởi tầng lớp thượng lưu và sau đó
dần dần mở rộng tới mọi tầng lớp bình dân. Triều Tiên tự coi bản thân mình là một Trung
Quốc thu nhỏ và quan niệm rằng thế giới được phân chia thành hai nhóm, đó là – người
Trung Quốc và tộc người man di.
Sau khi sáng tạo nên bảng chữ cái Triều Tiên, Hangeul, nhiều văn bản chữ Hán đã
được dịch ra tiếng bản xứ. Nhờ có sự chuyển giao tư tưởng Trung Quốc, mà những văn
bản này đã được dịch sâu sắc hơn những giá trị của tư tưởng dĩ Hoa vi trung, tri thức lịch
sử cũng như những tư tưởng đạo đức được mở rộng hơn tới mọi tầng lớp nhân dân. Trong
số những tác phẩm đại diện được dịch tại thời điểm này là những bài bình luận các tác
phẩm kinh điển của Trung Quốc và các văn bản Nho giáo khác có tính chất giáo dục,
những tác phẩm văn học và những bản kinh Phật. Những tác phẩm của nhà thơ Đỗ Phủ
thuộc triều đại nhà Đường, được nhân dân Triều Tiên xem là đại diện cho đạo đức Nho
giáo đã được dịch đi dịch lại nhiều lần trong suốt thời kỳ này. Vào cuối thế kỷ XVI, một
tuyển tập gồm bốn mươi bốn tác phẩm Nho giáo đã xuất hiện trong bản dịch. Những dịch
giả của thời kỳ này đã mượn văn phong của Trung Hoa trong công tác dịch thuật, đây là
một điều rất khó để có thể lĩnh hội một cách thấu đáo nếu thiếu mất một phần kiến thức
về đặc trưng Trung Quốc.
ii. Thời kỳ cuối của triều đại Choson
Ở Trung Quốc, thế kỷ XVII được đánh dấu bằng sự chuyển đổi từ triều đại nhà Minh
sang triều đại nhà Thanh. Mặc dù, lúc đầu người Triều Tiên đã do dự chấp nhận sự thống
trị mới từ những người không thuộc tộc Hán – Trung, những thành tựu về kỹ thuật của
triều đại nhà Thanh về kiến trúc, nông nghiệp, y học và toán học dần dần có một ảnh
hưởng quan trọng ở Triều Tiên. Các học giả Triều Tiên đã đến thăm Trung Quốc và làm
quên với các hình thái kiến thức mới thông qua những bản dịch các văn bản phương Tây
ở Trung Quốc. Các học giả của trường phái Silhak nhận thức rõ rằng khoa học phương
Tây có thể chứng tỏ được tính hữu ích trong việc khắc phục những tình thế khó khăn của
nền kinh tế và nông nghiệp trong xã hội Choson.
Ban đầu, đạo Cơ đốc đã gợi sự quan tâm cho các học giả Triều Tiên, nó không chỉ là
một giáo điều tôn giáo mà hơn thế nó là một khía cạnh của những kiến thức mới phương
Tây, và đã được giới thiệu cùng với những văn bản đã được biên dịch ở Trung Quốc
trong các lĩnh vực về địa lý học, vật lý học, thiên văn học và y học. Tuy nhiên, dần dần,
đạo Cơ đốc trở nên mâu thuẫn với những phong tục tập quán truyền thống Triều Tiên và
sự khủng bố của những người theo đạo Cơ đốc đã bắt đầu diễn ra 3. Triều Tiên đã đi vào
3
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, các văn bản phương Tây đã được du nhập vào Triều Tiên bởi các sứ thần – những người
đã viếng thăm thủ đô Bắc Kinh. Trong số những văn bản này là “Những nguyên tắc chính của đạo Cơ đốc” của
Matteo Ricci. Một vài học giả của trường phái Silhak đã quan tâm đến tôn giáo mới và một vài người đã chuyển đổi
tôn giáo của mình. Tôn giáo bắt đầu được lan rộng nhưng nó cũng đã nảy sinh mâu thuẫn với hệ tư tưởng Nho giáo
giai đoạn của sự mâu thuẫn giữa xã hội truyền thống và xã hội phương Tây mà kết quả là
một chỉ thị chính thức cấm Cơ đốc giáo và chính thức cấm các văn bản phương Tây ở
Triều Tiên. Cho dù các học giả trường phái Silhak đã được thuyết phục bằng các giá trị
và ý nghĩa của khoa học phương Tây, nhưng thế giới quan của người Triều Tiên lấy
Trung Quốc làm trung tâm vẫn tiếp tục chiếm ưu thế.
Kiến thức về địa lý học có thể minh họa cho sự mâu thuẫn này trong nhiều giá trị.
Quan niệm của người Triều Tiên về địa lý học được hình dung qua Ch’onhado (Thiên hạ
đồ) – một bản đồ đặt Trung Quốc làm vị trí trung tâm thế giới 4. Yi Ik (1681 - 1763), một
trong những học giả sớm nhất của trường phái Silhak đã nhận ra sự đúng đắn về kiến
thức địa lý trong bản đồ phương Tây được giới thiệu thông qua Matteo Ricci 5. Tuy
nhiên, dù tiếp xúc với kiến thức phương Tây, nhưng Yi Ik vẫn còn giữ nguyên tắc xem
Trung Quốc giữ vị trí trung tâm của toàn thế giới.

mới và những người theo đạo Cơ đốc đã bị buộc tội là phản xã hội. Cuộc khủng bố chính thức đầu tiên bắt đầu nổ ra
vào năm 1791, các cuộc khủng bố tiếp theo vào năm 1801, 1839, 1846, và 1866, trong đó có nhiều tín đồ đã bị hành
hình.
4
Ch’onhado là bản đồ truyền thống được sử dụng ở Trung Quốc. Vị trí của Trung Quốc được đặt làm trung tâm của
thế giới, bản đồ biểu thị các dân tộc phụ cận đều nằm dưới sự thống trị của người Trung Quốc.
5
Năm 1602, Matteo Ricci đã giới thiệu bản đồ của thế giới tới Trung Quốc. Bản đồ này ở Triều Tiên được gọi là
Konvo Mangul Jido, cho biết các chi tiết của năm châu lục và được giới thiệu tới Triều Tiên năm sau đó bởi Yi Ik.
Nó đã có ảnh hưởng rất lớn tới quan niệm về địa lý học của các học giả trường phái Silhak.
Một số học giả Triều Tiên ở thế hệ kế tiếp đã thoát khỏi cách phân chia thế giới
truyền thống thành gười Trung Quốc và người man di. Hong Tae-Young (1731-83) đã
sáu lần đến Trung Quốc và tham gia những cuộc đàm luận với các giáo sĩ phương Tây và
những học giả nhà Thanh. Hong dần nhận ra, tư tưởng xem Trung Quốc là trung tâm thế
giới là sai lầm. Đây là một bước tiến giúp cho các học giả trường phái Silhak tiếp cận với
phương pháp khoa học hiện đạị mới, ông bắt đầu hiểu những định luật cơ bản như trái đất
quay quanh trục của nó. Trong Bukhakeui (Tìm hiểu phương Bắc), Pak Jae-Ga (1750 -
1805) đưa ra đề xuất nhằm giúp Triều Tiên vượt qua tình trạng lạc hậu bằng cách nhận sự
hỗ trợ công nghệ của phương Tây, như đời nhà Thanh Trung Quốc đã từng làm 6.
Tuy nhiên, người Triều Tiên chưa thể tiếp nhận văn minh phương Tây một cách cởi
mở, mãi cho đến cuối thế kỷ XIX. Không giống như thời nhà Thanh Trung Quốc mà
Matteo Ricci và một số nhà truyền giáo châu Âu khác đã truyền bá tôn giáo và văn minh
phương Tây như một nền tảng phát triển của hệ thống kiến thức khoa học, hầu hết các
học giả dòng Silhak vẫn băn khoăn giữa tôn giáo và khoa học. Mặc dù ngưỡng mộ một
vài khía cạnh của khoa học phương Tây, nhưng các học giả Triều Tiên vẫn không thể
vượt qua giới hạn hà khắc của hệ thống tư tưởng Nho gia mới. Cũng vào thế kỷ XIX,
những học giả Triều Tiên lại bày tỏ thái độ nghi ngờ về tư tưởng ngoại lai. Kim Yun Sik
trong Tongdo Sogi Ron (Đông đạo Tây khí luận) là một ví dụ, vào năm 1880, ông đã đề
nghị tiếp nhận kỹ nghệ phương Tây, đồng thời vẫn duy trì sự ưu trội của hệ tư tưởng Nho
gia.
Dịch thuật từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Triều Tiên vào cuối thời Choson bao gồm
cả những công trình khoa học phương Tây và các tác phẩm văn học Trung Quốc. Văn
học Trung Quốc tiếp tục tạo ra những ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật viết lách của
Triều Tiên. Các tác phẩm như T’aep’yong Kwanggi (Thái bình quảng ký) và Samguk Ji
(Tam quốc chí) đã được dịch rất nhiều và thu hút một lượng độc giả đáng kể. Trái ngược

66
Pak Jae-Ga (1750-1805) đã viết trong Bukhakeui – công trình tiêu biểu của mình sau chuyến viếng thăm Trung
Quốc. Ông đề xuất áp dụng những công nghệ của các nền văn minh tiên tiến đã được giới thiệu để giúp văn hóa
Triều Tiên vượt qua giai đoạn trì trệ, tái cấu trúc xã hội, đẩy mạnh thương mại và công nghiệp. Pak nghĩ rằng những
thay đổi này sẽ góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
với tình hình dịch thuật sang tiếng Triều Tiên vào đầu thế kỷ, việc dịch thuật những năm
cuối thời Choson nhằm mục đích thị hiếu của độc giả hơn là sự chính xác của văn bản
gốc. Việc chuyển ngữ các tác phẩm văn học Trung Quốc theo đó cũng ảnh hưởng đến
phong cách sáng tác của các tác giả Triều Tiên.
2. Giai đoạn chuyển tiếp
Nghiên cứu hình ảnh về không gian và địa lý là rất quan trọng để hiểu được những
thay đổi văn hóa đã diễn ra tại Triều Tiên vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Kể từ
năm 1880, những công trình dịch các đề tài phương Tây về địa lý thế giới bắt đầu xuất
hiện. Những thành viên bảo thủ của chính quyền tịch thu tấm bản đồ thế giới được các
giáo sĩ châu Âu mang đến Trung Quốc, bởi họ lo sợ luồng tư tưởng mới sẽ lật đổ hệ tư
tưởng Nho giáo mới của giai cấp thống trị. Vì thế, tờ báo hiện đại đầu tiên của Triều Tiên
thể hiện sự đổi mới bằng việc bắt đầu giới thiệu các hiện tượng - sự kiện về địa lý thế giới
trong những năm 1880. Một trong những xuất bản phẩm này là Hansong Jubo, có nhiều
bài giải thích khá chi tiết về những châu lục và truyền thống văn hóa của các dân tộc
thuộc nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới. Những bài báo còn đính kèm bản đồ phía
đông và tây bán cầu. Tờ báo hiện đại tiên phong đã vượt qua quan điểm truyền thống
xem Trung Quốc là trung tâm vũ trụ và góp phần giới thiệu đến người Triều Tiên vị trí
của họ trên bản đồ thế giới.
Các thành viên thượng lưu chịu ảnh hưởng của phong trào Tây hóa đã đặt ra nhiều
yêu cầu, đòi hỏi cải cách và đổi mới cho chính quyền bảo thủ Triều Tiên. Những đề
xướng được người Triều Tiên gọi là “tư tưởng khai sáng” mang chủ trương bình đẳng,
xóa bỏ phân biệt giai cấp và cải cách chính trị theo đường lối đã diễn ra ở Nhật Bản.
Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp từ các giá trị truyền thống đến hiện đại, hầu hết nguồn
tài liệu nước ngoài vào Triều Tiên bằng bản dịch gián tiếp, chủ yếu thông qua Nhật Bản.
Nhật Bản do đó đã thay thế Trung Quốc làm trung gian quan trọng trong việc du truyền
văn hóa phương Tây vào Triều Tiên. Tài liệu dịch thuật mang tính giáo dục đã góp phần
rất lớn vào quá trình chuyển đổi từ tư tưởng dĩ Hoa vi trung đến tầm nhìn của một thế
giới rộng lớn hơn. Trên thực tế, vị trí ưu thế của văn hóa Trung Quốc đã trở nên lỗi thời,
bản đồ truyền thống lấy Trung Quốc làm trung tâm được thay thế bằng một bản đồ khác,
mà ở đó Trung Quốc chỉ là một phần của thế giới.
Bên cạnh báo chí thì những văn bản giáo dục thời kỳ này, chẳng hạn như Samin P’ilji
(Những kiến thức cần thiết cho học giả và mọi người), cũng chú trọng đến vấn đề địa lý.
Trong phần giới thiệu của tác phẩm được viết năm 1895 hoàn toàn bằng tiếng Triều Tiên,
tác giả làm nổi bật những kiến thức địa lý về cư dân đô thị và mang đến cái nhìn toàn
cảnh về nền văn minh thế giới. Công trình phần lớn dựa vào việc dịch thuật và nhằm mở
rộng sự hiểu biết của người Triều Tiên về thế giới, bằng sự phân chia khu vực các châu
lục và trình bày chi tiết khí hậu, sản phẩm, bản đồ địa hình và nhiều vấn đề khác của từng
vùng. Các tổ chức giáo dục theo phong cách phương Tây cũng bắt đầu xuất hiện, mở ra
thời kỳ giáo dục vị trí địa lý của đất nước Triều Tiên trên thế giới, dựa vào những văn
bản dịch.
II. Ch’oe Namson, Byron và biểu tượng biển mới
Ch’oe Namson, một trong số những dịch giả văn học của Triều Tiên đầu tiên, có niềm
say mê đặc biệt đối với ngành địa lý. Công trình dịch thuật vào đầu thế kỷ XX cung cấp
rất nhiều tài liệu về mối quan hệ giữa dịch thuật và những thay đổi bản sắc văn hóa ở
Triều Tiên. Ch’oe sinh năm 1890 trong một gia đình trung lưu. Ông đã có hai chuyến du
hành ngắn đến Nhật Bản. Lần đầu tiên là năm 1904, ông đến thăm một trường trung học
Tokyo, và lần thứ hai, năm 1906 ông ghé thăm trường đại học Waseda. Trong những lần
ấy, Ch’oe đã tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa phương Tây và trào lưu văn học hiện đại
hóa của Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, thời kỳ Minh Trị duy tân năm 1868 mới bắt đầu, mặc cho sự du nhập của
những tư tưởng phương Tây trong suốt thế kỷ trước đã sẵn sàng cho một luồng tư tưởng
riêng. Trong thế kỷ XVIII, một số học giả Nhật Bản đã dịch các văn bản từ tiếng Hà Lan
nhằm truyền tải kiến thức về thế giới phương Tây. Nhưng mãi đến khi Nhật Bản mở cửa
cho các nước phương Tây trong những năm 1860 thì những thay đổi mang tính cách
mạng mới diễn ra. Những năm đầu 1870, chính quyền cử nhiều phái đoàn sang châu Âu
và Mỹ để học hỏi cách làm việc của nền văn minh phương tây. Cuốn sách Seiyo Jijo (Tây
dương sự tình) của Fukuzawa Yukichi đã thuật lại chi tiết những gì ông quan sát được khi
sang châu Âu và Mỹ, và cuốn sách bán được trên 200.000 bản. Trong những thập kỷ sau,
nhiều mặt trong văn hóa Nhật Bản được tái tổ chức theo mô hình phương Tây. Tại thời
điểm này, khái niệm văn học hiện đại bắt đầu thay thế cho những khái niệm truyền thống:
sự tôn sùng văn hóa Trung Quốc trước đây dần được thay thế bằng sự mê đắm các điều
mới mẻ của phương Tây. Khi Ch’oe ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ, ba tập sách lớn dịch thơ
hiện đại phương Tây sang tiếng Nhật đã được xuất bản: Shintai-shisho (Tân thể thi sao,
1882; Omakage (Ư mẫu ảnh, 1889); và Kaicho-on (Hải triều âm 1905).
Khi Ch’oe quay về Triều Tiên, ông tự nhận thấy sứ mệnh khai sáng cho những đồng
bảo trẻ tuổi của mình, và ông đã bắt tay vào xuất bản tạp chí Sonyon (Thanh niên, 1908-
1911) để giáo dục tình yêu nước cho thế hệ thanh niên sẽ xây dựng đất nước hiện đại.
Một số tác phẩm của các tác giả Byron, Tennyson và Tolstoy đã được dịch từ văn bản
tiếng Nhật, để thức tỉnh những con người trẻ tuổi hướng ra thế giới. Do đó, ít nhất cho
đến những năm 1920, việc dịch thuật ở Triều Tiên vẫn chủ yếu là dịch gián tiếp. Cứ mười
bài thơ được dịch trong Sonyon thì có đến tám bài do Ch’oe dịch. Đây là một vài bằng
chứng chứng minh rằng Ch’oe đã dựa vào hợp tuyển những bài thơ dịch của người Nhật
Bản khi thực hiện các bản dịch của mình cho tạp chí Sonyon. Hợp tuyển Chọn lọc từ một
trăm bài thơ Anh và Mỹ, xuất hiện bằng tiếng Nhật tại Tokyo từ năm 1908. Các học giả
đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc dịch của Ch’oe và sự xuất hiện của những hợp tuyển bằng
tiếng Nhật: 1) tuyển tập bằng tiếng Nhật đã ra đời vào tháng 7 năm 1908, và có mặt tại
Triều Tiên trước khi Sonyon ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1908. 2) tất cả những
bài thơ được Ch’oe dịch đều có mặt trong tuyển tập bằng tiếng Nhật, và 3) so sánh những
bài thơ do Ch’oe dịch và trong tuyển tập có nhiều điểm tương đồng về những phương
thức diễn tả và thể loại thơ, bao gồm cả thơ 7-5 âm tiết điển hình thường dùng trong thơ
Nhật Bản nhưng không được sử dụng nhiều trong thơ Triều Tiên thời gian trước đó. (Kim
Byong-Ch’ol, 1975, trang 293).
Hình ảnh đại dương xuất hiện trong Sonyon cho thấy một trong những cách thức mà
trong đó việc dịch thuật gắn liền với sự hình thành bản sắc văn hóa mới vào đầu thế kỷ 20
ở Triều Tiên. Đại dương không phải là đề tài quen thuộc trong thơ ca truyền thống Triều
Tiên. Khi biểu tượng biển xuất hiện trong những bài thơ truyền thống, nó thường được
liên tưởng đến sự cô đơn, sự ruồng bỏ, và thậm chí là cảnh tha hương. Trong suốt thời kỳ
trung đại, đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước tập trung ở kinh đô vốn nằm
trong đất liền. Thế nên, biển biểu đạt sự xa cách bởi nó nằm rất xa so với trung tâm của
nền văn minh. Rõ ràng rằng thế giới quan truyền thống của Triều Tiên lấy Trung Hoa làm
trung tâm, nghĩa là những ảnh hưởng về văn hóa đến từ đất liền nhiều hơn là đến từ biển.
Thực ra, hình tượng tích cực duy nhất về đại dương là trong các huyền thoại về vương
quốc của Long Vương nằm dưới đáy biển.
Bài thơ “Dòng thác xanh và Mặt trăng”, do Whang Jinne sáng tác vào thế kỷ XVI là
một minh chứng cho biểu tượng biển truyền thống. Trong bài Sijo này, biển biểu trưng
cho một nơi mà ở đó người ta không thể nào quay trở về được:
Dòng thác xanh chảy qua hẻm đá màu xanh
Chẳng quá lời, nhưng mi chảy sao óng mượt
Mi sẽ chẳng bao giờ về lại
Một khi đã ra tới tận biển xa
Mặt trăng tròn tỏa sáng chúng ta
Hãy cùng ta vui đùa, nghỉ ngơi chốc lát (Kim Unsong, 1986,p.160)
Bài thơ độc đáo của Ch’oe: “Haeegeso Sonyonege” (Lời của biển gửi đến các thanh
niên) xuất hiện trong số đầu tiên của tờ Sonyon, xuất bản tháng 11/1908. tác phẩm này
thể hiện tính đa dạng của kỹ thuật và mô hình nhịp điệu trong 6 khổ thơ. Có một số lời
tán dương rằng đây là bài thơ đúng nghĩa hiện đại đầu tiên của Triều Tiên, trong khi một
số khác xem xét ý kiến trên như một vấn đề còn phải thảo luận thêm nữa bởi bài thơ có
vẻ xuất hiện đột ngột với những đổi mới táo bạo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ
đã mô phỏng tác phẩm “Đại dương” của Byron. Đó là hướng nghiên cứu tốt nhất đối với
bài thơ này như một sản phẩm tự nhiên từ cuộc thử nghiệm thơ ca của Ch’oe, bắt đầu từ
1907 khi ông là du học sinh tại Nhật Bản. Ch’oe đã viết về giai đoạn đầu trong cuộc thử
nghiệm thơ ca ấy như sau:
“Tôi không phải là một nhà thơ bẩm sinh. Tuy vậy, thời thế và hoàn cảnh không
ngừng thúc đẩy tôi. Thế nên, ba tháng trước khi hiệp định Chongmi được ký kết, tôi cầm
bút và tình cờ ghi lại những điều tôi nghĩ. Từ sự khởi đầu đó, tôi viết một chùm thơ trong
khoảng 3 - 4 tháng. Đó là khởi đầu cho việc sáng tác thơ của tôi và cũng là sự khởi đầu
cho cuộc thử nghiệm thơ mới ở Triều Tiên.”
Hiệp định Chongmi ký kết giữa Triều Tiên và Nhật Bản năm 1907 là một phần trong
việc Nhật thôn tính Triều Tiên – quá trình này sẽ hoàn thành vào năm 1910. Tình huống
khiến cho Ch’oe cuối cùng đã quay sang làm thơ là tình huống của một sinh viên trẻ đang
cố gắng khơi gợi cho những đồng bào của mình về sự cần thiết phải hiện đại hóa và bảo
vệ tổ quốc.
Những bài thơ của Ch’oe trong giai đoạn này trải dài từ hình thức thơ truyền thống
đến câu thơ hiện đại tự do và những bài thơ văn xuôi. Sáu khổ thơ của “Haeegeso
Sonyonege” biểu hiện cơn sóng nhịp điệu qua lại giữa những câu thơ dài ngắn khác nhau.
Câu mở đầu và kết thúc của mỗi khổ sử dụng từ tượng thanh mô phỏng tiếng sóng vỗ bờ.
Bài thơ như một lời tán tụng của biển dành cho những chàng trai táo bạo và ngây thơ:
Dẫu tất cả đàn ông trên trái đất này đều đáng ghét
Vẫn có duy nhất một điều có thể yêu ở họ
Là những đứa trẻ táo bạo và ngây thơ
Đến đây thật âu yếm, như thể trong một trò chơi dịu ngọt, ngả vào lòng tôi
Đến đây nào, cậu bé, và tôi sẽ hôn em
Trong đoạn cuối, bài thơ nhấn giọng đúng vào lời tán dương “những đứa trẻ táo bạo
và ngây thơ”. Được sáng tác bởi một thanh niên 18 tuổi, bài thơ là lời kêu gọi gửi tới
những người trẻ của đất nước, rằng hãy nắm bắt những thay đổi để làm đất nước trở nên
vững mạnh. Từ quan điểm của hình thức, bài thơ tiếp tục cuộc thử nghiệm với lối viết mà
Ch’oe đã thực hành ở những bài thơ trước đó và sẽ còn tiếp tục theo đuổi trong nhiều
năm sau.
Một ví dụ khác của cuộc thử nghiệm thơ ca trong đó Ch’oe so sánh hình ảnh đại
dương – nguồn tái sinh – với người trai trẻ dẫn đầu đất nước, là “Pada uie Yong Sonyon”
(Chàng trai dũng cảm trên biển). Bao gồm hầu như toàn bộ là các nhóm nhịp điệu 4-5 âm
tiết, bài thơ này xuất hiện trong số tháng 11/1909 của tờ Sonyon. Mặc dù ở một mức độ
nào đó, nó đơn điệu hơn những bài thơ trước đó, tác phẩm này bao gồm một số câu thơ
được viết ra để khuấy động lòng yêu nước trong thế hệ trẻ của Triều Tiên:
Ba chàng trai là con của biển
Của mọi đời sống trên các nẻo đường Triều Tiên
Họ là những đứa trẻ vĩ đại, thiêng liêng và dũng cảm nhất
Những tác phẩm trên cho thấy một xu hướng trong lối viết của Ch’oe là sử dụng biểu
tượng biển theo một nghĩa mới và tách ra khỏi hình thức truyền thống, cái đã bao gồm
hầu hết các nhóm 4-5 âm tiết. Chúng ta sẽ được thấy xu hướng này được củng cố như thế
nào khi xem xét các tác phẩm được ông viết với tư cách là một dịch giả.
Ngay lúc này tôi muốn tìm một vài đoạn ngắn trong hai bài thơ của Byron như những
ví dụ minh họa cho cách thức mà hình thức văn học và biểu tượng văn hóa bị thay đổi
thông qua dịch thuật.
Hai bản dịch sẽ được đề cập là bản dịch của Ch’oe về đoạn đầu tiên của phần mở đầu
bản Canto “Tên cướp biển” của Byron, và bản dịch từ khổ 179-184 trong bài Canto thứ
tư của Byron “Cuộc hành hương của Childe Harold”. dịch giả của đoạn thơ trích từ
“Cuộc hành hương của Childe Harold” chỉ được nhắc đến bằng một cái tên giả : “Orang”.
Cái tên giả bí ẩn này không thể giúp chúng ta nhận diện được bất kỳ nhân vật văn học
nào đương thời ở Triều Tiên. Không thể quả quyết rằng chính Ch’oe đã dịch bài thơ này.
Tuy vậy, có thể thấy đây là hai bản dịch đi theo hai tiêu chuẩn khác biệt.
Bản Canto “Tên cướp biển” khổ thứ nhất (Byron)
“Haejokga” (Bài ca tên cướp biển), dịch bởi Ch’oe Namson
Byron : Đây là vương quốc của chúng ta
Ch’oe : Đây thực sự là vương quốc của chúng ta

B : Chẳng có giới hạn nào cho thế lực của chúng


C : Chúng ta đã từng không có lý do nào để đi

B : Lá cờ của chúng ta
C : Lá cờ của chúng ta một lần tung bay

B : Vương trượng mà chúng ta tình nguyện tuân phục


C : Chẳng có điều gì không thể sụp đổ

B : Cuộc sống hoang dã của chúng ta


C : Cuộc sống gai góc của chúng ta

B : Trong sự náo động để sắp xếp


C : Không phải là chúng không náo động

B : Từ mệt nhọc đến nghỉ ngơi


C : Sau khi chăm chỉ làm việc, nghỉ ngơi thoải mái

B : Và tận hưởng mọi khoảnh khắc


C : Làm điều gì đó khác biệt mọi lúc đều cảm thấy hân hoan
“Cuộc hành hương của Childe Harold” đoạn thứ 4 CLXXIX (Byron)
“Tae Yang” (Đại dương) Orang dịch.
Byron: Hãy cuộn dâng, hỡi đại dương xanh thẳm, hãy dâng lên!
Orang: Hãy cuộn dâng, hỡi đại dương đen thẳm, hãy dâng lên!

B: Ngươi cướp đi mười ngàn đội tàu trong vô vọng


O: Ngươi bao trùm mười ngàn tàu chiến đẩy vào sự vô vọng

B: Con người đánh dấu sự thống trị của mình lên trái đất bằng sự đổ nát
O: Có lẽ con người để lại dấu vết tầm thường trên trái đất

B: Chỉ còn lại với bờ biển, trên mặt đất sũng nước
O: Sức mạnh của ngươi chỉ đến và ngừng lại ở bờ biển

B: Những sự tàn phá là tất cả những hành động của ngươi, cũng không để lại dấu vết
O: Trên mặt nước bao la tất cả hành động của ngươi đều vô ích

B: Dấu vết sự tàn phá của con người, giữ lại chính anh ta
O: Sự tàn phá của con người không để lại ngay cả dấu vết nhỏ trên chính anh ta

B: Trong một khoảnh khắc, giống như một giọt mưa,


O: Thực ra con người trong một khoảnh khắc mưa giống một giọt nước trong mặt
nước sâu thẳm của ngươi đang rơi.

B: Anh ta chìm vào lòng biển sâu với bọt sóng rên rỉ của ngươi,
O: Bọt sóng phun ra nỗi vất vả, sự nhấn chìm

B: Không có lòng dũng cảm, nỗi u buồn, cỗ quan tài, và cả những điều chưa biết.
O: Không có lòng dũng cảm, không có chuông nguyện hồn, không có cỗ quan tài, chỉ
có chết.

Nếu chúng ta lấy ví dụ bản dịch bài thơ “Tên cướp biển” của Byron của Ch’oe, ta có
thể thấy Ch’oe không theo sát nguyên bản. Hơn nữa, các học giả đồng ý rằng ông ta đã
theo rất sát bản dịch của Nhật ngay cả đối với vấn đề học theo kiểu nhịp điệu thơ truyền
thống Nhật Bản 7-5 âm tiết, vốn không phổ biến trong thơ ca truyền thống Triều Tiên 7.
Thực tế Ch’oe đi khá xa để xác nhận trong một lưu ý ở cuối bản dịch của ông rằng ông đã
tham khảo bản dịch bài thơ của Byron của người Nhật.
Bản dịch bài thơ “Cuộc hành hương của Childe Harold” của Byron thể hiện một số
điểm khác so với bản dịch “Tên cướp biển” của Ch’oe. Chúng ta có thể thấy là bản dịch
theo rất sát nguyên bản tiếng Anh. Dịch giả không bắt chước kiểu nhịp điệu. Việc 6 đoạn
trong bài thơ của Byron đã được tính đến trong bản dịch là hoàn toàn không bình thường
vào thời đó và dường như chỉ ra rằng dịch giả đã dịch trực tiếp từ bản gốc. Vài dịch giả
Triều Tiên giai đoạn chuyển thế kỷ có tài dịch trực tiếp từ các ngôn ngữ phương Tây.
Có thể kết luận gì từ các ví dụ trên cho việc dịch các tác phẩm của Byron giai đoạn
chuyển thế kỷ ở Triều Tiên được lấy làm minh họa cho mối quan hệ giữa bản dịch và
nguyên tác lúc bấy giờ? Trước hết nó được ghi nhận là vào thời này việc dịch thuật các
tác phẩm phương Tây ở Triều Tiên ở giai đoạn mở đầu và gồm có phần trích dẫn và tóm
tắt cho phần lớn tác phẩm đã dịch gián tiếp qua các bản dịch của Nhật. Điều này đã được
các học giả Triều Tiên tán đồng. Hơn nữa, các học giả tin rằng ở thời điểm ban đầu cả
bản dịch và bản gốc đều hướng đến việc chuyển tải thông điệp mở mang xã hội và không
quan tâm tới vấn đề hình thức. Tuy vậy, ví dụ về công trình của Ch’oe với tư cách nhà
thơ và dịch giả, cho thấy sự cần thiết của việc xem xét lại sự rõ ràng của mối quan hệ
giữa bản dịch và nguyên tác ở Triều Tiên. Hơn cả việc không quan tâm đến hình thức, sự
thử nghiệm với kiểu nhịp điệu mới là một trong những mối bận tâm chính của Ch’oe lúc
ông xuất bản nhật báo Sonyon của mình. Mặc dù, nhiều học giả hiểu rằng Ch’oe làm thử

7
Cách xử lý chi tiết về việc chấp nhận nhịp điệu thơ 7-5 âm tiết của thơ ca Nhật Bản truyền thống vào thơ Triều
Tiên hiện đại đã được Kim Jun-Oh chỉ rõ (1984,p.100-103)
những bài thơ của chính ông dựa trên các bản dịch thơ Byron, những bài thơ “Biển” của
Ch’oe đã xuất hiện trước những bài dịch thơ Byron.
Ý nghĩa bản dịch “Tên cướp biển” của Ch’oe, dù có nói thế nào về sự đúng đắn của
nó, thể hiện rõ rệt cùng mối quan tâm đến những kiểu nhịp điệu trong các bài thơ của
chính ông. Về 4 tác phẩm này, bản dịch “Cuộc hành hương của Childe Harold” là sự xuất
hiện lần cuối và không được Ch’oe ký tên. Nó không thể chứng minh một cách thuyết
phục ai là người dịch, nhưng dường như khá rõ ràng là nó tiếp nhận sự gần gũi bản dịch
mà ít bị ảnh hưởng ở thời điểm đặc biệt đó trong lịch sử văn học Triều Tiên. Hơn cả việc
hướng đến sự chính xác trong các thuật ngữ của văn bản gốc, hay sự cố gắng thu nhận
kiểu thơ trực tiếp từ phương Tây, Ch’oe đại diện cho khuynh hướng cắt đứt quan hệ với
hình thức truyền thống nhằm tạo nên những hình tượng của sự đổi mới văn hóa. Byron và
các tác giả phương Tây đầu tiên khác được du nhập vào Triều Tiên qua dịch thuật để ủng
hộ khuynh hướng duy tân hình thức và những kiểu suy nghĩ mới.
Ch’oe Namson đã dịch thơ ca phương Tây liên quan đến biển, đến ý định giới thiệu
những hình ảnh mới trong sáng và tự do tuyệt đối. Khi ông viết bài thơ hiện đại đầu tiên
của Triều Tiên ca ngợi đại dương, “Từ biển đến những chàng trai”, ông đã phá bỏ những
truyền thống thơ Triều Tiên. Trong bài thơ này chàng thanh niên giành được sức mạnh từ
đại dương để đánh bại những phong tục cũ và điều này mang về những cách nghĩ mới.
Trong tác phẩm đầu của Ch’oe biển tượng trưng cho sự hiện đại hoá, cũng như niềm hy
vọng vô tận của việc tạo nên một thế giới mới và của sự hướng đến kỷ nguyên mới. Tuy
vậy, biểu tượng biển dần đánh mất tầm quan trọng của nó trong các tác phẩm của Ch’oe.
Điều này có lẽ một phần do sự nhận thức rõ rằng hiện đại hoá không phải không có cạm
bẫy đối với người Triều Tiên. Tuy thế, lúc chuyển giao thế kỷ, đại dương đem đến một
hình tượng của sự đổi mới về văn hoá đã ngấm vào thơ dịch và cả thơ ca Triều Tiên.
Những nhận xét cuối cùng
Tôi rất muốn thêm vào vài lời bình luận cuối cùng về thế hệ các dịch giả văn
chương theo bước Ch’oe Namson. Dịch thuật trong thời kỳ đầu Triều Tiên hiện đại có thể
chia thành 3 giai đoạn như sau: 1) giai đoạn chuẩn bị từ 1895 đến 1917; 2) giai đoạn tiếp
theo khi những quy tắc dịch thuật bắt đầu kết tinh từ 1918 đến giữa những năm 20; 3)
giai đoạn dịch thuật chuyên nghiệp ngày càng tăng từ giữa những năm 20 đến giữa những
năm 30.
Tác phẩm của Ch’oe Namson rơi vào giai đoạn sớm nhất được mô tả bằng sự va
chạm do du nhập văn hóa phương Tây. Hầu hết hoạt động dịch thuật của giai đoạn này
được bảo đảm nhờ những mục đích chính trị và xã hội, để cổ vũ lòng yêu nước và khát
vọng độc lập. Tuy vậy, như chúng ta đã thấy, dù Ch’oe và các dịch giả đầu tiên khác xuất
bản bản dịch gián tiếp dựa trên những bản tóm tắt, những phóng tác, hay những phần của
các tác phẩm, những kinh nghiệm của họ về hình thức và những cố gắng tạo ra những
hình tượng mới đã dọn đường cho thế hệ dịch giả tiếp theo.
Tác phẩm của nhà thơ/dịch giả Kim Ok là hạt giống trong suốt giai đoạn để cấu
tạo hình thức hiện đại cho thơ ca Triều Tiên trong những năm 20. Những bản dịch của
ông về các tác phẩm của các nhà thơ phương Tây, đặc biệt là các nhà thơ tượng trưng như
Verlaine và Baudelaire, tạo ra những cố gắng xây dựng những nhịp điệu thơ mới. Trong
khi nhận ra một cách tổng quát là Kim Ok giữ chiếc cầu nối khoảng trống giữa giai đoạn
đầu của dịch thuật vì những mục đích giáo dục, và các dịch giả văn chương những năm
20, món nợ của ông ta đối với sự đổi mới hình thức và chủ đề trong các bản dịch của
Ch’oe không thể bỏ qua.
Khi nghiên cứu trong lĩnh vực này, nó sẽ thực sự thú vị khi đưa ra xem xét thêm câu
hỏi nêu ra trong bài viết này liên quan đến vai trò thiết yếu của bản dịch trong giai đoạn
hình thành của thơ hiện đại Hàn Quốc. Đầu tiên, nó có thể hữu ích để kiểm tra lại kết nối
giữa các thí nghiệm trong hình thức thơ được dịch giả Hàn Quốc vào đầu của thế kỷ XX
và sự phát triển của các hình thức hiện đại, bắt đầu vào những năm 1920 và 30. Thứ hai,
sự lưỡng phân được chấp nhận rộng rãi của thơ ca Hàn Quốc đầu thế kỷ XX vào 1/ thơ
trước năm 1920 cung cấp một thông điệp cải thiện xã hội mà không chú ý đến kỹ thuật,
và 2/ thơ sau năm 1920 tập trung vào điều trị thẩm mỹ và tâm trạng mới nhập khẩu và
hình ảnh thông qua dịch thuật thơ nước ngoài cần được sửa đổi. Nghiên cứu chi tiết hơn
so sánh liên kết công việc của nhà thơ/biên dịch từ Ch'oe Namson qua Kim Ok và vào
những năm 1920 và xa hơn nữa là cần thiết. Việc khảo sát sơ bộ của bản dịch và thơ mới
của thế kỷ XX tại Hàn Quốc có thể dẫn đến một sự hiểu biết tốt hơn về phát triển dưới
dạng thi ca hiện đại Hàn Quốc cũng như sàng lọc các phương pháp tiếp cận nghiên cứu
dịch thuật và thay đổi văn học và văn hóa. (Đại học York)

Các tài liệu tham khảo

1/ Bang, Dong-Trong (1975). Hangukeui jido (Maps của Hàn Quốc). Seoul, Kyoyang
guksa Ch'ongso.
2/ Cho, Dong-II (1994). Hanguk Munhak T'ongsa (Lịch sử Văn học Hàn Quốc).
Seoul, Jisik Sanopsa.
3/ Ch'oe, Namson (1908-1910). Sonyon (Youth), Seoul.
4/ Hanguk Chonch'i Oegyosa Hyophoe (1993). Hanguk Oegyosa I (Hàn Quốc Lịch sử
ngoại giao). Seoul, Jipmun Đặng.
5/ Hermans, Theo, ed. (1985). Thao tác của văn học: Nghiên cứu trong dịch thuật văn
học. London, Croom Helm.
6/ Hyun, Theresa (1992). Dịch thuật và văn học Hàn Quốc hiện đại đầu. Seoul, Siwa
Sihakasa.
7/ Hyun, Theresa và Lambert, José, eds. (1995). Dịch thuật và hiện đại hóa, Tokyo,
Đại học Tokyo báo chí.
8/ Jansen, Marius B. (1995). Sự xuất hiện của Meiji của Nhật. New York, báo chí Đại
học Cambridge.
9/ Jo, Yun-Jae (1984). Hanguk Munhaksa (Lịch sử Văn học Hàn Quốc). Seoul,
T'amgu Đặng.
10/ Kang Jae-Un (1990). Chosoneui Sohaksa (Lịch sử của đạo Công giáo Choson).
Seoul, Daewoo Haksul Ch'ongso.
11/ Kim Byong-Ch'ol (1975). Hanguk Kundae Bonyok Munhaksa Yongu. (Lịch sử
của bản dịch văn học ở Hàn Quốc hiện đại). Seoul, Ulyu Munhwasa.
12/ Kim, Jaihiun J., trans. (1980). Nắm vững những bài thơ hiện đại Hàn Quốc từ năm
1920. Seoul, Si-sa-yong-o-sa.
13/ Kim, Jun-Oh (1984). Thơ ca của Identity, Seoul, Munjang.
14/ Kim, Ok (1930). Haep'arieui Norae (Song của Medusa). Seoul.
15/ Kim, Unsong, trans. (1986). Bài thơ cổ điển Hàn Quốc (Sijo). Seoul, Il Nyum.
16/ Kim, Yol-Kyu, và Shin, Song-Uk, EDS. (1986). Ch'oe Namsongwa Yi Kwang
Sueui Munhak (văn học của Ch'oe Namson và Yi Kwang-Su). Seoul, Saemunsa.
17/ Kim, Yoon-Sik, ed. (1984). Ch'oe Namson, Kim Ok. Seoul, Jisik Sanopsa.
18/ Lee, Thiền (1970). Hanguk Jirihaksa (Lịch sử nghiên cứu địa lý Hàn Quốc).
Seoul, Koryo Taehakkyo Minjok Munhwa Yonguso.
19/ Lee, Kyong-Sơn (1988). Hanguk Munhakgwa Jont'ong Munhwa (văn học và Văn
hóa truyền thống Hàn Quốc). Seoul, Singu Munhwasa.
20/ More, Paul E., ed. (1993). Hoàn tất các thi phẩm của Byron. Camdridge Edition.
21/ Sym, Myung-Ho (1982). Việc làm của thơ hiện đại Hàn Quốc: Những ảnh hưởng
nước ngoài và sáng tạo bản địa. Seoul, báo chí Đại học Quốc gia Seoul.
22/Toury, Gideon (1980). Trong tìm kiếm một lý thuyết về dịch thuật. Tel Aviv, Cơ
quan viện thơ và Ký hiệu học, Đại học Tel Aviv.

You might also like