You are on page 1of 12

C.

CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM


I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ
Theo Điều 94 HP 2013 thì Chính phủ được xác định là CQNN có 2 tính chất sau:
1. Chính phủ là CQ hành chính cao nhất của nước CHXHCN VN
- CP được lập ra để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội, đây là
phương diện hoạt động thường xuyên, chủ yếu và là chức năng chủ yếu của CP. Vì vậy,
CP được xếp vào hệ thống những CQ có chức năng quản lý (hay còn được gọi là hệ
thống hành chính. Lưu ý: “hành chính” và “quản lý” là cùng nghĩa, nên có thể nói CP là
CQ quản lý hay CQ hành chính).
- Không chỉ là CQ có chức năng quản lý như bao CQ khác trong hệ thống hành
chính mà CP còn được xác định là trung tâm đầu não, chỉ huy cả hệ thống hành chính,
nơi phát ra các mệnh lệnh quản lý. 1 mệnh lệnh quản lý của CP có hiệu lực trên phạm vi
cả nước và nó có ý nghĩa bắt buộc đối với các Bộ, CQ ngang Bộ và UBND các
tỉnh/thành.
 Vì vậy, CP được xác định là CQ hành chính cao nhất, chỉ đạo, điều hành cả
hệ thống hành chính.
* SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH
- Để CP với tư cách là CQ hành chính cao nhất thì CP luôn được HP và luật trao
cho những nhiệm vụ để nắm mọi nguồn nhân – vật lực, tài nguyên thiên nhiên và các
tiềm năng khác của QG để thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả.  Nắm CP là
nắm tiền bạc, vật chất, con người.
 Từ đó, tạo nên nguyên tắc bất thành văn là ai nắm hành pháp thì người đó sẽ
nắm quyền lực thật sự, nằm trong tay của người đứng đầu CP và xu hướng chung của
thế giới hiện nay là đề cao CP và người đứng đầu CP. Vì tầm quan trọng của quyền
hành pháp, để phân biệt giũa các hình thức chính thể và thể chế chính trị người ta căn cứ
vào ai là người nắm hành pháp. Nếu QG đó TTg nắm hành pháp thì QG đó hình thức
chính thể là CH đại nghị (TTg chế). Nếu QG đó TT nắm hành pháp thì QG đó hình thức
chính thể là CH tổng thống (TT chế). Nếu QG đó TT và TTg nắm hành pháp thì QG đó
hình thức chính thể là CH hỗn hợp (bán TT chế).
 Ngay trong nội hàm từ “Chính phủ” cũng nói lên đầy đủ ý nghĩa và tầm quan
trọng của nhánh quyền lực này. CP được coi là Phủ của những chính sách, là nơi để kiến
tạo, hoạch định, quy định và thực thi hầu hết những chính sách quan trọng của một QG .
CP được coi là CQ xác lập nên sự hưng thịnh, giàu có và thành bại của QG, dân tộc. CP
là CQ trực tiếp tạo ra của cải vật chất. Dân có giàu, nước có mạnh phụ thuộc và CP
mạnh hay yếu (vai trò của QH là làm luật, mà luật không trực tiếp tạo ra của cải vật
chất, chỉ đặt nền tảng pháp lý cho sự phát triển kinh tế, VH – XH. Còn Tòa án là CQ xét
xử, đem lại niềm tin vào công lý cho ND chứ không đem lại nền tảng kinh tế).  Phụ
thuộc năng lực quản trị, tài năng điều hành của CP.

2. Chính phủ là CQ chấp hành của QH


a) CP là do QH lập ra (hay QH lập ra CP)
- QH quy định CP được thành lập bao nhiêu Bộ, CQNB và xác định tên gọi từng
CQ theo đề nghị của TTg.
- QH quy dịnh CP có bao nhiêu PTTg theo sự đề nghị của TTg.
- QH bầu TTg trong số các ĐBQH theo sự giới thiệu của CTN.
- QH phê chuẩn bổ nhiệm các PTTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB theo đề nghị
của TTg.
* LƯU Ý: Nếu có nhận định cho rằng QH BẦU RA CP?
GIẢI THÍCH VÀ BÌNH LUẬN
- QH chỉ bầu đối với TTg theo sự giới thiệu của CTN. Còn những thành viên khác
của CP được QH phê chuẩn bổ nhiệm theo sự giới thiệu của TTg.

b) CP phải chấp hành đường lối, chủ trương được quy định trong HP, Luật,
NQ của QH; NQ, Pháp lệnh của UBTVQH
- CP không được quyền phủ quyết các luật do QH ban hành, không được quyền đề
nghị QH xem xét lại các QĐ của QH.
- CP phải ban hành cá VB dưới luật như NĐ, Thông tư, Chỉ thị… để hướng dẫn thi
hành Luật của QH và Pháp lệnh của UBTVQH.
- CP phải họp bàn, tìm các biện pháp hữu hiệu để triển khai để triển khai thi hành
đường lối, chủ trưởng của QH trong thực tế cuộc sống.
 QH chỉ họp để biến tâm tư, nguyện vọng của cử tri thành đường lối, chủ
trương, chính sách của QH và QH lập ra CP suy cho cùng là để CP thi hành đường lối,
chủ trương, chính sách trong thực tế cuộc sống.

c) CP phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước QH


- Lúc QH họp, CP phải báo cáo trước QH. Lúc QH không họp, CP phải báo cáo
công tác trước UBTVQH.
- ĐBQH có quyền chất vấn, quyền bỏ/lấy phiếu tín nhiệm với tất cả thành viên của
CP.
- QH có quyền bãi bỏ các VB của CP nếu VB đó trái với HP, Luật, NQ của QH.
- QH có quyền miễn, bãi nhiệm đối với TTg theo sự đề nghị của CTN. QH có
quyền phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức đối với PTTg, Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB
theo sự đề nghị của TTg.

* ĐIỂM MỚI THEO ĐIỀU 94 HP 2013 SO VỚI ĐIỀU 109 HP’92 VỀ VỊ TRÍ,
TÍNH CHẤT PHÁP LÝ CỦA CP. Có hai điểm mới quan trọng:
1/ LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN VN, TẠI ĐIỀU 94 HP 2013
CHÍNH THỨC QUY ĐỊNH CP LÀ CQ “THỰC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP”.
GIẢI THÍCH VÀ BÌNH LUẬN
- Với việc quy định CP là CQ “thực hiện quyền hành pháp” chứng tỏ HP 2013
tiếp tục có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng hơn các nhánh quyền lực còn lại. Nếu như
tại Điều 92 HP’92 có nêu ra 3 nhánh quyền lực là LP, HP, TP nhưng trong toàn bộ bản
HP này thì không quy định rõ CQ nào thực hiện quyền lực gì. Rút kinh nghiệm này, HP
2013 đã quy định rõ CQ nào thực hiện quyền lực gì, cụ thể là theo Điều 69 HP 2013 quy
định QH thực hiện quyền LP, Điều 94 HP 2013 quy định CP thực hiện quyền HP, Điều
102 HP 2013 quy định quyền TP.
 Điều này chứng tỏ HP 2013 đã tiếp thu thêm những hạt nhân hợp lý của học
thuyết phân quyền rằng ta đang phân quyền hóa từng bước BMNN vì nếu phân công,
phân nhiệm không rõ ràng giữa các nhánh quyền lực thì sẽ dẫn đến chồng chéo về chức
năng nên dẫn đến không hiệu quả về công việc và không thể quy kết trách nhiệm nếu có
sai phạm xảy ra.
- Với quy định CP là CQ thực hiện quyền hành pháp thì CP đã là một nhánh quyền
lực thật sự, nắm trọn vẹn trong tay một loại quyền lực. CP đã có 1 vị trị độc lập và cân
bằng so với QH và TA, không còn là CQ phái sinh từ QH. Với tư cách là CQ thực hiện
quyền hành pháp, một nhánh quyền lực quan trọng (bậc nhất trong 3 nhánh quyền lực) thì
CP phải chủ động trong việc kiến tạo, hoạch định, quyết định và thực thi các chính sách
quan trọng của QG để mang lại sự phát triển, thịnh vượng cho QG, dân tộc chứ không
được ỷ lại, bị động, trông chờ vào quyết sách của QH và CP phải tự chịu trách nhiệm
trong việc thực hiện quyền hành pháp nếu có sai phạm xảy ra.
 Cần phân biệt phạm trù “quyền hành pháp” và “hành chính” là hai thuật
ngữ khác nhau. Thuật ngữ “quyền hành pháp” lần đầu được để cập trong HP 1787 của
Hoa Kỳ - là bản HP thành văn đầu tiên của nhân loại – và tại Điều 2 của HP này đã
chính thức tuyên bố được cho là của CP và đứng đầu là TT Mỹ. Bản HP này không giải
nghĩa quyền hành pháp bao gồm những nội dung gì mà nó giao cho Tòa án được quyền
giải thích thuật ngữ dựa trên từng giai đoạn, hoàn cảnh khác nhau trong đời sống xã hội
– lịch sử.  Làm HP Mỹ sống động theo thời gian.
 Mãi đến HP’58 của CH Pháp thì Charles DeGaulle đã có định nghĩa khá đầy
đủ về quyền hành pháp. Theo ông, quyền hành pháp là 1 nhánh quyền lực thật sự và là 1
loại quyền lực trọn vẹn (1 trong 3 loại quyền lực cấu thành quyền lực NN) thì quyền
hành pháp phải có 2 nội dung cơ bản:
+ Hoạch định, kiến tạo và quy định chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô, chiến lược.
+ Điều hành, quản lý sự vụ để thực thi cá chính sách hành pháp trong thực tế (hay
còn được gọi là công tác hành chính).  Hành chính chỉ là 1 nội dung của hành pháp.
 DeGaulle đã sáng tạo ra CH hỗn hợp với CP lưỡng đầu: TT là người kiến tạo,
hoạch định chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô, chiến lược còn TTg là người điều hành,
quản lý và thực thi những đường lối, chính sách hành pháp do TT đặt ra.
- Các bản HP trước năm 2013 không có 1 quy định nào để quy định CQ nào sẽ
thực hiện quyền hành pháp hay CP thực hiện quyền HP mà chỉ quy định rằng CP là CQ
hành chính cao nhất. Nguyên do là vì năm 2013, do chịu hưởng từ tư tưởng tập quyền
XHCN, toàn bộ quyền lực NN nằm trong tay QH, theo đó, quyền hành pháp là của ND
và ND trao lại quyền này cho QH. Nhưng QH không thể trực tiếp thực hiện quyền này
nên trao lại cho CP nhưng QH lại không trao hết quyền hành pháp cho CP. Dẫn đến quan
niệm rằng cả QH và CP cùng chia nhau quyền hành pháp, theo đó QH đóng vai trò hoạch
định và quy định, kiến tạo chính sách hành pháp ở tầm vĩ mô, chiến lược còn P chỉ là
người điều hành, quản lý, thực thi những chính sách hành pháp ấy.  Do đó, các bản
HP trước đây không quy định đâu là CQ hành pháp, tạo sự bị động, ỷ lại, trông chờ
vào QH của CP.
- Rút kinh nghiệm đó, tại Điều 94 HP 2013 đã tuyên bố rằng CP đã thực hiện
quyền hành pháp nghĩa là CP nắm trọn vẹn 1 loại quyền lực, là 1 nhánh quyền lực thật sự
nên CP phải thật sự chủ động trong hoạch định, kiến tạo, quy định chính sách hành pháp
ở tầm vĩ mô, chiến lược và phải là chủ thể chủ động trong thực thi những chính sách ấy
đó trong thực tế đời sống, không thể trông chờ, ỷ lại vào QH.

2/ SO SÁNH ĐIỀU 109 HP’92 VÀ ĐIỀU 94 HP 2013


Điều 109 HP’92 Điều 94 HP 2013
- CP là CQ chấp hành của QH, là CQ hành - CP là CQ hành chính cao nhất của nước
chính cao nhất của nước CHXHCN VN. CHXHCN VN, là CQ chấp hành của
QH.

 Điều này chứng tỏ HP’92 nhấn mạnh,


đề cao tính chấp hành trước QH cao hơn  Rút kinh nghiệm này, HP 2013 đã
tính hành chính. Nhắc đến CP, trước hết đưa tính hành chính lên trước tính
phải nghĩ ngay, đây là CQ được lập ra với chấp hành. Điều này chứng tỏ HP 2013
công việc chủ yếu và cảm hứng chủ đạo là đã đề cao, nhấn mạnh, chú trọng tính
chấp hành, phục vụ, phụng sự QH, chỉ thừa hành chính hơn tính chấp hành trước
hành những đường lối chủ trương, quyết QH. Khi nhắc đến CP thì trước hết và
sách của QH.  Tạo ra sự trì trệ, kém chủ yếu phải hiểu rằng, CP được lập ra
năng động, ỷ lại, dựa dẫm của CP vào QH với chức năng chính và cảm hứng chủ
ở các điểm sau: đạo là điều hành, quản lý đất nước,
phát triển các mặt đời sống XH, đem lại
phồn vinh và chăm lo đời sống vật chất
+ Thứ nhất, nếu hiểu CP chỉ là CQ chấp và tinh thần của ND (CP xứng đáng là
hành đường lối, chủ trương của QH, nghĩa Phủ của những chính sách theo đúng tên
là khi nào QH họp đều phải quyết định gọi của nó).
đường lối, chủ trương, quyết sách hành
pháp thì lúc đó CP mới được hoạt động để
thực thi những đường lối, chủ trương ấy. - Với tư cách là một CQ hành chính của
Trong trường hợp có những công việc phát đất nước, CP phải có khả năng chủ động
sinh bất ngờ, đột ngột mà QH chưa kịp họp kiến tạo, hoạch định, quyết định và thực
để quyết định đường lối, chủ trương, chính thi các chính sách quan trọng của đất
sách thì lúc này CP không được giải quyết. nước, không thể trông chờ, bị động, ỷ lại
vào QH. Đồng thời, CP phải tự chịu
trách nhiệm về những hành động, quyết
+ Thứ hai, nếu hiểu CP chỉ là CQ chấp định của mình trong quá trình thực hiện
hành của QH thì điều này tạo ra sự ngộ quyền hành pháp, quản lý đất nước. Trên
nhận cho CP khi cho rằng CP chỉ là một cơ sở những kết quả đạt được trong quá
CQ chấp hành của QH và chức vụ của các trình quản lý, điều hành đất nước thì khi
thành viên CP là do QH bầu, miễn nhiễm, QH họp, CP mới có đủ cơ sở để báo cáo
bãi nhiệm và công việc chủ yếu của các trước QH (phải điều hành quản lý mới
thành viên CP là phải báo cáo công tác và là cơ sở để chấp hành) (nếu 1 năm có
chịu trách nhiệm trước QH. TTg không còn 12 tháng thì tính hành chính của CP
thật sự làm tốt vai trò của người đứng đầu phải thể hiện ít nhất là 10 tháng trong
CP.  Tạo tâm lý cho rằng CP chỉ phải năm, còn tính chấp hành chỉ được thể
phục vụ, phụng sự, giúp đỡ QH.  CP hiện trong 2 tháng QH họp).  Bản
không thật sự chú tâm vào quản lý đất thân CP phải lấy mục tiêu, cảm hứng
nước, phát triển KT-XH, không thật sự chủ yếu là điều hành quản lý đất nước,
chăm lo đời sống tinh thần và vật chất của chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
ND. cho ND là chủ yếu.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHÍNH PHỦ


1. Các CQ cấu thành CP
Theo quy định hiện nay, CP được cấu thành bởi 2 loại CQ gồm các Bộ và các
CQNB. Quy trình thành lập các Bộ và CNQB theo được thực hiện gồm 3 bước:
+ Bước 1: Tập thể CP sẽ xây dựng đề án;
+ Bước 2: TTg trình đề án cho QH quyết định;
+ Bước 3: QH sẽ ra NQ để quyết định số lượng, tên gọi và chức năng của các Bộ,
CQNB.
 Số lượng các Bộ, CQNB ở nước ta không có sự ổn định mà có thể thay đổi
theo từng nhiệm kỳ, tùy thuộc vào nhu cầu quản lý đất nước ở từng giai đoạn. Tuy
nhiên, ở nước ta đang thực hiện công cuộc cải cách hành chính ở TW theo hướng
nhập các Bộ, CQNB để thành lập các Bộ có khả năng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với
mục đích thu hẹp đầu mối quản lý và làm cho bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả,
ít người.
 Số lượng các Bộ, CQNB có sự thay đổi theo thời gian và nhu cầu quản lý
nhưng phải thay đổi theo hướng ngày càng ít đi (yêu cầu của cải cách hành chính).
*** CHỨNG MINH:
- Ở VN trước năm ’92, số lượng các Bộ và CQNB rất nhiều, gồm 28 Bộ, 8 Ủy
ban NN và NHNN.  37 CQ. Thời kỳ này, nước ta có tư duy chia nhỏ lĩnh vực để quản
lý. VD: Trong lĩnh vực NN và PTNT, nước ta thành lập 3 bộ; trong lĩnh vực GDĐT, nước
ta thành lập 2 bộ…  Có nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng, nhiều biên chế, nhân sự, bộ máy
cồng kềnh, lãng phí, hoạt động không hiệu quả. Từ năm ’92 đến năm 2006, CP chỉ còn
20 Bộ và 6 CQNB  26 CQ (đã giảm 11 CQ so với giai đoạn trước). Từ năm 2006 đến
nay, CP chỉ còn 18 Bộ và 4 CQNB  22 CQ (đã giảm 4 CQ so với giai đoạn trước).
Theo NQ của QH năm 2006, nước ta hiện nay thành lập 18 Bộ và 4 CQNB. Trong đó, 4
CQNB gồm:
+ Văn phòng Chính phủ: CQ có chức năng phụ trách công tác hành chính, giúp
việc cho Chính phủ và TTCP; đứng đầu là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
tương đương một Bộ trưởng. Đây là CQ rất quan trọng, được coi siêu bộ và siêu quyền
lực.
+ Thanh tra Chính phủ: CQ có chức năng thanh tra hoạt động của hệ thống hành
chính theo chỉ đạo của TTCP, chỉ thanh tra trong hệ thống hành chính; đứng đầu là Tổng
Thanh tra Chính phủ tương đương với Bộ trưởng.
+ Ủy ban Dân tộc: CQ có chức năng QLNN về lĩnh vực dân tộc; đứng đầu là Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tương đương với Bộ trưởng.
+ NHNNVN: CQ có chức năng quản lý NN trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; đứng
đầu là Thống đốc Ngân hàng NN VN, là Thủ trưởng CQ ngang Bộ tương đương với Bộ
trưởng.
CÓ NÊN CHỈ THÀNH LẬP 1 CQ QUẢN LÝ VỀ TÀI CHÍNH THAY VÌ HIỆN
NAY GỒM 2 CQ LÀ BỘ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG NN VIỆT NAM?
- Bộ Tài chính và NHNN tuy quản lý về tài chính nhưng có sự khác nhau. Chức
năng của Bộ Tài chính phụ trách về tiền ngân sách NN, thu chi từ các hoạt động của NN,
thu thuế…  tiền công. NHNN phụ trách quản lý sự lưu thông của dòng tiền, quản lý
hoạt động ngân hàng, phát hành tiền và ngoại hối  tiền tư.
- Ở nước ta hiện nay ngoài 4 CQNB thì ở nước ta còn 1 loại CQ khác là CQ trực thuộc
CP.

* SO SÁNH CQNB VÀ CQ TRỰC THUỘC CP

CƠ QUAN NGANG BỘ CƠ QUAN TRỰC THUỘC CP

- Có 9 CQ trực thuộc CP gồm VOV,


VTV, TTXVN, Viện Hàn lâm KHXH
- Có 4 CQNB gồm Văn phòng
1/ Về mặt số VN, Viện Hàn lâm KH và CN VN,
CP, Thanh tra CP, Ủy ban
lượng Học viện HC-CTQG, BHXH VN, Ban
Dân tộc, NHNN VN.
QL Lăng CT HCM, Ủy ban Quản lý
vốn NN tại DN (thành lập năm 2018).

- CQNB được lập ra để quản - CQ trực thuộc CP được lập ra để


2/ Về mặt lý một ngành/lĩnh vực có tính quản lý ngành/lĩnh vực có tính chất
quy mô quản chất ổn định lâu dài và quy chuyên môn đặc thù, phạm vi quản lý
lý mô rộng lớn, xứng tầm với nhỏ hẹp, không ổn định, không xứng
một Bộ. tầm với một Bộ.
- CQNB được xem là CQ cấu - CQ trực thuộc CP không được xem
thành CP. Thủ trưởng CQNB là 1 CQ cấu thành CP. Thủ trưởng CQ
3/ Về mặt địa là thành viên của CP và Thủ này không là thành viên của CP và
vị pháp lý trưởng CQNB được thành lập Thủ trưởng các CQ này được thành
bằng 3 bước (TTg chọn, QH lập bằng 1 bước (TTg ký QĐ bổ
phê, CTN ký). nhiệm/miễn nhiễm/ cách chức).

- Trước năm 2001, số lượng CQ trực thuộc CP là rất nhiều, có tới 26 CQ trực
thuộc CP và Thủ trưởng các CQ này về địa vị pháp lý tuy không được coi là Bộ trưởng
nhưng lại được quyền ban hành VBQPPL như Bộ trưởng. Kể từ năm 2001 đến nay,
nước ta đã tiến hành cải cách triệt để 26 CQ này theo hướng nhập các CQ trực thuộc CP
lại với nhau hoặc nhập các CQ trực thuộc CP vào các Bộ có chức năng tương ứng (Tổng
cục Địa chính nhập vào Bộ Tài nguyên và Môi trường – quản lý đất đai; Tổng cục Hải
quan được nhập vào Bộ Tài chính – thu thuế ở các cửa khẩu, sân bay…). Đến năm 2002,
nước ta có 12 CQ trực thuộc CP. Kể từ năm 2002 đến nay, Thủ trưởng các CQ trực
thuộc CP không còn được quyền ban hành VBQPPL như Bộ trưởng và nước ta tiếp tục
nhập các CQ này đến hiện giờ còn 9 CQ có chuyên môn đặc thù, chưa thể nhập vào các
Bộ, tạm thời chưa thay đổi và tách nhập.
2. Thành viên của CP
- TTCP: Người đứng đầu, lãnh đạo và điều các hoạt động của CP và TTg là chức
danh do QH bầu, miễn, bãi nhiệm trong số các ĐBQH theo sự giới thiệu của CTN. 
TTg phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước QH lúc QH họp, trước UBTVQH
và CTN lúc không họp.
- Các PTTg: do TTg đề nghị, QH phê chuẩn, CTN ký QĐ bổ nhiệm (QH chỉ phê
chuẩn chức danh PTTg, còn PTTg mảng nào là do TTg phân công và số lượng PTTg do
QH quyết định theo sự đề nghị của TTg).
- Các Bộ trưởng và Thủ trưởng CQNB: Người đứng đầu một ngành/lĩnh vực, là
“Tư lệnh ngành”, được thành lập với quy trình 3 bước gồm TTg đề nghị, QH phê chuẩn,
CTN ký QĐ bổ nhiệm.
Hiện nay, CP nước ta có 26 thành viên.
- Theo quy định của HP hiện này, chỉ có TTg mới bắt buộc là ĐBQH, còn các
thành viên khác không nhất thiết là ĐBQH. TTg phải là ĐBQH vì 2 lý do:
1/ Đảm bảo tính chấp hành của CP trước QH ở chỗ, nếu là ĐBQH thì TTg sẽ
đương nhiên tham dự các kỳ họp, nghe và nắm bắt các đường lối chủ trương của QH và
triển khai cho CP thi hành.
2/ Thể hiện sự tín nhiệm nhất định của người dân đối với người đứng đầu CQ hành
chính cao nhất của đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện nay người đứng đầu CP không
do dân trực tiếp bầu (người đứng đầu CQ hành pháp các nước trên thế giới do dân trực
tiếp bầu).
- Các thành viên khác của CP không nhất thiết là ĐBQH vì 3 lý do:
1/ Tạo ra cơ sở xã hội rộng rãi cho TTg lựa chọn các chức danh này. Nếu bắt buộc
các chức danh phải là ĐBQH thì TTg chỉ được lựa trong 500 ĐBQH, chưa chắc đã phù
hợp và có đủ khả năng để thực hiện tốt nhiệm vụ.
2/ QH giám sát CP nên để giám sát được khách quan, tránh “vừa đá bóng, vừa
thổi còi” thì ĐBQH không nên đồng thời là Bộ trưởng.
3/ Tư duy mới trong thời kỳ mới, cần phân công rành mạch hành pháp và lập
pháp, bất khả kiêm nhiệm.
III. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP được quy định tại Điều 98 HP 2013.
1. Về mặt nhân sự
- TTCP có các quyền sau:
+ Đề nghị QH phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các PTTg, Bộ
trưởng, Thủ trưởng CQNB.
+ Đề nghị UBTVQH phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Đại sự Đặc
mệnh toàn quyền (sau đó CTN ký QĐ).
+ Trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Thủ trưởng các CQ trực thuộc CP,
các Thứ trưởng và các chức vụ tương đương Thứ trưởng (cấp Phó của các CQNG).
+ Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với CT và Phó UBND cấp
tỉnh (do HĐND cấp tỉnh bầu và TTg phê chuẩn KQ bầu).
+ Tạm giao Quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng CQNB trong lúc QH không họp và tạm
giao Quyền Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong lúc HĐND cấp tỉnh không họp theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
+ Điều động (chuyển công tác), đình chỉ công tác (phát hiện sai phạm), cho thôi
làm nhiệm vụ (vì lý do sức khỏe mà làm đơn xin thôi việc…) và cách chức (vì bị điều tra
bởi các CQ chức năng…) đối với CT và Phó CT UBND cấp tỉnh.

* LƯU Ý: Trong mối quan hệ giữa TTg và CT UBND cấp tỉnh thì theo quy định
hiện nay, TTg không có quyền bổ nhiệm chức danh này. Đầu nhiệm kỳ, CT UBND cấp
tỉnh do HĐND cấp tỉnh bầu và TTg ký QĐ phê chuẩn. Giữa nhiệm kỳ,
 Vì vậy, nếu gặp nhận định cho rằng TTg có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức là SAI.  Không có thẩm quyền bổ nhiệm.

- Về mặt văn bản, TTg được ban hành 2 loại là QĐ và Chỉ thị. Đây là văn bản do
TTg tự mình ban hành, trực tiếp ký và chịu trách nhiệm nếu xảy ra sai phạm. Cần phân
biệt với NĐ, NQ của tập thể Chính phủ.  NĐ, NQ là do TTg thay mặt CP để ký, nếu sai
phạm thì tập thể CP cùng chịu trách nhiệm. Giải thích: CP ban hành NĐ để hướng dẫn
thi hành Luật, Pháp luật. NQ để hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể CP. TTg ban
hành QĐ để giải quyết nhiệm vụ quyền hạn về nhân sự và quản lý trong phạm vi của
mình. Chỉ thị để hướng dẫn thi hành những nhiệm vụ cần thiết, truyền đạt ý kiến chỉ đạo
với hệ thống hành chính:
+ TTg được quyền đình chỉ thi hành và bãi bỏ các văn bản sai trái của Bộ trưởng,
Thủ trưởng CQNB, UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
+ ĐẶC BIỆT, TTg chỉ được quyền đình chỉ thi hành văn bản sai trái của HĐND
cấp tỉnh và đề nghị UBTVQH bãi bỏ.
* LƯU Ý: TTg nếu phát hiện UBND cấp tỉnh ban hành văn bản sai trái thì được
quyền đình chỉ và bãi bỏ. Nhưng nếu phát hiện HĐND cấp tỉnh ban hành văn bản sai trái
thì chỉ được đình chỉ thi hành và đề nghị UBTVQH bãi bỏ chứ không được trực tiếp bãi
bỏ.
GIẢI THÍCH VÀ BÌNH LUẬN
- UBND cấp tỉnh là CQ hành chính, nằm trong hệ máy hành chính, được TTg
thành lập và CQ này phải báo cáo công tác và chịu trách nhiệm trước TTg.  Nếu ban
hành văn bản sai thì TTg được toàn quyền xử lý.
- Trong khi đó, HĐND cấp tỉnh là CQ dân cử, nằm trong hệ thống dân cử, do ND
tỉnh đó bầu, không do TTg thành lập cũng không báo cáo công tác, chịu trách nhiệm
trước TTg.  Nếu phát hiện VB sai phạm, TTg chỉ được quyền đình chỉ thi hành và
đề nghị CQ dân cử cấp trên trực tiếp của HĐND cấp tỉnh là UBTVQH để bãi bỏ.

* SO SÁNH VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI ĐỨNG


ĐẦU CQ HÀNH CHÍNH CAO NHẤT TRONG HP’92, HP 2013 VÀ HP’80.

CT HĐ Bộ trưởng theo HP’80 TTCP theo HP’92 và HP 2013

- HP’80 gọi CQ hành chính cao nhất là - HP 2013 đã có sự kết hợp hài hòa giữa
HĐ Bộ trưởng, do chịu ảnh hưởng của HP chế độ làm việc tập thể với đề cao vai trò
Liên Xô. của người đứng đầu CP – TTCP (kể từ
HP’92 đã đổi tên HDBT thành CP, và
người đứng đầu là TTCP). Nếu Điều 96
- Phản ánh tinh thần làm chủ tập thể tràn HP 2013 đã trao cho tập thể CP những
lan. Vì quá đề cao chế độ làm việc tập thể nhiệm vụ, quyền hạn chung thì Đeeifu 98
nên tất cả nhiệm vụ quyền hạn đều giao HP 2013 đã trao cho TTg những nhiệm
cho tập thể HĐBT bàn bạc tập thể và vụ, quyền hạn riêng. Đặc biệt, TTg đã có 2
quyết định theo đa số (HĐBT theo HP’80 quyền mà người đứng đầu CQ hành chính
rất đông gồm 47 người: 1 CT, 9 Phó CT, cao nhất phải có:
28 Bộ trưởng, 9 Thủ trưởng CQNB).
+ Quyền được đề nghị QH phê chuẩn bổ
- Không quy định cho CT HĐBT những nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành
nhiệm vụ, quyền hạn riêng. Đặc biệt, viên còn lại của CP.
không giao cho CT HĐBT 2 quyền mà lẽ
+ Quyền điều động, đình chỉ công tác và
ra mà người đứng đầu CQ hành chính phải
cách chức đối với CT và Phó CT UBND
có là:
cấp tỉnh.
+ Không được quyền lựa chọn các thành
viên còn lại của HĐBT, mà tất cả thành
viên đều do QH bầu, miễn nhiệm, bãi - Đặc biệt, Luật Tổ chức CP năm 2015 đã
nhiệm trong số các ĐBQH. trao thêm cho TTg được quyền tạm quyền
Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang Bộ và
+ Không được quyền điều động, đình chỉ
CT UBND cấp tỉnh. Điều này đã biến TTg
công tác và cách chức đối với CT và PCT
thành thiết chế quyền lực theo đúng nghĩa,
UBND cấp tỉnh.
TTg trở nên có uy quyền, tiếng nói và tạo
điều kiện thuận lợi trong việc quản lý đất
nước.  Trên nói dưới nghe, tạo sự
- Vai trò, vị thế và tiếng nói của CT
thông suốt trong hệ thống hành chính.
HĐBT rất mờ nhạt, không là thiết chế
Với việc đề cao vai trò người đứng đầu, dễ
quyền lực theo đúng nghĩa, không có
quy kết trách nhiệm nếu có sai phạm xảy
quyền hạn riêng, không có uy quyền, chỉ
ra. Điều này chứng tỏ các nhà LH năm ’92
được quan niệm là điều khiển họp hành,
và năm 2013 đã nhận thức lại rằng để CP
ký hợp thức hóa các QĐ đã rồi của
mạnh thì cần có ít người. CP mạnh là CP
HĐBT.  Làm cho CT HĐBT không
của một người, người đứng đầu CP – TTg
quản lý được, hệ thống hành chính
là trung tâm trong bộ máy NN.
không thông suốt.  Trên bảo, dưới
không nghe.

You might also like