You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2023 – 2024


----------------
I. PHẦN TIẾNG VIỆT
1. Các phương châm hội thoại. (5 phương châm)
- Nêu tên, khái niệm của 5 phương châm hội thoại, quan hệ giữa phương châm hội thoại với
tình huống giao tiếp.
- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nào?
- Các thành ngữ, câu chuyện liên quan đến các phương châm hội thoại.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
- Khái niệm, phân biệt cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp.
- Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp.
- Từ lời dẫn trực tiếp viết thành đoạn văn.
3. Sự phát triển của từ vựng:
- Khái niệm; các cách phát triển từ vựng tiếng Việt (nắm sơ đồ)
+ Các phương thức chuyển nghĩa:
- Phương thức ẩn dụ.Ví dụ?
- Phương thức hoán dụ.Ví dụ?
+ Cho ví dụ về việc tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ của nước ngoài.
4. Từ vựng:
- Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của
từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, từ tượng hình, tượng thanh, trường từ vựng, từ mượn,
từ Hán Việt.
- Cho ví dụ cho mỗi nội dung.
5. Các biện pháp tu từ từ vựng:
- Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, chơi chữ.
- Cho ví dụ cho mỗi biện pháp tu từ từ vựng
II. PHẦN VĂN HỌC: Văn học trung đại và văn học hiện đại:
1. Các văn bản văn học trung đại Việt Nam
- Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung, liệt kê được các sự việc
chính.
- Văn bản “Truyện Kiều”, “Truyện Lục Vân Tiên”: học thuộc các đoạn trích “Truyện Kiều”,
nắm được nội dung, nghệ thuật các đoạn trích.
2. Các văn bản truyện, thơ hiện đại
- Đối với văn bản thơ: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, học thuộc lòng các bài thơ.
- Đối với văn bản truyện: Nhớ được tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, tóm tắt được nội dung,
liệt kê được các sự việc chính, nhớ được tình huống truyện, hệ thống các nhân vật.
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
* Văn tự sự: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc
thoại nội tâm.
+ Các dạng bài tự sự: Kể chuyện đời thường hoặc kể chuyện tưởng tượng.
Một số dạng đề thực hành:
* Kể chuyện đời thường:
1. Kể lại một lần mắc lỗi.
2. Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ.
3. Kể lại một câu chuyện với chủ đề lòng khoan dung…
1
* Kể chuyện tưởng tượng:
1. Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm trường cũ, kể lại buổi thăm trường ấy.
2. Đóng vai Vũ Nương kể lại cuộc đời mình.
3. Kể lại cuộc gặp gỡ với người lính lái xe trong bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến
Duật

2
3

You might also like