You are on page 1of 2

KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A. Những yêu cầu chung


- Đúng hình thức đoạn văn: chỉ lùi đầu dòng 1 lần duy
nhất (200 chữ - khoảng 2/3 trang giấy làm bài).
- Đúng chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đúng vấn đề nghị luận (mỗi đoạn chỉ tập trung triển
khai 1 luận điểm – yêu cầu đề)
B. Mô tả dạng đề và kĩ năng triển khai theo dạng đề
*** Dạng đề: gồm có 2 dạng cơ bản
- Dạng 1: phân tích mặt tốt/xấu, đúng/sai của vấn đề.
- Dạng 2: bàn về bài học nhận thức và hành động trước
vấn đề.
*** Kĩ năng triển khai đoạn theo dạng đề
I. Đề dạng 1: phân tích mặt tốt/xấu, đúng/sai
a. Từ khóa: ý nghĩa, giá trị, vị trí, tầm quan trọng, sức
mạnh, vai trò, sự cần thiết (tốt), hậu quả, hệ lụy, tác hại
(xấu)…
b. Yêu cầu về nội dung:
- Đối với cá nhân: phân tích tác động ntn về nhận thức,
tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, tính cách, giá trị của bản
thân.
+ Về nhận thức, tư tưởng: bản thân nhận thức được điều
gì? Vấn đề cần thiết ra sao trong việc hình thành nhân
cách, phẩm chất con người, đạo đức xã hội?....
+ Về tâm hồn, tính cách, lối sống: tâm hồn nhạy cảm
hơn, biết rung động, biết yêu thương, chia sẻ../tâm hồn
chai sạn, khô cằn, nghèo nàn tình cảm?; tính cách mạnh
mẽ, tự tin, quyết đoán/hèn nhát, yếu đuối, sợ hãi..?; lối
sống vị tha/vị kỉ?
+ Giá trị bản thân: được yêu thương, tín nhiệm, tôn
trọng, có những mối quan hệ tốt đẹp chia sẻ nhau trong
cuộc sống -> bình an, hạnh phúc, dễ thành công?/ Bị ghét
bỏ, xa lánh, cô lập, đời sống tinh thần nghèo nàn, khó có
sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Đối với xã hội: kết nối hay ngăn cách người với người?
củng cố và phát huy đạo đức xã hội hay làm tha hóa đạo
đức xã hội? thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của XH?
- Dẫn chứng: từ thực tế đời sống.

You might also like