You are on page 1of 4

Đề tài: 2.

Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng
CNXH ở Việt Nam. Giá trị lý luận và thực tiễn. Đảng ta đã phát triển sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này trong điều kiện hiện nay như thế nào

Phần Vận dụng


Đảng Cộng sản Việt Nam qua các Đại hội đại biểu toàn quốc vẫn luôn kiên định và
vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng CNXH ở Việt
Nam vào bối cảnh thời đại, từ đó đưa ra đường lối phát triển phù hợp nhất cho đất nước
trong từng thời kỳ.
Trong bài trình bày này của nhóm, do hạn chế về thời gian trình bày, nhóm sẽ nghiên
cứu và phân tích rõ về cách Đảng ta đã phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu
và động lực xây dựng CNXH trong điều kiện diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
rút ra từ việc nghiên cứu Văn kiện Đại hội XIII, kết hợp với đưa ra một số ví dụ cụ thể để
chứng minh. Để thấy được sự kế thừa và vận dụng phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh của
Đảng, nhóm sẽ bám sát các đề mục được phân tích tại các phần trước.

Trước hết, về mục tiêu chính trị:


Đối với quan niệm của Hồ Chí Minh về về việc xây dựng chế độ dân chủ, Đảng ta kế
thừa đầy đủ và tích cực phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh. Như đã phân tích ở trên, Hồ
Chí Minh nhấn mạnh rằng tất cả mọi lợi ích, công việc, tổ chức nhà nước đều từ dân mà ra,
Đảng ta đưa ra phương hướng và mục tiêu: “thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội
chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân dân; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân
dân, tăng cường đồng thuận xã hội” (Văn kiện Đại hội XIII).
Một số số liệu: Từ năm 2016 đến năm 2021, “các cấp ủy đã phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức hơn 90.000 hội nghị đối thoại giữa cấp ủy,
chính quyền với nhân dân” (tham khảo)
Thêm vào đó, Hồ Chí Minh cho rằng luôn đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính
trị. Đại hội XIII nhấn mạnh về việc “xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị”, xây dựng
“các tổ chức chính trị xã hội đều nhất quán về chính trị và tư tưởng dưới sự lãnh
đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước”, đẩy mạnh tinh gọn bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh
số hóa Chính phủ.
Đối với những mục tiêu chính trị khác, Hồ Chí Minh cảnh tỉnh về việc phải “chống
kẻ địch bên ngoài và kẻ địch bên trong (chủ nghĩa cá nhân)”. Đảng ta đã tiếp thu và
hoàn thiện thêm về mặt này. Chẳng hạn như trước bối cảnh diễn ra Đại hội XIII, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 về tăng cường bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới. Hay như sự quyết liệt trong công cuộc phòng chống tham nhũng đứng đầu chỉ đạo
bởi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, hay như trong việc đấu tranh trong nhiều vụ việc gần
đây như Chuyến bay giải cứu, Việt Á, Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB, v.v.
Ngoài việc phải chú ý những vấn đề truyền thống như: “chủ nghĩa dân tộc cực đoan,
chủ nghĩa dân túy”; “phải thường xuyên đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch, phản động, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng”, Đảng đã bổ sung thêm những vấn đề cập nhật, thời sự:
“phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an ninh
phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch, phản động”. Lấy ví dụ như đấu tranh chống lại thứ được gọi là “Nhà
nước Đề-ga”, “Nhà nước tự trị dân tộc Mông”, hay như giáo phái của Thanh Hải Vô Thượng
Sư; hoặc đấu tranh chống dịch Covid-19, đấu tranh chống tội phạm mạng.

Thứ hai, về mục tiêu kinh tế:


Với quan niệm của Hồ Chí Minh rằng “đất nước phải xây dựng được nền kinh tế phát
triển cao gắn bó mật thiết với mục tiêu về chính trị”, phải tạo dựng được nền “kinh tế phát
triển cao với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”;“Nền kinh tế
thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể”, Đại hội Đảng XIII đưa ra
nhiều chiến lược kinh tế quan trọng, trong đó bao gồm “Chiến lược phát triển kinh tế 10
năm 2021 - 2030”, đồng thời các phương hướng, mục tiêu trong Văn kiện Đại hội XIII
cũng tập trung nhắc nhiều đến các vấn đề kinh tế, phát triển đất nước, tổng kết các
thành quả đạt được qua các Đại hội trước.
Về việc phát triển kinh tế sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, hình thức hợp tác xã
được đẩy mạnh, trong đó nhiều sản phẩm OCOP được thúc đẩy sản xuất và giới thiệu
trong thời gian vừa qua.
Về quan niệm gắn liền “phát triển kinh tế với mục tiêu chính trị xã hội”, Văn
kiện Đại hội nhấn mạnh vào việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
đồng thời củng cố nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, về mục tiêu văn hóa:
Đại hội XIII đã tiếp thu và phát huy khá đầy đủ tư tưởng của Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh nhấn mạnh rằng “phải xây dựng được nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học, đại
chúng và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại”, phải “nâng cao trình độ văn hóa của nhân
dân”, tiếp tục “phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc”, “hấp thụ những cái
mới của văn hóa tiến bộ thế giới”. Đại hội Đảng XIII đưa ra nhiều chỉ đạo trong Văn kiện
Đại hội: “Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát
vọng phát triển của dân tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh
thần đoàn kết, đồng thuận xã hội; xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa
dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế, đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống
và làm việc theo pháp luật”
Tuy nhiên, về quan niệm liên quan đến văn hóa từ thời thuộc địa, Hồ Chí Minh
cho rằng cần “triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc”,
dường như ta không thấy sự kế thừa tư tưởng này. Có thể thấy rằng nhiều di tích lịch sử
liên quan đến thời thuộc địa như Phủ Chủ tịch, nhiều tòa nhà chính phủ hoặc tòa nhà sứ
quán, nhà tù Pháp thuộc được giữ lại.

Thứ tư, về mục tiêu quan hệ xã hội:


Hồ Chí Minh cho rằng, cần “phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh, đảm bảo đủ
các quyền cơ bản của công dân; đồng thời cũng nghiêm cấm lợi dụng tự do dân chủ để xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”. Tiếp thu tư tưởng, quan niệm của Bác, Văn kiện
Đại hội XIII có chỉ đạo: “Hoạt động tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân”, “Tiếp tục phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong
việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ
quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền
công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức và công dân, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.”

Các tài liệu tham khảo:


Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM174295

https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/kien-dinh-van-dung-
sang-tao-chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-dieu-kien-toan-cau-hoa-
hoi-nhap-quoc-te-581096.html

http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?
tabid=1292&Group=206&NID=7970&kien-dinh-phat-trien-va-van-dung-sang-tao-
chu-nghia-mac--le-nin-tu-tuong-ho-chi-minh-theo-tinh-than-hoi-nghi-trung-uong-4-
khoa-xiii

https://cdn.duytan.edu.vn/upload/file/16(59).-Ki%C3%AAn-%C4%91%E1%BB
%8Bnh-v%C3%A0-v%E1%BA%ADn-d%E1%BB%A5ng,-ph%C3%A1t-tri%E1%BB
%83n-s%C3%A1ng-t%E1%BA%A1o-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-M%C3%A1c---L
%C3%AAnin,-t%C6%B0-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-H%E1%BB%93-Ch%C3%AD-
Minh-v%E1%BB%81-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-
(Nguy%E1%BB%85n-M%E1%BA%ADu-Linh)-14.pdf

Worksheet:
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1jfENMclIccrPQOYCz41B2GeF9PSacyUVa
e1JBBTQOy4/edit#gid=0

Keyword tham khảo:


12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030

You might also like