You are on page 1of 3

Tính thực vật và dấu ấn của tính thực vật trong các thành tố văn hóa Việt Nam

(Vật chất
và tinh thần)
Văn hóa vật chất
Ẩm thực:
1.Sinh hoạt bằng nghề cày cấy nên đồ ăn chủ yếu là gạo
+ Người Việt Nam không có thói quen ăn sữa và các sản phẩm từ sữa như người
phương Tây
+Món ăn chính là gạo tẻ, làm bún, bánh tẻ, bánh đúc, bánh tráng
+Ngô, khoai, vừng, đậu, kê, sắn thì làm bánh, chiết suất làm dầu ăn phục vụ cho ăn
uống.
+Bữa ăn cơ bản của người Việt cơm-rau-cá không thể thiếu các loại rau trong bữa ăn
+Các loại rau được mọc tự nhiên hay được trồng ở vườn như rau cải, rau bắp, su
hào, rau muống, bí, mướp, dưa hành, tỏi, mùi vừa là món chính cũng vừa là những chất
phụ gia làm tăng thêm mùi hương và hương vị của món ăn.
+tính thực vật cụ thể là rau còn được xuất hiện trong những câu thơ:
"Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"
=> Nhớ về quê hương cũng chính là nhớ về những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, những
món ăn đã tồn tại đầy quen thuộc trong tâm thức người Việt.

2.Nền văn minh lúa nước phát triển và xoay quanh nó không thể thiếu sự xuất hiện của
những con vật gắn liền với cuộc sống đồng quê, không những bên cạnh hỗ trợ con
người, mà còn chính là những sản phẩm của quá trình lao động sản xuất.
+ Người Việt còn ăn tôm, cua, cá bắt được ở đồng hoặc đi mua ở chợ như thịt gia
cầm, thịt lợn, trâu, bò… Song nhìn chung, những đồ ăn làm từ thịt thường là thịt các vật
nuôi trong nhà. Việc này cũng có nguyên nhân xuất phát từ văn minh thực vật của ta.
Việc nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng là để tận dụng nguồn thức ăn thừa, thức ăn ngoài cánh
đồng trong các vụ thu hoạch lúa.
+Nuôi trâu bò để lấy sức kéo phục vụ cho việc trồng trọt, cấy hái của mình. Nhìn
chung đồ ăn người Việt nhất là nông thôn đều bắt nguồn từ những sản phẩm trồng trọt
hoặc phục vụ việc trồng trọt.

3. Trong dịp Lễ, Tết, hội hè, đình đám


+xôi, oản, bánh mặn, ngọt không thể thiếu. Ngày Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh
dày, bánh tét. Được làm từ gạo tẻ, gạo nếp, đậu, lá dong

4. Tính thực vật trong đồ uống


+ Những loại đồ uống dân dã chúng ta ở đâu cũng có thể bắt gặp như cốc nước chẻ vỉa
hè (chè mạn, chè hạt, chè tươi, chè ướp sen…), nước lá vối, gạo rang có tác dụng rất tốt
làm mát gan, thanh lọc cơ thể.
+ Vào mùa hè có các loại nước giải khát có chiết suất từ thực vật như nước dừa, nước
mía, nước ép, vào mùa đông là cà phê- món đồ uống làm nên tên tuổi của Việt Nam trên
toàn thế giới.
+ Văn hóa uống rượu của người Việt, rượu xuất hiện trong đời sống như một lẽ dĩ nhiên,
từ mâm cơm đơn giản đến những bữa tiệc sang trọng, những dịp lễ tết, cưới hỏi…
Không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Rượu làm từ gạo nếp ủ men, táo mèo, mận, chuối,
ngô có khi còn là hoa sen, hoa cúc, hoa nhài,…
5. Thói quen ăn trầu, hút thuốc
+Quả cau bổ ra, hoặc để tươi, phơi khô, lá trầu quệt ít vôi như cái tổ sâu, cắt một miếng
vỏ cây chát hay miếng hột mây, hột móc. Ăn trầu có vị cay thơm, trừ được mùi xú uế
trong mồm, chặt được chân răng, làm môi đỏ tươi, đàn bàn thời xưa lấy thế làm đẹp.
+Hút thuốc lá, thuốc lào

Ở:
Nhà ở của nước ta rất đa dạng, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có những kiểu nhà khác
nhau tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên. Nhà ở đồng bằng thường là nhà ngói, nhà mái
bằng; ở miền núi thì nhà sàn, dân chài lưới thì trên các nhà bè.
+Thời xưa nhà ở được chia làm ba hạng: Người nghèo ở nhà tranh vách đất hoặc lều,
làm nhà bằng tre, mái lợp tranh, vách trét đất thó, nền bằng đất nện. Người trung bình ở
nhà gỗ, nền bằng đất nện hay lát gạch. Người giàu ở nhà ngói, giàn nhà bằng gỗ tốt( gỗ
mít, gỗ gụ hay kiền kiền, về đại thể kèo cột, xà, rui toàn làm bằng gỗ ngay cả giường,
phản cũng bằng gỗ.
+Ngày nay kiến trúc nhà ở đã chịu ảnh hưởng rất nhiều của văn hóa Châu Âu, nguyên
liệu làm nhà được thay bằng vôi, vữa, sắt thép nhưng dân ta vẫn rất chuộng đồ gỗ, cửa
rả, bàn ghế gỗ trông rất sang trọng.
+Ở vùng cao nhà ở thường là nhà sàn, cột gỗ lên cao,có bậc thang lên nhà để tránh thú
dữ và côn trùng, dùng mọi thứ bằng gỗ và lá cây, ở các dân tộc Tây Nguyên còn có kiểu
nhà rông, nhà mái cao lợp bằng rạ hoặc lá cây, sàn bằng gỗ, vách có thể làm bằng gỗ
hoặc trét đất lên.
+Dân chài lưới ăn ở và đi lại trên thuyền, bè. Thuyền được làm bằng các loại gỗ, bè
thường làm bằng các cây tre ghép lại.
=> nhìn chung nhà ở của Người Việt dù có các kiểu thiết kế khác nhau nhưng nguyên
liệu chủ yếu vẫn là các loại gỗ, sản phẩm từ cây cối.

You might also like