You are on page 1of 7

TRẢ LỜI TỰ LUẬN NGẮN

Câu 1: Kể tên 04 nhà triết học thời kỳ cổ đại quan niệm vật chất là: nước, lửa, không khí, nguyên tử?
Tên của 4 nhà triết học thời kỳ cổ đại và quan niệm vật chất của họ:
+ Thales (624 - 547 trước Công nguyên): coi vật chất là nước
+ Anaximenes (585 - 524 trước Công nguyên): coi vật chất là không khí
+ Heraclitus (540 - 480 trước Công nguyên): coi vật chất là lửa
+ Democritus (460 - 370 trước Công nguyên): coi vật chất là các nguyên tử
Câu 2: Kể tên các nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật?
+ Hai nguyên lý cơ bản:
• Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Thể hiện qua sáu cặp phạm trù được sử dụng
• Nguyên lý về sự phát triển: Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
+ Sáu cặp phạm trù cơ bản:
• Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
• Nguyên nhân và kết quả.
• Tất nhiên và ngẫu nhiên.
• Nội dung và hình thức.
• Bản chất và hiện tượng.
• Khả năng và hiện thực.
+ Ba quy luật cơ bản:
• Quy luật lượng - chất
• Quy luật mâu thuẫn
• Quy luật phủ định của phủ định
Câu 3: Thế nào là phát triển? Cho ví dụ minh họa?
- Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn
thiện đến hoàn thiện.
Ví dụ: + Quá trình biến đổi của các giống loài từ bậc thấp lên bậc cao
+ Kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đất nước,
có đi lên, khuynh hướng chung là đi lên
Câu 4: Hãy cho biết sự tác động ngược trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn
ra như thế nào?
Quan hệ sản xuất tác động ngược trở lại với sự phát triển của lực lượng sản xuất theo các cách sau:
• Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối, trực tiếp ảnh
hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất
và cải tiến các công cụ lao động từ thô sơ đến tiên tiến, hiện đại.
• Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất, có tính độc lập tương đối và
tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất.
• Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ
sản xuất là “hình thức phát triển của lực lượng sản xuất” và “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng
sản xuất phát triển.
• Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo 2 chiều hướng:
+ Thúc đẩy khi quan hệ sản xuất phù hợp.
+ Kìm hãm khi quan hệ sản xuất không phù hợp, thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất.
• Trạng thái vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất diễn ra từ phù hợp đến không phù hợp, rồi đến sự phù hợp mới ở trình độ cao hơn.
Câu 5: Tồn tại xã hội là gì? Tồn tại xã hội bao gồm những yếu tố cơ bản nào?
- Tồn tại xã hội là thuật ngữ dùng để mô tả đời sống vật chất và các điều kiện hoạt động vật chất
của xã hội, là các mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với thiên nhiên và giữa con người
với nhau.
- Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm:
+ Phương thức sản xuất vật chất.
+ Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý.
+ Các yếu tố về dân cư.
Câu 6: Làm rõ tính chất tương đối của chân lý?
- Tính chất tương đối của chân lý là một khía cạnh quan trọng trong lý thuyết tri thức.
• Tính tương đối của chân lý nói lên sự phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản
ánh của tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan mà nó phản ánh.
• Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối: Chân lý tương đối là chân lý chưa phản ánh được đầy
đủ đối với thực tại khách quan; còn chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ đối với thực
tại khách quan. Chân lý tuyệt đối chính là tổng hợp vô tận những chân lý tương đối.
• Tính phát triển của chân lý: Mỗi chân lý chỉ tuyệt đối đúng trong một giới hạn nhất định, còn
ngoài giới hạn đó thì nó có thể không đúng; mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định, nó
mới chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.. Sự phát triển quá trình nhận thức dần tới
chân lý đầy đủ hơn - tức chân lý tuyệt đối.
à Như vậy, tính chất tương đối của chân lý phản ánh sự phát triển không ngừng của tri thức, qua đó
mở rộng hiểu biết của con người về thế giới.

You might also like