You are on page 1of 11

NHẬN ĐỊNH

1/ Đối với tranh chấp thừa kế di sản là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết.
SAI, căn cứ khoản 1 Điều 39 blttds 2015
Xét tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp dân sự theo khoản 5 Điều 26, vì đây là tranh chấp dân
sự liên quan đến bất động sản, nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
2/ Tòa án có quyền không thụ lý giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
SAI, khoản 2 Điều 4 => không được từ chối
3/ Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ngay khi phát hiện tranh chấp đã hết thời
hiệu khởi kiện.
Sai, nếu đương sự không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì vụ án vẫn tiếp tục được tòa giải quyết theo Điều
217(1)(e) BLTTDS
4/ Đối vụ án dân sự có một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải thì Tòa án
không tiến hành Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
SAI, căn cứ Điều 208(2) BLTTDS
Trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được do có đương sự đề nghị không tiến hành hòa
giải theo khoản 4 Điều 207 thì thẩm phán vẫn tiến hành Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công
khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
5/ Vụ án có đương sự là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
SAI. khoản 4 Điều 35, trong một số trường hợp, tòa án cấp huyện vẫn có thẩm quyền giải quyết vụ án
có đương sự là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư
trú ở khu vực biên giới.
6/ Văn bản giấy được xem là chứng cứ trong tố tụng dân sự.
SAI. căn cứ Điều 94 thì văn bản giấy được coi là nguồn chứng cứ.
7/ Trong trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án do nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc nguyên
đơn đã đc triệu tập hợp lệ lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì phải có sự đồng ý của bị đơn, người có
quyền và nghĩa vụ lq.
Sai. Vì căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS, không yêu cầu sự đồng ý của bị đơn

8/ Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia all các phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự
Sai. Theo Điều 65 BLTTDS, việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do một
Thẩm phán tiến hành, vì thế Hội thẩm nhân dân không tham gia xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn

9/ Đương sự nếu không cung cấp đc đầy đủ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của
mình là có căn cứ thì tòa án sẽ ko thụ lý vụ án giải quyết vụ việc ds.
Sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 BLTTDS, trong trường hợp này Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng
cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 để giải quyết vụ việc dân sự.
10/ Nếu thẩm phán là anh rể của nguyên đơn thì thẩm phán sẽ bị thay đổi vì là người thân thích
của nguyên đơn.
Sai. Thẩm phán là anh rể của NĐ không thuộc TH thay đổi Thẩm phán theo Điều 53 BLTTDS.

11/ Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự.
Điều 200(3) Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời điểm để bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố của
mình là phải trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa
giải.
12/ Việc thay đổi bổ sung yêu cầu của đương sự ở tại phiên toà dân sự sơ thẩm trong mọi trường
hợp đều được Hội đồng xét xử chấp nhận (1 điểm )
Sai, căn cứ Điều 244 BLTTDS trường hợp thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự vượt quá yêu cầu
khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu thì sẽ không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
13/ Tòa án không thụ lý vụ án dân sự khi quan hệ tranh chấp dân sự đó đã hết thời hiệu khởi
kiện theo luật định. (1 điểm )
SAI. Căn cứ Điều 184 nếu đương sự ko yêu cầu áp dụng thời hiệu thì tòa án vẫn thụ lý
14/. Người đại diện hợp pháp của đương sự nếu đã tham gia tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm của vụ
án thì có quyền kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án theo trình tự phúc thẩm.
- Sai.
- Theo Điều 271 BLTTDS 2015, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo. Tuy
nhiên, theo Điều 86(2) BLTTDS 2015, người đại diện hợp pháp trong trường hợp là người đại diện theo
ủy quyền thì chỉ được thực hiện các công việc theo nội dung văn bản ủy quyền. Vì vậy, nếu việc kháng
cáo không thuộc phạm vi được ủy quyền thì người đại diện đó của đương sự không có quyền kháng cáo.
15/ Đương sự đưa ra bất cứ yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố nào tại tòa án cấp sơ thẩm đều
phải đóng tạm nộp án phí sơ thẩm đối với yêu cầu đó thì mới được tòa án giải quyết yêu cầu của
mình.
⇒ Sai.
Theo khoản 1 Điều 146 BLTTDS 2015, và khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH,
trong trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì người đưa ra yêu cầu (yêu cầu
khởi kiện hoặc yêu cầu phản tố) sẽ không phải nộp tạm ứng án phí.
16/ Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tòa án có thể tự mình tiến hành một hoặc một số
biện pháp thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự được chính xác và đúng đắn.
⇒ Sai. Theo khoản 2 Điều 6 BLTTDS 2015, Toà án chỉ có thể tự mình tiến hành biện pháp thu thập
chứng cứ trong các trường hợp quy định tại BLTTDS 2015, cụ thể là các trường hợp được quy định từ
Điều 98 đến Điều 106, bằng các biện pháp nêu tại khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015.
17/ Có những sự khác biệt nhất định giữa thời hạn trong tố tụng dân sự và thời hạn dân sự.
Nhận định đúng. Thời hạn trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 182 Bộ LTTDSS 2015 và thời
hạn dân sự được quy định tại Điều 144 BLDS 2015 có sự khác biệt nhất định, cụ thể:
Thời hạn trong TTDS:
- Chỉ do pháp luật quy định hoặc do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng ấn định
theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 182 BLTTDS 2015)
- Có thể bị gián đoạn bởi các ngày nghỉ của cán bộ, công chức.
- Thời hạn tố tụng có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có
thể sẽ xảy ra. (Khoản 2 Điều 182 BLTTDS 2015)
Thời hạn dân sự:
- Do pháp luật quy định hoặc do các đương sự thỏa thuận ((Điều 145 BLDS 2015)
- Thường theo thời gian liên tục, trừ trường hợp các bên thoả thuận khác hoặc pháp luật quy định
khác
- Được tính bằng giây, phút, giờ,ngày, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra (Khoản 2
Điều 144 BLDS 2015)
18/ Sự tham gia của Hội thẩm nhân dân tại phiên tòa xét xử sơ thẩm là bắt buộc.
Sai, căn cứ Điều 11 BLTTDS, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn thì không cần sự bắt buộc có mặt
của HTND
19/ Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án.

Sai.

Bởi vì: Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 thì trường hợp Thẩm phán đã tham
gia xét xử vụ án dân sự nhưng chưa ra được bản án hoặc Thẩm phán đó là thành viên của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì Thẩm phán đó vẫn có thể tham gia xét
xử lần thứ hai đối với cùng một vụ án dân sự.

Do đó, Thẩm phán có thể tham gia xét xử hai lần trong cùng một vụ án.

20/ Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự

Đúng Điểm e khoản 1 Điều 97, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu
đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ; hơn nữa khoản 6 quy định Viện kiểm sát thu thập tài liệu,
chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm,
tái thẩm chứ không phải thu thập thay đương sự.

21/ Người chưa thành niên không thể trở thành người làm chứng trong tố tụng dân sự.

Sai, chỉ những người mất NLHVDS mới không trở thành người làm chứng. (Điều 77 BLTTDS)

22/ Hội thẩm nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa dân sự sơ thẩm.

Sai, trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn thì không cần (Điều 11 BLTTDS)

23/ Nếu thư ký Tòa án là người thân thích với kiểm sát viên trong cùng 1 vụ án thì chỉ cần thay
đổi 1 người.

Sai. Điều 53 và Điều 60, phải thay đổi Thư ký trong trường hợp thư ký và kiểm sát viên là người thân
thích, không có trường hợp thay đổi KSV khi là người thân thích với thư ký

25/ Đương sự yêu cầu áp dụng BPKCTT thì họ phải thực hiện biện pháp bảo đảm

Sai, căn cứ Điều 136.1 BLTTDS, đương sự yêu cầu áp dụng BPKCTT chỉ buộc phải thực hiện biện
pháp bảo đảm áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại các khoản
6,7,8,10,11,15,16 Điều 114 BLTTDS.

26/ Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Chánh án tự quyết định.

Sai, căn cứ Điều 56.2 BLTTDS, tại phiên tòa việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Hội đồng xét xử
quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội thẩm phải thảo luận trong phòng nghị
án và quyết định theo đa số.

Or có thể trả lời là Chánh án không thể tự quyết định mà còn phải tuân theo những quy định về trường
hợp thay đổi người tiến hành tố tụng tại các Điều 52, 53, 54, 55 BLTTDS.
Nếu chính Chánh án đó là người bị thay đổi thì sẽ do Chánh án cấp cao hơn quyết định.(Điều 56 k1)

27/ Đương sự trong vụ án dân sự không đc phép cung cấp chứng cứ mới trong phúc thẩm

Sai. Có 2 trường hợp có thể, một là TA yêu cầu, hoặc là TA không yêu cầu nhưng đương sự không thể
giao nộp do lý do khách quan mà giờ mới nộp được.

28/ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có thể bị kháng nghị theo giám đốc thẩm

Đúng, căn cứ Điều 213.2 “Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.”

29/ Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới đc xem là bị đơn.

Sai. căn cứ khoản 3 điều 68 BLTTDS, bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện để yêu cầu tòa án giải
quyết vụ án dân sự, không phải người ra thiệt hại mới được coi là bị đơn.

30/ Đối với việc giải quyết tất cả các vụ án tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình, tòa án đều
phải tiến hành thủ tục hòa giải giữa các bên đương sự trước khi quyết định đưa vụ án đó ra xét xử
(nếu việc hòa giải của tòa án không thành công).
Nhận định sai. Không phải tất cả vụ án tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình đều phải tiến hành
thủ tục hòa giải giữa các bên đương sự trước khi quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu việc hòa giải không
thành công. Bởi vì, một số vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định
tại Điều 206, Điều 207 BLTTDS 2015 hoặc vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án không phải
tiến hành thủ tục hòa giải (Điều 205(1) BLTTDS 2015).

TÌNH HUỐNG

CÂU 1:
Ngày 02/01/2021, Ngân hàng thương mại cổ phần SSS (trụ sở tại đường Trần Hưng Đạo, phường 5,
Quận 1, TP.HCM) ký kết với bà Lê Thị P (địa chỉ cư trú tại đường Ba tháng Hai, phường 10, Quận 10,
TP.HCM):
Hợp đồng vay tài sản số 09/2021 số tiền 05 tỷ đồng, thời hạn 01 năm, mục đích vay: xây nhà ở. Để
bảo đảm cho khoản vay 05 tỷ này, hai bên ký kết thêm Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất số
10/2021 theo đó thế chấp lô đất tại địa chỉ: tổ 12, ấp 1B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Hiện lô đất đang được bà P cho ông La Văn T thuê để trồng cỏ cho bò ăn. Được biết trong Hợp đồng số
09 và 10 đều có điều khoản: Trường hợp phát sinh tranh chấp các bên thống nhất lựa chọn Tòa án có
thẩm quyền nơi nguyên đơn làm việc (nếu là cá nhân) hoặc có trụ sở (nếu là tổ chức) để giải quyết tranh
chấp.
Hết thời hạn vay, bà P không thanh toán được số tiền vay. Ngân hàng SSS quyết định khởi kiện ra Tòa
án. Anh (chị) hãy tư vấn cho Ngân hàng SSS:
1/ Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án để nộp đơn khởi kiện?
- Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 39, cùng với dữ kiện tình huống hai bên đã có thỏa thuận “Trường hợp
phát sinh tranh chấp các bên thống nhất lựa chọn Tòa án có thẩm quyền nơi nguyên đơn làm việc (nếu
là cá nhân) hoặc có trụ sở (nếu là tổ chức) để giải quyết tranh chấp.”
- Xét tranh chấp trên là tranh chấp hợp đồng dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26, cụ thể là tranh chấp
hợp đồng vay tài sản. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 quy định về thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp
huyện => Tòa án nhân dân cấp huyện là tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp
nói trên.
Từ hai lập luận trên => Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án để nộp đơn khởi kiện là Tòa án nhân
dân Quận 1
=> Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nơi Ngân hàng thương mại cổ phần SSS đặt trụ sở
2/ Xác định tư cách đương sự trong vụ án?
Trong tình huống trên, tư cách đương sự của các đương sự được xác định như sau:
- Ngân hàng SSS là nguyên đơn (căn cứ khoản 2 Điều 68 BLTTDS)
- Bà P là bị đơn
- Ông T là người có quyền và nghĩa vụ liên quan (căn cứ khoản 4 Điều 68 BLTTDS)
3/ Được biết tổng số tiền nợ gốc và lãi tính Ngân hàng SSS yêu cầu ông A phải thanh toán là
5.500.000.000 đồng. Tính số tiền tạm ứng án phí mà Ngân hàng SSS sẽ phải nộp?
Căn cứ
Khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
“Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền
tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.”
Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
“Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản
có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.”
Do yêu cầu của nguyên đơn - Ngân hàng SSS là số tiền cả tiền nợ gốc và lãi tính Ngân hàng SSS yêu
cầu ông A phải thanh toán là 5.500.000.000 đồng thuộc trường hợp khoản 3 Điều 24 nêu trên => Vụ án
dân sự có giá ngạch
Căn cứ vào DANH MỤC ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TÒA ÁN (Ban hành kèm theo Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016), tổng số tiền tranh chấp 5.500.000.000 đồng thuộc
vào “tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch Từ trên 4.000.000.000 đồng” => án phí
phải đóng là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. =
112.000.000 đồng + 0,1%. 5.388.000.000 = 117.388.000 đồng.
Căn cứ
- Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 “Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ
án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá
trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân
sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.”
- Theo danh mục án phí, lệ phí tòa án được quy định tại Nghị quyết 356/2016/UBTVQH14 Mức án phí
Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại không có giá ngạch là 3.000.000 đồng
=> Số tiền tạm ứng án phí mà Ngân hàng SSS sẽ phải nộp là 58.694.000 đồng
CÂU 2:
Vợ chồng A và B có 3 người con M, N, P đa thành niên, tài sản chung gồm:
- 1 căn nhà 5 tỷ tại quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- 1 ô tô BMW 2 tỷ
- Sổ tiết kiệm 500 triệu
A, B đang cư trú tại quận Bình Thạnh, M cư trú tại Quận 3, N cư trú tại huyện Long Thành tỉnh
Đồng Nai. P sống cùng A và B trong căn nhà 5 tỷ tại quận Thủ Đức
A và B mất, di chúc để lại căn nhà 5 tỷ cho P, sổ tiết kiệm 500 triệu cùng xe BMW 2 tỷ chia đều cho
M,N,P.
01/4/2019, M nộp đơn yêu cầu tòa tuyên bố vô hiệu di chúc, chia đều tài sản cho M, N, P. Còn P yêu
cầu Tòa công nhận di chúc
Phán quyết tòa:
+ Công nhận di chúc.
+ P hưởng nhà 5 tỷ tại quận Thủ Đức. 2 tỷ 500 triệu chia đều M, N, P
Giải quyết:
1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa nào? Vì sao?
Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thẩm quyền sẽ được xác định theo các bước như sau:
Thẩm quyền theo vụ việc: yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ việc này là tuyên bố di chúc vô
hiệu do đó thuộc thẩm quyền của Tòa án (Điều 26)
Thẩm quyền theo các cấp: yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền TAND cấp huyện (điểm a khoản 1 Điều
35)
Thẩm quyền theo lãnh thổ: TAND quận Thủ Đức - nơi anh P cư trú

2. Xác định người có nghĩa vụ tạm ứng án phí và tạm ứng bao nhiêu?
Khoản 1 Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14
“Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền
tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp
tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.” => anh M là người có nghĩa vụ tạm ứng án phí
—----------------
Điều 146(1) blttds 2015 Nguyên đơn có nghĩa vụ phải nộp tạm ứng án phí, không thuộc trường hợp
không nộp tạm ứng án phí quy định tại khoản 1 Điều 11 NQ 326, không thuộc TH được miễn quy định tại
khoản 1 Điều 12 NQ 326
→ là anh M
Vì đây là VADS không có giá ngạch: không yêu cầu bồi thường, không tính ra tiền được, yêu cầu của
đương sự không phải là một khoản tiền
Khoản 2 Điều 7 NQ 326, Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch
bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
Mục 1.1 Danh mục A NQ 326, anh M nộp tạm ứng án phí là 300.000 đồng.

3. Xác định người đóng án phí và số tiền án phí là bao nhieu?


Theo khoản 1 Điều 147, đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án
chấp nhận, tức là anh M.
Mục 1.1 Danh mục A NQ 326, anh P nộp án phí là 300.000 đồng.

TÌNH HUỐNG
Ông Đào Xuân Hòe và vợ chồng anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà là hàng xóm. Chị Hà và anh
Cường làm nghề lao động tự do, có đặt vấn đề vay tiền của ông Hòe. Ngày 4/3/2018, anh Cương viết một
“Giấy vay tiền”, nội dung như sau:

“Tôi tên là Bùi Văn Cương cùng vợ là Ma Thị Minh Hà. Hiện hai vợ chồng tôi cùng cư trú tại số 94, ngõ
102, quận Đ. Hà Nội.

Hôm nay chúng tôi cùng nhất trí viết giấy vay tiền ông Đào Xuân Hòe, sinh năm 1939, cư trú tại số 45,
ngõ 102, quận Đ. Hà Nội, tổng số tiền hai vợ chồng chúng tôi xin vay là 42.000.000 đồng (bốn hai triệu
đồng chẵn). Lãi suất vay là 30.000 đ/1 triệu/1tháng. Tổng số tiền lãi hàng tháng là 1.260.000 đồng. Ngày
trả lãi là ngày 25 hàng tháng.

Số tiền hai vợ chồng tôi xin vay ông Đào Xuân Hòe là ba tháng, kể từ ngày 4/3/2018. Hai bên cùng thỏa
thuận nhất trí với ý kiến trên.

Cuối Giấy vay tiền là chữ ký của người viết đơn là anh Bùi Văn Cương và Ma Thị Minh Hà, chữ ký của
người cho vay là ông Đào Xuân Hòe.

Câu hỏi 1: Căn cứ những quy định của Bộ luật dân sự, hãy cho biết quan hệ giữa ông Hòe và vợ
chồng anh Cương, chị Hà là quan hệ gì?

Quan hệ hợp đồng vay tài sản.

Tình tiết bổ sung:

Đến hạn trả nợ, vợ chồng anh Cương đề nghị ông Hòe ra thêm hạn một tháng nữa để vợ chồng anh thu
xếp công việc. Vợ chồng anh Cương cũng đề nghị được trả lãi với mức 3%/ tháng như đã thỏa thuận
trước đây. Ông Hòe đồng ý.

Đến hạn trả lãi (ngày 25), vợ ck Cương ko trả.Ông Hòe không đồng ý gia hạn và yêu cầu vợ chồng anh
Cương phải thu xếp trả nợ. Sự việc buộc ông Hòe quyết định khởi kiện ra Tòa án.

Câu hỏi 3: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án đòi nợ của ông Hòe.

- Thẩm quyền theo vụ việc: tranh chấp về hợp đồng dân sự → thẩm quyền của Tòa án (khoản 3 Điều 26)

- Thẩm quyền theo các cấp: tranh chấp dân sự, không có yếu tố nước ngoài → TAND cấp huyện (điểm a
khoản 1 Điều 35)

- Thẩm quyền theo lãnh thổ:


+ Tranh chấp nghĩa vụ hợp đồng vay: căn cứ Điểm a khoản 1 Điều 39: theo nơi cư trú, làm việc của
Bị đơn - vợ chồng anh Cương → Tòa án quận Đ..
+ Nếu 2 bên lập biên bản vụ này áp dụng tòa án nơi Nguyên đơn: Tòa án quận Đ. (Điểm b khoản 1
Điều 39)

- Điểm g khoản 1 Điều 40: tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng → Tòa án tại nơi hợp đồng được
thực hiện: Tòa án quận Đ.

Câu hỏi 4: Căn cứ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, hãy cho biết đơn kiện của ông Hòe phải gửi
kèm theo những giấy tờ, tài liệu nào?

- Hợp đồng vay có chữ ký các bên (bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp) -
Điều 3(2)(a) NQ 04/2012
-

Câu hỏi 7: Tòa án có thể giải quyết vắng mặt theo yêu cầu của anh Cương được hay không?

khoản 1 Điều 228. BLTTDS

Tình tiết bổ sung:

Trong đơn khởi kiện của ông Hòe cũng như trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án, ông Hòe giữ
nguyên yêu cầu đòi toàn bộ số tiền nợ gốc, toàn bộ số tiền lãi chưa trả theo thỏa thuận là 3%/tháng. Ông
Hòe cũng yêu cầu vợ chồng anh Cương phải trả toàn bộ nợ ngay một lần.

Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm vào tháng 3 năm 2019.

Ông Hòe muốn mời luật sư tham gia tố tụng.

Câu hỏi 8: Theo quy định của pháp luật hiện hành, luật sư có thể tham gia tố tụng theo yêu cầu của
ông Hòe với tư cách gì?

+ Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp (điểm a khoản 2 Điều 75)
+ hay người đại diện theo ủy quyền (Điều 57), nhưng với điều kiện thỏa khoản 2 Điều 87:
● nếu luật sư đấy không phải là đương sự
● không là người đại diện theo pháp luật trong TTDS cho 1 đương sự khác mà có quyền và
lợi ích hợp pháp đối lập với đương sự của mình
CÂU 3:

Ngày 3/2/2017, Toà án nhân dân huyện C. nhận được công văn số 14/CV – UB về việc xin chuyển Toà án
do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ký. Nội dung đơn như sau:

“ Căn cứ vào đơn khiếu nại của nhà bà Nguyễn Kim Y, sinh năm 1948, ngụ tại tổ I, ấp Mỹ Tây, thị trấn
Mỹ Thọ, huyện C.

Khiếu nại về việc ông Nguyễn Thành Phước, ngụ tại ấp I, xã Tân Hội Trung mua thức ăn gia súc về bán
nhưng không trả đủ tiền cho bà Y. Uỷ ban nhân dân ấp I đã tiến hành hoà giải nhưng không thành.

Đến ngày 20 tháng 9 năm 2016, tiếp tục mời các đương sự đến hòa giải nhưng không thành.

Qua xem xét các chứng từ thể hiện trong hồ sơ không rõ nên Hội đồng hòa giải không thể kết luận được.
Theo yêu cầu của hai bên đương sự chuyển Toà án giải quyết.

Nay kính chuyển Toà án nhân dân huyện C. xem xét giải quyết cho đương sự.”.

Câu 1:

Để thụ lý giải quyết yêu cầu thì TAND huyện C phải có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Để xác định
TAND huyện C có thẩm quyền giải quyết hay không thì cần xét qua 3 bước:

- Thẩm quyền theo vụ việc:

- CCPL: khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

- Đây là tranh chấp hợp đồng mua bán thức ăn gia súc giữa bà Y và ông Phước. Cả 2
người đều không phải là thương nhân. Do đó, đây là tranh chấp hợp đồng mua bán tài
sản dân sự, thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân.

- Thẩm quyền theo cấp:

- CCPL: điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015.

- Như đã chứng minh ở trên, đây là tranh chấp về dân sự, được quy định tại Điều 26.
Vì vậy, tòa án cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

- Thẩm quyền theo lãnh thổ:

- CCPL: điểm a khoản 1 Điều 39.

- Theo đó, Tòa án cấp huyện nơi ông Phước cư trú sẽ là tòa án có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp.

Kết luận: Vì đề không cung cấp thông tin về huyện mà ông Phước cư trú, giả định trong tình huống này
xã Tân Hội Trung mà ông Phước cư trú cũng trực thuộc huyện C thì TAND huyện C sẽ có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp, và sẽ thụ lý giải quyết yêu cầu này.

Câu 2:

CCPL: khoản 1, Điều 91 BLTTDS 2015. Ngoài đơn khởi kiện thì bà Y còn có nghĩa vụ cung cấp các tài
liệu để chứng minh các tình tiết sau:

- Có việc mua bán thức ăn gia súc giữa bà Y và ông Phước thông qua nguồn chứng cứ ví dụ
như hợp đồng mua bán thức ăn gia súc.

- Việc bà Y đã giao hàng cho ông Phước thông qua nguồn chứng cứ ví dụ như phiếu giao hàng
có chữ ký xác nhận của ông Phước và bà Y.

- Về việc ông Phước chưa thanh toán đủ tiền cho bà Y thông qua nguồn chứng cứ ví dụ như
giấy nợ tiền hàng mà có chữ ký xác nhận của ông Phước và bà Y.
Câu 3:

- Quan hệ tranh chấp trong vụ án là quan hệ hợp đồng dân sự.

- Xác định tư cách đương sự trong vụ án:

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tư cách đương sự của
bà Nguyễn Kim Y, và ông Thạnh là nguyên đơn.

+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tư cách đương sự của
ông Phước là bị đơn.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT


1/

2/
Có ý kiến cho rằng thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự chỉ có thể được áp dụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm mà thôi. Anh /chị có đồng ý với ý kiến này
không? Hãy nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến này và nêu căn cứ pháp lý nếu có .
điều 288, 289
có khi nó khác nhau ở chữ giải quyết vụ án dân sự và xét xử lại bản án sơ thẩm ko
3/ Quyền lựa chọn tòa án có có thẩm quyền của nguyên đơn được hiểu như thế nào trong quy
định của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn?
Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn được quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015
dưới hình thức liệt kê các trường hợp cụ thể. Theo đó, một số quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự
lựa chọn của nguyên đơn có thể xem xét và lựa chọn trong các tranh chấp về hợp đồng dân sự, hợp đồng
kinh doanh thương mại.
Xác định Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các bên có ý nghĩa quan trọng, chi phối
và ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình theo đuổi vụ kiện tại Tòa án của nguyên đơn. Trong một số
trường hợp nếu chủ thể khởi kiện đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định có thể chủ động tạo ra
nhiều lợi thế như quyền lựa chọn Tòa án theo nhu cầu về địa lý, lựa chọn Tòa án có điều kiện tốt nhất để
thu thập tài liệu, chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình. Liên quan đến tranh chấp về
hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 26 và khoản 1,
Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (“BLTTDS 2015”) thì các tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án. Do đó, chủ thể khởi kiện có đầy đủ điều kiện xem xét đến các quy định pháp luật
về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn để xác định Tòa án giải quyết phù hợp, đồng
thời có kế hoạch chuẩn bị hồ sơ khởi kiện rõ ràng.
Tuy BLTTDS cho phép nguyên đơn có quyền được lựa chọn tòa án giải quyết, nhưng việc lựa chọn
không chỉ dựa trên hoàn cảnh, điều kiện của người khởi kiện mà còn phải dựa trên tính chất của vụ việc
dân sự và thẩm quyền của tòa án. Điều đó có nghĩa là nguyên đơn vẫn phải tuân theo những nguyên tắc
thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự được quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS 2015, kèm theo đó là
đáp ứng quy định trong những trường hợp có quyền được lựa chọn tòa án giải quyết tại Điều 40.
4/Người nào là người có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố
tụng dân sự? Hãy nêu những chủ thể nào trong tố tụng dân sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời?
Căn cứ pháp lý: Điều 111 BLTTDS hiện hành
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) thuộc quyền bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, người có quyền yêu cầu tòa án áp dụng BPKCTT được xác định là
người có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Căn cứ vào quy định tại Điều 111
BLTTDS năm 2015 thì những người có quyền án áp dụng BPKCTT gồm có:
- Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự
+ Đương sự (cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan theo Điều 68 BLTTDS)
+ Người đại diện hợp pháp của đương sự bao gồm người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện
theo ủy quyền
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện bảo vệ quyền lợi cho người khác, lợi ích công cộng và lợi
ích của Nhà nước (căn cứ theo Điều 187 để xác định tư cách bảo vệ quyền lợi ích)
- Toà án cũng có quyền tự mình quyết định áp dụng các BPKCTT quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5
Điều 114 BLTTDS năm 2015, chẳng hạn như: giao người mất năng lực hành vi dân sự cho cá nhân hoặc
tổ chức trông nom, nuôi dưỡng chăm sóc;.... (căn cứ theo Điều 135 BLTTDS)
Tóm lại, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, những người có quyển nêu trên phải có yêu
cầu về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời căn cứ Điều 133 BLTTDS. Bên cạnh đó, theo quy định
của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu câu
có đơn khởi kiện tại Tòa án. Nghĩa là trong trường hợp đương sự chỉ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà không khởi kiện thì Tòa án không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Về nguyên tắc, tòa án chỉ được quyết định áp dụng BPKCTT khi có đơn yêu cầu của các đương sự, người
đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác.

You might also like