You are on page 1of 2

Tuần giao dịch mở đầu năm mới của thị trường chúng khoán Việt Nam đã diễn ra với

không khí
hứng khởi và mang tính tích cực, khi có mức tăng hơn 44 điểm, tính từ phiên cuối năm. Diễn
biến sự giằng co khá mạnh ở phiên thứ 6 vừa rồi, chấm dứt chuỗi 3 ngày tăng điểm liên tiếp,
tuy nhiên vẫn chưa phá vỡ xu hướng hồi phục ngắn hạn. Thanh khoản thị trường có dấu hiệu
cải thiện so với giai đoạn cuối năm trước, nâng mức giao dịch bình quân lên khoảng 11.000 tỷ
đồng/phiên. Khối ngoại cũng đóng góp nào sự lạc quan khi tiếp tục mua ròng 1.724 tỷ đồng
trong tuần qua, và mua mạnh nhất ở HPG với giá trị đến 280 tỷ.

Trên đồ thị kỹ thuật khung thời gian tuần, VN-Index có lại nến xanh đặc sau 4 nến đỏ liền kề
trước đó, cho thấy bên mua đã quay trở lại và dần chiếm ưu thế. Tuy nhiên, MA50 và MA100
tuần đã có giao cắt xuống, các ngưỡng chặn phía trên vẫn còn khá dày đặc, khiến cho việc
vượt xu hướng giảm chưa thể thực hiện được ngay. Nhưng ở góc nhìn ngắn hơn, theo khung
thời gian ngày, điểm của chỉ số chung đã nằm trên các cụm MA ngắn hạn, 1.051 điểm,
Stochatic, MACD cho tín hiệu báo mua, giá trị giao dịch tăng trưởng khá tốt vẫn đang ủng hộ
cho chiều hướng đà hồi phục tiếp tục và vẫn còn dư địa tăng, tìm cơ hội chinh phục các mốc
kháng cự tiếp theo như 1070 và 1095 điểm. Do đó, dự báo trong tuần 9/1 - 13/1, thị trường sẽ
khả năng cao sẽ rung lắc, với biên độ lành mạnh 1030 - 1070 điểm, các nhịp điều chỉnh vẫn
đang là cơ hội để giao dịch ngắn hạn và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải.

Nhóm cổ phiếu nâng đỡ chỉ số nhiều nhất trong tuần vừa qua phải kể đến là nhóm Ngân hàng
nổi bật VCB kéo tăng đến hơn 4.7 điểm, một số cổ phiếu ngân hàng khác như BID, VPB và
TCB , STB, LPB cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực. Nhóm cổ phiếu “họ Vingroup” cũng đã
có một tuần ảnh hưởng tích cực lên chỉ số khi các cổ phiếu VIC, VHM và VRE góp đến hơn 6
điểm. Ở nhóm Large Cap, một số cổ phiếu như SAB, MSN và VNM cũng ghi nhận kết quả tích
cực vào sắc xanh. Các nhóm ngành liên quan đến Đầu tư công cũng có tuần giao dịch khả
quan, đơn cử như Thép, Xây dựng công. Trong đó, nhóm Thép có HPG tiến 7.78%, HSG leo
dốc 9.52%, NKG bứt phá 8.16%, bên cạnh đó tin tức từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
(MXV), thị trường sắt thép thế giới đã bước vào giai đoạn phục hồi trong khoảng 2 tháng trở lại
đây, với kỳ vọng nhu cầu sẽ có sự cải thiện, đặc biệt là các khu vực như Trung Quốc và Ấn Độ.
Đây được xem là thông tin hỗ trợ tích cực cho nhóm này. Ở nhóm Xây dựng, sau thông tin khởi
công 12 dự án công thì các cổ phiếu VCG, FCN, C4G, CII, HHV ... đồng loạt tăng mạnh và có
ngay sắc tím thừ đầu tuần. Nhóm Thủy sản cũng hưởng ứng khá tốt với thông tin Trung Quốc
nới lỏng chính sách ZeroCovid, tuy nhiên lại có sự phân hóa khá rõ trong nhóm này khi ANV,
IDI có diễn biến nổi bật hơn hẳn các cổ phiếu khác. Nhóm Năng lượng - Điện cũng không hề
kém canh, khi nhiều cổ phiếu có mức tăng ấn tượng và đang cố gắng thoát khỏi xu hướng giảm
như POW, NT2, PC1...

Tính đến hết phiên thứ 6, VN-Index rớt nhẹ 4.38 điểm, dừng ở 1.051,44 điểm, trên HOSE giá trị
giao dịch đạt 11.931 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn duy trì mua ròng với 349 tỷ, cộng chung cả tuần
khối này mua hơn 1700 tỷ và tập trung mạnh nhất ở HPG đạt 280 tỷ đồng, theo sau là VPB
(130 tỷ đồng), VIC (116 tỷ đồng), VHM (120 tỷ đồng),... Chứng chỉ quỹ Diamond FUEVFVND
tuần qua cũng được mua ròng 130 tỷ đồng.

Kịch bản:

- Tích cực: VN-Index vượt trên 1070 điểm, vượt vùng tích lũy phân phối từ giữa tháng 11,
tiến đến ngưỡng kháng cự mạnh hơn quanh 1095 – 1100 điểm.
Ở kịch bản này, cần sự đồng thuận từ các nhóm ngành lớn, đồng thời các nhóm
Midcaps đã giảm trước đó cùng bật hồi, giúp thị trường tăng tốc nhanh.
- Trung tính: VN-Index biến động trong biên độ 1030 – 1070
Diễn biến chính ở kịch bản này là các phiên xanh – đỏ xen kẽ nhau trong tuần, thanh
khoản không tăng trưởng thêm và chỉ duy trì quanh mốc 10.000 tỷ đồng, đồng thời dòng
tiền luân chuyển qua từng nhóm ngành, tuy nhiên sự phân hóa sẽ thể hiện rõ, sắc xanh
sẽ không lan tỏa đều trên toàn thị trường.
- Tiêu cực: VN-Index giảm dưới 1030 điểm, ngưỡng hỗ trợ mềm tiếp theo 1010 - 1020
điểm (ứng với vùng giữa MA10 và 50)
Áp lực bán ngắn hạn gia tăng mạnh, lực cầu mua dưới e dè, tâm lý nghỉ lễ đè nặng.

Hành động:

- Tích cực: NĐT tiếp tục nắm giữ, gia tăng cổ phiếu với tỷ trọng thấp, chú ý ngưỡng cản
mạnh quanh 1100 để chủ động chốt lời, thực hiện hóa lợi nhuận.
- Trung tính: Các giao dịch ngắn hạn sẽ cần chú ý hơn vào tình hình thị trường chung. Vị
thế mua mới cần kiên nhẫn chờ các nhịp chỉnh, ưu tiên chọn lựa các nhóm ngành, cổ
phiếu còn dư địa tăng, có câu chuyện dẫn dắt, đã điều chỉnh, tích lũy tạo nền trước đó
(Chứng khoán, Thép, Ngân hàng… ). Vị thế đang có cổ phiếu, khuyến khích chốt lời ở
các cổ phiếu đã tăng mạnh và chạm – chưa vượt kháng cự đỉnh cũ.
- Tiêu cực: Cẩn trọng hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, hạ đến ít nhất 50% cổ phiếu, và chờ đợi
tín hiệu rõ ràng trong việc giải ngân lại.

You might also like