You are on page 1of 2

BÀI TẬP

Bài 1: Giải phương trình bằng công thức nghiệm và hệ phương trình sau:
2𝑥 + 𝑦 = 6
a) 5x2- 3x – 8 = 0 b) 2x2 - 3x – 5 = 0 c) {
𝑥 + 2𝑦 = 3
x2
Bài 2: Cho parabol (P): y = đường thẳng (d): y= - x -1
4
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.

Bài 3: Không giải phương trình: x2 − 3x − 5 = 0 (x là ẩn). Biết phương trình có hai
nghiệm x1,x2. Hãy tính: x12 x2 + x22 x1

Bài 4: Áp suất trên bề mặt Trái Đất được tính là 760 mmHg (milimet thủy ngân) (bề
mặt Trái Đất được tính ngang với mực nước biển). Biết rằng cứ lên cao 12m so với
mực nước biển thì áp suất giảm đi 1 mmHg.
a)Viết hàm số biểu diễn áp suất khí quyển p(mmHg) theo độ cao h (m), biết
h < 9120m ?
b) Tính áp suất ở đỉnh Everest, biết rằng đỉnh Everest cao 8848m so với mực nước
biển (làm tròn hàng đơn vị).

Bài 5: Nhà bạn Minh có một mảnh vườn trồng rau cải bắp. Vườn được đánh thành
nhiều luống, mỗi luống trồng cùng một số cây cải bắp. Minh tính rằng: nếu tăng
thêm 8 luống rau, nhưng mỗi luống trồng ít đi 4 cây thì số cây toàn vườn ít đi 72
cây. Nếu giảm đi 4 luống, nhưng mỗi luống trồng tăng thêm 3 cây thì số rau toàn
vườn sẽ tăng thêm 48 cây. Hỏi vườn nhà bạn Minh trồng được bao nhiêu cây rau
cải bắp ?
Bài 6: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 3m. Tính diện tích
khu vườn biết nếu tăng chiều dài thêm 15m thì chiều dài sẽ bằng chu vi khu vườn.

Bài 7: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao
AD, BE và CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh: các tứ giác BFHD và BCEF nội tiếp
b) AD cắt (O) tại M; ME cắt (O) tại N; BN cắt EF tại I.
Cm: ∆MHC cân và BE2 = BI.BN
c) Vẽ EK vuộng góc AB tại K.Cm:tứ giác AKIN nội tiếp

You might also like