You are on page 1of 50

NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI HẾT HỌC PHẦN

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC – SỐ ĐVHT: 03 TÍN CHỈ


(Áp dụng từ năm học 2023-2024)

I. PHẦN I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (0,2 điểm/câu)


TT Nội dung
Quá trình quản trị chiến lược bao gồm:
A. Hoạch định chiến lược, thực hiện triển khai chiến lược, kiểm soát chiến lược.
B. Phân tích môi trường, xác định các mục tiêu, thiết lập tầm nhìn và sứ mạng.
1.
C. Xác định các mục tiêu, hoạch định chiến lược,thực hiện chiến lược.
D. Xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu của tổ chức, hoạch định chiến lược các
cấp, thực hiện chiến lược.
Theo cách tiếp cận của F. David, quá trình xây dựng chiến lược gồm có mấy giai
đoạn?
A. 1 giai đoạn
2.
B. 2 giai đoạn
C. 3 giai đoạn
D. 4 giai đoạn
Một trong các vai trò của Quản trị chiến lược là quan tâm đến:
A. Mục tiêu và kết quả thực hiện.
3. B. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
C. Hiệu suất và hiệu quả.
D. Sự tồn tại và khả năng sinh lời của công ty.
Nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bằng các hành động khác
biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
B. Chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh.
4.
C. Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp, gắn bó nhịp nhàng các hoạt động trong sản
xuất kinh doanh của công ty.
D. Chiến lược là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp xác định đối thủ cạnh tranh
mạnh nhất trên thị trường.
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:
A. Chiến lược là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực
hiện trong nỗ lực nhằm đạt đến mục tiêu của tổ chức.
B. Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế khác biệt so với đối thủ cạnh tranh bằng những
5. hoạt động cụ thể.
C. Chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh với đối
thủ cạnh tranh.
D. Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp, gắn bó nhịp nhàng giữa các thành viên và
người quản lý nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc làm nào sau đây được xem là nỗ lực để thể hiện tầm nhìn của công ty?
A. Công bố bản tuyên bố sứ mệnh.
6. B. Lập kế hoạch chiến lược.
C. Xây dựng hệ thống mục tiêu.
D. Phân tích kết quả khảo sát thị trường.
Hoạt động nhằm định ra mục tiêu và các giải pháp để thực hiện mục tiêu đã định là:
A. Tổ chức.
7. B. Hoạch định.
C. Điều khiển.
D. Kiểm tra.
Căn cứ vào phạm vi của chiến lược, người ta chia chiến lược kinh doanh làm hai loại
nào?
A. Chiến lược tập trung và chiến lược dựa trên ưu thế tương đối.
8.
B. Chiến lược tập trung và chiến lược chung.
C. Chiến lược bộ phận và chiến lược tập trung.
D. Chiến lược chung và chiến lược bộ phận.
Vai trò của quá trình quản trị chiến lược không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Giúp tổ chức thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình.
B. Giúp hạn chế sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn.
9.
C. Giúp doanh nghiệp đạt kết quả tốt hơn nhiều so với kết quả trước đó.
D. Giúp doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên
quan.
Quá trình hoạch định chiến lược không bao gồm nội dung nào?
A. Khảo sát thị trường để xác định cơ hội kinh doanh.
10. B. Xác định hệ thống mục tiêu.
C. Xác định các tiền đề để hoạch định.
D. Xác định cách thức phân bổ nguồn lực của tổ chức.
Điều quan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh là:
A. Sử dụng tối đa các năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.
11. B. Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
C. Tạo ra lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
D. Né tránh các rủi ro, thách thức tiềm ẩn.
Quan niệm “Chiến lược là phát triển vị thế cạnh tranh” là của tác giả nào sau đây?
A. Garry D. Smith
12. B. Fred R. David
C. Michael Porter
D. Phillip Kotler
Điều nào dưới đây không giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững?
A. Tạo sự khác biệt về thuộc tính quan trọng trong cạnh tranh.
13. B. Tạo khoảng cách đủ lớn đối với đối thủ cạnh tranh.
C. Tạo sự ổn định lâu bền.
D. Tạo ra những khác biệt về nguồn nhân lực.
Điền từ vào chỗ trống: “Chính sách là….. để thực hiện chiến lược và là… để thực hiện
mục tiêu”.
A. Công cụ; phương tiện
14.
B. Cơ sở; phương tiện
C. Phương tiện; công cụ
D. Công cụ; cơ sở
Hoạt động phân bổ nguồn lực là nội dung của giai đoạn nào trong quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn Hoạch định chiến lược.
15. B. Giai đoạn Triển khai chiến lược.
C. Giai đoạn Kiểm soát chiến lược.
D. Giai đoạn Xây dựng văn hóa hỗ trợ chiến lược.
Đặc điểm nào dưới đây không phải gắn với của Chiến lược đại dương xanh?
A. Cạnh tranh trong các thị trường hiện tại.
16. B. Tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới.
C. Phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
D. Theo đuổi cả chiến lược khác biệt hóa và chi phí thấp.
“Khi xây dựng chiến lược cần phối hợp hài hòa 3 yếu tố: Cơ hội, thực tế và nguồn
lực” là đặc điểm của nguyên lý nào trong chiến lược?
A. Nguyên lý điểm mạnh – điểm yếu.
17.
B. Nguyên lý tam giác phát triển.
C. Nguyên lý 3R.
D. Nguyên lý thích ứng.
Hệ thống các cấp chiến lược trong doanh nghiệp gồm:
A. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược kinh doanh
quốc tế.
B. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh
18.
doanh.
C. Chiến lược cấp chức năng, chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị kinh
doanh, chiến lược kinh doanh quốc tế.
D. Chiến lược cấp vĩ mô, chiến lược cấp vi mô.
“Khi xây dựng chiến lược, doanh nghiệp cần duy trì sự ổn định trong sự thay đổi của
môi trường” là đặc điểm của nguyên lý nào trong chiến lược?
A. Nguyên lý tam giác phát triển.
19.
B. Nguyên lý thị trường ngách.
C. Nguyên lý điểm mạnh – điểm yếu.
D. Nguyên lý thích ứng.
Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh là nội dung của:
A. Chiến lược cấp chức năng.
20. B. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C. Chiến lược cấp công ty.
D. Chiến lược cấp phòng ban.
Cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, ngành hàng là nội dung chính của:
A. Chiến lược cấp chức năng.
21. B. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
C. Chiến lược cấp công ty.
D. Chiến lược tấn công thị trường mục tiêu.
Quan niệm “Chiến lược là phương tiện đạt được mục tiêu dài dạn” là của tác giả nào
sau đây?
A. Garry D. Smith
22.
B. Fred R. David
C. Michael Porter
D. Phillip Kotler
Quan niệm “Chiến lược là lợi thế cạnh tranh” là của tác giả nào sau đây?
A. Phillip Kotler
23. B. Paul Krugman
C. Michael Porter
D. A. Maslow
Chiến lược cấp toàn bộ doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh, chiến lược bộ phận chức
năng là:
A. Các chiến lược cơ bản trong kinh doanh.
24.
B. Các chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp.
C. Chiến lược đơn lẻ, không có sự kết hợp hay liên quan đến nhau.
D. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản trong kinh doanh.
Vai trò của chiến lược cấp đơn vị chức năng là:
A. Tập trung hỗ trợ việc đánh giá chiến lược kinh doanh.
25. B. Tập trung hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp SBU.
C. Xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
D. Lựa chọn phương thức cạnh tranh trong một ngành đặc thù.
Xây dựng chiến lược là một công việc:
A. Đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
26. B. Giúp các thành viên trong doanh nghiệp cải thiện văn hóa kinh doanh.
C. Giúp doanh nghiệp xác định các bước đi dài hạn và có kế hoạch chuẩn bị.
D. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu.
Đâu không phải là công việc của nhà quản trị trong giai đoạn thực hiện chiến lược?
A. Thiết lập các mục tiêu hàng năm.
27. B. Phân bổ nguồn lực.
C. Điều chỉnh cấu trúc tổ chức hiện tại.
D. Tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh.
“Thiết lập hệ thống mục tiêu hàng năm” là công việc được thực hiện trong giai đoạn
nào của quá trình quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn hoạch định chiến lược.
28.
B. Giai đoạn triển khai thực hiện chiến lược.
C. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá chiến lược.
D. Giai đoạn xây dựng kế hoạch hành động.
“Đưa ra chính sách hàng năm” là công việc được thực hiện trong giai đoạn nào của
quá trình quản trị chiến lược?
A. Giai đoạn hoạch định chiến lược.
29.
B. Giai đoạn triển khai chiến lược.
C. Giai đoạn kiểm tra, đánh giá chiến lược.
D. Giai đoạn xác định tiêu chí đánh giá.
Trong quản trị chiến lược, SBU là để chỉ:
A. Đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp.
30. B. Chiến lược chi phí thấp của doanh nghiệp.
C. Chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp.
D. Chiến lược đại dương xanh.
Tầm nhìn của tổ chức được hiểu là:
A. Những lý do, ý nghĩa sự tồn tại của tổ chức, các hoạt động của tổ chức ra sao.
B. Những cột mốc, trạng thái và những mong đợi mà tổ chức mong muốn đạt đến
31.
trong tương lai.
C. Hình ảnh, bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra cho tổ chức trong tương lai.
D. Triết lý kinh doanh của tổ chức.
Điền từ vào chỗ trống: “…. là bản tuyên ngôn của công ty với những nội dung cụ thể.”
A. Sứ mệnh
32. B. Tầm nhìn
C. Mục tiêu chiến lược
D. Thông điệp truyền thông
Điền từ vào chỗ trống: “Sứ mệnh là……….. để xây dựng mục tiêu.”
A. Công cụ
33. B. Phương tiện
C. Cơ sở
D. Cách thức
Tầm nhìn của doanh nghiệp có thể được hiểu là:
A. Mục đích, lý do và ý nghĩa tồn tại.
34. B. Trạng thái mong muốn trong tương lai.
C. Cột mốc đạt được trong khoảng thời gian nhất định.
D. Định hướng hành động trong dài hạn.
Sứ mệnh của doanh nghiệp được hiểu là:
A. Trạng thái mong muốn của doanh nghiệp trong tương lai.
35. B. Tối đa hóa giá trị của cổ đông.
C. Mục đích, lý do và ý nghĩa tồn tại của doanh nghiệp.
D. Các giá trị cốt lõi cần đạt tới.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Sứ mệnh thường mang tính ổn định và duy trì trong một thời gian dài.
B. Tầm nhìn, sứ mệnh không thay đổi trong suốt vòng đời của doanh nghiệp.
36.
C. Tầm nhìn chỉ dẫn cho doanh nghiệp điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát
triển trong tương lai.
D. Sứ mệnh là bản tuyên bố về thái độ và triển vọng của doanh nghiệp.
Điền từ vào chỗ trống: “……..… là cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động trong từng
giai đoạn.”
A. Tầm nhìn
37.
B. Sứ mệnh
C. Mục tiêu
D. Giá trị cốt lõi
Thuật ngữ “ mục tiêu” dùng đề chỉ:
A. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần đánh giá việc thực hiện.
38. B. Khả năng hoạt động của tổ chức.
C. Định hướng hoạt động của tổ chức.
D. Các kết quả cụ thể mà tổ chức cần phấn đấu đạt được.
Nguyên tắc nào dưới đây không thuộc nhóm nguyên tắc xây dựng mục tiêu?
A. Mục tiêu phải thực tế.
39. B. Các mục tiêu không được mâu thuẫn với nhau.
C. Mục tiêu phải đo lường được.
D. Mục tiêu phải dài hạn.
Cấu trúc của tuyên bố tầm nhìn thường gồm 2 phần chính là:
A. Hệ tư tưởng cốt lõi và Viễn cảnh tương lai.
40. B. Hệ tư tưởng cốt lõi và Mục đích cốt lõi.
C. Mục đích cốt lõi và Giá trị cốt lõi.
D. Mục đích cốt lõi và Viễn cảnh về tương lai.
Mục tiêu chiến lược được xác định chủ yếu dựa trên:
A. Nguồn lực của tổ chức.
41. B. Cấu trúc của tổ chức.
C. Tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức.
D. Tầm nhìn và định hướng phát triển của tổ chức.
Mục tiêu nào dưới đây thể hiện tốt nhất các yêu cầu cần đạt được?
A. Doanh thu cần nâng cao trong thời gian tới.
42. B. Tăng sản lượng lên 5% trong năm tới.
C. Lợi nhuận tăng 10%.
D. Tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả cao.
Nội dung bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp không bao gồm nội dung nào sau
đây?
A. Mối quan tâm của doanh nghiệp.
43.
B. Biến động của môi trường.
C. Thành tích mong muốn.
D. Ngành kinh doanh.
Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mục tiêu hàng năm là kết quả kỳ vọng tại các mốc mà doanh nghiệp phải đạt được
trong từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
44. B. Mục tiêu hàng năm là những quá trình mà tổ chức kỳ vọng phải đạt được trong
từng năm để đạt đến mục tiêu dài hạn.
C. Mục tiêu hàng năm không có liên quan gì đến mục tiêu dài hạn.
D. Mục tiêu hàng năm là căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn.
Trong xác định mục tiêu chiến lược, tiêu chuẩn SMART phù hợp nhất với các từ tiếng
Anh nào dưới đây?
A Specific – Measurable- Achievable- Realistic- Timely.
45.
B Specific – Measurable- Available- Realistic- Timely.
C Special – Measurable- Achievable - Realistic- Timely.
D Special – Manageable- Agreeable- Realistic- Timely.
Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “ Hệ thống mục tiêu chiến lược cần đảm
bảo ……….…. giữa mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn, giữa mục tiêu của từng
bộ phận với mục tiêu của cả tổ chức.”
46. A. Tính hài hòa
B. Tính thống nhất
C. Tính chuẩn hóa
D. Tính trật tự
Điền từ vào chỗ trống trong câu sau: “Hệ thống mục tiêu của tổ chức cần đảm
bảo…………giữa lợi ích chung của toàn tổ chức và của từng bộ phận, từng cá nhân
trong tổ chức.”
47. A. Tính hài hòa
B. Tính thống nhất
C. Tính chuẩn hóa
D. Tính trật tự
Yếu tố nào sau đây không thuộc nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh?
A. Thị trường.
48. B. Sản phẩm hay dịch vụ.
C. Công nghệ.
D. Năng lực cạnh tranh.
Điền từ vào chỗ trống: “………………….là tổng hợp các hoạt động có liên quan của
doanh nghiệp tạo ra và làm tăng giá trị cho khách hàng.”
A. Hoạch định chiến lược
49.
B. Kiểm tra chất lượng
C. Chuỗi giá trị
D. Quản trị bán hàng
Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp là công việc không thể thiếu trong
giai đoạn:
A. Xây dựng chiến lược.
50.
B. Tổ chức thực thi chiến lược.
C. Kiểm soát chiến lược.
D. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp là công việc thuộc giai đoạn nào của
quản trị chiến lược?
A. Hoạch định chiến lược.
51.
B. Triển khai chiến lược.
C. Kiểm soát chiến lược.
D. Đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng nhất?
A. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố chủ quan ảnh hưởng, tác
động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
B. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội thị trường ảnh hưởng, tác
52. động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
C. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố khách quan ảnh hưởng, tác
động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
D. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định các yếu tố cạnh tranh của ngành ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Để đóng góp vào lợi thế cạnh tranh bền vững, nguồn lực của doanh nghiệp không bao
gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Đáng giá và hiếm có.
53.
B. Khó bị bắt chước.
C. Có tính quan trọng trong chiến lược.
D. Vô hạn.
Yếu tố nào dưới đây không phải là một trong 5 áp lực cạnh tranh theo Michael Porter?
A. Áp lực của các sản phẩm thay thế.
54. B. Áp lực xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn .
C. Áp lực của khách hàng.
D. Áp lực từ sự phát triển công nghệ.
Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp không bao gồm việc phân tích:
A. Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ... tác động đến doanh nghiệp.
55. B. Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
C. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp.
D. Các yếu tố thuộc khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế.
Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô giúp doanh nghiệp biết được:
A. Các yếu tố thuộc về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.
56. B. Vị thế của doanh nghiệp.
C. Các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
D. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Các yếu tố tác động đến doanh nghiệp như: GDP, cơ cấu nền kinh tế, chính sách phát
triển; Lãi suất, chính sách tài chính tiền tệ là thuộc:
A. Môi trường ngành của doanh nghiệp.
57.
B. Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
C. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
D. Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về trần lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm
của các ngân hàng thương mại là yếu tố nào của môi trường bên ngoài?
A. Yếu tố chính trị.
58.
B. Yếu tố kinh tế.
C. Yếu tố pháp luật.
D. Yếu tố toàn cầu hóa.
Trong các phát biểu sau, câu nào đúng nhất?
A. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức xác định được điểm mạnh, điểm yếu
của tổ chức.
B. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức xác định được những cơ hội và
59. thách thức đối với tổ chức.
C. Nhà quản trị chỉ cần phân tích môi trường nội bộ là đủ để đưa ra chiến lược cho
tổ chức.
D. Phân tích môi trường bên ngoài giúp tổ chức nhận diện các áp lực cạnh tranh của
tổ chức.
Yếu tố nào sau đây là yếu tố vi mô?
A. Nhà cung cấp.
60. B. Công nghệ và kỹ thuật.
C. Yếu tố xã hội.
D. Yếu tố tự nhiên.
Hàng rào thương mại và đầu tư quốc tế giảm là do sự tác động của yếu tố:
A. Văn hoá - xã hội.
61. B. Công nghệ.
C. Kinh tế.
D. Chính trị - pháp luật.
Sức ép của người mua đối với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm nếu:
A. Nhà cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp và số lượng người mua ít.
B. Người mua mua số lượng lớn và tập trung.
62.
C. Người mua khó thay đổi nhà cung cấp.
D. Khi doanh số mua của người mua chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán của doanh
nghiệp.
Sức ép của các nhà cung cấp sẽ giảm nếu:
A. Chỉ có một số ít các nhà cung cấp.
B. Doanh số mua của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà
63.
cung cấp.
C. Sản phẩm của người cung cấp được khác biệt hoá cao.
D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
Yếu tố môi trường tác động đến chất lượng sản phẩm, chi phí của các doanh nghiệp
là:
A. Văn hóa xã hội.
64.
B. Công nghệ.
C. Kinh tế.
D. Chính trị-pháp luật.
Chính sách thương mại nằm trong nhóm yếu tố:
A. Chính trị-pháp luật.
65. B. Kinh tế.
C. Công nghệ.
D. Sự toàn cầu hóa kinh tế.
Sức ép của các nhà cung cấp sẽ tăng nếu:
A.Trong ngành tồn tại lợi ích kinh tế nhờ quy mô.
66. B. Sản phẩm mà nhà cung cấp bán có rất ít sản phẩm thay thế.
C. Sản phẩm của người cung cấp được khác biệt hóa thấp.
D. Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp.
Sức ép của người mua đối với các doanh nghiệp trong ngành sẽ giảm nếu:
A. Ngành cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ và số lượng người mua ít.
B. Người mua mua số lượng lớn và tập trung.
67.
C. Người mua khó thay đổi nhà cung cấp.
D. Sản phẩm của ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người
mua.
Xây dựng phương án chiến lược để phát huy điểm mạnh và khai thác cơ hội là sự
phối hợp của cặp các nhóm yếu tố nào dưới đây?
A. Phối hợp S-O.
68.
B. Phối hợp W-O.
C. Phối hợp S-T.
D. Phối hợp W-T.
Một tổ chức có cả nguồn nhân lực và nguồn vốn để phát triển sản phẩm nhưng các
nhà phân phối đều không đáng tin cậy hay không đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu của
công ty thì chiến lược hữu hiệu có thể áp dụng là:
69. A. Chiến lược phối hợp SO.
B. Chiến lược phối hợp ST.
C. Chiến lược phối hợp WO.
D. Chiến lược phối hợp WT.
Trong quản trị chiến lược, ma trận EFE là ma trận giúp doanh nghiệp đánh giá:
A. Các yếu tố môi trường bên trong.
70. B. Các yếu tố môi trường bên ngoài.
C. Các cơ hội của thị trường.
D. Các cơ hội, thách thức của môi trường.
Thách thức có thể được hiểu theo nhiều khía cạnh nhưng không bao gồm:
A. Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.
71. B. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ diễn ra với tốc độ như vũ bão.
C. Kinh doanh và cạnh tranh mang tính chất toàn cầu.
D. Khó khăn trong khai thác nguồn lực của doanh nghiệp.
Môi trường vi mô còn được gọi là:
A. Môi trường tác nghiệp.
72. B. Môi trường bên ngoài.
C. Môi trường dân số.
D. Môi trường bên trong.
Môi trường vi mô không bao gồm:
A. Đối thủ cạnh tranh.
73. B. Khách hàng.
C. Nhà cung cấp.
D. Cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Môi trường vĩ mô tác động lâu dài, ảnh hưởng đến tính chất và đặc điểm của môi
trường vi mô.
B. Môi trường vi mô mang tính đặc thù của ngành và hình thành tính chất cạnh tranh
74. của từng ngành.
C. Môi trường vi mô không thể tác động và ảnh hưởng tới các yếu tố thuộc môi
trường vĩ mô.
D. Môi trường vĩ mô thường tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp thông qua
ảnh hưởng của nó đến môi trường vi mô.
Môi trường có tác động trực tiếp và thường xuyên đến sự thành bại của doanh
nghiệp là:
A. Môi trường vi mô.
75.
B. Môi trường vĩ mô.
C. Môi trường chính trị.
D. Môi trường pháp luật.
“Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty” là một bước thực hiện của ma trận nào
dưới đây?
A. Ma trận SWOT.
76.
B. Ma trận QSPM.
C. Ma trận EFE.
D. Ma trận IFE.
Đâu không phải là một trong các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp?
A. Lãi suất ngân hàng.
77. B. Giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
C. Cán cân thanh toán.
D. Chính sách chống bán phá giá.
Ma trận nào thường để dùng phân tích nội bộ?
A. Ma trận IFE.
78. B. Ma trận SWOT.
C. Ma trận BCG.
D. Ma trận GE.
Câu nào sau đây không thuộc môi trường kinh tế vi mô?
A. Mặt hàng sữa đang lên giá.
79. B. Thương hiệu đang được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng.
C. Nạn thất nghiệp đang diễn ra diện rộng.
D. Công ty Tân Hiệp Phát mới tung ra sản phẩm.
Nhà cung cấp ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, không bao
gồm:
A. Tăng chi phí đầu vào.
80.
B. Giảm chất lượng sản phẩm đến tay khách hàng.
C. Giảm lợi nhuận.
D. Thay đổi kênh phân phối.
Tổng mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp trong ma trận EFE
là:
A. 0,25
81.
B. 0,5
C. 0,75
D. 1,0
Trong ma trận EFE, doanh nghiệp có số điểm ma trận lớn hơn hoặc bằng 1 và nhỏ
hơn 2.5 được xếp vào mức độ phản ứng nào?
A. Phản ứng ở mức yếu.
82.
B. Phản ứng ở mức trung bình.
C. Phản ứng ở mức khá.
D. Không có phản ứng.
Yếu tố nào dưới đây không thuộc các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động đến
doanh nghiệp?
A. Chính phủ.
83.
B. Lạm phát.
C. Sự khan hiếm tài nguyên, năng lượng.
D. Đối thủ cạnh tranh.
Đâu là nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp?
A. Thông tin môi trường kinh doanh.
84. B. Chiến lược và chính sách kinh doanh thích nghi với môi trường.
C. Cơ cấu tổ chức hữu hiệu.
D. Ý tưởng sáng tạo của nhân viên.
Phân tích môi trường vi mô không gồm vấn đề:
A. Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
85. B. Nguy cơ xâm nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
C. Áp lực từ nhà cung cấp.
D. Áp lực từ chính quyền địa phương.
Sự khác biệt về văn hóa, thể chế là vấn đề thuộc yếu tố môi trường vĩ mô nào?
A. Nhân khẩu học.
86. B. Chính trị-pháp luật.
C. Văn hóa xã hội.
D. Toàn cầu.
Mô hình năm áp lực cạnh tranh là quan điểm của tác giả nào sau đây?
A. Garry D. Smith
87. B. Fred R. David
C. Michael Porter
D. Maslow
Công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược là:
A. Ma trận EFE, ma trận BCG, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
88. B. Ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
C. Ma trận SWOT, ma trận EFE, ma trận chiến lược chính.
D. Ma trận SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận QSPM.
Điền từ vào chỗ trống: “Bất kể ma trận EFE có bao nhiêu cơ hội và đe doạ thì tổng
điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là…., trung bình là…. và thấp
nhất là….”
89. A. 10 - 5 - 1
B. 5 - 2,5 - 1
C. 4 - 2 - 1
D. 4 - 2,5 - 1
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter giúp phân tích:
A. Môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp.
90. B. Môi trường ngành tác động đến doanh nghiệp.
C. Môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
D. Môi trường kinh tế và hội nhập toàn cầu tác động đến doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
không bao gồm yếu tố:
A. Số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trong ngành.
91.
B. Nhu cầu thị trường.
C. Rào cản rút lui khỏi ngành.
D. Trình độ và năng lực quản lý, quản trị của nhà quản trị.
Việc phân tích môi trường công nghệ nhằm mục đích gì?
A. Giúp nhà quản trị đánh giá sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới vòng đời của sản
phẩm.
B. Giúp nhà quản trị nhận thức được những cơ hội, thách thức trong quá trình hội
92. nhập kinh tế toàn cầu.
C. Giúp nhà quản trị nhận thức được những cơ hội khi tham gia chuỗi giá trị toàn
cầu.
D. Giúp nhà quản trị nhận thức được những rào cản về văn hóa trong kinh doanh
toàn cầu.
Việc giáo dục cho các thành viên trong doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu khách hàng sẽ
giúp doanh nghiệp tăng:
A. Khả năng đổi mới.
93.
B. Khả năng định hướng khách hàng.
C. Khả năng tự hoàn thiện.
D. Khả năng định hướng chiến lược.
Trong ma trận EFE, tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy :
A. Chiến lược mà công ty đã đề ra không tận dụng được cơ hội và né tránh được các
đe doạ bên ngoài.
B. Chiến lược mà công ty đề ra đã tận dụng được cơ hội nhưng không tránh né được
94. các đe doạ bên ngoài.
C. Chiến lược mà công ty đã đề ra không tận dụng được các cơ hội nhưng có thể né
tránh các đe doạ bên ngoài.
D. Chiến lược mà công ty đề ra đã tận dụng được cơ hội và tránh né được các đe doạ
bên ngoài .
Tổng số điểm quan trọng của Doanh nghiệp A khi thực hiện ma trận EFE là 3,19. Từ
đó, rút ra được nhận định nào sau đây?
A. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường nội bộ.
95.
B. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường bên ngoài.
C. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường vi mô.
D. Doanh nghiệp A phản ứng tốt với sự biến đổi của các yếu tố môi trường vĩ mô.
Ma trận nào giúp doanh nghiệp xác định được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của mình
trong ngành kinh doanh hiện tại?
A. Ma trận IFE.
96.
B. Ma trận IE.
C. Ma trận EFE.
D. Ma trận CPM.
Sự giảm chi phí đơn vị của một sản phẩm/dịch vụ diễn ra khi khối lượng sản xuất tăng
là biểu hiện của:
A. Hiệu quả sản xuất.
97.
B. Quản trị vận hành hiệu quả.
C. Hiệu quả kinh tế theo quy mô.
D. Đổi mới công nghệ.
Khi chi phí chuyển đổi cao:
A. Khách hàng ít có khả năng chuyển sang giao dịch với một doanh nghiệp mới.
98. B. Các công ty chi tiêu nhiều hơn cho công nghệ.
C. Các công ty tìm các nhà cung cấp mới để giảm chi phí.
D. Các công ty tìm kiếm các kênh phân phối mới.
Sản phẩm thay thế được hiểu là:
A. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác có giá rẻ hơn.
B. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
99.
dùng.
C. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác có chất lượng tốt hơn.
D. Những sản phẩm của doanh nghiệp khác chất lượng tương đương.
Hãy sắp xếp thứ tự đúng khi tiến hành ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của
doanh nghiệp:
(1) Liệt kê các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp
(2) Phân loại mức độ phản ứng của các yếu tố
(3) Đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố
100. (4) Tính tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp
(5) Tính điểm quan trọng của mỗi yếu tố
A. 1 – 2 – 3 – 5 – 4
B. 1 – 3 – 2 – 5 – 4
C. 1 – 3 – 2 – 4 – 5
D. 1 – 2 – 3 – 4 – 5
Doanh nghiệp APD đang hoạt động trong 2 lĩnh vực X và Y. Doanh nghiệp APD tiến
hành thực hiện ma trận IE. Các SBU có tọa độ trong ma trận IE lần lượt là: SBU X
(2,9; 3,8); SBU Y (2,4; 2,5). Nhận định nào sau đây chính xác nhất?
A. Doanh nghiệp APD cần tiếp tục xây dựng và phát triển SBU X, đồng thời tiến hành
thu hoạch và khai thác SBU Y nhanh chóng để hạn chế rủi ro.
101. B. Doanh nghiệp APD cần tiếp tục duy trì thị phần của SBU X, đồng thời tập trung
đầu tư vào SBU Y để mở rộng thị phần.
C. Doanh nghiệp APD cần tiếp tục xây dựng và phát triển SBU X, đồng thời tập trung
nguồn lực đầu tư vào SBU Y để mở rộng thị phần.
D. Doanh nghiệp APD cần tiếp tục xây dựng và phát triển SBU X, đồng thời duy trì
và chờ thời cơ phát triển SBU Y.
Các lực lượng cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter không
bao gồm:
A. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
102.
B. Các doanh nghiệp trong ngành.
C. Nguồn lực thay thế.
D. Khách hàng.
Phân tích chuỗi giá trị giúp doanh nghiệp:
A. Đánh giá được khả năng khai thác cơ hội thị trường.
103. B. Đánh giá được tác động, ảnh hưởng của môi trường chiến lược.
C. Đánh giá được hiệu quả và mối quan hệ giữa các hoạt động của doanh nghiệp.
D. Đánh giá được các áp lực của ngành.
Cường độ cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành mạnh hơn khi:
A. Cầu đối với sản phẩm đó tăng rất nhanh.
B. Khách hàng có lòng trung thành thương hiệu và phí để họ chuyển đổi sang tiêu
dùng sản phẩm thay thế tương đối cao.
104.
C. Số lượng đối thủ cạnh tranh tăng và quy mô cũng như năng lực cạnh tranh là tương
đồng.
D. Thông tin trên thị trường sản phẩm không hoàn toàn rõ ràng, người tiêu dùng bị
ảnh hưởng nhiều của quảng cáo.
Các yếu tố như Lợi thế kinh tế nhờ quy mô, Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu, Sự khác biệt
của sản phẩm phản ánh đối phó của doanh nghiệp đối với:
A. Các mối đe dọa của sản phẩm thay thế.
105.
B. Sự đe dọa gia nhập ngành mới.
C. Quyền lực thương lượng của người mua.
D. Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp.
Điểm quan trọng tính được của ma trận EFE của doanh nghiệp cho biết:
A. Nếu tổng số điểm lớn hơn 5 thì doanh nghiệp phản ứng tốt với những cơ hội và
nguy cơ.
B. Nếu tổng số điểm từ 2,5 đến 5 thì doanh nghiệp đang phản ứng khá với những cơ
106. hội và nguy cơ.
C. Nếu tổng số điểm trong khoảng từ 1 đến 2,5 thì doanh nghiệp đang phản ứng yếu
đến trung bình với những cơ hội và nguy cơ.
D. Nếu tổng số điểm nhỏ hơn 1, công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và
nguy cơ.
Xác định ma trận EFE giúp doanh nghiệp biết được:
A. Độ mạnh yếu của các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp.
107. B. Phản ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường vi mô.
C. Phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường vĩ mô.
D. Mức độ khai thác các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp. mt bên ngoài
Phân tích chuỗi giá trị, chức năng quản trị, quy trình quản trị, nguồn lực, … là những
cách tiếp cận để phân tích:
A. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
108.
B. Môi trường vi mô của doanh nghiệp.
C. Các yếu tố của môi trường nội bộ.
D. Các yếu tố của môi trường bên ngoài.
Phân tích các yếu tố như thương hiệu của doanh nghiệp, tài sản trí tuệ thuộc về:
A. Phân tích môi trường vĩ mô.
109. B. Phân tích nội bộ doanh nghiệp.
C. Phân tích cơ hội và thách thức.
D. Phân tích môi trường vi mô.
Khi xem xét chuỗi giá trị thì hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động hỗ trợ?
A. Quản lý nguồn nhân lực.
110. B. Quản lý hành chính, tài chính và hệ thống thông tin.
C. Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
D. Marketing đầu vào.
Khi xem xét chuỗi giá trị thì hoạt động nào sau đây thuộc hoạt động chính?
A. Nguồn nhân lực.
111. B. Sản xuất, chế biến.
C. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
D. Cơ chế chính sách của doanh nghiệp.
Yếu tố nào sau đây không giúp doanh nghiệp hình thành năng lực cốt lõi của doanh
nghiệp?
A. Tính độc đáo, tính hiếm.
112.
B. Có giá trị.
C. Truyền thông marketing.
D. Khó sao chép bởi doanh nghiệp khác.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành không phụ thuộc vào yếu tố:
A. Cấu trúc cạnh tranh của ngành.
113. B. Rào cản rút lui khỏi ngành.
C. Sự khan hiếm về nhân lực chất lượng cao.
D. Chi phí chuyển đổi của khách hàng.
Để xây dựng, duy trì và củng cố lợi thế cạnh tranh bền vững, doanh nghiệp cần thực
hiện nhiều biện pháp, nhưng không bao gồm:
A. Trở thành người nắm giữ thị phần lớn nhất trong ngành kinh doanh.
B. Xây dựng và củng cố năng lực cốt lõi đặc biệt hơn các đối thủ cạnh tranh.
114.
C. Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá trị gia tăng nhiều
hơn đối thủ cạnh tranh.
D. Cải tiến công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra và duy trì sự
khác biệt sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Tình huống nào sau đây là ví dụ về áp lực thay thế của sản phẩm thay thế?
A. Cạnh tranh giữa Pepsi, CocaCola và 7up.
B. Cạnh tranh giữa hãng Toyota, Ford và BMW.
115.
C. Sức ép cạnh tranh của các sản phẩm sữa chua đối với các hãng kem.
D. Sức ép cạnh tranh của sản phẩm ổn áp Lioa đối với các hãng sản xuất máy tính để
bàn.
Doanh nghiệp cần làm gì để doanh nghiệp khác khó bắt chước mô hình của mình?
A. Tập trung cắt giảm chi phí.
116. B. Chú ý đào tạo nhân sự marketing.
C. Kiểm soát chặt chẽ bí mật kinh doanh.
D. Xác định rõ năng lực cốt lõi trong chuỗi giá trị và theo đuổi.
Xác định ma trận IFE giúp doanh nghiệp biết được:
A. Mức độ khai thác các yếu tố nội bộ doanh nghiệp.
117. B. Mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường ngành.
C. Mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với môi trường vĩ mô.
D. Mức độ khai thác các cơ hội thị trường của doanh nghiệp.
Bước đầu tiên khi thực hiện ma trận EFE là:
A. Liệt kê từ 10 đến 20 yếu tố then chốt trong nội bộ bao gồm cả điểm mạnh và
điểm yếu.
B. Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với mức độ phản ứng của mỗi yếu
118.
tố.
C. Liệt kê từ 10 đến 20 yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự thành công
của doanh nghiệp.
D. Đánh giá mức độ phản ứng của doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh có thể được hiểu là:
A. Hành động cụ thể để đạt được mục tiêu.
119. B. Công cụ của chiến lược.
C. Chính sách chung của tổ chức nhằm đạt mục tiêu dài hạn.
D. Bất cứ điều gì doanh nghiệp làm tốt hơn so với đối thủ.
Yếu tố làm tăng sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế là:
A. Chi phí chuyển đổi của người mua thấp.
120. B. Số lượng người mua ít và khối lượng mua lớn.
C. Sản phẩm không có quá nhiều sự khác biệt.
D. Chi phí cố định cao.
Các hệ thống thông tin trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp là:
A. Hoạt động chính.
121. B. Hoạt động hỗ trợ.
C. Hoạt động đầu vào.
D. Hoạt động đầu ra.
Yếu tố nào sau đây dùng để nhận diện sự khác nhau giữa chiến lược phát triển sản
phẩm và chiến lược đa dạng hóa đồng tâm?
A. Sản phẩm và thị trường
122.
B. Thị trường và công nghệ
C. Sản phẩm và công nghệ
D. Thị trường và ngành kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh không tập trung vào vấn đề nào?
A. Xác định nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh.
123. B. Cách thức để duy trì và phát triển được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
C. Cách thức để doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong một ngành kinh doanh.
D. Xác định những ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đối phó với sự đe dọa của nhà cung ứng doanh nghiệp cần:
A. Đa dạng hóa hệ thống phân phối.
124. B. Hội nhập về phía trước.
C. Đa dạng nhà cung cấp.
D. Thiết lập các chi phí chuyển đổi.
Nếu công ty đang ở trong tình trạng thị phần tương đối mạnh - tăng trưởng tiêu cực
thì cần áp dụng chiến thuật nào dưới đây?
A. Sử dụng một lực lượng tấn công mạnh có tính lưu động cao.
125. B. Sử dụng những sản phẩm chất lượng để bán cho các phân đoạn nhỏ của thị
trường.
C. Phòng thủ cố định và rút lui.
D. Rút lui thật nhanh khỏi thị trường.
Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang là chiến lược:
A. Tìm kiếm tăng trưởng bằng cách gia nhập thị trường mới với sản phẩm mới nhưng
sử dụng công nghệ hiện tại.
B. Tìm kiếm tăng trưởng bằng cách lôi cuốn thị trường hiện nay với sản phẩm mới
126. không có liên quan gì tới sản phẩm hiện nay về mặt kỹ thuật.
C. Tìm kiếm tăng trưởng bằng cách gia nhập thị trường mới với sản phẩm mới không
có liên quan gì tới sản phẩm hiện nay về mặt kỹ thuật.
D. Tìm kiếm tăng trưởng bằng cách gia nhập thị trường mới với sản phẩm mới và sử
dụng công nghệ hiện tại.
Chiến lược tăng trưởng tập trung không bao gồm:
A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
127. B. Chiến lược phát triển thị trường.
C. Chiến lược phát triển sản phẩm.
D. Chiến lược cắt giảm chi phí.
Chiến lược suy giảm được áp dụng khi:
A. Tái cấu trúc doanh nghiệp để thu hẹp quy mô.
128. B. Giai đoạn thâm nhập thị trường đạt hiệu quả.
C. Sự biến động của môi trường kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp.
D. Doanh nghiệp tận dụng được cơ hội thị trường.
Chiến lược phát triển thị trường là:
A. Tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản
phẩm hiện có.
B. Tìm sự tăng trưởng bằng cách phát triển thị trường hiện tại với những sản phẩm
129.
mới.
C. Tìm sự tăng trưởng bằng cách gia nhập những thị trường mới với những sản
phẩm mới.
D. Tìm sự tăng trưởng tại thị trường hiện tại với những sản phẩm hiện có.
“Tìm các giá trị sử dụng mới của sản phẩm” thuộc:
A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
130. B. Chiến lược phát triển thị trường.
C. Chiến lược phát triển sản phẩm.
D. Chiến lược dựa vào khách hàng.
Chiến lược cấp công ty bao gồm các chiến lược:
A. Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược
phát triển sản phẩm.
B. Chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược dẫn đầu chi phí, chiến lược dựa vào
131.
đối thủ cạnh tranh.
C. Chiến lược dựa vào khách hàng, chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh, chiến
lược tập trung.
D. Chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược tập trung, chiến lược khác biệt.
Về mặt kỹ năng và nguồn lực, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có:
A. Đầu tư dài hạn, khả năng tiếp cận vốn.
132. B. Năng lực marketing vượt trội các đối thủ cạnh tranh.
C. Giám sát lao động chặt chẽ.
D. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa cao.
Về mặt tổ chức, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có:
A. Hợp tác chặt chẽ giữa các chức năng R&D, phát triển sản phẩm và marketing.
133. B. Kiểm soát chi phí chặt chẽ.
C. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
D. Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân rõ ràng.
Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp có nghĩa là:
A. Tạo ra một SBU mới hướng vào thị trường mới nhưng tận dụng được công nghệ
sản xuất và marketing của SBU cũ.
B. Tạo ra một SBU mới hướng vào thị trường hiện tại nhưng không tận dụng được
134.
công nghệ sản xuất và marketing của SBU cũ.
C. Lấn sang một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới.
D. Tạo ra một SBU mới hướng vào thị trường mới nhưng tận dụng được công nghệ
sản xuất và marketing của SBU cũ.
Lợi thế của chiến lược khác biệt hóa không bao gồm:
A. Giảm nguy cơ cạnh tranh.
135. B. Gia tăng lòng trung thành của khách hàng.
C. Phát huy khả năng nổi bật của bộ phận sản xuất.
D. Giảm đe dọa từ sản phẩm thay thế.
Chiến lược nào sau đây thuộc chiến lược tăng trưởng tập trung?
A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
136. B. Chiến lược hội nhập về phía sau.
C. Chiến lược liên minh, liên doanh.
D. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Các chiến lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải tiến các sản phẩm hoặc thị trường
hiện có mà không thay đổi bất kì yếu tố nào thuộc:
A. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
137.
B. Chiến lược đa dạng hóa.
C. Chiến lược hội nhập.
D. Chiến lược chi phí thấp.
Chiến lược dẫn đầu chi phí nhằm mục đích gì?
A. Thu hút khách hàng nhạy cảm về giá.
138. B. Tạo ra sản phẩm độc đáo.
C. Mở rộng thị trường tại thị trướng ngách.
D. Phát huy tối đa lợi thế về R&D.
Chiến lược khác biệt hóa nhằm tạo ra những khác biệt cho sản phẩm nhưng không
bao gồm yếu tố nào dưới đây?
A. Công nghệ, chất lượng.
139.
B. Cách thức phân phối, thương hiệu.
C. Dịch vụ và đặc tính nổi bật.
D. Thiết kế sản phẩm đơn giản.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hóa
chiều ngang là:
A. Sản phẩm hiện tại bước vào thời kỳ suy thoái.
140. B. Phát hiện cơ hội kinh doanh mới và cơ hội này có thể được khai thác từ công
nghệ cũ.
C. Năng lực cạnh tranh thích hợp với phạm vi rộng của các sản phẩm khác nhau.
D. Phát hiện cơ hội kinh doanh mới và tận dụng được đường cong kinh nghiệm.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Người dẫn đầu chi phí lựa chọn sự khác biệt sản phẩm thấp.
B. Người dẫn đầu chi phí cố gắng trở thành người dẫn đầu ngành bằng cách tạo nên
sự khác biệt.
141.
C. Người dẫn đầu chi phí cũng thường ít để ý đến các phân đoạn thị trường khác nhau
và định vị sản phẩm của mình để lôi cuốn các khách hàng trung bình.
D. Người dẫn đầu chi phí có thể đòi hỏi mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh
mà vẫn có được cùng mức lợi nhuận.
IBM quảng cáo chất lượng dịch vụ của nó được cung cấp bằng lực lượng bán hàng
được huấn luyện tốt, công ty đang thực hiện chiến lược:
A. Chiến lược dựa vào khách hàng.
142.
B. Chiến lược dựa vào đối thủ cạnh tranh.
C. Chiến lược tạo sự khác biệt.
D. Chiến lược chi phí thấp.
Doanh nghiệp tìm cách sỡ hữu hoặc gia tăng kiểm soát các hệ thống cung cấp của
mình là biểu hiện của:
A. Chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều.
143.
B. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều.
C. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang.
D. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
Chiến lược thâm nhập thị trường thuộc nhóm chiến lược nào dưới đây?
A. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
144. B. Chiến lược hội nhập.
C. Chiến lược đa dạng hóa.
D. Chiến lược hướng ngoại.
Biện pháp mua lại, sát nhập thuộc chiến lược nào sau đây?
A. Chiến lược hội nhập về phía sau.
145. B. Chiến lược hội nhập chiều ngang.
C. Chiến lược hội nhập về phía trước.
D. Chiến lược phát triển thị trường.
“Doanh nghiệp ngành viễn thông mở rộng hoạt động vào ngành giáo dục bằng việc
cung cấp các phương tiện liên lạc, đào tạo từ xa” là biểu hiện của:
A. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
146.
B. Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang.
C. Chiến lược thâm nhập thị trường.
D. Chiến lược phát triển sản phẩm.
“Để bảo vệ chất lượng sản phẩm của mình tại các cửa hàng tại Mat-cơ-va, McDonalds
lập các trang trại sản xuất bơ sữa, trại chăn nuôi, các vườn rau của mình cũng như các
xưởng chế biến thực phẩm ở Nga”. Đây là biểu hiện của việc thực hiện chiến lược:
147. A. Hội nhập dọc xuôi chiều.
B. Hội nhập dọc ngược chiều.
C. Hướng ngoại bằng hình thức liên doanh.
D. Hội nhập theo chiều ngang.
Chiến lược thích hợp nhất áp dụng khi doanh nghiệp nhượng bán hoặc đóng cửa một
trong các doanh nghiệp của mình nhằm thay đổi căn bản nội dung hoạt động là:
A. Chiến lược cắt giảm chi phí.
148.
B. Chiến lược thu hồi vốn đầu tư.
C. Chiến lược thu hoạch.
D. Chiến lược rút lui.
Chiến lược giá thấp đồng nghĩa với chiến lược:
A. Chi phí thấp.
149. B. Thâm nhập thị trường.
C. Hội nhập dọc.
D. Khác biệt hóa.
Việc “Kinh Đô – một công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực
phẩm, mua lại nhà máy sản xuất kem Wall” là biểu hiện của việc thực hiện:
A. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
150.
B. Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang.
C. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp.
D. Chiến lược tăng trưởng hội nhập.
Việc một công ty sản xuất giấy, đường đầu tư trồng cây lấy gỗ, trồng mía thể hiện
chiến lược họ đang theo đuổi là chiến lược:
A. Hội nhập về phía sau.
151.
B. Hội nhập về phía trước.
C. Đa dạng hóa hàng ngang.
D. Hội nhập theo chiều ngang.
Trong thời khủng hoảng kinh tế như hiện nay doanh nghiệp thường không áp dụng
chiến lược tái cấu trúc nào sau đây?
A. Cắt giảm nhân sự.
152.
B. Thu hẹp ngành nghề.
C. Mở rộng quy mô.
D. Đổi chủ sở hữu; M&A.
Chiến lược của doanh nghiệp đáp ứng cho rộng rãi các đối tượng khách hàng với chi
phí thấp là:
A. Chiến lược tập trung chi phí thấp.
153.
B. Chiến lược khác biệt hóa.
C. Chiến lược tập trung khác biệt hóa.
D. Chiến lược chi phí thấp.
Theo M.Porter, doanh nghiệp có SBU thực hiện chi phí thấp trên quy mô thị trường
hẹp hoặc một nhóm khách hàng nhỏ lẻ là đã áp dụng:
A. Chiến lược chi phí thấp.
154.
B. Chiến lược tập trung chi phí thấp.
C. Chiến lược khác biệt hóa.
D. Chiến lược tập trung khác biệt hóa.
Điều kiện quan trọng nhất để doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hóa là
doanh nghiệp cần có:
A. Năng lực nghiên cứu marketing và năng lực R&D tốt và nổi trội.
155.
B. Nguồn nhân lực chất lượng cao.
C. Cơ sở hạ tầng trong doanh nghiệp nổi trội.
D. Hoạt động thu mua tốt.
Đâu không phải là một đặc điểm của chiến lược khác biệt hóa?
A. Đặc tính, tính năng kỹ thuật: Nổi trội.
156. B. Thị phần: Nhỏ.
C. Phân đoạn thị trường: Nhiều.
D. Mức độ khác biệt hóa sản phẩm: Cao.
Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp có SBU theo đuổi chiến lược khác
biệt hóa thì doanh nghiệp phục vụ thị trường:
A. Với quy mô rộng.
157.
B. Với quy mô hẹp.
C. Thị trường ngách.
D. Thị trường tiềm năng.
Điều quan trọng mà doanh nghiệp theo đuổi chiến lược khác biệt hóa cần là:
A. Có văn hóa sáng tạo trong hoạt động kinh doanh.
158. B. Luôn dẫn đầu trong tất cả các SBU.
C. Tìm ra các phân khúc thị trường phù hợp.
D. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu.
Để đối phó với sự đe dọa của các kênh phân phối doanh nghiệp cần:
A. Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu.
159. B. Hội nhập về phía trước.
C. Đa dạng nhà cung cấp.
D. Thiết lập các chi phí chuyển đổi.
“Việc tăng doanh số và lợi nhuận bằng cách tham gia vào những ngành khác có liên
quan hay không liên quan gì với ngành kinh doanh của doanh nghiệp” là biểu hiện
của:
160. A. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
B. Chiến lược phát triển sản phẩm.
C. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa.
D. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang.
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá thấp
và giảm chi phí cao thì nên chọn chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu.
161.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược đa quốc gia.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có mục đích:
A. Định hướng chung cho doanh nghiệp.
162. B. Cải thiện vị thế cạnh tranh của sản phẩm.
C. Quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
D. Xác định những ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong chiến lược cấp doanh nghiệp, nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung không
bao gồm chiến lược nào sau đây?
A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
163.
B. Chiến lược đại dương xanh.
C. Chiến lược phát triển thị trường.
D. Chiến lược phát triển sản phẩm.
Trong chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược hội nhập về phía trước là chỉ việc
doanh nghiệp kết hợp hoặc mua lại doanh nghiệp là:
A. Nhà cung ứng.
164.
B. Nhà phân phối.
C. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
D. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Khi công ty có đủ vốn và nhà quản trị tài năng để cạnh tranh trong một ngành kinh
doanh mới, doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược:
A. Thâm nhập thị trường.
165.
B. Hội nhập theo chiều ngang.
C. Phát triển thị trường.
D. Đa dạng hóa.
Khi một doanh nghiệp gặp cơ hội mua lại một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực không liên quan, nhưng là một cơ hội đầu tư hấp dẫn thì nên thực hiện chiến
lược:
166. A. Phát triển sản phẩm.
B. Đa dạng hóa.
C. Hội nhập về phía sau.
D. Hội nhập về phía trước.
Khi các kênh phân phối hiện tại của công ty có thể sử dụng để tiếp thị sản phẩm mới
với khách hàng hiện tại, công ty nên thực hiện chiến lược:
A. Phát triển thị trường.
167.
B. Phát triển sản phẩm.
C. Đa dạng hóa.
D. Hội nhập ngang.
Trong chiến lược khác biệt hóa, yếu tố nào dưới đây được xếp theo thứ tự ưu tiên thấp
nhất?
A. Hiệu suất chi phí.
168.
B. Đổi mới.
C. Hiệu suất phân phối.
D. Khả năng đáp ứng khách hàng.
Chiến lược thâm nhập nhanh trong chiến lược cấp doanh nghiệp có mục tiêu là:
A. Lợi nhuận cao trong môi trường ít cạnh tranh.
169. B. Doanh thu thấp trong quy mô nhỏ, ít cạnh tranh.
C. Tăng doanh thu trong thị trường lớn, đang cạnh tranh.
D. Lợi nhuận thấp trong môi trường ít cạnh tranh, có quy mô nhỏ.
Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm là chiến lược:
A. Phát triển sản phẩm mới kết hợp công nghệ cũ đánh vào thị trường mới.
B. Phát triển sản phẩm mới kết hợp công nghệ mới đánh vào thị trường hiện tại.
170.
C. Phát triển sản phẩm mới kết hợp công nghệ mới đánh vào thị trường mới và thị
trường hiện tại.
D. Phát triển sản phẩm mới kết hợp thị trường mới.
Một sản phẩm rơi vào giai đoạn suy thoái ở thị trường này nhưng vẫn được chấp nhận
ở thị trường khác. Để tận dụng lợi thế này, thì công ty thường áp dụng chiến lược:
A. Thu hẹp thị phần.
171.
B. Lập lại chu kỳ sống của sản phẩm.
C. Mở rộng thị trường.
D. Phát triển thị phần trên thị trường mới.
Theo M. Porter, các khía cạnh tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là sự vượt
trội ở:
A. Khả năng cải tiến, hiệu quả hoạt động, năng lực đáp ứng, chất lượng sản phẩm.
B. Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, hệ thống thông
172.
tin.
C. Hoạt động marketing, sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, tài sản trí tuệ.
D. Năng lực quản trị chuỗi cung ứng, khả năng tài chính, khả năng nghiên cứu phát
triển.
Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp thì:
A. Có thể gây sức ép được đối với nhà cung cấp bởi vì doanh nghiệp là nhà mua lớn.
173. B. Có thể gây áp lực được đối với khách hàng.
C. Ít có đối thủ cạnh tranh.
D. Có phạm vi hoạt động hẹp.
Điều kiện quan trọng để 1 SBU của doanh nghiệp theo đuổi được chiến lược khác biệt
hóa không bao gồm:
A. Có năng lực quản trị sản xuất tác nghiệp trên quy mô lớn.
174.
B. Có khả năng nổi trội về nghiên cứu và phát triển.
C. Có đội ngũ nhân sự marketing chất lượng cao .
D. Có đội ngũ bán hàng chất lượng tốt.
Đâu không phải là điều mà SBU của doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp
phải có?
A. Kiểm soát được chi phí trong các khâu tạo chuỗi giá trị.
175.
B. Quản trị tốt các khâu trong chuỗi giá trị.
C. Xây dựng được hệ thống thông tin trong SBU đó hoàn hảo.
D. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh để đạt lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
SBU của doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tập trung chi phí thấp thì:
A. Có thể gây sức ép được đối với nhà cung cấp do doanh nghiệp là nhà mua lớn.
176. B. Có thể gây áp lực được đối với khách hàng.
C. Có nhiều đối thủ cạnh tranh.
D. Có phạm vi hoạt động hẹp.
Điều kiện quan trọng để 1 SBU của doanh nghiệp theo đuổi được chiến lược chi phí
thấp là:
A. Có năng lực quản trị chuỗi cung ứng trên quy mô lớn.
177.
B. Có khả năng nổi trội về nghiên cứu và phát triển.
C. Có đội ngũ nhân sự mạnh về các kỹ năng quản trị.
D. Có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Công ty chọn chiến lược chi phí thấp thì thế mạnh đặc trưng tập trung ở khâu:
A. Quản trị sản xuất và chuỗi cung ứng .
178. B. Nghiên cứu phát triển.
C. Bất kỳ thế mạnh nào giúp tạo lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
D. Bán hàng và marketing.
Công ty chọn chiến lược khác biệt hóa thường có mức độ phân đoạn thị trường ở
mức:
A. Thấp.
179.
B. Cao.
C. Thấp ở một vài phân khúc.
D. Thấp hoặc cao.
Công ty chọn chiến lược chi phí thấp thường có mức độ phân đoạn thị trường ở
mức:
A. Thấp.
180.
B. Cao.
C. Thấp ở một vài phân khúc.
D. Thấp hoặc cao.
Công ty chọn chiến lược tập trung thường có mức độ khác biệt hóa sản phẩm ở mức:
A. Thấp.
181. B. Cao.
C. Thấp hoặc cao.
D. Thấp ở một vài phân khúc.
Một công ty có nguồn gốc lợi thế cạnh tranh là khác biệt hóa, nếu phạm vi cạnh
tranh hẹp thì nên chọn:
A. Chiến lược chi phí thấp.
182.
B. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
C. Chiến lược tập trung dựa vào chi phí thấp.
D. Chiến lược tập trung dựa vào khác biệt hóa sản phẩm.
Đâu không phải là một trong những lợi thế của chiến lược khác biệt hóa?
A. Khả năng thương lượng với nhà cung ứng.
183. B. Khả năng duy trì tính khác biệt và độc đáo của sản phẩm.
C. Khả năng thương lượng với khách hàng.
D. Khả năng định giá vượt trội cho sản phẩm.
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá thấp
và áp lực giảm chi phí ở mức thấp thì nên chọn chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu.
184.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược đa quốc gia.
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá thấp
và áp lực giảm chi phí ở mức cao thì nên chọn chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu.
185.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược đa quốc gia.
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá cao
và áp lực giảm chi phí ở mức thấp thì nên chọn chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu.
186.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược đa quốc gia.
Trong chiến lược kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp chịu áp lực địa phương hoá cao
và áp lực giảm chi phí ở mức cao thì nên chọn chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu.
187.
B. Chiến lược quốc tế.
C. Chiến lược xuyên quốc gia.
D. Chiến lược đa quốc gia.
Tình huống “Sau khi hãng Grab thực hiện khá tốt việc triển khai hệ thống phục vụ vận
tải dựa trên nền tảng công nghệ tại khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Grab
đã tiếp tục triển khai tại các địa phương lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng”. Đây là
biểu hiện của việc Grab đã thực hiện chiến lược nào?
188.
A. Chiến lược hội nhập về phía trước.
B. Chiến lược hội nhập về phía sau.
C. Chiến lược phát triển thị trường.
D. Chiến lược thâm nhập thị trường.
Tình huống “Các sản phẩm của Apple (iPhone, iPad,…) chính hãng ở khắp thế giới
có chất lượng như nhau, không có nhiều sự thay đổi dành riêng cho các địa phương”.
Đây là biểu hiện của việc thực hiện chiến lược nào?
189. A. Chiến lược toàn cầu.
B. Chiến lược xuyên quốc gia.
C. Chiến lược đa quốc gia.
D. Chiến lược quốc tế.
Tình huống “Một loạt các thương hiệu nổi tiếng vào Việt Nam tại các mốc thời gian
cụ thể: KFC – năm 1997; Lotteria – năm 2004; Pizza Hut – năm 2007; Burger King –
năm 2012; Starbucks – năm 2013; McDonald’s – năm 2014”. Đây là biểu hiện của
việc thực hiện chiến lược nào?
190.
A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
B. Chiến lược phát triển thị trường.
C. Chiến lược phát triển sản phẩm.
D. Chiến lược hội nhập về phía trước.
Tình huống “Một công ty sản xuất xe máy áp dụng chiến lược tăng trưởng bằng cách
xây dựng mới hoặc mua lại các cơ sở sở bảo dưỡng và bảo hành xe máy”. Đây là biểu
hiện của việc thực hiện chiến lược nào?
191. A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
B. Chiến lược phát triển thị trường.
C. Chiến lược phát triển sản phẩm.
D. Chiến lược hội nhập về phía trước.
Việc một công ty chuyên sản xuất giấy, đường (sugar) tiến hành đầu tư trồng cây lấy
gỗ và trồng mía là biểu hiện của việc thực hiện chiến lược nào?
A. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều.
192.
B. Chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều.
C. Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang.
D. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang.
Nội dung nào dưới đây không phải là một trong các lợi thế khi doanh nghiệp sử dụng
chiến lược khác biệt hóa?
A. Tạo ra rào cản thâm nhập trước đôi thủ tiềm ẩn.
193.
B. Định giá vượt trội sản phẩm.
C. Doanh nghiệp chủ động duy trì sự khác biệt.
D. Giảm áp lực mặc cả của khách hàng.
Việc lựa chọn phân khúc thị trường, định vị sản phẩm là nội dung của chiến lược nào
cấp đơn vị chức năng của doanh nghiệp?
A. Chiến lược marketing.
194.
B. Chiến lược sản xuất.
C. Chiến lược R&D.
D. Chiến lược tài chính.
Tình huống “Ngày 16/07/2019, Vietjet khai trương đường bay thẳng đầu tiên Nha
Trang – Busan (Hàn Quốc)”. Đây là biểu hiện của việc thực hiện chiến lược nào?
A. Chiến lược phát triển sản phẩm.
195.
B. Chiến lược phát triển thị trường.
C. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
D. Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang.
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của chiến lược chi phí thấp?
A. Đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm đưa ra tính năng mới, sản phẩm
mới.
196.
B. Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm “khách hàng trung bình”.
C. Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm.
D. Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí.
Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của chiến lược khác biệt hóa?
A. Chi phí đầu tư, nghiên cứu sản phẩm mới bị giới hạn
197. B. Cho phép công ty định giá ở mức cao
C. Chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau
D. Tập trung vào việc duy trì sự độc đáo của sản phẩm
Về mặt tổ chức, chiến lược khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải có:
A. Hợp tác chặt chẽ giữa các chức năng R&D, phát triển sản phẩm và marketing.
198. B. Kiểm soát chi phí chặt chẽ.
C. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
D. Trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân rõ ràng.
Tình huống “Unilever giảm giá sản phẩm bột giặt Omo để đối phó với sản phẩm bột
giặt Vì dân và giúp tăng thị phần của Unilever” là biểu hiện của việc thực hiện chiến
lược nào?
199. A. Chiến lược thâm nhập thị trường.
B. Chiến lược chi phí thấp.
C. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
D. Chiến lược hội nhập về phía sau.
Tình huống “Công ty X mua lại công ty đối thủ cạnh tranh để mở rộng quy mô và
nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty” là biểu hiện của việc thực hiện chiến lược
nào?
200. A. Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp.
B. Chiến lược hội nhập dọc xuôi chiều.
C. Chiến lược hội nhập theo chiều ngang.
D. Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang.
Công ty A dự kiến tham gia ngành kinh doanh mới và sẽ tung ra sản phẩm cà phê chồn
trong năm nay. Đối với Cà phê Trung Nguyên, công ty A là gì?
A. Sản phẩm thay thế.
201.
B. Đối thủ tiềm ẩn.
C. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
D. Nhà cung ứng.
Mục đích của việc lập ma trận SWOT là:
A. Đề ra các chiến lược tiền khả thi để tạo tiền đề cho việc thiết lập chiến lược khả
thi.
B. Đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn và quyết định chiến lược nào là tốt
202.
nhất.
C. Đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không quyết định chiến lược nào
là tốt nhất.
D. Đế ra các chiến lược khả thi và tiền khả thi để có thể thực hiện.
Nhiệm vụ khó khăn nhất của việc thiết lập ma trận SWOT là:
A. Sự kết hợp điểm mạnh với cơ hội quan trọng.
203. B. Sự kết hợp các yếu tố bên ngoài và cơ hội quan trọng.
C. Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài.
D. Sự kết hợp điểm mạnh với các yếu tố bên trong.
Các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược bao gồm:
A. Ma trận EFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM.
204. B. Ma trận EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận IFE.
C. Ma trận chiến lược chính, ma trận IFE, ma trận SWOT.
D. Ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM.
Các công cụ để xây dựng chiến lược có thể lựa chọn là:
A. Ma trận SWOT, ma trận EFE, ma trận QSPM.
205. B. Ma trận EFE, ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh.
C. Ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM.
D. Ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận chiến lược chính, ma trận EFE.
Ma trận GE được xây dựng dựa trên 2 biến nào sau đây?
A. Độ hấp dẫn của thị trường và Vị thế cạnh tranh.
206. B. Tốc độ tăng trưởng của thị trường và Độ lớn của thị trường.
C. Các áp lực của thị trường và Vị thế cạnh tranh.
D. Độ hấp dẫn của thị trường và Độ mạnh thương hiệu.
Dựa vào công cụ ma trận BCG, doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất khi:
A. Thị phần tương đối cao.
207. B. Tốc độ tăng trưởng ngành cao.
C. Thị phần cao và tốc độ tăng trưởng ngành cao.
D. Thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng cao.
Dựa vào công cụ ma trận BCG, doanh nghiệp thực hiện chiến lược thu hoạch khi:
A.Tốc độ tăng trưởng ngành cao.
208. B.Thị phần cao và tốc độ tăng trưởng ngành cao.
C.Thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao.
D.Thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng nhu cầu bão hòa.
Trong mô hình BCG, một doanh nghiệp ở vị trí ô Dogs, có thể chuyển vị trí sang ô
Stars do thực hiện:
A. Chiến lược tăng trưởng và hội nhập.
209.
B. Chiến lược tăng trưởng tập trung.
C. Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa.
D. Chiến lược sáp nhập.
Trong ma trận BCG, doanh nghiệp có thể bị giải thể, khi các SBU ở ô:
A. Dấu hỏi.
210. B. Con bò.
C. Con chó.
D. Ngôi sao.
Theo ma trận BCG, một SBU có các sản phẩm trong một ngành hấp dẫn nhưng lại có
thị phần thấp thì được gọi là:
A. Dấu hỏi (Question Marks).
211.
B. Ngôi sao (Stars).
C. Bò Sữa (Cash Cows).
D. Con chó (Dogs).
Dựa vào công cụ ma trận BCG, doanh nghiệp thực hiện chiến lược đầu tư có chọn lọc
khi:
A. Tốc độ tăng trưởng ngành cao.
212.
B. Thị phần thấp và tốc độ tăng trưởng ngành cao.
C. Thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng ngành cao.
D. Thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng nhu cầu bão hòa.
Dựa vào công cụ ma trận BCG, doanh nghiệp sẽ rút lui khỏi ngành khi:
A. Thị phần tương đối thấp.
213. B. Tốc độ tăng trưởng ngành thấp.
C. Thị phần tương đối cao và tốc độ tăng trưởng ở mức cao.
D. Thị phần tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng ở mức thấp.
Theo ma trận BCG, một SBU thuộc vào ô dấu hỏi khi:
A. SBU có thị phần tương đối lớn hơn 1.
B. Tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức tăng trưởng trung bình.
214. C. SBU có thị phần tương đối lớn hơn 1 và Tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức tăng
trưởng trung bình.
D. SBU có thị phần tương đối nhỏ hơn 1 và Tốc độ tăng trưởng lớn hơn mức tăng
trưởng trung bình.
Ma trận BCG là công cụ xây dựng phương án chiến lược:
A. Cấp doanh nghiệp.
215. B. Cấp đơn vị kinh doanh.
C. Cấp chức năng.
D. Cấp ngành kinh doanh.
Ma trận SWOT thường được sử dụng trong giai đoạn:
A. Hoạch định chiến lược.
216. B. Tổ chức thực hiện chiến lược.
C. Đánh giá chiến lược.
D. Điều chỉnh chiến lược.
Phương án chiến lược SO là phương án chiến lược:
A. Sử dụng những điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài.
B. Sử dụng những điểm mạnh bên ngoài để tận dụng cơ hội bên trong.
217.
C. Sử dụng những điểm mạnh để tránh hay giảm đi ảnh hưởng của mối đe dọa bên
ngoài.
D. Sử dụng những điểm mạnh để làm giảm điểm yếu của công ty.
Phương án chiến lược WO là phương án chiến lược:
A. Dùng điểm mạnh để giảm điểm yếu bên trong.
218. B. Điểm yếu là cản trở để nắm lấy những cơ hội kinh doanh.
C. Tận dụng cơ hội bên ngoài để cải thiện điểm yếu bên trong.
D. Dùng cơ hội bên ngoài để phát triển điểm mạnh.
Chiến lược phòng thủ (chiến lược tối thiểu hóa những điểm yếu & tránh những mối
đe dọa) là chiến lược:
A. ST.
219.
B. WT.
C. WO.
D. SO.
Cặp kết hợp điểm mạnh/ cơ hội (S/O) trong ma trận SWOT thường được áp dụng khi
mục tiêu của doanh nghiệp là:
A. Tăng trưởng.
220.
B. Ổn định.
C. Phòng thủ.
D. Rút lui.
Cặp kết hợp điểm yếu/ thách thức (W/T) trong ma trận SWOT thường được áp dụng
khi mục tiêu của doanh nghiệp là:
A. Tăng trưởng.
221.
B. Ổn định.
C. Phòng thủ.
D. Rút lui.
Ma trận IE được dùng để:
A. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.
222. B. Phân tích môi trường vi mô của doanh nghiệp.
C. Phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp.
D. Đề xuất phương án chiến lược cho doanh nghiệp.
Bước “Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược (AS)” là bước thứ mấy trong
các bước thực hiện ma trận QSPM?
A. Bước 2.
223.
B. Bước 3.
C. Bước 4.
D. Bước 5.
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Trong ma trận QSPM, chỉ những chiến lược trong cùng 1 nhóm mới được so sánh
với nhau.
B. Trong ma trận QSPM, chỉ những chiến lược khac nhóm mới được so sánh với
224. nhau.
C. Trong ma trận QSPM, những chiến lược trong cùng 1 nhóm dễ so sánh hơn
những chiến lược không cùng 1 nhóm.
D. Trong ma trận QSPM, những chiến lược không cùng 1 nhóm dễ so sành hơn
những chiến lược trong cùng 1 nhóm.
Ma trận được sử dụng để xác định vị thế chiến lược và đánh giá hoạt động là ma
trận:
A. IFE.
225.
B. SPACE.
C. GE.
D. GSM.
Bước “Xác định chiến lược có thể thay thế mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập
hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể” là một bước thực hiện của:
A. Ma trận SWOT.
226.
B. Ma trận QSPM.
C. Ma trận SPACE.
D. Ma trận GSM.
Công cụ để lựa chọn chiến lược là:
A. Ma trận SWOT.
227. B. Ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM.
C. Ma trận chiến lược chính.
D. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE) và bên trong (IFE).
Một SBU của doanh nghiệp có doanh thu là 120 triệu USD, trong đó doanh thu của
03 đối thủ lớn nhất trong cùng thời điểm lần lượt là 300 triệu USD, 250 triệu USD và
200 triệu USD. Thị phần tương đối của SBU trong tình huống trên là:
228. A. 0,7
B. 0,4
C. 1,2
D. 1,0
Một SBU của doanh nghiệp có doanh thu 300 triệu USD, trong đó doanh thu của 03
đối thủ lớn nhất trong cùng thời điểm lần lượt là 240 triệu USD, 200 triệu USD và 215
triệu USD; biết tốc độ tăng trưởng của SBU là 12%. Theo ma trận BCG, SBU đang
nằm trong ô:
229.
A. Con chó.
B. Con bò.
C. Dấu hỏi.
D. Ngôi sao.
SBU X của doanh nghiệp có 03 đối thủ lớn nhất trong cùng thời điểm với mức doanh
thu lần lượt là 250 triệu USD, 425 triệu USD và 450 triệu USD. Thị phần tương đối
của SBU X là 0,8 và có tốc độ tăng trưởng là 17%. Doanh thu của SBU X trong tình
huống trên là:
230.
A. 200 triệu USD.
B. 340 triệu USD.
C. 360 triệu USD.
D. 450 triệu USD.
SBU Y của doanh nghiệp có 03 đối thủ lớn nhất trong cùng thời điểm với mức doanh
thu lần lượt là 250 triệu USD, 425 triệu USD và 450 triệu USD. SBU Y có thị phần
tương đối là 0,4 và tốc độ tăng trưởng là 17,5%. Trên ma trận BCG, SBU Y hiện nằm
trong ô:
231.
A. Con chó.
B. Con bò.
C. Dấu hỏi.
D. Ngôi sao.
SBU X của doanh nghiệp có doanh thu là 720 triệu USD, trong đó doanh thu của 03
đối thủ lớn nhất trong cùng thời điểm lần lượt là 200 triệu USD, 400 triệu USD và 300
triệu USD. Biết tốc độ tăng trưởng của SBU X là 12%, trên ma trận BCG, SBU X
đang nằm trong ô:
232.
A. Con chó.
B. Con bò.
C. Dấu hỏi.
D. Ngôi sao.
Theo ma trận BCG, trong danh mục đầu tư của một doanh nghiệp, các SBU dẫn đầu
và cần xếp ưu tiên về nguồn lực đầu tư là các SBU có vị trí ở:
A. Ô dấu hỏi.
233.
B. Ô ngôi sao.
C. Ô con bò.
D. Ô con chó.
Trong ma trận BCG, các SBU ở ô bò sữa có đặc điểm là:
A. Thị phần tương đối cao – Mức tăng trưởng cao
234. B. Thị phần tương đối cao – Mức tăng trưởng thấp
C. Thị phần tương đối thấp – Mức tăng trưởng thấp
D. Thị phần tương đối thấp – Mức tăng trưởng cao
Ma trận nào dựa trên 4 nhóm yếu tố: (i) Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp (FS);
(ii) Lợi thế cạnh tranh (CA); (iii) Sức mạnh của ngành (IS) và (iv) Sức ổn định của
môi trường (ES) ?
235. A. Ma trận SPACE.
B. Ma trận QSPM.
C. Ma trận GE.
D. Ma trận GSM.
Để đảm bảo việc kiểm tra có hiệu quả thì nhà quản trị cấp cao phải tiến hành kiểm tra
theo qui trình:
A. Đề ra các tiêu chuẩn kiểm tra, xác định nội dung kiểm tra, so sánh kết quả với tiêu
chuẩn đề ra, định lượng kết quả đạt được, xác định nguyên nhân sai lệch và thông qua
biện pháp điều chỉnh.
B. Xác định nội dung, đề ra tiêu chuẩn kiểm tra, định lượng kết quả kiểm tra, so sánh
236.
kết quả với tiêu chuẩn đề ra, xác định nội dung sai lệch, thông qua biện pháp điều
chỉnh.
C. Xác định nội dung, đề ra tiêu chuẩn, định lượng kết quả đạt được, xác định nguyên
nhân sai lệch, so sánh kết quả với tiêu chuẩn đề ra, và thông qua biện pháp điều chỉnh.
D. Đề ra các tiêu chuẩn, xác định nội dung, định lượng kết quả, so sánh kết quả với
tiêu chuẩn đề ra, xác định nguyên nhân sai lệch và đề ra biện pháp điều chỉnh.
Tiến trình chọn lựa chiến lược không bao gồm:
A. Thu thập thông tin.
237. B. Kết hợp thông tin.
C. Ra quyết định lựa chọn.
D. Đánh giá cơ hội thị trường.
Đâu không phải là một trong các căn cứ lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh
nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh?
A. Nhu cầu khách hàng và sự khác biệt của sản phẩm. A, dùng để xđ CL cạnh tranh
238.
B. Khách hàng mục tiêu và phân đoạn thị trường.
C. Năng lực tạo ra sự khác biệt.
D. Năng lực kiểm soát chi phí.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhược điểm chủ yếu của việc thiết lập quản trị chiến lược kinh doanh là cần
nhiều thời gian và sự nỗ lực.
B. Ưu điểm của quá trình vận dụng chiến lược kinh doanh rõ ràng là có giá trị lớn
239.
hơn nhiều so với nhược điểm.
C. Phải tuyệt đối tin tưởng vào kế hoạch ban đầu, nhất thiết phải được thực hiện,
tránh các thông tin bổ sung làm ảnh hưởng đến kế hoạch.
D. Giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn.
Nội dung nào sau đây không phải là một trong các mục đích của hoạt động kiểm soát
chiến lược?
A. Đánh giá cơ sở chiến lược
240.
B. Đánh giá thực tế quản trị
C. Đánh giá kết quả đạt được
D. Đánh giá tính khả thi của các kế hoạch hành động
II. PHẦN II - NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH NGẮN GỌN (0,5 điểm/câu)
TT Nội dung
Doanh nghiệp có một đơn vị kinh doanh chiến lược có khả năng quản trị chuỗi cung
ứng tốt, đáp ứng được khách hàng rộng rãi, quy mô lớn. Khách hàng cũng không đòi
1.
hỏi quá cao về sự độc đáo của sản phẩm. Trong tình huống này, Doanh nghiệp nên
sử dụng Chiến lược tập trung chi phí thấp.
Trung tâm Tiếng Anh ILA có nguồn lực tài chính dồi dào, năng lực nghiên cứu phát
triển tốt, ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo học viên, công tác nghiên cứu
2. thị trường bài bản, chuyên nghiệp. Đồng thời ILA cũng biết rằng nhu cầu về học
tiếng Anh của Việt Nam còn rất nhiều. ILA nên sử dụng là Chiến lược dẫn đầu về
chi phí.
Một đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp có khả năng quản trị hiệu quả
các chi phí trong sản xuất và được người tiêu dùng địa phương tin tưởng, tuy nhiên
3.
doanh nghiệp chưa thực sự có nguồn lực tài chính dồi dào để đầu tư sản xuất quy mô
lớn. Chiến lược SBU của doanh nghiệp đó nên sử dụng chiến lược chi phí thấp.
Doanh nghiệp Hoa Pháp sản xuất hoa giấy có khả năng sáng tạo, sản xuất được sản
4. phẩm độc đáo, đáp ứng riêng cho nhóm khách hàng tinh tế, doanh nghiệp Hoa Pháp
nên sử dụng Chiến lược khác biệt hóa.
Thương hiệu dầu gội đầu X men – Lần đầu tiên cho ra mắt dòng sản phẩm dầu gội
5. dành riêng cho nam giới mà trước đó chưa từng có hãng nào tung ra. Hãng dầu gội
X-men đã sử dụng chiến lược đại dương xanh.
Một doanh nghiệp sản xuất ti vi sau khi phân tích môi trường bên ngoài và nội bộ thì
được thông tin chính, gồm: Có nguồn lực tài chính dồi dào, khả năng nghiên cứu và
6. phát triển tốt, sản phẩm đã từng rất thành công nhưng đang giai đoạn bão hòa, các
đối thủ cạnh tranh đang mạnh mẽ cải tiến. Doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược
thâm nhập thị trường.
Hãng điện thoại A có một số đặc điểm: Có nguồn lực tài chính mạnh, nhu cầu về sử
dụng điện thoại chưa bão hòa. Trên thị trường có doanh nghiệp điện thoại B sở hữu
7.
nhiều khả năng quan trọng nhưng đang gặp một số vấn đề rắc rối, suy yếu. Doanh
nghiệp A cần thực hiện chiến lược hội nhập theo chiều ngang với doanh nghiệp B.
Công ty sữa MC có một số đặc điểm: Có nguồn lực tài chính mạnh, có khả năng làm
tốt khâu tiêu thụ, thị trường đầu ra; nhưng nhiều khi bị nhà cung cấp o ép về giá, về
8.
thời gian giao hàng, khiến MC đôi lúc gặp bất lợi. MC cần thực hiện chiến lược hội
nhập dọc xuôi chiều để giảm thiểu các bất lợi này.
Doanh nghiệp A mới đây khi có đủ nguồn lực tài chính và nhân lực giàu kinh
nghiệm đã thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm cho riêng mình, bởi trước đó
9. doanh nghiệp từng gặp nhiều bất lợi từ việc thanh toán của các đại lý, các nhà trung
gian thương mại phân phối hàng cho A. Đây là biểu hiện của việc doanh nghiệp A
đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp.
Công ty diêm Thống Nhất biết rằng nhu cầu của người dân về sản phẩm diêm giảm
sút mạnh. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường và biết được rằng khách hàng rất
10.
sẵn lòng dùng sản phẩm bật lửa nếu công ty sản xuất; do Thống Nhất đã tạo dựng
được uy tín nhiều năm về chất lượng và mối quan hệ khách hàng. Công ty đã quyết
định đầu tư công nghệ sản xuất bật lửa và công ty đã có một chiến lược thành công.
Đây là biểu hiện công ty đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Sau khi hãng Grab đã thực hiện khá tốt việc triển khai hệ thống phục vụ vận tải dựa
trên nền tảng công nghệ; Grab tiếp tục triển khai thêm các dịch vụ theo dõi sức khỏe
11.
điện tử, chuyển tiền điện tử tích hợp trên ứng dụng gọi xe Grab. Chiến lược mà Grab
đã sử dụng là chiến lược da dạng hóa đồng tâm. CL đa dạng hoá theo chiều ngang
Một trường đại học dân lập tại Hà Nội gặp khó khăn trong nguồn tuyển đầu vào
nhưng họ có nguồn lực dồi dào về tài chính, địa điểm học. Đồng thời đội ngũ quản
12. trị, lãnh đạo có mối quan hệ và am hiểu ngành giáo dục. Họ đã quyết định mở thêm
trường trung học phổ thông và tổ chức giảng dạy theo quy định. Đây là biểu hiện của
việc thực hiện Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều.
Trong phân tích môi trường chiến lược, việc phân tích các yếu tố bên ngoài cho phép
13. doanh nghiệp xác định các cơ hội, thách thức mà môi trường ngành mang lại cho
doanh nghiệp.
Trong phân tích môi trường chiến lược, việc phân tích các điều kiện bên trong cho
14. phép doanh nghiệp xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và của đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất trong ngành.
Năm 2016, Coca-Cola đã khởi động chương trình "2ndLives" (Cuộc sống thứ hai),
trong đó là hình ảnh 16 vỏ chai Coca-Cola xếp thành hàng, mỗi vỏ chai lại có một
15. chiếc nắp đặc biệt để biến thành những vật dụng thú vị, thân thiện và hữu dụng như
bình sơn, súng nước hay gọt bút chì. Đây là biểu hiện của chiến lược phát triển sản
phẩm.
Năm 2010, United Airlines và Continental Airlines, hai hãng hàng không hàng đầu
của Mỹ và cũng là đối thủ của nhau trong ngành hàng không đã thông báo hoàn tất
việc sáp nhập để cho ra đời hãng hàng không lớn nhất thế giới với tên gọi United
16.
Continental Holdings, Inc đồng thời sẽ chia sẻ lợi nhuận theo tỷ lệ vốn sở hữu của
hãng hàng không mới. Việc sát nhập này là biểu hiện của chiến lược hướng ngoại
bằng hình thức sáp nhập.
Microsoft đa dạng hóa vượt ra khỏi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bản quyền phần
mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính bằng
17.
thương vụ mua lại bộ phận sản xuất thiết bị và dịch vụ của Nokia với giá 7,2 tỷ
USD. Đây là biểu hiện của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Công ty General Electric (GE) là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ. Công ty GE hoạt
động trên nhiều lĩnh vực như Năng lượng, Công nghệ, Cơ sở hạ tầng, Tài chính. Gần
đây, công ty GE tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang Tiêu dùng công nghiệp
18.
với các sản phẩm là: đầu máy xe lửa, máy bay, thiết bị công nghiệp, thiết bị y tế,
dịch vụ tài chính, truyền thông, giải trí, xăng dầu, gas . . . Đây là biểu hiện của chiến
lược đa dạng hoá theo chiều ngang.
Khi một doanh nghiệp phát triển một thị trường mới ở nước ngoài và có áp lực giảm
19. chi phí thấp, áp lực về tính thích nghi với địa phương ở mức cao. Doanh nghiệp nên
sử dụng chiến lược đa quốc gia.
Các sản phẩm iPhone chính hãng ở khắp các quốc gia trên thế giới có chất lượng
20. như nhau, không có nhiều sự thay đổi dành riêng cho mỗi quốc gia. Chiến lược
Apple áp dụng cho sản phẩm iphone là chiến lược xuyên quốc gia.
Khi một doanh nghiệp phát triển một thị trường mới ở nước ngoài và có áp lực giảm
21. chi phí cao, áp lực nội địa hoá thấp thường sử dụng chiến lược Chiến lược đa quốc
gia.
Khi một doanh nghiệp phát triển một thị trường mới ở nước ngoài và có áp lực giảm
22.
chi phí cao, áp lực nội địa hoá cao thường sử dụng dụng chiến lược xuyên quốc gia.
Sony đã triển khai rất thành công chiến lược tung ra thị trường các sản phẩm từ máy
ghi âm bỏ túi đến máy nghe băng cassett, máy nghe đĩa Walkman rồi đến các sản
23.
phẩm máy nghe nhạc MP3. Thị trường mục tiêu vẫn không thay đổi. Đây là biểu
hiện của chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Sau thành công của iPad, năm 2007, iPhone lần đầu tiên ra mắt là một sự khác biệt
với những đối thủ cạnh tranh tại thời điểm đó – những thiết bị cồng kềnh, nửa màn
24.
hình nửa bàn phím. Thiết bị mới góp phần làm biến mất những chiếc điện thoại có
bàn phím Qwerty. Đây là biểu hiện của chiến lược phát triển sản phẩm.
Năm 2014, Coca-Cola tung ra chương trình Share a Coke “Trao Coca-Cola, kết nối
bạn bè”. Đây là ý tưởng sử dụng tên cá nhân in trên lon nước Coca, tạo ra sự hứng
25.
khởi của người dùng nên đã đẩy mức tiêu thụ Coca-Cola lên đáng kể sau 11 năm
giảm liên tiếp. Đây là biểu hiện của chiến lược phát triển sản phẩm.
Vinfast tuyên bố đưa dòng sản phẩm xe ô tô điện sang thị trường Mỹ vào tháng
11/2021. Ngày 14/07/2022 theo giờ địa phương, Vinfast đồng loạt khai trương 6
26.
trung tâm bán hàng Vinfast Store đầu tiên tại California. Bằng việc khai trương 6
trung tâm bán hàng, Vinfast đã thực hiện chiến lược phát triển thị trường.
Năm 2019, Apple Inc. đã chi 356 triệu USD để mua lại công ty bảo mật AuthenTec –
một công ty chuyên cung cấp công nghệ bảo mật bằng cảm ứng dấu vân tay trên
điện thoại thông minh. Cùng với nhiều công nghệ bảo vệ liên quan, AuthenTec đã
cung cấp những con chip cảm biến dấu vân tay cho những công ty lớn nhất trong
27.
ngành công nghệ bao gồm cả đối thủ lớn nhất của Apple hiện nay – Samsung. Apple
đã nhanh tay thực hiện thương vụ sáp nhập trong thời gian chưa đến 2 tuần sau khi
Samsung bắt tay hợp tác với AuthenTec. Đây là biểu hiện của chiến lược hội nhập về
phía sau.
Cà phê Trung Nguyên liên tục mở cửa các cửa hàng trên phạm vi toàn quốc thông
28. qua hình thức nhượng quyền thương mại. Đây là biểu hiện của chiến lược phát triển
thị trường.
29. Theo Michael Porter, khi rào cản rút lui khỏi ngành càng cao thì cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp trong ngành càng cao.
30. Apple bắt đầu bán sản phẩm ipad và iphone thông qua 2000 cửa hàng của mạng không
dây Verizon và 2200 cửa hàng của mạng AT&T. Apple đang sử dụng chiến lược hội
nhập về phía trước.
31. Các chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter dựa vào giá và sự khác biệt của
sản phẩm.
32. Walmart tuyên bố trong vòng 5 năm, công ty sẽ tăng lượng thực phẩm mua từ các
nông trại địa phương trong nước Mỹ lên gấp đôi. Đây là biểu hiện của chiến lược hội
nhập chiều ngang.
33. Thay đổi về công nghệ là một trong những khó khăn khi doanh nghiệp thực hiện chiến
lược hội nhập về phía sau.
34. Doanh nghiệp tự tổ chức đại lý bán các sản phẩm nông sản của doanh nghiệp. Đây là
biểu hiện của chiến lược hội nhập về phía sau.
35. Honda Motor Nhật Bản, Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng công ty máy động lực
và máy nông nghiệp Việt Nam góp vốn thành lập Honda Việt Nam. Đây là biểu hiện
của chiến lược hướng ngoại – sáp nhập.
36. Vinamilk khai trương trang trại bò sữa tại Campuchia. Đây là biểu hiện của chiến lược
phát triển thị trường.
37. Doanh thu của 1 doanh nghiệp trong 1 lĩnh vực là 10 tỷ, của đối thủ lớn nhất trong
cùng lĩnh vực là 8 tỷ, tổng doanh thu của thị trường là 100 tỷ. Thị phần tương đối của
doanh nghiệp trong lĩnh vực này là 0,08.
38. Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam khai thác đường bay
thẳng Việt Nam – Hoa Kỳ và tiến hành khai thác 2 chuyến/tuần từ 28/11/2021.
Vietnam Airlines đang thực hiện Chiến lược thâm nhập thị trường.
39. Vinamilk xây dựng hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc. Tính
đến 2019, Vinamilk có gần 250.000 điểm bán lẻ của Vinamilk. Đây là biểu hiện của
chiến lược hội nhập về phía trước.
40. Apple ra mắt dòng máy iphone 14 với nhiều lựa chọn về màu sắc, cải tiến về tính năng
và khắc phục các lỗi của các đời iphone trước. Đây là biểu hiện của chiến lược đa
dạng hóa đồng tâm.
41. Mối quan hệ giữa hoạch định chiến lược và triển khai thực hiện chiến lược là mối
quan hệ 1 chiều.
42. Năm 2019, Vingroup mua lại hệ thống Fivimart, nhờ đó Vinmart tăng số lượng chuỗi
cửa hàng, siêu thị của mình lên 100 siêu thị Vinmart và 1.400 cửa hàng tiện lợi
Vinmart+. Đây là biểu hiện của chiến lược hội nhập về phía trước.
43. Nội dung cơ bản của bản tuyên ngôn về sứ mệnh là các mục tiêu tài chính.
44. Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm xác định vai trò, khả năng sáng tạo
giá trị từ các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp.
45. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thì doanh
nghiệp sẽ khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và triển khai (R&D) nhằm tạo ra sự
độc đáo của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
46. Rào cản gia nhập ngành bao gồm cả tỉ giá hối đoái.
47. Sau thành công của Vinpearl, tập đoàn Vingroup tiết tục mở rộng hoạt động kinh
doanh và có nhiều thành công đáng kể như Vinhomes, Vinschool, Vinmec... Vingroup
đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp.
48. Unilever đã sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường khi quyết định kết hợp với
Alberto Culver, một công ty chuyên về sản phẩm chăm sóc tóc của Mỹ, và trở thành
đối thủ trực tiếp của P&G.
49. Một doanh nghiệp sản xuất ti vi sau khi phân tích môi trường bên ngoài và nội bộ thì
được thông tin: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính dồi dào, khả năng nghiên cứu và
phát triển tốt, sản phẩm đã từng rất thành công nhưng đang trong giai đoạn bão hòa,
các đối thủ cạnh tranh đang mạnh mẽ cải tiến. Do đó, giai đoạn tới doanh nghiệp cần
sử dụng chiến lược phát triển sản phẩm.
50. Phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả của từng yếu tố trong
chuỗi giá trị từ đó xác định khả năng khai thác điểm mạnh của doanh nghiệp.
51. Theo M. Porter, 5 áp lực cạnh tranh không bao gồm cạnh tranh giữa các đơn vị chức
năng trong doanh nghiệp.
52. Phân tích các áp lực cạnh tranh theo mô hình Michael Porter KHÔNG bao gồm phân
tích rào cản gia nhập và rút lui khỏi ngành.
53. Áp lực của nhà cung cấp lên doanh nghiệp phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh mà
doanh nghiệp đang sử dụng.
54. Khi thị hiếu của khách hàng hay thay đổi thì chiến lược chi phí thấp phát huy hiệu
quả.
55. Doanh nghiệp nông sản tự mở cửa hàng bán sản phẩm hoa quả của mình. Đây là biểu
hiện của chiến lược hội nhập dọc ngược chiều.
56. Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều và xuôi chiều giúp công ty phân tán rủi ro.
57. Công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa vẫn thuộc ngành hiện tại mà công ty đang
tham gia kinh doanh.
58. Năng lực cạnh tranh là năng lực mà công ty làm tốt hơn so với các năng lực khác của
công ty và là cơ sở giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
59. Khả năng tạo ra ưu thế cho các công ty trong cạnh tranh là năng lực tạo ra sự khác
biệt.
60. Một công ty sản xuất ô tô quyết định tổ chức hệ thống đại lý bản sản phẩm của công
ty. Đây là biểu hiện của chiến lược hội nhập dọc ngược chiều.
61. Chiến lược đại dương xanh cũng dần bị nhuộm đỏ bởi sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp đi sau.
62. Chiến lược trọng tâm hóa là chiến lược mà doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất những
sản phẩm có chất lượng thấp so với đối thủ cạnh tranh.
63. Chuỗi giá trị là một công cụ cho phép doanh nghiệp xác định các nguồn tạo ra lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định.
64. Chiến lược hội nhập theo chiều dọc thường được vận dụng khi ngành kinh doanh hiện
tại có tốc độ tăng trưởng nhanh và nhu cầu thị trường khá ổn định.
65. Các đối tượng hữu quan (bao gồm cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp)
có những đòi hỏi đồng thuận đối với doanh nghiệp. Do đó, nhóm đối tượng này không
ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chiến lược của doanh nghiệp.
66. Chiến lược hội nhập theo chiều dọc thường được vận dụng khi ngành kinh doanh hiện
tại có tốc độ tăng trưởng chậm lại và nhu cầu của thị trường có nhiều thay đổi.
67. Chiến lược tăng trưởng tập trung được thực hiện bằng liên kết với các doanh nghiệp
có lợi thế phù hợp, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
68. Sản phẩm thuộc ô “dấu hỏi” trong ma trận BCG là sản phẩm mà doanh nghiệp cần
phải tập trung đầu tư phát triển trong mọi tình huống.
69. SBU A của Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì chắc chắn là rất hấp dẫn và
nên tập trung nguồn lực đầu tư cho SBU A.
70. Tốc độ tăng trưởng là một trong các biến số được Mc. Kinsey sử dụng dể xây dựng
ma trận GE.
71. Sản phẩm của doanh nghiệp được bán với giá thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang áp
dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí.
72. Trong một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, mục đích cơ bản nhất của chiến lược
cấp doanh nghiệp là cải thiện vị thế cạnh tranh của các sản phẩm trong những kết hợp
sản phẩm – thị trường nhất định.
73. Chiến lược khác biệt hoá là một tập hợp các hoạt động được thực hiện để sản xuất ra
sản phẩm và dịch vụ với những nét đặc trưng riêng được khách hàng chấp nhận ở mức
giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
74. Ma trận GE của Mc. Kinsey dùng để hình thành các phương án chiến lược của doanh
nghiệp. Sai, Ma trận GE dùng để xác định các loại hình CL SBU và CL cho toàn bộ DN trong cạnh tranh
75. Phân tích lợi thế cạnh tranh là một trong những cơ sở để xây dựng chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp.
76. Một công ty sản xuất xe máy áp dụng chiến lược hội nhập về phía trước bằng cách
xây dựng mới hoặc mua lại các cơ sở bảo dưỡng và bảo hành xe máy.
77. Mọi biến động của các yếu tố trong môi trường kinh doanh đều buộc doanh nghiệp
phải điều chỉnh chiến lược.
78. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng đối
thủ cạnh tranh trong ngành.
79. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng dẫn đầu về chi phí thấp thì cần
chú trọng quan tâm phát triển năng lực phân biệt trong lĩnh vực Marketing.
80. Kiểm tra, đánh giá chiến lược luôn được thực hiện sau cùng trong toàn bộ quá trình
quản trị chiến lược.
81. FLC rất thành công với các dự án resort nghỉ dưỡng ven biển tại Thanh Hóa, Quy
Nhơn, Quảng Ngãi... Tận dụng các lợi thế và nguồn lực sẵn có, FLC đã đầu tư và phát
triển thêm sân gofl phục vụ nhu cầu của khách hàng. FLC đã sử dụng chiến lược đa
dạng hóa hỗn hợp.
82. Do ảnh hưởng của Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành cắt giảm
lao động hoặc cho lao động nghỉ việc không lương. Đây là biểu hiện của Chiến lược
thu hồi vốn đầu tư.
83. Công ty thực phẩm A khi mới thành lập chỉ kinh doanh bán lẻ thịt gia súc, thịt gia cầm
tươi sống. Sau đó, công ty quyết định kinh doanh thêm thịt viên, chả giò, xúc xích và
các sản phẩm được sơ chế từ thịt. Đây là biểu hiện của chiến lược đa dạng hóa theo
chiều ngang.
84. Hai tiêu chí để đánh giá các SBU trong ma trận BCG là thị phần và vị thế cạnh tranh
của SBU.
85. Trong quản trị chiến lược, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng và là mục tiêu duy nhất
mà doanh nghiệp theo đuổi.
86. Bản chất của chiến lược đại dương xanh là tạo ra và nắm giữ nhu cầu mới tại những
thị trường cạnh tranh gay gắt nhằm phá vỡ cân bằng giá trị và chi phí.
87. Tầm nhìn của doanh nghiệp mang tính bất biến và là kim chỉ nam cho sự phát triển
của doanh nghiệp.
88. Phương pháp xây dựng mục tiêu chiến lược MBO (Management by Objectives) là
việc thiết lập mục tiêu chung, dài hạn rồi chia thành những mục tiêu ở phạm vi nhỏ
hơn và ngắn hạn hơn.
89. Sức ép của khách hàng lên doanh nghiệp tỷ lệ nghịch với mức độ quan trọng của sản
phẩm trong danh mục sản phẩm tiêu dùng của khách hàng.
90. Áp lực nhà cung cấp gây ra cho doanh nghiệp không phụ thuộc vào khối lượng cung
ứng.
III. PHẦN III - BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (3,0 điểm/câu)
TT Nội dung
1. Tập đoàn An Phát có 5 đơn vị kinh doanh chiến lược và số liệu kinh doanh năm 2022
thể hiện dưới bảng sau:
SBU Doanh thu của các đối thủ dẫn đầu Doanh thu Tốc độ
(triệu USD) (triệu USD) tăng trưởng (%)
A 240 200 200 120 12
B 115 100 80 80 4
C 500 450 380 700 15
D 120 117 100 140 8
E 320 320 250 300 6

Yêu cầu: Thể hiện các SBU trên ma trận BCG, từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh cơ
cấu hợp lý cho Tập đoàn An Phát trong thời gian tới.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối làm tròn đến 1 chữ số thập phân,
bán kính (R) và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể
hiện cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối
2. APD là một tập đoàn có 5 đơn vị kinh doanh chiến lược, các thông tin về doanh nghiệp
và thị trường như sau:
SBU Doanh thu của các đối thủ dẫn đầu Thị phần Tốc độ
(Triệu USD) tương đối tăng trưởng (%)
A 250 425 450 0,4 17
B 400 700 900 0,3 6
C 300 500 600 0,9 4
D 300 370 400 0,8 5
E 200 250 300 1,2 8
Yêu cầu: - Cho biết doanh thu của các đơn vị kinh doanh chiến lược của Tập đoàn APD
- Thể hiện các SBU trên ma trận BCG, từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh cơ
cấu đầu tư hợp lý cho Tập đoàn trong thời gian tới.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối làm tròn đến 1 chữ số thập phân,
bán kính (R) và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể
hiện cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
3. Đại Phát là một tập đoàn đa ngành, các thông tin về doanh nghiệp và thị trường như
sau:
SBU Doanh thu của các đối thủ dẫn đầu Doanh thu Tốc độ
(triệu USD) (triệu USD) tăng trưởng (%)
A 400 700 900 270 6
B 200 250 300 360 8
C 300 370 400 280 5
D 250 425 450 180 17
E 200 400 300 720 12
Yêu cầu: Thể hiện các SBU trên ma trận BCG, từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh cơ
cấu đầu tư hợp lý cho Tập đoàn trong thời gian tới.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối làm tròn đến 1 chữ số thập phân,
bán kính (R) và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể
hiện cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
4. Doanh nghiệp X có 6 đơn vị kinh doanh chiến lược, kết quả hoạt động kinh doanh như
sau:
Doanh số (Triệu $) Doanh số của 3 đơn vị dẫn đầu
SBU
Năm 2021 Năm 2022 (Triệu $)
A 260 400 400 350 300
B 200 220 220 200 150
C 160 115 300 250 200
D 150 200 350 200 80
E 40 56 220 100 95
F 84 100 400 400 320

Yêu cầu: Thể hiện các SBU trên ma trận BCG, từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh cơ
cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Chú thích: Tốc độ tăng trưởng và thị phần tương đối làm tròn đến 1 chữ số thập phân,
bán kính (R) và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể
hiện cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
5. Một doanh nghiệp có năng lực sản xuất tối đa là 18.000 sản phẩm A/tháng. Hiện tại
mỗi tháng doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được 15.000 sản phẩm A với giá 7.500đ/ sản phẩm.
Biết rằng chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là 4.500đ/ sản phẩm và tổng chi phí
cố định là 27 triệu đồng.
Để tận dụng tối đa năng lực sản xuất sản phẩm A, doanh nghiệp sự kiến 3 phương án
sau:
1. Tăng cường đầu tư cho mạng lưới tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm hết 7,5
triệu đồng.
2. Phương án của bộ phận tiếp thị đề nghị giảm giá bán thêm 300đ/sản phẩm và tăng
chi phí quảng cáo 3 triệu đồng
3. Một khách hàng tổ chức sẵn sàng ký hợp đồng mua 18.000 sản phẩm A/tháng với
điều kiện giảm giá 10% và phải vận chuyển đến nơi yêu cầu. Chi phí vận chuyển dự
tính hết 1,5 triệu đồng.
Các phương án này độc lập với nhau.
- Nếu cả 3 phương án này có thể được thực hiện thì chủ doanh nghiệp nên chọn
phương án nào và tại sao?
- Xác định vị trí sản phẩm trên ma trận BCG biết rằng doanh nghiệp có thị phần
tương đối trên thị trường của sản phẩm A là 0,8 và tốc độ tăng trưởng là 13%.
6. Công ty Thắng Lợi có 5 đơn vị kinh doanh chiến lược, các số liệu kinh doanh năm 2022
như sau:
Doanh thu (triệu đồng) Doanh thu của 3 đơn vị dẫn đầu
SBU
Năm 2021 Năm 2022 (triệu đồng)
A 104 120 240 200 200
B 70 80 115 100 80
C 193 200 500 450 380
D 122 140 140 117 100
E 288 320 320 290 250
Yêu cầu: Thể hiện các SBU trên ma trận BCG, từ đó đưa ra chiến lược điều chỉnh cơ
cấu đầu tư hợp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới, biết rằng tốc độ tăng trưởng
trung bình của các ngành là 12%.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng, thị phần tương đối, bán kính (R) và tỷ lệ đóng góp làm
tròn đến 1 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể hiện cho từng SBU có thể đảm bảo
chính xác ở mức tương đối.
7. Doanh nghiệp X có năng lực sản xuất tối đa là 10.000 sản phẩm A/năm. Hiện tại sản
phẩm A đang được bán với giá 9.000đ/sp. Khả năng tiêu thụ sản phẩm này trên thị
trường là 20.000 sản phẩm. Chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm biến động theo
khối lượng sản phẩm: nếu sản xuất 10.000 sản phẩm thì chi phí là 7.000đ/sp, nếu sản
xuất 20.000 sản phẩm thì chi phí là 6.000đ/sp.
Doanh nghiệp dự định bố trí 3 phương án sản xuất sản phẩm A như sau:
(1) Bố trí sản xuất hết khả năng hiện có của doanh nghiệp
(2) Đầu tư mở rộng sản xuất để nâng cao khả năng sản xuất của doanh nghiệp lên 20.000
sản phẩm A/năm. Phương án này làm chi phí cố định hàng năm tăng thêm 42 triệu
đồng.
(3) Khai thác hết khả năng sản xuất hiện có để sản xuất sản phẩm A, đồng thời tìm cách
khai thác tối đa nhu cầu của thị trường bằng cách đặt thêm cơ sở khác sản xuất 10.000
sản phẩm với chi phí là 8.600đ/sp A.
- Hãy phân tích và xác định phương án tối ưu cho doanh nghiệp X.
- Biết rằng thị phần tương đối của doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm A là 1,8
và tốc độ tăng trưởng là 5%. Hãy xác định vị trí sản phẩm trên ma trận BCG.
8. Công ty F có 3 SBU A, B, C với tỷ trọng doanh thu tương ứng là 30%, 50%, 20%. Tốc
độ tăng trưởng hoạt động A và B là 14,5%. Được biết tốc độ tăng trưởng chung của
toàn ngành là 11,5%. Hoạt động A có thị phần là 45%, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
của A có thị phần tương ứng là 25%. Đối với lĩnh vực hoạt động B tuy đạt được tốc độ
tăng trưởng cao nhưng thị phần tương đối chỉ bằng 1/2 so với đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất của nó.Trong 3 hoạt động của công ty, hoạt động C là đơn vị mang lại nhiều lợi
nhuận nhất và cũng có vị thế thị trường giống hoạt động A. SBU C có tốc độ tăng
trưởng thấp hơn 11,5%.
Hãy xác định vị thế chiến lược trên cơ sở vận dụng mô hình BCG cho các SBU và
cho lời khuyên hợp lý. Khi vận dụng ma trận này công ty cần chú ý gì?
9. Công ty IPH là một tổng công ty hoạt động trong ngành thực phẩm, gồm có 4 SBU sản
xuất các sản phẩm khác nhau. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường
nội địa trong năm vừa qua như sau:

Sản lượng Giá bán/ Giá thành/


Doanh thu của 3 đối thủ dẫn đầu MGR
SBU tiêu thụ sản phẩm sản phẩm
(USD) (%)
(Sản phẩm) (USD) (USD)

A 1.850 123 78 180.000 175.000 160.000 6


B 2.980 110 90 410.000 370.000 290.000 16
C 2.000 145 80 210.000 180.000 78.000 3
D 1.970 76 55 195.000 145.000 78.000 11

Yêu cầu: Dựa vào số liệu ở bảng trên, hãy sử dụng ma trận thích hợp để phân tích danh
mục đầu tư cho các SBU trong bảng trên của công ty IPH và đưa ra những chiến lược
định hướng phát triển và phân bổ nguồn lực cho từng đơn vị kinh doanh chiến lược của
công ty PH trong thời gian tới.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng, bán kính (R) làm tròn đến 1 chữ số thập phân và thị
phần tương đối, tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể
hiện cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
10. Doanh nghiệp Trường Hải có 4 SBU được cho trong bảng số liệu dưới đây. Trong năm
2022, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành là 15%, ngành tăng trưởng cao nhất
là 60%, ngành thấp nhất là 6%.
Tình hình hoạt động Doanh thu bán toàn
(Tỉ đồng) Doanh thu các đơn vị dẫn ngành (tỷ đồng)
SBU
Doanh thu Lợi nhuận đầu (tỷ đồng) 2021 2022
A 600 12 600 550 400 4.000 4.500
B 200 4 350 200 250 3.000 4.500
C 700 24 400 300 450 5.000 6.870
D 150 9 300 350 400 2.000 2.200
Yêu cầu: Hãy lập bảng ma trận BCG phân tích danh mục đầu tư của của doanh nghiệp
Trường Hải, trên cơ sở đó đề xuất các chiến lược đầu tư cho các SBU trong tương lai.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng, thị phần tương đối, bán kính (R) làm tròn đến 1 chữ số
thập phân và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể hiện
cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
11. Doanh nghiệp Nhất Tín có 4 SBU. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
SBU được phản ánh trong bảng số liệu sau.
Sản lượng Sản lượng Giá bán/ Giá thành
MGR
SBU sản xuất tiêu thụ sản phẩm /sản phẩm RMS
(%)
(cái) (cái) ($) ($)
A 3.500 3.200 150 119 1,6 8
B 4.000 3.000 210 172 0,2 11
C 2.800 2.250 409 335 0,9 18
D 6.000 5.600 140 121 1,7 16

Yêu cầu: Dùng ma trận BCG để phân tích danh mục vốn đầu tư cho doanh nghiệp Nhất
Tín và đưa ra những định hướng chiến lược phát triển ưu tiên phân bổ nguồn lực cho
từng SBU của doanh nghiệp.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng, thị phần tương đối, bán kính (R) làm tròn đến 1 chữ số
thập phân và tỷ lệ đóng góp làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể hiện
cho từng SBU có thể đảm bảo chính xác ở mức tương đối.
12. Doanh nghiệp X có 5 SBU với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
được phản ánh trong bảng số liệu sau.
SBU Doanh số bán Số đối thủ Doanh số bán top 3 Tăng trưởng
(triệu $) cạnh tranh (triệu $) (%)
A 0,5 8 0,7 – 0,6 – 0,5 15
B 1,9 22 1,9 – 1,4 – 1,0 8
C 1,8 14 1,8 – 1,2 – 1,0 17
D 3,2 5 3,2 – 1,8 – 0,7 4
E 0,5 10 2,5 – 1,8 – 1,7 4
Yêu cầu: Dùng ma trận BCG để phân tích danh mục vốn đầu tư cho doanh nghiệp này
và đưa ra những định hướng chiến lược phát triển ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng
SBU của doanh nghiệp.
Chú thích: Tốc độ tăng trưởng, thị phần tương đối, bán kính (R ) và tỷ lệ đóng góp làm
tròn đến 1 chữ số thập phân. Độ lớn vòng tròn thể hiện cho từng SBU có thể đảm bảo
chính xác ở mức tương đối.
13. Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất bút bi hình thành được các phương án
chiến lược trong ma trận SWOT như sau:
SWOT O T
Chiến lược SO Chiến lược ST
PA1: Tung ra thị trường hiện tại PA4: Đầu tư sản xuất nguyên vật liệu
sản phẩm mới là vở học sinh thay thế nhập khẩu
S
PA2: Mở thêm một đại lý phân PA5: Xây dựng chính sách giảm giá
phối tại thành phố Hồ Chí Minh sản phẩm 10-20% trong dịp khai giảng
năm học mới
Chiến lược WO Chiến lược WT
PA3: Đẩy mạng hoạt động PA6: Nâng cao chất lượng sản phẩm
W
marketing để tăng thị phần và vị để chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường
thế cạnh tranh nước ngoài
Yêu cầu: Nhận diện PA1, PA2, PA3, PA4, PA5, PA6 là loại chiến lược nào? Để thiết
lập các chiến lược SO, WO, ST, WT, hãy chỉ ra các yếu tố S, W, O, T tương ứng?
14. Doanh nghiệp chế biến thủy sản Bidifood, trong giai đoạn 2010-2020 chỉ kinh
doanh một sản phẩm duy nhất là tôm đông lạnh và sản phẩm được xuất khẩu ra nước
ngoài. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp phải mua tôm từ các hộ nuôi tôm để chế biến
nên giá thu mua tôm không ổn định, làm ảnh hưởng đến kim ngạch tôm xuất khẩu. Nhằm
cải thiện tình hình này để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời khai thác thị trường nội địa
đang có nhu cầu hàng thủy sản chế biến tăng, từ năm 2020, doanh nghiệp đã thực hiện
một loạt các hoạt động sau:
1. Thành lập xí nghiệp nuôi tôm và cá để ổn định nguồn nguyên liệu thủy sản
2. Thiết lập các kênh bán hàng ở thị trường nội địa thông qua các siêu thị và các
cửa hàng thực phẩm
3. Đẩy mạnh hoạt động tham gia hội chợ và khuyến mại ở thị trường nước ngoài
4. Đưa vào kinh doanh các sản phảm thủy sản tươi sống cho thị trường nội địa
5. Sản xuất thêm một số sản phẩm đã qua chế biến như mực khô, cá hộp cho thị
trường nội địa
6. Thành lập xí nghiệp sản xuất bao bì phục vụ đóng gói sản phẩm và bán cho các
công ty chế biến thủy sản khác
Hãy cho biết các hoạt động mà Bidifood đã thực hiện thuộc các loại chiến lược
gì và Giải thích ngắn gọn.
15. Doanh nghiệp liên hiệp sản xuất rau quả VDH được thành lập năm 2008, với chức năng
là sản xuất các sản phẩm rau quả xuất khẩu. Sản phẩm của doanh nghiệp gồm các sản
phẩm đông lạnh, và các sản phẩm đóng hộp, nước ép trái cây cô đặc. Trực thuộc VDH
có hai nông trường chuyên canh dứa và một nhà máy với 3 dây chuyền công nghệ (dây
chuyền sản xuất các sản phẩm đông lạnh, dây chuyền sản phẩm đóng hộp, dây chuyền
nước quả cô đặc). Một số đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp như sau:
- Hoạt động cung ứng nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu dứa do hai nông trường trực
thuộc sản xuất ra đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất của nhà máy mà không phải mua thêm
điều, chuối… từ các hộ nông dân trong vùng hoặc từ vùng khác.
- Các sản phẩm đông lạnh, và đóng hộp được sản xuất theo đơn đặt hàng của các công
ty xuất khẩu chuyên ngành, gần như không tiêu thụ nội địa. Như vậy khách hàng ở đây
là các khách hàng trung gian, không phải khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
- Các sản phẩm nước trái cây cô đặc, thực chất là một loại nguyên liệu cho ngành sản
xuất nước trái cây, được bán trực tiếp cho khách hàng Hà Lan và Thụy Sĩ (họ là các
nhà sản xuất nước trái cây, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty).
Phương hướng sắp tới: Doanh nghiệp VDH đang có dự định:
- Đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa, đặc biệt là
tại các thành phố lớn nhất Việt Nam.
- Đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất nước trái cây từ nguyên liệu nước quả cô đặc,
sản phẩm nước ép trái cây này sẽ được bán ở thị trường nội địa cũng như sẽ xuất khẩu
cho các nước khác.
1. Hãy cho biết tên gọi chiến lược của doanh nghiệp VDH hiện nay là gì? Sắp tới là
gì?
2. Doanh nghiệp VDH có nên hay không mở ra tất cả các nông trường sản xuất đủ các
loại trái cây nhằm khép kín phía đầu vào nhằm chủ động hoàn toàn nguồn nguyên
liệu cho nhà máy sản xuất hay không? (giả định rằng nó có đầy đủ các yếu tố nhân
lực, vốn, đất đai cho việc sản xuất và canh tác các loại trái cây).
3. Trong chiến lược đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất nước ép trái cây, xí
nghiệp nên xem xét những yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài và bên trong như
thế nào? Hãy sắp xếp các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong theo thứ tự
quan trọng.

You might also like